intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu dịch tễ học của bệnh sán dây trên chó tại một số tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long và biện pháp phòng trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

21
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm dịch tễ và yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó tại các tỉnh ĐBSCL; đề xuất biện pháp tẩy trừ bệnh sán dây trên chó tại các tỉnh ĐBSCL. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết đề tài!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu dịch tễ học của bệnh sán dây trên chó tại một số tỉnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long và biện pháp phòng trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN PHI BẰNG MSHV: P1014001 NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH SÁN DÂY TRÊN CHÓ TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62 64 01 02 CẦN THƠ, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN PHI BẰNG NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH SÁN DÂY TRÊN CHÓ TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA BỆNH VẬT NUÔI MÃ NGÀNH: 62 64 01 02 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS.TS. NGUYỄN HỮU HƢNG CẦN THƠ, 2020
  3. LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ, động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè và các bạn sinh viên, cùng một số cơ quan tổ chức và cũng đã hoàn thành luận án. Xin gửi lòng tri ân đến ba mẹ - đấng sinh thành - cùng anh chị em trong gia đình thân yêu luôn là nguồn động lực thúc đẩy tôi nỗ lực và phấn đấu. Cảm ơn vợ đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian học tập thật tốt. Tất cả những ngƣời thân yêu nhất đã dành cho tôi tất cả tình yêu, sự khuyến khích và ủng hộ tôi trong chặng đƣờng học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ. Xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Hữu Hƣng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Đặc biệt, thầy là ngƣời truyền cho tôi lòng nhiệt huyết và niềm đam mê khoa học, khơi dậy trong tôi sự tự tin, nỗ lực, cố gắng không ngừng và không chùn bƣớc trƣớc những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện luận án tiến sĩ. Tôi cũng không thể nào quên sự ủng hộ và hƣớng dẫn tận tình của cô Nguyễn Hồ Bảo Trân, Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy và cô đã dành nhiều thời gian, công sức giúp tôi có định hƣớng đúng đắn trong học tập và nghiên cứu. Tôi luôn luôn ghi nhớ công ơn và tình cảm của PGS.TS Trần Đình Từ, PGS. TS Võ Lâm những ngƣời thầy luôn dõi theo và nâng đỡ tôi trong suốt thời thực hiện và hoàn thành luận án. Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám Hiệu Trƣờng Đại học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp, Khoa Sau Đại học, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học luôn quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành tiến trình học tập và nghiên cứu. Xin ghi nhớ công ơn của quý Thầy, Cô Khoa Nông nghiệp đã hết lòng truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học. Xin cảm ơn và chia sẽ nghiên cứu này đến các bạn, các em sinh viên Bộ môn Thú Y, khoa Nông nghiệp; phòng thí nghiệm Sinh học phân tử của Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ. Các anh, chị, bạn nghiên cứu sinh, học viên cao học và các em sinh viên Đại học đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu; đã chia sẻ những khó khăn, khuyến khích và động viên tôi trong suốt thời gian qua. Các cán bộ Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh, trạm Chăn nuôi Thú y huyện, ban lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật trại, các hộ chăn nuôi ở tỉnh An Giang, Bến i
  4. Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong việc thu thập mẫu. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học An Giang, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên Thiên nhiên, trƣờng Đại học An Giang đã tạo điều kiện để tôi đƣợc tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, các bạn đồng nghiệp đã không ngừng động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập. Cuối cùng xin kính chúc tất cả mọi ngƣời thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Nguyễn Phi Bằng ii
  5. TÓM LƢỢC Đề tài đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu dịch tễ học của bệnh sán dây trên chó tại một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các biện pháp phòng trị. Qua phƣơng pháp kiểm tra phân và mổ khám tìm sự hiện diện sán dây trên chó tại 6 tỉnh ĐBSCL (Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre) từ 2014 đến 2018 cho thấy, chó nhiễm sán dây với tỷ lệ nhiễm chung là 22,51% (đối với phƣơng pháp kiểm tra phân) và 25,86% (đối với phƣơng pháp mổ khám), với 5 loài sán dây đƣợc tìm thấy thuộc 2 bộ Cyclophyllidea và Pseudophyllidea là Dipylidium caninum, Taenia pisiformis, Taenia hydatigena, Spirometra mansoni, Diphyllobothrium latum, trong đó loài Dipylidium caninum có tỷ lệ nhiễm và cƣờng độ nhiễm cao nhất trên chó tại vùng khảo sát. Trong đó, chó có tỷ lệ nhiễm sán dây tăng dần theo lứa tuổi, thấp nhất là 1-12 tháng tuổi (12,10%), kế đến là lứa tuổi 13-24 tháng (20,64%) và cao nhất là >24 tháng (31,28%). Giống chó nội và lai có tỷ lệ nhiễm (25,40%) cao hơn giống ngoại (16,06%). Ngoài ra, chó nuôi tại ĐBSCL có tỷ lệ nhiễm sán dây chịu ảnh hƣởng tác động của các yếu tố nhƣ: vùng sinh thái, mùa trong năm, phƣơng thức nuôi, phƣơng thức vệ sinh gia súc, vệ sinh thú y, phƣơng thức cho ăn, kiểu lông, thể trạng của chó. Cƣờng độ nhiễm trung bình cao nhất là loài Dipylidium caninum (11,99±5,47 sán dây/chó), kế đến là Spirometra mansoni (7,21±3,36 sán dây/chó), Taenia pisiformis (3,06±1,36 sán dây/chó), Taenia hydatigena (3,38±1,23 sán dây/chó) và thấp nhất là Diphyllobothrium latum (2,23±1,37 sán dây/chó). Phân tích loài Dipylidium caninum qua đặc điểm hình thái và kỹ thuật sinh học phân tử qua khuếch đại vùng gene ITS và gene 28S. Nghiên cứu đối chiếu trình tự của nucleotide của đoạn gene ITS thu đƣợc từ mẫu cùng đoạn gene này trong Ngân hàng gene với 99% tƣơng đồng về kiểu gene sán dây trong nghiên cứu so với mẫu sán đã đƣợc đăng ký trong ngân hàng gene. Tỷ lệ tƣơng đồng của các mẫu sán dây Dipylidium caninum ở khu vực ĐBSCL dao động từ 99,3% đến 100%. Kết quả nghiên cứu xác định đƣợc vòng đời sán dây Dipylidium caninum trải qua 2 giai đoạn bên trong ký chủ trung gian Ctenocephalides và bên trong ký chủ chính (chó). Chu trình phát triển của ký chủ trung gian Ctenocephalides trải qua 6 giai đoạn trứng, larva 1, larva 2, larva 3, kén, bọ chét trƣởng thành. Cùng với thời gian biến đổi hình thái của ấu trùng sán dây Dipylidium caninum từ oncosphere thành cysticercoid bên trong ký chủ trung gian Ctenocephalides tƣơng đƣơng với thời gian hoàn thành vòng đời của Ctenocephalides trung bình là 20,9 ngày và thời iii
  6. gian phát triển từ cysticercoid thành sán trƣởng thành bên trong ký chủ chính trung bình là 29,5 ngày. Nghiên cứu bệnh lý ở chó nhiễm sán dây thể hiện triệu chứng lâm sàng phổ biến là ngứa cắn hậu môn, đồng thời chó bệnh sán dây thƣờng xuất hiện bệnh tích phổ biến nhất là xuất huyết cục bộ tại vị trí bám của đầu sán. Bệnh tích vi thể trên hệ tiêu hóa chó nhiễm sán dây Dipylidium caninum thể hiện tổn thƣơng trên niêm mạc ruột, cơ ruột và hạch bạch huyết ruột với dấu hiệu điển hình nhƣ đầu cầu lông nhung bong tróc, nhiều bạch cầu hiện diện trên niêm mạc ruột và áo cơ, viêm cơ và áo cơ ruột, viêm sợi huyết trên bề mặt niêm mạc, tăng sinh hạch bạch huyết. Chó nhiễm sán thƣờng có lƣợng bạch cầu tăng (13,83±1,63x103/mm3), trong khi đó hematocrit (6,62±0,65 g/dL) và hồng cầu (4,12±0,27x106/mm3) giảm hơn so với chó không nhiễm sán dây. Thuốc praziquantel và niclosamide có hiệu quả điều trị rất cao trong điều trị bệnh sán dây trên chó với tỷ lệ sạch sán 100% ở liều 10 mg/kg thể trọng đối với praziquantel và 150 mg/kg thể trọng đối với niclosamide. Thuốc ivermectine có tác dụng 100% số chó sạch bọ chét ở cả hai phƣơng thức cấp thuốc, nhỏ đƣờng sống lƣng và tiêm bắp ở liều 1 mg/3 kg thể trọng với 2 lần cấp thuốc, ngày 1 và lặp lại sau 7 ngày. Từ khóa: Chó, sán dây, D. caninum, tỷ lệ nhiễm, ĐBSCL iv
  7. ABSTRACT The project was conducted to study the epidemiology of tapeworms in dogs in several provinces at Mekong Delta and prevention measures. The aim of thesis are as followed: -Identifying the species, distribution, biological characteristics and influential factors to the tapeworm infection rate in dog the Mekong Delta. Suggesting the treatment methods for infected dog in Mekong Delta. The results show that dogs in 6 provinces of the Mekong Delta were tapeworm infection with the overall rate of 22.51% (for fecal examination) and 25.86% (for necropsy method), There are 5 species of tapeworm have been found which belong to 2 orders Cyclophyllidea and Pseudophylidea consisting of: Dipylidium caninum, Taenia pisiformis, Taenia hydatigena, Spirometra mansoni, Diphyllobothrium latum. Among the species, Dipylidium caninum was found to have the highest infection rate and intensity in canines in the surveyed area. In particular, canines have the rate of tapeworm infection increasing with age, the lowest is 1-12 months of age (12.10%), followed by the age group of 13-24 months (20.64%) and the highest is over 24 months (31.28%). Domestic and cross canine breeds have higher infection rate (25.40%) than foreign canine breeds (16.06%). In addition, canine raised in the Mekong Delta have a rate of tapeworm infection affected by factors such as: ecological zone, season of the year, breeding methods, pet caring methods, veterinary hygiene, feeding methods, hair characteristic, canine fitness. The tapeworm necropsy method had similar infection rate with the stool test (25.86%) with the highest average intensity of infection was Dipylidium caninum (11.99 ± 5.47 tapeworm/dog), respectively. Which are Spirometra mansoni (7.21 ± 3,36 tapeworm/dog), Taenia pisiformis (3.06 ± 1.36 tapeworm/dog), Taenia hydatigena (3.38 ± 1.23 tapeworm/dog) and the lowest is Diphyllobothrium latum (2.23 ± 1.37 tapeworm/dog). Analysis of Dipylidium caninum identification by morphological characteristics and molecular biology techniques through amplification of ITS and 28S gene regions. The study collated the sequence of nucleotides of the ITS gene segment from the same gene segment in the GenBank with 99% of the tapeworm genotypes in the study compared with the tapeworm samples registered in the GeneBank. The similarity rate of the samples of Dipylidium caninum in the Mekong Delta region ranged from 99.3% to 100%. The results of the study determined that the life cycle of the tapeworm Dipylidium caninum has 2 stages inside the intermediate host (Ctenocephalides) and inside the final host (dog). Ctenocephalides canis life cycle through 6 stages of egg, 1st stage larva, 2nd stage larva, 3rd stage larva, cocoons, adult fleas. The morphological transformation time of the tapeworm larvae Dipylidium caninum from oncosphere to cysticercoid inside v
  8. Ctenocephalides was equivalent to the average completion time of Ctenocephalides life cycle of 20.9 days and development time from cysticercoid to adult tapeworm in final host had an average of 29.5 days. Pathological research in canine infected D. caninum with tapeworms shows common clinical symptoms such as itchy anus, diarrhea. The canine with D. caninum tapeworm diseases often appears to have the most common gross lesions in small intestine which are localized hemorrhage at the site of the hook of the tapeworm, inflammatory bowel. Microscopic lesions in the digestive system of canines infected with Dipylidium caninum tapeworm that showed lesions in the mucosal surface of the small intestine, intestinal muscle and mesenteric lymphadenitis. These typical injuries were peeling off villi of intestinal myositis, precence of many leukocytes in the submucosal of small intestine, fibrinotis on mucosal surfaces, enlarged lymph nodes. Regarding changes in canine complete blood counts, infected canines often had increased white blood cell counts (13.83±1.63 103/mm3), while hematocrit (6.62 ± 0.65 g/dL) and erythrocytes (4.12±0.27 106/mm3) was reduced compared to canines without tapeworm. Praziquantel and niclosamide have a very high therapeutic effect in treating tapeworm infection in canines with a rate of 100% of canines cured at a dose of 10 mg/kg body weigh for praziquantel and 150 mg/kg body weigh for niclosamide. The ivermectine is 100% effective against all flea bites in both drug delivery, transdermal, and intramuscular injections at a dose of 1 mg/3kgP with two injection of the first day and repeated after 7 days. Keywords: Canines, tapeworms, rate of infection, Mekong Delta. vi
  9. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh Nguyễn Phi Bằng với sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hữu Hƣng. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố bởi tác giả khác trong bất kỳ công trình nào trƣớc đây. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học Tác giả luận án PGS.TS NGUYỄN HỮU HƢNG NGUYỄN PHI BẰNG vii
  10. MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i TÓM LƢỢC ....................................................................................................... i ABSTRACT ....................................................................................................... v LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ vii MỤC LỤC ...................................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ xi DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ xiii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... xv CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3 Ý nghĩa khoa học ......................................................................................... 2 1.4 Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................... 2 1.5 Những đóng góp mới của luận án ................................................................ 2 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3 2.1 Sán dây và bệnh sán dây .............................................................................. 3 2.1.1 Phân loại sinh học sán dây ........................................................................ 3 2.1.2 Đặc điểm hình thái sán dây ....................................................................... 3 2.1.3 Đặc điểm sinh học sán dây ....................................................................... 7 2.1.4 Bệnh sán dây trên chó ............................................................................... 8 2.2 Sán dây trên chó ......................................................................................... 10 2.2.1 Phân loại sinh học các loài sán dây ký sinh trên chó .............................. 10 2.2.2 Đặc điểm hình thái một số loài sán dây ký sinh trên chó ....................... 11 2.3 Đặc điểm ký chủ trung gian của sán dây Dipylidium caninum ................. 25 2.3.1 Đặc điểm phân loại và hình thái Ctenocephalides ................................. 25 2.3.2 Vòng đời của Ctenocephalides ............................................................... 28 2.4 Các phƣơng pháp chẩn đoán sán dây trên chó........................................... 28 2.4.1 Chẩn đoán sán dây khi còn sống............................................................. 28 2.4.2 Phƣơng pháp chẩn đoán trên con vật chết .............................................. 31 2.5 Các phƣơng pháp xác định loài sán dây .................................................... 32 2.5.1 Phƣơng pháp xác định loài sán dây bằng đặc điểm hình thái học .......... 32 2.5.2 Phƣơng pháp xác định loài sán dây bằng sinh học phân tử .................... 32 2.6 Thuốc tẩy trừ sán dây và ký chủ trung gian phổ biến trên chó .................. 37 2.6.1 Praziquantel ............................................................................................ 37 2.6.2 Niclosamide ............................................................................................ 39 2.6.3 Ivermectine ............................................................................................. 41 2.7 Tình hình nghiên cứu về bệnh sán dây ký sinh trên chó trên thế giới và trong nƣớc ........................................................................................................ 42 viii
  11. 2.7.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 42 2.7.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc ........................................................ 45 2.8 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên, xã hội Đồng Bằng Sông Cửu Long .... 48 2.8.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên .................................................................. 49 2.8.2 Tình hình nuôi chó tại các tỉnh ĐBSCL ................................................. 50 CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 52 3.1 Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 52 3.1.1 Xác định đặc điểm dịch tễ của sán dây trên chó tại các tỉnh ĐBSCL .... 52 3.1.2 Xác định loài sán dây D. caninum bằng đặc điểm hình thái học và sinh học phân tử trên chó tại các tỉnh ĐBSCL ........................................................ 52 3.1.3 Nghiên cứu xác định vòng đời của loài sán dây D. caninum ................. 52 3.1.4 Nghiên cứu bệnh lý học trên chó nhiễm sán dây D. caninum ................ 52 3.1.5 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh sán dây trên chó ........................ 52 3.2 Thời gian, địa điểm, đối tƣợng nghiên cứu................................................ 53 3.3 Dụng cụ và hóa chất................................................................................... 54 3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 54 3.4.1 Xác định đặc điểm dịch tễ của sán dây trên chó tại các tỉnh ĐBSCL .... 54 3.4.2 Xác định loài một số đặc điểm hình thái học và sinh học phân tử sán dây Dipylidium caninum trên chó tại các tỉnh ĐBSCL .......................................... 59 3.4.3 Nghiên cứu vòng đời sán dây Dipylidium caninum ............................... 66 3.4.4 Nghiên cứu bệnh lý trên chó nhiễm sán dây D. caninum ....................... 68 3.4.5 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh sán dây D. caninum trên chó ..... 70 3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu ......................................................................... 73 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LU N................................................... 74 4.1 Kết quả tình hình nhiễm sán dây trên chó tại các tỉnh ĐBSCL và các yếu tố nguy cơ............................................................................................................. 74 4.1.1 Kết quả kiểm tra phân ............................................................................. 74 4.1.2 Kết quả mổ khám .................................................................................... 88 4.2 Kết quả định danh phân loại loài sán dây Dipylidium caninum chủ yếu gây tác hại trên chó tại ĐBSCL .............................................................................. 94 4.2.1 Phân loại định danh bằng hình thái học .................................................. 94 4.2.2 Phân loại định danh bằng kỹ thuật sinh học phân tử ............................. 97 4.3 Kết quả nghiên cứu vòng đời của sán dây Dipylidium caninum và chu trình phát triển của ký chủ trung gian (Ctenocephalides canis)............................. 103 4.3.1 Nghiên cứu chu trình phát triển của Ctenocephalides canis ............... 103 4.3.2 Khảo sát tỷ lệ nhiễm và thời gian biến đổi hình thái của ấu trùng sán dây trong ký chủ trung gian .................................................................................. 107 4.3.3 Thời gian hoàn thành vòng đời và tỷ lệ phát triển của cysticercoid thành sán dây trƣởng thành ...................................................................................... 109 ix
  12. 4.4 Kết quả nghiên cứu đặc điểm bệnh lý trên chó bệnh sán dây Dipylidium caninum .......................................................................................................... 113 4.4.1 Triệu chứng lâm sàng trên chó nhiễm sán dây Dipylidium caninum ... 113 4.4.2 Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể, vi thể và biến đổi sinh lý máu trên chó nhiễm sán dây.......................................................................................... 114 4.5 Kết quả thử nghiệm hiệu quả của một số thuốc tẩy trừ sán dây trên chó 120 4.5.1 Hiệu quả của các loại thuốc tẩy trừ sán dây trên chó ........................... 120 4.5.2 Hiệu quả thuốc ivermectine trong tẩy trừ và khống chế bọ chét trên chó ........................................................................................................................ 124 CHƢƠNG 5. KẾT LU N VÀ ĐỀ XUẤT .................................................... 126 5.1 Kết luận .................................................................................................... 126 5.2 Đề xuất ..................................................................................................... 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 128 PHỤ LỤC A................................................................................................... 142 PHIẾU ĐIỀU TRA TRÊN CHÓ ................................................................... 142 PHỤ LỤC B: XỬ LÝ THỐNG KÊ ............................................................... 145 PHỤ LỤC C: GIẢI TRÌNH TỰ DNA ........................................................... 166 PHỤ LỤC D: HÌNH ẢNH SÁN DÂY VÀ KÝ CHỦ TRUNG GIAN ĐIỂN HÌNH THU NH N ĐƢỢC TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ........... 170 PHỤ LỤC E: CÁC GIỐNG CHÓ PHỔ BIẾN .............................................. 181 x
  13. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Sự khác nhau của bộ Cyclophyllidea và bộ Pseudophyllidea ............ 6 Bảng 2.2 Thông tin biệt dƣợc praziquantel ..................................................... 37 Bảng 2.3 Thông tin biệt dƣợc niclosamide ...................................................... 39 Bảng 2.4 Tổng đàn chó nuôi tại các tỉnh ĐBSCL ........................................... 50 Bảng 3.1 Phân bố mẫu điều tra ........................................................................ 54 Bảng 3.2 Phân bố mẫu khảo sát theo giống, lứa tuổi, phƣơng thức nuôi, mùa vụ và vùng sinh thái ......................................................................................... 55 Bảng 3.3 Mẫu sán dây và vùng gene khuếch đại đƣợc sử dụng trong nghiên cứu.................................................................................................................... 62 Bảng 3.4 Trình tự primer tƣơng ứng với gene .............................................. 633 Bảng 3.5 Chu kỳ nhiệt cho phản ứng PCR ...................................................... 63 Bảng 3.6 Thành phần mix cho một phản ứng PCR ........................................ 64 Bảng 3.7 Các mẫu sán dây trong Ngân hàng gene cung cấp chuỗi ITS-1 sử dụng trong nghiên cứu ..................................................................................... 65 Bảng 3.8 Xác định tỷ lệ sạch bệnh của chó nhiễm sán dây Dipylidium caninum sau điều trị bằng praziquantel và niclosamide ................................................. 71 Bảng 3.9 Bố trí nghiệm thức dùng thuốc ivermectine trong điều trị bọ chét trên chó .................................................................................................................... 73 Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó tại các tỉnh ĐBSCL ........................... 74 Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó giữa thành thị và nông thôn .............. 75 Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm các loài sán dây trên chó tại các tỉnh ĐBSCL.............. 76 Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó theo lứa tuổi tại các tỉnh ĐBSCL ...... 78 Bảng 4.5 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó theo nhóm giống chó tại các tỉnh ĐBSCL............................................................................................................. 79 Bảng 4.6 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó theo vùng sinh thái tại các tỉnh ĐBSCL .......................................................................................................................... 80 Bảng 4.7 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó theo giới tính, mùa vụ ....................... 81 Bảng 4.8 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó theo phƣơng thức nuôi ...................... 82 Bảng 4.9 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó theo phƣơng thức vệ sinh gia súc ..... 83 Bảng 4.10 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó theo chu kỳ tẩy sán dây định kỳ của chủ nuôi............................................................................................................ 84 Bảng 4.11 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó theo phƣơng thức cho ăn của chủ nuôi .......................................................................................................................... 85 Bảng 4.12 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó theo kiểu lông ................................. 86 Bảng 4.13 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó theo thể trạng chó ............................ 87 Bảng 4.14 Tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó theo lứa tuổi tại các địa điểm khảo sát .......................................................................................................................... 88 xi
  14. Bảng 4.15 Tỷ lệ nhiễm ghép sán dây trên chó tại các tỉnh khảo sát ................ 89 Bảng 4.16 Thành phần loài sán dây trên chó theo lứa tuổi tại các tỉnh ĐBSCL .......................................................................................................................... 90 Bảng 4.17 Cƣờng độ nhiễm các loài sán dây trên chó (sán dây/chó) .............. 92 Bảng 4.18 Một số đặc điểm hình thái Dipylidium caninum ............................ 94 Bảng 4.19 Kết quả theo dõi các yếu tố nhiệt độ và ẩm độ ảnh hƣởng đến tỷ lệ nở của trứng Ctenocephalides canis trong 7 ngày ......................................... 103 Bảng 4.20 Kết quả theo dõi đặc điểm hình thái và kích thƣớc của ấu trùng Ctenocephalides canis qua các giai đoạn ...................................................... 103 Bảng 4.21 Kết quả thời gian phát triển của Ctenocephalides canis trong các giai đoạn khác nhau ở nhiệt độ từ 25-28oC với ẩm độ từ 75-80% ................ 105 Bảng 4.22 Tỷ lệ biến đổi hình thái trung bình của ấu trùng sán dây ............. 107 Bảng 4.23 Khảo sát thời gian hoàn thành vòng đời và tỷ lệ phát triển của cysticercoid thành sán dây trƣởng thành ....................................................... 109 Bảng 4.24 Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên chó nhiễm sán dây Dipylidium caninum ....................................................................................... 113 Bảng 4.25 Tỷ lệ và tần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng ở chó nhiễm sán dây ........................................................................................................... 114 Bảng 4.26 So sánh một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó nhiễm và không nhiễm sán dây D. caninum ........................................................................................ 118 Bảng 4.27 Tỷ lệ chó sạch sán sau tẩy trừ của thuốc praziquantel và niclosamide tẩy trừ sán dây thí nghiệm ......................................................... 120 Bảng 4.28 Tỷ lệ sạch bệnh sán dây của chó qua cƣờng độ cảm nhiễm sau khi tẩy trừ bằng thuốc praziquantel ..................................................................... 121 Bảng 4.29 Đánh giá hiệu lực niclosamide qua cƣờng độ cảm nhiễm của chó nhiễm sán dây sau tẩy trừ .............................................................................. 123 Bảng 4.30 Kết quả thử nghiệm của ivermectine trong tẩy trừ và khống chế bọ chét trên chó ................................................................................................... 124 xii
  15. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.1 Đầu sán dây và cấu tạo đốt sán ........................................................... 5 Hình 2.2 Cấu tạo bên trong của đốt sán dây ...................................................... 5 Hình 2.3 Trứng của lớp Cestoda ........................................................................ 6 Hình 2.4 Các bộ phận của sán dây Dipylidium caninum ................................. 11 Hình 2.5 Các bộ phận cấu tạo của sán dây Dipylidium caninum .................... 11 Hình 2.6 Cấu tạo túi trứng và đốt chữa của Dipylidium caninum ................... 12 Hình 2.7 Vòng đời sán dây Dipylidium caninum ............................................ 13 Hình 2.8 Các bộ phận của sán dây Spirometra mansoni ................................. 14 Hình 2.9 Vòng đời của sán dây Spirometra mansoni ...................................... 15 Hình 2.10 Các dạng hình thái của D. latum ..................................................... 17 Hình 2.11 Vòng đời phát triển của D. latum ................................................... 18 Hình 2.12 Các dạng hình thái của Taenia hydatigena ..................................... 20 Hình 2.13 Vòng đời sán dây Taenia hydatigena ............................................. 21 Hình 2.14 Các dạng hình thái của Taenia pisiformis ...................................... 22 Hình 2.15 Trứng Taenia pisiformis và đốt trƣởng thành (Bloch, 1780) ......... 22 Hình 2.16 Vòng đời sán dây Taenia pisiformis ............................................... 23 Hình 2.17. Sự khác biệt về hình thái giữa giác bám, đốt sinh dục và đốt chửa của loài Taenia pisiformis và Taenia hydatigena (Soulsby, 1982) ................. 24 Hình 2.18. Sự khác biệt về hình thái và tƣơng quan kích thƣớc giữa các đốt chửa của loài sán dây Taeani spp. (Soulsby, 1982) ......................................... 24 Hình 2.19 Cấu tạo và các dạng hình thái của bọ chét ...................................... 26 Hình 2.20 Đặc điểm phân biệt C. canis và C. felis .......................................... 27 Hình 2.21 Vòng đời của Ctenocephalides ....................................................... 28 Hình 2.22 Các bƣớc trong kỹ thuật ELISA gián tiếp ...................................... 31 Hình 2.23 Nguyên tắc của PCR là nhân bản DNA đích qua các chu kỳ nhiệt 33 Hình 2.24 Sơ đồ khối minh họa nguyên tắc hoạt động của máy luân nhiệt với buồng ủ nhiệt bằng khí..................................................................................... 33 Hình 2.25 Polymerase nhận diện đƣợc nucleotide ở đầu 3’ của mồi bắt cặp với nucleotide ở sợi khuôn nên trƣợt đƣợc trên sợi khuôn để tổng hợp sợi bổ sung. .......................................................................................................................... 36 Hình 2.26 Sơ đồ hệ gene nhân tế bào .............................................................. 37 Hình 2.27 Mô phỏng sơ đồ hệ gene ty thể ....................................................... 37 Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý các tỉnh khảo sát trong nghiên cứu .................... 53 Hình 3.2 Mô tả phƣơng pháp xác định tỷ suất chênh ...................................... 56 Hình 3.3 Sơ đồ thí nghiệm phân tích đặc điểm hình thái và sinh học phân tử của sán dây D. caninum ................................................................................... 59 Hình 3.4 Dipylidium caninum .......................................................................... 60 Hình 3.5 Đốt lƣỡng tính D.caninum ................................................................ 61 xiii
  16. Hình 3.6 Trứng sán dây Dipylidium caninum ................................................ 61 Hình 4.1 Hình thái loài sán dây Dipylidium caninum ..................................... 95 Hình 4.2 Kết quả điện di sản phẩm PCR bằng gene ITS1............................... 97 Hình 4.3 Sắc phổ chuỗi trình tự gene ITS1 của loài D. caninum thu thập đƣợc tại các tỉnh ĐBSCL .......................................................................................... 98 Hình 4.4 Kết quả Blast trình tự nucleotide của sán dây D.caninum gene ITS1 trên NCBI ......................................................................................................... 98 Hình 4.5 Mức độ tƣơng đồng trình tự nucleotide của các mẫu D. caninum thu thập tại các tỉnh ĐBSCL .................................................................................. 99 Hình 4.6 Kết quả điện di sản phẩm PCR bằng gene 28S .............................. 100 Hình 4.7 Kết quả Blast trên của trình tự nucleotide của sán dây Dipylidium caninum bằng gene 28S rDNA trên NCBI .................................................... 100 Hình 4.8 Sơ đồ phả hệ về quan hệ di truyền của các mẫu sán tại các tỉnh ĐBSCL và mẫu đƣợc đăng ký trên NCBI ..................................................... 102 Hình 4.9 Các dạng hình thái trứng và ấu trùng thu thập trong nghiên cứu ... 104 Hình 4.10 Các dạng hình thái Ctenocephalides canis từ ấu trùng đến trƣởng thành............................................................................................................... 104 Hình 4.11. Kết quả biến đổi hình thái và hoàn thành vòng đời của Ctenocephalides canis thu thập từ nghiên cứu .............................................. 106 Hình 4.12 Oncosphere chuẩn bị gây nhiễm................................................... 108 Hình 4.13 Chó thải đốt sán qua phân và đốt sán dính ở hậu môn ................. 109 Hình 4.14 Thu thập phân chó thí nghiệm và gạn rữa đốt sán ........................ 109 Hình 4.15 D. caninum trong hệ tiêu hóa chó thí nghiệm............................... 110 Hình 4.16 Thu thập và đếm số lƣợng sán dây trƣởng thành.......................... 110 Hình 4.17 Sơ đồ tóm tắt vòng đời của sán dây Dipylidium caninum ............ 111 Hình 4.18 Mổ khám bệnh tích trên chó nhiễm sán dây ................................. 116 Hình 4.19 Các thể bệnh tích trên ruột non của chó nhiễm sán dây và các vết loét ở ruột non ................................................................................................ 116 Hình 4.20 Xuất huyết và xuất tiết chất nhầy ở ruột non của chó nhiễm sán dây ........................................................................................................................ 116 Hình 4.21 Viêm và tổn thƣơng niêm mạc ruột .............................................. 117 Hình 4.22 Viêm và tổn thƣơng niêm mạc cơ ruột ......................................... 117 Hình 4.23 Hạch bạch huyết ruột sƣng to ....................................................... 117 xiv
  17. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh đầy đủ Nghĩa/tên tiếng việt ĐBSCL Mekong delta Đồng bằng sông Cửu Long CDC Center for Disease Control Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa and Prevention dịch bệnh Hoa Kỳ CĐCNTTT Cƣờng độ cảm nhiễm trƣớc tẩy trừ DNA Deoxyribonucleic acid A xít deoxyribonucleic RNA Ribonucleic acid A xít ribonucleic CYS Ấu trùng sán dây bộ viên Cysticercoid diệp COX1 Cytochrome c Oxidase Một gene thuộc hệ gene thể subunit I dNTP Deoxynucleoside Đơn vị cấu tạo nên DNA triphosphates D. caninum Dipylidium caninum Sán dây hạt dƣa D. latum Diphyllobothrium latum Sán dây hai rãnh ĐGN Đợt gây nhiễm ELISA Enzyme linked Phản ứng miễn dịch gắn men immunosorbent assay GABA Gama amino butyric acid LAMP Loop Amplification Kỹ thuật khếch đại đẳng nhiệt DNA Mediated Isothermal Nad1 Nicotinamide Một gene thuộc hệ ty thể dehydrogenease subunit 1 NCBI National Center for Trung tâm quốc gia thông tin công Biotechnology Information nghệ sinh học NTP Nucleoside triphosphate Ribônuclêôtit OR Odd Ratio Tỷ suất chênh PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi polymerase S. mansoni Spirometra mansoni Sán nhái SBCN Số bọ chét nhiễm SCSS Số chó sạch sán SCTN Số chó thí nghiệm SMKT Số mẫu kiểm tra SMN Số mẫu nhiễm sp. Species Số ít loài spp. Species plural Số nhiều loài T. hydatigena Taenia hydatigena Sán dây TGTĐS Thời gian thải đốt sán xv
  18. TLATPTTSTT Tỷ lệ ấu trùng phát triển thành sán trƣởng thành TLGTĐS Tỷ lệ giảm thải đốt sán TLN Tỷ lệ nhiễm TroCCAP Tropical Council for Hƣớng dẫn chẩn đoán, điều trị và Companion Animal kiểm soát nội ký sinh trên chó ở vùng Parasites nhiệt đới WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới WSAVA World Small Animal Hiệp hội thú y thú nhỏ thế giới Veterinary Association xvi
  19. CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Loài chó đƣợc con ngƣời thuần hóa từ rất sớm và đƣợc nuôi rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới, ít nhất cũng 10.000 năm. Nhiều nghiên cứu cho thấy chó có mối gắn kết rất thân thiết với trẻ em trong gia đình, mang lại nhiều niềm vui cho các thành viên trong gia đình (Paul et al., 1996). Hiện nay số lƣợng chó nuôi ở nƣớc ta tại các hộ gia đình rất lớn, có đến hơn 9 triệu con, trong khi đó Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 1,1 triệu con chiếm hơn 12% tổng đàn của cả nƣớc (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016). Chó là ngƣời bạn thân thiết và gần gũi nhất của con ngƣời nên chó cũng là một trong những nguồn truyền lây bệnh từ động vật truyền sang ngƣời. Trong đó, bệnh do sán dây trên chó là bệnh tiềm tàng gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của chó và cả con ngƣời. Việc lây nhiễm bệnh từ động vật cƣng này đƣợc cảnh báo từ rất lâu, ký sinh trùng từ chó sang ngƣời là rất dễ dàng nếu nhƣ chó nuôi bị nhiễm sán, trong đó có thể bệnh ấu trùngrất phức tạp và rất khó điều trị, đặc biệt là trẻ nhỏ (Huỳnh Hồng Quang, 2010a). Việc phòng bệnh cho thú cƣng của mình đang rất đƣợc ngƣời nuôi quan tâm và kiểm soát chặt chẽ bằng các loại vaccine đã góp phần hạn chế rất lớn sự bùng nổ của các bệnh truyền nhiễm nhƣng bệnh ký sinh trùng đặc biệt là bệnh do sán dây gây ra vẫn tồn tại và rất ít đƣợc quan tâm. Một số bệnh sán dây ký sinh trên chó còn có khả năng lây lan sang ngƣời có thể kể đến nhƣ Dipylidium caninum, Spirometra mansoni, Taenia hydatigena… Bệnh thƣờng ở dạng tiềm ẩn với cƣờng độ cảm nhiễm thấp dễ dẫn đến sự lơ là và chẩn đoán nhầm lẫn nếu không có các phƣơng pháp chẩn đoán chuyên biệt. Hiện nay, việc kiểm soát vệ sinh thú y trong chăn nuôi chó và kiểm soát giết mổ vẫn chƣa đƣợc nhiều địa phƣơng quan tâm đúng mức nên nguy cơ lây lan bệnh sán dây và bệnh ấu trùng trên chó sẽ rất lớn. Bệnh cũng xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển và cả những nƣớc phát triển gây ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe của con ngƣời và nền kinh tế của nhiều quốc gia (Agnieszka Tylkowska et al., 2010; Jahangir Abdi et al., 2013). Ở Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn đa số chó đƣợc nuôi bằng phƣơng thức thả tự do nên sán dây rất dễ lây lan, trứng sán theo phân phát tán khắp nơi, bệnh sán dây xuất hiện nhiều nơi và có xu hƣớng gia tăng gây ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng (Lê Trần Anh và Nguyễn Khắc Lực, 2013). Chính vì những lý do trên, với mong muốn cần có những cơ sở khoa học nhằm giúp cho chúng ta có cái nhìn và sự quan tâm đúng mức và để có các biện pháp phòng bệnh do sán dây gây ra. Đề tài 1
  20. “NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH SÁN DÂY TRÊN CHÓ TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ” đƣợc tiến hành. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định đặc điểm dịch tễ và yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ nhiễm sán dây trên chó tại các tỉnh ĐBSCL. Đề xuất biện pháp tẩy trừ bệnh sán dây trên chó tại các tỉnh ĐBSCL 1.3 Ý nghĩa khoa học Là công trình nghiên cứu có hệ thống về sán dây trên chó; xác định tình hình nhiễm bệnh và các yếu tố liên quan đến sự phân bố của mầm bệnh. Xác định loài sán dây chủ yếu gây tác hại trên chó bằng hình thái học và sinh học phân tử sử dụng RADP-PCR và giải trình tự gene. Là công trình đầu tiên ở ĐBSCL nghiên cứu vòng đời sán dây trên chó, nghiên cứu bệnh lý trên chó, điều trị thử nghiệm và đề ra biện pháp tẩy trừ. Cung cấp thêm tƣ liệu khoa học về loài Dipylidium caninum ký sinh trên chó ở ĐBSCL, đồng thời bổ sung thông tin khoa học cho các giáo trình thú y phục vụ công tác giảng dạy. 1.4 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả luận án là cơ sở khoa học để khuyến cáo ngƣời nuôi chó ở ĐBSCL, các yếu tố có ảnh hƣởng đến sự phân bố bệnh và các biện pháp phòng trị hữu hiệu nhằm giảm thiểu các tác động có hại của loài sán dây gây tác hại trên chó mà những loài này có khả năng truyền lây cho ngƣời. 1.5 Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình đầu tiên ở khu vực ĐBSCL xác định các đặc điểm dịch tễ học bệnh sán dây trên chó và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tỷ lệ nhiễm sán dây ký sinh. Xác định sán dây Dipylidium caninum trên chó bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự gene ở ĐBSCL và là công trình đầu tiên xác định thành phần ký chủ trung gian, mô tả vòng đời của loài sán dây Dipylidium caninum trên chó tại ĐBSCL và mô tả bệnh lý học của sán dây D. caninum gây ra trên chó. 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2