intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị lệch lạc khớp cắn loại I Angle bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng phía bên, không nhổ răng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt "Nghiên cứu điều trị lệch lạc khớp cắn loại I Angle bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng phía bên, không nhổ răng" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và Xquang của nhóm bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại I Angle, có chỉ định điều trị không nhổ răng; Đánh giá kết quả điều trị của các đối tượng trên bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng phía bên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu điều trị lệch lạc khớp cắn loại I Angle bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng phía bên, không nhổ răng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ===*****=== NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ LỆCH LẠC KHỚP CẮN LOẠI I ANGLE BẰNG HỆ THỐNG MẮC CÀI TỰ BUỘC VÀ DÂY CUNG MỞ RỘNG PHÍA BÊN, KHÔNG NHỔ RĂNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ===*****=== NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ LỆCH LẠC KHỚP CẮN LOẠI I ANGLE BẰNG HỆ THỐNG MẮC CÀI TỰ BUỘC VÀ DÂY CUNG MỞ RỘNG PHÍA BÊN, KHÔNG NHỔ RĂNG Ngành: Răng Hàm Mặt Mã số: 9720501 LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trịnh Đình Hải 2. PGS.TS. Lê Thị Thu Hà HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi muốn được bày tỏ là lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy GS.TS. Trịnh Đình Hải, nguyên Giám Đốc Bệnh Viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội, là người Thầy, người anh đã luôn định hướng, giúp đỡ và động viên tôi trong nghiên cứu, trong công việc và cũng như trong cuộc sống. Sự trưởng thành của tôi trên mỗi bước đường khoa học, trong sự nghiệp và trong cuộc sống đều có sự giúp đỡ của thầy. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn vô cùng sâu sắc tới PGS.TS Lê Thị Thu Hà, chủ nhiệm khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Cô đã dìu dắt tôi từ những ngày đầu tiên thi đầu vào nghiên cứu sinh cho đến mọi bước đường tiếp theo, luôn nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ sâu sắc lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Cao Bính, Giám Đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể học tập, nghiên cứu và đã luôn động viên, dìu dắt, nhắc nhở tôi, cho tôi thêm nghị lực để vượt lên chính mình, vượt lên những khó khăn trở ngại để hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng tới TS. Nguyễn Thanh Huyền, Trưởng khoa Nắn chỉnh răng - Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội, là người đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi, để tôi có thể hoàn thành luận án ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp tại khoa Nắn chỉnh răng - Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội đã tận tình giúp tôi trong quá trình làm nghiên cứu sinh. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Trung tâm Huấn luyện, đào tạo và chỉ đạo tuyến, Viện nghiên cứu khoa học Y dược Lâm sàng 108.
  4. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đối tượng nghiên cứu đã tình nguyện hợp tác giúp tôi thực hiện được nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin ghi nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng và tình yêu thương của mẹ cùng sự ủng hộ, động viên, thương yêu chăm sóc, khích lệ của chồng, con và anh chị em trong gia đình, những người đã luôn ở bên tôi, là chỗ dựa vững chắc để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, nghiên cứu sinh khóa 36 chuyên ngành Răng hàm mặt, Viện Y dược học Lâm sàng 108, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trịnh Đình Hải và PGS.TS. Lê Thị Thu Hà. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Tác giả luận án Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBCT Cone Beam Computed Tomography Max Giá trị lớn nhất Mean Giá trị trung bình Min Giá trị nhỏ nhất PAR Peer Assessement Rating R Răng SD Độ lệch chuẩn
  7. MỤC LỤC Trang bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Các chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Khớp cắn và phân loại khớp cắn Angle ................................................. 3 1.2. Dịch tễ học sai khớp cắn loại I ............................................................... 7 1.3. Đặc điểm lâm sàng và Xquang của sai khớp cắn loại I Angle, răng chen chúc, không nhổ răng. .................................................................. 9 1.3.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 9 1.3.2. Đặc điểm trên phim sọ nghiêng .................................................. 13 1.4. Điều trị sai khớp cắn loại I Angle ........................................................ 19 1.5. Mắc cài tự buộc .................................................................................... 22 1.5.1. Định nghĩa ..................................................................................... 22 1.5.2. Triết lý của hệ thống mắc cài tự buộc ........................................... 23 1.5.3. Phân loại mắc cài tự buộc ............................................................. 24 1.5.4. Cấu tạo .......................................................................................... 25 1.5.5. Các nghiên cứu về mắc cài tự buộc .............................................. 30 1.6. Dây cung .............................................................................................. 32 1.7. Các phương pháp đánh giá kết quả điều trị chỉnh nha ......................... 36 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 40 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 40 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ...................................................................... 40 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 40
  8. 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 40 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 40 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................................... 41 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................ 41 2.4. Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................. 42 2.5. Các bước tiến hành ............................................................................... 43 2.5.1. Bước 1: Khám, chẩn đoán............................................................ 43 2.5.2. Bước 2: Giới thiệu, mời tham gia nghiên cứu ............................. 43 2.5.3. Bước 3: Khám lâm sàng................................................................ 43 2.5.4. Bước 4: Phân tích phim................................................................. 44 2.5.5. Bước 4: Phân tích mẫu, đánh giá chỉ số PAR ............................... 49 2.5.6. Bước 6: Chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị ................................. 56 2.5.7. Bước 7: Tiến hành điều trị ............................................................ 56 2.5.8. Bước 8: Thu thập số liệu sau điều trị ............................................ 59 2.6. Phân tích kết quả .................................................................................. 59 2.6.1. Đặc điểm lâm sàng và Xquang của nhóm đối tượng nghiên cứu . 59 2.6.2. Đánh giá kết quả điều trị ............................................................... 60 2.6.3. Phân tích số liệu ............................................................................ 61 2.6.4. Độ tin cậy và chính xác của phương pháp nghiên cứu ................. 62 2.6.5. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 62 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 63 3.1. Đặc điểm lâm sàng và Xquang của lệch lạc khớp cắn loại I Angle, có chỉ định điều trị không nhổ răng. ........................................................ 63 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................. 63 3.1.2. Đặc điểm của mặt .......................................................................... 65 3.1.3. Đặc điểm về răng, cung răng và khớp cắn ................................... 68 3.1.4. Đặc điểm Xquang ......................................................................... 78 3.2. Đánh giá kết quả điều trị ...................................................................... 81 3.2.1. Đánh giá sự khác biệt trước và sau điều trị dựa trên phân tích mẫu thạch cao tính theo chỉ số PAR ..................................................... 81
  9. 3.2.2. Đánh giá sự khác biệt trước và sau điều trị dựa trên đo độ rộng cung răng trên mẫu thạch cao. ...................................................... 83 3.2.3. Đánh giá sự khác biệt trước và sau điều trị dựa trên phân tích phim sọ nghiêng ..................................................................................... 84 3.2.4. Thời gian điều trị và kết quả điều trị............................................. 90 3.2.5. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân ..................................... 91 3.2.6. Đánh giá kết quả điều trị ............................................................... 91 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 92 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm đối tượng nghiên cứu 92 4.1.1. Tỷ lệ nhóm tuổi và giới ................................................................. 92 4.1.2. Đặc điểm khuôn mặt ..................................................................... 93 4.1.3. Đặc điểm về cung răng ................................................................. 94 4.1.4. Đặc điểm khớp cắn........................................................................ 96 4.1.5. Độ rộng cung răng......................................................................... 97 4.1.6. Chỉ số PAR trước điều trị............................................................ 100 4.1.7. Đặc điểm các chỉ số mô cứng trước điều trị trên phim đo sọ nghiêng .. 103 4.1.8. Đặc điểm các chỉ số mô mềm trước điều trị trên phim đo sọ nghiêng .. 108 4.2.Đánh giá kết quả điều trị ..................................................................... 112 4.2.1. Đánh giá kết quả điều trị theo chỉ số PAR .................................. 112 4.2.2. Đánh giá kết quả điều trị theo chiều rộng cung răng .................. 117 4.2.3. Đánh giá kết quả điều trị theo các chỉ số trên phim đo sọ nghiêng.. 118 4.2.4. Về thời gian điều trị .................................................................... 122 4.2.5. Về mức độ hài lòng ..................................................................... 124 KẾT LUẬN .................................................................................................. 126 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 128 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Các giá trị trên phim sọ nghiêng trên người Việt theo Võ Trương Như Ngọc, Trần Ngọc Quảng Phi, Nguyễn Hùng Hiệp ............... 47 Bảng 2.2. Đánh giá khấp khểnh răng .............................................................. 53 Bảng 2.3. Tương quan khớp cắn phía sau ....................................................... 54 Bảng 2.4. Cắn chìa .......................................................................................... 54 Bảng 2.5. Cắn trùm ......................................................................................... 55 Bảng 2.6. Đường giữa ..................................................................................... 55 Bảng 3.1. Đặc điểm độ tuổi trung bình bắt đầu điều trị .................................. 65 Bảng 3.2. Đặc điểm khớp cắn ......................................................................... 69 Bảng 3.3. Vị trí khớp cắn chéo ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu...................... 70 Bảng 3.4. Độ rộng cung răng trước điều trị .................................................... 71 Bảng 3.5. Chỉ số PAR trước điều trị ............................................................... 74 Bảng 3.6. Phân tích hồi quy tuyến tính nếu coi biến PAR trước điều trị là biến phụ thuộc ....................................................................................... 75 Bảng 3.7. Tình trạng lệch đường giữa ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu........... 76 Bảng 3.8. Hướng lệch đường giữa ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu ......... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.9. Khoảng lệch trung bình của đường giữa hàm trên ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu ............................ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.10. Khoảng lệch trung bình của đường giữa hàm dưới ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu ............................ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.11. Các chỉ số tương quan xương trước điều trị trên phim sọ nghiêng ........78 Bảng 3.12. Các chỉ số tương quan răng – xương, răng – răng trước điều trị trên phim sọ nghiêng..................................................................... 79
  11. Bảng 3.13. Các chỉ số mô mềm trước điều trị trên phim sọ nghiêng ............. 80 Bảng Tên bảng Trang Bảng 3.14. Tổng hợp giá trị PAR(W) trước và sau điều trị ............................ 81 Bảng 3.15. Phần trăm cải thiện PAR (W) ....................................................... 82 Bảng 3.16. Phân tích hồi quy tuyến tính nếu coi biến PAR sau điều trị là biến phụ thuộc ....................................................................................... 82 Bảng 3.17. Sự thay đổi độ rộng cung răng trước và sau điều trị .................... 83 Bảng 3.18. Sự thay đổi các chỉ số tương quan xương trước và sau điều trị trên phim sọ nghiêng ............................................................................ 84 Bảng 3.19. Sự thay đổi các chỉ số tương quan răng trước và sau điều trị trên phim sọ nghiêng ............................................................................ 85 Bảng 3.20. Sự thay đổi các chỉ số mô mềm trước và sau điều trị trên phim sọ nghiêng .......................................................................................... 86 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa độ nhô môi trên, góc mũi môi, Ls-E với độ nhô răng cửa trên và độ nghiêng răng cửa trên sau điều trị.......... 87 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa độ nhô môi dưới với độ nghiêng răng cửa dưới và độ nhô răng cửa dưới sau điều trị............................................. 87 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa độ nhô môi dưới và độ môi trên với góc liên răng cửa sau điều trị ...................................................................... 88 Bảng 3.24. So sánh độ nghiêng, độ nhô của răng và mô mềm sau điều trị giữa nhóm bệnh nhân có mức độ thiếu khoảng ở hàm trên .................. 88 Bảng 3.25. So sánh độ nghiêng, độ nhô của răng và mô mềm sau điều trị giữa nhóm bệnh nhân có mức độ thiếu khoảng ở hàm dưới ................ 89 Bảng 3.26. Thời gian điều trị trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên .......... 90 Bảng 3.27. Mức độ hài lòng của bệnh nhân.................................................... 91 Bảng 3.28. Kết quả điều trị tổng hợp .............................................................. 91
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ...................................................... 63 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ............................................ 64 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm mặt thẳng ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu .................. 65 Biểu đồ 3.4. Hình dạng mặt nghiêng ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu............. 66 Biểu đồ 3.5. Đặc điểm về sự cân xứng khuôn mặt ......................................... 67 Biểu đồ 3.6. Hình dạng cung răng ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu................. 68 Biểu đồ 3.7. Mức độ thiếu khoảng ở hàm trên................................................ 72 Biểu đồ 3.8. Mức độ thiếu khoảng ở hàm dưới .............................................. 73 Biểu đồ 3.9. Tổng PAR (W) trước điều trị ..................................................... 77 Biểu đồ 3.10. Sự thay đổi độ rộng cung răng hàm trên trước và sau điều trị ....................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED. Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi độ rộng cung răng hàm dưới trước và sau điều trị ....................................ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
  13. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1. Khớp cắn bình thường....................................................................... 3 Hình 1.2. Đường cắn theo Angle ...................................................................... 4 Hinh 1.3. Sai khớp cắn loại I Angle .................................................................. 4 Hinh 1.4. Sai khớp cắn loại II Angle ................................................................ 5 Hinh 1.5. Sai khớp cắn loại III Angle ............................................................... 5 Hình 1.6. Cắn hở - cắn sâu ................................................................................ 6 Hình 1.7. Cắn đối đầu – Cắn chéo .................................................................... 7 Hình 1.8. Các kiểu mặt .................................................................................... 11 Hình 1.9. Sai khớp cắn loại I Angle ................................................................ 12 Hình 1.10. Khớp cắn sâu ................................................................................. 12 Hình 1.11. Cắn chéo ........................................................................................ 13 Hình 1.12. Răng xoay...................................................................................... 13 Hình 1.13. Phân tích Steiner .......................................................................... 13 Hình 1.14. Tương quan răng cửa trên so với trục NA (A) và tương quan răng cửa dưới so với trục NB (B) về độ nghiêng (độ) và độ nhô ............ 14 Hình 1.15. Tương quan răng cửa trên so với trục A – Pog về độ nghiêng (A) và độ nhô (B) ................................................................................ 15 Hình 1.16. Tương quan răng cửa dưới so với trục A – Pog về độ nghiêng (A) và độ nhô (B) ................................................................................ 16 Hình 1.17. Góc liên răng cửa .......................................................................... 16 Hình 1.18. Góc mặt ......................................................................................... 17 Hình 1.19. Độ nhô mặt ................................................................................... 17 Hình 1.20. Tam giác Tweed ........................................................................... 18 Hình 1.21. Mắc cài truyền thống so với mắc cài tự buộc ............................... 24
  14. Hình Tên hình Trang Hình 1.22. Mắc cài tự buộc ở vị trí mở và đóng ............................................. 24 Hình 1.23. Hai phương thức khóa khe mắc cài của mắc cài tự buộc ............. 25 Hình 1.24. Mắc cài tự buộc ............................................................................ 26 Hình 1.25. Dây cung mở rộng ........................................................................ 35 Hình 2.1. Phân tích phim sọ nghiêng .............................................................. 44 Hình 2.2. Các điểm mốc trên mô xương và mô mềm. .................................... 46 Hình 2.3. Các vị trí đo độ rộng cung răng trên mẫu thạch cao ...................... 50 Hình 2.4. Thước kẹp điện tử ........................................................................... 50 Hình 2.5. Đo độ rộng cung răng trên mẫu thạch cao ...................................... 51 Hình 2.6. Đo khoảng cần có và hiện có trên mẫu thạch cao ........................... 51 Hình 2.7. Phân tích chỉ số PAR trên mẫu thạch cao ....................................... 52 Hình 2.8. Điều trị bằng mắc cài tự buộc thép Damon và dây cung mở rộng với nút chặn ......................................................................................... 57
  15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về thẩm mỹ ngày càng tăng đặc biệt là nhu cầu về khám và điều trị các lệch lạc răng hàm, khớp cắn. Lệch lạc khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng trên một hàm và/hoặc giữa hai hàm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cá nhân và thường kết hợp với các sai hình răng mặt khác. Lệch lạc khớp cắn không chỉ gây bất hài hoà trong tương quan vùng miệng, mặt gây ảnh hưởng về thẩm mỹ làm con người mất tự tin trong giao tiếp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh lý khác phát triển như bệnh nha chu, sâu răng… Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, sai lệch khớp cắn loại I Angle hay gặp nhất. Nghiên cứu của Đống Khắc Thẩm (2000) với đề tài “Khảo sát tình trạng khớp cắn ở người Việt trong độ tuổi 17 – 27” cho thấy tỉ lệ sai khớp cắn Angle loại I cao nhất, chiếm 71,3%.1 Nghiên cứu của Salim năm 2021 ở Syrian trên đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 7 đến 19 cho thấy tỷ lệ sai khớp cắn loại I là 52,6% trong đó răng chen chúc chiếm tỷ lệ 71,1% 2. Răng chen chúc là một trong những lí do chính để bệnh nhân đến khám và điều trị. Để điều trị những trường hợp này thì có thể phải nhổ 4 răng và có thể không cần phải nhổ răng. Điều trị không nhổ răng không chỉ là mong muốn của bệnh nhân mà còn là ưu tiên hàng đầu với bác sĩ nắn chỉnh răng. Trong những năm gần đây, điều trị chỉnh nha bằng khí cụ cố định phát triển rất mạnh mẽ. Rất nhiều loại khí cụ chỉnh răng cố định được phát minh giúp bác sĩ và bệnh nhân ngày càng có nhiều sự lựa chọn trong điều trị. Từ năm 1935, bác sĩ Jacob Stolzenberg đã giới thiệu mắc cài tự buộc đầu tiên. Mắc cài tự buộc được thiết kế có hệ thống giữ dây ngay trên mắc cài do đó không cần chun buộc hoặc ligature để giữ dây cung. Theo rất nhiều nghiên cứu của các nhà lâm sàng sự ra đời của hệ thống mắc cài tự buộc đã giúp việc thực hành của bác sĩ trở nên dễ dàng hơn, bệnh nhân cũng cảm thấy dễ chịu
  16. 2 hơn khi mang mắc cài, dễ vệ sinh hơn, thời gian giữa các lần hẹn được kéo dài hơn và thời gian điều trị cũng được rút ngắn hơn. Sử dụng mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng giúp nong rộng cung răng sang hai bên khi đặt nút chặn ở vị trí răng trước hoặc nong cung răng ra trước khi đặt ở mặt gần răng cối nhỏ thứ nhất 3. Điều đó giúp làm giảm chen chúc răng trong những trường hợp không nhổ răng. Nghiên cứu của Maltagliati LA và Jiang RP và cộng sự (2008) dùng hệ thống mắc cài tự buộc Damon và dây cung mở rộng của Damon cho kết quả là độ rộng ở vùng răng hàm tăng sau điều trị 4. Ở nước ta, kỹ thuật chỉnh răng bằng mắc cài tự buộc đã được ứng dụng trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được công bố về vấn đề này. Từ nhu cầu thực tiễn về việc cung cấp những bằng chứng khoa học về điều trị sai khớp cắn bằng hệ thống mắc cài tự buộc chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu điều trị sai khớp cắn loại I Angle bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng phía bên, không nhổ răng” với mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và Xquang của nhóm bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại I Angle, có chỉ định điều trị không nhổ răng. 2. Đánh giá kết quả điều trị của các đối tượng trên bằng hệ thống mắc cài tự buộc và dây cung mở rộng phía bên.
  17. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khớp cắn và phân loại khớp cắn Angle Phân loại khớp cắn của Angle được công bố vào thập niên 1890 là một mốc quan trọng trong sự phát triển của chỉnh hình răng mặt. Nó không chỉ phân loại các loại sai khớp cắn quan trọng, mà còn định nghĩa đơn giản và rõ ràng về khớp cắn bình thường của hàm răng thật. Theo giả thuyết của Angle, răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên là “chìa khoá khớp cắn”, đây là răng vĩnh viễn được thành lập và mọc sớm nhất, nó cũng là răng vĩnh viễn to nhất của cung hàm trên, có vị trí tương đối so với nền sọ, khi mọc không bị cản trở bởi chân răng sữa và còn được hướng đẫn mọc đúng nhờ vào hệ răng sữa 5. Căn cứ vào mối tương quan của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên với răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới cùng sự sắp xếp của các răng liên quan tới đường cắn ông đã phân khớp cắn thành 4 loại khớp cắn: bình thường, sai khớp cắn loại I Angle, sai khớp cắn loại II Angle và sai khớp cắn loại III Angle. Theo Angle, khớp cắn bình thường là khớp cắn có múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới và các răng trên cung hàm sắp xếp theo một đường cắn khớp đều đặn. Hình 1.1. Khớp cắn bình thường6 Đường cắn khớp là một đường cong đều đặn đi qua trũng giữa của các răng hàm trên và cingulum của các răng nanh và răng cửa hàm trên. Đường cắn này cũng đi theo múi ngoài và rìa cắn của các răng cửa hàm dưới. Do đó,
  18. 4 khi xác định được vị trí răng hàm sẽ xác định được tương quan cắn khớp cũng như tương quan giữa hai cung răng. Hàm trên Hàm dưới Hình 1.2. Đường cắn theo Angle6 - Sai khớp cắn loại I Angle: Múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, nhưng đường cắn khớp không đúng do các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay, hoặc do những nguyên nhân khác. Hinh 1.3. Sai khớp cắn loại I Angle6 - Sai khớp cắn loại II Angle: Múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
  19. 5 Hinh 1.4. Sai khớp cắn loại II Angle6 Loại II gồm 2 chi: - Chi 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với các răng cửa trên nghiêng về phía môi (vẩu), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm mặt trong các răng cửa trên. - Chi 2: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều, trong khi các răng cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa, độ cắn phủ tăng, cung răng hàm trên ở vùng răng nanh thường rộng hơn bình thường. Hạng II chi 2 thường do di truyền. - Sai khớp cắn loại III Angle: Múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Các răng cửa dưới có thể ở phía ngoài các răng cửa trên (cắn chéo răng cửa hay móm). Hinh 1.5. Sai khớp cắn loại III Angle6 Cần phân biệt sai khớp cắn loại III Angle thật sự với sai khớp cắnloại III Angle giả. Trong khớp cắn loại III Angle giả, các răng hai hàm có tương quan khớp cắn bình thường nhưng bệnh nhân có tật trượt hàm dưới ra trước khi cắn khớp, tạo ra khớp cắn chéo răng cửa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2