intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt "Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả đặc điểm lâm sàng nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất có tiếp xúc với axít tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao năm 2015; Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng Seal & Protect ở nhóm người lao động có tiếp xúc với axít nêu trên trong 12 tháng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 ************************** QUÁCH HUY CHỨC NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ RĂNG Ở NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT HOÁ CHẤT BẰNG SEAL & PROTECT LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT HÀ NỘI – 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 ************************** QUÁCH HUY CHỨC NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ RĂNG Ở NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT HOÁ CHẤT BẰNG SEAL & PROTECT Ngành : Răng Hàm Mặt Mã số : 9720501 LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trịnh Đình Hải 2. PGS.TS. Lê Thị Thu Hà HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Quách Huy Chức, Nghiên cứu sinh, Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược Lâm sàng 108, Bộ Quốc Phòng, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trịnh Đình Hải và PGS.TS. Lê Thị Thu Hà. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở chủ quản. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày …..tháng ….năm 2023 NGƢỜI CAM ĐOAN Quách Huy Chức
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Khái niệm nhạy cảm ngà răng ................................................................ 3 1.2. Bệnh học thần kinh của răng ................................................................... 3 1.3. Cơ chế của nhạy cảm ngà răng ............................................................... 3 1.4. Yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà răng:................................................. 6 1.4.1. Mòn răng ........................................................................................... 6 1.4.2. Lợi co ................................................................................................ 8 1.4.3. Lấy cao răng...................................................................................... 9 1.4.4. Sau một số phẫu thuật vùng quanh răng ........................................... 9 1.4.5. Tẩy trắng răng ................................................................................... 9 1.5. Mòn răng hóa học và nhạy cảm ngà răng ............................................... 9 1.5.1. Giải phẫu của răng ............................................................................ 9 1.5.2. Mòn răng hoá học ........................................................................... 10 1.6. Dịch tễ học ............................................................................................ 14 1.6.1. Nhạy cảm ngà răng qua các nghiên cứu ......................................... 14 1.6.2. Tuổi ................................................................................................. 16 1.6.3. Giới ................................................................................................. 16 1.6.4. Thời gian bị nhạy cảm ngà.............................................................. 16 1.6.5. Vị trí răng bị nhạy cảm ngà hay gặp ............................................... 17 1.6.6. Ảnh hưởng tới sinh hoạt ................................................................. 17
  5. 1.7. Các phương pháp phát hiện mức độ nhạy cảm ngà ................................ 17 1.7.1. Phát hiện bằng kích thích hóa học .................................................. 18 1.7.2. Phát hiện bằng kích thích luồng khí lạnh........................................ 18 1.7.3. Phát hiện bằng kích thích nước lạnh ............................................... 18 1.7.4. Phát hiện bằng kích thích nhiệt ....................................................... 19 1.7.5. Phát hiện bằng kích thích điện ........................................................ 19 1.7.6. Phát hiện bằng kích thích cơ học .................................................... 19 1.8. Thang đánh giá nhạy cảm ngà .............................................................. 20 1.8.1. Thang đánh giá VAS (Visual analog scale).................................... 20 1.8.2. Thang đánh giá VRS (Verbal Rating Scale) ................................... 20 1.8.3. Thang đánh giá Schiff ..................................................................... 21 1.9. Một số phương pháp dự phòng và điều trị nhạy cảm ngà đang được sử dụng ....................................................................................................... 21 1.10. Seal & Protect ..................................................................................... 26 1.11. Một số đặc điểm về Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao....................................................................................................... 35 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 38 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 38 2.1.1. Địa điểm .......................................................................................... 38 2.1.2. Thời gian: từ năm 2015 - 2017. ...................................................... 38 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ................................................ 38 2.2.1. Nghiên cứu cắt ngang mô tả ........................................................... 38 2.2.2. Nghiên cứu can thiệp ...................................................................... 40 2.3. Tiến hành nghiên cứu ........................................................................... 41 2.3.1. Chuẩn bị trước khi tiến hành khám và can thiệp ............................ 41 2.3.2. Phỏng vấn và ghi nhận các thông tin .............................................. 41 2.3.3. Trang thiết bị y tế ............................................................................ 42 2.3.4. Tiến hành nghiên cứu ..................................................................... 44
  6. 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu .......................................................... 50 2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 51 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục .............................................................. 52 2.7. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 52 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 54 3.1. Đặc điểm lâm sàng nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất có tiếp xúc với axít tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao năm 2015. ................................................ 54 3.1.1. Thông tin chung về người lao động ................................................ 54 3.1.2. Các yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà răng ................................... 56 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng về nhạy cảm ngà răng ..................................... 58 3.2. Hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng Seal & Protect ở nhóm người lao động có tiếp xúc với axít nêu trên trong 12 tháng .......................... 64 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 87 4.1. Đặc điểm lâm sàng nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hoá chất có tiếp xúc với axít tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao năm 2015 ................................................. 87 4.1.1. Đặc điểm về tình trạng nhạy cảm ngà răng .................................... 87 4.1.2. Về thời gian tiếp xúc với axít ......................................................... 96 4.1.3. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...................................................... 98 4.1.4. Phân công người lao động theo nhóm tuổi và giới ......................... 99 4.1.5. Đặc điểm về số năm đã công tác và số năm làm nghề hiện tại .... 100 4.1.6. Các đặc điểm khác có liên quan ................................................... 101 4.2. Hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng Seal & Protect ở nhóm người lao động có tiếp xúc với axít trong 12 tháng ...................................... 108 4.2.1. Thời điểm tức thì ngay sau điều trị ............................................... 109 4.2.2. Sau điều trị 03 tháng ..................................................................... 112 4.2.3. Sau điều trị 6 tháng ....................................................................... 113
  7. 4.2.4. Sau điều trị 12 tháng ..................................................................... 116 4.2.5. Kết quả điều trị với các răng có độ nhạy cảm khác nhau trước điều trị ........................................................................................... 118 4.2.6. Mối liên quan giữa độ mòn răng với thời gian tiếp xúc axít và kết quả điều trị với các răng có độ mòn khác nhau trước điều trị của nhóm người lao động bị nhạy cảm ngà ......................................... 120 4.2.6.2. Kết quả điều trị với các răng có độ mòn khác nhau trước điều trị của nhóm người lao động bị nhạy cảm ngà .................................. 122 KẾT LUẬN .................................................................................................. 125 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 127 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CS : Cộng sự ĐT : Điều trị N : Số lượng NCNR : Nhạy cảm ngà răng STT : Số thứ tự T : Mặt trong TWI : Chỉ số đánh giá mức độ mòn răng của hai tác giả Smith B.G.N và Knight J.K năm 1984 THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông VAS : Thang đo nhạy cảm ngà VAS VRS : Thang đo nhạy cảm ngà VRS VSRM : Vệ sinh răng miệng
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Chỉ số độ pH của một số đồ uống và hóa chất .............................. 10 Bảng 1.2. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng một số khu vực trên thế giới .................. 15 Bảng 1.3. Kết quả điều trị nhạy cảm ngà theo dõi sau 04 tuần theo thang VAS ................................................................................................ 34 Bảng 2.1. Chỉ số mòn răng TWI ..................................................................... 47 Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của người lao động (số lượng 868 người)54 Bảng 3.2. Phân bố người lao động theo nhóm tuổi và giới ............................ 55 Bảng 3.3. Số năm đã công tác và làm nghề hiện tại của người lao động ....... 55 Bảng 3.4. Kỹ thuật chải răng của 868 người lao động.................................... 56 Bảng 3.5. Loại thức ăn, đồ uống thường dùng của 868 người lao động......... 57 Bảng 3.6. Dạng thức ăn thường dùng của 868 người lao động ...................... 57 Bảng 3.7. Tình trạng ợ hơi, ợ chua do bệnh dạ dày, nghiến răng, uống rượu, rối loạn khớp thái dương hàm, hút thuốc của 868 người lao động ......... 58 Bảng 3.8. Tình trạng nhạy cảm ngà răng của 868 người lao động ................. 58 Bảng 3.9. Đặc điểm nhóm răng bị ê buốt của 518 người lao động bị NCNR 59 Bảng 3.10. Đặc điểm về ê buốt răng khi ăn uống của 518 người lao động bị NCNR.............................................................................................. 59 Bảng 3.11. Đặc điểm về điều trị NCNR của 518 người lao động .................. 60 Bảng 3.12. Đặc điểm về hàn răng của 518 người lao động có NCNR ........... 60 Bảng 3.13. Đặc điểm về môi trường làm việc của 868 người lao động ......... 61 Bảng 3.14. Phân bố tình trạng NCNR của 868 người lao động theo môi trường làm việc có tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với axít ............. 61 Bảng 3.15. Đặc điểm về thời gian tiếp xúc với axít của 868 người lao động. 62 Bảng 3.16. Đặc điểm về sử dụng loại trang bị bảo hộ của 868 người lao động63 Bảng 3.17: Mức độ và số lượng răng nhạy cảm ngà đo thang VRS theo số năm người lao động tiếp xúc với axít (số lượng 1054 răng) .......... 64
  10. Bảng 3.18. Số lượng răng nhạy cảm theo nhóm răng của người lao động ..... 65 Bảng 3.19. Sự khác biệt về độ mòn giữa hàm trên và hàm dưới ở các vùng răng của người lao động.................................................................. 66 Bảng 3.20. Mức độ NCNR của người lao động khi đo................................... 67 bằng Thang VRS trước điều trị theo nhóm tuổi ............................................. 67 Bảng 3.21. Phân bố mức độ NCNR của người lao động đo theo Thang VAS trước điều trị theo nhóm tuổi .......................................................... 68 Bảng 3.22. Mức độ NCNR của người lao động khi xịt hơi đo theo Thang VAS trước điều trị theo độ mòn răng ............................................ 69 Bảng 3.23. Mức độ nhạy cảm ngà răng của người lao động khi đo bằng Thang VRS ................................................................................................. 70 Bảng 3.24. Kết quả điều trị NCNR của người lao động theo răng tại các thời điểm khi kích thích xịt hơi theo Thang VAS .................................. 71 Bảng 3.25. Kết quả điều trị NCNR của người lao động tại các thời điểm khi xịt hơi đo theo Thang VAS ............................................................ 72 Bảng 3.26. Kết quả điều trị NCNR ở người lao động theo mức độ NCNR đo theo Thang VAS ............................................................................ 74 Bảng 3.27. Kết quả điều trị NCNR ở người lao động theo mức độ NCNR khi đo bằng Thang VRS ....................................................................... 76 Bảng 3.28. Kết quả điều trị NCNR ở người lao động với các răng có độ mòn khác nhau đo theo thang VRS......................................................... 77 Bảng 3.29. Sự khác nhau về mức độ nhạy cảm ngà răng ở người lao động trước khi điều trị và ngay sau khi điều trị đo theo thang VRS ....... 79 Bảng 3.30. Hiệu quả điều trị NCNR ở người lao động theo độ mòn răng trước và ngay sau khi điều trị theo thang VAS ....................................... 80 Bảng 3.31. Sự khác nhau giữa mức độ nhạy cảm ngà răng trước khi điều trị và sau điều trị 03 tháng đo theo thang VRS ....................................... 81
  11. Bảng 3.32. Hiệu quả điều NCNR theo độ mòn răng trước khi điều trị và 03 tháng sau khi điều trị đo theo thang VAS ....................................... 82 Bảng 3.33. Sự khác nhau giữa mức độ nhạy cảm ngà răng ở người lao động trước khi điều trị và 06 tháng sau khi điều trị đo theo thang VRS . 83 Bảng 3.34. Hiệu quả điều trị NCNR theo độ mòn răng trước khi điều trị và 06 tháng sau khi điều trị đo theo thang VAS ....................................... 84 Bảng 3.35. Sự khác nhau giữa mức độ nhạy cảm ngà răng ở người lao động trước khi điều trị và 12 tháng sau khi điều trị đo theo thang VRS . 85 Bảng 3.36. Hiệu quả điều NCNR theo độ mòn răng trước khi điều trị và 12 tháng sau khi điều trị đo theo thang VAS (số lượng 1054 răng) .... 86
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về trình độ học vấn của người lao động ..................... 56 Biểu đồ 3.2. Diễn biến của nhạy cảm ngà răng của 518 người lao động ....... 63 Biểu đồ 3.3. Phân bố mức độ mòn răng trước khi điều trị theo số năm tiếp xúc với axít của người lao động ........................................................................ 64 Biểu đồ 3.4. Phân bố mức độ NCNR theo Thang VRS trước khi điều trị theo số năm người lao động làm việc tiếp xúc với axít ....................... 65 Biểu đồ 3.5. Mức độ nhạy cảm ngà răng khi đo bằng máy Yaeple ................ 70 Biểu đồ 3.6. Kết quả điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động tại các thời điểm khi xịt hơi ............................................................................ 73 Biểu đồ 3.7. Hiệu quả điều trị NCNR theo thời gian đo theo thang VAS ...... 74 Biểu đồ 3.8. Hiệu quả điều trị NCNR theo thời gian đo theo thang VRS ...... 76 Biểu đồ 3.9. Kết quả điều trị theo mức độ nhạy cảm ngà tại các thời điểm dựa vào độ mòn răng đo theo thang VRS. ........................................... 77
  13. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Các học thuyết về nhạy cảm ngà ...................................................... 4 Hình 1.2. Hình mô tả thuyết Thủy động lực học của Brännström và CS ......... 5 Hình 1.3. Hình mô tả các yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà răng ................... 6 Hình 1.4: Hình ảnh mòn răng............................................................................ 6 Hình 1.5. Hình mô tả mòn khuyết cổ răng mặt ngoài do chải răng ngang ....... 7 Hình 1.6. Hình ảnh mòn mặt nhai các răng do tật nghiến răng ........................ 7 Hình 1.7. Hình ảnh mòn mặt trong các răng do trào ngược dạ dày .................. 7 Hình 1.8. Hình ảnh co lợi lộ chân răng ............................................................ 8 Hình 1.9. Hình ảnh các thành phần của răng ................................................. 10 Hình 1.10. Hình ảnh tổn thương mòn răng hoá học ....................................... 12 Hình 1.11. Hình ảnh mòn cổ các răng............................................................. 17 Hình 1.12. Hình ảnh bộ sản phẩm Seal &Protect ........................................... 27 Hình 1.13. Hình ảnh mô tả thành phần và tác dụng của Seal & Protect ........ 27 Hình 1.14. Hình ảnh chụp trên kính hiển vi điện tử mô tả sự bám dính của lớp Seal &Protect trên bề mặt ngà răng: D là lớp ngà răng; ................. 30 Hình 1.15. Sự lưu thông DFF khi sử dụng các loại vật liệu khi soi trên kính hiển vi điện tử ................................................................................. 31 Hình 1.16. Hình ảnh chụp trên kính lúp mô tả răng được bôi bằng lớp bóng Cervitec: không thấy phần sậm màu ............................................... 32 Hình 1.17. Hình ảnh chụp trên kính lúp mô tả sự răng được nhuộm màu khi được bôi 01 lớp Seal & Protect ....................................................... 32 Hình 1.18. Hình ảnh chụp trên kính lúp mô tả sự răng được nhuộm màu khi được bôi 02 lớp Seal & Protect: phần sậm màu là lớp Seal & Protect .33 Hình 2.1. Máy đo nhạy cảm ngà Yeaple Force-Sensing Probe ...................... 43 Hình 2.2. Bộ khay khám ................................................................................. 43 Hình 2.3. Thang đo VAS................................................................................. 45 Hình 2.4. Cách sử dụng Seal & Protect lớp thứ nhất ...................................... 49 Hình 2.5. Cách sử dụng Seal & Protect lớp thứ hai vũ thi ............................. 49
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trong các vấn đề bệnh lý về Răng Hàm Mặt thì nhạy cảm ngà răng thường gặp nhiều. Trong đó, tỷ lệ người bệnh đến khám chỉ với triệu chứng ê buốt răng khi ăn uống đồ lạnh, nóng, đồ chua hay khi vệ sinh răng miệng (được gọi là hội chứng NCNR) đã tăng lên. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng NCNR, trong đó nặng nhất là mòn răng, đặc biệt là mòn răng hóa học ở người thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất có axít [1]. Qua một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ NCNR rất khác nhau từ 8- 57% dân số [2]. Có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa mòn răng hóa học và tình trạng nhạy cảm ngà; đặc biệt là ở những người lao động có tiếp xúc với axít, gây nên hiện tượng hở các ống ngà dẫn đến người bệnh bị NCNR, nặng hơn là răng bị hở tuỷ, chết tủy, nứt, vỡ răng và cuối cùng là mất răng [1], [2]. Từ năm 1992, tại Nhật Bản, NCNR do mòn răng hóa học đã được công nhận là bệnh nghề nghiệp [3]. Năm 2013, Vũ Thị Ngọc Anh và CS nghiên cứu trên 271 công nhân tại Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì cho thấy có 57,9% công nhân có mòn răng, tỷ lệ mòn răng ở nhóm tiếp xúc thường xuyên với axít cao hơn nhóm không tiếp xúc [4]. Sau đó, Vũ Thị Ngọc Anh và CS (năm 2017) tiếp tục nghiên cứu trên 400 công nhân tại Nhà máy Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ cho kết quả tỷ lệ mòn răng hoá học là 22,3% và nguy cơ mòn răng của người lao động tiếp xúc với axít cao gấp 1,75 lần người lao động gián tiếp, tỷ lệ NCNR của người lao động tiếp xúc trực tiếp với axít là 69% [5]. Nghiên cứu của Agrawal R và CS (năm 2014) cũng cho thấy tỷ lệ NCNR của nhóm tiếp xúc với axít là 57,6% [6]. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà răng do nhiều nguyên nhân khác nhau; tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về các phương pháp điều trị nhạy cảm ngà răng ở những người lao động do thường xuyên tiếp xúc với axít.
  15. 2 Seal & Protect là một vật liệu hàn có tính quang trùng hợp, có chất kết dính và trong suốt; có tác dụng che phủ những vùng lộ ngà sớm để ngăn ngừa hoặc làm giảm mòn cổ răng, ngăn chặn sâu răng và điều trị NCNR [7]; Nghiên cứu của Lê Thị Bình (năm 2014) cho thấy, kết quả tốt ngay sau điều trị đạt tỷ lệ 89,2% và sau 6 tháng điều trị với tổn thương mòn răng độ 2 kết quả tốt chiếm tỷ lệ 63,9% [8]. Hiện nay, ở Việt Nam, ngành sản xuất hoá chất đang phát triển mạnh mẽ, trong đó Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ là một trong những nhà máy lớn nhất cả nước, với hơn 3000 cán bộ, công nhân viên, thế mạnh là sản xuất Supe phốt phát và hoá chất, trong đó có axít là nguyên nhân gây mòn răng hoá học [9]. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về sử dụng công nghệ dán dính quang trùng hợp để điều trị nhạy cảm ngà răng trên những người lao động tiếp xúc với axít, vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: ―Nghiên cứu điều trị nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất bằng Seal & Protect” thực hiện tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng nhạy cảm ngà răng ở người lao động trong ngành sản xuất hóa chất có tiếp xúc với axít tại Công ty cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao năm 2015. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà răng bằng Seal & Protect ở nhóm người lao động có tiếp xúc với axít nêu trên trong 12 tháng.
  16. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm nhạy cảm ngà răng Theo định nghĩa của Hollan G.R và CS được thông qua tại Hội nghị nhạy cảm ngà răng ở Canada năm 2002 thì Nhạy cảm ngà răng có các đặc trưng sau: răng bị ê buốt rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ khi có các kích thích như nhiệt độ, hơi, cọ xát, thẩm thấu, hóa chất (nhưng chưa đủ gây nhạy cảm ngà trên răng bình thường) mà không phải do khiếm khuyết hoặc bệnh lý nào khác [10]. 1.2. Bệnh học thần kinh của răng - Tủy răng là mô giàu thần kinh. Dựa vào tốc độ dẫn truyền có thể phân loại các sợi thần kinh ra thành 2 nhóm: nhóm A - có tốc độ dẫn truyền trên 2 m/s, và nhóm C - có tốc độ dẫn truyền dưới 2 m/s. - Hiện tượng ê buốt là do các sợi A delta dẫn truyền, trong khi các sợi C dẫn truyền cảm giác ê buốt âm ỉ. Sợi A có bao myelin liên quan tới nhạy cảm ngà [11]. 1.3. Cơ chế của nhạy cảm ngà răng Có ba cơ chế chính của sự nhạy cảm như: + Thuyết phân bổ thần kinh. + Thuyết về sự dẫn truyền các nguyên bào tạo răng. + Thuyết thủy động lực học. Theo thuyết phân bổ thần kinh, dây thần kinh xuyên qua ngà răng và kéo dài đến đường nối ngà-men [12]. Kích thích cơ học trực tiếp của các dây thần kinh sẽ khai mào tiềm năng hoạt động. Có nhiều hạn chế ở thuyết này; thiếu bằng chứng cho thấy ngà răng bên ngoài thường là phần nhạy cảm nhất. Một
  17. 4 nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đám rối thần kinh Rashkow và dây thần kinh trong ống không tự thiết lập cho đến khi răng mọc [13]; tuy nhiên, răng mới mọc rất nhạy cảm. Hơn nữa, một số thuốc gây NCNR như Bradykinin không gây NCNR đến khi bôi lên ngà răng các chất gây tê cục bộ không ngăn chặn cơn ê buốt, trong khi có giảm ê buốt khi bôi lên bề mặt [14]. Thuyết về sự dẫn truyền các nguyên bào tạo răng chỉ ra rằng các tế bào tạo răng hoạt động như thụ quan của bản thân chúng và chuyển tiếp tín hiệu đến đầu cuối dây thần kinh. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng các tế bào tạo răng là một ma trận các tế bào đang hình thành và do đó không được coi là tế bào có thể bị kích thích và các xi náp không được tìm thấy giữa tế bào tạo răng và đầu cuối dây thần kinh [15], [16]. Hình 1.1. Các học thuyết về nhạy cảm ngà [17], [18] (1) Thuyết thần kinh: kích thích vào ngà răng gây tác động trực tiếp lên các sợi thần kinh. (2) Thuyết về sự dẫn truyền các nguyên bào tạo ngà: kích thích được dẫn truyền theo các nguyên bào tạo ngà tới đầu tận cùng thần kinh cảm giác thông qua synap. (3) Thuyết thủy động lực học: kích thích do sự dịch chuyển của dịch trong ống ngà tác động tới các sợi thần kinh.
  18. 5 - Nhiều tác giả công nhận thuyết thủy động lực học của Brännström và CS trong điều trị NCNR [19]. Theo tác giả, các kích thích như: nhiệt độ, hóa chất, cọ xát… tạo các dòng chảy dịch trong ống ngà (tăng hoặc thay đổi hướng) và sự thay đổi áp lực. Sự thay đổi này kích thích các sợi thần kinh A- δ ở biên giới ngà - tủy hoặc trong ống ngà tạo ra cảm giác ê buốt. Khi có kích thích lạnh, dòng dung dịch sẽ di chuyển từ tủy ra phía ngoài, khi có kích thích nóng dòng dung dịch chuyển động ngược lại [11], [18], [19]. Hình 1.2. Hình mô tả thuyết Thủy động lực học của Brännström và CS - Nhạy cảm ngà xuất hiện khi có 2 yếu tố sau: + Ngà răng bị lộ: răng mất men hoặc tổ chức quanh răng. + Hệ thống ống tủy mở ở bên ngoài và thông với tủy ở bên trong. - Quan sát dưới kính hiển vi điện tử, ngà ở răng bị quá cảm có số lượng ống ngà nhiều gấp 8 lần và đường kính của ống ngà cũng rộng gấp đôi so với ngà ở răng không quá cảm [15], [19].
  19. 6 1.4. Yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà răng: Được thể hiện qua sơ đồ Hình 1.3. Hình mô tả các yếu tố nguy cơ gây nhạy cảm ngà răng 1.4.1. Mòn răng Hình 1.4: Hình ảnh mòn răng [16] - Có nhiều nguyên nhân gây mòn răng như: + Chải răng không đúng kĩ thuật: lông bàn chải quá cứng, lực chải mạnh.
  20. 7 Hình 1.5. Hình mô tả mòn khuyết cổ răng mặt ngoài do chải răng ngang + Chế độ ăn uống có nhiều axít như: nước uống có gas, hoa quả chua, đồ ăn có vị chua, các thuốc có pH axít và tiếp xúc thường xuyên với bề mặt răng. Hình 1.6. Hình ảnh mòn mặt nhai các răng do tật nghiến răng [20] + Tật nghiến răng: người bệnh thường bị mòn mặt nhai hoặc rìa cắn các răng. + Các nguyên nhân khác: tiếp xúc với axít (mòn nhiều phía mặt ngoài và rìa cắn), hay bị nôn và trào ngược dạ dày (mòn nhiều phía mặt trong răng). Hình 1.7. Hình ảnh mòn mặt trong các răng do trào ngƣợc dạ dày [16]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2