Luận án Tiến sĩ Văn học: Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
lượt xem 5
download
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: Tìm hiểu về cái tôi trữ tình và những đặc trưng của thơ nữ trong văn học; tìm hiểu những đặc điểm, những nét đặc sắc trong việc thể hiện cái tôi trữ tình của ba nhà thơ nữ trẻ sau năm 1986; nghiên cứu và tìm hiểu một số hình thức nghệ thuật biểu đạt cái tôi trữ tình trong thơ của ba nhà thơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------- TRẦN THANH THỦY VĂN HỌC ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII - XVIII TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2017
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________ TRẦN THANH THỦY VĂN HỌC ĐÀNG TRONG THẾ KỶ XVII – XVIII TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC DÂN TỘC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS TRẦN NGỌC VƢƠNG XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA LUẬN ÁN THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN GS.TS Trần Ngọc Vƣơng GS.TS Trần Nho Thìn Hà Nội - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày trong luận án là kết quả nghiên cứu của tôi. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung này. Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2017 NGHIÊN CỨU SINH Trần Thanh Thủy
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến GS. TS Trần Ngọc Vương – người thầy đã tận tình chỉ dạy, định hướng, góp ý cho tôi trong suốt thời gian học tập, làm việc, giúp tôi hoàn thành luận án trong điều kiện tốt nhất có thể. Xin cảm ơn gia đình, người thân, các thầy cô, bạn bè đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Xin cảm ơn Thư viện Thông tin Khoa học xã hội (Viện Thông tin Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn tới thành viên trong các Hội đồng đánh giá luận án bởi những góp ý của Hội đồng sẽ giúp tôi có những tiến bộ nhanh hơn trên con đường học tập và nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn và kính chúc mọi điều tốt đẹp! NGHIÊN CỨU SINH Trần Thanh Thủy
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục 1 MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 6 3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5. Đóng góp của luận án 10 6. Cấu trúc luận án 10 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11 1.1. Một số thuật ngữ cơ bản 11 1.1.1. Đàng Trong – danh xưng miền đất mới 11 1.1.2. Văn học Đàng Trong 14 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 16 1.2.1. Văn học Đàng Trong và các công trình nghiên cứu văn học sử 16 1.2.2. Văn học Đàng Trong như một đối tượng khảo sát chuyên biệt 25 Chƣơng 2. VĂN HÓA – XÃ HỘI ĐÀNG TRONG THẾ KỶ 37 XVII - XVIII 2.1. Nho học vùng đất mới và những dấu tích văn chương 37 2.1.1. Mô hình Nho giáo không thuần nhất: điều kiện để văn 37 chương phát triển theo xu thế tự nhiên 2.1.2. Học phong không chuộng từ chương cử nghiệp: điều kiện để 43 văn học Nôm phát triển 2.2. Sự đặc biệt trong thành phần cư dân: ưu thế vượt trội cho việc phát 46 triển các loại hình văn học diễn đạt bằng hình thức dân gian 2.3. Xã hội thị dân: tiền đề cho sức trẻ của văn học Đàng Trong 48 1
- Chƣơng 3. VĂN HỌC ĐÀNG TRONG XÉT TRONG MỐI TƢƠNG 53 QUAN VỚI VĂN HỌC ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII – XVIII 3.1. Lược thảo tiến trình văn học Đàng Trong 54 3.1.1. Từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1672 54 3.1.2. Từ năm 1673 đến năm 1777 56 3.1.3. Từ năm 1778 đến năm 1802 63 3.2. Tương quan với văn học Đàng Ngoài: nhìn từ phương diện đội 65 ngũ tác giả 3.2.1. Nhà nho gốc Việt 66 3.2.2. Nhà nho gốc Minh hương 71 3.3. Tương quan với văn học Đàng Ngoài: nhìn từ phương diện nội 76 dung phản ánh 3.3.1. Đề vịnh thiên nhiên 76 3.3.2. Tố cáo hiện thực 83 3.4. Tương quan với văn học Đàng Ngoài: nhìn từ phương diện thể loại 87 3.4.1. Sự phát triển song hành những thể loại truyền thống ở cả hai 87 Đàng (thơ, phú, văn tế, tiểu thuyết chương hồi, truyện Nôm) 3.4.2. Lối đi riêng của văn học Đàng Trong với những thể loại đặc 92 thù phương Nam (vãn, vè, tuồng) 3.5. Tương quan với văn học Đàng Ngoài: nhìn từ phương diện ngôn ngữ 100 Chƣơng 4. VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC ĐÀNG TRONG ĐỐI VỚI 108 VĂN HỌC DÂN TỘC 4.1. Hoàn chỉnh bản đồ văn học Việt 108 4.1.1. Đào Duy Từ và sự hình thành trung tâm văn học Thuận - Quảng 110 4.1.2. Mạc Thiên Tích, Chiêu Anh các và trung tâm văn học Hà Tiên 114 4.1.3. Gia Định tam gia và trung tâm văn học Gia Định 123 4.2. Sáng tạo hình tượng văn học mới (người hào kiệt, người anh 128 hùng thời loạn) 4.3. Khởi đầu hai thể loại tự sự trường thiên (tiểu thuyết chương hồi 131 và truyện Nôm bác học) 2
- KẾT LUẬN 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 141 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 142 3
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đánh dấu sự ra đời tương đối muộn mằn so với văn học miền Bắc, nhưng dường như văn học viết miền Nam1 chưa bao giờ phải “lép vế” trong thân phận của kẻ “đến sau” với những giới hạn về giá trị. Nhìn lại lịch sử văn học Việt Nam, có thể thấy, từ khi định hình, văn học miền Nam gần như luôn có xu hướng đi đầu cho những thể nghiệm mới mẻ của các thể loại văn học: từ truyện Nôm bác học, vãn, tuồng… (thời trung đại) cho đến báo, tạp chí, truyện ngắn, truyện dài, truyện phóng tác… (thời cận hiện đại) và dội tầm ảnh hưởng ngược trở lại miền Bắc. Có thể, chính số phận lịch sử của miền Nam đã quy định cho tính tiên phong của vùng văn học này trên rất nhiều góc độ, góp phần hình thành nên một vùng văn học mang nhiều biệt sắc so với vùng văn học truyền thống ở miền Bắc. Điều đó dẫn đến, dù là trên thực tế hay ở tầm lý luận, rằng: sẽ là bất khả thi và thiếu thuyết phục nếu hình dung về sự phát triển của văn học Việt Nam vốn được đánh giá là đa dạng, muôn màu mà không lưu tâm đến bộ phận văn học được sản sinh trên mảnh đất phương Nam. 1.2. Có một thời kỳ, dường như văn học miền Nam chưa được đánh giá ở đúng tầm của nó. Phần lớn các nghiên cứu chỉ căn cứ vào thành tựu văn học cụ thể khi đánh giá về một vùng văn học, dẫn đến sự “xem nhẹ” văn học miền Nam trước bề dày truyền thống của văn học miền Bắc, thậm chí, từng có người cho rằng “Văn nghệ miền Nam không có quá khứ”2. Mặc dù cùng với thời gian, văn học miền Nam đã được các thế hệ nghiên cứu nhìn nhận lại với lối tư duy toàn diện, hệ thống và thực sự cầu thị nhưng do khó khăn trong điều kiện tiếp cận và xử lý tư liệu, nên sự quan tâm tới văn học miền Nam nói chung, và văn học giai đoạn Đàng Trong nói riêng, chưa được đầy đủ. Hầu hết các công trình mới chỉ lẩy ra một “lát cắt”, một đặc điểm, một điển hình nào đó, chứ chưa tái hiện một cách đầy đủ, toàn diện diện 1 Ở đây, chúng tôi tạm gọi là văn học miền Nam trong ý nghĩa bao hàm tổng thể nền văn học tại miền đất phía Nam của Tổ quốc ở tất cả các thời kỳ, trong đó có giai đoạn Đàng Trong. 2 Phát biểu của Trần Thanh Hiệp, luật sư, nhà lý luận văn học của nhóm “Sáng tạo” chủ trương thơ tự do [Dẫn theo: Nguyễn Văn Trung (2015), Hồ sơ về Lục Châu học – Tìm hiểu con người ở vùng đất mới dựa vào tài liệu văn, sử bằng quốc ngữ ở miền Nam từ 1865 – 1930, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 52]. 4
- mạo văn học miền Nam nói chung và văn học Đàng Trong nói riêng. Điều đáng nói là, ngay trong một số giáo trình giảng dạy ở bậc đại học của các trường đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn, vấn đề này cũng chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức. 1.3. Lịch sử đã chứng minh, trong giai đoạn đối kháng Đàng Trong - Đàng Ngoài, sự đối kháng diễn ra ở tất cả các mặt: quân sự - chính trị - kinh tế. Hiển nhiên, xét về mặt biện chứng lịch sử, đó chính là điều kiện tồn tại của một vùng lãnh thổ độc lập. Tuy nhiên, điều lý thú là trong suốt thời kỳ phân tranh ấy, chưa bao giờ thấy thật sự đặt ra sự đối kháng, cạnh tranh văn hóa giữa hai Đàng. Có thể, đó chính là yếu tố bảo lưu đậm đặc nhất, vững bền nhất sự thống nhất dân tộc và diện mạo quốc gia, để rồi sau mấy trăm năm chia cắt, lại hợp nhất Trong - Ngoài về một chỉnh thể văn hóa Việt. Tuy nhiên, thực tế chia cắt 200 năm, dù muốn hay không, hẳn vẫn tạo ra những sự khác biệt. Không chỉ xét trên tổng thể nền văn hóa nói chung, mà bản thân văn học Đàng Trong cũng phát triển trong tình trạng lưỡng nan vừa thống nhất vừa khác biệt như thế. Thống nhất nhờ sự bảo lưu những giá trị văn học, mà rộng hơn là giá trị văn hóa truyền thống. Khác biệt vì trên đường hướng ly khai, người Việt ở phương Nam phải không ngừng sáng tạo ra cái mới, để sinh tồn và cũng để khẳng định sự tồn tại độc lập của vùng lãnh thổ - vùng thể chế. Vấn đề đặt ra là những sự khác biệt có thực ấy trong văn học nơi vùng đất mới có tạo ra sự xung khắc với văn học Đàng Ngoài nói riêng và với nền văn học dân tộc đã định hình từ lâu đời nói chung; hay chính những biệt sắc đó lại góp phần vào sự phong phú của nền văn học dân tộc? Nói cách khác, văn học Đàng Trong nằm ở vị trí nào và xác lập vai trò gì trong nền văn học dân tộc? Chúng tôi tin rằng, lần giở lại những trang văn học Đàng Trong thời kỳ phân tranh, sẽ là một trong những hướng đi hứa hẹn để tìm ra lời giải cho những câu hỏi đó. Trên đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi lựa chọn Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc làm đối tượng nghiên cứu. 5
- 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện luận án này, chúng tôi hướng tới ba mục tiêu cơ bản: 2.1. Hình dung tổng thể về văn học Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII. Tuy nhiên, chúng tôi không viết lại văn học sử Đàng Trong theo cách các tác giả Nguyễn Văn Sâm, Huỳnh Ái Tông, Nguyễn Văn Trung… đã làm mà chỉ lựa chọn những dữ kiện, văn liệu, thi liệu phục vụ cho quá trình nhận thức, đánh giá một cách cơ bản đặc điểm, vị trí, vai trò của văn học Đàng Trong đối với văn học dân tộc. 2.2. Đặt sự vận động của văn học Đàng Trong vào mối tương quan với văn học Đàng Ngoài và trên lịch trình phát triển của văn học dân tộc để nhận thức những biệt sắc, những dấu ấn chung, từ đó định vị vai trò của nó trong nền văn học dân tộc. Mục đích của chúng tôi qua nghiên cứu này là vừa cụ thể hóa vùng văn học quan trọng nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ này, vừa hình dung toàn diện về văn học dân tộc một thời kỳ. 2.3. Đặt các dữ kiện văn học vào bối cảnh lịch sử - văn hóa khi ấy để hình dung về sự phát triển thực sự của nền văn học và cố gắng trong chừng mực có thể, tìm ra logic nội tại của sự phát triển ấy. 3. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Hướng tiếp cận Đối tượng khảo sát của luận án là những dấu ấn văn chương ở một vùng đất mới, trong một giai đoạn đặc biệt của tiến trình văn hóa khu vực. Vì vậy, nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo hướng tiếp cận hệ thống trong miêu tả lịch sử văn học và hướng nghiên cứu vùng văn học. Tuy nhiên, thực tế là cho đến nay, chưa từng xuất hiện một công trình mang tính phương pháp luận nào bàn chuyên sâu về những tiêu chí xác định một vùng văn học viết, cũng như đặt ra cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu văn học vùng. Vì vậy, để có thể giải mã vùng văn học Đàng Trong ở các chiều cạnh khác nhau, chúng tôi tiếp thu một cách có chọn lọc những tác phẩm mang màu sắc lý thuyết, thể hiện quan điểm nghiên cứu của các học giả uy tín. Điển hình trong đó là các quan niệm: - Quan niệm về một công trình văn học sử thực thụ Theo Trần Ngọc Vương, một công trình văn học sử phải hình dung cho được lịch sử vận động của đối tượng là văn học, vừa thông qua việc trình bày diện mạo tổng thể của từng thời đại, thời kỳ, giai đoạn, thời đoạn văn học, vừa giới thiệu và 6
- đặt định vị trí của các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong tiến trình văn học của thời đoạn, giai đoạn, thời kỳ, thậm chí tác động của các tác giả ấy, tác phẩm ấy đến cả thời đại văn học. Bên cạnh việc trình bày nội dung văn học, công trình văn học sử cần trình bày cho được những gì làm nên diện mạo của bản thân văn học, tức thực trạng chất nền và cấu trúc của nền văn học: ngôn ngữ và hệ thống thể loại [189, tr. 9]. Việc hình dung, đánh giá về văn học Đàng Trong cũng tiến hành theo xu hướng đó. - Quan niệm về việc “đọc” tác phẩm văn học bằng văn hóa, nói cách khác là quan niệm về tính khả thi của phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học trung đại Theo Trần Nho Thìn, phương pháp này ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mỹ quan niệm về con người… từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mô típ, hình tượng, ngôn ngữ… Nó thiên về nhiệm vụ giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nét thời đại của tác phẩm [189, tr. 47]. Chọn góc độ văn hóa để quan sát và giải thích các hiện tượng văn học, đặc biệt là văn học trung đại, sẽ giúp giảm thiểu khả năng suy diễn, khả năng hiện đại hóa văn học quá khứ, cắt nghĩa văn học bằng cặp mắt của người hiện đại, chịu ảnh hưởng cách nhìn của thế giới hiện đại, do vậy mà góp phần đưa người đọc “có nhiều cơ may đến gần sự thật lịch sử văn học” [151, tr. 6]. - Quan niệm về sự phát triển không đồng đều của văn hóa dân tộc Mặc dù việc phân biệt Nam - Bắc, trong một số bối cảnh, ở một vài thời điểm lịch sử cụ thể, có thể bị coi là “trái đạo lý” khi “chia rẽ” tính thống nhất của dân tộc, tuy nhiên, Trần Đình Hượu cho rằng, “ở một số mặt nào đó trong nghiên cứu khoa học điều đó là cần thiết” [67, tr. 189]. Luận đề này đã chứng minh được tính khả dụng khi áp dụng cho nghiên cứu trường hợp Nguyễn Thông, xét “từ góc độ phát triển không đồng đều của văn hóa dân tộc”1. Theo ông, tư tưởng, phong cách – phong cách làm việc, nghiên cứu và sáng tác – của Nguyễn Thông có liên quan với vùng đất mới Nam Kỳ và học phong ở đó, nơi mà “trong sự phát triển có 1 Xem thêm bài viết: “Từ góc độ phát triển không đồng đều của văn hóa dân tộc nhìn ánh sáng của ngôi sao Nguyễn Thông”, Tuyển tập, Tập 2, Trần Đình Hượu (2007), NXB Giáo dục, Hà Nội. 7
- nhược điểm là thiếu truyền thống lâu đời nhưng vì là mới nên lại dễ tiếp nhận cái đương đại nhanh chóng, đi vào tương lai nhẹ nhõm” [67, tr. 194]. Con người ở những vùng đất ấy, có thể là chưa có cái nhuần nhị do truyền thống rèn giũa trở thành tinh hoa, nhưng vì còn chất phác nên lại hoạt bát, tự nhiên, năng động hơn. Ngôi sao Nguyễn Thông, nếu có ánh sáng khác thường, so với các ngôi sao khác của Bắc Hà lúc đó, thì chính là do đặc điểm đó. Nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục triển khai theo hướng tiếp cận về sự phát triển không đồng đều đó của các vùng văn hóa – văn học. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp văn học sử Để hình dung về văn học Đàng Trong đúng như “bản lai diện mục” vốn có, chúng tôi triển khai nội dung khảo cứu theo các tiêu chí của văn học sử, từ đó chọn lọc những dữ kiện, văn liệu, thi liệu hữu ích cho quá trình tư duy để đi đến nhận thức, đánh giá về đặc điểm, vị trí, vai trò của văn học Đàng Trong. 3.2.2. Phương pháp so sánh Đặt văn học Đàng Trong vào mối tương quan với văn học Đàng Ngoài thế kỷ XVII – XVIII và trong toàn tiến trình văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi hy vọng có thể trên cơ sở đó thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm của các tác giả Đàng Trong và Đàng Ngoài giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII, đồng thời chỉ ra được những điểm kế thừa, những sáng tạo mới, những dấu hiệu biệt sắc của văn học – văn hóa phương Nam so với tổng thể văn học – văn hóa Việt. Từ đó xác lập vị trí, vai trò của văn học Đàng Trong trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc. 3.2.3. Phương pháp liên ngành Ở đây, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành văn học - văn hóa. Một mặt, từ việc mô tả, phân tích, đánh giá những đặc điểm đặc thù của các tác phẩm văn học viết Đàng Trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII mà “đọc” ra một số mã văn hóa của vùng đất này. Mặt khác, đặt tác phẩm văn học vào bối cảnh ở đó nó đã phát sinh và phát triển, trên cơ sở đó nhận diện những đặc điểm văn học mang tính quy luật, tính lịch sử cụ thể, nói cách khác là lý giải các đặc trưng văn học từ góc nhìn văn hóa. Theo chúng tôi, đó là mối quan hệ biện chứng hai chiều: văn học hàm chứa trong nó nhiều mã văn hóa, và văn hóa bao 8
- hàm, chi phối, hình thành nên không ít đặc điểm của nền văn học. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa với đối tượng là văn học Đàng Trong. Bởi vì khác với nhiều bộ phận văn học địa phương khác, văn học Đàng Trong xuất hiện đúng vào một giai đoạn có nhiều biến động trong lịch sử khu vực mà cũng là một thời kỳ mới của tiến trình văn hóa Đại Việt và là một bộ phận địa phương đặc biệt tiêu biểu cho một giai đoạn văn học đặc biệt, do đó “cũng mang trong các đặc điểm và giá trị của nó những động thái văn hóa đặc thù” [142, tr. 270]. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát chính của đề tài là các tác phẩm văn học Đàng Trong thời kỳ 1600 - 1802, trên các khía cạnh: đội ngũ sáng tác, nội dung phản ánh, thể loại, ngôn ngữ… Đây thực chất đều là những vấn đề của văn học sử. Tuy không thể coi là cách đặt vấn đề mới nhưng theo chúng tôi, là những thao tác cần thiết khi muốn hình dung về một thời đoạn văn học, làm cơ sở cho sự định vị vai trò của vùng văn học đó. Do giới hạn về thời gian, khuôn khổ luận án, đặc biệt là năng lực nghiên cứu của bản thân, nên trong luận án này, chúng tôi chỉ khảo sát sáng tác của những tác giả ở vùng đồng bằng và chỉ giới hạn trong phạm vi những tác phẩm văn chương hình tượng. Còn một bộ phận sáng tác của các tộc người khác, và những tác phẩm văn chương chức năng, chúng tôi hy vọng sẽ có dịp hoàn thiện ở một công trình nghiên cứu “dài hơi” và hệ thống hơn. 4.2. Nguồn tư liệu - Để có một cái nhìn đại lược về văn học Đàng Trong, chúng tôi tiếp cận tư liệu về sáng tác của các tác giả Đàng Trong thời kỳ 1600 - 1802 và những tư liệu/ công trình nghiên cứu về vùng văn học này của các thế hệ đi trước. Về căn bản, những phân tích, bình luận của chúng tôi được thực hiện chủ yếu trên cơ sở những tư liệu đã được dịch ra quốc ngữ. - Đồng thời, để có thể nhận biết biệt sắc của văn học Đàng Trong cũng như xác định vai trò, vị trí của nó trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc, bên cạnh việc khảo sát các tác phẩm Đàng Trong (đối tượng chính), chúng tôi cũng tiếp cận các sáng tác văn học Đàng Ngoài cùng thời kỳ và nhóm tư liệu/ công trình nghiên cứu về văn học cổ trung đại Việt Nam nói chung. 9
- - Mặt khác, để có thể hiểu hơn về bối cảnh văn hóa mà ở đó văn học Đàng Trong đã phát sinh và phát triển, chúng tôi thấy cần thiết phải tiếp cận với nhóm tư liệu về lịch sử - văn hóa Đàng Trong. 5. Đóng góp của luận án Luận án góp phần nhận diện lại một lần nữa các yếu tố đặc trưng của văn học Đàng Trong trên tiến trình vận động của văn học sử. Dựa trên những kết quả thu được từ việc so sánh với văn học Đàng Ngoài đương thời, luận án góp phần nhận diện những dấu hiệu biệt sắc của văn học vùng. Đồng thời xác lập vai trò, vị trí của văn học Đàng Trong, cũng như vai trò của những cá nhân tiêu biểu trên tiến trình phát triển văn học viết dân tộc. Nhận diện bản chất, cội nguồn của văn học Đàng Trong với tư cách là một thành tố văn hóa, một mặt chịu sự tác động và là hệ quả của những động thái văn hóa đặc thù, mặt khác tác động ngược trở lại, tạo nên sự sinh động cho không gian văn hóa vùng. 6. Cấu trúc luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của luận án được triển khai theo bốn chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu - Chương 2: Văn hóa - xã hội Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII - Chương 3: Văn học Đàng Trong xét trong mối tương quan với văn học Đàng Ngoài thế kỷ XVII - XVIII - Chương 4: Vai trò của văn học Đàng Trong đối với văn học dân tộc 10
- Chƣơng 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. Một số thuật ngữ cơ bản 1.1.1. Đàng Trong - danh xưng miền đất mới Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, hai họ quân phiệt cát cứ hai miền Nam - Bắc, lấy sông Gianh (tức Linh Giang, thuộc địa phận Quảng Bình) làm phân giới; khu vực từ sông Gianh trở vào là xứ Đàng Trong/ Đường Trong, thời kỳ đó còn gọi là Nam Hà (nhiều tài liệu của người nước ngoài gọi là “Quảng Nam quốc”); và khu vực từ sông Gianh trở ra là Đàng Ngoài/ Đường Ngoài, tức Bắc Hà. Theo đó, tên gọi Đàng Trong/ Đường Trong - Đàng Ngoài/ Đường Ngoài, hay Nam Hà - Bắc Hà chỉ có ý nghĩa lịch sử trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII, khi cục diện non sông chia cắt làm đôi miền. Vậy lịch sử Đàng Trong, lịch sử nửa phần đất phương Nam của Tổ quốc, chính thức bắt đầu từ khi nào? Nhiều công trình nghiên cứu trước nay vẫn xác nhận đó là thời điểm Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, năm 1558. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, “sự phân kỳ ấy hoàn toàn không có cơ sở”, rằng “lịch sử Đàng Trong chỉ bắt đầu sau khi Nguyễn Hoàng ngầm đem binh thuyền về Thuận Quảng năm 1600, khiến vết nứt rạn giữa hai phe Trịnh - Nguyễn trong nội bộ triều Lê Trung hưng trở thành không sao hàn gắn được nữa” [142, tr. 271]. Lại có ý kiến cho rằng, trong suốt thời kỳ Nguyễn Hoàng cầm quyền ở Đàng Trong, không bao giờ công khai công bố sự cát cứ, mà vẫn nhận mệnh lệnh của Lê - Trịnh. Phải đợi đến khi chúa Nguyễn Phước Nguyên ngầm tuyên bố “Dư bất thụ sắc” (năm 1630) thì cục diện Đàng Trong - Đàng Ngoài mới chính thức được phân định. Vậy cần phải lựa chọn mốc giới khởi đầu như thế nào? Đứng từ giác độ của một người nghiên cứu văn học, tìm hiểu về bối cảnh văn hóa của một vùng đất trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt, chúng tôi cũng mạo muội góp đôi lời bàn. Thiết nghĩ, sự hình thành một vùng đất phải được tiếp nối trên những chặng đường dài lịch sử. Không phải đến tận thế kỷ XVII, người Việt mới tiến về phương Nam. Và sự kiện Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa theo lệnh chỉ của vua Lê (năm 1558), dẫu xuất phát từ mục đích tìm chốn dung thân, bảo toàn gia tộc sau những biến loạn triều chính, nhưng xét về bản chất chính trị, có lẽ cũng không khác là mấy 11
- so với quá trình “mang gươm đi mở cõi” của các triều đại Lý, Trần, Lê trước đấy từng thực hiện. Bởi trên danh nghĩa, thiết chế chính quyền Đàng Trong lúc này, vẫn nằm trong chính thể của triều đình nhà Lê, mà Nguyễn Hoàng, vẫn chỉ là một vị tỉnh thần. Thậm chí từng có thời điểm, Nguyễn Hoàng tự mình “đích thân đem tướng sĩ, voi ngựa, thuyền ghe về Kinh lạy chào, đem sổ sách về binh lương, tiền, lụa, vàng bạc, châu báu, kho tàng của hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam dâng nộp” [31, tr. 287]. Từ đó cho đến tận năm 1600, Nguyễn Hoàng ở lại Thăng Long, tích cực tham gia “tiễu phạt” các nhóm cát cứ ở Đàng Ngoài, trong đó có những trận do ông xung phong tình nguyện, cũng có những trận do Trịnh Tùng nhân danh vua Lê mà ban lệnh. Mặt khác, tuy rằng phải đợi đến năm 16301, Nguyễn Phước Nguyên mới chính thức tuyên bố về sự bất tuân sắc chỉ của vua Lê mà thực chất là mệnh lệnh của chúa Trịnh; nhưng thời điểm Nguyễn Hoàng quyết tâm “dứt áo ra đi”, ngầm đem binh thuyền về Thuận - Quảng năm 1600 và không bao giờ trở ra Bắc, có thể xem là mốc đánh dấu sự ly khai hoàn toàn và chấm dứt mối quan hệ quân thần trên thực tế giữa lực lượng Nguyễn Hoàng với lực lượng Lê - Trịnh2. Ý niệm “Đàng Trong” với tư cách là một khu vực địa - chính trị trong ý nghĩa phân biệt, đối sánh và cả đối đầu với khu vực địa - chính trị Đàng Ngoài chính thức được xác lập. Tương tự, về thời điểm khép lại lịch sử Đàng Trong, cũng có nhiều quan điểm tiếp cận. Năm 1774, quân Lê - Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy đã đánh đuổi tập đoàn chúa Nguyễn vào đất Gia Định. Lúc này, cấu trúc Đàng Trong về cơ bản bị giải thể. Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, dẫn tới sự xác lập vương triều Tây Sơn vào năm 1778 (đánh dấu bởi sự kiện Nguyễn Nhạc lên ngôi), đã làm chấm dứt trên thực tế gần hai thế kỷ chia cắt đất nước; ý niệm Đàng Trong căn bản không còn. Nhiều người coi đây là những mốc đánh dấu sự tan vỡ của chính thể Đàng Trong. Đó cũng là lý do nhiều nhà nghiên cứu coi năm 1778 là thời điểm khép lại lịch sử văn học Đàng Trong; và các sáng tác trong giai đoạn 1778 - 1802 được xếp là văn học thời nội chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh. 1 Đó là chưa kể, giai thoại “Dư bất thụ sắc” xảy ra vào năm 1630, gắn liền với Phùng Khắc Khoan, trong khi đó vào lúc này, họ Phùng đã mất từ lâu. Do vậy, thực có việc này hay không, có lẽ vẫn còn là một nghi án! 2 Sự kiện này đã gây nên cú sốc lớn cho triều đình nói chung và cho chính Trịnh Tùng nói riêng, thậm chí, Trịnh Tùng còn đưa vua Lê quay trở lại Tây Đô. 12
- Tuy nhiên, trên thực tế, sau năm 1774, ở khu vực “Đàng Trong cũ” có sự tồn tại của ba thế lực chính trị: thế lực thừa hành sự cai trị của Lê - Trịnh (từ Phú Xuân trở ra), thế lực Tây Sơn, và thế lực các chúa Nguyễn (dù yếu ớt, mờ nhạt). Cần phải thừa nhận rằng, nếu như vào thời điểm Tây Sơn khởi nghĩa, thiết chế quyền lực của chúa Nguyễn ở Thuận Quảng đã suy thoái trầm trọng thì ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đất rộng người thưa, sự suy thoái này hiện ra một cách mờ nhạt hơn. Trong khi đó, do sự bất lực và thiển cận của chính quyền Đông Định vương Nguyễn Lữ, lực lượng Tây Sơn ở Nam Bộ lại không tạo được ảnh hưởng chính trị rộng rãi và sâu sắc đủ để đẩy lùi và đánh bại ảnh hưởng của thế lực chúa Nguyễn đã tồn tại hai trăm năm. Tất cả những điều này khiến cho ngay cả trước năm 1789, một bộ phận trí thức và nhân dân vùng này vẫn thừa nhận họ Nguyễn như vương triều chính thống. Đặc biệt từ sau khi Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định lần cuối (1788), xây dựng chính quyền “quân quản”, văn hóa nơi đây đồng thời cũng có những bước chuyển mình, và Gia Định đã nhanh chóng trở thành trung tâm văn hóa - chính trị dưới thiết chế chính quyền Nguyễn Ánh - hậu nhân của dòng dõi Nguyễn Hoàng. Do vậy, trên thực chất, ý niệm về quyền lực và ngôi vị chúa Nguyễn vẫn tồn tại, thậm chí là quyết liệt trong niềm tin chân thành của phần lớn cư dân ở phía Nam Tổ quốc. Hệ quả là, thời kỳ này, trong văn học vẫn tồn tại một bộ phận sáng tác chống Tây Sơn, tiếp tục cảm hứng khẳng định các thời kỳ của chúa Nguyễn, đặc biệt là vẫn giữ được những dấu hiệu biệt sắc của văn học thời kỳ Đàng Trong đặt dưới quyền cai trị chính thức của các chúa Nguyễn, mà Hoài Nam khúc (của Hoàng Quang) là một tác phẩm tiêu biểu. Do vậy, theo chúng tôi, sự hình thành, tồn tại của ý niệm Đàng Trong song hành cùng với sự tồn tại của ý niệm về ngôi vị chúa Nguyễn. Bởi vậy, dù Đàng Trong đã trải qua mấy thập kỷ biến loạn, suy tàn, nhưng phải đợi đến khi Gia Long lên ngôi, hoàn thành sự nghiệp thống nhất sơn hà (năm 1802) cả trên thực tế lẫn chính trị, khép lại hai thế kỷ tồn tại ngôi vị “Chúa Nguyễn” thì hoài niệm về Đàng Trong mới có cơ sở ép buộc phải chấm dứt và những sáng tác mang hơi hướng Đàng Trong cũng chấm dứt từ đây. 1.1.2. Văn học Đàng Trong Với quan điểm về sự tồn tại của danh xưng Đàng Trong như đã nói ở trên, nên “văn học Đàng Trong” mà chúng tôi đề cập đến trong luận án này là chỉ toàn bộ 13
- những sáng tác (bằng chữ Nôm và chữ Hán)1, được viết tại khu vực địa - chính trị Đàng Trong, tức khu vực phía Nam sông Gianh trở vào trong (về mặt địa lý), khoảng thời gian từ 1600 – 18022. Tuy nhiên, phải chăng tác phẩm nào ra đời tại mảnh đất phía Nam sông Gianh cũng có thể coi là thuộc về văn học Đàng Trong? Một phép cộng như thế, tưởng chừng quá giản đơn! Nếu nói rằng một trong những yếu tố quan trọng tạo nên vùng văn hóa chính là những đặc trưng chung (có thể phân biệt với các vùng văn hóa khác) thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân – những phương diện cấu thành văn hóa, thì chắc chắn, một trong những yếu tố quan trọng tạo “vùng” văn học cũng phải là những đặc trưng chung của những đại lượng cấu thành văn học, đó là hệ thống những tư tưởng mang tính thẩm mỹ và quan niệm văn học, chủ đề - đề tài, hình tượng trung tâm, thể loại và ngôn ngữ. Tuy nhiên, tất cả những tiêu chí này vận động như thế nào trong lịch sử văn học lại phụ thuộc rất lớn vào sự vận động của hệ thống loại hình chủ thể sáng tạo, tức loại hình tác giả. Nói cách khác, những đặc trưng chung hình thành nên một vùng văn học phụ thuộc rất lớn vào chủ thể sáng tác, tức đội ngũ tác giả. Theo đó, việc khoanh vùng văn học có liên hệ trực tiếp với việc xác định tọa độ tác giả. Điều này càng phù hợp với trường hợp văn học Đàng Trong – nền văn học được tạo sinh trên mảnh đất thường xuyên có sự mở rộng về không gian và thành phần dân cư. Chúng tôi cho rằng, một tác giả chỉ có thể được coi là tác giả Đàng Trong khi họ sáng tác với tâm thức mình là người Đàng Trong. Họ có thể là những người sinh trưởng tại Đàng Trong, thụ hưởng bầu không khí, văn hóa, chính trị và nền giáo dục Đàng Trong từ nhỏ (nên đương nhiên họ đã là người Đàng Trong từ trong bản chất) như những tác giả thế kỷ XVIII, bất kể tư tưởng hướng đến ngôi vị chúa Nguyễn (như Nguyễn Cư Trinh, Ngô Thế Lân, Nguyễn Dưỡng Hạo, Phạm Lam Anh, Hoàng 1 Văn học Hán Nôm mà chúng tôi đề cập đến ở đây là chỉ những sáng tạo nghệ thuật được sáng tác một cách có ý thức bởi những tác giả cụ thể (có thể khuyết danh hoặc hữu danh). Nó không đồng nhất với khái niệm “thư tịch Hán Nôm” có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả những loại văn bản hành chính như hộ tịch, công văn, hoặc sách thuốc, sách bói, sách gia lễ, sách Lỗ Ban… được biên soạn hay sao chép bằng chữ Hán – Nôm. 2 Mặc dù đề tài nghiên cứu của chúng tôi là Văn học Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc, nhưng chúng tôi nhận thấy những sáng tác xuất hiện ở dải đất phía Nam sông Gianh trong khoảng vài năm đầu thế kỷ XIX (1800 - 1802) như sáng tác của Đặng Đức Siêu, Nguyễn Văn Thành, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Lê Quang Định…, căn bản vẫn mang âm hưởng, không khí, chất liệu, cảm hứng và những đặc sắc của văn học vùng thế kỷ XVII – XVIII nói chung; hơn nữa, bộ phận “văn học Đàng Trong”, theo quan điểm của chúng tôi, chỉ tồn tại trong khoảng thời gian hơn 200 năm ấy (1600 - 1802), vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo cứu thêm một số trường hợp kể trên, để có thể nhận diện trọn vẹn hơn về diện mạo chỉnh thể của văn học Đàng Trong. 14
- Quang…) hay vọng tưởng vương quyền chúa Trịnh (như Lý Minh, Lê Duy Trung…). Họ có thể là những nhân sĩ Bắc Hà đến Đàng Trong từ buổi đầu, tuy hành trang mang theo chủ yếu là kinh nghiệm sáng tác của Đàng Ngoài nhưng lại sẵn tâm thế ly khai chính quyền Lê - Trịnh, hướng về phụng sự chúa Nguyễn, chủ động gắn bó, hòa hợp với Đàng Trong, coi Đàng Trong là vùng đất sống, là tiền đồ tương lai, như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật… Họ có thể di trú từ Trung Hoa sang, hoặc tổ tiên vốn người Trung Hoa, nhưng đã có quãng thời gian đủ dài để gắn bó, hòa nhập, thấu hiểu cuộc sống ở Đàng Trong, từ bỏ tâm sự di thần, coi Đàng Trong là quê hương, là Tổ quốc, như cha con họ Mạc, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh... Với quan niệm như thế, nên chúng tôi không coi tất cả những tác giả - tác phẩm xuất hiện ở phương Nam khoảng thế kỷ XVII – XVIII đều thuộc về văn học Đàng Trong. Như trường hợp hòa thượng người Quảng Đông Thích Đại Sán (từng lưu trú ở Đàng Trong một năm để hoằng dương Phật pháp), hay những vị quan Đàng Ngoài đến “công cán” sau khi Hoàng Ngũ Phúc vượt sông Gianh, đánh đuổi tập đoàn chúa Nguyễn chạy vào Nam (Lê Quý Đôn, Phạm Nguyễn Du)..., mặc dù từng trước tác tại dải đất Đàng Trong, ghi lại phong tục tập quán, đời sống văn hóa, xã hội, thuế khóa, lòng sùng đạo của người dân xứ Đàng Trong (Hải ngoại kỷ sự - Thích Đại Sán), ghi lại sự tích khai thiết khôi phục hai xứ Thuận Hóa – Quảng Nam, cùng hình thế, núi sông, thành lũy, bến đò, đường sá, số ngạch công tư điền trang, hình thức, nhân tài, thơ văn, vật sản, phong tục… (Phủ biên tạp lục – Lê Quý Đôn), tức đối tượng miêu tả, ghi chép đều là đất và người xứ Đàng Trong, nhưng tâm thế của họ là ghi chép lại những điều tai nghe mắt thấy tại “xứ người”. Thời gian lưu lại dải đất này quá ngắn, chưa đủ để tạo nên bất kỳ dấu ấn nào, nên tác phẩm của họ, thực chất vẫn thuộc về và chịu sự chi phối của một truyền thống sáng tác ở xứ sở khác. Sau khi nhà Tây Sơn chiếm được Phú Xuân, đặt làm “kinh đô”, tập đoàn chúa Nguyễn rút chạy vào Gia Định, đặc biệt sau khi Nguyễn Ánh xác lập được địa vị ở Gia Định, trên dải đất Đàng Trong khi đó xuất hiện hai trung tâm chính trị - Phú Xuân và Gia Định. Một bộ phận lớn cư dân Gia Định vẫn có niềm tin chân thành vào vương nghiệp của chúa Nguyễn, do thế tâm thức Đàng Trong được khẳng định một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Theo đó, các tác phẩm văn học xuất hiện ở Gia Định thời kỳ này vẫn tiếp tục mạch nguồn của văn học Đàng Trong giai đoạn 15
- trước đó. Trong khi đó, các văn thần, nhân sĩ Tây Sơn ở Phú Xuân, vốn dĩ không mang tâm thức Đàng Trong, chưa bao giờ coi mình là người Đàng Trong, lại càng không có tâm lý phân biệt hai đàng Trong - Ngoài biệt lập… (như Nguyễn Văn Danh, Lê Ngọc Hân…), không thể coi là tác giả của văn học Đàng Trong. Hơn nữa, các tác phẩm của họ mang một âm hưởng khác gắn liền với hào khí Tây Sơn, không giống giọng điệu chung của văn học Đàng Trong hai thế kỷ. Sáng tác của họ thuộc về một nền văn học khác mà nhiều nhà nghiên cứu đã định danh là “Văn học thời Tây Sơn”. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Văn học Đàng Trong và các công trình nghiên cứu văn học sử Văn học Đàng Trong nói riêng, văn học miền Nam cho đến những năm 30 đầu thế kỷ XX nói chung, vốn từng một thời bị xem nhẹ, “bỏ quên” và thậm chí là “bỏ qua”. Tuy rằng cùng với thời gian, các nhà nghiên cứu đã tỏ ra lưu tâm hơn tới vùng văn học đặc biệt này, song căn bản vẫn còn khá khiêm tốn so với vùng văn học Đàng Ngoài truyền thống. Có thể dễ dàng nhận thấy điều này ở tần suất xuất hiện và mức độ quan tâm đối với các dữ kiện về văn học Đàng Trong trong các công trình văn học sử vốn được coi là “cẩm nang” của nhiều thế hệ nghiên cứu. Việt Nam văn học sử yếu1 (Dương Quảng Hàm, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Hà Nội, 1950) là một trong những công trình văn học sử đầu tiên, quy mô và “toàn diện nhất”2 Việt Nam từ năm 1945 đến 1954. Trong đó, thông tin liên quan đến văn học Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII được đề cập ở chương thứ chín: “Hán văn trong thời kỳ Lê trung hưng” và chương thứ mười: “Việt văn trong thời kỳ Lê trung hưng” (thuộc thiên thứ tư: “Thời kỳ Nam Bắc phân tranh - thế kỷ XVII và XVIII”), với những giới thiệu vắn tắt về Mạc Thiên Tích, Nguyễn Cư Trinh, Hoàng Quang, Đặng Đức Siêu, Nguyễn Văn Thành, mà tổng dung lượng có lẽ chỉ được chừng đôi ba trang. Diện khảo sát như thế có phần chưa thích đáng. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng điều đó đồng nghĩa với việc tác giả coi nhẹ khu vực văn học này. Bởi xét trong mục tiêu lập một “bức bản đồ giản ước theo đó các bạn thanh niên biết được phương hướng và đường lối chính để đi vào khu vườn văn 1 Bản in đầu tiên năm 1943, Học chánh Đông Dương xuất bản, Hà Nội. Chúng tôi tham khảo bản in năm 1950 của Bộ Quốc gia Giáo dục, Hà Nội. 2 Nhận xét của Nguyễn Đình Chú, dẫn theo Lê Quang Tư (2008), Một thế kỷ nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam (qua một số công trình văn học sử), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, tr. 32. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 p | 169 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 212 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 170 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 p | 151 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
182 p | 170 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 149 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại
156 p | 134 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
158 p | 110 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 47 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Giá trị văn hóa trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân
162 p | 19 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)
162 p | 40 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản
168 p | 28 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
204 p | 120 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 112 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 34 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 137 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)
172 p | 52 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn