Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu bệnh nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum trên vịt tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long
lượt xem 10
download
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu tình hình bệnh botulism trên vịt chạy đồng (VCĐ) ở Đồng bằng sông Cửu Long; xác định sự hiện diện vi khuẩn C. botulinum và xác định type độc lực của botulin trên vịt mắc bệnh botulsim; đánh giá sự lưu hành của vi khuẩn C. botulinum trên môi trường chăn nuôi VCĐ ở ĐBSCL; xác định khả năng gây bệnh của các chủng C. botulinum phân lập được.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu bệnh nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum trên vịt tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP NGUYỄN THU TÂM NGHIÊN CỨU BỆNH NHIỄM ĐỘC TỐ BOTULIN CỦA VI KHUẨN Clostridium botulinum TRÊN VỊT TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI NĂM 2020
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62.64.01.02 NGHIÊN CỨU BỆNH NHIỄM ĐỘC TỐ BOTULIN CỦA VI KHUẨN Clostridium botulinum TRÊN VỊT TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Cán bộ hướng dẫn khoa học PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC HIỀN Nghiên cứu sinh thực hiện Nguyễn Thu Tâm NĂM 2020
- CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận án đính kèm theo đây, với tên đề tài: “Nghiên cứu bệnh nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum trên vịt tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long” do Nghiên cứu sinh Nguyễn Thu Tâm thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận án thông qua. Ủy viên Thư ký Phản biện 1 Phản biện 2 Cán bộ hướng dẫn 1 Chủ tịch Hội đồng i
- LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập và làm luận án tiến sĩ, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Hôm nay, tôi đã hoàn thành luận án, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn. Trước hết tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm khoa Nông nghiệp, Ban chủ nhiệm Bộ môn Thú Y đã chấp thuận, tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách ưu đãi cho tôi được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn – PGS. TS. Nguyễn Đức Hiền đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu, bổ sung kiến thức và hoàn thành luận án. Xin cảm ơn đến quý thầy cô thuộc Bộ môn Thú Y, trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập cũng như làm việc. Xin gởi lời cảm ơn đến thầy PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hải – Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh và các nhân viên phòng thí nghiệm Việt-Hàn – Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin đặc biệt cảm ơn đến các anh chị và em là cựu sinh viên của ngành Chăn nuôi, ngành Thú Y và các anh chị làm công tác thú y tại các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và thành Phố Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong việc thu thập mẫu được kịp thời và chính xác. Tôi xin chân thành cảm ơn các chủ hộ chăn nuôi vịt đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc lấy mẫu và lấy thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc Trạm chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật – Chi cục chăn nuôi và Thú Y thành phố Cần Thơ, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên chăn nuôi Vemedim đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi hoàn thành một số thí nghiệm trong nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên, khích lệ, giúp đỡ và chia sẻ những buồn vui trong học tập, công việc và trong cuộc sống để tôi có thêm nghị lực, niềm tin và điểm tựa để phấn đấu và hoàn thành luận án của mình. Xin chân thành cám ơn! Tác giả luận án Nguyễn Thu Tâm ii
- TÓM TẮT Luận án “Nghiên cứu bệnh nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum trên vịt tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long” được thực hiện từ năm 2013 đến 2017, tại các tỉnh, thành phố gồm An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ (TPCT) với mục tiêu chung là đánh giá tần suất lưu hành bệnh botulism trên đàn vịt chạy đồng của Đồng bằng sông Cửu Long; xác định sự hiện diện vi khuẩn C. botulinum cũng như type độc lực của botulin trên vịt bệnh và môi trường chăn nuôi; đồng thời đánh giá khả năng gây bệnh của các chủng C. botulinum phân lập được tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Điều tra 187.505 vịt chạy đồng (VCĐ) được nuôi dưỡng tại tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ (TPCT), trong đó có 108.505 con vịt đẻ và 79.000 con vịt thịt. Kết quả cho thấy, 2.253 con VCĐ được nuôi dưỡng tại ĐBSCL mắc bệnh botulism chiếm 1,19 %. Tỷ lệ vịt đẻ mắc bệnh 1,52% cao hơn vịt thịt (0.91%) và khác nhau có ý nghĩa thống kê. Triệu chứng lâm sàng của bệnh botulism trên VCĐ là liệt cổ, liệt mí mắt - đồng tử dãn và liệt chân xuất hiện ở tần suất khá cao lần lượt là 87,92%, 90,07%, 79,78%, triệu chứng vịt giảm ăn ủ rũ, xù lông, kém vận động với tỷ lệ 68,55%; tiêu chảy phân trắng - xanh 70,96% và tiêu chảy máu là 34,30%. Bệnh tích gan, phổi xuất huyết chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 95,48%, 86,19%, bệnh tích ruột trống thức ăn và sinh hơi cũng chiếm tỷ lệ 92,14%. Phân lập vi khuẩn C. botulinum trên bệnh phẩm của vịt bệnh theo Lindstrom and Korkeala (2006) và qui trình có cải tiến, kết quả cho thấy tỷ lệ hiện diện vi khuẩn C. botulinum trên mẫu phân vịt bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn trên mẫu gan với tỷ lệ lần lượt là 50,72% và 43,13%. Xác định độc tố trong 200 mẫu huyết thanh của vịt bệnh botulism bằng thử nghiệm trên chuột bạch theo tiêu chuẩn CDC - Hoa Kỳ (1998) với kết quả của huyết thanh không xử lý nhiệt xuất hiện 63% chuột chết và 37% chuột có triệu chứng bất thường. Định type độc tố botulin bằng phản ứng trung hòa với huyết thanh chuẩn, kết quả thể hiện tỷ lệ mẫu huyết thanh chứa độc tố botulin type C là khá cao, chiếm 40,48%; kế đến là mẫu huyết thanh chứa độc tố botulin type E với tỷ lệ 28,57%, thấp nhất là mẫu huyết thanh chứa độc tố botulin type D với 25,40%; Đặc biệt, kết quả thí nghiệm còn có sự hiện diện kết hợp giữa type C + type D là 3,97% và giữa type C + type E là 1,59%. Xác định các các yếu tố nguy cơ gây bệnh botulism trên VCĐ ở ĐBSCL bằng cách phân lập vi khuẩn C. botulinum trên đất ruộng, nước trên mặt ruộng, cua và ốc trên ruộng nuôi có vịt bệnh theo qui trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Clostridium iii
- botulinum của Lindstrom and Korkeala (2006) và qui trình có cải tiến. Kết quả cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn C. botulinum trên đất 17,5%, nước trên mặt ruộng 19,67%; trên cua (8,33%) cao hơn trên ốc (3,00%) và sự sai khác của hai tỷ lệ này rất có ý nghĩa về mặt thống kê với P
- ABSTRACT The thesis named “Study on botulin poisonging disease of Clostridium botulinum on ducks in the Mekong Delta” was conducted from 2013 to 2017 in An Giang, Hau Giang, Kien Giang and Can Tho to clarify the frequency of the botulism disease on the free-grazing ducks of the Mekong Delta; the prevalence and botulin toxin types of C. botulinum isolated from infected ducks and the environment; the evaluation of pathogenicity of isolated C. botulinum strains in the Mekong Delta. A total of 187,505 free-grazing ducks were examined in An Giang, Hau Giang, Kien Giang and Can Tho including 108,505 laying ducks and 79,000 meat ducks. The results indicated that 2,253 ducks were infected with botulism disease with 1.19 % in a total of ducks. Laying ducks were infected disease (1.52%) higher than meat ducks were (0.91%) with a significant statistical difference. The clinical symptoms of botulism infected ducks were neck paralysis, eyelids paralysis – mydriasis, leg paralysis at high rates of 87.92%, 90.07%, 79.78% respectively; ducks were less eating, moody, ruffled feathers, less activities 68.55%; greenish diarrhea and blood diarrhea were 70.96% and 34.30%. The lesions of liver and haemorrhage lung were also high at 95.48%, 86.19%; and gas in the intestine was 92.14%. The isolation of C. botulinum from duck specimens was followed the method of Lindstrom and Korkeala (2006) and had modification. The prevalence of C. botulinum was in feces (50.72%) higher than that in liver (43.13%). The determination of botulin toxin with 200 serum samples from infected ducks was examined on mice following the standard of CDC (1998); the result in without heat treatment Group showed that mice were died at 63% and abnormal at 37%. By the neautral reaction, the sera were with botulin type C at a relatively high rate (40.48%), followed by type E (28.57%), type D (25.40%); especially, there were the combination types of type C + type D (3.97%) and type C+ type E (1.59%). The risk factors of the botulism disease in the free-grazing ducks were determined via the isolation of C. botulinum from soil, water, crabs and snails at the fields with infected ducks. It was also done by following the modified method of Lindstrom and Korkeala (2006). The prevalence of C. botulinum was 17.5% in soil, 19.67% in water; especially, C. botulinum was present in crabs (8.33%) higher than in snails (3.00%) (P
- observed days, it showed that 23/32 samples made ducks die (71.88%) and abnormal ducks was 28.12%. Ducks exhibited the clinical symptoms such as moody, less movement, ruffled fearthers, less eating and laying (100%); neck paralysis (92.19%); eyelids paralysis and mydriasis (76.19%); leg paralysis (60.94%); greenish diarrhea (35.94%). The lesions were heamorrhage liver (92.19%), the empty and gas producing in intestine (89.06%), and haemorrhage lung (81.25%). Key words: Botulin, Clostridium botulinum, limberneck, Mekong delta. vi
- TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Cán bộ hướng dẫn Tác giả luận án PGS. TS. Nguyễn Đức Hiền Nguyễn Thu Tâm vii
- MỤC LỤC CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG .................................................................. i LỜI CẢM TẠ ................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................ iii ABSTRACT ...................................................................................................... v TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ.................................................................... vii MỤC LỤC ..................................................................................................... viii DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................... xii DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... xiv DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. xvi Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2 1.3 Những đóng góp mới về khoa học............................................................... 2 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3 2.1 Giới thiệu về bệnh nhiễm độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum ........................................................................................................... 3 2.2 Tác nhân gây bệnh nhiễm độc tố botulin ..................................................... 4 2.3 Đặc tính sinh học của vi khuẩn C. botulinum .............................................. 4 2.3.1 Phân loại, đặc điểm hình thái .................................................................... 4 2.3.2 Đặc tính nuôi cấy ...................................................................................... 6 2.3.3 Đặc tính sinh hóa ...................................................................................... 6 2.3.4 Khả năng hình thành bào tử của Clostridium ........................................... 7 2.3.5 Sức đề kháng ............................................................................................. 8 2.3.6 Sự phân bố và ảnh hưởng của vi khuẩn C. botulinum trong tự nhiên ...... 8 2.3.7 Độc tố của vi khuẩn ................................................................................ 10 2.3.7.1 Độc tố botulin ...................................................................................... 10 2.3.7.2 Cơ chế gây bệnh của độc tố botulin ..................................................... 13 2.4 Bệnh do nhiễm độc tố của Clostridum botulinum ..................................... 15 2.4.1 Bệnh ở người .......................................................................................... 15 viii
- 2.4.2 Bệnh ở động vật hữu nhũ ........................................................................ 17 2.4.3 Bệnh do độc tố của Clostridium botulinum ở loài gia cầm .................... 18 2.4.4 Ảnh hưởng của độc tố botulin trên cá..................................................... 24 2.4.5 Ảnh hưởng của độc tố botulin trên chuột ............................................... 24 2.5 Phương pháp xác định độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum25 2.5.1 Phương pháp tiêm truyền cho chuột bạch (Mouse bioassay) ................. 26 2.5.2 Xác định độc tố botulin bằng sinh học phân tử ...................................... 29 2.5.3 Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum ........ 29 2.5.3.1 Phương pháp lấy mẫu .......................................................................... 29 2.5.3.2 Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn C. botulinum ..................... 31 2.6 Những ứng dụng của độc tố botulin của vi khuẩn C. botulinum ............... 31 2.6.1 Trong y học ............................................................................................. 31 2.6.2 Trong thẩm mỹ........................................................................................ 33 2.7 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn C. botulinum trong và ngoài nước ...... 33 2.7.1 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn C. botulinum trên thế giới ................ 33 2.7.2 Tình hình ngộ độc do độc tố của vi khuẩn C. botulinum trên thế giới .. 41 2.7.3 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn C. botulinum ở Việt Nam ................ 43 2.8 Một số đặc điểm sinh học của vịt đẻ.......................................................... 44 2.8.1 Nguồn gốc, đặc điểm của vịt .................................................................. 44 2.8.2 Đặc điểm tiêu hóa, hấp thu thức ăn của vịt............................................. 45 2.8.3 Nuôi vịt đẻ .............................................................................................. 47 2.8.4 Những điều lưu ý khi nuôi vịt đẻ ............................................................ 47 Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 49 3.1 Phương tiện nghiên cứu ............................................................................ 49 3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................... 49 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 49 3.1.2.1 Địa điểm thu thập mẫu ......................................................................... 49 3.1.2.2 Phân tích mẫu và nuôi chuột thí nghiệm ............................................. 49 3.1.2.3 Thí nghiệm trên thực địa ...................................................................... 49 3.2 Trang thiết bị dụng cụ và hóa chất............................................................. 49 3.3 Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 50 ix
- 3.3.1 Nội dung 1 .............................................................................................. 50 3.3.1.1 Mục tiêu ............................................................................................... 50 3.3.1.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 50 3.3.1.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 51 3.3.1.4 Chỉ tiêu theo dõi................................................................................... 52 3.3.2 Nội dung 2 .............................................................................................. 52 3.3.2.1 Mục tiêu ............................................................................................... 52 3.3.2.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 52 3.3.2.3 Phương pháp tiến hành ........................................................................ 53 3.3.2.4 Chỉ tiêu theo dỏi................................................................................... 60 3.3.3 Nội dung 3 .............................................................................................. 60 3.3.3.1 Mục tiêu ............................................................................................... 60 3.3.3.2 Đối tượng nghiên cứu: môi trường chăn nuôi: đất, nước, cua, ốc ....... 60 3.3.3.3 Phương pháp thực hiện ........................................................................ 60 3.3.3.4 Chỉ tiêu theo dõi................................................................................... 61 3.3.4 Nội dung 4 .............................................................................................. 62 3.3.4.1 Mục tiêu ............................................................................................... 62 3.3.4.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 62 3.3.4.3 Phương pháp tiến hành ........................................................................ 62 3.3.4.4 Chỉ tiêu theo dõi................................................................................... 66 3.4 Xử lý số liệu ............................................................................................... 66 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 67 4.1 Tình hình bệnh botulism trên vịt chạy đồng (VCĐ) Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ................................................................................................ 67 4.1.1 Điều kiện tự nhiên của các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ........................................................................................... 67 4.1.2 Tình hình chăn nuôi vịt chạy đồng ở ĐBSCL ........................................ 70 4.1.3. Tình hình bệnh botulism trên vịt chạy đồng ở (ĐBSCL) ...................... 72 4.1.4 Tình hình vịt bệnh botulism theo mục đích nuôi .................................... 74 4.1.5 Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh botulism trên vịt chạy đồng . 75 4.1.6 Bệnh tích đại thể trên vịt bệnh botulism ................................................. 76 x
- 4.2 Phân lập vi khuẩn C. botulinum và xác định độc tố botulin trên vịt chạy đồng mắc bệnh botulism .................................................................................. 77 4.2.1 Phân lập vi khuẩn C. botulinum trên bệnh phẩm của vịt bệnh botulism 77 4.2.2 Xác định độc tố trong huyết thanh của vịt bệnh botulism bằng thử nghiệm trên chuột bạch .................................................................................... 79 4.2.2.1 Kết quả gây độc trên chuột .................................................................. 79 4.2.2.2 Kết quả xác định type độc tố botulin ................................................... 82 4.3 Xác định các các yếu tố nguy cơ gây bệnh botulism trên vịt chạy đồng ở ĐBSCL có bệnh botulism ................................................................................ 84 4.3.1 Tình hình nhiễm vi khuẩn C. botulinum từ các mẫu đất và nước trên ruộng ................................................................................................................ 84 4.3.2 Tình hình nhiễm vi khuẩn C. botulinum từ mẫu cua và ốc trên ruộng ... 87 4.4 Tính gây bệnh của vi khuẩn C. botulinum phân lập được trên vịt bệnh và môi trường........................................................................................................ 88 4.4.1 Kiểm tra độ mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn C. botulinum ................ 88 4.1.2 Sự đa kháng của vi khuẩn C. botulinum phân lập được với một số loại kháng sinh ........................................................................................................ 91 4.4.3 Thử nghiệm độc tố botulin trên vịt ......................................................... 93 4.4.4 Những triệu chứng lâm sàng trên vịt thử nghiệm độc tố ........................ 94 4.4.5 Khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt thử nghiệm độc tố botulin................ 96 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................ 99 5.1 Kết Luận .................................................................................................... 99 5.2 Đề nghị ..................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 100 PHỤ LỤC MẪU ĐIỀU TRA DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN VỊT ................. 119 KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ CÁC SỐ LIỆU ...................................... 120 xi
- DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Đặc trưng tổng quát hệ gen một số loài Clostridium ......................... 5 Bảng 2.2 Một số phản ứng sinh hóa của các Clostridium ................................. 6 Bảng 2.3 Sự hiện diện của vi khuẩn Clostridium trong một số loại mẫu .......... 9 Bảng 2.4 Quan hệ giữa các nhóm của độc tố botulin và một số ký chủ .......... 13 Bảng 2.5 Phương pháp xác định độc tố botulin bằng sinh học phân tử theo loại mẫu................................................................................................................... 29 Bảng 2.6 Bảng hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm để xác định bệnh botulism.... 30 Bảng 3.1 Phân bố mẫu khảo sát tại 4 địa điểm lấy mẫu .................................. 51 Bảng 3.2 Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn C. botulinum trong bộ API 20A..... 55 Bảng 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..................................................................... 56 Bảng 3.4 Bố trí thí nghiệm Định type độc tố botulin ...................................... 57 Bảng 3.5 Phân bố mẫu trên môi trường nuôi ................................................... 60 Bảng 3.6 Tiêu chuẩn đường kính vòng vô khuẩn của một số loại kháng sinh 62 Bảng 3.7 Bố trí thí nghiệm để xác định liều LD50 của độc tố botulin ............ 64 Bảng 4.1 Số lượng VCĐ nuôi tại tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ........................................................................................... 71 Bảng 4.2 Tỷ lệ vịt bệnh botulism tại Đồng bằng sông Cửu Long ................... 72 Bảng 4.3 Tỷ lệ bệnh botulism trên vịt đẻ và vịt thịt ........................................ 74 Bảng 4.4 Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng trên vịt bệnh botulism ..... 76 Bảng 4.5 Tần suất xuất hiện bệnh tích đại thể trên vịt bệnh botulism............. 77 Bảng 4.6 Tỷ lệ vi khuẩn C. botulinum hiện diện trên bệnh phẩm của vịt bệnh botulism ........................................................................................................... 77 Bảng 4.7 Tỷ lệ chuột bị nhiễm độc botulin trong huyết thanh của vịt bệnh botulism ........................................................................................................... 79 Bảng 4.8 Tần suất xuất hiện các biểu hiện bất thường trên chuột thí nghiệm. 80 Bảng 4.9 Các bệnh tích đại thể trên chuột thí nghiệm ..................................... 81 Bảng 4.10 Xác định type độc tố botulin .......................................................... 83 Bảng 4.11 Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn C. botulinum từ các mẫu đất và nước trên ruộng ................................................................................................................ 85 Bảng 4.12 Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn C. botulinum từ các mẫu cua và ốc ruộng ... 87 xii
- Bảng 4.13 Tỷ lệ độ nhậy của vi khuẩn C. botulinum phân lập được với một số loại kháng sinh ................................................................................................. 89 Bảng 4.14 Kết quả khảo sát tính đa kháng của vi khuẩn C. botulinum với một số loại kháng sinh ............................................................................................ 91 Bảng 4.15 Tỷ lệ vịt chết sau 7 ngày thử độc tố botulin ................................... 93 Bảng 4.16 Triệu chứng lâm sàng trên vịt thử nghiệm độc tố botulin .............. 94 Bảng 4.17 Kết quả khảo sát bệnh tích đại thể trên vịt thử nghiệm độc tố botulin .............................................................................................................. 96 xiii
- DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Hình dạng vi khuẩn C. botulinum và nha bào .................................... 5 Hình 2.2 Cấu trúc bào tử của vi khuẩn Clostridium spp. .................................. 8 Hình 2.3 Cơ chế tác động của độc tố botulin................................................... 14 Hình 2.4 Triệu chứng ngộ độc ở cáo ............................................................... 18 Hình 2.5. Triệu chứng ngộ độc ở bò ................................................................ 18 Hình 2.6 Chu trình lan truyền botulism ở gia cầm .......................................... 20 Hình 2.7 Liệt mí mắt ở vịt ............................................................................. 22 Hình 2.8 Cổ vịt liệt .......................................................................................... 22 Hình 2.9 Vịt nhiễm độc tố botulin không nâng đầu được khỏi mặt nước ....... 22 Hình 2.10 Vai trò của C. botulinum trong một hệ sinh thái nước ngọt .......... 41 Hình 3.1 Vịt bị liệt mềm cổ ............................................................................. 52 Hình 3.2 Sơ đồ qui trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum có cải tiến .............................................................................................................. 53 Hình 3.3 Khuẩn lạc của vi khuẩn C. botulinum trên thạch máu ...................... 54 Hình 3.4 Khuẩn lạc của vi khuẩn C. botulinum trên môi trường SFP ............. 54 Hình 3.5 Hình ảnh nha bào của vi khuẩn C. botulinum dưới KHV ................ 54 Hình 3.6 Đặc tính sinh hóa theo API 20A của vi khuẩn C. botulinum............ 55 Hình 3.7: Kháng độc tố chuẩn ......................................................................... 58 Hình 3.8 Sơ đồ xác định type độc tố botulin trong huyết thanh vịt ................. 59 Hình 3.9 Sơ đồ qui trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Clostridium botulinum trên môi trường nuôi có cải tiến ....................................................................... 61 Hình 3.10 Sơ đồ quy trình chuẩn bị canh khuẩn chứa độc tố botulin ............. 63 Hình 4.1 Bản đồ các tỉnh ĐBSCL ................................................................... 68 Hình 4.2 Vịt chạy đồng .................................................................................... 72 Hình 4.3 Vịt chạy đồng bị liệt mềm cổ ............................................................ 74 Hình 4.4 Phổi chuột xuất huyết ....................................................................... 82 Hình 4.5 Gan chuột xuất huyết ........................................................................ 82 Hình 4.6 Mí mắt chuột sung có ghèn ............................................................... 82 Hình 4.7 Dạ dày, ruột chuột trồng thức ăn ...................................................... 82 Hình 4.8 Lông xù, rụng lông ........................................................................... 95 xiv
- Hình 4.9 Liệt mi mắt ........................................................................................ 95 Hình 4.10 Phân chảy trắng- xanh .................................................................... 95 Hình 4.11 Liệt mềm cổ .................................................................................... 95 Hình 4.12 Phổi vịt tụ huyết .............................................................................. 98 Hình 4.13 Gan vịt xuát huyết ........................................................................... 98 Hình 4.14 Ruột vịt trống thức ăn ..................................................................... 98 Hình 4.15 Ruột vịt sinh hơi ............................................................................. 98 xv
- DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tăt Từ viết nguyên văn Ý nghĩa VCĐ Vịt chạy đồng ARN Acid ribonucleotid API Analytical Profile Index BoNTs Botulinum neurotoxins Độc tố thần kinh CDC Control of Disease Center Trung tâm kiểm soat bệnh tật C. bifermentans Clostridium bifermentans C. botulinum Clostridium botulinum C. butyticum Clostridium butyticum C. carnis Clostridium carnis C. chauvoei Clostridium chauvoei C. colinum Clostridium colinum C. difficile Clostridium difficile C. fallax Clostridium fallax C. histolyticum Clostridium histolyticum C. novji Clostridium novji C. perfringens Clostridium perfringens C. septicum Clostridium septicum C. sordellii Clostridium sordellii C. spiroforme Clostridium spiroforme C. sporogenes Clostridium sporogenes C. tetani Clostridium tetani DPA-Ca Acid dipicolinic- calcium ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ELISA Enzyme-linked Immunosorbent assay FDA Food and Drug Cục Quản lý Thực phẩm và Administration Dược phẩm LD Lethal dose Liều gây chết xvi
- MLD Minimum Lethal Dose Liều gây chết tối thiểu PCR Polemerase Chain Reaction phản ứng chuỗi polymerase SNAREs Soluble N-ethyl maleimide Protein SNARE (NEM)-sensitive factor attachment protein receptor protein family SNAP Synaptosomal-associated protein xvii
- Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với hệ thống sông ngòi chằng chịt và khí hậu nóng ẩm, diện tích trồng lúa lớn, và nguồn động thực vật thủy sinh phong phú; đây là những điều kiện thuận lợi để có thể chăn nuôi vịt quanh năm, đặc biệt là nuôi vịt chạy đồng. Số lượng vịt nuôi theo phương thức chạy đồng ở ĐBSCL khoảng 31,5 triệu con, chiếm hơn 70% đàn vịt trong vùng và chiếm 40% trong tổng đàn vịt cả nước (Niên giám thống kê, 2019). Phương thức chăn nuôi này có ưu điểm là tận dụng được thức ăn tự nhiên có sẵn của vùng sông nước, lúa rơi vãi sau thu hoạch của nông dân nhằm giảm đáng kể chi phí trong chăn nuôi. Nhưng điều này cũng là một mối đe dọa lớn cho ngành thú y vì không thể kiểm soát được môi trường chăn thả dẫn đến nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao. Một trong những bệnh phổ biến trên đàn vịt chạy đồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay là bệnh “limberneck” hay bệnh “cúm cần” theo cách đặt tên của địa phương. Bệnh cúm cần là bệnh trên thủy cầm do ngoại độc tố botulin của vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra; thế nên, bệnh còn được gọi là bệnh botulism. Vi khuẩn Clostridium botulinum là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử hình oval và có nha bào, thường tồn tại trong đất, nhất là các vùng bùn lắng trầm tích, trong xác các loài nhuyễn thể, trong ruột các loài động vật trên cạn và dưới nước, sinh độc tố thần kinh botulinum neurotoxin rất mạnh, phá huỷ hoàn toàn thần kinh trung ương (Todar, 2009). Vịt ăn phải độc tố này sẽ xuất hiện các triệu chứng là liệt mềm cổ, liệt mí mắt, liệt cánh, liệt chân và tử số cao, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người chăn nuôi (Rocke and Friend, 1998). Hiện nay, những trong nhân y và thú y trên thế giới đã và đang nghiên cứu bệnh botulism trên con người và trên các loại gia cầm. Tuy nhiên, những nghiên cứu và thông tin về tình hình về bệnh botulism, yếu tố nguy cơ cũng như đặc điểm sinh học của vi khuẩn Clostridium botulinum tại Việt Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng còn khá hạn chế. Với mong muốn thông qua nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin khá toàn diện về vi khuẩn Clostridium botulinum và bệnh do vi khuẩn gây ra trên vịt chạy đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, đề tài “Nghiên cứu bệnh nhiễm độc tố botulin 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p | 475 | 165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 362 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
165 p | 243 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt
161 p | 215 | 50
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
166 p | 246 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p | 250 | 36
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p | 208 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p | 175 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 154 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p | 159 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p | 258 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p | 140 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p | 27 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p | 176 | 15
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định phương pháp tối ưu trong nghiên cứu tái sinh và nhân giống cây lan hài (Paphiopedilum sp.)
292 p | 143 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
24 p | 123 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p | 117 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn