intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:218

190
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nội dung của luận án, tác giả sẽ trình bày cụ thể phương pháp vận dụng mô hình đề xuất để kiểm định thực tiễn tại tỉnh Bến Tre - một địa phương có tiềm năng, lợi thế về chế biến thuỷ sản. Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung phân tích, làm rõ những giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sự phát triển bền vững và vai trò điều tiết của Chính phủ đối với từng khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *** LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE TP Hồ Chí Minh, Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH *** LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BẾN TRE Họ và tên : Nguyễn Văn Hiếu Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : 62.31.05.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoài TS. Trần Tiến Khai TP Hồ Chí Minh, Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện. Tất cả nội dung trong đề tài chưa nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở ngoài trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả những phần thông tin tham khảo đều được trích dẫn và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014. Tác giả luận án i
  4. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ............................................................................... 1 1.1.1. Bối cảnh thực tiễn ...................................................................................... 1 1.1.1.1. Bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam ................................................................... 1 1.1.1.2. Bối cảnh thực tiễn ở Đồng bằng sông Cửu Long ...................................... 5 1.1.1.3. Bối cảnh thực tiễn ở tỉnh Bến Tre .............................................................. 8 1.1.2. Bối cảnh lý thuyết và khoảng trống nghiên cứu ........................................ 9 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................... 10 1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................ 11 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 11 1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ...................................................................... 12 1.6. BỐ CỤC LUẬN ÁN .......................................................................................... 13 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỂN VỮNG......................... 15 2.1. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG QUỐC GIA ........................ 15 2.2. LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH ........................... 20 2.2.1. Tiếp cận bền vững cho ngành năng lượng ............................................... 20 2.2.2. Tiếp cận bền vững cho ngành giao thông ................................................ 22 2.2.3. Phát triển bền vững ngành khai thác khoáng sản .................................... 23 2.2.4. Phát triển bền vững các ngành sản xuất .................................................. 24 2.2.4.1. Bền vững sử dụng tài nguyên................................................................... 25 2.2.4.2. Thiết kế sản phẩm bền vững .................................................................... 26 2.2.4.3. Xử lý chất thải bền vững .......................................................................... 27 2.2.5. Ngành thủy sản ........................................................................................ 27 2.3. CẤU TRÖC NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN ............................................. 35 2.4. KHUNG PHÂN TÍCH PTBV NGÀNH CBTS .............................................. 37 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 40 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................................... 40 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 42 3.2.1. Phương pháp xây dựng chỉ tiêu đo lường và mô hình lý thuyết PTBV ngành CBTS Việt Nam .............................................................................................. 42 3.2.1.1. Phương pháp xây dựng chỉ tiêu đo lường ............................................... 43 3.2.1.2. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu đo lường ................................................ 45 3.2.1.3. Phương pháp phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu .................... 46 3.2.2. Phương pháp kiểm định mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình tỉnh Bến Tre................................................................................................................ 48 ii
  5. 3.3. THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU ................................................................... 49 3.3.1. Thiết kế mẫu cho xây dựng chỉ tiêu đo lường ......................................... 49 3.3.2. Thiết kế mẫu cho đánh giá chỉ tiêu đo lường .......................................... 50 3.3.3. Thiết kế mẫu cho xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu............... 50 3.3.4. Thiết kế mẫu kiểm định mô hình lý thuyết cho nghiên cứu điển hình .... 50 CHƢƠNG 4. MÔ HÌNH PTBV CHO NGÀNH CBTS VIỆT NAM ....................... 53 4.1. CẤU TRÖC NGÀNH CBTS VIỆT NAM ...................................................... 53 4.1.1. Hoạt động đầu vào ................................................................................... 53 4.1.2. Hoạt động chế biến .................................................................................. 55 4.1.3. Hoạt động đầu ra ...................................................................................... 57 4.2. XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƢỜNG PTBV NGÀNH CBTS VIỆT NAM ............................................................................................................................ 59 4.2.1. Chỉ tiêu đo lường tính bền vững của trụ cột kinh tế ................................ 59 4.2.2. Chỉ tiêu đo lường tính bền vững của trụ cột xã hội ................................. 62 4.2.3. Chỉ tiêu đo lường tính bền vững của trụ cột môi trường ......................... 64 4.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH PTBV NGÀNH CBTS VIỆT NAM ...................... 66 4.3.1. Mối liên hệ giữa các công đoạn hoạt động PTBV ................................... 66 4.3.2. Mối liên hệ giữa các trụ cột PTBV .......................................................... 66 4.3.2.1. Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với xã hội ........................ 66 4.3.2.2. Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với môi trường ................ 67 4.3.2.3. Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột môi trường với xã hội ................. 68 4.3.3. Giả thuyết về vai trò của chính sách tác động đến các trụ cột PTBV ..... 68 CHƢƠNG 5. PHÂN TÍCH BỀN VỮNG CHO NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH NGÀNH CBTS TỈNH BẾN TRE ............................................................................... 70 5.1. PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG TRÊN TRỤ CỘT KINH TẾ ................... 70 5.1.1. Hoạt động đầu vào ................................................................................... 70 5.1.2. Hoạt động sản xuất - chế biến ................................................................. 74 5.1.2.1. Cơ sở vật chất .......................................................................................... 74 5.1.2.2. Nguyên liệu, thành phẩm ......................................................................... 75 5.1.2.3. Hoạt động đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm ............... 81 5.1.3. Hoạt động đầu ra ...................................................................................... 84 5.1.3.1. Đóng góp của ngành CBTS trong GDP tỉnh ........................................... 84 5.1.3.2. Hiệu quả hoạt động của đơn vị tham gia hoạt động CBTS ..................... 85 5.2. PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG VỀ KHÍA CẠNH XÃ HỘI ..................... 89 5.2.1. Hoạt động đầu vào ................................................................................... 89 5.2.1.1. Số lượng, cơ cấu lao động khai thác, nuôi trồng thủy sản ...................... 89 5.2.1.2. Thu nhập của lao động khai thác, nuôi trồng thủy sản ........................... 90 iii
  6. 5.2.1.3. Bảo hộ lao động trong khai thác và nuôi trồng thủy sản ........................ 90 5.2.2. Hoạt động sản xuất - chế biến ................................................................. 92 5.2.2.1. Số lượng, cơ cấu lao động ....................................................................... 92 5.2.2.2. Chất lượng lao động ................................................................................ 93 5.2.3. Hoạt động đầu ra ...................................................................................... 96 5.2.3.1. Sự phản hồi của khách hàng về sản phẩm............................................... 96 5.2.3.2. Quan hệ giữa cơ sở chế biến và cộng đồng dân cư ................................. 97 5.3. PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƢỜNG ................................. 98 5.3.1. Hoạt động đầu vào ................................................................................... 98 5.3.2. Chế biến - sản xuất ................................................................................ 101 5.3.2.1. Nguồn nước............................................................................................ 101 5.3.2.2. Hệ thống chống và diệt côn trùng, động vật gây hại............................. 102 5.3.2.3. Vệ sinh công nghiệp ............................................................................... 102 5.3.2.4. Hệ thống xử lý chất thải......................................................................... 102 5.3.3. Phát thải từ các hoạt động tiêu dùng ra môi trường bên ngoài .............. 104 CHƢƠNG 6. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC TRỤ CỘT VÀ VAI TRÕ CỦA THỂ CHẾ ĐỐI VỚI SỰ PTBV CỦA NGÀNH CBTS TỈNH BẾN TRE ..................................................................................................................................... 106 6.1. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC CÔNG ĐOẠN PTBV CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THUỶ SẢN TỈNH BẾN TRE ........................................................................ 106 6.1.1. Mối liên hệ giữa hoạt động đầu vào và hoạt động sản xuất .................. 106 6.1.2. Mối liên hệ giữa hoạt động sản xuất với hoạt động đầu ra ................... 107 6.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC TRỤ CỘT PTBV CỦA NGÀNH CBTSTỈNH BẾN TRE .................................................................................................................... 109 6.2.1. Mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với xã hội ............................................ 109 6.2.2. Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột kinh tế với môi trường .............. 111 6.2.3. Giả thuyết về mối liên hệ giữa trụ cột môi trường với xã hội ............... 115 6.3. ĐÁNH GIÁ VAI TRÕ CỦA THỂ CHẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BỀN VỮNG CỦA NGÀNH CBTS TỈNH BẾN TRE ................................................................... 118 6.3.1. Chính sách điều tiết đối với trụ cột kinh tế ............................................ 118 6.3.1.1. Chính sách của chính quyền đối với hoạt động đầu vào ....................... 118 6.3.1.2. Chính sách về hoạt động sản xuất chế biến........................................... 122 6.3.1.3. Chính sách đối với hoạt động đầu ra .................................................... 122 6.3.2. Chính sách điều tiết đối với trụ cột xã hội ............................................. 123 6.3.3. Chính sách điều tiết đối với trụ cột môi trường ..................................... 126 CHƢƠNG 7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH PTBV NGÀNH CBTSTỈNH BẾN TRE .............................................................................. 131 iv
  7. 7.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 131 7.1.1. Kết quả xây dựng các chỉ tiêu đo lường và mô hình PTBV của CBTS Việt Nam ............................................................................................................... 131 7.1.1.1. Kết quả xây dựng các chỉ tiêu đo lường PTBV ngành CBTS Việt Nam 131 7.1.1.2. Kết quả xây dựng mô hình nghiên cứu PTBV của ngành CBTS Việt Nam131 7.1.2. Về tính bền vững của từng khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường trong chuỗi hoạt động của ngành CBTS ............................................................................ 132 7.1.2.1. Sự bền vững về mặt kinh tế .................................................................... 132 7.1.2.2. Sự bền vững về mặt xã hội ..................................................................... 133 7.1.2.3. Sự bền vững về khía cạnh môi trường ................................................... 134 7.1.3. Về sự tương tác giữa các yếu tố của phát triển bền vững ...................... 135 7.1.3.1. Sự tương tác giữa kinh tế với xã hội ...................................................... 135 7.1.3.2. Sự tương tác giữa kinh tế với môi trường .............................................. 135 7.1.3.3. Sự tương tác giữa xã hội với môi trường .............................................. 135 7.1.4. Vai trò điều tiết của chính quyền các cấp .............................................. 136 7.1.4.1. Đối với trụ cột kinh tế ............................................................................ 136 7.1.4.2. Đối với trụ cột xã hội ............................................................................. 137 7.1.4.3. Đối vớikhía cạnh môi trường................................................................. 137 7.2. CÁC GỢI Ý VỀ GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH PTBV NGÀNH CBTS TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 137 7.2.1. Gợi ý các nhóm chính sách cho chính quyền nhà nước các cấp ........... 138 7.2.1.1. Nhóm 1: Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với hoạt động CBTS138 7.2.1.2. Nhóm 2: Gợi ý các chính sách, giải pháp cải thiện tính bền vững về khía cạnh kinh tế ........................................................................................................... 139 7.2.1.3. Nhóm 3: Gợi ý chính sách, giải pháp cải thiện tính bền vững về khía cạnh xã hội ............................................................................................................ 146 7.2.1.4. Nhóm 4: Gợi ý chính sách, giải pháp cải thiện tính bền vững về khía cạnh môi trường .................................................................................................... 150 7.2.2. Gợi ý khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất CBTS ................................................ 152 7.2.2.1. Khuyến nghị một số giải pháp cho người nuôi và khai thác thủy sản ... 152 7.2.2.2. Gợi ý khuyến nghị đối với doanh nghiệp và hộ chế biến ...................... 155 7.3. GỢI Ý HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH CỦA TỈNH ............ 160 7.3.1. Chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động CBTS ............................................................................................................... 161 7.3.1.1. Đối với hoạt động khai thác .................................................................. 161 7.3.1.2. Đối với hoạt động nuôi trồng ................................................................ 162 v
  8. 7.3.2. Chính sách về hoạt động sản xuất CBTS .............................................. 162 7.3.3. Chính sách đối với hoạt động đầu ra ..................................................... 163 7.3.4. Chính sách điều tiết về trụ cột xã hội .................................................... 164 7.3.5. Chính sách điều tiết về trụ cột môi trường ............................................ 164 7.3.6. Chính sách về phát triển các hình thức liên kết ..................................... 165 7.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN ......................................... 165 7.4.1. Đóng góp về mặt khoa học .................................................................... 165 7.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn..................................................................... 166 7.5. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......................................................................................................................... 167 7.5.1. Hạn chế của luận án ............................................................................... 167 7.5.2. Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 - Hiện trạng GDP thủy sản trong nền kinh tế giai đoạn 2001-2011 ................ 1 Bảng 2.1 - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá PTBV ngành thủy sản của Úc .......................... 30 Bảng 2.2 - Tổng hợp đặc trưng lý thuyết phát triển bền vững của ngành ..................... 34 Bảng 3.1 - Số lượng các đơn vị tham gia vào hoạt động của ngành CBTS .................. 51 Bảng 3.2 - Mẫu điều tra hộ cá thể tham gia hoạt động đầu vào .................................... 52 Bảng 4.1 - Các cở sở CBTS xuất khẩu .......................................................................... 56 Bảng 4.2 - Các chỉ tiêu đo lường PTBV trụ cột kinh tế ngành CBTS Việt Nam .......... 61 Bảng 4.3 - Các chỉ tiêu đo lường PTBV trên khía cạnh xã hội ngành CBTS Việt Nam ... 63 Bảng 4.4 - Các chỉ tiêu đo lường PTBV trên khía cạnh môi trường ngành CBTS Việt Nam ............................................................................................................................ 65 Bảng 5.1 - Tham số hội tụ và phân tán đối với tỷ lệ nhiễm chất cấm của nguyên liệu CBTS ............................................................................................................................ 73 Bảng 5.2 - Khối lượng thủy sản nguyên liệu các doanh nghiệp CBTS trên địa bàn tỉnh Bến Tre tiêu thụ giai đoạn 2006 – 2012 ........................................................................ 76 Bảng 5.3 - Khối lượng thành phẩm thủy sản của các doanh nghiệp CBTS tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 - 2012 .................................................................................................... 77 Bảng 5.4 - Tỷ lệ khối lượng nguyên liệu cá tra, sò, tôm sú và bột cá các doanh nghiệp CBTS tỉnh Bến Tre tiêu thụ so với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2012 ................................................................................ 78 Bảng 5.5 - Cơ cấu thành phẩm thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp CBTS tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 - 2012 ...................................................................................... 79 Bảng 5.6 - Cơ cấu hộ gia đình CBTS được khảo sát chia theo mặt hàng ..................... 80 Bảng 5.7 - Chứng nhận chất lượng thủy sản các doanh nghiệp CBTS xuất khẩu của tỉnh Bến Tre ................................................................................................................... 81 Bảng 5.8 - Cấu trúc vốn của Công ty AQUATEX và công ty FAQUIMEX giai đoạn 2008 - 2012 .................................................................................................................... 86 Bảng 5.9 - Doanh thu của các doanh nghiệp CBTS tỉnh Bến Tre ................................. 87 Bảng 5.10 - Tỷ suất lợi nhuận của Công ty AQUATEX và Công ty FAQUIMEX giai đoạn 2008 - 2012 ........................................................................................................... 87 Bảng 5.11 - Thu nhập bình quân của lao động các hộ CBTS Bến Tre ......................... 88 Bảng 5.12 - Lao động nuôi trồng và khai thác thủy sản Bến Tre (2006 - 2012)........... 89 Bảng 5.13 - Lao động trong các doanh nghiệp CBTS tại tỉnh ...................................... 92 Bảng 5.14 - Số lượng và công suất của tàuđánh bắt thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 - 2012 .................................................................................................................... 99 vii
  10. Bảng 5.15 - Năng suất khai thác thủy sản bình quân theo CV của ngành khai thác thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 - 2012 ........................................................................ 99 Bảng 5.16- Diện tích và năng suất nuôi trồng ngành CBTS giai đoạn 2006 - 2012 ... 100 Bảng 5.17 - Các nguồn xả nước thải của hộ gia đình .................................................. 104 Bảng 6.1 - Tương quan giữa sản lượng thủy sản và sản lượng CBTStỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2012 ........................................................................................................... 106 Bảng 6.2 - Hệ số tương quan giữa sản phẩm thủy sản chế biến và sản lượng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2006-2012 ................................................................................... 108 Bảng 6.3 - Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tính bền vững của ngành CBTStỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 - 2012 .................................................................................................. 109 Bảng 6.4 - Hệ số tương quan giữa các biến số chủ yếu đo lường trụ cột kinh tế ở hoạt động đầu vào ................................................................................................................ 110 Bảng 6.5 - Tốc độ tăng sản lượng khai thác và công suất phương tiện khai thác của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2012 ............................................................................. 112 Bảng 6.6 - Khối lượng giống được thả nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2008 - 2012 ........................................................................................... 120 viii
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 - Ba khía cạnh (ba trụ cột) cơ bản của mô hình phát triển bền vững ............. 16 Hình 2.2 - Lăng kính phát triển bền vững ..................................................................... 16 Hình 2.3 - Lăng kính phát triển bền vững MAIN.......................................................... 17 Hình 2.4 - Mô hình phát triển bền vững hình quả trứng ............................................... 18 Hình 2.5 - Mô hình nghiên cứu phát triển bền vững ngành sản xuất ............................ 25 Hình 2.6 - Khung khái niệm phát triển bền vững .......................................................... 28 Hình 2.7 - Khung phân tích dùng cho việc xem xét sự PTBV ngành thủy sản ở Úc .... 29 Hình 2.8 - Mô hình PTBV ngành thủy sản .................................................................... 31 Hình 2.9 - Khung phân tích cho việc đánh giá sự PTBV của nghề khai thác cá tuyết ở Nauy ............................................................................................................................ 32 Hình 2.10 Cấu trúc hoạt động của ngành CBTS .......................................................... 36 Hình 2.11 - Khung phân tích đề xuất nghiên cứu PTBV ngành CBTS ........................ 38 Hình 3.1 - Quy trình nghiên cứu của luận án ................................................................ 42 Hình 3.2 - Thiết kế phương pháp nghiên cứu định tính xây dựng chỉ tiêu đo lường PTBV ngành CBTS Việt Nam ...................................................................................... 45 Hình 3.3 - Mô hình thiết kế nghiên cứu xây dựng các giả thuyết và mô hình PTBV ngành CBTS Việt Nam .................................................................................................. 47 Hình 3.4 - Tóm tắt phương pháp kiểm định mô hình PTBV ngành CBTS cho trường hợp tỉnh Bến Tre ............................................................................................................ 49 Hình 4.1 - Quá trình xử lý nguồn nước của hoạt động nuôi trồng, nhất là nuôi tôm ......... 54 Hình 4.2 - Đặc trưng của hoạt động đầu vào của ngành CBTS .................................... 55 Hình 4.3 - Đặc trưng PTBV của hoạt động chế biến .................................................... 57 Hình 4.4 - Cấu trúc PTBV của hoạt động đầu ra .......................................................... 58 Hình 4.5 - Tóm tắt đặc trưng hoạt động của ngành CBTS Việt Nam ........................... 58 Hình 4.6 - Giả thuyết về mối liên hệ giữa các hoạt động của ngành CBTS Việt Nam...... 66 Hình 4.7 - Mô hình lý thuyết PTBV ngành CBTS Việt Nam ....................................... 69 Hình 5.1 - Tốc độ tăng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 – 2012 ................................................................................................................... 70 Hình 5.2 - Cơ cấu sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 - 2012 .................................................................................................................... 71 Hình 5.3 - Khối lượng các loài thủy sản khai thác ........................................................ 71 Hình 5.4 - Sản lượng loài nuôi trồng ............................................................................. 72 Hình 5.5 - Tỷ trọng đóng góp GDP của ngành thuỷ sản cho kinh tế Bến Tre giai đoạn 2006 - 2012 .................................................................................................................... 84 Hình 5.6 - Tỷ trọng ngành CBTS trong ngành thủy sản Bến Tre ................................. 85 ix
  12. Hình 5.7 - Cơ cấu giá trị sản lượng khai thác và nuôi trồng ......................................... 98 Hình 5.8 - Tốc độ tăng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre 2006-2012 .......... 100 Hình 5.9 - Phát thải của doanh nghiệp CBTS giai đoạn 2006 - 2012 ......................... 103 Hình 5.10 - Giá trị sản phẩm tiêu dùng xuất khẩu và nội địa ...................................... 104 Hình 6.1 - Sự chênh lệch sản lượng thủy sản và sản lượng chế biến qua thời gian (giai đoạn 2006 - 2012) ........................................................................................................ 107 Hình 6.2 - Xu hướng thay đổi sản lượng CBTS và thủy sản xuất khẩu của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006 - 2012 .................................................................................................. 108 Hình 6.3 - Giả thuyết về mối liên hệ giữa các hoạt động của ngành CBTS Việt Nam ...... 109 Hình 6.4 - Tóm tắt mối quan hệ giữa trụ cột kinh tế – xã hội và vai trò điều tiết của chính quyền địa phương tỉnh Bến Tre ......................................................................... 111 Hình 6.5 - Tỷ số (k1) giữa tốc độ tăng sản lượng khai thác trên tốc độ tăng của công suất phương tiện khai thác của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2012 ........................... 112 Hình 6.6 - Tốc độ tăng sản lượng CBTS với tốc độ tăng các chỉ tiêu phát thải từ các nhà máy CBTStỉnh Bến Tre giai đoạn 2007 - 2012 .................................................... 113 Hình 6.7 - Tóm tắt mối quan hệ giữa trụ cột môi trường – kinh tế và vai trò điều tiết của Chính quyền địa phương tỉnh Bến Tre.................................................................. 115 Hình 6.8 - Tốc độ tăng thu nhập của người lao động trong ngành CBTS và tốc độ tăng của công suất khai thác thủy sản ................................................................................. 116 Hình 6.9 - Tỷ số (k2) giữa tốc độ tăng thu nhập bình quân trên tốc độ tăng của công suất phương tiện tham gia khai thác thủy sản ............................................................. 117 Hình 6.10 - Tóm tắt mối quan hệ giữa trụ cột môi trường - xã hội và vai trò điều tiết của chính quyền địa phương tỉnh Bến Tre .................................................................. 117 x
  13. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm CBTS Chế biến thuỷ sản DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới MPA Marine Protected Area MSY Maximum Sustainable Yield PTBV Phát triển bền vững Sở NN&PTNT Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TAC Total Allowable Catches TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân WCED Ủy ban Môi trường và Phát triển của Thế giới xi
  14. TÓM LƢỢC LUẬN ÁN LỜI MỞ ĐẦU Với vị trí tiếp giáp biển Đông và có đường bờ biển trãi dài trên 3.200 km, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng, lợi thế về phát triển ngành thuỷ sản so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, ngành CBTS Việt Nam đã từng bước khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế thông qua tỷ trọng đóng góp khá lớn trong cơ cấu GDP của các địa phương có biển, nhất là các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Theo số liệu thống kê, Việt Nam thuộc nhóm 04 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới, đứng đầu về sản phẩm cá tra, đứng thứ 3 về sản lượng tôm và hiện nay sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam đã có mặt tại 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì vậy, CBTS được nhiều tỉnh trong cả nước, trong đó có Bến Tre, xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung phát triển, nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành CBTS Việt Nam ngày càng đối mặt với nguy cơ thiếu bền vững. Vấn đề này được Chính phủ, cơ quan quản lý ngành quan tâm nghiên cứu, ban hành các chính sách và đề ra nhiều giải pháp khắc phục, nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển ổn định của ngành, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Thực tế cho thấy, hoạt động chế biến thủy sản ở nước ta vẩn còn nhiều bất cập, đã và đang là thách thức, gây trở ngại cho sự phát triển bền vững của ngành, cụ thể như:khi duy trì tăng trưởng ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào thì xuất hiện những bất cập trong công đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; đạt được mục tiêu phát triển kinh tế thì phải giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường và xã hội,… Bên cạnh đó, những nghiên cứu về lý thuyết phát triển ngành CBTS qua lược khảo cho thấy chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố tác động trên từng khía cạnh riêng biệt về kinh tế, xã hội và môi trường, chưa đi sâu nghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa các trụ cột trong từng công đoạn hoạt động của ngành, cụ thể là từ đầu vào, sản xuất đến đầu ra. Theo đó, những kết quả nghiên cứu hiện hành chỉ công bố các tiêu chí đánh giá trên từng trụ cột và đề xuất các giải pháp riêng lẻ, chưa khái quát được những nhóm chính sách tạo hiệu ứng tương tác giữa ba trụ cột kinh tế- xã hội-môi trường. Và cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu xây dựng mô hình PTBV ngành CBTS theo hướng tiếp cận trên từng công đoạn hoạt động của ngành (đầu vào - sản xuất - đầu ra) kết hợp với xem xét mối tương quan giữa các yếu tố tác động đến lĩnh vực chế biến thủy sản, từ đó đề xuất chính sách PTBV phù hợp ngành CBTS Việt Nam. xii
  15. Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong thực tiễn và nhằm đóng góp vào khoảng trống lý thuyết, tác giả luận án đã hình thành ý tưởng nghiên cứu, với mục tiêu chủ yếu là xây dựng khung phân tích PTBV ngành CBTS. Với quy trình và phương pháp nghiên cứu thích hợp, tác giả đã thiết lập mô hình lý thuyết PTBV ngành CBTS Việt Nam trong mối tương quan giữa các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, đặc biệt là có xem xét sự gắn kết của các trụ cột trên từng công đoạn hoạt động của ngành, Trong đó, tác giả đặc biệt quan tâm vai trò thể chế trong điều phối phát triển hài hoà giữa các trụ cộtcấu thành sự phát triển bền vững của ngành CBTS. Trong nội dung của luận án, tác giả sẽ trình bày cụ thể phương pháp vận dụng mô hình đề xuất để kiểm định thực tiễn tại tỉnh Bến Tre - một địa phương có tiềm năng, lợi thế về chế biến thuỷ sản. Nội dung nghiên cứu sẽ tập trung phân tích, làm rõ những giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sự phát triển bền vững và vai trò điều tiết của Chính phủ đối với từng khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường thông qua kết quả kiểm định như sau: (1) Hoạt động cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào tăng về chất lượng và số lượng sẽ là điều kiện tiên quyết giúp tăng sản lượng và đảm bảo chất lượng đầu ra, cũng như đáp ứng tốt nhu cầu xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (2) Những giá trị đạt được về kinh tế sẽ tạo ra nguồn lực để góp phần đảm bảo phúc lợi và tạo việc làm cho người lao động, đồng thời là động lực thu hút nguồn lao động từ xã hội, ngược lại khi phúc lợi của người lao động được đảm bảo sẽ khuyến khích, thúc đẩy lực lượng lao động trong xã hội học nghề, phát triển ý tưởng và sáng tạo trong lao động, góp phần tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi nhuận,thúc đẩy kinh tế phát triển; (3) Hoạt động kinh tế có thể gây tác động tiêu cực đối với khả năng nuôi dưỡng, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Thực tế đã chứng minh, khi nguồn lợi thủy sản bị xâm hại sẽ không đảm bảo khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động kinh tế; (4) Phát thải từ hoạt động nuôi trồng sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của các chủ thể tham gia vào hoạt động chế biến thủy sản trong tương lai. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và sự đa dạng chủng loại thủy sản của các chủ thể hoạt động trong ngành sẽ có tác động tích cực đến vấn đề bảo vệ môi trường nước, xử lý phát thải, nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu đã chứng minh có sự tương tác giữa các trụ cột cấuthành sự PTBV của ngành chế biến thủy sản, nhất là có sự liên kết chặt chẽ trong xiii
  16. chuỗi hoạt động của ngành (từ đầu vào, sản xuất đến đầu ra). Đây là những đóng góp mới của tác giả luận án đối với ngành chế biến thủy sảnViệt Nam mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập. Những khám phá mới này sẽ giúp các cơ quan hoạch định, phân tích chính sách đề ra giải pháp hạn chế tác động của những yếu tố bất lợi và gia tăng mức độ ảnh hưởng tích cực từ những hiệu ứng chính sách trong quá trình điều phối các hoạt động của ngành chế biến thủy sản, góp phần duy trì sự phát triển ổn định của ngành trong hiện tại và tương lai. Tóm lại, luận án được thực hiện với mong muốn đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thực tiển, đồng thời góp phần bổ sung khoảng trống về hệ thống lý thuyết phát triển bền vững của ngành. Đồng thời, Tác giả hi vọng rằng, những kết quả nghiên cứu trên, sẽ là bộ tài liệu tham khảo, tư vấn có giá trị cho cơ quan quản lý chuyên ngành và Chính quyền các cấp nghiên cứu, khi vận dụng vào quá trình xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách PTBV ngành CBTS ở Việt Nam nói chung và tại tỉnh Bến Tre nói riêng./. xiv
  17. CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Bối cảnh thực tiễn 1.1.1.1. Bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam Việt Nam với bờ biển dài 3.260 km và hệ thống sông ngòi chằng chịt bên trong nội địa nên có rất nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển ngành thủy sản nói chung và CBTS nói riêng. Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011, đóng góp của thủy sản vào GDP từ 2,55% (2001) đến 2,6% (2011), mức đóng góp này có tốc độ tăng trưởng trung bình khá cao là 7,45% cho cả giai đoạn. Bảng 1.1 – Hiện trạng GDP thủy sản trong nền kinh tế giai đoạn 2001-2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng Tăng trƣởng bình quân TT Hạng mục 2001 2005 2010 2011 2001- 2006- 2001- 2005 2011 2011 1 GDP toàn quốc (GTT) 481.295 839.211 1.980.914 2.303.439 14,91% 18,78% 16,95% 2 GDP thuỷ sản (GTT) 17.904 32.947 66.130 71.504 16,47% 13,28% 14,85% Tỷ trọng so với toàn quốc 3,72% 3,93% 3,34% 3,10% 3 GDP toàn quốc (GSS) 292.535 393.031 551.609 587.654 7,66% 6,68% 7,22% 4 GDP thuỷ sản (GSS) 7.449 10.181 14.286 15.279 8,12% 6,85% 7,45% Tỷ trọng so với toàn quốc 2,55% 2,59% 2,59% 2,60% Nguồn: Tổng cục thống kê (2012) Trong xóa đói giảm nghèo, nhờ phát triển kinh tế thủy sản đã giải quyết việc làm cho hơn 4 triệu lao động, giúp hơn 10.000 hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thoát nghèo (Tổng cục thống kê, 2012). Cùng với các đóng góp có giá trị về kinh tế, phát triển kinh tế thủy sản còn có ý nghĩa sâu sắc về an ninh quốc phòng, những ngư dân hoạt động khai thác hải sản trên biển chính là những ―công dân biển‖ là chủ nhân đích thực, những ngư dân hàng ngày, hàng giờ ngoài các hoạt động đánh cá, còn tham gia giám sát các hoạt động trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam. Trước đây, CBTS là công đoạn hoạt động của ngành thủy sản nhưng trong những năm gần đây với quá trình phân công lao động diễn ra sâu sắc, CBTS đã dần đóng vai trò quan trọng và có đầy đủ các đặc trưng của một ngành kinh tế với đầy đủ các hoạt động đầu vào, sản xuất - chế biến và đầu ra. Và ngày nay, ngành chế biến thủy sản 1
  18. phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, chế biến thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Với toàn cầu: Ngành CBTS Việt Nam là mấu chốt thúc đẩy và tạo ra xuất khẩu thủy sản. Theo đánh giá của FAO (2011), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu thuỷ sản tính theo giá trị (sau: Trung Quốc, Na-uy và Thái Lan). Việt Nam đã và đang tiếp tục trở thành ―nhà cung cấp‖ thủy sản lớn, chất lượng và uy tín trên thế giới. Với thế giới: chế biến và xuất khẩu thủy sản là ngành hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5, sau: điện tử, may mặc, dầu thô và da giày. Tuy nhiên, các ngành này hoặc chủ yếu là FDI nước ngoài, gia công hàng hóa hoặc xuất tài nguyên thô, nhưng thủy sản được đánh giá là ngành duy nhất (trong 5 ngành xuất khẩu chủ lực) có năng lực nội tại, biến sản phẩm nội địa thành hàng hóa theo chuẩn mực công nghệ và yêu cầu quốc tế để xuất khẩu, được đánh giá cao trên thị trường thế giới. Theo nhận định của Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam năm 2010, ngành CBTS Việt Nam có lợi thế so với một số quốc gia trong khu vực đó là:  Sớm hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới từ những năm 1990, trước khi Việt Nam vào WTO. Tạo một nền tảng tốt cho sự hội nhập, đáp ứng tốt các yêu cầu của thế giới về chất lượng, khoa học công nghệ và ATTP.  Có sự đầu tư mạnh của tư nhân tạo ra một nền móng vững chắc cho khả năng hội nhập quốc tế cao.  Tận dụng tốt các lợi thế của sự chủ động nguồn nguyên liệu.  Là một trong số ít các quốc gia có nguồn lao động CBTS ổn định với tay nghề phù hợp so với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với lợi thế đã có và cũng tương tự như các ngành kinh tế khác, ngành CBTS của Việt Nam đã và đang đối diện trước nguy cơ phát triển thiếu bền vững biểu hiện qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, nguồn nguyên liệu đầu vào (tôm biển, cá ngừ) cung cấp cho hoạt động chế biến thiếu ổn định. Nhiều DN đã và đang phải nhập khẩu tôm từ Ấn độ, Ecuador, Thái Lan…để chế biến, gia tăng giá trị và phục vụ cho xuất khẩu. Mặc dù việc ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ cho nuôi trồng đã được áp dụng tại Việt Nam với tốc độ khá nhanh. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản năm 2012 cho thấy nghề nuôi tôm cả nước đang đối diện với hàng loạt khó khăn, nhất là tình trạng dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất, cụ thể như: 2
  19. Năm 2012, cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi tôm nước lợ, với tổng diện tích thả nuôi là 657.523 ha, sản lượng đạt 476.424 tấn; tăng 0,2% về diện tích nhưng giảm 3,9% sản lượng so với năm 2011. Trong đó, nuôi tôm sú chiếm 94,1% diện tích và 62,7% sản lượng tôm nuôi trong cả nước; tôm thẻ nuôi chiếm 5,9% diện tích, sản lượng chiếm 27,3% (Tổng cục thủy sản, 2012). Theo tính toán, giá trị để nhập khẩu tôm của ngành thủy sản nói chung chiếm khoảng 40 - 50% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản trong giai đoạn hiện nay, đạt khoảng 270 - 350 triệu USD/năm. Chi phí giá thành để sản xuất tôm trong nước đang có chiều hướng gia tăng, và cao hơn hẳn giá thành nuôi tôm của các nước như Thái Lan, Ấn độ… Đối với nguyên liệu là cá ngừ: Do năng lực và phương tiện đánh bắt xa bờ, bảo quản còn yếu, nên các DN chế biến cá ngừ trong nước thường phải nhập khẩu từ bên ngoài với khoảng 50% lượng cá ngừ cần thiết cho mục đích chế biến tạo ra tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ hàng năm từ 550 - 650 triệu USD. Đối với nguyên liệu là cá tra: Sản lượng cá tra thương phẩm tăng vượt bậc, từ 23.250 tấn năm 1997 tăng lên gần 1,1 triệu tấn trong năm 2013, tăng gần 50 lần. Tuy vậy, trong sản xuất vẫn còn những mặt bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, đó là: chất lượng giống cá tra có xu hướng ngày càng suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và thời vụ nuôi, chi phí sản xuất. Trước đây, do chất lượng giống khá tốt, người nuôi cá tra chỉ cần 6 - 7 tháng là đã có cá đạt kích cỡ thương phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (khoảng 0,9 - 1,2 kg/con). Hiện nay, chất lượng cá giống xuống thấp, nếu muốn đạt được kích cỡ cá trên, người nuôi phải nuôi đến 9 - 10 tháng. Đây là thách thức không bền vững ngành cá tra mà cả Nhà nước và các nhà Khoa học cần quan tâm giải quyết sự bất cập về bài toán nguyên liệu ngành CBTS trong thời gian tới. Thứ hai, mức độ cạnh tranh trên thị trường giữa các cơ sở sản xuất thủy sản ngày càng gay gắt, trong đó cạnh tranh về chất lượng đóng vai trò chủ đạo. Về thị trường trong nước, số lượng các doanh nghiệp, cơ sở CBTS ngày càng nhiều, trong nước và đặc biệt là người tiêu dùng nước ngoài đã có ý thức về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm khi ra quyết định tiêu dùng. Tại các thị trường xuất khẩu, hiện nay tuy sản phẩm CBTS được tiêu thụ ở hơn 156 quốc gia và vùng lãnh thổ và Thị trường ngày càng được mở rộng, có vị thế ở những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất, chiếm 55 - 65% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, các thị trường này hay biến động, DN thiếu thông tin về cung cầu thị trường và dễ gặp rủi ro, điển hình là sản phẩm cá tra xuất khẩu, trong những năm gần đây cung lớn hơn cầu, giá bán luôn dưới giá vốn, doanh nghiệp xuất khẩu trong nước và cả người nuôi cũng đang gặp nhiều khó khăn về vốn để tổ chức lại sản xuất. 3
  20. Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới đối với sản phẩm chủ lực, đặc biệt ở phân khúc bán lẻ cho người tiêu dùng. Thông thường, thủy sản Việt Nam mới chỉ được xuất khẩu trực tiếp cho nhà nhập khẩu, sau đó được dán nhãn mác, thương hiệu của nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối rồi mới đến tay người tiêu dùng, giá trị sản phẩm được doanh nghiệp thu về không cao. Mặt khác, các rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm chế biến thủy sản tại các thị trường xuất khẩu rất nghiêm ngặt theo hướng tập trung vào yêu cầu tuân thủ chặt chẽ về truy xuất nguồn gốc sản phẩm; ngày càng ít kháng sinh, hoá chất được phép sử dụng, các mức giới hạn cho phép ngày càng thấp, tần suất lấy mẫu hàng nhập khẩu tăng và thiết bị phân tích có độ nhạy cao cũng là thách thức lớn về phát triển thị trường. Từ giữa năm 2010 đến nay, thị trường Nhật Bản liên tục cảnh báo thủy sản Việt Nam về dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép; Đạo luật Nông nghiệp 2008 của Hoa Kỳ yêu cầu cá tra, cá basa Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này phải được sản xuất, chế biến trong điều kiện tương đương như cá da trơn tại thị trường nhập khẩu; Liên minh Châu Âu thường xuyên cử các đoàn kiểm tra đến làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu để đánh giá lại khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của thị trường. Thứ ba, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Qua thực tiễn khảo sát cho thấy, đa số hộ sản xuất đầu tư nuôi thâm canh năng suất cao, nuôi mật độ dày, tận dụng tối đa quỹ đất, sẽ dễ dẫn đến nguồn nước cấp bị ô nhiễm, có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh và lây lan cao, nhu cầu sử dụng thuốc và hóa chất sẽ gia tăng, điều này tác động đến môi trường nước, hệ sinh thái bền vững,… là những yếu tố ảnh hưởng sản lượng tăng trưởng ổn định của nguyên liệu đầu vào ngành chế biến thuỷ sản. Thứ tư, do hoạt động nuôi nh lẻ còn nhiều, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp và các yếu tố đầu vào (thức ăn, thuốc…) chưa đẩy mạnh việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất nhằm tiết kiệm năng lượng (điện, nước và vật tư….) và áp dụng mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi từ khâu nuôi, thu mua đến chế biến và tiêu thụ dẫn đến chi phí sản xuất cao, giá thành cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Thứ năm, trình độ nguồn nhân lực cho ngành CBTS trong tất cả các khâu từ thu mua, sản xuất chế biến đến phân phối còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới của ngành, nguồn lao động cho ngành chế biến thủy sản không ổn định, do tính đặc thù của lao động ngành: môi trường làm việc lạnh và ẩm ướt, mùi hôi khó chịu, điều kiện lao động và môi trường làm việc phải qua nhiều công đoạn tiệt trùng rất phức tạp và mất nhiều thời gian, lao động tại một số nhà máy thường mang tính mùa vụ nên tâm lý làm việc của người lao động không ổn định. dẫn đến lãng phí chi phí và thời gian đào tạo. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1