intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang bệnh nhân có biểu hiện hẹp chiều ngang xương hàm trên; Đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ------------------------------------------------------ PHẠM THỊ HỒNG THÙY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XQUANG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP CHIỀU NGANG XƯƠNG HÀM TRÊN BẰNG HÀM NONG NHANH KẾT HỢP VỚI MINIVIS LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT HÀ NỘI – 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 PHẠM THỊ HỒNG THÙY NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XQUANG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP CHIỀU NGANG XƯƠNG HÀM TRÊN BẰNG HÀM NONG NHANH KẾT HỢP VỚI MINIVIS Ngành : Răng Hàm Mặt Mã số : 9720501 LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRỊNH THỊ THÁI HÀ 2. TS. PHẠM THỊ THU HẰNG HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Phạm Thị Hồng Thùy
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi muốn được bày tỏ là lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trịnh Thị Thái Hà, Viện Đào tạo-Trường Đại học Y Hà Nội, là người hướng dẫn khoa học. Cô là người đã luôn định hướng cho tôi trong nghiên cứu, trong công việc và cuộc sống. Sự trưởng thành của tôi trên mỗi bước đường khoa học cũng như trong sự nghiệp đều có sự giúp đỡ của Cô. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới TS. Phạm Thị Thu Hằng, Khoa Răng miệng, viện Nghiên cứu khoa học Y dược Lâm sàng 108, giáo viên đồng hướng dẫn. Cô đã dìu dắt tôi từ những ngày đầu tiên thi đầu vào nghiên cứu sinh cho đến mọi bước đường tiếp theo, luôn nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ sâu sắc lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Văn Khải, Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Hải Phòng, Thầy luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể học tập, nghiên cứu và đã luôn động viên và dìu dắt, cho tôi thêm nghị lực để vượt lên chính mình, vượt lên những khó khăn trở ngại để hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng tới TS Vũ Quang Hưng, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt –Trường Đại học Y Dược Hải Phòng, là người đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi, để tôi có thể hoàn thành luận án ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp tại khoa Răng Hàm Mặt-Trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã tận tình giúp tôi trong quá trình làm nghiên cứu sinh.
  5. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Trung tâm Huấn luyện, đào tạo và chỉ đạo tuyến, Viện nghiên cứu khoa học Y dược Lâm sàng 108. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đối tượng nghiên cứu đã tình nguyện hợp tác giúp tôi thực hiện được nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và tình yêu thương của cha mẹ cùng sự ủng hộ, động viên, thương yêu chăm sóc, khích lệ của chồng, con và anh chị em trong gia đình, những người đã luôn ở bên tôi, là chỗ dựa vững chắc để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2022 Phạm Thị Hồng Thùy
  6. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Dịch tễ học hẹp chiều ngang xương hàm trên ......................................... 3 1.1.1. Khái niệm hẹp chiều ngang xương hàm trên .................................... 3 1.1.2. Dịch tễ học hẹp chiều ngang xương hàm trên .................................. 3 1.2. Đặc điểm lâm sàng và xquang của bệnh hẹp chiều ngang xương hàm trên................................................................................................. 3 1.2.1. Mặt thẳng .......................................................................................... 3 1.2.2. Mặt nghiêng ...................................................................................... 4 1.2.3. Đặc điểm khớp cắn............................................................................ 5 1.2.4. Độ rộng của cung hàm đo trên mẫu thạch cao.................................. 8 1.2.5. Đường thở bệnh nhân hẹp chiều ngang .......................................... 11 1.2.6. Đặc điểm trên phim X quang .......................................................... 12 1.3. Chẩn đoán hẹp chiều ngang xương hàm trên ........................................ 15 1.4. Điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên ............................................ 18 1.4.1. Các phương pháp điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên .......... 18 1.4.2. Đánh giá kết quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên ........... 29
  7. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 37 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 37 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................ 37 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................... 38 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................... 38 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 38 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 38 2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 38 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: ....................................................................... 38 2.3.2. Mẫu nghiên cứu............................................................................... 38 2.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu ............................................................. 39 2.4.1. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 39 2.4.2. Các thông số đánh giá trong nghiên cứu......................................... 40 2.4.3. Đánh giá kết quả điều trị ................................................................. 58 2.5. Biện pháp khắc phục sai số .................................................................... 59 2.6. Xử lý số liệu ........................................................................................... 59 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 59 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 60 3.1. Đặc điểm lâm sàng, Xquang nhóm bệnh nhân hẹp chiều ngang xương hàm trên ................................................................................................. 60 3.1.1. Các đặc điểm lâm sàng ................................................................... 60 3.1.2. Các đặc điểm trên phim X quang .................................................... 63 3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang XHT bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis. .............................................................................. 67 3.2.1. Sự thay đổi trên lâm sàng sau khi nong hàm và 6 tháng duy trì ..... 67 3.2.2. Sự thay đổi trên phim CBCT sau khi ngừng nong và duy trì 6 tháng .. 69 3.2.3. Sự thay đổi trên phim sọ nghiêng ................................................... 83 3.2.4. Kết quả điều trị ................................................................................ 84
  8. Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 86 4.1. Đặc điểm lâm sàng và Xquang .............................................................. 86 4.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ............................................. 86 4.1.2. Một số biểu hiện lâm sàng .............................................................. 87 4.1.3. Độ rộng cung răng hàm trên và hàm dưới trên mẫu hàm ............... 88 4.1.4. Một số thông số trên phim sọ nghiêng trước điều trị ...................... 90 4.1.5. Một số thông số trên phim CBCT trước điều trị............................. 90 4.2.2. Sự thay đổi kích thước cung răng sau khi nong hàm và sau 6 tháng duy trì .................................................................................................. 94 4.2.3. Sự thay đổi trên phim CBCT sau khi ngừng nong và duy trì 6 tháng .................................................................................................... 96 4.2.3. Đánh giá sự thay đổi trên phim sọ nghiêng ................................. 111 4.2.4. Kết quả điều trị .............................................................................. 115 KẾT LUẬN .................................................................................................. 118 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 120 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCT Chụp cắt lớp chùm tia hình nón Cs Cộng sự CVM Cervical vertebral maturation Sự trưởng thành của cột sống cổ HL1 Răng hàm lớn thứ nhất HN1 Răng hàm nhỏ thứ nhất KC Khoảng cách MARPE Minivis assisted rapid palatal expander Minivis hỗ trợ nong hàm nhanh MPDG Mặt phẳng dọc giữa MPĐN Mặt phẳng đứng ngang MPKC Mặt phẳng khẩu cái MSE Maxillary Skeletal Expander RPE Rapid palatal expander Nong hàm nhanh SARPE Surgical assisted rapid palatal expander Phẫu thuật hỗ trợ nong hàm SPE Slow palatal expander Nong hàm chậm TMD Tầng mũi dưới TMT Tầng mũi trên XHD Xương hàm dưới XHT Xương hàm trên YTI Yonsei tranverse index Chỉ số chiều ngang của Yonsei
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Bảng phân loại nụ cười theo Moore ................................................. 4 Bảng 1.2. Kích thước ngang (mm) của cung răng người Việt .......................... 9 Bảng 1.3. Độ rộng XHT, XHD ở người bình thường theo tuổi ...................... 13 Bảng 1.4. Tỷ lệ thành công của MARPE trong một số nghiên cứu................ 35 Bảng 3.1. Sự phân bố các loại khớp cắn theo Angle bên trái và bên phải ở đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 61 Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo phân loại cắn chéo răng sau .. 61 Bảng 3.3. Tần xuất một số đặc điểm lâm sàng của hẹp chiều ngang XHT .... 62 Bảng 3.4. Độ rộng cung răng trên đo trên mẫu hàm thạch cao (mm)............. 62 Bảng 3.5. Độ rộng cung răng dưới đo trên mẫu hàm thạch cao (mm) ........... 63 Bảng 3.6. Sự phân bố số lượng bệnh nhân theo mức độ trưởng thành của cột sống cổ (Cervical vertebral maturation) của Baccetti và cộng sự ............................................................................................ 63 Bảng 3.7. Một số chỉ số đánh giá theo chiều đứng trên phim sọ nghiêng trước điều trị .................................................................................... 64 Bảng 3.8. Một số chỉ số đánh giá theo chiều trước sau trên phim sọ nghiêng trước điều trị .................................................................................... 64 Bảng 3.9. Các giai đoạn trưởng thành của khớp khẩu cái theo phân loại của Angelieri.......................................................................................... 65 Bảng 3.10. Một số thông số về kích thước ngang của XHT, XHD trên phim CBCT trước điều trị ........................................................................ 65 Bảng 3.11. Độ nghiêng của XOR và răng HL1 hàm trên trên phim CBCT ... 66 Bảng 3.12. Độ dày XOR (mm) tại vị trí răng HN1 và HL1 hàm trên ............ 66 Bảng 3.13. Mối tương quan giữa nhóm tuổi và thời gian nong hàm (ngày) .. 67
  11. Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.14. Mối tương quan giữa mức độ trưởng thành của cột sống cổ và thời gian nong hàm (ngày) .............................................................. 67 Bảng 3.15. Mối tương quan giữa mức độ trưởng thành của khớp khẩu cái và thời gian nong hàm (ngày) ......................................................... 68 Bảng 3.16. Mức độ thay đổi kích thước cung răng (mm) ở các thời điểm trước, sau ngừng nong hàm và sau duy trì 6 tháng ......................... 68 Bảng 3.17. Sự thay đổi của khớp khẩu cái, XOR, răng sau khi nong hàm (trên lát cắt đứng ngang qua răng HL1) .......................................... 69 Bảng 3.18. Độ mở rộng (mm) của khớp khẩu cái tại thời điểm ngừng nong hàm (trên lát cắt ngang) .................................................................. 70 Bảng 3.19. So sánh độ mở rộng của khớp khẩu cái tại vị trí gai mũi trước và gai mũi sau (mm) ....................................................................... 71 Bảng 3.20. Độ mở rộng của khớp khẩu cái trên lát cắt đứng ngang (mm) ..... 71 Bảng 3.21. So sánh độ mở rộng (mm) của khớp khẩu cái ở nam và nữ ......... 71 Bảng 3.22. So sánh độ mở rộng (mm) của khớp khẩu cái ở nam và nữ ......... 72 Bảng 3.23. Sự dịch chuyển của XHT sang hai bên trên lát cắt ngang qua TMD (mm) ...................................................................................... 72 Bảng 3.24. Sự dịch chuyển của XHT sang hai bên trên lát cắt ngang ............ 73 Bảng 3.25. Sự dịch chuyển ra trước của XHT ................................................ 74 Bảng 3.26. Sự thay đổi (o) của xương khẩu cái trên lát cắt ngang qua TMT ......... 75 Bảng 3.27. Sự thay đổi (mm) của khoang mũi sau khi nong hàm và sau 6 tháng duy trì .................................................................................... 75 Bảng 3.28. Độ nghiêng (o) của xương ổ răng tại vị trí răng HL1 ................... 76 Bảng 3.29. Độ nghiêng (o) của răng HL1 hàm trên bên phải và bên trái........ 76 Bảng 3.30. Độ nghiêng (o) của răng HN1 hàm trên bên phải và bên trái ....... 77
  12. Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.31. Sự thay đổi của độ dày XOR tại vị trí răng HN1 hàm trên .......... 77 Bảng 3.32. Sự thay đổi độ dày xương ổ răng tại vị trí HL1 hàm trên (mm) .. 78 Bảng 3.33. Tần xuất mở khớp chân bướm-khẩu cái ở nam và nữ .................. 79 Bảng 3.34. Độ rộng của khớp chân bướm-khẩu cái (MPKC) tại thời điểm ngừng nong hàm.............................................................................. 80 Bảng 3.35. Sự dịch chuyển ra trước của mỏm chân bướm trên lát cắt ngang qua TMD (mm) ............................................................................... 80 Bảng 3.36. Sự dịch chuyển sang bên của mỏm chân bướm trên lát cắt đứng ngang qua TMD, TMT.................................................................... 81 Bảng 3.37. Sự thay đổi của xương gò má trên lát cắt đứng ngang qua khớp gò má-trán ....................................................................................... 82 Bảng 3.38. Sự thay đổi các thông số trên phim sọ nghiêng tại thời điểm ngừng nong hàm và sau 6 tháng duy trì .......................................... 83 Bảng 3.39: Kết quả điều trị ............................................................................. 84 Bảng 3.40. Mối liên hệ giữa kết quả điều trị và tuổi bệnh nhân ..................... 84 Bảng 3.41. Mối liên hệ giữa kết quả điều trị và độ trưởng thành CSC .......... 84 Bảng 3.42. Mối liên quan giữa kết quả điều trị và mức độ trưởng thành của khớp khẩu cái .................................................................................. 85 Bảng 4.1. Kết quả mở rộng cung răng trong một số nghiên cứu .................. 108
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1. Sự phân bố giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu .............. 60 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ...................................................... 60 Biểu đồ 3.3. Tần xuất mở của khớp chân bướm khẩu cái............................... 79
  14. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1. Bệnh nhân hẹp chiều ngang XHT có khớp cắn hở phía trước .............. 7 Hình 1.2. Đo chiều ngang kích thước cung răng dựa vào đỉnh múi ngoài ..... 8 Hình 1.3. Đo kích thước chiều ngang cung hàm theo McNamara ................... 9 Hình 1.4. Bệnh nhân hẹp toàn bộ cung răng hai hàm có cắn chéo răng sau và chen chúc nhóm răng trước ....................................................... 10 Hình 1.5. Cung răng hình chữ V ở bệnh nhận hẹp chiều ngang XHT ........... 11 Hình 1.6. Xác định điểm J và Ag trên phim sọ thẳng ..................................... 12 Hình 1.7. Cách xác định mức nong hàm cần thiết. Đường màu xanh: Độ rộng của XHT, đường màu vàng: Độ rộng của XHD..................... 13 Hình 1.8. Kích thước ngang cung răng hàm trên và dưới lý tưởng theo Andrews .......................................................................................... 16 Hình 1.9. Độ rộng của XHT và XHD trên phim CBCT ................................. 17 Hình 1.10. Khí cụ nong nhanh của Angell ...................................................... 19 Hình 1.11. Các giai đoạn trưởng thành của khớp khẩu cái ............................ 23 Hình 1.12. Phương pháp xác định tuổi xương theo Baccetti và cs ................ 23 Hình 1.13. Khí cụ Hyrax (A), Hass (B) .......................................................... 25 Hình 1.14. Quadhelix (A), cung W(B)............................................................ 26 Hình 1.15. Ba kiểu thiết kế hàm nong nhanh ................................................. 28 Hình 1.16. Sự phân bố lực của ba kiểu thiết kế hàm nong nhanh .................. 28 Hình 1.17. Neo chặn hai bản xương vỏ có thể tạo ra sự mở rộng khớp lớn hơn và song song hơn .................................................................... 29 Hình 1.18. Sự thay đổi của khớp khẩu cái trong quá trình điều trị ................ 31 Hình 1.19. Khí cụ MSE trong với 4 lỗ thiết kế sẵn cho 4 minivis ................. 32 Hình 1.20. Phim CBCT cho phép sự chồng phim để thấy sự xoay mở rộng của XHT sang hai bên theo tâm xoay là gần khớp gò má - trán .. 32
  15. Hình Tên hình Trang Hình 1.21. Trên lát cắt ngang CBCT cho thấy sự mở khớp khẩu cái là gần như song song ở hai bờ khớp ......................................................... 34 Hình 2.1. Đo độ rộng XHT, XHD trên phim CBCT theo tiêu chuẩn Penn .... 37 Hình 2.2. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................. 39 Hình 2.3. Các loại hình dạng khuôn mặt......................................................... 40 Hình 2.4. Phân loại nụ cười: Hẹp, trung bình, rộng ....................................... 40 Hình 2.5: Hình dạng cung răng. A: cung răng hình chữ V, B: Cung răng thuôn nhọn, C: Cung răng oval ....................................................... 41 Hình 2.6: Đo khoảng cách giữa các răng nanh, răng hàm nhỏ thứ nhất và răng hàm lớn thứ nhất ..................................................................... 42 Hình 2.7. Các góc đánh giá xương theo chiều đứng. ...................................... 43 Hình 2.8. Các góc đánh giá xương theo chiều trước-sau ................................ 44 Hình 2.9. Các mặt phẳng tham chiếu trong nghiên cứu.................................. 45 Hình 2.10. Các lát cắt ngang và MPDG trên CBCT ....................................... 45 Hình 2.11. Mặt phẳng đứng ngang qua điểm sau nhất của xương lá mía ...... 46 Hình 2.12. Các lát cắt qua MPKC, TMD, TMT ............................................. 47 Hình 2.13. Xác định một số điểm trên MPKC ................................................ 48 Hình 2.14. Thông số đo trên MPKC sau khi nong hàm.................................. 49 Hình 2.15: Một số điểm trên lát TMD. ........................................................... 49 Hình 2.16. Trước điều trị (A) và sau điều trị (B) trên lát TMD...................... 50 Hình 2.17. Một số điểm được xác định trên lát cắt TMT ............................... 51 Hình 2.18. Các thông số đo trên lát cắt TMT ................................................. 52 Hình 2.19. Các thông số đo trên lát lát cắt đứng ngang qua khớp gò má-trán và gò má-XHT ................................................................................ 53 Hình 2.20. Thông số đo trên lát cắt đứng ngang qua chẽ chân răng HL1 hàm trên, vuông góc với MPDG ..................................................... 54
  16. Hình Tên hình Trang Hình 2.21. Đo độ dày xương vỏ trên lát cắt ngang qua chẽ chân răng HL1 .. 55 Hình 2.22. Khí cụ nong xương hàm trên MSE-Hàn Quốc ............................. 56 Hình 2.23. Hàn ốc nong với khâu răng HL1 hàm trên.................................... 56 Hình 2.24. Gắn chặt ốc nong trên miệng và đặt minivis ................................ 57 Hình 2.25. Hướng dẫn bệnh nhân tự nong hàm .............................................. 57 Hình 4.1. Cách tính độ nghiêng của răng sau khi nong hàm theo nghiên cứu của Ney ......................................................................................... 91 Hình 4.2. Các thành phần của mức độ nong rộng toàn bộ ............................. 96 Hình 4.3. Mô phỏng sự mổ rộng của các thành phần trong kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 97 Hình 4.4. Sơ đồ minh họa sự tách khớp khẩu cái cân đối, không cân đối .... 100 Hình 4.5. Mô phỏng sự dịch chuyển sang hai bên của hai nửa XHT ........... 102 Hình 4.6. Mô phỏng sự uốn cong của xương khẩu cái trong quá trình nong hàm ....................................................................................... 104 Hình 4.7. Giới hạn điều trị theo chiều ngang ............................................... 116
  17. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hẹp chiều ngang xương hàm trên là một trong các vấn đề phổ biến trong chỉnh hình răng mặt, chiếm khoảng gần 10% các bệnh nhân chỉnh nha, với biểu hiện chủ yếu là dấu hiệu cắn chéo trên lâm sàng, vòm miệng sâu, hẹp, chen chúc răng, nụ cười hẹp...[1]. Để đạt được khớp cắn ổn định cần phải tái thiết lập lại tương quan xương theo chiều ngang giữa hai hàm trên, dưới. Phương pháp nong hàm truyền thống đã được giới thiệu cách đây hơn 180 năm, là phương pháp có hiệu quả để thiết lập sự hài hòa về kích thước ngang giữa xương hàm trên và xương hàm dưới ở các bệnh nhân trước đỉnh tăng trưởng [2]. Thời điểm tối ưu điều trị nong hàm được cho là dưới 15 tuổi, do càng lớn tuổi đường khớp giữa khẩu cái càng trở nên cứng chắc, đan xen với nhau chặt chẽ làm kháng lại lực nong hàm [3]. Ngoài ra khi nong xương hàm trên có thể gây ra các tác động không mong muốn như nghiêng thân răng về phía tiền đình, tiêu chân răng, tụt lợi, tiêu xương ổ răng, giảm độ dày xương ổ răng, tiêu mào xương, đau, tác dụng nong kém hoặc tái phát [4], [5]. Ở thời kỳ cuối giai đoạn thiếu niên và người trưởng thành, để mở khớp thì cần lực lớn hơn để chống lại sự đóng của đường khớp. Điều trị với phương pháp nong hàm truyền thống có thể gây ra các tác động trên răng ngoài mong muốn [6]. Do đó, trong giai đoạn này, nong hàm được hỗ trợ bởi phẫu thuật để khắc phục những hạn chế trên. Phẫu thuật làm giải phóng đường khớp trước khi dùng các khí cụ nong nhanh. Tuy nhiên rủi ro của phẫu thuật như chi phí cao, phải nằm viện, thời gian điều trị kéo dài… khiến cho bệnh nhân ít lựa chọn phương pháp này [7], [8]. Việc đi tìm một phương pháp điều trị không phẫu thuật cho những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật đã thúc đẩy sự phát triển của khí cụ nong xương hàm trên có sự hỗ trợ của minivis bởi Lee và cộng sự ở Hàn Quốc [9] cùng
  18. 2 với Moon và cộng sự tại Mỹ [10]. Khí cụ nong nhanh có minivis hỗ trợ tạo ra lực trực tiếp tác động lên xương hàm trên. Nó được thiết kế để tối đa hóa hiệu quả của lực tác động trên xương và tối thiểu hóa lực nong lên răng và xương ổ răng. Một số nhà nghiên cứu về mô học cho thấy, đường khớp giữa khẩu cái không hoàn toàn cốt hóa ngay cả ở người già, có thể là do các lực cơ học thường xuyên tác động lên nó [1]. Như vậy việc nong hàm ở người lớn có thể vẫn sẽ có cơ hội thành công. Phương pháp nong hàm nhanh có minivis hỗ trợ ngày càng nhận được sự quan tâm rộng rãi trong những năm gần đây, trên thế giới rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá kết quả của hàm nong nhanh kết hợp với minivis trong điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên [11], [12], [13], [14], [15]. Ở Việt Nam, việc sử dụng hàm nong nhanh kết hợp với minivis còn chưa phổ biến, hơn nữa cũng chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu lâm sàng, Xquang, đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, Xquang bệnh nhân có biểu hiện hẹp chiều ngang xương hàm trên. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị hẹp chiều ngang xương hàm trên bằng hàm nong nhanh kết hợp với minivis.
  19. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. DỊCH TỄ HỌC HẸP CHIỀU NGANG XƯƠNG HÀM TRÊN 1.1.1. Khái niệm hẹp chiều ngang xương hàm trên Hẹp chiều ngang XHT là một trong các bệnh về xương phổ biển nhất ở vùng hàm mặt với đặc trưng là kích thước chiều ngang XHT nhỏ hơn so với tương quan các cấu trúc xung quanh của sọ mặt [4], [16] và thường biểu hiện là: cắn chéo răng sau ở một vài răng hoặc toàn bộ một bên hoặc cả hai bên, hoặc cắn chéo toàn bộ cả phía trước và hai bên và có kèm tình trạng chen chúc răng [17], [18]. 1.1.2. Dịch tễ học hẹp chiều ngang xương hàm trên Hẹp chiều ngang XHT là một bệnh khá thường gặp trong các bệnh nhân chỉnh hình răng mặt, chiếm khoảng 9,4% dân số và gần 30% bệnh nhân chỉnh nha trưởng thành với dấu hiệu cắn chéo trên lâm sàng [9], [19]. Theo tài liệu điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc được thực hiện năm 2019 bởi Trịnh Đình Hải và cộng sự [20], tỷ lệ cắn chéo răng sau ở nhóm trẻ 6-8 tuổi là 9,4%, ở nhóm 9-11 tuổi là 3,9%, nhóm 12-14 tuổi là 5,2%, nhóm 15-17 tuổi 5,9%. Sự phân bố tỷ lệ cắn chéo răng sau cũng khác nhau theo các vùng địa lý, như ở miền núi phía Bắc tỷ lệ này là 18,6%, đồng bằng sông Hồng là 20%, khu vực Nam Trung Bộ là 21,1%, Cao nguyên Trung Bộ là 25,5%, Tây Nam là 18,6%, vùng đồng bằng sông Mekong là 19,6%. 1.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ XQUANG CỦA BỆNH HẸP CHIỀU NGANG XƯƠNG HÀM TRÊN 1.2.1. Mặt thẳng Trên khuôn mặt nhìn thẳng của bệnh nhân hẹp chiều ngang XHT, nếu kết hợp với kém phát triển cả chiều trước sau nên tầng giữa mặt có thể lép
  20. 4 hơn so với các vùng khác [21], hoặc có thể thấy sự không cân xứng của khuôn mặt. Ngược lại những trường hợp hẹp XHT là hậu quả của những rối loạn ở hệ thống đường thở kéo dài, XHT có xu hướng phát triển theo hướng đứng, các răng có xu hướng nhô ra trước, do vậy sẽ thấy biểu hiện tầng mặt dưới dài, nhô, tư thế hai môi có thể ngậm không kín ở tư thế nghỉ tùy theo mức độ [22]. Tỷ lệ hành lang miệng khi cười (khoảng tối) (Buccal Corridors) Hành lang miệng được định nghĩa là khoảng “tam giác đen” giữa các răng hàm nhỏ và mặt trong má khi cười. Tùy theo tác giả, hành lang miệng được định nghĩa là khoảng cách từ răng hàm nhỏ thứ nhất hoặc răng hàm lớn thứ nhất đến khóe mép trong [23]. Moore đưa ra phân loại nụ cười dựa theo tỷ lệ hành lang miệng như sau: Bảng 1.1. Bảng phân loại nụ cười theo Moore [23] Phân loại nụ cười Tỉ lệ hành lang miệng Hẹp 28% Trung bình hẹp 22% Trung bình 15% Trung bình rộng 10% Rộng 2% 1.2.2. Mặt nghiêng Trên khuôn mặt nhìn nghiêng, nếu chỉ có hẹp chiều ngang đơn thuần, chiều trước sau bình thường thì không có nhiều khác biệt, tuy nhiên có thể thấy hình ảnh môi trên lùi sau so với các đường thẩm mỹ E-line hoặc S-line ở các trường hợp khớp cắn loại III do XHT kém phát triển cả chiều ngang và chiều trước sau. Hoặc trường hợp môi trên, dưới nhô ra trước so với đường này ở những bệnh nhân hẹp XHT có khớp cắn loại II theo Angle.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2