intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn học: Truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

27
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nhận diện, phân tích những đặc điểm của văn mạch Nam Bộ trong dòng chảy lịch sử, luận án "Truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam Bộ" sẽ làm rõ những kế thừa, đổi mới về mặt nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ****** TRẦN THỊ VÂN DUNG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG VĂN MẠCH NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, tháng 01 năm 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ****** TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG VĂN MẠCH NAM BỘ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Văn Toàn 2. TS. Nguyễn Thị Minh Thương Hà Nội, tháng 01 năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu và số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc minh bạch, chính xác. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong các công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Vân Dung
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 3 2.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 4 5. Đóng góp mới của luận án ........................................................................... 5 6. Cấu trúc luận án ........................................................................................... 6 CHƯƠNG 1, TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 7 1.1. Tổng quan về văn mạch Nam bộ .............................................................. 7 1.1.1. Khái niệm “văn mạch Nam bộ” ............................................................. 7 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của văn mạch Nam bộ ............................. 10 1.1.2.1. Không gian địa – văn hoá Nam bộ.................................................... 10 1.1.2.2. Đội ngũ tác giả của văn mạch Nam bộ ............................................. 11 1.1.2.3. Những giai đoạn phát triển của văn mạch Nam bộ ........................... 12 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu văn học Nam bộ ................................................... 18 1.1.3.1. Nghiên cứu về văn học dân gian Nam bộ ......................................... 18 1.1.3.2. Nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của văn học viết Nam bộ.... 19 1.1.3.3. Nghiên cứu về các tác giả tiêu biểu của văn mạch Nam bộ ............. 23 1.2. Tổng quan về Nguyễn Ngọc Tư .............................................................. 26 1.2.1. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ............................................ 26 1.2.2. Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư ....... 29
  5. 1.2.2.1. Những công trình nghiên cứu về dấu ấn Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ............................................................................................ 29 1.2.2.2. Những kế thừa và cách tân trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư..... 31 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................. 34 CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG VĂN MẠCH NAM BỘ ................................................................ 35 2.1. Quan niệm về đạo lý ............................................................................... 35 2.1.1. Quan niệm mở đường của Nguyễn Đình Chiểu- từ tinh thần đạo lý đến chủ nghĩa yêu nước ........................................................................................ 35 2.1.2. Quan niệm đạo lý thức thời của Hồ Biểu Chánh ................................. 36 2.1.3. Quan niệm đạo lý phát triển của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam và Trang Thế Hy ............................................................................................................ 39 2.1.4. Quan niệm đạo lý mở rộng của Nguyễn Ngọc Tư ............................... 40 2.2. Quan niệm về hiện thực và con người trong văn chương ....................... 41 2.2.1. Quan niệm của Hồ Biểu Chánh về con người ..................................... 41 2.2.2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Trang Thế Hy về mối quan hệ giữa hiện thực và con người ...................................................................... 43 2.2.3. Quan niệm mới mẻ của Nguyễn Ngọc Tư về sự phản ánh hiện thực và con người ........................................................................................................ 45 2.3. Quan niệm về nghề văn và nhà văn ........................................................ 47 2.3.1. Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu về sứ mệnh văn chương ............. 47 2.3.2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Trang Thế Hy về vai trò của văn học và trách nhiệm của người cầm bút ............................................. 48 2.3.3. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về văn chương và nghiệp cầm bút . 51 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 54 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG VĂN MẠCH NAM BỘ .......................... 55
  6. 3.1. Hệ thống đề tài trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư 55 3.1.1. Sự tiếp nối của Nguyễn Ngọc Tư với những đề tài truyền thống ........ 55 3.1.1.1. Đề tài chiến tranh .............................................................................. 55 3.1.1.2. Đề tài về những phận người trong cuộc sống đời thường ................ 60 3.1.1.3. Đề tài thiên nhiên .............................................................................. 67 3.1.2. Sự khai phá của Nguyễn Ngọc Tư với những đề tài mới .................... 70 3.1.2.1. Đề tài nữ quyền và tính dục .............................................................. 70 3.1.2.2. Đề tài người đồng tính ...................................................................... 74 3.2. Con người Nam bộ trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư ........................................................................................................................ 78 3.2.1. Con người trong mối quan hệ với thiên nhiên ..................................... 78 3.2.1.1. Con người và thiên nhiên trong văn mạch Nam bộ .......................... 78 3.2.1.2. Con người và thiên nhiên trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ....... 80 3.2.2. Con người trong mối quan hệ với các giá trị văn hóa.......................... 85 3.2.2.1. Con người và mối quan hệ với các giá trị văn hoá trong văn mạch Nam bộ .................................................................................................................... 85 3.2.2.2. Con người và mối quan hệ với các giá trị văn hoá trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư ............................................................................................ 87 3.2.3. Con người trong mối quan hệ với những bi kịch ................................. 93 3.2.3.1. Con người bi kịch trong văn mạch Nam bộ ...................................... 93 3.2.3.2. Con người bi kịch trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư .................. 94 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................ 102 CHƯƠNG 4. NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG VĂN MẠCH NAM BỘ ........................ 103 4.1. Kết cấu truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư .................... 103 4.1.1. Kết cấu tuyến tính .............................................................................. 103 4.1.2. Kết cấu vòng tròn ............................................................................... 105
  7. 4.1.3. Kết cấu phức hợp, đa tuyến................................................................ 107 4.1.4. Kết cấu lắp ghép, phân mảnh ............................................................. 109 4.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư........................................................................................................ 113 4.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................ 114 4.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ................................................... 117 4.3. Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư ................................................................................................................. 120 4.3.1. Ngôn ngữ trần thuật đậm chất Nam bộ .............................................. 120 4.3.2. Tổ chức điểm nhìn trần thuật linh hoạt, biến hoá .............................. 123 4.3.3. Giọng điệu trần thuật đa dạng, phong phú ......................................... 125 4.3.3.1. Giọng trữ tình buồn bã .................................................................... 126 4.3.3.2. Giọng bông lơn hài hướcs ............................................................... 129 4.3.3.3. Giọng triết luận điềm tĩnh ............................................................... 131 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................ 133 KẾT LUẬN ................................................................................................. 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......... 149 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 150 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 151 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 157 PHỤ LỤC 3 .................................................................................................. 161 PHỤ LỤC 4 .................................................................................................. 162
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Nam bộ là một bộ phận quan trọng của văn học dân tộc. Trải qua hơn ba trăm năm lịch sử, văn học Nam bộ đã hình thành, phát triển với diện mạo và bản sắc riêng, kết tinh được nhiều thành tựu. Những đặc điểm riêng về thổ nhưỡng, lịch sử, giao lưu, tiếp biến văn hóa,... đã khiến nền văn học của “vùng đất mới” này dù vẫn nằm trong cấu trúc chung của văn học dân tộc, nhưng vẫn mang đậm sắc thái vùng miền không thể trộn lẫn. Văn học Nam bộ là nơi kết tụ tinh hoa của ngôn ngữ Nam bộ, nơi lưu giữ tâm hồn và những giá trị văn hoá của con người phương Nam. Dòng chảy văn học này được khơi nguồn từ những sáng tác dân gian, trải từ thời trung đại với những tên tuổi tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Lạc,…, bền bỉ tiếp nối với Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh Chiếu, Trương Duy Toản, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu,... giai đoạn giao thời, Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy… của thời kì hiện đại, và vẫn không ngừng phát triển với thế hệ những nhà văn trẻ như Trần Thu Hằng, Nguyễn Ngọc Tư… Trong diện mạo đa sắc của văn học Nam bộ, có một dòng mạch kết đọng và được bồi lắng từ những thế hệ nhà văn gốc Nam bộ, sinh trưởng ở Nam bộ, sống và viết về đất và người Nam bộ. Chúng tôi gọi đó là “văn mạch Nam Bộ”. tác của họ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ văn học miền Nam, trở thành những cột mốc và điển phạm, kiến tạo nên một dòng mạch riêng trong nhiều mạch chảy của văn học miền Nam, Văn mạch Nam Bộ được duy trì và phát triển từ những tác giả nổi bật, tiêu biểu sinh trưởng tại miền Nam và tập trung toàn bộ sự nghiệp sáng tác của mình để tái dựng hiện thực và con người phương Nam. Họ có khả năng kiến tạo và đặt nền móng cho những trào lưu
  9. 2 sáng tác mới, những quan niệm nghệ thuật mang tính mở đường, những mẫu nhân vật điển hình, những cách viết khai phá… Họ chính là “thế hệ vàng” của văn chương phương Nam. 1.2. Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ hấp thụ và kế thừa di sản đặc sắc của văn mạch Nam Bộ mà còn không ngừng nỗ lực vượt thoát và phát triển để trở thành một “điển phạm” mới cho dòng chảy văn học phương Nam. Hành trình sáng tác và tạo dựng sự nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư cũng là hành trình chị miệt mài tìm kiếm cho mình một lối đi riêng nhưng cũng luôn gắn bó mật thiết với văn mạch Nam Bộ. Từ lúc góp mặt trên văn đàn cho đến nay đã hơn 20 năm, những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư luôn thể hiện “cái nhìn khắc khoải” về những thân phận con người miền Nam bé mọn trong cái “biển người mênh mông” và hắt hiu buồn. Qua mỗi chặng đường sáng tác, cái nhìn về hiện thực của chị cũng dần thay đổi, hiện thực được khai thác sâu hơn, chân thực hơn, đa chiều hơn. Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện và khai thác những “vỉa quặng” của đời sống Nam bộ qua nhiều thể loại đặc sắc như truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, bút ký… Ở thể loại nào, chị cũng đạt được những thành tựu nhất định, trong đó, tiêu biểu là truyện ngắn và tiểu thuyết. 1.3. Việc nghiên cứu một tác giả văn học có thể xuất phát từ nhiều góc độ, trong đó có hướng tiếp cận đặt sáng tác của nhà văn theo chiều lịch đại và trong vùng không gian mà họ thuộc về. Điều này giúp người nghiên cứu vừa có thể thấy được đặc điểm của vùng văn học, từ đó làm sáng tỏ phong cách của cá nhân nhà văn trong phong cách vùng miền; đồng thời có thể xem xét tác giả ấy đã kế thừa và vượt truyền thống đến đâu, trên cơ sở ấy, làm sáng tỏ được sự vận động và phát triển của một khuynh hướng hay dòng mạch riêng biệt. Cho đến nay, giới nghiên cứu đã có không ít công trình về văn học Nam bộ và Nguyễn Ngọc Tư, nhưng chưa có công trình nào nhìn Nguyễn Ngọc Tư trong
  10. 3 văn mạch Nam bộ. Xuất phát từ đặc thù của văn mạch này, chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu chuyên sâu về Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam bộ. Để thực hiện nhiệm vụ này, trước tiên, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ vấn đề “văn mạch Nam Bộ” – một dòng mạch/bộ phận văn học có nhiều thành tựu và đóng góp lớn với văn học Việt Nam nhưng chưa thật sự được minh định sáng rõ và tổng kết đủ đầy. Trên cơ sở đó, luận án sẽ phân tích những điểm kế thừa và tiếp nối của Nguyễn Ngọc Tư so với những người đi trước, từ đó định vị chỗ đứng của chị trong dòng chảy văn học dân tộc nói chung và văn học Nam bộ nói riêng, khẳng định vị trí và vai trò của chị như một “điển phạm” mới của văn mạch Nam bộ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận diện, phân tích những đặc điểm của văn mạch Nam bộ trong dòng chảy lịch sử, luận án sẽ làm rõ những kế thừa, đổi mới về mặt nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư, từ đó định vị vị trí văn học sử của Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá tài liệu về văn mạch Nam bộ với những đặc trưng và tiêu chí nhận diện riêng, đồng thời tổng quan về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và những đóng góp của nữ nhà văn trong 2 thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. - So sánh, đối chiếu Nguyễn Ngọc Tư và những nhà văn Nam bộ tiêu biểu nhất trong văn mạch Nam Bộ để tìm ra sự kế thừa và đổi mới về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam bộ qua các thời kỳ. - Phân tích, khảo sát và đánh giá về sự tiếp nối và phát triển của hệ thống đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư so với một số nhà văn tiêu biểu của văn mạch Nam Bộ.
  11. 4 - Phân tích và khảo cứu về sự tiếp nối và phát triển trong kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu viết truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư khi đặt trong văn mạch Nam bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư trong sự kế thừa và phát triển văn mạch Nam bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát: - Các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ra đời từ năm 2000 đến năm 2020. - Tiểu thuyết Sông (2012), Biên sử nước (2020). (xem Phụ lục 1- Danh mục truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư). 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp lịch sử- xã hội: nhằm tìm ra những đặc điểm của hoàn cảnh lịch sử, xã hội Nam bộ từ thế kỷ XIX đến nay có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của văn mạch Nam bộ, từ đó đặt sáng tác Nguyễn Ngọc Tư trong các trục nghiên cứu khác nhau (tiến trình văn học Nam bộ, hệ hình phát triển thể loại) để đánh giá chính xác, khoa học những đặc điểm, đóng góp của nhà văn. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dụng trong luận án này với mục đích khảo sát, khám phá truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư trong mối liên hệ biện chứng với lịch sử, văn hóa, tư tưởng, xã hội Nam bộ. Đồng thời, phương pháp nghiên cứu liên ngành còn giúp luận án có thể phản ánh đúng lịch sử và quy luật vận động của quá trình hình thành và không ngừng sáng tạo của Nguyễn Ngọc Tư, ảnh hưởng qua lại giữa văn chương Nguyễn
  12. 5 Ngọc Tư với văn học, văn hóa Việt Nam. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: để nhận diện, phân tích hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật [27, 304] mà nhà văn đã sử dụng. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Vận dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, khảo sát các vấn đề liên quan và triển khai thành những luận điểm tiêu biểu. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này được chúng tôi sử dụng nhằm so sánh những nét tương đồng và khác biệt về nội dung và nghệ thuật biểu hiện trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư. Đồng thời, chúng tôi đặt Nguyễn Ngọc Tư trong mối quan hệ đối sánh với các nhà văn Nam bộ tiêu biểu để thấy được nét đặc sắc riêng của chị. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần giới thuyết về khái niệm văn mạch Nam bộ và làm rõ những đặc điểm của văn mạch Nam bộ về không gian hình thành, đội ngũ tác giả và các chặng đường phát triển. - Thông qua luận án, có thể thấy được dòng chảy văn học Nam bộ qua các thời kỳ tiêu biểu cũng như sự vận động của văn học Việt Nam trước và sau thời kỳ đổi mới 1986. - Luận án hệ thống hoá những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư trong sự đối sánh với các nhà văn Nam bộ thế hệ trước, khẳng định phong cách và vị trí của chị trong văn mạch Nam bộ. - Luận án cho thấy tính khả dụng của hướng nghiên cứu phong cách của cá nhân nhà văn trong phong cách vùng miền, phân tích, lí giải về mối quan hệ mật thiết và biện chứng giữa cá nhân nhà văn và vùng văn học.
  13. 6 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục công trình có liên quan và phần Phụ lục, Nội dung chính của luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam bộ Chương 3: Nội dung truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam bộ Chương 4: Nghệ thuật truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư trong văn mạch Nam bộ
  14. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về văn mạch Nam bộ 1.1.1. Khái niệm “văn mạch Nam bộ” Khi tìm kiếm thuật ngữ “văn mạch Nam bộ” trong các từ điển chuyên ngành về văn học và ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy đây là một thuật ngữ mới, ít xuất hiện và chưa được định hình rõ ràng trong nội hàm khái niệm. Từ những tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu, luận án xin đề xuất định nghĩa về “văn mạch” như là sự kế thừa và tiếp biến về quan niệm, nội dung và hình thức nghệ thuật của các tác gia văn học tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử tại một vùng miền hoặc một quốc gia, dân tộc. Văn mạch vì thế sẽ mang những đặc trưng riêng về đội ngũ sáng tác, quan điểm nghệ thuật, nội dung và hình thức sáng tạo của một khu vực địa -văn hoá điển hình. Các đặc trưng của văn mạch vừa có sự tiếp nối liên tục và xuyên suốt giữa các giai đoạn, vừa có sự vận động và biến đổi để định hình và xây dựng hệ giá trị mới ở mỗi thời kỳ. Từ đây, luận án sẽ so sánh và làm rõ một số thuật ngữ có liên quan trực tiếp và dễ bị nhầm lẫn với nhau, đó là văn học Nam bộ, văn học miền Nam và văn mạch Nam bộ. “Văn học Nam bộ” là một bộ phận của văn học Việt Nam, đã trải qua tiến trình hình thành và phát triển lâu dài, từ văn học truyền thống viết bằng chữ Hán và chữ Nôm đến văn học đổi mới, cách tân viết bằng chữ quốc ngữ hiện đại. Các giai đoạn của văn học Nam bộ có những quy luật, đặc điểm riêng, gắn với những biến động của lịch sử vùng miền, những điều kiện đặc thù về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế... Xét về tiến trình phát triển, về căn bản văn học viết Nam bộ chính thức được xác lập từ nửa cuối thế kỷ XIX, trải qua bốn giai đoạn tương ứng với bốn thế hệ nhà văn có những cách tiếp cận hiện thực và
  15. 8 phương thức sáng tác riêng nhưng tựu chung đều gặp gỡ và thống nhất về cảm hứng chủ đạo trong sáng tạo nghệ thuật. Giai đoạn thứ nhất từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là giai đoạn khai mở với những tên tuổi nổi bật như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa,… Giai đoạn thứ hai từ đầu thế kỷ XX đến 1945 là giai đoạn nối tiếp và phát triển với các tác giả Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh Sắc, Phú Đức…Giai đoạn thứ ba từ 1945 đến 1975 là giai đoạn ghi dấu ấn của dòng văn học cách mạng với các cây bút tiêu biểu như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Dương Nghiễm Mậu, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng, Đoàn Giỏi, Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn văn học sau năm 1975 đến nay với những nhà văn của thời bình mang cảm thức mới, sức sống mới như Lê Văn Thảo, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Diệp Mai, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Ngọc Tư... Mai Quỳnh Nga trong bài viết Văn học Nam bộ và những bước tiên phong [60] đã đề cao tính đại chúng, nhân văn và cởi mở của nền văn học Nam Bộ. Như vậy có thể thấy, con người Nam bộ rất nghĩa hiệp, phóng khoáng nên dễ dàng đón nhận những tư tưởng tiến bộ, cách tân. Nền văn học Nam bộ vì thế luôn tiên phong trong hành trình đổi mới cả về hình thức và nội dung, đề cao lòng yêu nước, chính nghĩa, tinh thần đấu tranh quật cường, chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, giải phóng con người và bênh vực những mảnh đời yếu đuối, nhỏ bé trong xã hội… Sự vận động của văn học Nam bộ đã tạo tiền đề để tạo nên dòng chảy của văn mạch Nam bộ với các tiêu chí được định hình sắc nét. Nếu như văn học Nam Bộ phân kỳ theo các giai đoạn lịch sử xã hội thì văn mạch Nam bộ lại được phân chia dựa trên sự khu biệt của các thế hệ nhà văn mang quan niệm nghệ thuật độc đáo, vừa tiếp nối, vừa kế thừa và phát triển. Có thể hình dung sự khác biệt giữa hai thuật ngữ văn học Nam bộ và văn mạch Nam bộ thông qua sơ đồ sau:
  16. 9 VĂN MẠCH NAM BỘ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa văn học Nam Bộ và văn mạch Nam bộ Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy văn mạch Nam Bộ là một bộ phận nằm trong văn học Nam bộ. Đó là bộ phận cốt lõi, tập trung những giá trị nghệ thuật tinh tuý nhất và lâu bền nhất của văn học Nam bộ. Nếu như văn học Nam bộ là một hợp thể rộng lớn bao gồm sáng tác của tất cả các tác giả đến từ những vùng miền khác nhau (Bắc, Trung, Nam) thì văn mạch Nam bộ chỉ gắn với những tác giả sinh trưởng tại miền Nam, có các sáng tác gắn bó chặt chẽ với hiện thực đời sống và con người Nam bộ, mang đậm dấu ấn của văn hoá Nam bộ. Giai đoạn văn học 1954 – 1975 xuất hiện khái niệm văn học miền Nam (hoặc văn học đô thị miền Nam) trong sự đối lập với khái niệm văn học miền Bắc. Nguyên nhân chính là bởi theo hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam bị chia cắt bởi vĩ tuyến 17, tạo thành 2 miền Nam Bắc với thể chế chính trị khác nhau. Sự đối lập văn học miền Nam với văn học miền Bắc ở giai đoạn này vì thế vừa mang màu sắc địa lý vừa mang tính ý thức hệ. Cũng chính sự đối lập này khiến văn học miền Nam từng gặp phải phán xét ác ý trong thế đối sánh với văn học miền Bắc. Theo đó, nếu văn học miền Bắc 1954 - 1975 là văn học cách mạng, văn học xã hội chủ nghĩa, mang tính chất tiến bộ, tích cực thì văn học miền Nam 1954 - 1975 bị coi là văn học nô dịch, văn học phản động… Tuy nhiên, cùng với thời gian, việc nhìn nhận trở lại những sáng tác của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Dương Nghiễm Mậu, Vũ Hoàng Chương, Du Tử Lê, Hoài Khanh, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Thị Nghi… đã thực sự lấy lại vị trí xứng đáng cho văn học miền Nam. Nhà nghiên cứu Trần Hoài Anh đã bàn đến vài trò của văn học miền Nam trong kho tàng văn học dân tộc, tính cởi mở của văn học miền Nam và khẳng định chính những tiếp biến về mặt lý luận phương
  17. 10 Tây và sự đa dạng về thể loại đã giúp mang lại thành tựu [1]. Có thể nói, sự phát triển đa dạng và phong phú của văn học miền Nam giai đoạn này là cơ sở cho sự xuất hiện những cây bút tên tuổi của văn mạch Nam bộ. 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của văn mạch Nam bộ 1.1.2.1. Không gian địa – văn hoá Nam bộ Nam bộ là một trong ba vùng lãnh thổ của Việt Nam, có nhiều đặc điểm khác biệt so với Bắc bộ và Trung bộ. So với các gghvùng miền còn lại, Nam bộ có khí hậu tương đối ôn hoà và dễ chịu với hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Người dân nơi đây không phải hứng chịu cảnh giá rét lạnh lẽo như người miền Bắc, cũng không gặp cảnh thiên tai lũ lụt khủng khiếp như người miền Trung. Về điều kiện tự nhiên, Nam bộ là vùng đồng bằng sông nước có 3 mặt giáp biển, thổ nhưỡng đa dạng và địa hình đặc trưng. Các trung tâm giao thương lớn của Nam bộ đều được hình thành bên các bờ sông rạch để thuận tiện cho việc buôn bán, giao dịch hàng hoá như: Nông trại Đại phố, Mỹ Tho Đại phố, Sài Gòn, Cần Thơ... Tại miền Tây còn xuất hiện chợ nổi với toàn bộ hoạt động kinh doanh diễn ra trên sông nước. Thiên nhiên trù phú và hoang dã đã tạo nên môi trường định hình tính cách phóng khoáng, tự do của người Nam bộ. Họ không thích khuôn khổ, quy chuẩn gò bó, không quan tâm đến chuyện được mất, không câu nệ tiểu tiết, sống giản dị, chân thật, không màu mè, không định kiến. Trước thiên nhiên khoáng đạt, con người càng thêm hào sảng, lạc quan và có lòng ham sống mạnh mẽ. Nam bộ là nơi luôn có sự giao thoa, tiếp biến giữa nhiều nền văn hóa khác biệt, do các dân tộc khác nhau mang đến như tộc người Hoa, người Chăm, người Khơme... Những nền văn hóa này khi du nhập vào vùng đất phương Nam đã tự cộng sinh, điều chỉnh và chọn lựa để tạo thành một nền văn hóa đa dạng mà thống nhất, có lịch sử hơn ba trăm năm hình thành và phát triển. Điều kiện văn hoá xã hội tác động không nhỏ đến phẩm tính của người Nam bộ, giúp cho
  18. 11 họ trở nên nhanh nhẹn, năng động, cởi mở đón nhận những văn hoá khác biệt từ mọi vùng miền. Trong đời sống xã hội, một loại hình giải trí đặc sắc thu hút đông đảo người dân Nam bộ là xem hát bội, sau này gọi là hát cải lương. Trong cuốn Cá tính miền Nam, nhà văn Sơn Nam kể lại: Năm 1960 được xem là dấu mốc cho sự ra đời của phong trào nói thơ, nói truyện, sau đó lan rộng ra trong giới bình dân. Đó cũng là năm khởi điểm cho phong trào đờn ca tài tử. Đờn ca tài tử đã đi vào đời sống của người dân Nam bộ, trở thành một món ăn tinh thần quan trọng của người dân nơi đây, đã trở thành chất liệu văn học đặc sắc của văn chương Nam bộ, nơi tập hợp những hỉ nộ ái ố của kiếp người, nơi các nghệ sĩ có thể mượn nhạc để tỏ lòng một cách thấm thía. Về ẩm thực, món ăn Nam bộ kết tinh hương vị của đất rộng, vườn xanh, sông rạch mênh mông, khí trời lồng lộng, rừng già oai linh: Ruộng đồng mặc sức chim bay/ Biển hồ lai láng một bầy cá đua. (Ca dao Nam bộ). Ẩm thực Nam bộ không chỉ liên kết không gian và thời gian; truyền thống và hiện đại mà cả tâm linh và tư tưởng con người. Người Nam bộ ăn theo thuở, ở theo thời, tận dụng nguyên liệu theo từng mùa: mùa nước nổi thì có cá linh, bông điên điển, sầu đông…; mùa gặt thì có rau đắng, cua đồng, cá lóc… Không chỉ gây thương nhớ với những món ăn thuỷ hải sản dân dã, người dân nơi đây còn thể hiện tài chế biến từ các loài côn trùng, tạo thành một nền ẩm thực độc đáo và nồng đượm vị của ruộng đồng. Những món ăn đặc sắc ấy là một phần không thể thiếu trong cơ tầng văn hoá Nam bộ. 1.1.2.2. Đội ngũ tác giả của văn mạch Nam bộ Một đặc điểm chung của văn mạch Nam bộ là các tác giả đều sinh ra và lớn lên trong không gian bát ngát của những vùng đất Nam bộ chứ không phải là những người từ nơi khác di cư vào đây. Từ rất sớm, những cây bút này đã hấp thụ và thấm đẫm không gian địa văn hoá nơi đây một cách tự nhiên và
  19. 12 thuần nhất. Văn mạch Nam bộ khai mở từ sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và được kế thừa, bổ sung bởi các cây bút ở các thế hệ sau như Hồ Biểu Chánh, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Ngọc Tư… Họ là những người con của mảnh đất phương Nam, yêu và gắn bó với quê hương mình một cách dung dị và bền chặt, những tên đất tên làng thân thương và độc đáo đã trở thành những mảnh tâm hồn riêng của mỗi người và đi vào văn chương của họ như một lẽ tự nhiên. Nếu như Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam và Nguyễn Ngọc Tư tập trung tái hiện đời sống của con người trên những mảnh đất thuộc miền Tây Nam bộ - một vùng đất phù sa mới thì Nguyễn Đình Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy chủ yếu thâm canh ở mảnh đất Đông Nam bộ - vùng đất bazan và phù sa cổ. Xuất thân từ những miền quê Nam bộ giúp cho các nhà văn dễ dàng hơn khi mang những chất liệu đó vào sáng tác và là một lợi thế để tạo nên dấu ấn Nam bộ đậm đặc, không trùng lẫn với bất cứ vùng miền nào. Họ đã tự tạo cho mình những phong cách độc đáo, tạo ra một dòng chảy nghệ thuật không ngừng nghỉ, không đứt đoạn, tạo nên dấu ấn rất riêng của vùng đất phương Nam trong kho tàng văn học dân tộc. 1.1.2.3. Những giai đoạn phát triển của văn mạch Nam bộ Xuất hiện từ cuối thế kỉ XVI, văn mạch Nam bộ ban đầu được khởi tạo từ văn học dân gian mà tác giả là những người di dân đến phía Nam để lập nghiệp. Họ phần lớn thuộc tầng lớp dưới của xã hội phong kiến nên không được học hành, không biết chữ, sáng tạo và lưu truyền các tác phẩm dân gian bằng con đường truyền miệng, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa tinh thần của cộng đồng. Các tác phẩm văn học dân gian Nam bộ thời kỳ này đều mang giọng điệu chủ âm là: ca ngợi, đề cao cái tốt, cái thiện, phê phán và lên án cái xấu, cái ác, bày tỏ khao khát của con người về một cuộc sống và tương lai tốt đẹp… Văn học dân gian Nam bộ phát triển với nhiều thể loại quen thuộc như truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, tục ngữ, ca dao,… Chính văn học dân gian đã giúp lưu giữ cho lịch sử dân tộc những dấu vết đậm nét của
  20. 13 thời kỳ khai hoang mở đất. Thiên nhiên Nam bộ hoang sơ và dữ dội đã được thể hiện một cách sinh động và sáng tạo trong nhiều tác phẩm thể hiện sự kiên cường, sự đấu tranh của con người với tự nhiên và thể hiện thái độ ứng xử với môi trường qua việc cải tạo tự nhiên và xã hội bằng hệ thống nhà cửa, chùa chiền mang đặc trưng của văn hóa Nam Bộ. Bên cạnh dòng văn học dân gian, văn mạch Nam bộ còn có tiền đề là văn chương bác học, xuất hiện khá muộn so với miền Bắc, miền Trung. Ban đầu, chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng để sáng tác, sau này chữ Quốc ngữ mới thịnh hành theo sự phát triển chung. Văn chương bác học Nam bộ khi mới hình thành đã ghi dấu với các nhóm sáng tác tiêu biểu như nhóm Chiêu Anh Các (gồm hàng chục nhà thơ, nổi bật nhất là nhà thơ Mạc Thiên Tứ); nhóm Gia Định tam gia thi (gồm những gương mặt văn nhân tài năng như Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định,…); Giữa thế kỳ XIX nhóm Bạch Mai thi xã ra đời do các sĩ phu Nam Bộ thành lập ở gò Cây Mai, với mục đích sáng tác gắn với dòng văn học yêu nước, một loạt tên tuổi lớn: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông. Nhiều tác giả tiêu biểu của văn chương bác học ở giai đoạn này đã trở thành thế hệ khai dòng cho văn mạch Nam bộ. Chúng tôi cho rằng, tính từ khởi nguồn cho đến nay, văn mạch Nam Bộ đã trải qua bốn giai đoạn với bốn thế hệ nhà văn tiêu biểu, mỗi thế hệ mang một quan niệm nghệ thuật riêng, được thể hiện sắc nét qua các tác phẩm. Nguyễn Bình Ngọc Tư Nguyên Hồ Biểu Lộc- Sơn Chánh Nam- Nguyễn Trang Đình Thế Hy Chiểu Sơ đồ 1.2. Văn mạch Nam Bộ qua các chặng đường phát triển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2