Luận án Tiến sĩ: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
lượt xem 9
download
Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ NGỌC HÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - Năm 2018
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ NGỌC HÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 62 31 01 05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Thị Thơm HÀ NỘI - Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Ngô Thị Ngọc Hà
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIÁ 7 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 7 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 15 1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu, vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của đề tài luận án 26 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 29 2.1. Khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và sự cần thiết phải phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế 29 2.2. Nội dung, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam trong hội nhập 46 kinh tế quốc tế 2.3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam 66 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 79 3.1. Thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2007-2016 79 3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2007-2016 109 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035 119 4.1. Phương hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 119 4.2. Giải pháp phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 126 KẾT LUẬN 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC
- BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt ACCSQ ASEAN Consultative Ủy ban Tư vấn ASEAN về tiêu Committee for Standards and chuẩn và chất lượng Quality AEC Asian Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN ANSI American National Standards Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Cooperation Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations BSI The British Standards Institution Viện Tiêu chuẩn Vương quốc Anh EMC Electro-magnetic Compatibilty Chỉ thị tiêu chuẩn về khả năng tương thích điện từ của thiết bị FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ICS International Classification of Khung phân loại tiêu chuẩn quốc tế Standard IEC International Electrotechnical Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế Commission ISO International Organization for Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế Standardization JIS Japan Industrial Standard Tiêu chuẩn quốc gia Nhật Bản KAST Korea Advanced Institute of Cơ quan Công nghệ và Tiêu chuẩn Science and Technology Hàn Quốc MoU Memorendum of Understanding Biên bản ghi nhớ NSB National Standard Body Cơ quan tiêu chuẩn quốc gia MRA Mutual Recognition Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau Arrangements PASC Pacific Area Standards Congress Diễn đàn Tiêu chuẩn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam SDOs Standards Developing Các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn Organizations SPS Sanitary and Phytosanitary Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch Measure động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại TCĐLCL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TCH Tiêu chuẩn hóa TCKV Tiêu chuẩn khu vực TCN Tiêu chuẩn ngành TCQG Tiêu chuẩn quốc gia TCQT Tiêu chuẩn quốc tế TCVN Tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1: Các nghiên cứu quốc gia về tác động của tiêu chuẩn lên tăng trưởng kinh tế ................................................................................................... 10 Bảng 2.1: Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia của một số nước...................................... 32 Bảng 2.2: Chỉ số đánh giá tương ứng với các chức năng hoạt động/Dữ liệu đánh giá của doanh nghiệp ............................................................................ 57 Bảng 2.3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ........................... 58 Bảng 2.4: Các cấp tiêu chuẩn và cơ quan quản lý/ban hành tiêu chuẩn tại Trung Quốc...................................................................................... 67 Bảng 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia (theo từng lĩnh vực) giai đoạn 2007-2016 ............................................................................. 80 Bảng 3.2: Mức độ thay đổi nhóm, phân nhóm trong giai đoạn 2007-2016............... 86 Bảng 3.3: Số nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016................................... 87 Bảng 3.4: Số phân nhóm tiêu chuẩn quốc gia giai đoạn 2007-2016.......................... 89 Bảng 3.5: Tỷ lệ (%) theo từng loại tiêu chuẩn hài hòa trong giai đoạn 2007-2016 ................................................................ ..95 Bảng 3.6: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng tiệm cận với phương pháp chấp nhận quốc tế giai đoạn 2007-2016 ................. ..99 Bảng 3.7: Tiêu chuẩn áp dụng tại Vinakip ......................................................... 106 Bảng 3.8: Tính toán lợi ích kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn tại Vinakip ........................................................................................... 107 Bảng 3.9: Kết quả tính toán lợi ích kinh tế của việc áp dụng tiêu chuẩn của một số doanh nghiệp..................................................................... 108
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Các rào cản kỹ thuật trong thương mại ...................................... ..41 Biểu đồ 3.1: Số lượng tiêu chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn 2007-2016 .................................................................................. ..80 Biểu đồ 3.2: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng nhiều trong giai đoạn 2007-2016 ....................................... ..83 Biểu đồ 3.3: Một số lĩnh vực có số lượng tiêu chuẩn quốc gia tăng ít trong giai đoạn 2007-2016 .............................................. ..84 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hài hòa trong tổng số tiêu chuẩn quốc gia hiện hành giai đoạn 2007-2016......................... ..93 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hài hòa theo số tiêu chuẩn quốc gia được công bố hàng năm trong giai đoạn 2007-2016 ...... ..94 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia hiện hành hài hòa theo các mức độ tương đương trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2007- 2016 ....................................................... 101 Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ (%) tiêu chuẩn quốc gia được soát xét trong giai đoạn 2007-2016 ......................................................... 102 Hình 2.1: Các bên liên quan trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia....................................................................... 65
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tiêu chuẩn thường được sử dụng làm những điều khoản được chấp nhận chung khi xác lập các quan hệ giao dịch giữa các đối tác. Đặc biệt, khi có tranh chấp, tiêu chuẩn chính là cơ sở kỹ thuật cho việc thảo luận, giải quyết và tài phán. Ngày nay, không ai còn nghi ngờ gì khi nói rằng tiêu chuẩn có vai trò và tác dụng to lớn đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi người nói riêng và đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, hội nhập quốc tế nói chung. Thông thường, chúng ta không nghĩ đến tiêu chuẩn, trừ khi gặp phải những bất lợi khi thiếu vắng chúng. Trong thực tế, rất khó hình dung được cuộc sống hàng ngày mà không có tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn chính là yếu tố để hợp lý hóa sản xuất; thuận lợi hóa giao dịch, là yếu tố sáng tạo và phát triển sản phẩm, yếu tố chuyển giao công nghệ mới và là yếu tố quyết định chiến lược. Ngài Kofi Annan - Nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc trong cuộc họp Đại hội đồng lần thứ 27 ngày 14-16/9/2004 tại Geneva, Thụy Sỹ, đã đánh giá tiêu chuẩn có vai trò quan trọng để phát triển một cách bền vững, nó có vai trò vô giá giúp các nước phát triển kinh tế và xây dựng năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Đối với thế giới của chúng ta, tiêu chuẩn tạo nên sự khác biệt mang tính tích cực. Nhận thức rõ vai trò của tiêu chuẩn và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế, những năm qua Việt Nam đã rất chú trọng phát triển hệ thống này và đạt được nhiều kết quả. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hiện hành với hơn 9.550 tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN), trong đó hơn 50 % đạt tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực
- 2 do 13 bộ quản lý chuyên ngành xây dựng đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu góp phần đắc lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Tiêu chuẩn quốc gia được định hướng xây dựng cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực và những vấn đề thiết yếu khác của của nền kinh tế - xã hội đất nước. Mặt khác, tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực không ngừng được nâng lên sẽ góp phần đắc lực phục vụ cho việc cải tiến và đổi mới công nghệ, sản xuất và cung cấp các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, thúc đẩy thuận lợi hóa giao dịch thương mại của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như: vẫn chưa bao quát hết các lĩnh vực cần xây dựng; tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực có tăng lên nhưng hiệu quả chưa cao; tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng theo phương pháp không tương đương còn khá cao; tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia được soát xét thay thế, hủy bỏ để đảm bảo phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ chưa nhiều... Tất cả những hạn chế đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại nói riêng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, khi phần lớn các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia đều bước sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu, thì bài toán phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia như thế nào để đáp ứng tình hình mới lại càng trở nên bức thiết hơn. Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ bản về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn và phân tích, đánh giá thực trạng,
- 3 từ đó phát hiện ra các nguyên nhân, tìm kiếm giải pháp nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế phát triển vừa có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đây là lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động thực tiễn của nghiên cứu sinh, với tư cách là cán bộ thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nên nghiên cứu sinh nhận thấy sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia còn tồn tại nhiều vấn đề mà trong xử lý công việc hàng ngày của mình cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chủ đề này hy vọng sẽ giúp ngành và bản thân giải tỏa được phần nào những vấn đề đó. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia; đánh giá thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành (năm 2007) đến năm 2016, luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống hóa và xây dựng một số vấn đề lý luận về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế và rút ra một số bài học đối với phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam.
- 4 - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 dưới góc độ Kinh tế phát triển, tức là nghiên cứu về mở rộng quy mô và độ bao quát của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong các hoạt động kinh tế - xã hội; phát triển cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế và gia tăng đóng góp của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam gồm hai bộ phận là: (1) Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN; (2) Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS. Luận án tập trung nghiên cứu về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, không nghiên cứu tiêu chuẩn cơ sở trong nội tại của khu vực các doanh nghiệp. - Luận án nghiên cứu sự phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2007 - 2016 và đề xuất phương hướng phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
- 5 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận về phát triển của phép biện chứng duy vật và của Kinh tế phát triển. Đồng thời, luận án còn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… + Phương pháp hệ thống hóa: Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của luận án (chương 2) nhằm nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó xác định được nội dung cần tập trung nghiên cứu của luận án. + Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam (chương 3) trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng ở Chương 2. + Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng ở Chương 3. + Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu. - Nguồn tài liệu nghiên cứu Nguồn tài liệu thứ cấp được sử dụng, tổng hợp, phân tích trong luận án chủ yếu là các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình
- 6 nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; Các danh mục tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phát hành hàng năm từ năm 2008-2017. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lý luận: - Xây dựng khái niệm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, xác định nội dung và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. - Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Đúc rút những bài học kinh nghiệm về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của một số quốc gia (Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ), bổ sung vào lý luận về phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. 5.2. Về mặt thực tiễn: - Đánh giá đúng thực trạng phát triển của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA Cho đến nay, vấn đề tiêu chuẩn nói chung, cũng như tiêu chuẩn quốc gia nói riêng, rất được các quốc gia, các tổ chức quốc tế và công ty quan tâm. Chính vì thế, vấn đề này đã được đề cập đến trong nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, một số quốc gia cũng đã có những nghiên cứu để phát triển và cải tiến hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của mình. Nội dung các công trình sẽ được sắp xếp và phân loại thành những mảng vấn đề có liên quan như sau: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI Liên quan đến tiêu chuẩn và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới được công bố, có thể chia các công trình đó theo các hướng nghiên cứu như sau: Một là, các công trình nghiên cứu về vai trò của tiêu chuẩn hóa và phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. Trong công trình “Standard and Standardization Handbook (Sổ tay Tiêu chuẩn và Tiêu chuẩn hóa)”[86], tác giả Peter Hatto đã nêu rất cụ thể vai trò quyết định của tiêu chuẩn trong việc: (i) Đảm bảo an toàn, chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm, quá trình và dịch vụ; (ii) Sản xuất hiệu quả; (iii) Giảm chi phí thông qua cạnh tranh; (iv) Hỗ trợ các điều luật, quy định. Bên cạnh đó, bằng cách cung cấp cầu nối giữa nghiên cứu với các ngành công nghiệp, tiêu chuẩn có giá trị như một công cụ thúc đẩy đổi mới và thương mại hóa thông qua: (i) Phổ biến các ý tưởng mới và thực hành tốt; (ii) Xác nhận các công cụ và phương pháp đo lường mới; (iii) Thực hiện các quá trình và quy trình mới.
- 8 Bên cạnh đó, vai trò của tiêu chuẩn cũng được Oliver Hogan và các cộng sự thể hiện qua “The Economic Contribution of Standards to the UK Economy (Đóng góp của Tiêu chuẩn vào nền kinh tế nước Anh)” [85] dưới rất nhiều khía cạnh như: Sự phát triển của tiêu chuẩn là do nhu cầu của các ngành công nghiệp; Tiêu chuẩn giúp giải quyết các vấn đề nền tảng, vấn đề về tổ chức và kỹ thuật, mà nếu không được giải quyết, sẽ dẫn đến hoạt động thị trường không hiệu quả và kết quả kinh tế kém; Tiêu chuẩn giúp các ngành công nghiệp vượt qua các vấn đề mà nếu không có tiêu chuẩn sẽ dẫn đến kết quả kém hơn cho các doanh nghiệp, cụ thể tiêu chuẩn: (i) Tạo thuận lợi cho khả năng tương tác giữa các sản phẩm và quy trình; (ii) Giảm sự bất đồng của hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả; (iii) Đảm bảo chất lượng và thúc đẩy năng suất; (iv) Trao đổi thông tin kỹ thuật một cách hiệu quả. Vai trò của tiêu chuẩn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, cũng đã được Hulusi Senturk khẳng định trong “Effects of standardization on global competition (Ảnh hưởng của tiêu chuẩn hóa lên cạnh tranh toàn cầu)” [79], cụ thể: (i) Tăng cường giao thương thương mại; (ii) Cải tiến công nghệ và tăng mức độ sử dụng rộng rãi của công nghệ; (iii) Nâng cao hiệu quả sản xuất; (iv) Tăng khả năng cạnh tranh; (v) Quản lý quá trình hiệu quả; (vi) Đem đến lợi ích cho cộng đồng: sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển ổn định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng v.v… Tác giả Biatna Dulbert Tampubolon trong “Why still develop national standards for export? An Indonesia case study (Tại sao vẫn phải xây dựng tiêu chuẩn quốc gia xuất khẩu? Nghiên cứu tại Indonesia)” [68] cũng đã nhận định: Tự do hoá thương mại đã đi vào một chính sách chung để giảm rào cản thương mại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia tìm cách bảo vệ quyền lợi của các nhà
- 9 sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh hàng nhập khẩu. Nhiều quốc gia sử dụng các tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp như các biện pháp phi thuế quan. Xu hướng của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế bởi vì nó làm giảm thời gian, giảm chi phí và giúp mở ra những thị trường mới. Tại sao các nước đang phát triển vẫn đang xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về xuất khẩu? Theo các kết quả thu được từ phân tích dữ liệu thực nghiệm sử dụng bảng phù hợp, giá trị của hệ số tương quan tương đối nhỏ, nhưng vẫn cao hơn đến hai năm. Nhìn chung, điều này đã có một tác động đáng kể đến thương mại của Indonesia. Nhìn từ mô hình hồi quy tuyến tính, có một số tác động tích cực và tiêu cực trong một số sản phẩm ngành. Tốc độ tăng trưởng về phát triển tiêu chuẩn ở Indonesia đóng góp 14,42% tác động đến giá trị xuất khẩu từ năm 2000 đến năm 2014 và sự tăng trưởng của việc áp dụng tiêu chuẩn chỉ mang lại 10,02% tác động tích cực trong cùng kỳ. Nhìn chung, sự kết hợp của hai các yếu tố có tác động tích cực ở mức 12,54%. Trong công trình “National Standards Infrastructure Underpinning the Economic Growth of Korea (Hạ tầng Tiêu chuẩn Quốc gia là cơ sở giúp Tăng trưởng Kinh tế của Hàn Quốc)”[90], tác giả Seo Sangwook cũng chứng minh tác động tích cực của tiêu chuẩn hóa lên nền kinh tế, cụ thể, tiêu chuẩn tác động đến 80 % giao dịch hàng hóa quốc tế, 76 % tổng thương mại ở EU. Qua các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau được nêu trong công trình “The Impact of Standardization and Standards on Innovation (Tác động của Tiêu chuẩn hóa và Tiêu chuẩn lên Sự đổi mới)” [82] của tác giả Knut Blind cũng đã chứng minh vai trò của tiêu chuẩn trong việc truyền tải kiến thức kỹ thuật và đóng góp của chúng vào tăng trưởng kinh tế, chi tiết như bảng sau.
- 10 Bảng 1.1 - Các nghiên cứu quốc gia về tác động của tiêu chuẩn lên tăng trưởng kinh tế Đóng góp của Quốc gia Xuất bản phẩm Khung Tỷ lệ tăng tiêu chuẩn vào thời gian trưởng GDP tăng trưởng GDP (%) (%) Đức DIN (2000) 1960-1990 3,3 0,9 Đức DIN (2011) 1992-2006 1,1 0,8 Pháp AFNOR (2009) 1950-2007 3,4 0,8 Vương quốc DTI (2005) 1948-2002 2,5 0,3 Anh Hội đồng Tiêu Canada chuẩn Canada 1981-2004 2,7 0,2 (2007) Tiêu chuẩn Australia Australia 1962-2003 3,6 0,8 (2006) Hai là, các công trình nghiên cứu về sự cần thiết của hài hòa tiêu chuẩn trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trở nên không biên giới, các giao dịch quốc tế về hàng hoá và dịch vụ đang mở rộng, tầm quan trọng của việc hài hòa tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC) nhằm làm giảm các rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Điều này có thể xảy ra khi các quốc gia ban hành các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật có thể được coi là không hợp lý nếu được áp dụng bắt buộc làm cho các công ty nước ngoài kinh doanh ở nước đó gặp khó khăn. Nhằm tránh những rào cản kỹ thuật không cần thiết, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của (WTO) năm 1995 đưa ra một bộ quy tắc thực hành tốt, theo đó các quốc gia công nhận và sử dụng tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Oliver Hogan và các cộng sự trong công trình “The Economic Contribution of
- 11 Standards to the UK Economy (Đóng góp của Tiêu chuẩn vào nền kinh tế nước Anh)” [85] cũng chỉ rõ, để tạo thuận lợi cho hoạt động của một thị trường chung hài hoà, các tiêu chuẩn được xây dựng do các cơ quan tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN, CENELEC) phải được tất cả các nước thành viên chấp nhận là tiêu chuẩn quốc gia. Cộng đồng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng không nằm ngoài xu hướng vận động chung, trong công trình“Cộng đồng kinh tế ASEAN Blueprint Implementation Performance and Challenges: Standards and Conformance (Thách thức và hiệu quả thực hiện kế hoạch hành động của AEC: Tiêu chuẩn và Sự phù hợp)”[87] của tác giả Rully Prassetya và Ponciano S. Intal Jr cũng đã nêu rõ, trong bối cảnh hàng rào thuế quan trong ASEAN đang dần được xóa bỏ thì các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp trở thành Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) khi được áp dụng quá chặt chẽ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng TBT có thể có tác động tiêu cực đến xuất khẩu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà sản xuất các sản phẩm dễ hư hỏng và các doanh nghiệp dựa vào đầu vào nhập khẩu. Chính vì vậy, hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp là một trong những biện pháp chủ chốt để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của TBT lên các quốc gia thành viên ASEAN. Các quốc gia ASEAN đang hài hòa tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp trong 9 lĩnh vực: sản phẩm nông nghiệp; máy móc ô tô; công trình và vật liệu xây dựng; mỹ phẩm; thiết bị điện và điện tử; thiết bị y tế; dược phẩm; cao su; thuốc và thực phẩm chức năng. Tăng cường sự hài hòa giữa các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn quốc gia cũng cho phép các quốc gia sử dụng các sản phẩm và công nghệ vượt ra ngoài biên giới quốc gia, từ đó tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Với việc thực thi Hiệp định WTO/TBT vào tháng 1/1995, Nhật Bản đã thúc đẩy sự
- 12 nhất quán về nội dung kỹ thuật giữa các tiêu chuẩn quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể tổng số tiêu chuẩn quốc gia (JIS) hiện hành của Nhật Bản đến năm 2013 là 10399 tiêu chuẩn, số lượng tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế là 5725 tiêu chuẩn, trong đó: hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế là 40%, tương đương có sửa đổi với tiêu chuẩn quốc tế là 57% và không tương đương là 3%. [83] Trong “Policy on Standards Adoption of International Standards (Chính sách về tiêu chuẩn chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế)”[71], Ban Tiêu chuẩn Malaysia cũng đã chỉ ra việc thực thi chính sách này đảm bảo rằng việc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện một cách nhất quán và phù hợp với các chính sách tổng thể và chiến lược đối với tiêu chuẩn quốc gia Malaysia. Chính sách đã được xây dựng để đảm bảo việc chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế để thực hiện các nghĩa vụ khi Malaysia đã là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã ký Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) và các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS). Chính sách này được thực hiện để thông qua các mục tiêu sau: (i) để đạt được mức độ tối đa sự hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế; (ii) thực hiện các nghĩa vụ về tiêu chuẩn đối với quy định trong Hiệp định TBT và Hiệp định SPS và đặc biệt trong Phụ lục 3 của Hiệp định WTO /TBT - Quy tắc Thực hành tốt cho Xây dựng, Chấp nhận và Áp dụng tiêu chuẩn; (iii) xây dựng hệ thống Tiêu chuẩn Malaysia thích hợp cho thương mại, cập nhật và toàn diện. Ba là, các công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển tiêu chuẩn hóa của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong đó tiêu biểu là: Tác giả Wang Ping, Wang Yiyi và John Hill trong “Standardization Strategy of China - Achievements and Challenges (Chiến lược tiêu chuẩn hóa của Trung Quốc - Thành tựu và Thách thức)” [92] đã chỉ ra chiến lược tiêu chuẩn hóa tại Trung Quốc hướng tới: (i) Sử dụng quan điểm khoa học về sự
- 13 phát triển làm nguyên tắc chỉ đạo; (ii) Tập trung vào việc nâng cao khả năng thích ứng và tính cạnh tranh của tiêu chuẩn kỹ thuật Trung Quốc; (iii) Bám vào nguyên tắc chính phủ sẽ giữ vai trò hướng dẫn, doanh nghiệp là điểm tựa và thị trường định hướng; (iv) Thỏa mãn nhu cầu của đổi mới khoa học quốc gia, sự phát triển công thương nghiệp và cấu trúc của toàn xã hội đối với tiêu chuẩn quốc gia; (v) Hỗ trợ, hướng dẫn xã hội và nền kinh tế Trung Quốc phát triển một cách cân bằng và có tổ chức, mà ở đó nguyên tắc chính phủ sẽ giữ vai trò hướng dẫn, doanh nghiệp là điểm tựa và thị trường định hướng trở thành một sự nhất trí trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa ở Trung Quốc. Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản trong “Japanese Standardization Strategy (Chiến lược Tiêu chuẩn hóa của Nhật Bản)” [81] cũng chỉ ra chiến lược tiêu chuẩn hóa của Nhật Bản tập trung vào 3 điểm: (i) Đáp ứng các nhu cầu của thị trường và xã hội: Phát triển chiến lược cho các lĩnh vực cụ thể, khuyến khích sự tham gia nhiều hơn nữa của các bên quan tâm, xây dựng tiêu chuẩn nhanh chóng và rõ ràng, nhu cầu nâng cao nhận thức cộng đồng; (ii) Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc tế: Sự hỗ trợ của chính phủ đối với tiêu chuẩn hóa quốc tế của các ngành công nghiệp chiến lược quan trọng, các ngành công nghiệp mới bắt đầu tiêu chuẩn hóa để tăng số lượng trưởng ban kỹ thuật tiêu chuẩn, thư ký từ các ban kỹ thuật/nhóm công tác tiêu chuẩn đến từ Nhật Bản; nỗ lực nâng cao nhận thức và hỗ trợ đối với tiêu chuẩn hóa từ các lãnh đạo doanh nghiệp; tăng cường hơn nữa hợp tác với các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương bằng cách sử dụng các tổ chức khu vực như PASC và APEC; Thúc đẩy hợp tác quốc tế; (iii) Tích hợp Nghiên cứu và Phát triển với Tiêu chuẩn hóa: Nhận thức về tiêu chuẩn hoá từ giai đoạn lập kế hoạch, đặc biệt là trong việc chuẩn hóa các công nghệ mới; sự tham gia của cộng đồng trong việc phát triển và tiêu chuẩn hóa phương pháp đánh giá thử nghiệm mà đáp ứng vai trò là tài sản công; thúc đẩy sự phát triển của cấu trúc hạ tầng trí thức như các tiêu chuẩn đo lường thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ: Phát triển du lịch sinh thái ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020
161 p | 326 | 92
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 301 | 44
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hiện nay
239 p | 171 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong
0 p | 268 | 28
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Phú Yên
219 p | 60 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007-2011 và tầm nhìn đến 2020
0 p | 241 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
212 p | 95 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của nông hộ miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
165 p | 58 | 11
-
Bản thông tin tóm tắt về những kết luận mới của luận án tiến sĩ: Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1 p | 110 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
206 p | 33 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Phát triển chiến lược Marketing của các chuỗi siêu thị bán lẻ Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội
26 p | 74 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
198 p | 32 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
227 p | 92 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
232 p | 12 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại tỉnh Bến Tre - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm
35 p | 27 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định
27 p | 78 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành ở các trường đại học Sân khấu - Điện ảnh trong bối cảnh hiện nay
24 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn