Luận án Tiến sĩ Văn học: Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới
lượt xem 23
download
Luận án khảo sát một cách hệ thống về kiểu truyện con vật tinh ranh ở Việt Nam và thế giới, nghiên cứu kết cấu, nhân vật, hệ thống motif,..., đối chiếu kiểu truyện với Bảng tra cứu A – T để vừa khẳng định tính ứng dụng của Bảng tra cứu. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới
- 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực. Tác giả Đặng Quốc Minh Dương 2
- MỤC LỤC Lời cam đoan 2 Mục lục 3 Các chữ viết tắt 5 Các bảng biểu……………………………………………………………….. 5 MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………... 6 0.1. Lý do chọn đề tài …….……………………………………………….... 6 0.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………… 7 0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 7 0.4. Phương pháp nghiên cứu.....………………………………………….... 8 1.5. Đóng góp của luận án ……………………………………………........... 9 1.6. Kết cấu luận án.......................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI…………. ……........….. 11 1.1. Tổng quan về tình hình sưu tầm, biên dịch và tình hình nghiên cứu... 11 1.2. Một số khái niệm liên quan...…………………………............................ 22 1.3. Sự phân bố, phân loại kiểu truyện.…...................................................... 28 Tiểu kết.……………………………………………………………….... 35 3
- CHƯƠNG 2: KẾT CẤU CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH ………………………………………………………………………………… 37 2.1. Về tên gọi của truyện.…………………................................................... 37 2.2. Cách mở đầu truyện……………………………...................................... 41 2.3. Kết cấu của các nhóm truyện…………….............................................. 44 2.3.1. Kết cấu nhóm truyện tự vệ………………………….................. 44 2.3.2. Kết cấu nhóm truyện thủ lợi…………………………………… 46 2.3.3. Kết cấu nhóm truyện chơi khăm………………………………. 51 2.3.4. Kết cấu nhóm truyện trợ thủ………………………………….. 54 2.4. Về kết thúc truyện …………………........................................................ 60 Tiểu kết……………………….................................................................. 66 CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT CỦA KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH ……………………………………………………………………………….. 68 3.1. Nhân vật tinh ranh…………………….................................................... 68 3.2. Nhân vật đối thủ…………………………………………….................... 76 3.3. Nhân vật nạn nhân………………………………………….................... 82 3.4. Nhân vật trợ thủ tư tế…………………………………........................... 85 4
- Tiểu kết………………………………………………………................... 93 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ MOTIF THƯỜNG GẶP TRONG KIỂU TRUYỆNCON VẬT TINH RANH………………………………………… 95 4.1. Motif suy nguyên…………………………………................................. 95 4.2. Motif thi tài…………………………………………….......................... 97 4.3. Motif xử kiện.………………………………………............................. 100 4.4. Motif hoãn binh…………………………………………….................. 103 4.5. Motif giả mạo………………………………………………................. 105 4.6. Motif xui bẩy………………………………………………………….. 108 4.7. Motif sự bắt chước……………………………………………………. 110 4.8. Motif vi phạm điều ngăn cấm……………………………………….. 112 4.9. Motif ăn vụng……………………………………………………….... 114 4.10. Motif trao đổi…………………………………………......................... 117 Tiểu kết………………………………………………………............... 119 CHƯƠNG 5: KIỂU TRUYỆN CON VẬT TINH RANH VÀ BẢNG TRA CỨU A – T……… ……………………………………………………...……….. 121 5.1. Các type truyện tương thích………………………….......................... 121 5.2. Các type truyện không có sự tương thích…………………………..... 131 Tiểu kết……………………………………………………………….... 145 KẾT LUẬN……………………………………………………………………… 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….... 152 PHỤ LỤC 1: TÓM TẮT CÁC TRUYỆN KHẢO SÁT......................................... 161 PHỤ LỤC 2: CÁC TYPE TRUYỆN LOÀI VẬT TRONG BẢNG TRA CỨU 5
- A – T VÀ CÁC TRUYỆN TƯƠNG THÍCH........................................................... 201 6
- CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Châu Úc và châu Đại Dương: CU&CĐD 2. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: ĐH KHXH&NV 3. Giáo dục: GD 4. Hà Nội: HN 5. Khoa học Xã hội: KHXH 6. Nhà xuất bản: Nxb 7. Sách đã dẫn: sđd 8. Thành phố Hồ Chí Minh: Tp. HCM 9. Văn hóa Dân tộc: VHDT 10. Văn hóa thông tin: VHTT 11. Văn học: VH 12. Của, thuộc Việt Nam: /VN CÁC BẢNG BIỂU 7
- a.i.1. Biểu đồ 1: Biểu đồ sự phân bố truyện kể theo châu lục trang 29 a.i.2. Biểu đồ 2: Biểu đồ chia nhóm kiểu truyện con vật tinh ranh trang 35 a.i.3. Biểu đồ 3: Biểu đồ về các cách gọi tên truyện trang 40 a.i.4. Bảng 5.1: Bảng các type tương thích và không tương thích của các châu lục trang 144 8
- MỞ ĐẦU 0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là một loại hình của nghệ thuật ngôn từ, truyện dân gian có những đặc trưng riêng. Nó sinh ra, tồn tại và lưu truyền từ đời này sang đời khác, được sáng tạo và tái tạo theo những quy luật riêng. Một trong những quy luật và cũng là đặc điểm của truyện dân gian đó chính là việc sử dụng những công thức nghệ thuật có sẵn trong kho tàng văn liệu dân gian như các kiểu mở đầu, các kiểu kết thúc, các dạng kết cấu, các motif,…. Chính vì thế, khi nghiên cứu văn học dân gian theo phương pháp so sánh lịch sử, B. N. Putilốp đã xem “tính lặp lại” như một đặc tính nổi bật của dòng văn học này [55, tr. 7]. Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, việc phát hiện “tính lặp lại” đã làm xuất hiện khuynh hướng nghiên cứu truyện dân gian theo kiểu truyện (type). Thực tế nghiên cứu đã cho thấy rằng: không chỉ dừng lại ở biên giới một dân tộc, quốc gia, nhiều kiểu truyện còn mang các yếu tố tương đồng với các dân tộc rất xa nhau về địa lý, văn hóa. Rất nhiều công trình đã thành công khi vận dụng các nguyên tắc này vào việc tìm hiểu các kiểu truyện như kiểu truyện Thạch Sanh, kiểu truyện Cô tro bếp (Cinderella), kiểu truyện người em út, kiểu truyện người con riêng, kiểu truyện người mang lốt, kiểu truyện cậu bé tí hon,… Tiếp cận truyện kể theo hướng này sẽ giúp thấy được những nguyên tắc sáng tác truyền thống của một thể loại qua cách xây dựng nhân vật, cách xây dựng cốt truyện, cách dẫn dắt, xâu chuỗi những tình tiết, motif trong truyện. Như vậy, hướng tiếp cận truyện dân gian theo type sẽ giúp ta hiểu sâu hơn các kiểu tư duy, các nguyên tắc cấu tạo, tổ chức truyện và những vấn đề liên quan như tính nhân loại, tính dân tộc,… Trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam và thế giới, kiểu truyện con vật tinh ranh là một trong những kiểu truyện quen thuộc và tiêu biểu. Trong kiểu truyện này, nhân vật chính – một con vật nhỏ bé nhưng tinh ranh thường sử dụng các mưu kế, 9
- mánh lới để đánh lừa, chơi khăm hoặc giúp đỡ các nhân vật khác. Đây là kiểu truyện mà tính duy lý chiếm ưu thế, nó chi phối quá trình hình thành cốt truyện, xây dựng nhân vật. Bên cạnh tính duy lý, kiểu truyện còn hấp dẫn bởi các câu chuyện giàu tính nhân văn và ý nghĩa thẩm mỹ. Nhận ra sức hấp dẫn của kiểu truyện con vật tinh ranh, một số nhà nghiên cứu đã có những kiến giải mang tính chất gợi mở về một số khía cạnh nổi bật của kiểu truyện. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề cốt lõi như kết cấu, nhân vật, motif,… cần phải được đào sâu và mở rộng hơn nữa nhằm đi đến những phát hiện khoa học về cấu trúc tổng thể cũng như cấu trúc bộ phận của một kiểu truyện tiêu biểu, qua đó giúp ta có “cái nhìn tham chiếu” đầy đủ, sáng tỏ về giá trị nội dung và hình thức của kiểu truyện. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới với mong muốn tìm đến những chứng cứ xác thực minh chứng cho sự đặc sắc của kiểu truyện, qua đó có cái nhìn cơ bản, đa diện, đa chiều về kiểu truyện từ những nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Kết quả khảo sát sẽ giúp bổ sung những kiến thức, nhận định về tiểu loại truyện loài vật cũng như kiểu truyện con vật tinh ranh. Đồng thời, đề tài hy vọng sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian của bản thân. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài Kiểu truyện con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. 0.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 0.2.1.Việc khảo sát một cách hệ thống về kiểu truyện con vật tinh ranh ở Việt Nam và thế giới giúp chúng tôi thấy được sự phân bố của kiểu truyện. Hơn nữa, qua tập hợp này cũng chứng minh sự phổ biến của kiểu truyện trên phạm vi toàn cầu, cũng như thấy được diện mạo, đặc điểm, đặc trưng của nó bên cạnh những kiểu truyện khác. 0.2.2. Nghiên cứu kết cấu, nhân vật, hệ thống motif,… để làm nổi rõ nét đặc trưng của kiểu truyện. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thường mở rộng so sánh để thấy được những đặc trưng trong phương thức xây dựng nhân vật, 10
- kết cấu truyện, các motif của Việt Nam cũng như của các khu vực, quốc gia, châu lục khác. 0.2.3. Chúng tôi tiến hành đối chiếu kiểu truyện với Bảng tra cứu A – T để vừa khẳng định tính ứng dụng của Bảng tra cứu, mặt khác góp phần bổ sung một số type truyện của Việt Nam cũng như của một số nước mà công trình chưa “phủ sóng” đến. 0.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Tất cả những truyện kể có nhân vật trung tâm là con vật tinh ranh trong truyện dân gian Việt Nam và thế giới (đã được dịch mà người viết thu thập được) đều là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những truyện kể thỏa mãn hai tiêu chí: Nhân vật chính của truyện là con vật và con vật này phải có tính cách tinh ranh. Chúng tôi loại trừ những truyện có nhân vật trung tâm là con vật nhưng không có tính cách tinh ranh hoặc những truyện có nhân vật tinh ranh là con người. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều cũng như được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau trong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu nhưng chúng tôi vẫn không dám chắc rằng đã bao quát hết kho truyện kể của các nước trên thế giới. Bởi như đã biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, việc khai thác vốn truyện kể của tất cả các dân tộc là hết sức khó khăn. Tương tự, việc tiếp cận vốn truyện cổ của tất cả các quốc gia trên thế giới cũng là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi chủ yếu triển khai đề tài trên cơ sở thống kê nguồn truyện của các dân tộc thiểu số đã được dịch sang tiếng phổ thông và truyện cổ của các nước đã được dịch sang tiếng Viêt. Theo những tiêu chí trên, dựa vào 103 tuyển tập truyện kể dân gian (trong đó có 32 tập truyện, tuyển tập của Việt Nam, 71 tập truyện, tuy ển tập c ủa các nước, châu lục), đến nay chúng tôi tập hợp được 512 truyện thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh. Đây là tài liệu chính để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài. 0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
- Để thực hiện đề tài, trước hết trong điều kiện cho phép, chúng tôi tập hợp những truyện kể thuộc kiểu truyện con vật tinh ranh của Việt Nam và thế giới. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành khảo sát kiểu truyện theo các phương pháp sau: 1.4.1. Phương pháp thống kê phân loại Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo sát, phân loại và trong khi so sánh đối chiếu. Nhờ phương pháp thống kê mà chúng tôi có được các số liệu để phân loại các truyện kể; cũng qua đấy thấy được sự phân bố của kiểu truyện ở các dân tộc, quốc gia, khu vực hay châu lục. Các số liệu thống kê cũng cho thấy tần số xuất hiện của các con vật tinh ranh. Nhờ phương pháp này mà chúng tôi có những số liệu tin cậy, làm cơ sở để đưa ra những lý giải thích hợp, những kết luận, khái quát khoa học. 1.4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp Sau khi đã hoàn thành bước thống kê tư liệu – phân loại, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tư liệu. Các truyện kể sẽ được phân tích tỉ mỉ từng chi tiết và đánh giá trên quan điểm phân tích một tác phẩm nghệ thuật dân gian hoàn chỉnh. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chú ý phân tích nội dung các truyện, phân tích các nhân vật tham gia vào diễn tiến truyện và một số motif của kiểu truyện để từ đó tổng hợp, rút ra nhận xét, đánh giá bản chất, đặc trưng của kiểu truyện. 1.4.3. Phương pháp so sánh – loại hình Phương pháp so sánh – loại hình được sử dụng trong suốt quá trình xử lí đề tài. Phương pháp này giúp chúng tôi thấy được những tương đồng và dị biệt về nhân vật, kết cấu, motif,… giữa các dân tộc, đất nước, khu vực khác nhau; so sánh nhằm phát hiện và lý giải những vấn đề nguồn gốc xã hội, cội nguồn văn hóa, môi trường nảy sinh… của kiểu truyện; so sánh để thấy được nét gặp gỡ, giao thoa trong kiểu truyện con vật tinh ranh của các dân tộc do chịu (hoặc không chịu) ảnh hưởng về văn hóa, xã hội, lịch sử…. Phương pháp so sánh sẽ được vận dụng một cách đặc biệt trong chương 5 – chương so sánh đối chiếu các type trong Bảng tra cứu A – T với các type trong kiểu truyện. 1.4.4. Phương pháp lịch sử địa lý 12
- Chúng tôi không sử dụng phương pháp này để tìm “quê hương ban đầu” hay “con đường di chuyển” của các truyện kể mà để nghiên cứu theo type và motif. Thực chất của việc nghiên cứu này là nghiên cứu cấu trúc, nghiên cứu hình thức của tác phẩm truyện dân gian, cụ thể hơn là tiến hành phân loại các tác phẩm thành các type và motif, khảo sát cấu trúc – dạng thức của type và motif. Chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử địa lý nhằm mô tả mô hình kết cấu của type truyện và các motif. 1.4.5. Phương pháp mô hình hóa Trên cơ sở những phân tích, khảo sát về sự phân loại, phân bố, về cách gọi tên truyện, các dạng kết cấu… chúng tôi mô hình hóa thành các công thức, sơ đồ, qua đó giúp người đọc dễ dàng nắm được các nội dung trình bày. 0.5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 0.5.1. Như đã biết, đặt trong tương quan với các tiểu loại, các thể loại khác, truyện loài vật “chưa được chú ý sưu tầm nghiên cứu – nhất là nghiên cứu chuyên sâu” [186, tr. 50]. Kết quả nghiên cứu về kiểu truyện con vật tinh ranh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn một cách cơ bản, đa diện về kiểu truyện con vật tinh ranh của Việt Nam và thế giới. Kết quả này sẽ là tiền đề giúp các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu truyện loài vật nói chung – một tiểu loại vốn ít được quan tâm nghiên cứu cả ở Việt Nam và thế giới. 0.5.2. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi luôn chú ý đến việc so sánh kiểu truyện giữa các nước, các khu vực, châu lục với nhau. Nhờ đó, chúng tôi phát hiện các giá trị độc đáo riêng biệt, bản sắc cũng như nét chung, tương đồng mang tính toàn cầu của kiểu truyện. 0.5.3. Hiện nay, trên bản đồ folklore thế giới, Việt Nam cũng như phần lớn các nước Đông Nam Á đang là “một khu vực rộng lớn để trắng” [dẫn theo 148, tr. 170], chưa có sự định vị. Việc luận án dành Chương 5 để so sánh, đối chiếu với Bảng tra cứu A – T sẽ cung cấp thêm nguồn tư liệu cho các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam thực hiện hoài bão xây dựng Bảng chỉ dẫn về hệ thống type và motif truyện dân gian Việt Nam, qua đó góp phần giúp khắc phục tình trạng nêu trên. 0.6. KẾT CẤU LUẬN ÁN 13
- Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án có kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Chương 2: Kết cấu của kiểu truyện con vật tinh ranh. Chương 3: Nhân vật của kiểu truyện con vật tinh ranh. Chương 4: Một số motif thường gặp trong kiểu truyện con vật tinh ranh. Chương 5: Kiểu truyện con vật tinh ranh và Bảng tra cứu A – T. 14
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI I.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SƯU TẦM, BIÊN DỊCH VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU I.1.1. Về tình hình sưu tầm, biên dịch các tập truyện Ở Việt Nam, truyện cổ được ghi chép từ rất sớm trong các tác phẩm khởi đầu của nền văn học viết như: Báo cực truyện, Giao Chỉ ký, Ngoại sử ký (thế kỷ XII), Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh, Kiều Phú (thế kỷ XIVXV),... Thế kỷ XIX và thời kì cận đại của thế kỉ XX, hoạt động sưu tầm, biên soạn truyện cổ càng được nhiều người chú ý, trong đó, có thể kể đến các công trình như: Chuyện khôi hài (1882), Chuyện đời xưa (1886) của Trương Vĩnh Ký, Chuyện giải buồn (1880: tập 1, 1885: tập 2) của Huỳnh Tịnh Của, Nam Hải dị nhân (1920) của Phan Kế Bính,… Liên quan đến đề tài nghiên cứu, tập truyện đầu tiên xuất hiện truyện kể của kiểu truyện này là tập Truyện cổ nước Nam (1932 – 1934) của Nguyễn Văn Ngọc. Trên cơ sở nhận thức rằng: “trong khoa văn học dân gian, việc sưu tầm và chỉnh lý tư liệu phải được coi là tiền đề hay cơ sở” [148, tr. 217] nên sau Cách mạng tháng Tám (1945) hoạt động sưu tầm, biên soạn mới bắt đầu trở thành một hoạt động mang tính khoa học và thành một ngành khoa học độc lập. Từ giai đoạn này, bên cạnh các công trình sưu tầm truyện cổ người Việt, còn có các tuyển tập truyện cổ của các dân tộc anh em như: Truyện cổ tích miền núi (1958), Truyện cổ Tây nguyên (1961), Truyện cổ dân tộc Mèo (1963), Truyện cổ Việt Bắc (1963),… Một số công trình xuất hiện nhiều truyện kể của kiểu truyện đang khảo sát như: Truyện cổ Xê Đăng, Truyện cổ Cà Tu, Truyện cổ Mạ, Truyện cổ Cơ Ho, Truyện cổ Khơ me Nam Bộ, Truyện cổ dân gian Chăm, Truyện cổ Ê Đê, Truyện cổ M’nông, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn Tây Nguyên, Truyện cổ các dân tộc Việt 15
- Nam,… Gần đây, các nhà nghiên cứu có xu hướng tổng hợp thành các tổng tập như Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (4 tập, 6 quyển), Tổng tập Văn học dân gian người Việt (19 tập, 20 quyển) và bộ Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (23 tập). Xin điểm qua một số công trình tiêu biểu: Công trình Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam, gồm 4 tập do tổ Văn học các dân tộc thuộc Viện Văn học chỉnh lý, biên soạn và xuất bản trong những năm 1963 – 1967. Đây là cột mốc quan trọng trong việc sưu tầm biên soạn truyện cổ dân gian. Tuyển tập này tập hợp 234 truyện của hơn 30 dân tộc anh em. Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam, gồm 2 tập. Công trình tập hợp 97 truyện của 20 dân tộc ít người ở miền Nam nước ta, do Hà Văn Thư, Võ Quang Nhơn và Y Điêng biên soạn. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập) do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, biên soạn, khảo dị, giới thiệu 200 truyện của dân tộc Kinh (Việt). Công trình được Nxb Văn Sử Địa, Nxb Sử học, Nxb KHXH xuất bản từ năm 1958 đến năm 1985. Năm 1993, viện Văn học xuất bản công trình này trọn bộ 5 tập; năm 2000, Nxb Giáo dục gộp lại thành 2 tập và cho tái bản. Từ năm 2002 2007, lần lượt các tập của bộ Tổng tập Văn học dân gian người Việt (19 tập, 20 quyển) đã hoàn thành việc công bố trong đó chúng tôi chú ý tập 6, tập 7 truyện cổ tích (do Nguyễn Thị Huế chủ biên). Đây là bộ tổng tập được biên soạn dựa theo cách phân loại cốt truyện theo tiểu loại (cổ tích thần kỳ, cổ tích loài vật và cổ tích sinh hoạt). Bên cạnh bản chính, tác giả còn tập hợp, giới thiệu các bản khác có cùng cốt truyện của người Việt hoặc của các dân tộc thiểu số để so sánh, đối chiếu. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp Viện Nghiên cứu Văn hóa tiến hành biên soạn và xuất bản bộ Tổng tập Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam (23 tập) – trong đó, chúng tôi chú ý đến tập 14 – truyện cổ tích do Nguyễn Thị Yên chủ biên. Công trình này giới thiệu diện mạo văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam theo từng thể loại. Bên cạnh tính quy mô, công trình còn có điểm mới là: 16
- các bản kể được xuất bản dưới hình thức song ngữ (chữ dân tộc hoặc phiên âm tiếng dân tộc). Tuy bắt đầu muộn hơn nhưng từ những năm 60 của thế kỷ trước, công tác biên dịch truyện cổ cũng bắt đầu được chú ý. Liên quan đến đề tài nghiên cứu, bản dịch sớm nhất là Truyện dân gian Lào (1962), kế đến là các tập truyện như Truyện dân gian Trung Quốc (1963), Truyện cổ Cao Miên (1968),… Từ những năm 80 90, công việc biên dịch càng được chú ý, đẩy mạnh. Có hàng trăm tập truyện, tuyển tập truyện dân gian nước ngoài được chuyển dịch và xuất bản bằng tiếng Việt, trong đó, một số công trình có liên quan đến đề tài như: Truyện cổ Grim, Truyện cổ dân gian Bêlôrútxia, Truyện dân gian Nga, Truyện dân gian Ukraina, Truyện cổ dân gian Ấn Độ, Truyện cổ Hàn Quốc, Truyện kể dân gian châu Phi, Truyện cổ Campuchia, Truyện cổ Mã Lai, Truyện cổ Inđônêxia,… Nói về việc biên dịch, biên soạn không thể không nhắc đến Ngô Văn Doanh. Ông đã có rất nhiều công trình về truyện dân gian các nước, các châu lục khác nhau, trong số đó, phải kể đến bộ tuyển tập Truyện cổ năm châu, tuyển tập Kho tàng truyện cổ thế giới cũng như tuyển tập về các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây là kho tư liệu rất quý giúp cho các nhà nghiên cứu Việt Nam dễ dàng tiếp cận với kho truyện kể của các nước. Gần đây, một số tác giả đã biên soạn, tuyển chọn truyện kể theo đề tài, theo nhân vật. Chúng tôi quan tâm đến các tập truyện như Truyện cổ tích về các loài vật của Phạm Thu Yến, Truyện cổ tích về loài vật của Lan Anh, của Lê Châu, Truyện cổ về các loài vật của Thúy Quỳnh, Truyện kể về những con vật thông minh của Sơn Khê, Truyện kể về các loài vật của Thu Lan,... Như vậy, có thể khẳng định rằng tình hình sưu tập, biên dịch truyện dân gian luôn được các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam quan tâm, chú ý. Nhờ vậy, nó đã giúp cho người viết có được những cốt truyện cùng các bản kể về kiểu truyện để khảo sát và nghiên cứu. Điểm qua các công trình trên có thể thấy rằng, phần lớn các tập truyện, tuyển tập được biên dịch là truyện dân gian của các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa trước đây, các nước trong khu vực Đông Nam Á khối Asean, các nước gần gũi với Việt Nam về mặt địa lý và các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì tình hữu nghị của các nước dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau – mà 17
- một trong những điều cần biết đầu tiên đó là vốn quý của dân tộc: kho tàng văn hóa dân gian. I.1.2. Về tình hình nghiên cứu Theo Chu Xuân Diên, năm 1865, O. Mile là người đầu tiên xem truyện loài vật như một tiểu loại. Trong cách phân loại này, “truyện cổ tích thần kỳ”, “truyện cổ tích động vật” và “truyện cổ tích sinh hoạt” đã được xác định như ba thể loại cơ bản [21, tr.241]. Giới thiệu về tiểu loại này, Từ điển Văn học – bộ củ, cho rằng “Truyện cổ tích loài vật có sự kết hợp những điều quan sát hiện thực về các con vật với trí tưởng tượng nhân cách hóa giới tự nhiên. Ở nhiều nước, tính chất cổ xưa của truyện loài vật đã bị pha trộn với khuynh hướng của người đời sau, mượn truyện loài vật để nói về xã hội loài người. Do đó giữa loại truyện này với truyện ngụ ngôn có những trường hợp không có sự phân biệt thật rạch ròi” [125, tr. 1840]. Hiện nay, các nhà nghiên cứu folklore đều thống nhất cho rằng, truyện cổ tích loài vật thường có 3 lớp chính [149, tr. 115 119]: Lớp truyện hình thành sớm nhất là những truyện vật tổ gắn với tín ngưỡng, tô tem giáo của người nguyên thủy. Lớp truyện này còn bảo lưu khá nhiều trong các dân tộc còn ở trình độ phát triển bán khai; Lớp truyện phản ánh đặc điểm của loài vật. Qua đặc tính đó, người ta muốn truyền lại cho nhau những tri thức về thế giới tự nhiên nhằm chinh phục nó, sử dụng nó phục vụ cho đời sống con người; Lớp truyện đồ chiếu quan hệ xã hội loài người vào quan hệ của các con vật. Lớp truyện này có xu hướng ngụ ngôn hóa. Tuy được biết đến như một tiểu loại từ sớm nhưng truyện loài vật nói chung, kiểu truyện con vật tinh ranh nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu, đầy đủ. Thực trạng này đã được V. Ia. Propp chỉ ra, khi ông cho rằng tiểu loại truyện cổ tích loài vật ở Nga và các nước phương Tây “chưa từng được coi là đối tượng nghiên cứu” [210, tr. 310]. Ở Việt Nam, vào những năm 90 của thế kỷ trước, Hoàng Tiến Tựu cũng nhận định: “Bộ phận truyện kể về loài vật chưa được chú ý sưu tầm nghiên cứu, nhất là nghiên cứu chuyên sâu” [186, tr. 50]. Năm 2002, Phạm 18
- Thu Yến cũng nhận thấy thực trạng đó. Nhà nghiên cứu cho rằng: “việc nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại này chưa được đầu tư đúng mức” [200, tr. 84]. Đến nay, tình hình nghiên cứu tiểu loại cũng như kiểu truyện con vật tinh ranh vẫn chưa được cải thiện là bao. Tuy thế, đây đó đã có một số bài viết nghiên cứu về một vấn đề nào đó của kiểu truyện hoặc một vài ý kiến nhận xét, đánh giá với mục đích minh họa cho các công trình nghiên cứu về những kiểu truyện khác, những vấn đề khác. Chúng tôi điểm qua một số bài viết đó. 1. Bảng chỉ dẫn về các kiểu truyện [203] của Anti Aarne và Stith Thompson chia truyện kể thành 5 cụm lớn: Truyện cổ tích động vật, Những truyện kể thông thường, Truyện cười và giai thoại, Truyện kể theo công thức và Những truyện còn lại chưa phân loại. Trong phần I. Animal tales truyện cổ tích động vật lại được hai tác giả sắp xếp theo trình tự sau: Từ 1 – 99: Động vật hoang dã 100 – 149: Động vật hoang dã và vật nuôi 150 – 199: Người và động vật hoang dã 200 – 219: Vật nuôi 220 – 249: Chim 250 – 274: Cá 275 – 299: Các con vật khác và các vật dụng. Trong các nhóm type truyện trên, A. Aarne và S. Thompsom lại phân cấp và gọi tên các type truyện từ 1 – 69 là tiểu nhóm “con vật thông minh” ( the clever animal). Như vậy, trong Bảng chỉ dẫn về các kiểu truyện, các type truyện con vật thông minh thuộc nhóm truyện động vật hoang dã. Cách phân nhóm này chỉ có giá trị tương đối. Bởi thực tế các type truyện kể về mưu kế của loài vật còn xuất hiện khá nhiều ở các nhóm khác. Tiểu nhóm “con vật thông minh” có 138 type truyện, trong đó có cả type truyện mở rộng của vùng phủ sóng (truyện cổ Phần Lan, một phần của các nước Bắc Âu, các nước Nam châu Âu, Đông Nam châu Âu và Ấn Độ). Ở đây, hai tác giả chú ý 19
- khảo sát và giới thiệu những đơn vị truyện trọn vẹn, lưu truyền trong một vùng địa lý nhất định. Vì vậy, nó rất giới hạn trong phạm vi khảo sát và mang tính chọn lựa. Gắn liền với Bảng chỉ dẫn về các kiểu truyện là công trình gồm 6 cuốn Mục lục các motif của văn học dân gian [205] của S. Thompson. Ở đây, Thompson tiếp cận truyện kể từ đơn vị motif. Ông sắp xếp các motif theo logic từ các motif huyền thoại, siêu nhiên đến các motif hiện thực, hài hước. Ông ký hiệu 23 chương theo các chữ cái La tinh từ A đến Z. Trong mỗi chương, các mục được sắp thành từng nhóm lớn, cứ mỗi nhóm được trao cho 100 số hoặc những bội số của 10, ví dụ: B0 – B99: con vật huyền thoại, B100 B199: con vật ma thuật. Kế đến, tác giả cũng chia các nhóm lớn này thành từng cụm theo hàng chục. Cụm hàng chục đầu tiên trong một nhóm lớn dành cho những ý tưởng chung (general idea), những ý tưởng riêng biệt sẽ xếp tiếp theo. Cách làm này được thực hiện tiếp tục trong mỗi cụm nhỏ. Liên quan đến vấn đề nghiên cứu là nội dung chương K Deceptions (trò lừa dối, mưu mẹo gian dối, mánh khóe lừa bịp), gồm hơn 2300 motif nói về các mánh lừa dối, việc làm của kẻ cắp và tên đểu cáng, những việc lừa phỉnh để bắt giữ hoặc để trốn thoát, sự dụ dỗ, ngoại tình, trá hình, đánh lừa,… Nhìn chung, đây là hai công trình có tính ứng dụng cao. Nó tỏ ra có ích cho những ai nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề liên quan – nhất là giúp cho việc “tra cứu” (index) được nhanh chóng, thuận tiện. 2. Năm 1960, Tập san nghiên cứu Châu Phi (Cahiers d’Études africaines) có hai bài viết liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Đó là bài viết của Denise Paulme bàn về việc Phân loại truyện kể về kẻ ranh mãnh ở châu Phi [209] (nội dung bài viết này sẽ được chúng tôi đề cập đến nhiều hơn trong phần 1.3.2 Sự phân loại) và bài viết Mưu mẹo: những nguyên tắc tra cứu [207] của Claude Braymond. Trong bài viết, nhà nghiên cứu lần lượt tìm hiểu các vấn đề như: mục tiêu của bẫy (les fins du piège), chiến lược bảo vệ (stratégies de protection), bẫy trung gian của bẫy (le piège moyen d’un piège), cơ chế bên trong của bẫy (mécanisme interne du piège),… Với cách làm trên, ông đã phân loại cái bẫy (mưu mẹo) dựa vào mục đích mà nó hướng đến. Hướng tiếp cận này giúp cho người đọc dễ dàng tra cứu về hệ thống mưu mẹo trong truyện kể dân gian châu Phi cũng như áp dụng để nghiên cứu kiểu truyện con vật tinh ranh ở 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 p | 168 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 209 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 161 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 p | 151 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
182 p | 170 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 149 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại
156 p | 132 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
158 p | 109 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 46 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
165 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Giá trị văn hóa trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân
162 p | 19 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản
168 p | 27 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
204 p | 117 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 111 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 28 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 135 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)
172 p | 51 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn