Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước
lượt xem 15
download
Mục tiêu chung của nghiên cứu "Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước" là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về cụm liên kết ngành và đặc điểm của làng nghề truyền thống, luận án làm rõ sự cần thiết và các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thông đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành nhằm tăng khả năng cạnh tranh, năng lực sáng tạo của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển góp phần vào phát triển bền vững làng nghề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHÙNG VĂN THÀNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƢỚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐÀ NẴNG – 2022
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHÙNG VĂN THÀNH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƢỚC Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã Số: 62.34.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Thị Lan Hƣơng 2. TS. Lê Thị Minh Hằng ĐÀ NẴNG – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Phùng Văn Thành i
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ xii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của luận án...............................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................4 3. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................6 6. Đóng góp khoa học của luận án .....................................................................7 7. Kết cấu của Luận án .......................................................................................9 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG THEO HƢỚNG CỤM LIÊN KẾT NGÀNH ....................................................................................................................10 1.1. Cơ sở lý luận về làng nghề .................................................................................10 1.1.1. Khái niệm về làng nghề ..........................................................................10 1.1.2. Khái niệm về làng nghề truyền thống ....................................................11 1.1.3. Các đặc điểm làng nghề truyền thống ....................................................15 1.1.4. Phân loại làng nghề ................................................................................16 1.1.4.1. Phân loại theo nhóm ngành nghề ....................................................16 1.1.4.2. Phân loại theo lịch sử phát triển ......................................................17 1.1.5. Vai trò làng nghề đối với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương ......17 1.2. Cơ sở lý luận về cụm liên kết ngành ..................................................................18 1.2.1. Khái niệm cụm liên kết ngành ................................................................18 1.2.2. Đặc điểm cụm liên kết ngành .................................................................23 1.2.2.1. Sự tích tụ của các doanh nghiệp .....................................................24 1.2.2.2. Sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm ...........................................25 ii
- 1.2.2.3. Tạo lợi thế cạnh tranh .....................................................................27 1.2.2.4. Đổi mới sáng tạo .............................................................................27 1.2.2.5. Cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước ..............................28 1.2.3. Sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành .....................................30 1.2.4. Lợi ích của cụm liên kết ngành ..............................................................31 1.3. Nhận diện làng nghề truyền thống là cụm liên kết ngành ..................................33 1.3.1. So sánh đặc điểm làng nghề truyền thống và cụm liên kết ngành .........33 1.3.2. Kết luận rút ra từ cụm liên kết ngành và làng nghề truyền thống ..........37 1.4. Phát triển bền vững làng nghề truyền thống theo cụm liên kết ngành ...............41 1.4.1. Khái niệm phát triển ...............................................................................41 1.4.2. Phát triển bền vững .................................................................................42 1.4.3. Phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành .............42 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................43 1.5.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .................................................43 1.5.1.1. Các nghiên cứu về làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành .......44 1.5.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường làng nghề ...........................................................................................................................46 1.5.2. Các công trình nghiên cứu về làng nghề ở Việt Nam ............................49 1.5.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến cụm liên kết ngành làng nghề .........49 1.5.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường làng nghề ...........................................................................................................................51 1.5.3. Kết luận rút ra từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .....51 1.5.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu luận giải có thể kế thừa ...........51 1.5.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................53 1.6. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ......................................................................54 1.6.1. Kinh nghiệm phát triển một số làng nghề trên thế giới ..........................54 1.6.1.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở tỉnh Oita-Nhật Bản ................54 1.6.1.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề bình bát Baan Baat-Thái Lan ...55 1.6.1.3. Làng nghề theo mô hình Xí nghiệp Hương Trấn-Trung Quốc .......56 1.6.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề một số địa phương trong nước ........57 iii
- 1.6.2.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề gốm sứ Bát Tràng .....................57 1.6.2.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề sơn mài Duyên Thái .................58 1.6.2.3. Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp làng nghề dệt kim La Phù ...................................................................................................................................58 1.6.3. Một số kinh nghiệm và bài học rút ra đối với sự phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước .........................................................................59 1.7. Các điều kiện phát triển bền vững làng nghề truyên thống theo hướng cụm liên kết ngành và các tiêu chí đánh giá ............................................................................60 1.7.1. Sự tích tụ các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực địa lý ..............61 1.7.1.1. Khái niệm sự tích tụ ........................................................................61 1.7.1.2. Tiêu chí đánh giá .............................................................................61 1.7.2. Sự liên kết của của làng nghề theo chuỗi giá trị sản phẩm ....................63 1.7.2.1. Khái niệm sự liên kết ......................................................................63 1.7.2.2. Tiêu chí đánh giá .............................................................................64 1.7.3. Lợi thế cạnh tranh ...................................................................................65 1.7.3.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh ...........................................................65 1.7.3.2. Tiêu chí đánh giá .............................................................................66 1.7.4. Đổi mới sáng tạo ....................................................................................67 1.7.4.1. Khái niệm đổi mới sáng tạo ............................................................67 1.7.4.2. Tiêu chí đánh giá .............................................................................68 1.7.5. Cơ chế chính sách của nhà nước ............................................................70 1.7.5.1. Khái niệm cơ chế chính sách, sự quản lý nhà nước đối với làng nghề ...........................................................................................................................70 1.7.5.2. Tiêu chí đánh giá .............................................................................71 1.8. Tóm tắt chương 1 ...............................................................................................72 CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................79 2.1. Phương pháp tiếp cận .........................................................................................79 2.1.1. Tiếp cận có sự tham gia ..........................................................................79 2.1.2. Tiếp cận theo cụm liên kết ngành theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề ...................................................................................................................................79 iv
- 2.1.3. Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường .............................80 2.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................80 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................83 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .............................................................83 2.3.1.1. Thông tin thứ cấp ............................................................................83 2.3.1.2. Thông tin sơ cấp ..............................................................................84 2.3.1.3. Nội dung chung của bảng câu hỏi ...................................................84 2.3.1.4. Nội dung chính bảng câu hỏi cụ thể từng vấn đề liên quan ............84 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................85 2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu phân tích định tính .................................85 2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng ..............................86 2.3.3. Thiết kế bảng câu hỏi .............................................................................87 2.4. Tóm tắt chương 2 ...............................................................................................89 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƢỚC ..................................................................90 3.1. Tổng quan về làng nghề .....................................................................................90 3.1.1. Sự hình thành và phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước ..........................................................................................................................90 3.1.2. Vị trí vai trò làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước ................90 3.2. Phân tích tình hình phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước ở các cơ sở điều tra .......................................................................................................92 3.2.1. Đánh giá quy mô loại hình sản xuất kinh doanh ở làng nghề ................92 3.2.2. Đánh giá về nguồn nhân lực tại làng nghề .............................................96 3.2.3. Đánh giá nhận định tình hình kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm của các cơ sở sản xuất tại làng nghề ....................100 3.2.4. Nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề .........................................................................................102 3.2.4.1. Nguyên vật liệu cho sản xuất ........................................................102 3.2.4.2. Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề ...........................104 3.2.5. Đánh giá những khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh v
- của các cơ sở sản xuất tại làng nghề .......................................................................107 3.2.5.1. Khó khăn về nguồn nhân lực ........................................................108 3.2.5.2. Khó khăn về sự hợp tác .................................................................108 3.2.5.3. Khó khăn về vốn cho sản xuất ......................................................109 3.2.5.4. Khó khăn về nguồn cung các yếu tố đầu vào ...............................109 3.2.5.5. Khó khăn về tiếp cận khoa học công nghệ ...................................112 3.2.5.6. Các khó khăn về tiền lương ..........................................................112 3.2.5.7. Các khó khăn về xử lý môi trường................................................112 3.2.5.8. Khó khăn bất cập về cơ sở hạ tầng ...............................................114 3.2.6. Thực trạng xây dựng chuỗi liên kết làng nghề với du lịch ...................118 3.2.7. Cơ chế chính sách của nhà nước tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở doanh nghiệp tại làng nghề ....................................................120 3.2.7.1. Chính sách quy hoạch xây dựng phát triển làng nghề ..................120 3.2.7.2. Công tác tổ chức quản lý làng nghề ..............................................123 3.2.8. Một số tác động của sự phát triển làng nghề với môi trường và xã hội .................................................................................................................................123 3.2.8.1. Tác động về mặt xã hội .................................................................124 3.2.8.2. ác động về mặt môi trường ...........................................................124 3.3. Thực trạng đánh giá các điều kiện phát triển bền vững làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành ...............................................................................126 3.3.1. Đối với sự tích tụ tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp ..........126 3.3.2. Sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề ...............................127 3.3.3. Thực trạng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong làng nghề ........135 3.3.4. Thực trạng đổi mới sáng tạo .................................................................137 3.3.5. Thực trạng cơ chế chính sách của nhà nước ........................................139 3.4. Kết luận rút ra từ việc đánh giá điều kiện phát triển bền vững làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành .....................................................................143 3.4.1. Đánh giá tích tụ tập trung hóa các doanh nghiệp khu vực địa lý .........143 3.4.1.1. Những mặt tích cực .......................................................................143 3.4.1.2. Những hạn chế ..............................................................................144 vi
- 3.4.2. Đánh giá sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề .................144 3.4.2.1. Những mặt tích cực .......................................................................144 3.4.2.2. Những mặt hạn chế .......................................................................146 3.4.3. Đánh giá về lợi thế cạnh tranh trong làng nghề hiện nay .....................147 3.4.3.1. Những mặt tích cực .......................................................................147 3.4.3.2. Những mặt hạn chế .......................................................................148 3.4.4. Đánh giá về đổi mới sáng tạo ...............................................................149 3.4.4.1. Những mặt tích cực .......................................................................149 3.4.4.2. Những mặt hạn chế .......................................................................149 3.4.5. Đánh giá về cơ chế chính sách và sự quản lý của nhà nước ................150 3.4.5.1. Những mặt tích cực .......................................................................150 3.4.5.2. Những mặt hạn chế .......................................................................151 3.5. Tóm tắt chương 3 .............................................................................................151 CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÁ MỸ NGHỆ NON NƢỚC THEO HƢỚNG CỤM LIÊN KẾT NGÀNH ........................................................................................................153 4.1. Quan điểm phát triển ........................................................................................153 4.2. Định hướng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 ..................................................................................154 4.2.1. Định hướng phát triển về kinh tế ..........................................................154 4.2.2. Định hướng phát triển về xã hội ...........................................................155 4.2.3. Định hướng về bảo vệ môi trường .......................................................155 4.3. Ma trận SWOT cho hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước .......................................................................155 4.4. Giải pháp thúc đẩy hình thành và phát triển bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành ..............................................159 4.4.1. Giải pháp thúc đẩy sự tích tụ, tập trung hóa sản xuất của các doanh nghiệp làng nghề .....................................................................................................159 4.4.2. Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề .......................................................................................................161 vii
- 4.4.2.1. Phát triển quan hệ liên kết theo chiều dọc ....................................161 4.4.2.2. Phát triển quan hệ liên kết theo chiều ngang ................................164 4.4.3. Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất làng nghề .........................................................................................................................165 4.4.3.1. Phát triển mạnh loại hình doanh nghiệp .......................................165 4.4.3.2. Phát triển nguồn nhân lực .............................................................165 4.4.3.3. Nguyên vật liệu .............................................................................166 4.4.3.4. Giải pháp về vốn ...........................................................................167 4.4.3.5. Nâng cấp cơ sở hạ tầng .................................................................168 4.4.3.6. Giải pháp công nghệ .....................................................................170 4.4.4. Giải pháp đổi mới sáng tạo ...................................................................171 4.4.5. Giải pháp về cơ chế chính sách, quản lý cho sự phát triển làng nghề ..173 4.5. Các nhóm giải pháp khác .................................................................................178 4.5.1. Giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề ...............................................178 4.5.2. Giải pháp về thương mại và thị trường ................................................180 4.5.3. Chính sách về đất đai............................................................................181 4.5.4. Phát huy vai trò của Hội làng nghề ......................................................182 4.5.5. Giải pháp xây dựng chuỗi liên kết làng nghề với du lịch .....................183 4.6. Tóm tắt chương 4 .............................................................................................184 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG LAI ................................................................................185 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .............................194 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................195 PHỤ LỤC ...............................................................................................................204 viii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CLKN Cụm liên kết ngành CSSX Cơ sở sản xuất BQL Ban quản lý CSIRO Commonwealth Scientific and Industrial Research Organization GII Global Innovation Index LN Làng nghề OECD Organization for Economic Cooperation and Development UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development UNIDO United Nations Industrial Development Organization WIPO World Intellectual Property Organization WCED World Commission on Environment and Development ix
- DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1. Tổng hợp các giai đoạn phát triển của làng nghề truyền 13 thống Bảng 1.2. Tổng hợp các nghiên cứu điển hình cụm liên kết ngành 21 Bảng 1.3. Lợi ích của cụm liên kết ngành đối với doanh nghiệp trong 33 cụm Bảng 1.4. So sánh các đặc điểm cụm liên kết ngành và làng nghề 34 truyền thống Bảng 1.5. Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững 73 làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành Bảng 2.1. Thang đánh giá Likert 88 Bảng 3.1. Các nghề được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp 90 quốc gia Bảng 3.2. Số lượt khách đến thăm danh thắng Ngũ Hành Sơn 2015 - 92 2020 Bảng 3.3. Loại hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp làng nghề 93 Bảng 3.4. Lao động trung bình của một CSSX tại làng nghề 94 Bảng 3.5: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2019 94 phân theo quy mô lao động và phân theo huyện/quận Bảng 3.6. Vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của các CSSX tại làng 95 nghề từ năm 2015 – 2019 Bảng 3.7. Nhận định về chất lượng của chủ CSSX làng nghề và 96 nguồn gốc được truyền nghề Bảng 3.8. Chất lượng người lao động tại các cơ sở sản xuất làng 97 nghề Bảng 3.9. Nhận định về kế hoạch tập huấn nâng cao trình độ, kỹ 98 năng cho người lao động của CSSX tại làng nghề Bảng 3.10. Thu nhập bình quân của người lao động làm việc tại các cơ 99 sở sản xuất tại làng nghề trong giai đoạn 2017 đến 2019 Bảng 3.11. Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong 100 doanh nghiệp phân theo huyện/quận Bảng 3.12. Đánh giá kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị của CSSX tại 100 làng nghề x
- Bảng 3.13. Đánh giá kế hoạch cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm 102 của CSSX tại làng nghề Bảng 3.14. Các hình thức mua nguyên liệu đầu vào của các CSSX 103 làng nghề Bảng 3.15. Các yếu tố tác động đến khó khăn đầu vào nguyên liệu 103 Bảng 3.16: Phương thức bán sản phẩm 104 Bảng 3.17. Phương pháp xác định giá bán sản phẩm làng nghề 105 Bảng 3.18. Nhận định về mức độ hợp lý của giá bán sản phẩm làng 106 nghề Bảng 3.19. Nhận định về giải pháp nâng cao giá bán sản phẩm làng 106 nghề trong thời gian đến Bảng 3.20. Kết quả đánh giá mức độ khó khăn của các cơ sở sản xuất 107 kinh doanh tại làng nghề Bảng 3.21. Thực trạng mức độ khó khăn trong xử lý vấn đề môi 113 trường của các cơ sở SXKD tại khu sản xuất tập trung của làng nghề Bảng 3.22. Phân loại cơ sở sản xuất và diện tích đất được thuê 116 Bảng 3.23. Đánh giá môi trường tại khu sản xuất tập trung của làng 124 nghề Bảng 3.24. Đánh giá sự liên kết phối hợp giữa các cơ sở sản 134 xuất/doanh nghiệp với nhau và với các đối tác trong làng nghề Bảng 3.25. Đánh giá liên kết giữa các cơ sở sản xuất với cơ quan quản 135 lý nhà nước và các bên hữu quan Bảng 3.26. Đánh giá lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong 136 làng nghề Bảng 3.27. Đánh giá sự đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp trong 138 làng nghề Bảng 3.28. Thực trạng tác động của pháp luật và các chính sách phát 140 triển làng nghề ở thành phố Đà Nẵng Bảng 3.29. Đánh giá sự hỗ trợ của nhà nước đối với làng nghề 141 Bảng 3.30. Đánh giá sự liên kết phối hợp giữa các cơ quan quản lý 142 nhà nước trong xây dựng và thực thi các chính sách đối với làng nghề Bảng 4.1. Ma trận SWOT cho hình thành và phát triển cụm liên kết 156 ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước xi
- DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 1.1. Mô hình chuỗi giá trị Michael Porter 25 Hình 1.2. Sự hình thành và phát triển của cụm liên kết ngành 31 Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài 80 Hình 2.2. Khung nghiên cứu của đề tài 81 Hình 3.1. Đánh giá của các CSSX được khảo sát về chất luợng cơ sở 115 hạ tầng trong khu sản xuất làng nghề tập trung Hình 3.2. Diện tích cơ sở sản xuất được phân bổ trong khu làng nghề 118 giai đoạn I theo quy mô lao động Hình 3.3. Đánh giá của cơ sở sản xuất về chất lượng dịch vụ được hỗ 121 trợ khi di chuyển vào khu sản xuất làng nghề trong giai đoạn I Hình 3.4. Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng 128 nghề Hình 3.5. Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm làng nghề 129 xii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Cụm ngành (cluster) được hiểu là sự tập trung về mặt địa lý của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định hoặc một số lĩnh vực có liên quan chặt chẽ. Sự phát triển của cụm ngành sẽ giúp tăng tính liên kết, tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo và các quá trình thương mại hóa. Cụm ngành tạo cơ hội cho dòng chảy thông tin và trao đổi kỹ thuật, giúp doanh nghiệp năng động hơn trong quá trình cạnh tranh (Porter 2008). Nghiên cứu của Vo et al. (2012) đánh giá rằng làng nghề truyền thống là một dạng cụm liên kết ngành sơ khai nên cần phải được phát triển theo hướng cụm liên kết ngành để phát triển bền vững. Việc tập trung các doanh nghiệp làng nghề có quan hệ với nhau về mặt kinh tế - kỹ thuật trong một khu vực lãnh thổ nhất định bằng việc hình thành cụm liên kết ngành là một xu hướng khách quan của quá trình phát triển và được nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công thông qua ứng dựng lý thuyết cụm liên kết ngành. Làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước là một làng nghề nổi tiếng với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Làng nghề đã đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và là điểm đến tham quan lý tưởng của khách du lịch khi đến với danh thắng Ngũ Hành Sơn, năm 2019, Danh thắng Ngũ Hành Sơn đón hơn 2 triệu lượt khách, du khách khi đến thăm quan danh thắng rất thích thú với các sản phẩm làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao, làng nghề đến nay đã phát triển với hơn 550 cơ sở sản xuất kinh doanh, thu hút hơn 4.000 lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tại làng nghề. Để hỗ trợ sự phát triển của làng nghề, thành phố đã quy hoạch các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào khu công nghiệp tập trung của làng nghề với diện tích hơn 35,5 ha tại địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Với quyết sách này của thành phố, làng nghề đã có những bước phát triển lớn mạnh, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, cải thiện điều kiện sản xuất, xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết 1
- bị, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hiện nay làng nghề phát triển nhanh nhưng tồn tại nhiều hạn chế, chưa đảm bảo phát triển bền vững như quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ; phần lớn loại hình là cơ sở sản xuất, ít loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, kết quả sản xuất - kinh doanh thấp; lượng vốn tích lũy để đầu tư phát triển kinh doanh không cao, khó khăn trong huy động được vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh; các hoạt động liên kết giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh với nhau và với các tổ chức hữu quan còn hạn chế, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khả năng cạnh tranh không cao, đổi mới sáng tạo còn thấp, lực lượng lao động có trình độ văn hóa thấp, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, vấn đề ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng mặc dù đã đầu tư nhưng còn nhiều bất cập, các vấn đề về thị trường đầu ra cho sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, đó là những vấn đề ảnh hưởng rất lớn phát triển bền vững của làng nghề trong giai đoạn hội nhập sâu của nền kinh tế với thế giới, giai đoạn của nền công nghiệp 4.0 cũng như những vấn đề về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và đề xuất giải pháp để phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trong giai đoạn hiện nay là cấp thiết. Qua nghiên cứu, tổng hợp và phân tích đánh giá các mô hình lý thuyết cũng như các bài học kinh nghiệm phát triển một số làng nghề trên thế giới và các làng nghề tại các địa phương ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu chứng minh ứng dụng lý thuyết cụm ngành vào làng nghề là phù hợp với tình hình hiện nay. Người đưa ra quan niệm về cụm ngành đầu tiên là Alfred Marshall (1890) được trình bày trong tác phẩm kinh điển với chủ đề ―Các nguyên tắc kinh tế học – Principles of Economics‖, trong tác phẩm này Marshall sử dụng thuật ngữ ―khu vực công nghiệp- industrial district‖ để mô tả sự tập trung và gần kề về địa lý của các doanh nghiệp trong nội ngành, nhờ đó tạo ra tác động tích cực và lợi thế nhờ quy mô cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực đó. Theo Marshall (1890) thì cụm liên kết ngành là nơi các doanh nghiệp nhỏ cùng ngành quần tụ lại cùng địa điểm thông qua tính kinh tế nhờ quy mô bên ngoài, nơi có tính tổ chức cao giữa người bán và người mua, các doanh nghiệp trong các ngành có liên quan hỗ trợ lẫn nhau và sẽ dẫn tới sự tập trung của các doanh nghiệp này vào những địa điểm nhất định, việc 2
- nhiều công nhân tay nghề cao tụ tập tại những thị trấn hay địa phương công nghiệp nhỏ, và lượng cầu lớn là một trong những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp cùng ngành tập trung về một vùng địa lý. Trên thế giới hiện nay, Lý thuyết cụm liên kết ngành đang là một trong những lý thuyết được sử dụng rộng rãi, là cơ sở lý luận để nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp và các ngành dịch vụ. Điển hình là các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với nhiều làng nghề truyền thống phát triển đã chú trọng phát triển theo hướng cụm liên kết ngành. Nghiên cứu của Porter (1990, 1998, 2000, 2003, 2007, 2008), Benner (2012), Andersson và Hansson (2004), Kuchiki (2007), Marshall (1890) là những đại diện tiêu biểu cho việc nghiên cứu về lý thuyết cụm liên kết ngành. Cụm liên kết ngành có 5 đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, sự tích tụ tập trung các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực địa lý; Thứ hai, sự liên kết và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp tham gia vào cụm; Thứ ba, lợi thế cạnh tranh do các doanh nghiệp quần tụ tập trung trong cụm sẽ là lợi thế về việc hợp tác với nhau trong sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, cùng sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực cùng ngành, sử dụng công nghệ tương đồng… sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp trong cụm liên kết ngành; Thứ tư, đổi mới sáng tạo trong môi trường cụm liên kết ngành rất lớn; Thứ năm, sự tham gia của nhà nước qua cơ chế chính sách. Thực tiễn trên thế giới cho thấy, triển khai các chính sách phát triển cụm liên kết ngành hữu hiệu sẽ tạo điều kiện giúp tăng năng lực cạnh tranh thông qua một số yếu tố sau: (1) có được sự hỗ trợ tốt hơn nhờ mức độ tập trung theo quy mô của các doanh nghiệp cùng ngành, có nhiều thuận lợi hơn để tiếp cận các yếu tố đầu vào, nguồn nhân lực, thông tin, công nghệ và nhà cung cấp, được sự hỗ trợ của nhà nước, dùng chung cơ sở hạ tầng, có sự hiện diện của các nhà cung cấp dịch vụ, các dịch vụ công được thuận lợi hơn; (2) quá trình đổi mới sáng tạo được thúc đẩy; (3) thuận lợi cho sự liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; (4) nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong cụm; (5) Có chính sách hỗ trợ của nhà nước. Đối chiếu với làng nghề truyền thống có các đặc điểm: (i) tồn lại lâu đời gắn với văn hóa địa phương và tập trung trong khu vực địa lý; (ii) làng nghề tuy có sự 3
- liên kết nhưng rất lỏng lẻo, ít có sự hỗ trợ giữa các hộ kinh doanh trong làng nghề cũng như với các chủ thể ngoài làng nghề có liên quan. Doanh nghiệp chưa tận dụng được nguồn nhân lực cùng ngành tương đồng nhau, công nghệ lạc hậu, ít đổi mới, hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển,… Do đó, để làng nghề phát triển phải nâng cao các điều kiện nêu trên. Từ những phân tích đó, chúng ta có thể thấy rằng làng nghề truyền thống nếu bổ sung đẩy đủ các điều kiện cơ bản của cụm liên kết ngành: tăng sự tích tụ các doanh nghiệp cùng ngành trong một khu vực địa lý; tăng sự liên kết giữa các chủ thể trong làng nghê, khuyến khích đổi mới sang tạo, tăng khả năng cạnh tranh và có chính sách phù hợp. Việc nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết ngành là hướng đi đúng đắn nhất cả về lý luận và thực tiễn để giúp làng nghề phát triển bền vững. Vì vây, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu đó là:“Phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước” theo cách tiếp cận cụm liên kết ngành sẽ giải quyết các vấn đề đặt ra hiện nay của địa phương, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay trong khu vực và trên thế giới, giúp làng nghề làng nghề phát triển bền vững. 2. Câu hỏi nghiên cứu Cụm liên kết ngành là gì? Cụm liên kết ngành có những đặc điểm gì và đóng vai trò như thế nào trong phát triển có hiệu quả và bền vững làng nghề truyền thống? Giải thích mối tương quan giữa mô hình phát triển theo cụm liên kết ngành và các đặc điểm của làng nghề? (Nhận diện làng nghề truyền thống là cụm liên kết ngành) Vì sao cho rằng có thể sử dụng mô hình liên kết cụm ngành để phát triển làng nghề đá Non Nước? Các tiêu chí đánh giá các điều kiện phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành? Thực trạng phát triển của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thời gian qua, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở doanh nghiệp làng nghề, các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thống theo hướng cụm liên kết 4
- ngành, những thuận lợi, hạn chế của các điều kiện đó?. Trong thời gian tới, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước phát triển theo hướng cụm liên kết ngành như thế nào và cần thực hiện những biện pháp gì để thúc đẩy hình thành, phát triển bền vững làng nghề theo hướng cụm liên kết ngành? 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của nghiên cứu là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về cụm liên kết ngành và đặc điểm của làng nghề truyền thống, luận án làm rõ sự cần thiết và các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thông đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành nhằm tăng khả năng cạnh tranh, năng lực sáng tạo của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển góp phần vào phát triển bền vững làng nghề. Để thực hiện được mục tiêu đó, phải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cụm liên kết ngành và đặc điểm làng nghề truyền thống, nhận diện làng nghề truyền thống là cụm liên kết ngành, phân tích đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước, Luận án làm rõ sự cần thiết và điều kiện phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành, qua đó góp phần phát triển có hiệu quả và bền vững làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận về cụm liên kết ngành, làng nghề truyền thống, đặc biệt làm rõ những điều kiện cơ bản để phát triển bền vững làng nghề truyên thống theo hướng cụm liên kết ngành. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển một số làng nghề ở một số quốc gia, kinh nghiệm phát triển một số làng nghề trong nước và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước từ giai đoạn 2015-2020, chỉ rõ các thế mạnh, những hạn chế của làng nghề trong quá trình phát triển. - Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững 5
- làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4..1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Từ những nội dung chung về bản chất, đặc điểm của cụm liên kết ngành, các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cụm liên kết ngành. Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá sự cần thiết, khả năng, các điều kiện để phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng cụm liên kết ngành để phát triển bền vững làng nghề. Từ đó, luận án làm rõ luận cứ khoa học cơ bản của định hướng hình thành và phát triển cụm liên kết ngành tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước và các giải pháp thực hiện định hướng ấy. Phạm vi không gian nghiên cứu: Các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp làng nghề (gọi chung là doanh nghiệp làng nghề) và các tổ chức liên quan tại làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước. Về thời gian: Các số liệu thứ cấp thu thập trong nhiều năm, từ năm 2015-2020; các tư liệu sơ cấp thu thập từ điều tra phỏng vấn sâu các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề, các chuyên gia, các tổ chức liên quan được thực hiện trong năm 2017-2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu sẽ thực hiện theo các cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận có sự tham gia, Tiếp cận theo cụm liên kết ngành thông qua chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề, Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường. Trong đó, đặc biệt chú trọng tiếp cận nghiên cứu phát triển làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước theo hướng phát triển thành cụm liên kết ngành theo những góc độ khác nhau. Để phù hợp với tính chất chuyên ngành Quản trị kinh doanh, tác giả lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu hình thành và phát triển cụm liên kết ngành làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước trên góc độ doanh nghiệp 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ ở Việt Nam
239 p | 161 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
54 p | 158 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 28 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Động lực làm việc của giảng viên các trường đại học công lập khối ngành kinh tế quản trị quản lý tại Hà Nội trong bối cảnh mới
175 p | 25 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của stress đến kết quả thực hiện công việc của giảng viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội
221 p | 13 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chí xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp
188 p | 46 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của văn hóa tổ chức, chia sẻ tri thức đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp Việt Nam
156 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Ảnh hưởng của thực hành quản trị nhân lực đến hành vi đổi mới của người lao động trong các Công ty thuộc Bộ Công an
282 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa thực tiên quản trị nguồn nhân lực thành tích cao và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
228 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị nhân lực: Sinh kế cho người khuyết tật vùng Đồng bằng sông Hồng
184 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến cam kết với tổ chức của công nhân sản xuất tại các doanh nghiệp khai thác than hầm lò Việt Nam
220 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh bền vững và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản tại khu vực Bắc Trung bộ
206 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào - Nghiên cứu từ phía cung
263 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa nguồn lực và sự cảm nhận hiệu quả của khách hàng trong ngành công nghiệp dịch vụ logistics
214 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của so sánh xã hội đến tâm lý tiêu cực của khách hàng và hành vi mua sắm bốc đồng tại Việt Nam - Nghiên cứu với biến điều tiết hiệu quả bản thân
258 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn