Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh Lở mồm long móng và đánh giá hiệu quả kinh tế một số biện pháp phòng chống tại Việt Nam
lượt xem 25
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm xác định được các đặc điểm dịch tễ của dịch bệnh Lở mồm long móng tại Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2012. Xác định mức độ lưu hành vi rút lở mồm long móng tại Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2012. Đánh giá hiệu quả kinh tế của bệnh lở mồm long móng tại Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2012.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh Lở mồm long móng và đánh giá hiệu quả kinh tế một số biện pháp phòng chống tại Việt Nam
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THU THỦY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THU THỦY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Dịch tễ học thú y Mã số: 9.64.01.08 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Bá Hiên TS. Nguyễn Văn Cảm HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Thu Thủy i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức, cơ quan, các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cục Thú y và Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đã cho phép tôi tham gia triển khai và sử dụng số liệu, kết quả của các dự án có liên quan. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự hướng dẫn, giúp đỡ chân tình, đầy trách nhiệm và hết lòng vì khoa học của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên và TS. Nguyễn Văn Cảm. Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Quản lý đào tạo và Bộ môn Vi sinh vật Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án tại Học viện. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới Quý thầy cô, các cơ quan, nhà khoa học cùng các đồng nghiệp và UBND, Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình đã luôn quan tâm, động viên giúp tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Thu Thủy ii
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ................................................................................................................. ix Trích yếu luận án .............................................................................................................. x Thesis abstract................................................................................................................. xii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 2 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4 2.1. Giới thiệu về bệnh LMLM ................................................................................... 4 2.2. Lịch sử bệnh LMLM ............................................................................................ 4 2.2.1. Tình hình dịch LMLM trên thế giới ............................................................................. 4 2.2.2. Tình hình bệnh LMLM ở Việt Nam ............................................................................ 6 2.3. Vi rút gây bệnh LMLM ..................................................................................... 10 2.3.1. Hình thái, cấu trúc vi rút LMLM ................................................................................ 10 2.3.2. Cấu trúc ........................................................................................................................ 10 2.3.3. Các serotype của vi rút LMLM .................................................................................. 11 2.3.4. Đặc tính nuôi cấy của vi rút LMLM .......................................................................... 12 2.3.5. Sức đề kháng của vi rút LMLM ................................................................................. 13 2.4. Một số đặc điểm cơ bản của bệnh LMLM ......................................................... 14 2.4.1. Loài vật mắc bệnh ....................................................................................................... 14 2.4.2. Triệu chứng - bệnh tích ............................................................................................... 15 2.4.3. Cơ chế sinh bệnh ......................................................................................................... 16 iii
- 2.4.4. Phương thức truyền lây ............................................................................................... 18 2.4.5. Đường xâm nhập ......................................................................................................... 19 2.4.6. Tình trạng mang trùng ................................................................................................. 20 2.4.7. Những thiệt hại do bệnh LMLM gây ra ..................................................................... 21 2.5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh ..................................................................... 23 2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng .................................................................................................... 23 2.5.2. Chẩn đoán phân lập vi rút ........................................................................................... 23 2.5.3. Chẩn đoán huyết thanh học......................................................................................... 24 2.5.4. Chẩn đoán bằng kỹ thuật RT-PCR ............................................................................. 26 2.6. Một số phương pháp nghiên cứu dịch tễ học ..................................................... 26 2.6.1. Nghiên cứu cắt ngang (Cross-sectional study) .......................................................... 26 2.6.2. Nghiên cứu thuần tập (Cohort study) ......................................................................... 27 2.6.3. Nghiên cứu Bệnh - Chứng (Case – Control study) ................................................... 28 2.7. Các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM ........................................................ 29 2.7.1. Phòng chống bệnh LMLM trên thế giới .................................................................... 29 2.7.2. Phòng chống bệnh LMLM trong khu vực Đông Nam Á ......................................... 31 2.7.3. Phòng chống bệnh LMLM tại Việt Nam ................................................................... 32 Phần 3. Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................... 34 3.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 34 3.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 34 3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 34 3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học theo không gian và thời gian của bệnh LMLM tại Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2012 ............................................................ 34 3.3.2. Nghiên cứu mức độ phơi nhiễm và mang trùng vi rút LMLM tại một số tỉnh trọng điểm từ tháng 10-12/2012 ................................................................................. 34 3.3.3. Nghiên cứu phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của một số biện pháp phòng chống bệnh LMLM.......................................................................................... 34 3.4. Đối tượng và vật liệu ......................................................................................... 35 3.4.1. Đối tượng ..................................................................................................................... 35 3.4.2. Vật liệu ......................................................................................................................... 35 3.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 36 iv
- 3.5.1. Phương pháp áp dụng để nghiên cứu đặc điểm dịch tễ theo không gian và thời gian........................................................................................................................ 36 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu mức độ lưu hành vi rút LMLM tại một số tỉnh trọng điểm từ tháng 10-12/2012 ................................................................................ 39 3.5.3. Nghiên cứu phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của một số biện pháp phòng chống bệnh LMLM.......................................................................................... 44 3.5.4. Tính hiệu quả kinh tế của một số biện pháp phòng chống bệnh LMLM ................ 44 Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 47 4.1. Đặc điểm dịch tễ học theo không gian và thời gian của bệnh LMLM tại Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2012 ................................................................................. 47 4.1.1. Đặc điểm loài gia súc mắc bệnh LMLM ................................................................... 47 4.1.2. Đặc điểm loài gia súc chết vì bệnh LMLM ............................................................... 51 4.1.3. Đặc điểm thời gian của các ổ dịch LMLM giai đoạn 2006 – 2012 ......................... 52 4.1.4. Đặc điểm không gian các ổ dịch LMLM giai đoạn 2006 - 2012 ............................. 57 4.2. Mức độ lưu hành vi rút lmlm tại một số tỉnh trọng điểm từ tháng 10- 12/2012 .............................................................................................................. 80 4.2.1. Mức độ lưu hành vi rút LMLM .................................................................................. 81 4.2.2. Xác định chủng vi rút LMLM .................................................................................... 84 4.2.3. Xác định các yếu tố nguy cơ ....................................................................................... 88 4.3. Hiệu quả kinh tế của một số biện pháp phòng chống bệnh LMLM .................. 92 4.3.1. Kinh phí hoạt động của chương trình khống chế bệnh LMLM ................................. 92 4.3.2. Thiệt hại sản xuất do bệnh LMLM ở Việt Nam ........................................................ 94 4.3.3. Chi phí tổng thể do bệnh LMLM ở Việt Nam........................................................... 97 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 100 5.1. Kết luận ............................................................................................................ 100 5.2. Kiến nghị.......................................................................................................... 101 Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án ..................................... 102 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 103 Phụ lục ......................................................................................................................... 120 v
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BHK Baby Hamster Kidney CCU Carrying Capacity Unit CI Confidence Interval EDR Estimated Dissemination Ratio ELISA Enzyme Linked Immuno-Sorbent Assay FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations FMD Foot and Mouth Disease KHBT Kết hợp bổ thể LMLM Lở Mồm Long Móng LPB-ELISA Liquid Phase Blocking-ELISA LPEC Livestock Production Efficiency Calculator NN&PTNN Nông nghiệp và Phát triển nông thôn OIE World Organisation for Animal Health OR Odds Ratio PBS Phosphate Buffer Saline PCR Polymerase Chain Reaction ROC Receiver Operating Characteristic Curve SE Standard Error SEACFMD RCU The Southeast Asia and China Foot and Mouth Disease Campaign (SEACFMD) Regional Coordination Unit in Bangkok USD United States Dollar WRL World Reference Laboratory WTO World Trade Organization vi
- DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1. Tình hình dịch LMLM từ năm 2013 – 2015 .......................................................... 9 4.1. Phân loại ổ dịch LMLM theo từng loài gia súc, giai đoạn 2006 - 2012 .............. 48 4.2. Tỉ lệ loài gia súc mắc bệnh LMLM (năm 2006 – 2012) theo loài ....................... 50 4.3. Tỷ lệ các loài gia súc bị chết do bệnh LMLM giai đoạn 2006 – 2012 ................ 51 4.4. Nguy cơ xuất hiện dịch LMLM tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc bộ và Tây Bắc bộ, giai đoạn 2006 - 2009 ..................................................... 60 4.5. Nguy cơ xuất hiện dịch LMLM tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, giai đoạn 2006 - 2009 .................................................................................... 61 4.6. Nguy cơ xuất hiện dịch LMLM tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2006 - 2009 ......................................... 62 4.7. Nguy cơ xuất hiện dịch LMLM tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ, giai đoạn 2010 - 2012 .................................................... 70 4.8. Nguy cơ xuất hiện dịch LMLM tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, giai đoạn 2010 - 2012 .................................................................................... 71 4.9. Nguy cơ xuất hiện dịch LMLM tại các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2010 - 2012 .............................................. 72 4.10. Mức độ lưu hành vi rút LMLM tại các địa phương và hộ chăn nuôi................... 81 4.11. Mức độ lưu hành vi rút LMLM ở cá thể và theo xét nghiệm probang ................ 82 4.12. Mức độ tương đồng kháng nguyên của vi rút vắc xin LMLM với 2 chủng vi rút thực địa ....................................................................................................... 85 4.13. Kết quả phân tích mô hình hồi quy nhị biến (phân tích sàng lọc – Bivariate analysis) ................................................................................................ 89 4.14. Kết quả phân tích đa tầng, nhiều biến xác định các yếu tố nguy cơ .................... 91 4.15. Chi phí vắc xin sử dụng trong gian đoạn 2006 - 2012 ......................................... 93 4.16. Chi phí trung bình chi trả cho cán bộ tham gia kiểm soát bệnh LMLM hàng năm ở Việt Nam từ 2006-2012.................................................................... 93 4.17. Chi phí hàng năm về kiểm soát bệnh LMLM ở Việt Nam .................................. 94 4.18. Thiệt hại do gia súc mất sức kéo vì bệnh LMLM ................................................ 95 4.19. Thiệt hại do gia súc mất sức kéo vì tổn thương vĩnh viễn về móng .................... 96 vii
- 4.20. Thiệt hại về sức kéo do gia súc bị chết ................................................................ 96 4.21. Giá trị tổng đàn trên toàn quốc khi có và không có biện pháp kiểm soát bệnh LMLM ......................................................................................................... 97 4.22. Tổng chi phí liên quan đến bệnh LMLM tại Việt Nam ....................................... 98 4.23. Tỉ suất chi phí – lợi nhuận của kiểm soát bệnh LMLM ....................................... 98 viii
- DANH MỤC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1. Phân bố của các ổ dịch LMLM trên thế giới năm 2015......................................... 6 2.2. Bản đồ gen và cấu trúc của vi rút LMLM ............................................................ 10 2.3. Tình hình phân bổ 7 chủng vi rút LMLM trên thế giới năm 2015 ...................... 12 2.4. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh LMLM ở trâu, bò............................................. 15 2.5. Sơ đồ mô tả nghiên cứu cắt ngang ....................................................................... 27 2.6. Sơ đồ mô tả nghiên cứu thuần tập hồi cứu và tịnh tiến........................................ 27 2.7. Sơ đồ mô tả nghiên cứu bệnh - chứng ................................................................. 28 4.1. Diễn biến theo thời gian của các ổ dịch LMLM trong giai đoạn 2006 - 2012 .......................................................................................................... 52 4.2. Tần suất các ổ dịch LMLM 2 năm (2006 và 2011) ............................................. 53 4.3. Tỷ lệ lây lan ước tính (EDR) của dịch LMLM tính được cho năm 2006 so với số lượng ổ dịch thực tế xảy ra ........................................................................ 54 4.4. Biểu đồ dịch tễ phân bố về không gian dịch LMLM năm 2006 .......................... 63 4.5. Biểu đồ dịch tễ phân bố về không gian dịch LMLM năm 2007 .......................... 64 4.6. Biểu đồ dịch tễ phân bố về không gian dịch LMLM năm 2008 .......................... 65 4.7. Biểu đồ dịch tễ phân bố về không gian dịch LMLM năm 2009 .......................... 66 4.8. Biểu đồ dịch tễ phân bố về không gian LMLM năm 2010 .................................. 67 4.9. Biểu đồ dịch tễ phân bố về không gian dịch LMLM năm 2011 .......................... 68 4.10. Biểu đồ dịch tễ phân bố về không gian dịch LMLM năm 2012 .......................... 69 4.11. Biểu đồ dịch tễ phân bố về không gian dịch LMLM giai đoạn 2006 – 2012 ...... 73 4.12. Sơ đồ Steinen và truyền lây cục bộ ổ dịch LMLM tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2012.......................................................................................................... 76 4.13. Mối tương quan giữa ổ dịch LMLM với quốc lộ gần nhất .................................. 77 4.14. Biểu đồ so sánh tỷ lệ trâu, bò phơi nhiễm tự nhiên với vi rút LMLM ................. 82 4.15. Phả hệ của các mẫu vi rút LMLM týp A phân lập tại Việt Nam ......................... 84 ix
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Thu Thủy Tên Luận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh Lở mồm long móng và đánh giá hiệu quả kinh tế một số biện pháp phòng chống tại Việt Nam. Chuyên ngành: Dịch tễ học thú y Mã số: 9.64.01.08 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu - Xác định được các đặc điểm dịch tễ của dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM) tại Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2012. - Xác định mức độ lưu hành vi rút LMLM tại Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2012. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của bệnh LMLM tại Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2012. Phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu gồm: các đặc điểm dịch tễ, mức độ lưu hành vi rút và tác động kinh tế của dịch bệnh LMLM tại Việt Nam từ năm 2006 – 2012. Luận án sử dụng phương pháp dịch tễ học hồi cứu (retrospective cohort study) để tổng hợp và phân tích đặc điểm dịch tễ về không gian, thời gian và đối tượng gia súc mắc bệnh tại các ổ dịch bệnh LMLM xảy từ năm 2006 - 2012. Cụ thể gồm: Phương pháp phân tích theo đối tượng mắc bệnh. Phương pháp phân tích dịch bệnh theo thời gian. Phương pháp phân tích dịch bệnh theo không gian. Phương pháp 3ABC ELISA xét nghiệm kháng thể do nhiễm vi rút LMLM tự nhiên. Phương pháp phỏng vấn điều tra xác định các yếu tố nguy cơ (Case-control study) Phân tích ngân sách từng phần. Phân tích chi phí và lợi nhuận. Kết quả chính và kết luận - Về đối tượng mắc bệnh: Trâu mắc bệnh và bị chết cao nhất, sau đó đến bò, lợn và các loài gia súc khác. - Về thời gian: Khoảng 2 -3 năm lại xuất hiện các đợt dịch trầm trọng. - Về không gian: Nguy cơ trung bình các xã có bệnh LMLM là 5,1 (4,9 – 5,2) xã có dịch/100 xã-năm. Dịch LMLM xuất hiện tập trung tại các tỉnh phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. x
- - Kháng thể LMLM-3ABC được phát hiện là tương đối cao: 24,21% (95% CI 21,42 – 27,17) ở cấp cá thể gia súc và 29,83% (95% CI 26,16 – 33,70) ở cấp hộ chăn nuôi; vi rút LMLM lưu hành thuộc serotype O và A. - Bò được mua về từ nơi không rõ nguồn gốc có tỷ số chênh dương tính với vi rút LMLM là 5,27 (95% CI 2,22 – 12,52) lần so với bò do hộ chăn nuôi tự sản xuất. - Khi dịch LMLM xảy ra, giá trị trong chăn nuôi quốc gia có áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh ước tính khoảng 84,6 triệu USD mỗi năm và chỉ là 81,6 triệu USD mỗi năm đối với trường hợp áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh. Ước tính việc sử dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh LMLM đem lại một lợi nhuận ròng khoảng 3 triệu USD mỗi năm. - Chi phí thiệt hại về sức kéo ước tính do dịch bệnh LMLM gây ra khi không sử dụng các biện pháp kiểm soát khoảng 1,9 triệu USD mỗi năm và khi sử dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh LMLM khoảng 0,96 triệu USD mỗi năm. - Tổng lợi nhuận định lượng từ các biện pháp kiểm soát bệnh LMLM ở Việt Nam là 0,96 triệu USD + 3, triệu USD = 3,96 triệu USD mỗi năm. Chi phí ước tính hàng năm cho hoạt động kiểm soát bệnh LMLM là khoảng 2,6 triệu USD. Tỉ lệ chi phí và lợi nhuận của việc kiểm soát bệnh LMLM là 1,5:1. xi
- THESIS ABSTRACT PhD candidate: Nguyen Thu Thuy Thesis title: Research on epidemiologic characteristics of Foot and Mouth Disease and assement economic efficiency of some control measures applied in Vietnam. Major: Veterinary Epidemiology Code: 9.64.01.08 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives - To identify epidemiological characteristics of Foot and Mouth Disease (FMD) in Vietnam during 2006 – 2012 period. - To estimate the prevalence of FMD virus in Vietnam during 2006 – 2012 period. - To assess efficiency of some control measures employed in Vietnam during 2006- 2012. Materials and methods Research scope: epidemiological characteristics, prevalance and economic efficiency of FMD in Vietnam during the period from 2006 to 2012. Methodologies employed include: a retrospective study (retrospective cohort study) applied to identify epidemiological characteristics of FMD outbreaks in Vietnam during the period from 2006 to 2012 in terms of space, time and hosts. Specific methods include: The method analyzes the object disease. Analytical methods of disease over time. Analytical methods spatial epidemics. Method 3ABC ELISA antibody test FMD infected naturally. Interviewing survey identified risk factors (case-control study). Partial budget analysis. Cost-benefit analysis. Main findings and conclusions - Infected species: Morbidity and mortality are highest in buffaloes, followed by cattle, pigs and other livestock species. - Temporal pattern: FMD endemics emerge in Vietnam with 2 -3 years interval. xii
- - Spatial pattern: Average risk for a commune being infected with FMD was 5.1(4.9 to 5.2) over 100 commune-year. FMD outbreaks occurred mostly in provinces in the North, South Central, Central Highlands and South-East regions. - The rate of positive to antibodies against FMDV by 3ABC ELISA was very high, at 24.21% (95% CI 21.42 to 27.17) at the individual animal level and at 29.83% (95% CI 26.16 to 33.70) at the household level; FMD viruses circulating included O and A serotypes. - Risk factors: Cattle that were bought from an unidentified location had an odds ratio positive for FMD virus at 5.27 (95% CI 2.22 to 12.52) times in comparison with those cattle bred within the farm. - The estimated output of the national cattle herd in Vietnam where FMD is present and control measures are applied is around USD 84.6 million per year. Where FMD is present and no control measures are applied the estimated output of the national herd is USD 81.6 million. We estimate that FMD control provides a net estimated return in productivity of around USD 3.0 million per year. - The estimated cost of draught power loss where FMD is present and control measures are applied is approximately USD 1.9 million per year. Where FMD is present and no control measures are applied the estimated loss of draught power is USD 0.96 million per year. FMD control therefore prevents a loss of around USD 0.96 million per year. Thus, the total quantifiable benefits from the present FMD control measures inVietNam are USD 0.96 million + 3.0 million = 3.96 million per year. - Annual cost for the FMD control activities in Vietnam was estimated about 2.6 million, yeild the benefit - cost ratio of 1.5: 1. xiii
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai,... Bệnh có khả năng lây lan nhanh, ở phạm vi rộng, không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khỏe với động vật mắc bệnh mà còn qua nhiều đường khác nhau, kể cả qua không khí. Vì vậy, bệnh thường phát thành dịch và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, môi trường của nhiều nước trên thế giới. Do tính chất nguy hiểm nên bệnh LMLM được Tổ chức Thú y thế giới - OIE đưa vào danh mục các bệnh truyền nhiễm ở nhiều loài động vật, có tầm quan trọng đối với thương mại quốc tế và bắt buộc các nước thành viên phải khai báo (OIE, 2011). Tại Việt Nam, đến nay bệnh đã xuất hiện, lưu hành và gây bệnh ở gia súc trên 100 năm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Giai đoạn đầu, bệnh xuất hiện và gây dịch ở phạm vi nhỏ, nhưng sau đó lây rộng ra phạm vi cả nước. Bệnh do vi rút type O gây ra, diễn biến có quy luật, thường 2-3 năm lập lại một lần. Từ cuối năm 2003, vi rút LMLM type A xuất hiện ở Thuận Hải; từ năm 2005, vi rút LMLM type Asia 1 đồng xuất hiện ở Lào Cai và Khánh Hòa, diễn biến dịch trở lên phức tạp, giảm tính mùa vụ. Trong những năm trước đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ (Văn Đăng Kỳ, 2002; Trần Hữu Cổn, 1996; Thái Thị Thủy Phượng, 2008), đặc điểm của vi rút LMLM (Phan et al., 2010a; Phan et al., 2010b), sự phân bố và lưu hành của vi rút LMLM tại duyên hải miền Trung (Nguyễn Văn Hưng, 2012), trong từng giai đoạn, đã góp phần vào việc đề ra những giải pháp phòng chống bệnh LMLM ở nước ta. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh có xu hướng gia tăng về phạm vi lây lan, quy mô số đầu gia súc mắc bệnh, loại gia súc mắc bệnh và thời gian mắc bệnh. Trong những năm gần đây, do tập trung các nguồn lực phòng chống dịch cúm gia cầm, tai xanh nên các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu và người chăn nuôi mặc dù có những đầu tư nghiên cứu về bệnh LMLM nhưng mức độ đầu tư còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, những nghiên cứu về dịch tễ học bệnh LMLM còn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương pháp phân tích 1
- về không gian và về thời gian. Hơn nữa, trong khi xây dựng Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh LMLM, số liệu tích lũy đến thời điểm hiện tại chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu hoạch định dài hạn mang tính tổng thể cho cả nước. Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm bệnh LMLM và đánh giá hiệu quả kinh tế một số biện pháp phòng chống tại Việt Nam là cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ứng dụng các phân tích dịch tễ mới nhất về không gian, thời gian, đối tượng gia súc mắc bệnh trên nền số liệu toàn quốc đã thu thập trong những năm gần đây, đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế của một số giải pháp phòng bệnh, đặc biệt chú trọng biện pháp tiêm phòng là biện pháp chính đang áp dụng thực hiện theo chương trình phòng chống bệnh LMLM. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xác định các đặc điểm dịch tễ không gian-thời gian, định lượng nguy cơ dịch LMLM trong phạm vi cả nước; bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế một số biện pháp phòng chống dịch đang được áp dụng, góp phần hoạch định chính sách trong kiểm soát dịch bệnh và phát triển chăn nuôi bền vững. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu xác định rõ các đặc điểm dịch tễ của dịch bệnh LMLM trên cả nước giai đoạn 2006 – 2012. - Nghiên cứu một số nguy cơ lây lan dịch được thực hiện tại 3 tỉnh có nguy cơ cao là Lạng Sơn, Nghệ An và Kon-Tum (chọn 5 xã/ huyện và 1 huyện/ tỉnh) trong thời gian từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2013. Chỉ tiêu tham chiếu định lượng trong đánh giá nguy cơ là tình trạng mang trùng được xác định bằng xét nghiệm mẫu probang và phơi nhiễm vi rút LMLM ở trâu, bò nuôi tại khu vực điều tra. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đây là nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về dịch tễ học bệnh LMLM ở Việt Nam từ 2006-2012. Việc sử dụng phương pháp phân tích dịch tễ học hiện đại về không gian và thời gian để nhận định về dịch LMLM một cách chính xác giúp công tác phòng chống bệnh hiệu quả hơn. - Việc đo lường được các yếu tố nguy cơ liên quan đến xuất hiện dịch LMLM giúp cho công tác phòng chống bệnh kịp thời giảm thiểu thiệt hại do sự lây lan dịch bệnh gây ra. 2
- - Lần đầu tiên, việc đánh giá về hiệu quả kinh tế của những biện pháp phòng chống bệnh LMLM đang được thực hiện ở Việt Nam tạo tiền đề mô phỏng và cho phép lượng hóa đầy đủ hiệu quả kinh tế-dịch tễ ở quy mô quốc gia, góp phần xây dựng Chương trình quốc gia phòng chống bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn tiếp theo. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Kết quả của đề tài đã cung cấp thông tin về dịch tễ học không gian-thời gian, đo lường được nguy cơ tàng trữ nguồn dịch và phát dịch. Kết quả xét nghiệm mẫu probang có sự trùng khớp giữa týp vi rút ở động vật mang trùng với chủng gây dịch ở năm kế tiếp, cung cấp bằng chứng thực địa về khả năng nguồn bệnh tại chỗ. Trong khi còn phải tìm bằng chứng thực nghiệm, nhận định này đã có thể mô tả và giải thích phù hợp việc tồn tại nguồn bệnh tiềm ẩn tại chỗ, thường trực và “dịch” lẻ tẻ có thể bùng phát bất kỳ lúc nào khi có hội tụ đủ điều kiện về động vật cảm thụ và ngoại cảnh. Các kết quả của nghiên cứu này đã được sử dụng để điều chỉnh, bổ sung Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2016 – 2020, (Giai đoạn 3, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt); đồng thời đã đưa ra những đề xuất để các cơ sở nghiên cứu và các nhà quản lý xem xét đầu tư, cũng như có chiến lược về sản xuất vắc xin LMLM phù hợp với các chủng vi rút đang lưu hành tại Việt Nam. Đây là những kết quả có ý nghĩa khoa học rất quan trọng cung cấp kịp thời thông tin cho việc chỉ đạo công tác phòng bệnh có hiệu quả và lợi ích kinh tế, đồng thời đưa ra những nhu cầu và tính khả thi của phương pháp phân tích, dữ liệu mới cần thiết lập để làm sáng tỏ hơn nữa những câu hỏi về dịch tễ học bệnh LMLM ở nước ta. 3
- PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH LMLM Bệnh Lở mồm long móng (LMLM), tên tiếng Anh là Foot and Mouth Disase (FMD), là bệnh truyền nhiễm cấp tính của các loài động vật móng guốc chẵn, bao gồm: trâu, bò, lợn, dê, cừu, loài linh dương, hươu, nai... (Diaz-San et al., 2016). Bệnh do vi rút thuộc họ Picornaviridae gây ra (Bachrach, 1968). Đây là loài vi rút có tính hướng thượng bì, do đó thường làm thủy hóa các tế bào thượng bì. Đặc trưng của bệnh LMLM là làm xuất hiện những mụn nước với các kích cỡ không đồng đều ở niêm mạc miệng, kẽ móng, gờ móng, trên bầu vú, đầu vú con cái và cuống của dạ cỏ. Khi mụn nước vỡ sẽ tạo ra các vết loét. Bệnh LMLM có tính chất lây lan rất nhanh, rất mạnh và ở phạm vi rộng, do đó bệnh có thể lây lan trong phạm vi một hoặc nhiều nước (Brito et al., 2015), gây ra các đợt dịch lớn trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đế n kinh tế xã hô ̣i của nhiề u nước thuô ̣c nhiề u châu lu ̣c trên thế giới (Farsang et al., 2013). Bệnh LMLM có tỷ lệ mắc bệnh cao, có thể tới 100% trong quần thể động vật cảm nhiễm (Cục Thú y, 2013). 2.2. LỊCH SỬ BỆNH LMLM 2.2.1. Tình hình dịch LMLM trên thế giới Năm 1514, bệnh LMLM lần đầu tiên được một nhà sư, tên là Hieronymous Frascastorius phát hiện và mô tả tại một ổ dịch xảy ra trên bò ở vùng Verona của nước Ý, sau đó bệnh được phát hiện ở các vùng Bắc Ý, Pháp, Anh và nhiều nước châu Âu khác (Jamal and Belsham, 2013). Năm 1897, hai nhà khoa học người Đức có tên là Loeffler và Frosch đã tìm ra tác nhân gây bệnh LMLM, đó là vi rút LMLM thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae. Tác nhân này được chứng minh là có thể qua được màng lọc (Loeffler and Frosch, 1898). Đến những năm đầu thế kỷ 20 (1920), nhiều công trình nghiên cứu chi tiết về bệnh này mới được thực hiện. Năm 1922, Valée và Carré phát hiện ra tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch chống vi rút (týp O và A), năm 1926 Waldman và Trautwein tìm ra vi rút týp C, Lawrence cũng phát hiện ra týp SAT1, SAT2, SAT3 từ các mẫu bệnh phẩm gửi đến từ châu Phi, týp Asia1 từ Ấn Độ, Miến Điện và Hồng Kông (Mahy, 2005). Ở châu Âu: cuối thế kỷ 19, bệnh xuất hiện ở Nga, sau đó lây lan nhanh sang nhiều nước châu Âu khác như Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Hung-ga-ri, Áo, 4
- Đan Mạch, Pháp, Ý làm cho hàng chục triệu con trâu bò mắc bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978). Từ 1951 đến 1954, dịch LMLM phát sinh ở Tây Đức, sau đó lây sang nhiều nước như Hà Lan, Bỉ, Luých-xăm-bua, Pháp, Anh, Ý, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Ba Lan. Năm 2000, Hy Lạp xảy ra 14 ổ dịch LMLM týp Asia1, theo kết quả điều tra nguyên nhân gây ra đợt bùng phát dịch này là do nhập lậu gia súc từ Thổ Nhĩ Kỳ (Samuel and Knowles, 2011). Năm 2001 dịch nổ ra ở vùng Đông Nam nước Anh, sau đó dịch lây lan ra khắp nước Anh, Scốt-len, xứ Uên, Bắc Ai-len, Cộng hoà Ai-len, Hà Lan và Pháp (OIE, 2001). Ở châu Mỹ: từ 1870 đến 1929, xuất hiện 9 ổ dịch tại các bang của Mỹ như New England, Maine (1880), Boston, New England (1884), chủ yếu là do nhập khẩu gia súc mang trùng từ nước khác. Năm 1870, dịch cũng phát ra ở Canada. Tại Mexico, dịch phát ra trong các năm 1946-1954. Tại Canada năm 1951-1952 và Argentina năm 1953 (Naranjo and Cosivi, 2013). Năm 2000 bệnh LMLM xảy ra ở Nam Bra-xin (týp O), Argentina (týp A), U-ru-guay (týp O), Bo-li-via (týp O và A), Co-lum-bia (týp O và A), Peru (týp A), Ecuado (týp O) (OIE, 2001). Ở châu Phi: dịch LMLM xảy ra tại nhiều nước, cả ở Bắc Phi và Nam Phi (Andersen, 1981). Năm 2001 dịch LMLM týp O xảy ra ở Uganda, tại Malawi (type SAT1), tại Zimbawe (type SAT2) (Couacy et al., 2006). Ở châu Á: dịch LMLM xảy ra khá trầm trọng. Bệnh phát sinh ở Ấn Độ (1929, 1952...), Inđônêxia (1952), Philippin (1902), Myanma (1936, 1948), Malayxia (1939), Thái Lan (1952), Campuchia (1931, 1946, 1952), Trung Quốc (1951) (Jamal and Belsham, 2013). Nhìn chung có 3 type thường xuyên gây bệnh LMLM ở khu vực các nước Đông Nam Á đó là týp O, A và Asia1 (Laurence, 2002). Năm 2000, tại châu Á có trên 30 quốc gia có bệnh LMLM. Các serotype huyết thanh lưu hành chủ yếu là týp O (24 quốc gia, trong đó có Việt Nam), týp A (6 quốc gia), Asia1 (Thái Lan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Grudia), SAT2 (ở Ảrập Xê- út, Ku-uết), một số quốc gia khác (Ác-men-nia, Azer-bai-jan, Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ấn Độ) chưa xác định được týp vi rút (Thomson, 2002). Năm 2005, bệnh LMLM đã xảy ra ở Brazil (týp O), Colombia (týp A), Nga, Trung Quốc, Hồng Kông và Mông Cổ (týp Asia 1), Botswana (týp SAT 2), Congo (týp SAT 1,2, 3 và A). Sự xuất hiện gần đây của týp Asia 1 ở Trung Quốc, Hồng Kông, Mông Cổ, Nga cùng với sự có mặt của serotype này ở Ấn Độ, Iran và Pakistan cho thấy rằng chủng Asia 1 có thể lây lan khắp châu Á. Týp C 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p | 475 | 165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 362 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
165 p | 242 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt
161 p | 215 | 50
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
166 p | 246 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p | 250 | 36
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p | 208 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p | 175 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 154 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p | 159 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p | 258 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p | 140 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p | 27 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p | 175 | 15
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định phương pháp tối ưu trong nghiên cứu tái sinh và nhân giống cây lan hài (Paphiopedilum sp.)
292 p | 143 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
24 p | 123 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 14 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p | 117 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn