Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua. Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ MINH THU QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NUÔI TÔM VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ MINH THU QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NUÔI TÔM VEN BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Đình Thao Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Thị Minh Thu i
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình từ các giảng viên, nhà khoa học, sự động viên giúp đỡ từ bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: - PGS. TS. Trần Đình Thao, Người hướng dẫn khoa học, Thầy đã tận tình định hướng và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài; - Tập thể Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế & PTNT (đơn vị công tác cũ của tôi) đã động viên, khích lệ tôi tham gia vào quá trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn ở bậc học Tiến sĩ và định hướng lựa chọn chủ đề nghiên cứu này; - Tập thể Bộ môn Kế hoạch và Đầu tư, Khoa Kinh tế & PTNT (đơn vị tôi đang công tác) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và sinh hoạt chuyên môn tại Bộ môn; - Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ở các nhiệm kỳ đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác, học tập và nghiên cứu; - Các giảng viên, nhà khoa học và đồng nghiệp đã nghiêm túc góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Về phía địa phương, tôi xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan đơn vị và cá nhân các cấp ở tỉnh Nam Định, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng đầu vào cho nuôi trồng thuỷ sản tại vùng ven biển Nam Định, các đại lý cung ứng đầu vào, các tác nhân thu gom và tiêu thụ tôm thương phẩm, đặc biệt là chủ các cơ sở nuôi tôm và lao động trực tiếp nuôi tôm đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin trong suốt thời gian dài thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đặc biệt là chồng và các con yêu dấu của tôi đã luôn sát cánh đồng hành, động viên và khuyến khích tôi học tập và hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2020 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Minh Thu ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục đồ thị............................................................................................................... ix Danh mục hình, sơ đồ ...................................................................................................... xi Danh mục hộp ................................................................................................................. xii Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiii Thesis abstract ................................................................................................................ xv Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 4 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................ 5 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 6 1.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 6 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 6 Phần 2. Tổng quan về rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp, nuôi tôm ven biển ................................................................................................................ 7 2.1. Cơ sở lý luận về rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp, nuôi tôm ven biển ................................................................................................................. 7 2.1.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................................... 7 2.1.2. Vai trò của quản lý rủi ro trong nông nghiệp...................................................... 21 2.1.3. Nguyên tắc quản lý rủi ro trong nông nghiệp ..................................................... 22 2.1.4. Chu trình quản lý rủi ro trong nông nghiệp ........................................................ 23 2.1.5. Chiến lược và biện pháp quản lý rủi ro trong nông nghiệp ................................ 23 iii
- 2.1.6. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nuôi tôm ven biển ............................................ 25 2.1.7. Nội dung nghiên cứu về quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển ........................ 27 2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển ...................... 30 2.2. Cơ sở thực tiễn về rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp, nuôi tôm ven biển ............................................................................................................... 32 2.2.1. Rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp trên thế giới .................................... 32 2.2.2. Rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp ở Việt Nam ..................................... 39 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định............................................................................................................ 43 2.3. Tổng quan nghiên cứu về rủi ro, quản lý rủi ro trong nông nghiệp và nuôi tôm ven biển ....................................................................................................... 44 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 46 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 47 3.1. Đặc điểm của vùng ven biển tỉnh nam định........................................................ 47 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 49 3.2.1. Tiếp cận nghiên cứu ............................................................................................ 49 3.2.2. Khung phân tích .................................................................................................. 50 3.2.3. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 52 3.2.4. Thu thập thông tin ............................................................................................... 52 3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 55 3.2.6. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 55 3.2.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 59 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 60 Phần 4. Kết quả nghiên cứu về quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tại tỉnh Nam Định ........................................................................................................... 61 4.1. Thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ........ 61 4.1.1. Lịch sử và tình hình nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ..................................... 61 4.1.2. Nhận diện rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định.................................. 62 4.1.3. Phân tích rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ................................... 76 4.1.4. Xác định cấp độ rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ........................ 96 4.1.5. Chiến lược và biện pháp quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định............................................................................................................ 99 iv
- 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định.......................................................................................................... 118 4.2.1. Ảnh hưởng từ phía cơ sở nuôi tôm ................................................................... 118 4.2.2. Ảnh hưởng từ chính sách quản lý rủi ro trong nông nghiệp và nuôi tôm ven biển ............................................................................................................. 121 4.2.3. Ảnh hưởng từ phía chính quyền địa phương và cơ quan quản lý chuyên môn ..... 126 4.3. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định.......................................................................................................... 129 4.3.1. Căn cứ đề xuất .................................................................................................. 129 4.3.2. Định hướng quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển ......................................... 130 4.3.3. Các giải pháp đề xuất ........................................................................................ 131 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 145 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 147 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 147 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 148 5.2.1. Đối với Chính phủ ............................................................................................ 148 5.2.2. Đối với các bộ ngành ........................................................................................ 149 5.2.3. Đối với các nghiên cứu tiếp theo ...................................................................... 150 Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án ............................................... 151 Danh mục tài liệu tham khảo ........................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 162 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BĐKH Biến đổi khí hậu BMP Thực hành quản lý tốt nhất (Best Management Pratices) CV Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation) FCIC Công ty Bảo hiểm mùa màng liên bang (Federal Crop Insurance Company) GMP Thực hành quản lý tốt (Good Management Pratices) GO Giá trị sản xuất (Gross Outputs) HACCP Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Anlysis and Critical Control Point) IC Chi phí trung gian (Intermediate Cost) MI Thu nhập hỗn hợp (Mix Income) NTTS Nuôi trồng thuỷ sản PTBQ Phát triển bình quân PTNT Phát triển nông thôn RMA Cục Quản lý rủi ro (Risk Management Department) TACN Thức ăn chăn nuôi TNHH Trách nhiệm hữu hạn SLF Khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Framework) UBND Uỷ ban nhân dân VA Giá trị gia tăng (Value Added) VASEP Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers) VCA Phân tích và đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng ứng phó với rủi ro (Vulnerability and Capacity Assessment and Analysis) vi
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Một số loại rủi ro trong nông nghiệp và phạm vi tác động ............................... 13 2.2. Chiến lược quản lý rủi ro trong nông nghiệp .................................................... 24 3.1. Thông tin cơ bản về tình hình nuôi trồng thủy hải sản tỉnh Nam Định năm 2014 ........................................................................................................... 52 3.2. Đối tượng và nội dung tham vấn ....................................................................... 53 3.3. Phân bổ địa điểm và mẫu điều tra tại vùng nuôi ven biển tỉnh Nam Định ........ 54 3.4. Định nghĩa biến độc lập của mô hình Logit ...................................................... 59 4.1. Tần suất và ảnh hưởng của bão tới tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2018 ....... 62 4.2. Nhận định về ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết bất thường tới tôm nuôi vùng ven biển Nam Định........................................................................... 67 4.3. Các bệnh phổ biến trên tôm tại vùng nuôi ven biển Nam Định ........................ 68 4.4. Tốc độ phát triển bình quân của giá đầu vào, đầu ra trong nuôi tôm tại Nam Định giai đoạn 2013 - 2018 ...................................................................... 72 4.5. Tỷ giá cánh kéo tính từ giá đầu vào của nuôi tôm ven biển tại Nam Định giai đoạn 2013 - 2018 ........................................................................................ 72 4.6. Nguồn tín dụng và đánh giá của cơ sở nuôi về tín dụng trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ........................................................................................... 75 4.7. Tần suất xuất hiện rủi ro theo quy mô diện tích của cơ sở nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ........................................................................................... 79 4.8. Xác suất xuất hiện rủi ro tại cơ sở nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 ............................................................................................... 84 4.9. Xác suất ảnh hưởng của rủi ro tại cơ sở nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................ 85 4.10. Diện tích nuôi tôm của các huyện ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2018 ........................................................................................................ 86 4.11. Năng suất tôm nuôi ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2018 .................... 87 4.12. Biến thiên của năng suất tôm nuôi ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................................ 88 4.13. Tỷ lệ tôm sống tính tới thời điểm thu hoạch tại vùng nuôi ven biển tỉnh Nam Định .......................................................................................................... 90 vii
- 4.14. Sản lượng tôm nuôi ven biển Nam Định giai đoạn 2010 – 2018 ...................... 91 4.15. Hệ số biến thiên của kết quả nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 – 2018 ....................................................................................... 94 4.16. Tỷ lệ giá trị gia tăng của cơ sở nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................................ 94 4.17. Tỷ lệ thu nhập hỗn hợp của cơ sở nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 ............................................................................................... 95 4.18. Tổng hợp kết quả xếp hạng rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................ 97 4.19. Tỷ lệ lựa chọn các biện pháp giảm rủi ro của cơ sở nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ........................................................................................................ 101 4.20. Tỷ lệ lựa chọn biện pháp giảm nhẹ tác động rủi ro của cơ sở và cộng đồng nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ................................................................... 104 4.21. Tỷ lệ lựa chọn các biện pháp khắc phục rủi ro của cơ sở nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ................................................................................................. 107 4.22. Biện pháp xử lý tôm chết của cơ sở nuôi năm 2018........................................ 108 4.23. Số lượng và tỷ lệ cơ sở nuôi lựa chọn các biện pháp quản lý rủi ro theo điều tiết của thị trường tại vùng nuôi ven biển tỉnh Nam Định ....................... 109 4.24. Đánh giá của cơ sở nuôi về tham gia thị trường điều tiết quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định .......................................................... 112 4.25. Số lượng và tỷ lệ cơ sở nuôi lựa chọn các biện pháp quản lý rủi ro trong nuôi tôm của chính phủ và chính quyền địa phương tại vùng nuôi ven biển tỉnh Nam Định ................................................................................................. 113 4.26. Đánh giá của cơ sở nuôi về triển khai các biện pháp quản lý rủi ro của chính phủ và chính quyền địa phương tại vùng nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ........................................................................................................ 115 4.27. Kết quả mô hình Logit phân tích yếu tố ảnh hưởng thuộc về cơ sở nuôi tới quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ................................... 120 4.28. Hiểu biết về chính sách, giải pháp quản lý rủi ro nuôi trồng thuỷ sản của nhân lực quản lý nhà nước tại tỉnh Nam Định................................................. 128 viii
- DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 3.1. Diện tích nuôi trồng thủy sản Nam Định giai đoạn 2010 – 2014 ...................... 48 4.1. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của cơ sở nuôi về chất lượng tôm giống ......................... 65 4.2. Biến động tỷ lệ tôm chết khi mắc các bệnh thuộc nhóm bệnh dịch .................. 69 4.3. Thời gian bệnh xuất hiện phổ biến trong lứa nuôi trên tôm thẻ chân trắng tại Nam Định theo thứ tự tuần nuôi ................................................................... 69 4.4. Biến động giá giống, TACN và giá cổng trại tôm thương phẩm trong nuôi tôm thẻ chân trắng tại Nam Định giai đoạn 2013 - 2018 .................................. 71 4.5. Biến động giá giống, TACN và giá cổng trại tôm thương phẩm trong nuôi tôm sú tại Nam Định giai đoạn 2013 - 2018 ..................................................... 71 4.6. Tốc độ phát triển bình quân của giá trị NTTS tại Nam Định giai đoạn 2010 - 2018 theo giá cố định và giá hiện hành ........................................................... 73 4.7. Khó khăn trong tiêu thụ tôm thương phẩm gây thiệt hại cho cơ sở nuôi giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................ 74 4.8. Tần suất xuất hiện rủi ro theo loại hình nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ........ 77 4.9. Tần suất xuất hiện rủi ro theo phương thức nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định .......................................................................................................... 78 4.10. Tần suất xuất hiện rủi ro theo loài tôm nuôi ven biển tỉnh Nam Định .............. 82 4.11. Tần suất xuất hiện rủi ro trên ao nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 ............................................................................................... 83 4.12. Biến động quy mô và tỷ trọng diện tích nuôi tôm của tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2018 ............................................................................................... 86 4.13. Biến động năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng của cơ sở nuôi ven biển tỉnh Nam Định .......................................................................................................... 89 4.14. Kết quả và hiệu quả của cơ sở chỉ nuôi tôm chính vụ năm 2018 ...................... 92 4.15. Kết quả và hiệu quả của cơ sở nuôi nhiều vụ tôm năm 2018 ............................ 93 4.16. Cơ cấu giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định giai đoạn 2014 - 2018 ...................................................................... 96 4.17. Biện pháp giảm thiểu rủi ro nuôi tôm ven biển của cơ sở nuôi giai đoạn 2014 - 2018 ........................................................................................................ 99 ix
- 4.18. Biện pháp giảm nhẹ tác động rủi ro trong nuôi tôm ven biển của cơ sở nuôi và cộng đồng giai đoạn 2014 - 2018 ....................................................... 103 4.19. Biện pháp khắc phục rủi ro trong nuôi tôm ven biển của cơ sở nuôi giai đoạn 2014 - 2018 ............................................................................................. 106 4.20. Tỷ lệ các nhóm văn bản chính sách và giải pháp quản lý rủi ro nuôi trồng thuỷ sản, nuôi tôm ven biển phân theo lĩnh vực can thiệp .............................. 117 4.21. Tỷ lệ chuyên môn đào tạo chính thống của nhân lực quản lý thuỷ sản các cấp và khuyến nông viên kiêm nhiệm tỉnh Nam Định .................................... 129 x
- DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ STT Tên hình Trang 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định .................................................................... 47 4.1. Đặc thù của nghề nuôi tôm ven biển tại tỉnh Nam Định ................................... 61 4.2. Tổng hợp xu hướng và nguy cơ biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định .................................................................................... 63 4.3. Ma trận đánh giá cấp độ rủi ro trong nuôi tôm ven biển của cơ sở nuôi tỉnh Nam Định .......................................................................................................... 97 4.4. Lồng ghép rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định ................................ 98 STT Tên sơ đồ Trang 3.1. Khung phân tích quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển .................................. 51 4.1. Bộ máy quản lý nhà nước về nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Nam Định .................. 127 xi
- DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1. Lọc nước biển để nuôi tôm - cái khó ló cái khôn ............................................ 102 4.2. Ngoài vùng quy hoạch nay lại trở thành vùng quy hoạch nuôi tôm ................ 125 4.3. Nuôi tôm đảo ao theo giai đoạn ....................................................................... 139 xii
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Thị Minh Thu Tên Luận án: Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9 62 01 15 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hướng tới: (i) Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp nói chung và nuôi tôm nói riêng; (ii) Phân tích thực trạng rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua; (iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua; (iv) Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thu thập số liệu tại 03 huyện ven biển bao gồm Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; Điều tra lặp lại với 120 cơ sở nuôi tôm giai đoạn 2014 – 2018 và đặt sổ theo dõi ao nuôi; Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, tham vấn người nuôi tôm, cán bộ địa phương, tác nhân cung ứng đầu vào, tiêu thụ tôm thương phẩm trong vùng. Nghiên cứu kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích bao gồm: thống kê mô tả, thống kê so sánh, kiểm định thống kê, cây vấn đề, phân tích 03 giai đoạn nhận biết rủi ro, ma trận đánh giá rủi ro và mô hình logit… để phân tích rủi ro và chiến lược quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tại Nam Định. Kết quả chính và kết luận Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Nam Định giảm 0,86%/năm trong giai đoạn 2014 – 2018, tương tự diện tích mặn lợ giảm 0,83%/năm, nhưng diện tích nuôi tôm ở giai đoạn này vẫn giữ đà tăng 1,04%/năm. Rủi ro cấp độ lớn thuộc về bệnh dịch, thời tiết, nguồn nước và tôm giống. Rủi ro tài chính thuộc cấp độ trung bình. Cấp độ nhỏ là rủi ro liên quan đến thiết bị nuôi và thị trường. Rủi ro trong nuôi tôm mang tính lồng ghép, nhóm rủi ro sản xuất đa số thuộc rủi ro vĩ mô, có tính hệ thống và được quan ngại nhất bởi đa số đều ở cấp độ lớn. Quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tại Nam Định đã được thực xiii
- hiện trên cả 03 chiến lược: giảm rủi ro, giảm nhẹ tác động của rủi ro và khắc phục rủi ro theo cơ chế phi chính thống và chính thống. Tuy nhiên, chủ yếu các biện pháp can thiệp nhằm hướng tới phòng tránh rủi ro sản xuất, nhất là bệnh dịch trên tôm. Quản lý rủi ro nuôi tôm ven biển tỉnh Nam Định chịu ảnh hưởng bởi: (i) Quy mô diện tích đầm nuôi, tham gia tập huấn, hình thức nuôi tôm, tôm giống có nguồn gốc xác định có ảnh hưởng tới việc lựa chọn các biện pháp quản lý rủi ro trong nuôi tôm của chính các cơ sở nuôi; Điển hình, người nuôi tôm được tập huấn, học tập kỹ thuật có xác suất sử dụng các biện pháp quản lý rủi ro trong nuôi tôm cao hơn so với các cơ sở mà người nuôi không được tập huấn là 6,5%. (ii) Khoảng trống của cơ chế chính sách về quy hoạch, tín dụng, kiểm soát con giống, vật tư, kiểm dịch tôm thương phẩm và chế tài xử lý chưa rõ ràng... Đó vừa là nguyên nhân gây ra rủi ro và vừa ảnh hưởng tới quản lý rủi ro trong nuôi tôm nói chung và nuôi tôm ven biển tại Nam Định nói riêng. (iii) Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và cơ quan chuyên môn từ cấp tỉnh cho đến cấp xã trong quản lý NTTS, nuôi tôm ven biển thiếu chặt chẽ; Hạn chế trong nhận thức của người thực thi đối với các văn bản chính sách quản lý rủi ro khi triển khai tại cơ sở, đặc biệt tại cấp xã gần 70% cán bộ chuyên trách không nắm rõ về điều kiện vùng nuôi, quản lý TACN, con giống, hoá chất, danh mục thuốc thú y thuỷ sản và xử phạt hành chính trong vi phạm thuỷ sản… đã làm giảm hiệu lực quản lý rủi ro nuôi tôm ven biển tại Nam Định. Để tăng cường quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển tại Nam Định, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: (1) Hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi và quy hoạch đầm nuôi tôm; (2) Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm và đầm nuôi tôm; (3) Đẩy mạnh các chính sách tài chính để nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro; (4) Phát triển công tác khuyến nông - khuyến ngư; (5) Xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị gắn với hoạt động của tổ nhóm nuôi tôm trong cộng đồng; (6) Quản lý môi trường vùng nuôi và chất lượng tôm nuôi dựa vào cộng đồng. xiv
- THESIS ABSTRACT PhD Candidate: Nguyen Thi Minh Thu Thesis Title: Risks management in shrimp farming in coastal areas of Nam Dinh province Major: Agricultural Economics Code: 9 62 01 15 Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research objectives The research aims to: (i) Interpret the theoretical and practical basis on risks and risk management in agriculture in general and shrimp farming in particular; (ii) Analyze the current situation of risks and risk management measures in coastal shrimp farming in Nam Dinh province in recent years; (iii) Analyze factors affecting risk management in coastal shrimp farming in Nam Dinh province in recent years; (iv) Propose orientations and solutions to enhance risk management in coastal shrimp farming in Nam Dinh province in the coming time. Research methods The data was collected in three coastal districts including Giao Thuy, Hai Hau and Nghia Hung. Surveys were conducted repeatedly, and bookkeeping records were followed up in 120 shrimp farms between 2014 and 2018. The study also used group discussion methods, consultation with shrimp farmers, local officials, input suppliers and consumption agents in the region. The study combined different analytical methods including descriptive statistics, comparative statistics, problem trees, analysis of 3-stage risk identification, risk assessment matrix, statistical testing and logit model... for risk analysis and risk management strategy in coastal shrimp farming in Nam Dinh province. Main findings and conclusions From 2014 to 2018, the aquacultural production area in Nam Dinh decreased by 0.86% per annum. In brackish water, although the total production area decreased by 0.83% per year, the shrimp farming area continued to expand by 1.04% per year. The major risks come from diseases, weather, water resources and shrimp seeds. Financial risks are of medium level. The small level risks are associated with farming equipment and market. The risks in shrimp farming are integrated, and the production risks are macro and most concerned because most of them incur at a large level. Risk management in coastal shrimp farming in Nam Dinh has been carried out in both reducing risks, mitigating the impact of risks and overcoming risks under the informal and formal xv
- mechanisms. However, the interventions mainly aim at preventing production risks, especially shrimp diseases. Management of coastal shrimp farming risks in Nam Dinh province is influenced by: (i) Scale of farming area, forms of shrimp farming, shrimp breeds with definite origin affecting selection risk management measures in shrimp farming of the farms themselves, and farmers’ participation in training; Typically, the shrimp farmers who received trainings and technical training have higher probability of applying risk management methods by 6.5% than those with who did not; (ii) The gap of policies on planning, credit, breeds and materials control, inexact quarantine of commercial shrimp and handling sanctions , which not only poses risks but also affects risk management in shrimp farming in general and coastal shrimp farming in Nam Dinh in particular; (iii) Poor coordination between functional and professional agencies from provincial to commune levels in managing aquaculture, coastal shrimp farming. Limited awareness of the risk management policy implementation at the grassroots level, especially at the commune level as nearly 70% of full-time officials are not familiar with the conditions of farming and management areas, feed, breeds, chemicals, aquatic veterinary drug list and administrative sanctions for fishery violation, which consequently have reduced the effectiveness of risk management of coastal shrimp farming in Nam Dinh. To enhance risk management in coastal shrimp farming in Nam Dinh, the following groups of solutions need to be carried out simultaneously: (1) To complete the planning of farming areas and shrimp farms; (2) To develope of infrastructure for shrimp farming areas and shrimp ponds; (3) To promote financial policies to improve capacity to cope with risks; (4) To develope agricultural and fishery extension; (5) To develope the shrimp value chain associated with the activities of shrimp farming groups in the community; (6) To apply community-based shrimp farming approach in managing farming environment and quality. xvi
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một trong ba quốc gia sản xuất thủy hải sản lớn nhất thế giới và cung cấp tôm lớn thứ hai thế giới (FAO, 2015). Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 chiếm khoảng 15% sản lượng giao dịch toàn cầu và có mặt ở 100 quốc gia trên thế giới. Giá trị xuất khẩu tôm đang đóng góp cao nhất vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản quốc gia (chiếm gần 50%). Ngành tôm đang được kỳ vọng sẽ mang về cho Việt Nam 10 tỷ USD để chiếm giữ vị trí số một thế giới (Bảo Hân, 2018). Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng đầu trong nhóm các quốc gia bị thiệt hại thủy sản do biến đổi khí hậu (BĐKH) ở mức nguy cấp báo động đỏ, đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy hải sản ven biển bởi năng lực thích ứng thấp (Quách Thị Khánh Ngọc (2018). Ước tính năm 2030, thiệt hại của BĐKH đối với ngành thủy sản Việt Nam có thể lên đến gần 2% tổng thu nhập quốc nuôi (GDP). Đơn cử năm 2017, gần 25.000 ha diện tích bị thiệt hại; trong đó: không xác định được nguyên nhân là 9.035 ha, còn lại là do ảnh hưởng từ môi trường, thời tiết bất thường (Trần Đức Quỳnh, 2018). Cũng theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (PTNT) (2015), cùng với sự gia tăng về diện tích, sản lượng tôm thì môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm dẫn đến bệnh dịch xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Bệnh trên tôm được nhận định có diễn biến phức tạp hơn về chủng loại bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh. Cùng với đó, kết quả điều tra về dịch tễ bệnh tôm của Cục Thú y (2016) đã chỉ ra những hạn chế của công tác quản lý thú y trong nuôi tôm. Bên cạnh đó, rủi ro thị trường có xu hướng gia tăng đối với cả đầu vào và đầu ra của ngành tôm. Sản lượng tôm thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 4,5%/năm cho đến năm 2022, trong khi nhu cầu tiêu thụ sẽ tôm được dự báo chỉ ở mức 4,1%/năm; Hiện giá thành nuôi tôm ở Việt Nam đang cao hơn Ấn Độ, Thái Lan... khoảng 15 - 20% (VASEP, 2018) Tại Việt Nam, các biện pháp quản lý rủi ro trong nuôi tôm ven biển đã được triển khai song hành cùng hệ thống giải pháp phát triển ngành tôm như: Quy hoạch vùng nuôi; Thúc đẩy phát triển thị trường đầu vào, đặc biệt là con giống, thức ăn chăn nuôi (TACN), thuốc thú y và hoá chất xử lý môi trường; 1
- Tăng cường chuyển giao công nghệ kỹ thuật nuôi tôm mới, cùng với nhân rộng các mô hình nuôi hiệu quả hướng tới nâng cao chất lượng tôm thương phẩm, đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm; Chuyển dịch mùa vụ thả giống; Thúc đẩy triển khai thực hiện công tác thông tin, dự báo về thị trường, giá cả, những cảnh báo về rào cản kỹ thuật; Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp… nhằm hướng tới giảm thiểu thiệt hại trong nuôi tôm (Tổng cục Thuỷ sản, 2016). Làm sao để nhận biết được có những rủi ro nào xảy ra trong nuôi tôm ven biển? Mức độ xuất hiện, ảnh hưởng và thiệt hại khi gặp phải các rủi ro đó như thế nào? Cần có những biện pháp cụ thể nào để vận dụng trong quản lý rủi ro nuôi tôm ven biển trong thời gian tới?... chưa được cụ thể hoá. Với 72 km bờ biển đã tạo ra cho tỉnh Nam Định nhiều tiềm năng và thách thức đối với nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), trong đó có nuôi tôm ven biển. Hàng năm, Nam Định chịu ảnh hưởng của 4 – 6 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, cấp độ bão gia tăng kết hợp với nước biển dâng, xâm nhập mặn và đặc biệt là bệnh dịch... đã gây ra vô vàn khó khăn cho địa phương trong xây dựng các giải pháp ứng phó (Chi cục Thuỷ sản Nam Định, 2018). Năm 2014, hàng trăm ha tôm thẻ chân trắng bị chết không rõ nguyên nhân sau 35 – 42 ngày thả giống. Các bệnh hoại tử gan tuỵ cấp, đốm trắng, phân trắng và vi bào tử trùng (EHP)… luôn thường trực xuất hiện và có nguy cơ hình thành dịch. Năm 2016, cơn bão số 1 (Mirinae) đổ vào Nam Định đã gây thiệt hại 3.100 tỉ đồng, trong đó nuôi tôm ven biển bị nghiêm trọng nhất (Tam Diệp, 2018). Sau mỗi đợt thiên tai, bệnh dịch xảy ra, việc tổ chức hỗ trợ khắc phục rủi ro chỉ là giải pháp mang tính tình thế để khôi phục sản xuất chứ thực sự chưa giải quyết được căn nguyên của vấn đề. Rõ ràng, nuôi tôm ven biển tại tỉnh Nam Định đang chịu rủi ro cao song công tác quản lý rủi ro trong thời gian vừa qua đã thể hiện sự thụ động, thiếu tính gắn kết giữa cơ sở nuôi với cộng đồng vùng nuôi, hoạt động điều tiết từ thị trường và can thiệp của chính quyền địa phương thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Việc xây dựng hệ thống giải pháp để tăng cường năng lực quản lý rủi ro cho nuôi tôm tại vùng nuôi ven biển tỉnh Nam Định là rất quan trọng và cấp bách trong bối cảnh hiện nay. Rủi ro và quản lý rủi ro trong nông nghiệp, nuôi tôm ven biển là chủ đề quan tâm chung của nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam trong suốt thời gian qua. Tại Việt Nam, ngay từ năm 2001, Đặng Kim Sơn đã tổng kết các kinh 2
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
251 p | 487 | 165
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Đánh giá hiệu quả của một số hệ thống nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 364 | 78
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
165 p | 243 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ (men), tỉ lệ tiêu hóa hồi tràng các chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn và ứng dụng trong thiết lập khẩu phần nuôi gà thịt
161 p | 218 | 50
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa chịu mặn và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để sản xuất lúa chịu mặn ở Quảng Nam
166 p | 253 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn (Citrus grandis) tại tỉnh Thái Nguyên
171 p | 256 | 36
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
54 p | 212 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hưởng của biến động tăng giá đầu vào đến hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
210 p | 179 | 34
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế
182 p | 156 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất lạc (Arachis hypogaea L.) trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
193 p | 164 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa Bắc Thơm 7 chịu mặn
27 p | 260 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
24 p | 142 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Giải pháp thúc đẩy hộ nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
205 p | 31 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin trong thức ăn cho lợn ngoại nuôi thịt
0 p | 178 | 15
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Xác định phương pháp tối ưu trong nghiên cứu tái sinh và nhân giống cây lan hài (Paphiopedilum sp.)
292 p | 146 | 13
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
24 p | 124 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu truyền động vô cấp sử dụng hộp số phân nhánh công suất thủy tĩnh trên máy kéo nông nghiệp
144 p | 15 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình
55 p | 121 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn