Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Thực trạng bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung Ương
lượt xem 3
download
Luận án "Thực trạng bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung Ương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm mô tả thực trạng bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương; Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Thực trạng bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung Ương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LƯƠNG MINH HẰNG THỰC TRẠNG BỆNH RĂNG MIỆNG Ở TRẺ MẮC HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT HÀ NỘI - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LƯƠNG MINH HẰNG THỰC TRẠNG BỆNH RĂNG MIỆNG Ở TRẺ MẮC HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt Mã số : 9720501 LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Tống Minh Sơn 2. PGS.TS. Trần Huy Thịnh HÀ NỘI - 2022
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Bộ môn Nha khoa trẻ em; Phòng Quản lý Đào tạo-Khoa học & Công nghệ-Hợp tác Quốc tế; Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt; Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học-Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Tống Minh Sơn, PGS.TS. Trần Huy Thịnh, những người Thầy đáng kính luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Các y bác sĩ, nhân viên Khoa Thận - Lọc máu Bệnh viện Nhi Trung Ương, các cán bộ Khoa xét nghiệm Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Lãnh đạo, Thầy cô, các đồng nghiệp của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt luôn khuyến khích, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các y bác sĩ, các bạn sinh viên Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt-Trường Đại học Y Hà Nội đã luôn sát cánh cùng tôi suốt thời gian thu thập số liệu tại Khoa Thận - Lọc máu Bệnh Viện Nhi Trung Ương. Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè thân thiết đã luôn động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nghiên cứu sinh Lương Minh Hằng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lương Minh Hằng, nghiên cứu sinh khóa 37 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Tống Minh Sơn và PGS.TS. Trần Huy Thịnh; 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam; 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Người viết cam đoan Lương Minh Hằng
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 25-OH D 25-hydroxyvitamin D Vitamin D3 API Approximal Plaque Index Chỉ số mảng bám gần đúng CI-S Calculus index simplified Chỉ số cao răng đơn giản CS And others (Et Al) Cộng sự DI-S Debris index simplified Chỉ số cặn bám đơn giản DMFS/dmfs Decayed, missing, filled Chỉ số sâu mất trám mặt răng surfaces vĩnh viễn/răng sữa DMFT/ Decayed, missing, filled teeth Chỉ số sâu mất trám răng dmft vĩnh viễn/ răng sữa ĐTNC - Đối tượng nghiên cứu GI Gingival Index Chỉ số lợi GOI Gingival Overgrowth Index Chỉ số phì đại lợi HCTH Nephrotic Syndrome Hội chứng thận hư HCTHTP Idiopathic Primary Nephrotic Hội chứng thận hư tiên phát Syndrome IgG, IgM Immunoglobulin G, Globulin miễn dịch IgG, IgM Immunoglobulin M KKPTMR Defect Development of Enamel Khiếm khuyết phát triển men răng OHI-S Simplified oral hygiene index Chỉ số vệ sinh miệng đơn giản PI (PLI) Plaque Index Chỉ số mảng bám VDBP Vitamin D Binding Protein Protein gắn của vitamin D VMI Volpe-Manhold Index Chỉ số cao răng theo Volpe- Manhold WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3 1.1. Định nghĩa, phân loại bệnh răng miệng và hội chứng thận hư tiên phát............ 3 1.1.1. Bệnh răng miệng ............................................................................. 3 1.1.2. Hội chứng thận hư tiên phát ............................................................ 4 1.2. Tổng quan bệnh răng miệng ở trẻ em mắc hội chứng thận hư tiên phát ...... 6 1.2.1. Bệnh viêm lợi .................................................................................. 6 1.2.2. Bệnh sâu răng ................................................................................ 11 1.2.3. Bệnh khiếm khuyết phát triển men răng ....................................... 14 1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát .................................................................................. 16 1.3.1. Biến chứng của hội chứng thận hư tiên phát ảnh hưởng đến phát triển bệnh răng miệng ........................................................... 16 1.3.2. Mối liên quan giữa bệnh răng miệng và hội chứng thận hư tiên phát trong các nghiên cứu trên thế giới ........................................ 20 1.4. Đặc điểm nước bọt và mối liên quan với bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát ......................................................... 22 1.4.1. Định nghĩa ..................................................................................... 22 1.4.2. Lưu lượng nước bọt ...................................................................... 23 1.4.3. Độ pH và độ đệm nước bọt ........................................................... 24 1.4.4. Thành phần hoá sinh nước bọt ...................................................... 28 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 35 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................... 35 2.1.1. Địa điểm ........................................................................................ 35 2.1.2. Thời gian ....................................................................................... 35 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 35 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn vào mẫu nghiên cứu .................................... 36 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu ..................................... 36 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 37
- 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 37 2.3.2. Cỡ mẫu .......................................................................................... 37 2.3.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu .................................................. 38 2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ..................................................... 40 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 56 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 56 3.2. Thực trạng bệnh răng miệng của đối tượng nghiên cứu....................... 58 3.2.1. Thực trạng vệ sinh răng miệng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát . 58 3.2.2. Thực trạng bệnh quanh răng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát .... 61 3.2.3. Thực trạng bệnh sâu răng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát ........ 65 3.2.4. Thực trạng khiếm khuyết phát triển men răng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát................................................................... 70 3.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở đối tượng nghiên cứu .......... 73 3.3.1. Liên quan giữa các đặc điểm hội chứng thận hư tiên phát và bệnh quanh răng ............................................................................ 73 3.3.2. Liên quan giữa các đặc điểm hội chứng thận hư tiên phát và bệnh sâu răng ................................................................................ 80 3.3.3. Liên quan giữa các đặc điểm hội chứng thận hư tiên phát và bệnh khiếm khuyết phát triển men răng ....................................... 82 3.4. Sự thay đổi một số chỉ số sinh hóa nước bọt của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát khởi phát và theo dõi sau 06 tháng ......................... 83 3.4.1. Đặc điểm nước bọt và mối liên quan với bệnh răng miệng của trẻ mắc HCTHTP khởi phát ................................................................ 83 3.4.2. Sự thay đổi một số chỉ số sinh hóa nước bọt của trẻ mắc HCTHPT khởi phát sau 06 tháng theo dõi ................................... 88 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 111 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 111 4.2. Thực trạng bệnh răng miệng của đối tượng nghiên cứu..................... 112 4.2.1. Thực trạng vệ sinh răng miệng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát112 4.2.2. Thực trạng bệnh quanh răng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát .. 115 4.2.3. Thực trạng bệnh sâu răng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát...... 117
- 4.2.4. Thực trạng khiếm khuyết phát triển men răng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát............................................................... 123 4.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở đối tượng nghiên cứu ........ 126 4.3.1. Liên quan giữa các đặc điểm hội chứng thận hư tiên phát và bệnh quanh răng .......................................................................... 126 4.3.2. Liên quan giữa các đặc điểm hội chứng thận hư tiên phát và bệnh sâu răng .............................................................................. 131 4.3.3. Liên quan giữa các đặc điểm hội chứng thận hư tiên phát và bệnh khiếm khuyết phát triển men răng ..................................... 132 4.4. Đặc điểm bệnh răng miệng và nước bọt của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát khởi phát và sau 06 tháng theo dõi ............................... 133 4.4.1. Đặc điểm nước bọt của trẻ mắc HCTHTP khởi phát ...................... 133 4.4.2. So sánh sự thay đổi của một số đặc điểm bệnh răng miệng và nước bọt của trẻ mắc HCTHPT khởi phát sau 06 tháng theo dõi ................. 137 KẾT LUẬN ................................................................................................... 144 KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chỉ số GI, DI-S, CI-S và API ở trẻ mắc HCTHTP và trẻ khoẻ mạnh theo Kaczmarek và CS (2020) .................................... 7 Bảng 1.2. Độ pH của niêm mạc trong khoang miệng trẻ mắc bệnh thận mạn tính đang lọc máu và trẻ khoẻ mạnh trong nghiên cứu của Davidovic E và CS (2009) .................................................... 26 Bảng 1.3. Nồng độ urê và creatinin trong nước bọt của trẻ mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn 4 - 5 và trẻ khoẻ mạnh trong nghiên cứu của Renda (2017) .................................................................. 29 Bảng 1.4. Các chỉ số hoá sinh trong nước bọt của trẻ mắc bệnh thận mạn tính và trẻ khoẻ mạnh trong nghiên cứu của Davidovich E và CS (2009).... 31 Bảng 2.1. Biến số/chỉ số dùng trong nghiên cứu ......................................... 38 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, phân loại bệnh của ĐTNC và giới ..................... 56 Bảng 3.2. Phân bố các mức vệ sinh miệng đơn giản (chỉ số OHI-S) theo nhóm tuổi ............................................................................ 60 Bảng 3.3. Chỉ số DI-S, CI-S và OHI-S theo nhóm tuổi .............................. 60 Bảng 3.4. Phân bố phì đại lợi chung theo nhóm tuổi................................... 62 Bảng 3.5. Chỉ số GI, GOI theo nhóm tuổi .................................................. 64 Bảng 3.6. Chỉ số sâu mất trám ở răng sữa (dmft) theo nhóm tuổi66 Bảng 3.7. Chỉ số sâu mất trám mặt răng ở răng sữa (dmfs) theo nhóm tuổi ... 67 Bảng 3.8. Chỉ số sâu mất trám ở răng vĩnh viễn (DMFT) theo nhóm tuổi ......... 68 Bảng 3.9. Chỉ số sâu mất trám mặt răng ở răng vĩnh viễn (DMFS) theo nhóm tuổi .................................................................................... 69 Bảng 3.10. Phân bố khiếm khuyết phát triển men răng chung theo giới....... 70 Bảng 3.11. Phân bố khiếm khuyết phát triển men răng theo loại tổn thương ........ 71 Bảng 3.12. Phân bố khiếm khuyết phát triển men răng theo mặt răng .......... 72 Bảng 3.13. Liên quan giữa các đặc điểm HCTHTP và viêm lợi ................... 73
- Bảng 3.14. Liên quan giữa các đặc điểm HCTHTP và viêm lợi .................. 75 Bảng 3.15. Liên quan giữa các đặc điểm HCTHTP và phì đại lợi ............... 76 Bảng 3.16. Liên quan giữa các đặc điểm HCTHTP và phì đại lợi ............... 78 Bảng 3.17. Liên quan giữa các đặc điểm HCTHTP và cao răng .................. 79 Bảng 3.18. Liên quan giữa các đặc điểm HCTHTP và bệnh sâu răng .......... 80 Bảng 3.19. Liên quan giữa các đặc điểm HCTHTP và KKPTMR ................ 82 Bảng 3.20. Một số chỉ số sinh hóa nước bọt theo lứa tuổi ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát .................................................................... 83 Bảng 3.21. Một số chỉ số sinh hóa nước bọt theo giới ở nhóm sâu răng, không sâu răng ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát ........................... 84 Bảng 3.22. Một số chỉ số sinh hóa nước bọt theo giới ở nhóm cao răng, không cao răng ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát .......................... 86 Bảng 3.23. Sự thay đổi các chỉ số răng miệng và nước bọt ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát và sau 06 tháng theo dõi ............................ 88 Bảng 3.24. Đặc điểm của trẻ mắc HCTHTP khởi phát sau 06 tháng theo dõi phân theo nhóm tuổi (94 trẻ) ................................................. 91 Bảng 3.25. Sự thay đổi các chỉ số nước bọt ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát sau 06 tháng theo dõi có tái phát bệnh ............................... 93 Bảng 3.26. Sự thay đổi các chỉ số nước bọt ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát sau 06 tháng theo dõi không tái phát .................................. 95 Bảng 3.27. Sự thay đổi các chỉ số nước bọt ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát sau 06 tháng theo dõi có thể bệnh kháng thuốc corticosteroid .............................................................................. 97 Bảng 3.28. Sự thay đổi các chỉ số nước bọt ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát sau 06 tháng theo dõi có thể bệnh phụ thuộc thuốc corticosteroid .............................................................................. 99 Bảng 3.29. Sự thay đổi các chỉ số nước bọt ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát sau 06 tháng theo dõi có thể bệnh nhạy cảm thuốc corticosteroid . ........................................................................... 101
- Bảng 3.30. Sự thay đổi các chỉ số nước bọt ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát sau 06 tháng theo dõi đang sử dụng prednisolon để điều trị .................. 103 Bảng 3.31. Sự thay đổi các chỉ số nước bọt ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát sau 06 tháng theo dõi đã ngừng sử dụng prednisolon ...... 105 Bảng 3.32. Sự thay đổi các chỉ số nước bọt ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát sau 06 tháng theo dõi có sử dụng kết hợp cyclosporin trong điều trị ...... 107 Bảng 3.33. Sự thay đổi các chỉ số nước bọt ở trẻ mắc HCTHTP khởi phát sau 06 tháng theo dõi không sử dụng kết hợp cyclosporin trong điều trị ....................................................................................... 109 Bảng 4.1. So sánh kết quả nghiên cứu quốc tế và trong nước về chỉ số vệ sinh răng miệng của trẻ mắc HCTHTP ................................ 114 Bảng 4.2. So sánh kết quả nghiên cứu quốc tế và trong nước về chỉ số bệnh quanh răng của trẻ mắc HCTHTP .................................... 116 Bảng 4.3. So sánh kết quả nghiên cứu quốc tế và trong nước về chỉ số sâu răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ mắc HCTHTP .............. 122 Bảng 4.4. So sánh kết quả nghiên cứu quốc tế và trong nước về tỉ lệ mắc khiếm khuyết phát triển men răng của trẻ mắc HCTHTP . 126
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố cặn bám theo nhóm tuổi (chỉ số DI-S) ..................... 58 Biểu đồ 3.2. Phân bố cao răng theo nhóm tuổi (chỉ số CI-S) ...................... 59 Biểu đồ 3.3. Phân bố viêm lợi chung theo nhóm tuổi ................................. 61 Biểu đồ 3.4. Phân độ viêm lợi, phì đại lợi theo nhóm tuổi ......................... 63 Biểu đồ 3.5. Phân bố sâu răng chung theo nhóm tuổi ................................ 65 Biểu đồ 3.6. Phân bố sâu răng chung theo giới .......................................... 65 Biểu đồ 3.7. Phân bố khiếm khuyết phát triển men răng chung theo nhóm tuổi .......................................................................................... 70 Biểu đồ 3.8. Phân bố khiếm khuyết phát triển men răng theo nhóm răng 72
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chỉ số lợi (GI) ở trẻ mắc HCTHTP theo Babu và CS .................. 8 Hình 1.2. Hình ảnh lắng đọng nhiều cao răng ở các răng hàm dưới .................. 9 Hình 1.3. Hình ảnh lợi phì đại ở trẻ nam, 16 tuổi có sử dụng thuốc cyclosporin trong điều trị bệnh, cấy ghép thận lúc 12 tuổi ....... 10 Hình 1.4. Tỉ lệ sâu răng ở trẻ HCTHTP theo Pirog và CS ........................ 13 Hình 1.5. Hình ảnh KKPTMR ở trẻ nam, 6 tuổi. ...................................... 15 Hình 1.6. Độ pH và khả năng đệm của nước bọt giữa trẻ mắc HCTH và trẻ mắc thận mạn theo Subramaniam P (2012) .............................. 25 Hình 1.7. Nồng độ các chất trong nước bọt của trẻ mắc bệnh thận mạn tính và trẻ khoẻ mạnh theo Davidovich E và CS (2010) ............ 30 Hình 1.8. Mối tương quan giữa các thành phần hoá sinh nước bọt và khả năng hình thành cao răng ở trẻ mắc bệnh thận mạn tính .... 33 Hình 2.1. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu ......................................... 41 Hình 2.2. Bộ khay khám dành cho bệnh nhân trẻ em ................................. 42 Hình 2.3. Bộ đo lưu lượng nước bọt kích thích và đánh giá khả năng đệm của nước bọt ....................................................................... 43 Hình 2.4. Sơ đồ quy trình khám lâm sàng .................................................. 44 Hình 2.5. Hình ảnh cặn bám, cao răng của bệnh nhân trẻ em nữ, 15 tuổi ....... 45 Hình 2.6. Hình ảnh khám lợi cho bệnh nhân trẻ em bằng sonde nha chu ........ 46 Hình 2.7. Hình ảnh viêm lợi của bệnh nhân trẻ em nam, 14 tuổi ............... 46 Hình 2.8. Hình ảnh lợi phì đại của bệnh nhân trẻ em nam, 12 tuổi.................. 47 Hình 2.9. Hình ảnh sâu răng của bệnh nhân trẻ em nữ (4 tuổi) .................. 48 Hình 2.10. Hình ảnh khiếm khuyết phát triển men răng của bệnh nhân trẻ em nam, 8 tuổi ....................................................................... 48 Hình 2.11. Hình ảnh bệnh nhân trẻ em nhai thỏi kẹo sáp paraffin ............... 49
- Hình 2.12. Thu thập nước bọt của bệnh nhân trẻ em vào cốc nhựa tiệt trùng có vạch chia thể tích 1/10ml ............................................. 50 Hình 2.13. Các bước thực hiện xét nghiệm khả năng đệm của nước bọt theo hướng dẫn của nhà sản xuất ................................................ 51 Hình 2.14. Hình ảnh đo khả năng đệm của nước bọt cho bệnh nhân trẻ em ................................................................................................ 52 Hình 2.15. Hình ảnh lấy 2ml nước bọt cho vào ống nghiệm tiêu chuẩn để chuyển tới labo xét nghiệm .................................................... 53 Hình 4.1. Sơ đồ mối liên quan giữa chỉ số nước bọt và nguy cơ mắc bệnh răng miệng ........................................................................ 139
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh răng miệng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên toàn thế giới và gây ra gánh nặng nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống1. Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới trong nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2017 ước tính rằng các bệnh răng miệng ảnh hưởng đến 3,5 tỉ người trên toàn thế giới, trong đó sâu răng không được điều trị là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất2. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc tại Việt Nam (2019) thì tỉ lệ sâu răng sữa của trẻ 6-8 tuổi là 86,4%; sâu răng vĩnh viễn 12-14 tuổi là 43,7%; có gần một phần ba trẻ em Việt Nam bị chảy máu lợi khi thăm khám.3 Năm 2010-2011, theo kết quả điều tra của Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội tại năm tỉnh thành trong cả nước cho thấy: 90,6% trẻ có cặn bám; 81,1% trẻ có cao răng; 11,9% trẻ có chảy máu lợi4. Hội chứng thận hư tiên phát là bệnh cầu thận hay gặp nhất ở trẻ em, chiếm khoảng 45,0% các bệnh thận. Tỉ lệ mắc mới hàng năm vào khoảng 2- 7/100000 trẻ, tần suất mắc bệnh hàng năm là 16/100000 người5. Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi Trung Ương trong 10 năm (1981-1990) số trẻ mắc hội chứng thận hư chiếm trên 46,6% tổng số bệnh nhân của khoa Thận - Tiết niệu. Bệnh có tỉ lệ tái phát rất cao, chỉ có khoảng 10-20% trẻ bị một lần, 30- 40% tái phát không thường xuyên, 40-50% tái phát thường xuyên, chính những diễn tiến kéo dài, mạn tính đã dẫn đến trẻ có nhiều biến chứng như giảm khả năng miễn dịch, nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng, rối loạn điện giải, loãng xương, suy thận mạn tính… Theo y văn, trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát có sự tác động phá hủy mô cứng và các tổ chức quanh răng, thành phần nước bọt khi sử dụng kéo dài các loại thuốc trong điều trị bệnh6,7. Ngoài ra, việc nhập viện thường xuyên và
- 2 chế độ ăn uống riêng biệt cũng ảnh hưởng đến việc chăm sóc và phòng ngừa các bệnh răng miệng8. Theo kết quả nghiên cứu của Pirog và cộng sự (2012)9, Weraarchakul và cộng sự (2015)10, Tống Minh Sơn và cộng sự (2018)11 thì tỉ lệ sâu răng của trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát cao hơn so với trẻ khoẻ mạnh. Các nghiên cứu của Babu và Jana (2014)12; Olczak-Kowalczyk và cộng sự (2015)13; Angelova và cộng sự (2017)8; Güzel và cộng sự (2018)14 đều cho kết quả trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát có tỉ lệ viêm lợi cao hơn so với trẻ bình thường, hơn 16,0% trẻ bị phì đại lợi. Theo Subramaniam (2012) có 15,8% trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát có khiếm khuyết phát triển men răng15. Các tác giả trên thế giới đã chứng minh rằng những trẻ suy thận mạn tính có sự thay đổi lưu lượng, độ đệm, thành phần nước bọt và ảnh hưởng đến bệnh răng miệng, nhưng với trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát thì chưa có nhiều nghiên cứu. Nguy cơ mắc bệnh răng miệng ở những trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát như thế nào, có sự ảnh hưởng qua lại giữa bệnh răng miệng và bệnh toàn thân hay không hiện vẫn là câu hỏi nghiên cứu cho ngành răng hàm mặt16,17. Trong những năm gần đây, trên thế giới và tại Việt Nam những nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh răng miệng và trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát còn chưa nhiều. Với mong muốn đóng góp một phần số liệu đồng thời giúp định hướng cho công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng ở trẻ em để nâng cao hiệu quả cho việc phòng ngừa và điều trị, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung Ương” với ba mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát. 3. Mô tả sự thay đổi một số chỉ số sinh hóa nước bọt ở trẻ mắc hội chứng thận hư tiên phát khởi phát sau 6 tháng.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Định nghĩa, phân loại bệnh răng miệng và hội chứng thận hư tiên phát 1.1.1. Bệnh răng miệng Bệnh răng miệng bao gồm các tình trạng lâm sàng mạn tính tác động đến răng và miệng, trong đó, đặc biệt là bệnh sâu răng, bệnh viêm lợi, các nhiễm trùng răng miệng và ung thư miệng1. Theo báo cáo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới trong nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2017, bệnh răng miệng ảnh hưởng tới khoảng 3,5 tỉ người, trong đó sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất với 2,3 tỉ dân có tình trạng sâu răng vĩnh viễn và hơn 530 triệu trẻ em có sâu răng sữa2. 1.1.1.1. Bệnh viêm lợi Viêm lợi là tổn thương đặc trưng bởi tình trạng viêm khu trú trong mô lợi mà không gây mất bám dính hay tiêu xương ổ răng. Viêm lợi là phản ứng đáp lại hoạt động của vi khuẩn có mặt trong màng sinh học tồn tại ở viền lợi và trong túi lợi18,19. Viêm lợi được phân làm hai loại: viêm lợi do mảng bám răng (Murakami và cộng sự năm 2018)20 và viêm lợi không do mảng bám răng (Holmstrup và cộng sự năm 2018)21. Viêm lợi do mảng bám răng là viêm lợi liên quan trực tiếp đến mảng bám do ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ toàn thân và tại chỗ, lợi phì đại do ảnh hưởng của thuốc. Viêm lợi không do mảng bám răng là viêm lợi do rối loạn tăng trưởng/di truyền, do vi khuẩn đặc hiệu, miễn dịch, phản ứng quá mẫn, u lợi, do nội tiết, dinh dưỡng, chuyển hóa, do tổn thương sang chấn, nhiễm sắc tố lợi22. 1.1.1.2. Bệnh sâu răng Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức men, ngà răng, kết quả của quá trình hủy khoáng do axit sinh ra từ mảng bám thức ăn, đường và vi khuẩn.
- 4 Triệu chứng biểu hiện từ biến đổi màu sắc, tính chất của tổ chức men, ngà tới hình thành lỗ sâu trên răng. Sâu răng là một bệnh có thể dự phòng được23,24. 1.1.1.3. Bệnh khiếm khuyết phát triển men răng Khiếm khuyết phát triển men răng (KKPTMR) là các bất thường tạo ra do tổn thương cơ quan tạo men trong quá trình tạo men răng25. KKPTMR được biểu hiện dưới các dạng khác nhau như: thiểu sản men biểu hiện dưới nhiều mức độ và hình thái, từ men khuyết một hoặc nhiều hố, rãnh nhỏ có ranh giới rõ và men lỗ chỗ lan tỏa cho đến mất toàn bộ men răng25. Mờ đục men răng là tình trạng thiếu hụt về chất lượng men răng, chẳng hạn như kém khoáng hoá men răng, biểu hiện bằng sự mất tính trong mờ của men răng. Mờ đục men răng đặc trưng bởi các vùng màu trắng hoặc sẫm màu xuất hiện trên răng nhưng bề mặt men vẫn trơn và độ dày men răng bình thường. Có hai loại mờ đục men răng là mờ đục ranh giới rõ và mờ đục mất ranh giới26. Các bất thường này ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, nhạy cảm răng, các bất thường khác về răng mặt cũng như làm tăng khả năng sâu răng27. 1.1.2. Hội chứng thận hư tiên phát 1.1.2.1. Định nghĩa Hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP) là bệnh cầu thận tổn thương mạn tính gây thoát protein từ máu ra nước tiểu, thường không có căn nguyên rõ ràng hay gặp nhất ở trẻ em (90,2%), không có biểu hiện hệ thống và đáp ứng tốt với liệu pháp corticosteroid trong điều trị bệnh 28. Về cận lâm sàng, trẻ được chẩn đoán là HCTHTP khi có các chỉ số: + Protein niệu ≥ 50 mg/kg/24 giờ; + Hoặc Protein niệu/ Creatinin niệu ≥ 200 mg/mmol; + Albumin máu < 25 g/lít; + Ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng tăng lipid máu, tăng cholesterol máu (> 200mg/dL).
- 5 1.1.2.2. Phân loại hội chứng thận hư tiên phát Phân loại theo diễn biến của bệnh: - Hội chứng thận hư khởi phát (lần đầu). - Hội chứng thận hư tái phát: là sau khi bệnh thuyên giảm mà protein niệu xuất hiện trở lại từ 2+ trở lên hoặc trên 50 mg/kg/ngày hoặc protein/creatinin nước tiểu > 200 mg/mol. + Tái phát xa, không thường xuyên: < 2 lần trong 6 tháng sau một đợt điều trị tấn công có đáp ứng hay tái phát < 4 lần trong 12 tháng. + Tái phát gần, tái phát thường xuyên: ≥ 2 lần trong 6 tháng sau một đợt tấn công có đáp ứng hay ≥ 4 lần trong 12 tháng. Phân loại theo đáp ứng với điều trị corticosteroid:29, 30 - Thể nhạy cảm với corticosteroid: điều trị tấn công với prednisolon 2 mg/kg/ngày trong vòng 4 tuần đến khi kết quả protein niệu về bình thường (âm tính hoặc vết). - Thể phụ thuộc corticosteroid: Tái phát thường xuyên với 2 lần liên tiếp trong liệu trình corticoid hoặc trong hai tuần sau khi ngừng thuốc. - Thể kháng corticosteroid: + Không thuyên giảm sau 4 tuần điều trị liều prednisolon 2 mg/kg/ngày + Thuyên giảm một phần sau 4 tuần điều trị với prednisolon 2 mg/kg/ngày nhưng không đạt được thuyên giảm hoàn toàn sau 6 tuần hoặc 4 tuần liều prednisolon và 3 liều methylprednisolon 15 mg/kg/ngày trong 3 ngày liên tiếp. 1.1.2.3. Dịch tễ học hội chứng thận hư tiên phát trẻ em thế giới và tại Việt Nam Hội chứng thận hư là bệnh cầu thận hay gặp nhất ở trẻ em với tỉ lệ mới mắc hàng năm là 2 - 7/100000 trẻ trên tổng tỉ lệ mắc bệnh là 16 trẻ trên một trăm nghìn trẻ được khảo sát5. Theo Chanchlani, cứ 100000 trẻ lại có 2 đến
- 6 16,9 trẻ mắc hội chứng này31. Sau thập kỷ thứ nhất của thế kỷ XX, tỉ lệ mắc HCTH của trẻ từ 1 đến 18 tuổi ở Canada tăng gấp 2,4 lần (từ 2/100000 lên 4,7/100000 trẻ)32. Đa số trẻ mắc HCTH tiên phát, theo Kliegman, cứ 100000 trẻ dưới 16 tuổi lại có 1-3 trẻ mắc HCTH, trong đó 90,0% là HCTHTP 28. Tại Việt Nam, chưa có nhiều số liệu về tỉ lệ mới mắc hàng năm của HCTHTP, tuy nhiên theo số liệu nghiên cứu trong 10 năm từ 1981 đến 1990, có 1414 trẻ mắc HCTH nhập Bệnh viện Nhi Trung Ương, chiếm 46,6% tổng số bệnh nhân của Khoa Thận - Tiết niệu, trong đó 1358 trẻ được chẩn đoán HCTHTP (96,0%) và 4,0% trẻ là HCTH thứ phát33. Theo Phạm Văn Đếm, trong giai đoạn 3 tháng đầu năm 2015 có 54 trẻ được chẩn đoán HCTHTP là 5,16 ± 3,51, tỉ lệ trai/gái là 1,57/134. nhập khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung Ương ở độ tuổi trung bình 1.2. Tổng quan bệnh răng miệng ở trẻ em mắc hội chứng thận hư tiên phát 1.2.1. Bệnh viêm lợi Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ bệnh viêm lợi và các chỉ số vệ sinh răng miệng (cao răng, mảng bám) ở trẻ mắc HCTHTP đều cao hơn so với trẻ khỏe mạnh. Nguyên nhân thường do trẻ vệ sinh răng miệng kém. Mặc dù vậy, các tác giả kể trên đều đồng tình rằng ít khi hoặc không biểu hiện nặng nề hoặc chỉ biểu hiện ở mức trung bình trên trẻ mắc HCTHTP. Viêm lợi phì đại thường gặp ở những trẻ có sử dụng thuốc cysclosporin, nifedipin trong Nghiên cứu năm 2020 trên 47 trẻ mắc HCTHTP (9,6 ± 3,9 tuổi) và 47 điều trị bệnh. trẻ khoẻ mạnh (10,8 ± 3,7 tuổi) của tác giả Kaczmarek và cộng sự (CS)35 trẻ khoẻ mạnh (0,7 ± 1,0 so với 0,3 ± 0,6, p=0,05) nhưng tình trạng viêm lợi nhận thấy mặc dù trẻ HCTHTP có chỉ số viêm lợi (GI) cao hơn hai lần so với nhìn chung chỉ biểu hiện ở mức trung bình. Thậm chí, trong số những trẻ mắc HCTHTP có tới 61,7% trẻ có mô lợi khoẻ mạnh, 8,5% viêm lợi nhẹ, 21,3% trẻ viêm lợi trung bình và chỉ 4 trẻ, tương ứng 8,5%, có tình trạng viêm lợi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Nghiên cứu sự phù hợp với khuôn mặt hài hòa người Việt Nam ở bệnh nhân phẫu thuật chỉnh hình xương hàm lệch lạc khớp cắn loại III
218 p | 29 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu bệnh viêm quanh răng phá hủy (Aggressive periodontitis) về lâm sàng, vi khuẩn và đánh giá hiệu quả điều trị
192 p | 18 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Nghiên cứu ghép sụn sườn tự thân chữa biến dạng mũi cho bệnh nhân sau mổ dị tật khe hở môi - vòm miệng một bên
225 p | 33 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis
177 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu hiệu quả điều trị sai khớp cắn loại II có hỗ trợ neo chặn bằng Mini-implant trên bệnh nhân có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ
187 p | 17 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu thực trạng bệnh lý quanh răng và hiệu quả điều trị phẫu thuật bằng máy AMD Laser trên người cao tuổi tại Hà Nội năm 2015
219 p | 74 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị lệch lạc khớp cắn loại I Angle bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng phía bên, không nhổ răng
194 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Ảnh hưởng của nhổ răng cối nhỏ trong điều trị chỉnh hình răng mặt lên sự mọc răng khôn
27 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu bệnh viêm quanh răng phá hủy (Aggressive periodontitis) về lâm sàng, vi khuẩn và đánh giá hiệu quả điều trị
27 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect
174 p | 21 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc và sự tăng trưởng đầu mặt ở trẻ em người Kinh từ 7 đến 9 tuổi
188 p | 14 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sự tăng trưởng cung răng, khuôn mặt của một nhóm trẻ em người Mường từ 12 đến 14 tuổi
180 p | 25 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng hàm mặt: Hiệu quả của chẩn đoán sâu răng giai đoạn sớm bằng phương pháp học máy
27 p | 16 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu hiệu quả điều trị sai khớp cắn loại II có hỗ trợ neo chặn bằng Mini-implant trên bệnh nhân có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu mối liên quan giữa các đa hình đơn nucleotide vùng gen interferon regulatory factor 6 (IRF6) với dị tật bẩm sinh khe hở môi - vòm miệng không hội chứng ở người Việt
26 p | 6 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect
27 p | 6 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị lệch lạc khớp cắn loại I Angle bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng phía bên, không nhổ răng
15 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn