Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Tính tẩu trong đời sống văn hóa người Tày Tuyên Quang
lượt xem 10
download
Đề tài này nghiên cứu vai trò, vị trí của cây tính tẩu trong đời sống văn hóa tín ngưỡng cũng như sự biến đổi chức năng của nó dưới sự tác động của các chủ trương chính sách của nhà nước qua các thời kỳ, từ đó làm cơ sở bàn luận về vị thế của tính tẩu trong đời sống văn hóa của người Tày Tuyên Quang theo diễn trình lịch sử, đặc biệt là trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Tính tẩu trong đời sống văn hóa người Tày Tuyên Quang
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH THẢO TÍNH TẨU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƢỜI TÀY TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - Năm 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH THẢO TÍNH TẨU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƢỜI TÀY TUYÊN QUANG Ngành: Văn hóa học Mã số: 9.22.90.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ YÊN HÀ NỘI - Năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Thảo
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu về biến đổi âm nhạc nghi lễ trong đời sống văn hóa của một số tộc ngƣời .................................................................................... 7 1.1.2. Những nghiên cứu đề cập đến tính tẩu trong nghi lễ Then .................... 10 1.1.3. Những nghiên cứu về đặc điểm âm nhạc của tính tẩu ............................ 13 1.1.4. Những nghiên cứu về tính tẩu của ngƣời Tày ở Tuyên Quang .............. 16 1.1.5.Nhận xét chung ........................................................................................ 17 1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 18 1.2.1. Giới thuyết một số khái niệm cơ bản ..................................................... 18 1.2.2. Vấn đề khai thác, phát huy tinh hoa của văn nghệ dân tộc qua trƣờng hợp nghi lễ Then của ngƣời Tày ........................................................... 27 1.3. Tổng quan về ngƣời Tày và văn hoá của ngƣời Tày Tuyên Quang ............ 32 1.3.1. Ngƣời Tày Tuyên Quang trong mối liên hệ lịch sử với ngƣời Tày ở Việt Nam .......................................................................................................... 32 1.3.2. Những nét văn hóa tiêu biểu của ngƣời Tày Tuyên Quang ................... 34 1.3.3. Khái quát về tính tẩu của ngƣời Tày Tuyên Quang ............................... 39 Tiểu kết ..................................................................................................................... 44 Chƣơng 2: TÍNH TẨU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TÍN NGƢỠNG CỦA NGƢỜI TÀY TUYÊN QUANG ................................................................... 46 2.1. Tính tẩu trong Then nghi lễ của ngƣời Tày Tuyên Quang .......................... 46 2.1.1. Khái lƣợc về Then nghi lễ của ngƣời Tày Tuyên Quang ....................... 46 2.1.2.Tính tẩu – vật thiêng của thầy Then ........................................................ 50 2.1.3.Tính tẩu trong mối liên hệ với thế giới quan của thầy Then ................... 53 2.2. Âm nhạc tính tẩu trong nghi lễ Then của ngƣời Tày Tuyên Quang ........... 57 2.2.1. Nét chung về âm nhạc tính tẩu trong nghi lễ Then ................................ 57 2.2.2. Âm nhạc tính tẩu qua khảo sát diễn xƣớng một nghi lễ Then................ 59
- 2.3. Tính tẩu với sự thăng trầm của nghi lễ Then ở Tuyên Quang ..................... 66 Tiểu kết ..................................................................................................................... 69 Chƣơng 3: TÍNH TẨU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VĂN NGHỆ CỦA NGƢỜI TÀY TUYÊN QUANG............................................................................. 71 3.1. Tính tẩu với sự hình thành Then văn nghệ ở Tuyên Quang ........................ 71 3.1.1. Tính tẩu của ngƣời Tày Tuyên Quang trong bối cảnh hình thành Then văn nghệ ở Tuyên Quang trƣớc Đổi mới ................................................ 71 3.1.2. Tính tẩu trong bối cảnh triển khai chủ trƣơng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của ngƣời Tày Tuyên Quang từ sau Đổi mới đến nay ..................73 3.2. Nghệ nhân Tính tẩu của Then văn nghệ và không gian trình diễn...................... 76 3.2.1. Nghệ nhân tính tẩu Then văn nghệ và việc truyền dạy, phổ biến .......... 76 3.2.2. Không gian trình diễn ............................................................................. 88 3.3. Những biến đổi của tính tẩu trong Then văn nghệ........................................ 92 3.3.1. Biến đổi trong chế tác tính tẩu................................................................ 92 3.3.2. Biến đổi trong cách sử dụng ...................................................................96 3.3.3. Biến đổi về tiết tấu âm nhạc ............................................................................... 97 3.3.4. Biến đổi về giai điệu âm nhạc .......................................................................... 101 3.4. Hoạt động sƣu tầm, sáng tác ......................................................................... 105 3.4.1. Hoạt động sƣu tầm, sáng tác của các nghệ nhân .................................. 105 3.4.2.Hoạt động sáng tác chuyên nghiệp ........................................................ 106 Tiểu kết ................................................................................................................... 108 Chƣơng 4: TÍNH TẨU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƢỜI TÀY TUYÊN QUANG: NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN ........................................... 110 4.1. Tính tẩu - biểu tƣợng văn hóa tộc ngƣời và kết nối cộng đồng .................. 110 4.1.1. Tính tẩu - biểu tƣợng văn hóa Tày ....................................................... 110 4.1.2. Tính tẩu với sự kết nối cộng đồng ........................................................ 112 4.2. Tính tẩu với việc bảo tồn, phổ biến và khai thác, phát huy nghệ thuật Then Tày ................................................................................................................ 113 4.2.1. Tính tẩu với việc bảo tồn, phổ biến nghệ thuật Then Tày.................... 113 4.2.2. Tính tẩu với việc khai thác, phát huy nghệ thuật Then Tày ................. 118
- 4.3.Tính tẩu trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng - những thách thức trong việc bảo tồn ............................................................................................................ 121 Tiểu kết ................................................................................................................... 130 KẾT LUẬN ............................................................................................................131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NCKH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................................... 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 135
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CB Cán bộ BCH Ban chấp hành CLB Câu lạc bộ GS.TSKH Giáo sƣ. Tiến sĩ khoa học NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh PGS Phó Giáo sƣ tr trang PV Phỏng vấn THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban Nhân dân SV Sinh viên
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tính tẩu, một nhạc cụ gắn liền với nghi lễ Then trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Tày từ lâu đời. Trong thực hành nghi lễ Then, thầy Then – thầy cúng kiêm nghệ nhân đàn hát đã dùng tiếng tính tẩu đƣa điệu nhạc cùng lời Then để mô tả hành trình thầy Then dẫn đoàn âm binh dâng lễ vật lên mƣờng Trời. Sau năm 1945, với chủ trƣơng bảo tồn chọn lọc và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, tính tẩu đƣợc tách ra khỏi nghi lễ Then mà trƣớc đó vốn bị cho là mê tín để trở thành nhạc cụ phục vụ nhu cầu văn nghệ quần chúng với các nội dung mới. Từ đó, các phong trào sinh hoạt văn hóa quần chúng của ngƣời có thêm loại hình hát Then mới với đa dạng về hình thức biểu diễn. Tuy nhiên, do nhu cầu tâm linh của ngƣời dân nên tính tẩu vẫn đƣợc sử dụng âm thầm trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Tày. Sau Đổi mới, cùng với chủ trƣơng bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và tự do tôn giáo tín ngƣỡng, nghi lễ Then chính thức đƣợc phục hồi. Các hoạt động về bảo tồn văn hóa các dân tộc đƣợc Nhà nƣớc và Chính quyền địa phƣơng hết sức quan tâm và đầu tƣ, trong đó có văn hóa của ngƣời Tày nói chung và Then Tày nói riêng. Thời gian qua, cùng với sự đổi mới trong “chiến lƣợc phát triển” con ngƣời nông thôn miền núi, tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh bạn đã cùng tham gia bảo tồn di sản Then. Hát Then mà gắn với nó là cây cây tính tẩu đã đƣợc xem nhƣ một đại diện tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của ngƣời Tày. Trong quá trình bảo vệ di sản thực hành Then nghi lễ của ngƣời Tày, ngƣời dân cùng Chính quyền các địa phƣơng đã đồng lòng đƣa tính tẩu từ Then nghi lễ dần đến với sinh hoạt thƣờng ngày của ngƣời dân Tày ở khắp mọi nơi. Năm 2013, cùng với thực hành nghi lễ Then, tính tẩu của ngƣời Tày đã đƣợc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Cùng với sự kiện này, các địa phƣơng có tộc ngƣời Tày, Nùng, Thái sinh sống tại khu vực phía Bắc đã cùng hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ đề nghị trình UNESCO xác nhận, ghi danh thực hành nghi lễ Then là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Sau 6 năm, dƣới sự hỗ trợ của Viện Âm nhạc Việt Nam, tháng 12 năm 2019, Thực hành Then Tày, Nùng, Thái 1
- cùng cây tính tẩu của 3 tộc ngƣời chính thức đƣợc UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Có thể nói, một trong những thành công của chính quyền và ngƣời Tày Tuyên Quang trong thời gian qua là ở việc bảo tồn và phát huy cây tính tẩu trong đời sống cộng đồng, qua đó góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của ngƣời Tày trong bối cảnh giao lƣu và hội nhập. Chính vì vậy trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn cây tính tẩu là đối tƣợng nghiên cứu cho đề tài của mình nhằm hƣớng tới việc nhìn nhận rõ hơn về vai trò của tính tẩu trong đời sống văn hóa (tín ngƣỡng và văn nghệ) của ngƣời Tày hiện nay. Có thể coi đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu hệ thống về vai trò, vị trí cây tính tẩu cả trong đời sống tín ngƣỡng và trong đời sống văn nghệ của ngƣời Tày ở một địa bàn cụ thể. Về mặt khoa học, đề tài đóng góp luận cứ cho việc nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa tộc ngƣời dƣới sự tác động của các chủ trƣơng chính sách về văn hóa nghệ thuật của Nhà nƣớc qua các thời kỳ. Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp những tƣ liệu thực tế cho việc bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của ngƣời Tày nói chung, đặc biệt là trong bối cảnh thực hành Then của ngƣời Tày trong đó có cây tính tẩu đƣợc ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với ý nghĩa đó tôi chọn đề tài Tính tẩu trong đời sống văn hóa người Tày Tuyên Quang để làm đề tài luận án NCS của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vai trò, vị trí của cây tính tẩu trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng cũng nhƣ sự biến đổi chức năng của nó dƣới sự tác động của các chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc qua các thời kỳ, từ đó làm cơ sở bàn luận về vị thế của tính tẩu trong đời sống văn hóa của ngƣời Tày Tuyên Quang theo diễn trình lịch sử, đặc biệt là trong bối cảnh giao lƣu hội nhập quốc tế hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài là: 1.Tìm hiểu, phân tích vai trò của cây tính tẩu trong văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Tày và trong nghi lễ Then của ngƣời Tày nói chung và ngƣời Tày Tuyên 2
- Quang nói riêng ở các phƣơng diện: biểu tƣợng văn hóa tín ngƣỡng, vật thiêng của thầy Then và vai trò chuyển tải âm nhạc trong nghi lễ Then. 2. Từ kết quả khảo sát thực trạng tồn tại của cây tính tẩu trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Tày Tuyên Quang hiện nay sẽ chỉ ra những nguyên nhân tác động tới sự biến đổi vị thế của cây tính tẩu trong nghi lễ Then của ngƣời Tày hiện nay. 3. Phân tích bối cảnh hình thành Then văn nghệ của ngƣời Tày Tuyên Quang trƣớc và sau Đổi mới, trên cơ sở đó tìm hiểu về vị thế của cây tính tẩu trong đời sống văn nghệ của ngƣời Tày Tuyên Quang ở các phƣơng diện: nghệ nhân, chế tác, sử dụng, truyền dạy phổ biến, sƣu tầm, sáng tác,... 4. Thảo luận về những vấn đề đƣơng đại của cây tính tẩu, đặc biệt là vấn đề hậu vinh danh của cây tính tẩu trong bối cảnh thực hành nghi lễ Then của ngƣời Tày Tuyên Quang đã và đang bị mai một. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cây tính tẩu của ngƣời Tày Tuyên Quang trong đời sống văn hóa (tín ngƣỡng và văn nghệ) của ngƣời Tày Tuyên Quang qua các mục đích sử dụng, đối tƣợng sử dụng và cách sử dụng, cách chế tác và bảo quản, đặc điểm âm nhạc, cách thức khai thác, bảo tồn và phát huy, v.v... để qua đó phân tích làm rõ vai trò, vị trí của tính tẩu trong đời sống văn hóa ngƣời Tày Tuyên Quang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chọn bốn địa bàn nghiên cứu chính sau đây: + Thành phố Tuyên Quang với Câu lạc bộ Hát Then Thành Tuyên: Đây là cơ sở trực thuộc Trung tâm văn hóa tỉnh, có sự tham gia của nhiều cán bộ đang làm nhà nƣớc và cán bộ hƣu trí, và thành phần dân tộc tham gia. + Xã Tân An, huyện Chiêm Hóa: Đây là cơ sở tiên phong của tỉnh Tuyên Quang về sinh hoạt truyền dạy Hát Then cùng các phong trào Hát Then – tính tẩu. + Xã Lăng Can, huyện Lâm Bình: Đây là xã thuộc trung tâm huyện, mới đƣợc tách ra từ huyện Chiêm Hóa và Na Hang, là địa phƣơng có nhiều nghệ nhân trẻ nhất tỉnh. 3
- + Xã Năng Khả, huyện Na Hang: Đây là địa phƣơng tiêu biểu có các thầy Then kiêm nghệ nhân Hát Then mới Ngoài ra, chúng tôi có đi khảo sát các địa bàn khác trong tỉnh và tỉnh Lạng Sơn làm cơ sở cho các phân tích dữ liệu cho việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ngƣời Tày Tuyên Quang. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành, nhƣ: Văn hóa dân gian, Dân tộc học, âm nhạc học... Phƣơng pháp nghiên cứu văn hóa dân gian và Phƣơng pháp điền dã dân tộc học về cơ bản không có sự khác biệt mà một trong những nhiệm vụ cụ thể là đi điền dã lấy tƣ liệu. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong nghiên cứu văn hóa nói chung. Phƣơng pháp nghiên cứu âm nhạc học đƣợc vận dụng bằng cách căn cứ vào cơ sở âm luật, tiết luật một số điệu nhạc trong Then để phân tích so sánh, xác định vai trò của âm thanh, tiết tấu, tính chất âm nhạc của tính tẩu trong Then nghi lễ và Then văn nghệ của ngƣời Tày Tuyên Quang, từ đó làm cơ sở so sánh đối chiếu với âm nhạc tính tẩu của ngƣời Tày ở các địa phƣơng Việt Bắc khác. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc nghiên cứu sinh vận dụng gồm: - Điền dã dân tộc học tại các địa điểm lựa chọn nghiên cứu và một số địa điểm khác để thu thập thông tin, các dữ liệu liên quan đến văn hóa, đến cây tính tẩu qua phỏng vấn, ghi chép, quay hình, thu âm phục vụ cho việc ghi nhạc,.... kết hợp quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu,... để thống kê, so sánh, khai thác các tƣ liệu lịch sử, xã hội,.... hỗ trợ cho nghiên cứu này. Để thực hiện nội dung này thời gian qua tôi đã tham dự đƣợc các nghỉ lễ Then Cốm mới của nhà Then quạt Ma Thị Nhƣ (Tân An – Chiêm Hóa); Lễ Lẩu Then cấp sắc của thầy Phù thủy Hà Công Tụ (Hòa An – Chiêm Hóa); Dự lễ Then cấp sắc của Then Liễu Thị Thơ (Lạng Sơn),v.v... Bên cạnh đó tôi còn kết hợp phỏng vấn các nghệ nhân, thầy Then tiêu biểu nhƣ: Hà Thuấn, Thàm Ngọc Kiến, Nguyễn Văn Bảng, Lƣơng Long Vân, Hà Ngọc Cao, Hà Phúc Tự, Hoàng Văn Sơn,... 4
- Ngoài ra tôi còn đi điền dã tìm hiểu về Then tại các địa phƣơng khác nhƣ đi Lạng Sơn, làm việc với các nghệ nhân Then văn nghệ, nghệ nhân Then tín ngƣỡng, nghệ nhân Then vừa thực hành tín ngƣỡng vừa làm gia phong trào Then mới, thực tế tham dự sinh hoạt văn nghệ Câu lạc bộ Hát Then tại Lạng Sơn; Thực tế nghiên cứu tại Trƣờng Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc (Thái Nguyên), phỏng vấn sâu các giáo viên dạy đàn tính, Hát Then, vừa là nghệ nhân có xuất thân làm nghề Then nhƣng chƣa nối nghề; - Tham dự các hoạt động liên quan đến phong trào Then văn nghệ nhƣ: Liên hoan đàn tính – Hát Then lần thứ V và VI; tham dự các lớp tập huấn Đàn tính – Hát Then cấp tỉnh, cấp huyện; Tham dự các Câu lạc bộ Đàn tính – Hát Then trên địa bàn Thành phố Tuyên Quang và Câu lạc bộ cấp xã, cấp huyện trên địa bàn tỉnh; Đặc biệt, Liên hoan Hát Then – Tính tẩu lần thứ VI tại Hà Giang năm 2018, tôi có cơ hội tiếp xúc, phỏng vấn các thầy Then và nghệ nhân Then Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Kon Tum, Thành phố Hồ Chí Minh... Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng những phƣơng pháp phổ biến khác trong nghiên cứu khoa học nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tƣ liệu; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, đặc biệt là so sánh giữa tính tẩu trong Then nghi lễ và tính tẩu trong Then văn nghệ. Bên cạnh đó một số thông tin cũng đƣợc chúng tôi khảo sát trên mạng xã hội, nhƣ: Facebook, Youtube, v.v... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về cây tính tẩu trong đời sống văn hóa của ngƣời Tày Tuyên Quang ở cả phƣơng diện đời sống tín ngƣỡng cũng nhƣ đời sống văn nghệ. Thông qua đó góp phần nhận diện vị thế của cây tính tẩu trong đời sống văn hóa của ngƣời Tày nói chung và ngƣời Tày ở Tuyên Quang nói riêng trong diễn trình lịch sử, đặc biệt là từ sau 1986 đến nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Từ kết quả nghiên cứu thực tế về cây tính tẩu trong đời sống văn hóa của ngƣời Tày Tuyên Quang, đề tài đã chỉ ra vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo của 5
- nghệ nhân – đặc biệt là vai trò hạt nhân trong việc trong việc khai thác, bảo tồn và phát huy vai trò của tính tẩu trong đời sống văn hóa của ngƣời dân dƣới sự tác động của các chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc qua các giai đoạn lịch sử. Từ đó làm cơ sở đặt ra các vấn đề thảo luận xung quanh việc bảo tồn phát huy vai trò tính tẩu trong bối cảnh giao lƣu và hội nhập với thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh thực hành nghi lễ Then đƣợc UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Kết quả đề tài vì vậy đã đóng góp cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình văn hóa tín ngƣỡng của của các tộc ngƣời thiểu số Việt Nam nói chung và của ngƣời Tày nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài cung cấp những thông tin cụ thể về vị trí và vai trò của cây tính tẩu trong đời sống văn hóa của ngƣời Tày ở trƣờng hợp địa bàn tỉnh Tuyên Quang, qua đó có thể làm tài liệu cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo vận dụng trong việc đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Tày nói riêng, các tộc ngƣời thiểu số nói chung. 7. Cấu trúc của luận án Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và địa bàn nghiên cứu Chƣơng 2. Tính tẩu trong đời sống văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Tày Tuyên Quang Chƣơng 3. Tính tẩu trong đời sống văn hóa văn nghệ của ngƣời Tày Tuyên Quang Chƣơng 4. Tính tẩu trong đời sống văn hóa ngƣời Tày Tuyên Quang: Những vấn đề bàn luận 6
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về biến đổi âm nhạc nghi lễ trong đời sống văn hóa của một số tộc người Việt Nam là một Quốc gia đa sắc tộc, mỗi tộc ngƣời lại có những loại hình nghệ thuật khác nhau. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã có nhiều công trình nghiên cứu về âm nhạc dân gian của từng tộc ngƣời, nhƣ: Hát ru, hát giao duyên, hát đồng dao,… Các thể loại nhƣ: Chèo, Xẩm, Quan họ, Trống quân, Cò lả, Hát đố vui, Lý, Hò, Bài chòi,…. Trong nghi lễ tín ngƣỡng có Hát Chầu văn, Hát Xoan, Sử thi, Hát Then, Hát cung đình,... Phần lớn đó là những loại hình hát có nhạc cụ đệm, nhƣ: Hát Chèo thƣờng có đàn tranh, bầu, sáo, nhị, trống con phụ họa cho phần hát; Hát Trống quân có phần hỗ trợ của trống cơm; Hát Xẩm có đàn nhị, phách, trống con;... Với hình thức hát trong những nghi lễ tín ngƣỡng nhƣ: Hát Chầu văn có phần nhạc của nguyệt, trống cái, trống con, tranh, sáo,…; Hát nhạc cung đình có đàn tranh, đàn bầu, sáo, nhị, chũm chọe, trống cái, trống con, não bạt,…; Hát Xoan có phần hỗ trợ của trống cái, trống con và thanh phách;... Đối với Hát Then của ngƣời Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam phần nhạc hỗ trợ có tính tẩu, chùm xóc,... Thời gian vừa qua, việc nghiên cứu văn hóa trong nƣớc đã có những định hƣớng tiếp cận nghiên cứu trƣờng hợp về một loại hình văn hóa, địa điểm – không gian thực hành cụ thể và những biến đổi của một số loại hình âm nhạc nghi lễ trong đời sống văn hóa của một số tộc ngƣời. Trƣớc tiên phải kể đến Hầu đồng, một nghi lễ tôn giáo đặc trƣng của ngƣời Việt Đồng bằng Bắc bộ. Giống nhƣ nghi lễ Then, ngƣời thực hiện Hầu đồng cũng làm nhiệm vụ môi giới đại diện cho ngƣời dân dâng lễ và thay mặt bề trên phán truyền, làm phép diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Đây là một thực hành nghi lễ có số phận tƣơng tự nhƣ thực hành Then của 7
- ngƣời Tày. Trƣớc đổi mới Hầu đồng đƣợc cho là một loại hình mê tín dị đoan, bị cấm hoạt động. Tuy nhiên, cũng nhƣ việc khai thác nghệ thuật Hát Then của ngƣời Tày, nghi lễ hầu đồng cũng đƣợc các nghệ sĩ, nhạc sĩ khai thác các chất liệu âm nhạc của hát văn để đƣa lên trình diễn trên sân khấu từ khá sớm. Bài viết “Sân khấu hóa nghi lễ hầu đồng và những vấn đề đặt ra” của Nguyễn Thị Yên là một nghiên cứu bàn về vấn đề khai thác các yếu tố văn hóa nghệ thuật từ nghi lễ hầu đồng - một hiện tƣợng sinh hoạt văn hóa tâm linh mang đậm tính nguyên hợp trong tín ngƣỡng Tứ phủ để đƣa lên sân khấu trình diễn với mục đích giới thiệu nét hay, nét đẹp của văn hóa hầu đồng. Theo tác giả, mặc dù nghi lễ hầu đồng bị cấm đoán nhƣng từ trƣớc 1975, Hát văn đã đƣợc các nghệ sĩ khai thác đƣa lên sân khấu phục vụ bộ đội, thanh niên xung phong từ Bắc đến Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Hiện nay, sau khi hầu đồng đƣợc sân khấu hóa, các trích đoạn trong nghi thức hầu đồng tín ngƣỡng cùng với âm nhạc chầu văn đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến. Việc Sân khấu hóa nghi lễ hầu đồng cho thấy thêm một dạng thức tồn tại mới của văn hóa hầu đồng trong cuộc sống đƣơng đại. Việc sân khấu hóa hầu đồng đã góp phần cho văn hóa hầu đồng trở nên đa dạng về hình thức và là cơ hội giới thiệu và quảng bá rộng rãi tới đông đảo công chúng ngƣời dân trong và ngoài nƣớc [136]. Hát Nhuôn của người Thái ở Mường Nọc (Quế Phong - Nghệ An) (2012) là đề tài Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Thƣơng Thƣơng. Nhuôn trong văn hóa của ngƣời Thái ở Nghệ An nói chung là một làn điệu dân ca “duy nhất” [109,tr.45] nhƣng lại rất phổ biến, có mặt trong mọi sinh hoạt bởi sự ứng tác của ngƣời dân nhƣ: Lễ hội, đám cƣới, lễ mừng nhà mới,.... Đặc biệt các thầy Mo trong cộng đồng ngƣời Thái ở Nghệ An còn sử dụng Nhuôn để hát phục vụ cho những nội dung cúng bái. Lời hát Nhuôn vì vậy mà có mở đầu, diễn biến nội dung và kết thúc gắn với trình tự nghi lễ. Tác giả cho rằng: “Sự ổn định của làn điệu là điểm tựa chắc chắn giúp cho ngƣời hát có thể vận lời, ứng tác lời một cách chủ động trong suốt cuộc hát. Tất cả đã tạo cho Nhuôn một sức hấp dẫn, cuốn hút mà ngƣời Thái ở Mƣờng Nọc không bao giờ có thể thiếu hát Nhuôn trong cuộc sống của họ”. Hiện nay, mặc dù xã hội có nhiều phƣơng tiện phục vụ cho nhu cầu giải trí nhƣng Nhuôn vẫn tồn tại và phát huy đƣợc khả năng ứng tác, và tuy đã có một số thay đổi để phù hợp với 8
- thời đại mới… nhƣng Nhuôn vẫn giữ đƣợc nét đặc trƣng về làn điệu và thể lệ [109,tr.80]. Luận án Tiến sĩ Sình ca của người Cao Lan ở Phú Thọ (2017) của NCS Bùi Thị Mai Lan cho biết Sình ca là một hình thức hát dân ca có mặt trong mọi sinh hoạt của ngƣời Cao Lan, nhƣ trong giao duyên, đám cƣới, đám ma, hát ru, chúc tụng,… nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa và nhu cầu đời sống tâm linh của ngƣời Cao Lan. Do sự ảnh hƣởng của hội nhập văn hóa, Sình ca cũng chịu ảnh hƣởng và biến đổi rất nhiều về không gian diễn xƣớng, trang phục, nghệ thuật diễn xƣớng, làn điệu, lời hát,... Sình ca ngày nay cũng đa dạng hình thức tồn tại nhƣ đƣợc “sân khấu hóa”, sử dụng cho quảng bá du lịch và dần tiếp cận rộng khắp tới tộc ngƣời khác cùng sinh sống trong khu vực [49,tr. 115-116]. Tuy nhiên, về cơ bản thì Sình ca vẫn là thể loại dân ca đƣợc ngƣời Cao Lan gìn giữ qua “Ý thức giữ gìn ngôn ngữ dân tộc”[49,tr.122], “Trang phục truyền thống” [49,tr.123], “các điệu múa dân gian [49,tr.125],… Xắc bùa là một thể loại dân ca có cồng chiêng đệm phục vụ việc trừ tà, cầu may, chúc tụng trong dịp lễ tết và trong nghi lễ tín ngƣỡng, phản ánh thế giới tâm linh của ngƣời Mƣờng. Tác giả Trần Bạch Dƣơng trong luận văn cao học Xắc bùa của người Mường ở Mường Vang, Hòa Bình: truyền thống và biến đổi (2011) cho biết trải qua thời gian bị quên lãng, hiện nay sau khi phục hồi lại phần ca trong nghi thức hát Xắc bùa đã dần bị mất đi trong đời sống văn hóa của ngƣời dân và “Sự biến đổi của Xắc bùa ở Mƣờng Vang biểu hiện rõ nét qua sự tách khỏi ra khỏi Xắc bùa của những bài chiêng Xắc bùa để trở thành một hình thức diễn tấu độc lập” [18,tr.78]. Đuống ngoài việc là một công cụ để giã lúa còn là một nhạc cụ đƣợc sử dụng trong sinh hoạt nghi lễ của ngƣời Mƣờng. Tác giả Nguyễn Tuệ Chi trong luận văn cao học Đuống của người Mường xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (2011) đã tập trung làm rõ nghệ thuật diễn xƣớng và đặc điểm âm nhạc của Đuống, vai trò cố kết cộng đồng trong lao động cũng nhƣ trong diễn tấu, đồng thời chỉ ra sự biến đổi từ chức năng lao động và phục vụ nghi thức tâm linh của Đuống sang chức năng văn nghệ. Từ đó mà cho rằng việc khôi phục Đuống mang một ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn tại chỗ những di sản văn hóa dân tộc Việt Nam [11,tr.76]. 9
- Tƣơng tự nhƣ tính tẩu, Hát văn, Đuống, Xắc bùa, Sình ca.... đều là nhƣng loại hình nghệ thuật dân gian nhƣng phục vụ cho các nghi lễ tín ngƣỡng, cố kết cộng đồng; sau chiến tranh những biến đổi về lịch sử, tiếp biến văn hóa đã đƣa các hình thức sinh hoạt nghi lễ trở lại đời thƣờng với cách thức mới, đa dạng hơn. Có thể thấy: Các nghiên cứu trên đều hƣớng vào các loại hình âm nhạc dân gian cụ thể, cho thấy âm nhạc có vai trò quan trọng trong việc cố kết cộng đồng thông qua sinh hoạt văn hóa tập thể. Đặc biệt, các loại hình âm nhạc này đều dần trở thành một đại diện văn hóa cho một nhóm cộng đồng hoặc tộc ngƣời - chủ nhân của những giá trị văn hóa đó. 1.1.2. Những nghiên cứu đề cập đến tính tẩu trong nghi lễ Then Nghiên cứu về thời điểm xuất hiện của tính tẩu, tác giả Nguyễn Thụy Loan có đƣa ra giả thuyết: "tính tẩu có thể có mặt từ thời đại Hùng Vƣơng, cuối thế kỷ III (Tr.CN) và cuối thế kỷ II (Tr.CN)" [54,tr.13]. Nhận định này đƣợc tác giả căn cứ vào “những đoạn dây đồng mảnh, nhỏ đào đƣợc ở một số địa điểm khảo cổ học thuộc thời kỳ này và hình ảnh để lại trên mặt trống đồng Ngọc Lũ có thể gợi cho chúng ta liên tƣởng tới việc sử dụng của cƣ dân thời đó một loại đàn dây có hộp cộng hƣởng và có cần, tựa nhƣ đàn Bro của đồng bào Ê - đê, tính tẩu của đồng bào Tày - Nùng - Thái" [54,tr.13]. Từ nghiên cứu của Nguyễn Thụy Loan có thể đoán định: Tính tẩu có thể đã có mặt trong đời sống ngƣời Tày từ rất lâu rồi. Từ những ghi chép ban đầu cho đến những nghiên cứu đầu tiên về văn hóa, văn nghệ Việt Bắc, các tác giả nhƣ: Nông Văn Hoàn, Lạc Dƣơng, Vi Quốc Bảo, Lƣờng Văn Thắng, Nông Minh Châu, Dƣơng Kim Bội,... [69], đã cho thấy một bức tranh rất sống động về Then và tính tẩu trong văn hóa của ngƣời Tày. Trong báo cáo Bước đầu nghiên cứu về Then Việt Bắc, nhà nghiên cứu Dƣơng Kim Bội khi đề cập đến Then của ngƣời Tày trong bài viết “Về phần văn học trong Then” cho rằng: "Hát Then cùng với cây đàn tính đã đƣợc đồng bào dân tộc Tày – Nùng công nhận là tiếng đàn của mình, lời hát của mình" [69,tr.141]. Tuy nhiên, cùng cây đàn có cấu tạo từ hai đến ba dây "nhƣng mỗi địa phƣơng lại có một làn điệu khác, phong cách biểu diễn khác nhau" [69,tr.142]. 10
- Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Đỗ Minh cũng có bài viết chuyên sâu về âm nhạc trong Then cho rằng: "Tính tẩu – một cây đàn độc đáo trong nghệ thuật Hát Then, là nhạc cụ đƣợc sử dụng chính trong Hát Then, nó làm nhiệm vụ đệm cho tiếng hát, độc tấu các đoạn nhạc mở đầu, nối câu, kết câu và kết đoạn, đồng thời cũng là loại nhạc cụ đệm cho múa, và đôi khi còn là đạo cụ trong múa" [69,tr.173-174]. Lục Văn Pảo trong công trình nghiên cứu về Pụt Tày đã có những so sánh giữa Then và Pụt. Đề cập đến Then, tác giả cho rằng nhạc cụ dùng trong Then là: "Then đàn tính một dây, hai dây, ba dây để đệm và hƣớng dẫn âm đệm..." [74,tr.15]. Nhƣ vậy có thể nhận thấy rằng: Các công trình nghiên cứu đã đánh giá rất cao yếu tố âm nhạc trong câu hát, điệu nhạc trong đời sống văn hóa ngƣời Tày (Nùng) trong đó có tính tẩu. Nguyễn Thị Yên trong nghiên cứu về Then Tày khi đề cập đến nghi lễ Then cho biết: Điểm khác biệt của nghi thức Then với Tào, Pụt, Thầy phù thủy là "làm Then" phải dùng âm nhạc của tính tẩu để thực hiện. Thầy Then sẽ tiếp xúc với thế giới siêu nhiên thông qua việc đàn, hát, tụng niệm kết hợp với các phép thuật để điều khiển hành trình dâng lễ và trở về. Vì vậy, khi "làm Then", thầy Then không thể thiếu nhạc cụ hỗ trợ là cây đàn (tức là sử dụng tính tẩu) và chùm xóc. Đối với các tộc ngƣời Tày, ngƣời Thái (Thái Trắng) [103] và một bộ phần ngƣời Nùng ở Lạng Sơn [133] thì Then đã đƣợc coi là một nghi lễ tín ngƣỡng tiêu biểu gắn với tính tẩu. Tác giả đã mô tả cách các thầy Then nam Quảng Uyên (Cao Bằng) sử dụng tính tẩu trong nghi lễ Then cấp sắc với nhận xét: "So với các hình thức biểu diễn khác thì có lẽ song tấu hay hơn cả vì hai thầy thạo nghề, đàn hay hát giỏi, chất lƣợng hòa tấu cao hơn so với nhóm đông ngƣời" [129,tr.102] vì khi "các thầy vừa đánh đàn vừa hát cùng một lúc theo kiểu hỗn tấu nên rất khó nghe" [129,tr.111] Cũng trong sách Then Tày, tác giả đã chỉ ra sự hình thành và biến đổi của cây đàn tính, nghề làm Then làm bốn loại: Cây đàn tính ra đời do nhu cầu giải trí; cây đàn tính cho các bà Pụt hành nghề tín ngƣỡng; cây đàn tính phục vụ cho nghi lễ cung đình; cây đàn tính là công cụ làm nghề thầy cúng [129,tr.210]. Khi phân tích về sự hình thành và biến đổi của dòng Then nữ Cao Bằng tác giả có lý giải nhƣ sau: "Có thể lý giải vai trò của Bế Văn Phụng với sự ra đời của dòng Then nữ ở Cao Bằng nhƣ sau: trƣớc khi vào cung, Then tồn tại trong dân gian dƣới 11
- hình thức Sliên – Pụt mang nhiều yếu tố bản địa. Khi vào cung, dựa trên bài bản của Pụt mà các trí thức kiêm nghệ sĩ, nhà thơ và thầy cúng nhƣ Bế Văn Phụng đã bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thƣởng thức cũng nhƣ tâm lý của tầng lớp vua quan. Chính vì thế mà Then đƣợc đổi mới và cách tân về phần văn bản lời hát: từ ngữ trau chuốt, hành văn lƣu loát giàu hình ảnh hơn, nhiều tích cổ bằng từ Hán Việt có pha trộn tiếng Kinh. Xã hội trong Then là xã hội đã có sự phân chia đẳng cấp khá phù hợp với chế độ vua quan phong kiến lúc bấy giờ. Nghệ thuật biểu diễn cũng đƣợc cải biên, các điệu múa mang tính chất cung đình nhƣ múa chầu có lẽ xuất hiện trong thời kỳ này. Lúc này cây đàn tính trở thành nhạc cụ chính, còn chùm xóc chỉ có tác dụng phụ họa, sử dụng bằng cách móc vào ngón chân cái làm nhạc đệm. Đây cũng là thời kỳ Đạo giáo dân gian ngƣời Kinh xâm nhập vào Then thể hiện qua hệ thống công tƣớng của thầy phù thủy và qua hiện tƣợng nhập đồng... [129,tr.225]. Tác giả Trần Hoàng Tiến trong bài viết “Tiệm cận tín ngƣỡng ngƣời Tày qua nghi lễ Hát Then”, cho rằng: "Đàn tính sử dụng trong Then là "nguồn khải lực để Then thoát hồn, thông quan với các loại thần linh" [110]. Có thể nhận thấy việc phản ánh các thông tin chính của Then vẫn là: "xác định thực trạng về nghệ thuật Then" [110] và "chỉ ra đƣợc sự khác nhau giữa các điệu Then" [110] dựa vào âm nhạc. Tuy nhiên, phần đa các tác giả chỉ dựa vào nội dung của lời ca của điệu Then để khẳng định. Luận văn Thạc sĩ về Văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên của Dƣơng Quốc Huy cho biết: “Hát Then, đàn tính là linh hồn cho các lễ nghi, hội hè. Tiếng đàn tính vang vọng, lời Then nồng ấm cùng yếu tố thiêng là món ăn tinh thần hơn tất thảy các món ăn tinh thần khác” [38,tr.97-99]. Theo tác giả: “Then là một loại hình nghi lễ biểu diễn mang đậm yếu tố sân khấu; Ông Then là ngƣời thuộc nhiều đƣờng Then và có căn Then, mƣợn lời ca, tiếng đàn cùng chùm xóc nhạc dẫn đƣờng đến với các đấng siêu nhiên để thỉnh cầu hay cảm tạ. Then cũng đƣợc hiểu là có "nhiều dạng", mỗi dạng lại có nhiều điệu hát khác nhau. Nhạc dùng cho nhạc cụ của Then trong các nghi lễ, các khúc Then đƣợc tạo nên một cách có hệ thống, bài bản theo trình tự nội dung trình diễn. Họ tin 12
- khi tiếng đàn tính cùng lời Then cất lên là lúc các ông Then đang bắt đầu cuộc hành trình với từng đƣờng Then dẫn quan quân đi khắp ba tầng trời” [38,tr.97-99]. Nguyễn Thị Tuyết Nhung trong Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật trình diễn nghi lễ Then của người Tày ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn cho rằng: “Âm nhạc của cây đàn tính dùng để đệm cho múa hoặc phối hợp với chùm xóc nhạc biểu đạt hành trình của âm binh…" [72]. Trong nghiên cứu này tác giả đề cập đến tính tẩu với vai trò là một thành tố trong "Nghệ thuật âm nhạc" và là một đạo cụ múa trong Then. Tác giả cho biết: "Nếu trong nghi lễ Then lời Then (thơ, tụng, niệm…) có vai trò dẫn dắt nội dung nghi lễ thì âm nhạc có vai trò bổ trợ và phụ họa với lời Then để chỉ đƣờng dẫn lối cho ngƣời xem biết đƣợc từng hoạt cảnh, chƣơng đoạn đang diễn ra trong một cuộc Then”. Có thể thấy: Trong nghiên cứu này, tác giả đã có cái nhìn tổng quát nghệ thuật diễn xƣớng Then trong xu thế phát triển chung của xã hội. Đối với "Nghệ thuật âm nhạc" [72]. Có thể thấy: Trong các nghiên cứu về văn hóa, tính tẩu của ngƣời Tày thƣờng đƣợc nhắc đến cùng Then, với vai trò là một nhạc cụ không thể thiếu khi thực hành nghi lễ Then. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ đề cập qua chứ chƣa có đƣợc những nghiên cứu cụ thể về vai trò của tính tẩu trong đời sống của họ. 1.1.3. Những nghiên cứu về đặc điểm âm nhạc của tính tẩu Trong những nghiên cứu liên quan đến tính tẩu ngƣời Tày có bài viết của Đỗ Minh “Về phần âm nhạc trong Then Việt Bắc” đã trình bày khá chi tiết về đặc điểm âm nhạc trong nghi lễ Then; đặt Then trong môi trƣờng diễn xƣớng Then nói chung; đƣa ra một cái nhìn rõ nét hơn về tính tẩu trong nghi lễ Then thông qua những nhận định về Then [69], đó là: (1) "Then là loại hình âm nhạc thính phòng" [69,tr.159]; (2) "Âm nhạc trong Then đƣợc diễn tả biểu hiện nội dung văn học có cốt truyện dài ngắn khác nhau. Chính vì vậy mà kết cấu âm nhạc ở đây khác với dân ca" [69,tr.160]; (3) "Âm nhạc trong Then đã thu hút khá nhiều chất liệu trong dân ca [69,tr.160]; 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
260 p | 256 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa Thiền tông trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
310 p | 186 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p | 157 | 33
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 199 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p | 83 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 p | 37 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
174 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
242 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
221 p | 17 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi của diễn xướng nghi lễ lên đồng (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Nam Định)
27 p | 96 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
28 p | 109 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 11 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p | 24 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
26 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn