Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu các đặc điểm kiểu hình, kiểu gen phục vụ cho khai thác và phát triển nguồn gen giống gà Móng Tiên Phong
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà Móng Tiên Phong khi nuôi sinh sản và thương phẩm qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần. Đánh giá đa hình gen Mx, cGH và cGHR và mối quan hệ giữa một số điểm đa hình này với tính trạng tăng khối lượng gà; nhằm khai thác và phát triển có hiệu quả nguồn gen giống gà Móng Tiên Phong.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu các đặc điểm kiểu hình, kiểu gen phục vụ cho khai thác và phát triển nguồn gen giống gà Móng Tiên Phong
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TRỌNG TUYỂN NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM KIỂU HÌNH, KIỂU GEN PHỤC VỤ CHO KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN GIỐNG GÀ MÓNG TIÊN PHONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN TRỌNG TUYỂN NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM KIỂU HÌNH, KIỂU GEN PHỤC VỤ CHO KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN GIỐNG GÀ MÓNG TIÊN PHONG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Mã số : 62.42.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG ĐỨC TIẾN TS. NGÔ THỊ KIM CÚC HÀ NỘI, NĂM 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi; các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kì học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Trọng Tuyển
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thiện luận án ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ các cá nhân và tổ chức. Trước tiên, em xin trân trọng cảm ơn TS. Phùng Đức Tiến và TS. Ngô Thị Kim Cúc là hai thầy, cô hướng dẫn khoa học luôn ở bên giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận án này; Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo công tác tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án; Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các cán bộ thuộc Bộ môn Di truyền và Giống vật nuôi, Phòng Thí nghiệm trọng điểm tế bào động vật - Viện Chăn Nuôi; trang trại bảo tồn nguồn gen giống gà Móng Tiên Phong - Hà Nam, đã giúp tôi rất nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm trong quá trình thực hiện luận án; Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở GD - ĐT Hà Nam, lãnh đạo trường THPT B Phủ Lý - Hà Nam và các thầy cô trong hội đồng giáo dục nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và hoàn thiện luận án của mình; Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ở bên, ủng hộ và động viên tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Nghiên cứu sinh Nguyễn Trọng Tuyển
- iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................... viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... x MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................... 2 2. 2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 4 4. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................... 4 Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 6 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................... 6 1.1.1. Cơ sở nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà .... 6 1.1.2. Cơ sở khoa học phân tích đa hình gen Mx, gen cGH và cGHR của gà và mối tương quan với một số tính trạng sản xuất của gà .............................. 15 1.2. Tình hình nghiên cứu các giống gà bản địa trên thế giới và ở Việt Nam ..... 24 1.2.1. Tình hình nghiên cứu các giống gà địa phương trên thế giới ............... 24 1.2.2. Tình hình nghiên cứu các giống gà bản địa ở Việt Nam....................... 31 1.3. Giới thiệu về gà Móng Tiên Phong ......................................................... 38 Chương II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU43 2.1. Vật liệu ................................................................................................... 43
- iv 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 43 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 43 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 44 2.4.1. Bố trí thí nghiệm .................................................................................. 44 2.4.2. Đánh giá đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà nuôi sinh sản và nuôi thương phẩm qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần ........................ 49 2.4.3. Đánh giá đa hình gen Mx; đa hình gen cGH, gen cGHR và mối liên hệ với tính trạng tăng khối lượng của gà Móng Tiên Phong ....................................... 57 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 63 Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 65 3.1. Đánh giá đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của giống gà móng tiên phong ..................................................................................................... 65 3.1.1. Đánh giá đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo của gà Móng Tiên Phong .................................................................................................... 65 3.1.2. Đánh giá khả năng sản xuất của gà nuôi sinh sản qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần .............................................................................................. 70 3.1.3. Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà nuôi thịt thương phẩm .............. 92 3.2. Nghiên cứu tính đa hình gen Mx liên quan đến khả năng kháng virus; đa hình gen cGH, cGHR và tương quan đến tính trạng tăng khối lượng cơ thể gà Móng Tiên Phong ........................................................................................ 103 3.2.1. Kết quả tách chiết ADN tổng số ......................................................... 103 3.2.2. Xác định đa hình kiểu gen và tần số alen gen Mx liên quan đến khả năng kháng virus, sử dụng kỹ thuật PCR-RFLP .......................................... 104 3.2.3. Xác định đa hình kiểu gen, tần số alen các gen cGH, cGHR và phân tích ảnh hưởng của các điểm đa hình này với tính trạng tăng khối lượng cơ thể gà Móng Tiên Phong ............................................................................. 108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 132
- v 1. Kết luận ................................................................................................... 132 2. Đề nghị.................................................................................................... 133 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN134 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 135 MỤC LỤC CỦA PHỤ LỤC ..................................................................... 146
- vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Bố trí thí nghiệm đàn nuôi sinh sản .............................................. 45 Bảng 2.2. Sơ đồ ghép phối trống - mái tránh cận huyết ................................ 45 Bảng 2.3. Chế độ chăm sóc gà Móng Tiên Phong nuôi sinh sản .................. 47 Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn cho gà Móng Tiên Phong nuôi sinh sản...................................................................................... 47 Bảng 2.5. Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn cho gà Móng Tiên Phong nuôi thịt thương phẩm và phân tích gen ............................................. 48 Bảng 2.6. Bản đồ cắt enzyme giới hạn tại các điểm đa hình ......................... 60 Bảng 3.1. Đặc điểm ngoại hình của gà Móng qua 3 thế hệ ........................... 65 Bảng 3.2. Kích thước một số chiều đo của đàn gà Móng Tiên Phong sinh sản ở 38 tuần tuổi .............................................................................................. 68 Bảng 3.3. Số lượng đàn gà qua các lứa tuổi và tỷ lệ chọn giống ở mỗi thế hệ ..................................................................................................................... 70 Bảng 3.4. Chọn lọc khối lượng cơ thể gà Móng Tiên Phong qua 3 thế hệ.... 71 Bảng 3.5. Tỷ lệ nuôi sống từ 01 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi qa 3 thế hệ ......... 73 Bảng 3.6. Tỷ lệ nuôi sống từ 9 đến 20 tuần tuổi qua 3 thế hệ ..................... 74 Bảng 3.7. Tỷ lệ nuôi sống của gà mái sinh sản giai đoạn 21-72 TT ............. 75 Bảng 3.8. Khối lượng cơ thể giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi......... 76 Bảng 3.9. Khối lượng cơ thể gà trống giai đoạn từ 9-20 tuần tuổi................. 77 Bảng 3.10. Khối lượng cơ thể gà mái giai đoạn từ 9-20 tuần tuổi ................. 78 Bảng 3.11. Tiêu tốn thức ăn từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi qua 3 thế hệ .... 80 Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu về tuổi đẻ của đàn gà Móng Tiên Phong ............ 82 Bảng 3.13. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà Móng Tiên Phong 3 thế hệ ... 84 Bảng 3.14. Năng suất trứng cộng dồn của gà Móng Tiên Phong 3 thế hệ ..... 86 Bảng 3.15. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà Móng Tiên Phong 3 thế hệ...... 88 Bảng 3.16. Kết quả khảo sát trứng gà Móng Tiên Phong .............................. 89 Bảng 3.17. Các chỉ tiêu ấp nở của gà Móng Tiên Phong nuôi sinh sản ........ 91
- vii Bảng 3.18. Tỷ lệ nuôi sống (%) của gà thương phẩm giai đoạn 01 ngày tuổi đến 15 tuần tuổi ............................................................................................ 92 Bảng 3.19. Khối lượng cơ thể gà thương phẩm 3 thế hệ giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 15 tuần tuổi ..................................................................................... 95 Bảng 3.20. Sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) và sinh trưởng tương đối (%) của gà nuôi thương phẩm....................................................................... 97 Bảng 3.21. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thịt thương phẩm .... 98 Bảng 3.22. Chỉ số sản xuất của gà Móng Tiên Phong từ 01 ngày tuổi đến 15 tuần tuổi ..................................................................................................... 100 Bảng 3.23. Kết quả mổ khảo sát gà thịt thương phẩm................................. 101 Bảng 3.24. Hàm lượng nước, protein thô, lipit thô và khoáng tổng số trong thịt gà Móng Tiên Phong ............................................................................ 102 Bảng 3.25. Tần số kiểu gen và tần số alen gen Mx ở gà Móng Tiên Phong 106 Bảng 3.26. Tần số kiểu gen và tần số alen gen cGH và cGHR trên quần thể gà Móng Tiên Phong .................................................................................. 117 Bảng 3.27. Khối lượng cơ thể trung bình gà Móng Tiên Phong giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi ..................................................................... 119 Bảng 3.28. Giá trị tương quan giữa đa hình kiểu gen cGH-intron 3 với tính trạng tăng khối lượng của gà MóngTiên Phong .......................................... 121 Bảng 3.29. Khối lượng cơ thể trung bình gà MóngTiên Phong mang các kiểu gen cGH-intron 4 ....................................................................................... 123 Bảng 3.30. Tần số kiểu gen và tần số alen đoạn gen cGH-intron 3 trong các nhóm gà có khối lượng cao và thấp khác nhau theo tuần tuổi ..................... 126 Bảng 3.31. Giá trị P - Value đánh giá tương quan đa hình kiểu gen cGH- intron 4 với tính trạng tăng khối lượng của gà MóngTiên Phong ................ 128
- viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Cấu trúc gen Mx ở gà ................................................................... 17 Hình 1.2. Vị trí đa hình A2032G trên sản phẩm Mx cADN và Mx mARN ở gà ..................................................................................................................... 18 Hình 1.3. Cấu trúc gen cGH ở gà.................................................................. 20 Hình 1.4. Tổ chức bộ gen ở các vùng mã hóa của gen cGHR ...................... 22 Hình 1.5. Bản đồ địa chính xã Tiên Phong ................................................... 39 Hình 3.1. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà Móng Tiên Phong qua 3 thế hệ nuôi sinh sản ..................................................................................................................... 85 Hình 3.2. Hình ảnh đại diện kết quả tách chiết ADN tổng số từ máu gà ..... 104 Hình 3.3. Hình ảnh đại diện kết quả nhân đoạn gen Mx có kích thước 299 bp, sử dụng thang chuẩn 100 bp (M) của hãng Invitrogen ................................ 104 Hình 3.4. Hình ảnh đại diện sản phẩm PCR đoạn gen Mx được cắt bởi enzyme giới hạn Hpy8I .............................................................................. 105 Hình 3.5. Hình ảnh đại diện kết quả nhân các đoạn gen cGH-int3, cGH-int4, cGHR-int2 .................................................................................................. 109 Hình 3.6. Hình ảnh đại diện tính đa hình đoạn intron 3 gen cGH được cắt bởi enzyme giới hạn EcoRV ............................................................................. 110 Hình 3.7. Hình ảnh đại diện tính đa hình đoạn intron 4 gen cGH được cắt bởi enzyme giới hạn Bsh1236I ................................................................... 110 Hình 3.8. Hình ảnh đại diện tính đa hình đoạn intron 2 gen cGHR được cắt bởi enzyme giới hạn HindIII ...................................................................... 111 Hình 3.9. Hình ảnh đại diện sản phẩm giải trình tự .................................... 112 03 kiểu gen cGH-int3 từ mồi ngược ........................................................... 112 Hình 3.10. Hình ảnh đại diện sản phẩm giải trình tự ................................. 113
- ix 03 kiểu gen cGH-int4 từ mồi xuôi .............................................................. 113 Hình 3.13. Đồ thị so sánh ảnh hưởng của đa hình G1705A gen cGH- intron 3 lên khối lượng cơ thể cùa gà Móng Tiên Phong ......................................... 122 Hình 3.14. Đồ thị so sánh ảnh hưởng của kiểu gen cGH- intron 4 .............. 124 lên khối lượng cơ thể cùa gà Móng Tiên Phong ......................................... 124 Hình 3.15. Đồ thị so sánh tần số alen (G và A) gen cGH- intron 3 xuất hiện trong các nhóm gà có trọng lượng cao và thấp khác nhau tại từng tuần tuổi 127
- x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung ADN Axit DeoxyriboNucleic Bp Base pair - Cặp bazơ nitơ BW Body Weight - khối lượng cơ thể cs. cộng sự cGH chicken growth hormone - Hoocmon sinh trưởng ở gà chicken growth hormone receptor - thụ thể hoocmon sinh cGHR trưởng ở gà Cv % coefficient of variation - hệ số biến thiên ĐVT Đơn vị tính EDTA EthyleneDiamineTetra Acetic Acid Food and Agriculture Organization of the United Nations - FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc growth hormone binding proteins - protein mang hoocmon GHBP sinh trưởng International Network for Family Poultry Development - INFPD Mạng lưới quốc tế phát triển chăn nuôi gia cầm nông hộ Kb Kilo base ME Metabolizable Energy - Năng lượng trao đổi Major Histocompatibility Complex - Phức hợp tương MHC thích mô chính Mx myxovirus resistant gen- Mx gene polymerase chain reaction-restriction fragment length PCR-RFLP polymorphism - đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn PCR
- xi PN Production Number - chỉ số sản xuất p-value probability value - giá trị xác suất RE Restriction Enzyme - enzyme cắt giới hạn SE standard error - sai số chuẩn SD standard deviation - độ lệch chuẩn SLT sản lượng trứng SNPs Single Nucleotide Polymorphisms - đa hình đơn nucleotit TCVN tiêu chuẩn Việt Nam TLNS tỷ lệ nuôi sống TT tuần tuổi TTTA tiêu tốn thức ăn Trung bình quần thể
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, các giống gà bản địa ngày càng được chú trọng không những do chất lượng thịt, trứng thơm ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng mà còn có sức đề kháng tốt, khả năng tự kiếm ăn cao, thích nghi với điều kiện chăm sóc, phương thức chăn nuôi truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, những giống gà này hầu hết tồn tại ở những làng quê, địa bàn phân bố hẹp, quần thể nhỏ hoặc khả năng cận huyết lớn dẫn đến suy thoái cao hoặc nguồn gen bị lai tạp nhiều nên các giống này không những khó phát triển thành sản phẩm hàng hoá mà còn có nguy cơ mất giống rất lớn. Gà Móng Tiên Phong là giống gà bản địa gắn liền với lịch sử làng Móng, xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đây là giống gà hướng thịt, thả vườn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt; chân to, thịt chắc, thơm, da giòn. Giống gà này được đưa vào chương trình “bảo tồn nguồn gen vật nuôi quốc gia” từ năm 2001. Mặc dù là giống gà quý, nhưng hiện nay, các tài liệu khoa học về giống gà này còn rất hạn chế. Đến nay, một số tài liệu công bố các kết quả nghiên cứu về giống gà này như nghiên cứu của Đỗ Văn Diện (2005); Hồ Xuân Tùng và cs. (2009, 2011); Đồng Thị Hồng Liên (2011);…, các nghiên cứu này hoặc nghiên cứu với số lượng nhỏ hoặc nghiên cứu bảo tồn hoặc tiến hành trong các trang trại chăn nuôi tập trung…, do vậy, các chương trình giống áp dụng trong các nông hộ chưa hợp lý. Trên đối tượng gà Móng Tiên Phong, đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt khi nuôi thương phẩm cũng như khả năng sản xuất khi nuôi sinh sản một cách bài bản theo mô hình bán chăn thả tại nơi nguồn gốc của giống gà này.
- 2 FAO (2004) đã chỉ ra rằng, để xây dựng một chương trình bảo tồn và khai thác có hiệu quả các giống vật nuôi thì việc kết hợp nghiên cứu kiểu gen và kiểu hình đóng vai trò quan trọng. Trong khi đó, việc chọn lọc dựa vào các giá trị kiểu hình cần rất nhiều thời gian do phải theo dõi qua nhiều thế hệ. Thực tế này đòi hỏi công tác giống hiện đại cần rút ngắn thời gian chọn, tạo giống, hơn nữa cần chọn lọc chính xác những kiểu gen hoặc tổ hợp những gen quy định tính trạng mong muốn, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và phát triển nguồn gen giống gà quý này. Với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật di truyền phân tử, một vài nghiên cứu gần đây như của Nie và cs. (2005a, 2005b); Li và cs. (2007); Trần Xuân Hoàn và cs. (2008, 2010); Muhammad và cs. (2013); Đỗ Võ Anh Khoa và cs. (2013, 2014); Mehdi và cs. (2014); Lưu Quang Minh và cs. (2016); … đã chỉ ra rằng một số gen như cGH, cGHR… liên quan đến năng suất sinh trưởng, gen Mx đã được chứng minh là có liên quan đến khả năng miễn dịch của các giống gà bản địa. Do vậy, nghiên cứu nhằm xác định các đa hình của các gen này trên giống gà Móng Tiên Phong và bước đầu tìm hiểu mối liên quan giữa đa hình kiểu gen với các tính trạng năng suất sinh trưởng góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chọn giống là cần thiết. Xuất phát từ các thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các đặc điểm kiểu hình, kiểu gen phục vụ cho khai thác và phát triển nguồn gen giống gà Móng Tiên Phong ”. Nghiên cứu này dựa trên nền tảng đề tài cấp nhà nước:“Khai thác và phát triển nguồn gen giống gà Mía và gà Móng " giai đoạn 2011 - 2016. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà Móng Tiên Phong khi nuôi sinh sản và thương phẩm qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân
- 3 thuần. Đánh giá đa hình gen Mx, cGH và cGHR và mối quan hệ giữa một số điểm đa hình này với tính trạng tăng khối lượng gà; nhằm khai thác và phát triển có hiệu quả nguồn gen giống gà Móng Tiên Phong. 2. 2. Mục tiêu cụ thể 2.2.1. Đánh giá được đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Móng Tiên Phong qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần Đánh giá đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất nuôi sinh sản theo phương thức bán chăn thả. Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt nuôi thương phẩm. 2.2.2. Đánh giá đa hình các gen Mx, gen cGH và cGHR trên quần thể gà Móng Tiên Phong ở thế hệ thứ hai Xác định tần số kiểu gen và tần số các alen tại vị trí đa hình A2032G gen Mx/Hpy8I liên kết với tính trạng kháng virus của gà. Đánh giá được đa hình kiểu gen và tần số alen tại các vị trí đa hình G1705A gen cGH-intron3/EcoRV, G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I và vị trí cắt 561-PCR gen cGHR-intron2/HindIII. Tìm hiểu mối liên kết giữa các điểm đa hình G1705A gen cGH- intron3/EcoRV, G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I với tính trạng tăng khối lượng cơ thể gà giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Xây dựng tài liệu khoa học cơ bản và tương đối đầy đủ trên quy mô số liệu lớn, qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần, trong điều kiện bán chăn thả, về các đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất khi nuôi sinh sản; cung cấp thông tin đầu tiên về khả năng sinh trưởng khi nuôi thương phẩm trên giống gà Móng Tiên Phong. Tài liệu khoa học đầu tiên nghiên cứu tính đa hình G1705A gen cGH- intron3/EcoRV, G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I và vị trí cắt 561-PCR gen
- 4 cGHR-intron2/HindIII trên đối tượng gà Móng Tiên Phong; bước đầu nhận định mối liên quan giữa điểm đa hình G1705A gen cGH-intron3/EcoRV, G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I với tính trạng tăng khối lượng cơ thể giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. Bổ sung thông tin về tính đa hình gen Mx liên quan đến khả năng kháng virus của gà Móng Tiên Phong trên số lượng nghiên cứu lớn hơn. Trên cơ sở kết hợp chọn lọc ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Móng Tiên Phong qua 3 thế hệ, kết quả nghiên cứu về tính đa hình gen Mx, gen cGH là cơ sở khoa học để bổ sung vào nguồn marker hỗ trợ chọn lọc gà Móng Tiên Phong có năng suất sản xuất cao, kháng bệnh tốt trong thời gian ngắn; cung cấp thông tin về gà Móng Tiên Phong cho các giáo trình chăn nuôi gia cầm, tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các sinh viên và những người quan tâm về gia cầm. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trong điều kiện bán chăn thả. Chọn lọc đàn hạt nhân ở mỗi thế hệ góp phần cung cấp nhu cầu con giống chất lượng cho người chăn nuôi. Cung cấp thông tin làm căn cứ khoa học để quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản giống Móng Tiên Phong này. 4. Những đóng góp mới của đề tài 1. Đề tài đã đánh giá một cách hệ thống, trên quy mô số liệu lớn, các đặc điểm ngoại hình ở các giai đoạn, kích thước các chiều đo; khả năng sản xuất khi nuôi sinh sản trong điều kiện bán chăn thả giống gà Móng Tiên Phong qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần tại địa phương. 2. Nghiên cứu đầu tiên về khả năng sinh trưởng qua 3 thế hệ và khả năng cho thịt ở thế hệ thứ 2 khi nuôi thương phẩm của giống gà Móng Tiên Phong.
- 5 3. Nghiên cứu bổ sung tính đa hình gen Mx tại vị trí đa hình A2032G gen Mx/Hpy8I liên kết với tính trạng kháng virus của gà Móng Tiên Phong. 4. Nghiên cứu đầu tiên về tính đa hình tại vị trí G1705A gen cGH- intron3/EcoRV, G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I và vị trí cắt 561-PCR gen cGHR-intron2/HindIII trên đối tượng gà Móng Tiên Phong. 5. Nghiên cứu đầu tiên, trên một giống gà nội ở Việt Nam, đánh giá ảnh hưởng của tính đa hình tại vị trí G1705A gen cGH-intron3/EcoRV, G3037T gen cGH-intron4/Bsh1236I lên tính trạng tăng khối lượng gà giai đoạn 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5.1. Đối tượng nghiên cứu Giống gà Móng Tiên Phong nuôi sinh sản và nuôi thịt thương phẩm trong điều kiện bán chăn thả tại địa phương, qua 3 thế hệ chọn lọc, nhân thuần. Phân tích tính đa hình tại một số điểm trên gen Mx, cGH và cGHR của đàn phân tích gen thế thệ thứ hai. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các chỉ tiêu về ngoại hình, khả năng sản xuất của đàn sinh sản, khả năng sinh trưởng và cho thịt của đàn nuôi thương phẩm, nuôi trong điều kiện bán chăn thả tại trang trại bảo tồn nguồn gen giống gà Móng Tiên Phong - xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trên đàn nuôi phân tích gen, khi gà được 20 tuần tuổi, phân tích đa hình gen Mx, cGH-intron3, cGH-intron4, cGHR-intron2 và đánh giá ảnh hưởng của đa hình gen cGH lên tính trạng tăng khối lượng cơ thể của gà giai đoạn từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi.
- 6 Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà 1.1.1.1. Bản chất di truyền của tính trạng sản xuất của gà Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và ảnh hưởng của những tác động môi trường lên các tính trạng đó. Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm như sinh trưởng, sinh sản, đẻ trứng đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng cũng là các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định. Các tính trạng số lượng còn gọi là các tính trạng đo lường được như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều do, sản lượng trứng… được quy định bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan đó được biểu thị như sau: P = G + E; trong đó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu gen, E là sai lệch môi trường. Ở đây, giá trị kiểu gen (G) có thể biểu thị G = A + D + I (trong đó: G là giá trị kiểu gen, A là giá trị cộng gộp, D là giá trị sai lệch trội, I là giá trị sai lệch tương tác). Giá trị môi trường E = Eg + Es; trong đó: sai lệch môi trường chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi, loại yếu tố này có tính chất thường xuyên như: thức ăn, khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.... Sai lệch môi trường riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc một giai đoạn nhất định trong vòng đời vật nuôi. Như vậy, ở các giống gia cầm, cũng như các sinh vật khác, con cái đều nhận được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó. Tính trạng đó được xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, nhưng khả năng đó phát huy được hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống như: chế độ
- 7 chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý…. Người ta có thể xác định các tính trạng số lượng qua mức độ tập trung (g), mức độ biến dị (CV%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp lại của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng,… . 1.1.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu ngoại hình của gà Các đặc điểm về ngoại hình như tầm vóc cơ thể, đầu, mào, mỏ, bộ lông, chân là những đặc trưng cho giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất, thị hiếu và giá trị kinh tế của vật nuôi. - Hình dáng, kích thước cơ thể: Tuỳ mục đích sử dụng, các dòng gà được chia thành 3 loại hình: hướng trứng, hướng thịt và hướng kiêm dụng. Gà hướng trứng có thân hình thon nhỏ, cổ dài, nhẹ cân, dáng nhanh nhẹn. Gà hướng thịt có thân hình to thô, cổ dài trung bình, ngực nở, dáng đi nặng nề, khối lượng lớn. Gà kiêm dụng có hình dáng trung gian, cơ thể có hướng kiêm dụng trứng thịt hoặc thịt trứng (Brandsch và Biilchel, 1978). - Đầu: Cấu tạo xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong việc đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của da đầu cho phép rút ra kết luận về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết. Gà trống có ngoại hình đầu giống gà mái sẽ có tính sinh dục kém, gà mái có ngoại hình đầu giống gà trống sẽ không cho năng suất cao, trứng thường không phôi (Brandsch và Biilchel, 1978). - Mào: Theo hình dáng của mào, mào dưới ta có thể biết được trạng thái sức khỏe và điều kiện sống của gà. Mào và mào dưới thuộc về các đặc diểm sinh dục phụ, khi buồng trứng hoạt động bình thường thì mào lớn chứa nhiều máu và ngược lại. - Mỏ: chắc chắn và ngắn. Gà có mỏ dài và mảnh không có khả năng sản xuất cao. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc này có thể bị nhạt đi ở cuối thời kì đẻ trứng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p | 488 | 165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 364 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
165 p | 243 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
166 p | 253 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p | 256 | 36
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p | 213 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p | 179 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 157 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p | 167 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p | 260 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p | 142 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p | 178 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p | 31 | 15
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định phương pháp tối ưu trong nghiên cứu tái sinh và nhân giống cây lan hài (Paphiopedilum sp.)
292 p | 146 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định các yếu tố hạn chế về đất đối với cây rau cải bắp trên vùng sản xuất rau chính tại tỉnh Lào Cai
207 p | 19 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
24 p | 125 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 15 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p | 121 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn