Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
lượt xem 6
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày những tiền đề cơ bản của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam; những chặng đường phát triển của hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX; những đổi mới về phương pháp nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THU THỦY QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN HỮU TÁ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THU THỦY QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 34 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS TRẦN HỮU TÁ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Luận án Dương Thu Thủy
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ................................................................................................. Lời cam đoan ................................................................................................. Mục lục ...................................................................................................... 01 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 03 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 03 2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 04 3. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 04 4. Giới hạn của đề tài.................................................................................. 12 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 16 6. Đóng góp của luận án ............................................................................. 16 7. Cấu trúc luận án ..................................................................................... 17 NỘI DUNG Chương 1 - Những tiền đề cơ bản của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam .............................................. 18 1.1. Tiền đề lịch sử - xã hội...................................................................... 18 1.2. Tiền đề văn hóa - văn học ................................................................. 25 1.3. Tiền đề vật chất - kỹ thuật ................................................................. 48 Chương 2 - Những chặng đường phát triển của hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ................................. 54 2.1. Giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX ...................................................... 55 2.1.1. Ảnh hưởng của quan niệm cổ điển trong hoạt động nghiên cứu văn học ..................................................................................... 55 2.1.2. Bước khởi đầu của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học ..................................................................................... 58 2.2. Giai đoạn 1930 - 1945 - Những chuyển biến trong quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học ................................................... 71 1
- 2.2.1. Nghiên cứu văn học sử - Thành tựu và hạn chế ........................... 72 2.2.1.1. Những công trình riêng về từng thời kỳ, từng lĩnh vực văn học ......................................................................................................... 72 2.2.1.2. Những công trình khái quát cả quá trình văn học ............... 103 2.2.2. Nghiên cứu văn học nước ngoài - Thành tựu và hạn chế............ 129 2.2.3. Nghiên cứu lý luận văn học - Thành tựu và hạn chế .................. 134 Chương 3 - Những đổi mới về phương pháp nghiên cứu ..................... 145 3.1. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu............................................. 146 3.1.1. Phương pháp so sánh .............................................................. 146 3.1.2. Phương pháp trực giác ............................................................ 156 3.1.3. Phương pháp xã hội học .......................................................... 161 3.1.4. Phương pháp tiểu sử................................................................ 166 3.1.5. Phương pháp xã hội học mác - xít ........................................... 173 3.2. Ngọn nguồn của những đổi mới ...................................................... 183 3.2.1. Những yếu tố nội sinh ............................................................. 184 3.2.2. Những yếu tố ngoại nhập ........................................................ 190 KẾT LUẬN ............................................................................................. 200 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 204 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................... 220 2
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại đã phát triển qua một thế kỷ với nhiều thành tựu to lớn. Các thành tựu về nghiên cứu văn học sử Việt Nam đã được nhắc tới trong các bộ lịch sử văn học cũng như trong các cuốn sách chuyên khảo của cá nhân hoặc tập thể tác giả kể từ đầu thế kỷ XX đến nay. Trong các cuốn sách đó, chúng ta thấy các tác giả đã cố gắng đánh giá và tổng kết các thành tựu của văn học nước nhà cả về mặt sáng tác lẫn nghiên cứu. Những thành tựu về nghiên cứu như các quan điểm nghệ thuật, các lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu, đã được tổng kết xen lẫn với các thành tựu về sáng tác trong cùng giai đoạn, cùng một thời kỳ văn học. Những bộ sách lịch sử văn học như Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) của nhóm Lê Quý Đôn, Văn học Việt Nam (1900 - 1945) (1999) do Phan Cự Đệ chủ biên, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (1976), Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 (1981), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Những vấn đề lịch sử và lý luận) (2004),... của các tập thể tác giả, và một số cuốn sách khác như bộ sách Lược khảo văn học (1963, 1968) của Nguyễn Văn Trung, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1965) của Phạm Thế Ngũ, bộ sách Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967) của Thanh Lãng, Văn học sử thời kháng Pháp 1858 - 1945 (1972) của Lê Văn Siêu, ... đều có đề cập ít nhiều đến thành tựu của hoạt động nghiên cứu văn học bên cạnh các thành tựu của sáng tác văn học đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, việc tổng kết riêng về lĩnh vực nghiên cứu văn học, đặc biệt là giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Những cuốn sách tổng kết riêng về lĩnh vực nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung và đối với giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX nói riêng hầu như rất hiếm. Không thoả mãn với những thành tựu của lĩnh vực nghiên cứu văn học phần lớn mới 3
- chỉ được nhắc đến bên cạnh những thành tựu về sáng tác trong các cuốn lịch sử văn học, chúng tôi cho rằng chỉ có việc nghiên cứu chuyên biệt để tổng kết riêng các thành tựu nghiên cứu văn học thì mới đánh giá được thỏa đáng hoạt động của lĩnh vực này. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” để thực hiện luận án nhằm đáp ứng phần nào mối quan tâm về quá trình hiện đại hóa và sự đóng góp của hoạt động nghiên cứu văn học trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, chúng tôi nhằm hướng đến những mục đích sau: - Đánh giá một cách khách quan, khoa học những thành tựu và hạn chế của quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. - Nêu lên những đóng góp của hoạt động nghiên cứu văn học trong thành tựu chung của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. - Rút ra những bài học kinh nghiệm về quá trình hiện đại hoá văn học nhằm vận dụng vào công cuộc hiện đại hoá văn học hiện nay. 3. Lịch sử vấn đề Ngành nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại chủ yếu thiên về xu hướng sưu tầm, bình điểm. Xu hướng này mang tính chất của tiếp nhận cảm tính nhiều hơn là tư duy khoa học. Chính vì vậy, mặc dù xu hướng này có ưu điểm là cung cấp cho ta những kiến thức đánh giá độc đáo về mặt thẩm mỹ và nghệ thuật, nhưng nó chưa phác họa được một bức tranh văn học có hệ thống với những lý giải khoa học và biện chứng về quá trình phát triển của văn học. 4
- Phải đến đầu thế kỷ XX, khi văn hoá Việt Nam có điều kiện được tiếp xúc với văn hoá phương Tây, các nhà nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam nhận thấy rằng: đổi mới phương pháp nghiên cứu văn học là một nhu cầu không thể thiếu được trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Họ bắt đầu tìm hiểu các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học của phương Tây để vận dụng vào Việt Nam. Kết quả là chưa bao giờ nền văn học Việt Nam chuyển biến và phát triển mạnh mẽ như ở giai đoạn này. Riêng hoạt động nghiên cứu văn học trong nửa đầu thế kỷ XX đã để lại một di sản khá phong phú và đa dạng. Từ những bài nghiên cứu còn mang đậm dư âm của quan niệm cổ điển trong buổi đầu tiếp thu học thuật nước ngoài, đến những tác phẩm vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu các tác gia, tác phẩm, các giai đoạn văn học thời kỳ văn học…, các nhà nghiên cứu đã đóng góp không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa văn học đương thời và đặt nền móng quan trọng cho hoạt động nghiên cứu văn học của giai đoạn sau này. Tuy nhiên, cho đến nay, bên cạnh những thành tựu về sáng tác, lý luận, phê bình đang được giới nghiên cứu quan tâm, có thể nói, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về những thành tựu và hạn chế của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Từ trước năm 1945, lĩnh vực nghiên cứu, phê bình cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Các vấn đề như quan điểm, phương pháp, thể loại, tác giả, tác phẩm đã được các tác giả Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Thạch Lam, Kiều Thanh Quế, Diệu Anh Đinh Gia Trinh, Nguyễn Văn Tố… đem ra bàn bạc. Toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này đều được các nhà nghiên cứu gọi chung là: phê bình văn học. Và như thế là xuất hiện một kiểu “phê bình của phê bình”. Trong Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, chúng ta thấy tác giả đã có ý xếp riêng những nhà văn viết phê bình và nghiên 5
- cứu vào cùng một phần để đánh giá và phê bình các tác giả đó. Từ sau năm 1945 đến 1975, các bộ lịch sử văn học đều dành sự quan tâm khảo sát giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Bên cạnh phần nói về hoạt động sáng tác, các công trình đều có đề cập ít nhiều đến hoạt động nghiên cứu văn học. Tuy vậy, các công trình phần lớn đều xem hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này như là một hình thức của phê bình văn học. Có thể kể những công trình tiêu biểu có đề cập đến hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX như: Lược thảo văn học Việt Nam (tập 3, 1957, Nhóm Lê Quý Đôn soạn); Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Nxb Phong trào Văn hóa, Sài Gòn, 1967) và Phê bình văn học thế hệ 1932 - 1945 (Nxb Phong trào Văn hóa, Sài gòn, 2 tập, 1972 - 1975) của Thanh Lãng; Việt Nam văn học sử giản ước tân biên 1862 - 1945 (Nxb Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1965) của Phạm Thế Ngũ, Lược khảo văn học: Nghiên cứu và phê bình văn học (tập 3, Nxb Nam Sơn, Sài Gòn, 1968) của Nguyễn Văn Trung. Trong những công trình nêu trên, công trình Phê bình văn học thế hệ 1932-1945 của Thanh Lãng có tầm bao quát rộng hơn cả. Trong tác phẩm này và một phần của Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Thanh Lãng đã phác họa tổng quát bức tranh nghiên cứu - phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX như: Đặc điểm của giai đoạn, Lý thuyết về phê bình, Sự phân hóa của lực lượng cầm bút, Mười vụ án văn học, Sáu khuynh hướng phê bình; Giới thiệu và nhận định về 17 nhà phê bình... Các công trình của Thanh Lãng có một đặc điểm chung là mang tính khảo cứu, mô tả và liệt kê sự kiện; cho nên chưa thể hiện rõ quá trình và những quy luật phát triển của ngành nghiên cứu văn học Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Đã thế, ở tập I của bộ sách Phê bình văn học thế hệ 1932, tác giả lại dành cả chương II để phát biểu chung về phê bình văn học và giới thiệu một số trường phái phê bình của thế giới. Sau đó, sang tập II, ông lại giới thiệu các trường phái của thế giới đã dẫn ở tập I. 6
- Vì vậy, ấn tượng tản mạn của bộ sách lại càng thể hiện rõ rệt. Nhưng cái đáng quý của các công trình này là đã cung cấp một khối lượng tư liệu giá trị rất cần thiết cho các thế hệ nghiên cứu sau này. Tập 3 của bộ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1862 - 1945) của Phạm Thế Ngũ là công trình biên khảo được viết một cách nghiêm túc về tình hình văn học trong khoảng thời gian từ 1862 đến 1945. Trong công trình này, Phạm Thế Ngũ chủ yếu đề cập đến thành tựu về sáng tác văn học. Tuy vậy, ông cũng có dành một số trang để giới thiệu hoạt động biên khảo và phê bình giai đoạn từ 1907 đến 1932, cũng như để đánh giá cao hoạt động phê bình giai đoạn 1940 - 1945. Trong Lược khảo văn học (tập 3) sau khi đề cập qua về sự ra đời của phê bình văn học, Nguyễn Văn Trung đã mô hình hóa các dạng hoạt động của phê bình và các loại tác gia phê bình. Theo tác giả, giai đoạn này có năm quan niệm phê bình: Phê bình ấn tượng chủ quan giáo điều (Đào Duy Anh, Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính), Phê bình giáo khoa (Trần Thanh Mại, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế, Dương Quảng Hàm…), Phê bình luân lý (Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Hải Triều, Mộng Sơn, Thái Phỉ, Lê Thanh…), Phê bình phân tâm học (Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu), Phê bình xã hội (Hải Triều, Nguyễn Bách Khoa)... Ngoài những công trình vừa nêu, rải rác trong cuốn sách Văn học sử thời kháng Pháp 1858 - 1945 (Nxb Trí Đăng, Sài Gòn, 1972), Lê Văn Siêu có đề cập đến vấn đề biên khảo và phê bình, cũng như có giới thiệu qua các nhà phê bình, nghiên cứu văn học như Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Trần Thanh Mại, Hoài Thanh, Trương Tửu. Sau 1975, các công trình nghiên cứu về hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX ngày càng được quan tâm. Bên cạnh các 7
- bộ Lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1930 (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1981) và Lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 do Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Hoàng Dung biên soạn chỉ dành một số trang viết khiêm tốn về hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học so với hoạt động sáng tác, thì gần đây, chúng ta thấy có nhiều bài viết, sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đề cập riêng đến thành tựu nghiên cứu và phê bình của một số nhà nghiên cứu - phê bình đã sống qua cả hai thời kỳ. Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Mến: Những đóng góp về mặt lý luận phê bình của Hoài Thanh trước Cách mạng tháng Tám (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2001); luận án tiến sĩ của Trần Hạnh Mai: Sự nghiệp phê bình văn học của Hoài Thanh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 2000, Nxb Giáo dục, 2003); luận văn thạc sĩ của Dương Thu Thuỷ: Đóng góp về phê bình và nghiên cứu lịch sử văn học của Trần Thanh Mại (Trường Đại học Sư phạm Huế, Huế, 2004); luận văn thạc sĩ của Hồ Vi Thường: Khuynh hướng phê bình mác - xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945) (Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2005)… Nghiên cứu về lý luận, phê bình những thập niên đầu thế kỷ XX phải kể đến cuốn sách Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX của Trần Mạnh Tiến (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001). Có một công trình được tác giả cho là “công trình chuyên biệt đầu tiên tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, toàn bộ hoạt động phê bình văn học thời trước Cách mạng” mang tên: Lịch sử phê bình văn học Việt Nam (giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945) của Trần Thị Việt Trung (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002). Công trình Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945) của Nguyễn Thị Thanh Xuân (Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) cũng ra đời vào năm 2004. Lịch sử phê bình văn học Việt Nam (Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 8
- 1945) của Trần Thị Việt Trung là cuốn sách nghiên cứu về phê bình văn học giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945. Trong công trình này, tác giả đã nêu lên những tiền đề về lịch sử xã hội và văn hoá của phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ đến năm 1945, trong đó có đề cập đến vai trò của hoạt động báo chí, đội ngũ những nhà văn tham gia hoạt động phê bình văn học.... Tác giả giới thiệu diện mạo và đặc điểm của phê bình văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, dựng lên một số chân dung nhà phê bình chủ yếu ở giai đoạn 1930 - 1945 như Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều. Vì vậy, theo chúng tôi, cuốn sách Lịch sử phê bình văn học Việt Nam (Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945) của Trần Thị Việt Trung chủ yếu đánh giá về hoạt động phê bình văn học như mục đích của tác giả đặt ra chứ chưa thể hiện rõ toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học. Trong công trình Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, Trần Mạnh Tiến đã khái quát một cách toàn diện và có hệ thống về tình hình, đặc điểm và thành tựu lý luận phê bình văn học 30 năm đầu thế kỷ. Tác giả đã nêu lên một số đặc trưng của văn học, các mối quan hệ cơ bản của văn học, tác dụng của văn học; quan niệm về tác phẩm văn học và đề cập đến hai thể loại chính là thơ và tiểu thuyết; về phê bình văn học, Trần Mạnh Tiến nêu ra hai khuynh hướng trong phê bình văn học đầu thế kỷ là phê bình truyền thống và phê bình mới, giới thiệu các quan điểm cũng như những đánh giá về cuộc tranh luận Truyện Kiều giữa những năm 20 của thế kỷ XX. Tóm lại, cuốn sách trên chỉ đề cập về lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cũng nghiên cứu về phê bình văn học, Nguyễn Thị Thanh Xuân trong công trình Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945) đã khái quát sự hình thành và phát triển của phê bình văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời giới thiệu 12 tác giả phê bình tiêu biểu ở giai đoạn này là: Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, 9
- Trương Chính, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều, Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa, Đặng Thai Mai, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế. Theo tác giả, phê bình văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX là một nền phê bình văn học “đã có cơ sở lý luận tuy chưa hoàn chỉnh”, phê bình văn học giai đoạn này đã phát triển một cách nhanh chóng về nhiều mặt, trong đó rõ nhất là ngôn ngữ phê bình. Và cuốn sách cũng tập trung đề cập đến mảng phê bình của ngành nghiên cứu văn học. Gần đây, trong cuốn Phương pháp luận nghiên cứu văn học (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004), Nguyễn Văn Dân cũng đã đánh giá sự đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu của một số tác giả thời trước Cách mạng như Trần Thanh Mại, Hoài Thanh và Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa, đồng thời chỉ ra những hạn chế về quan điểm phương pháp luận của họ. Nhưng đây vốn là một cuốn sách bàn về Phương pháp luận nên tác giả chỉ chủ yếu nêu lên những đóng góp cũng như những hạn chế về phương pháp nghiên cứu của các tác giả Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám để minh họa cho vấn đề “phương pháp luận nghiên cứu văn học” chứ chưa phải là cuốn sách chuyên sâu về hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này. Cuốn sách Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lý luận và lịch sử (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004) do Phan Cự Đệ chủ biên chủ yếu đề cập đến lý luận, phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX. Nghiên cứu lý luận, phê bình thời kỳ nửa đầu thế kỷ, Trần Đình Sử phân chia làm hai giai đoạn: Lý luận, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1932; Lý luận, phê bình văn học 1932- 1945. Ở giai đoạn đầu, sau khi nêu diện mạo chung của đời sống lý luận, phê bình văn học ba mươi năm đầu thế kỷ; cuộc tranh luận văn học đầu tiên mở đầu thế kỷ: Tranh luận Truyện Kiều; tác giả đã giới thiệu những nhà nghiên cứu, phê bình văn học đầu tiên gồm: Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Võ Liêm Sơn. Sang giai đoạn từ 1932 đến 1945, Trần Đình Sử cho rằng đặc điểm 10
- chủ yếu của giai đoạn này là giai đoạn hình thành tư tưởng mới; phủ nhận tư tưởng cũ, nổ ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng, và đây cũng là giai đoạn hình thành lý luận văn học như là một “thể loại mới” xưa nay chưa từng có và đồng thời xuất hiện những nhà lý luận, phê bình văn học chuyên nghiệp. Trần Đình Sử chia ra sáu thể loại phê bình chủ yếu ở giai đoạn này gồm: thể bút chiến, thể phê bình tác giả, thể danh nhân truyện ký, thể phê bình khoa học hay nghiên cứu chuyên đề, thể loại bình chú, bình văn, thể loại văn học sử. Ông phân chia thế hệ các nhà lý luận, phê bình văn học giai đoạn 1932 - 1945 theo bốn khuynh hướng: các nhà phê bình có xu hướng tổng kết (Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan); các nhà phê bình mác-xít (Hải Triều, Đặng Thai Mai); các nhà phê bình, nghiên cứu văn học theo phương pháp khoa học (Trần Thanh Mại, Đào Duy Anh, Nguyễn Bách Khoa); các nhà văn học sử và biên khảo (Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đổng Chi, Ngô Tất Tố, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế). Trong mỗi tác giả, Trần Đình Sử có giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu, kèm theo vài lời nhận định hết sức ngắn gọn. Chuyên luận Lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005) do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên đã giới thiệu 27 bài viết về hoạt động lý luận, phê bình nửa đầu thế kỷ của các tác giả: Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài, Cao Kim Lan, Trịnh Bá Đĩnh, Tôn Thảo Miên, Nguyễn Đăng Điệp, Đinh Thị Minh Hằng. Cuốn sách ngoài phần mở đầu (Khái quát: Động lực lớn của lý luận - phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX) và phần kết luận (Sự phát triển tiếp nối của lý luận, phê bình văn học nửa đầu thế kỷ XX đến nay) có ba chương. Chương một và chương hai, nghiên cứu về sự phát triển của lý luận và phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Chương ba giới thiệu mười tác gia lý luận, phê bình văn học tiêu biểu gồm: Phan Khôi, Thiếu Sơn, Hải Triều, Hoài Thanh, Trần Thanh Mại, Trương Chính, Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa, Lê Thanh, Vũ 11
- Ngọc Phan, Đặng Thai Mai. Tóm lại, nội dung chính của cuốn sách là nghiên cứu về lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Ngoài các cuốn sách nói trên, ta còn có thể tìm gặp những ý kiến nhận xét, đánh giá về từng tác gia, hay từng tác phẩm phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạn này trên nhiều sách, bài báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu, nhà văn có uy tín. Tuy nhiên, hầu như chưa có một cuốn sách nào tập trung khảo sát và tổng kết về quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Đây vẫn còn là một lĩnh vực cần phải bổ khuyết, và đề tài Quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của chúng tôi sẽ cố gắng đóng góp cho công việc tổng kết này. 4. Giới hạn của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các công trình nghiên cứu văn học ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đã có độ lùi thời gian nhất định của các nhà nghiên cứu văn học chuyên nghiệp hoặc không chuyên. Trong đó, luận án tập trung chủ yếu vào sự hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX qua những thành tựu chủ yếu, qua các phương pháp nghiên cứu và nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đó. Những vấn đề khác không phải là đối tượng nghiên cứu của luận án. Với yêu cầu nhằm vào sự hiện đại hoá, chúng tôi sẽ tập trung vào những công trình nghiên cứu tiêu biểu, có đóng góp về mặt đổi mới trong quan điểm lý thuyết và phương pháp thực hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: phạm vi của đề tài, chúng tôi xác định chỉ tập trung nghiên cứu những yếu tố nổi trội đã góp phần làm nên quá trình hiện đại hóa trong hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX (từ năm 1900 đến năm 1945); không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ các tác giả và tác phẩm xuất hiện ở giai đoạn này mà chỉ giới hạn ở phạm vi những tác 12
- phẩm tiêu biểu nhất của những tác giả có những đóng góp cụ thể trong hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này. 4.3. Giới thuyết một số khái niệm 4.3.1. Khái niệm nghiên cứu văn học Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Nghiên cứu văn học còn gọi là khoa văn học hoặc khoa học về văn học, là khoa học nghiên cứu các quy luật và hiện tượng trong sự tồn tại và phát triển của văn học. Từ điển văn học (Bộ mới - xuất bản năm 2004) định nghĩa: Nghiên cứu văn học là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn mà đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật ngôn từ (văn học). Nghiên cứu văn học, theo truyền thống, bao gồm ba bộ môn chính: Lý luận văn học, Lịch sử văn học, Phê bình văn học. Trong đó, Lý luận văn học nghiên cứu những quy luật chung của cấu trúc và sự phát triển văn học; Lịch sử văn học (còn gọi là văn học sử) lấy đối tượng nghiên cứu là văn học quá khứ, khảo sát nó như một quá trình, hoặc khảo sát một trong số các thời đoạn của quá trình đó; Phê bình văn học chú ý đến trạng thái hiện tại của văn học đương thời, nó cũng chú ý lý giải văn học quá khứ từ quan điểm những vấn đề xã hội và nghệ thuật hiện thời. Ở trình độ phát triển cao và tính chuyên môn sâu, nghiên cứu văn học là tên gọi chung cho nhiều bộ môn nghiên cứu cụ thể, tương đối độc lập, tiếp cận cùng một đối tượng nghiên cứu là văn học từ những góc độ khác nhau. Căn cứ vào những nội hàm khái niệm vừa nêu, chúng ta thấy rằng phê bình văn học và nghiên cứu văn học là hai bộ phận có mối quan hệ gần gũi nhưng là hai bộ phận khác nhau. Phê bình văn học có tính chất khen chê những tác phẩm mang tính thời sự, kịp thời; trong khi nghiên cứu văn học nhìn một cách toàn diện, thấy được bản chất bên trong và ngoài của đối tượng thường là đã ổn định. Từ phê bình văn học chuyển sang nghiên cứu văn học 13
- chỉ là một bước đơn giản. Chẳng hạn: Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, nghiên cứu về những nhà văn, nhà thơ đương thời vừa có chất phê bình nhưng giá trị nghiên cứu vẫn rõ nét vì chất khái quát của người viết. Nghiên cứu văn học và phê bình văn học đều phải lấy lý luận làm nền. Sự phát triển mạnh mẽ của nghiên cứu nằm chung trong hệ thống nghiên cứu, lý luận, phê bình chứng tỏ nền văn học dân tộc đã phát triển tới mức toàn diện. Trên cơ sở tích hợp và tiếp biến những khái niệm nghiên cứu văn học trong các công trình đã nêu trên, chúng tôi quan niệm: hoạt động nghiên cứu văn học là quá trình xem xét, tìm hiểu, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện các tác gia, tác phẩm, hiện tượng văn học quá khứ hoặc đương thời đã có độ lùi thời gian nhất định (kể cả văn học trong nước và nước ngoài). 4.3.2. Khái niệm “Quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học” Đến đầu thế kỷ XX, hiện đại hóa văn học đã trở thành một yêu cầu tất yếu của lịch sử văn học Việt Nam. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục … lúc này đã hội đủ các yếu tố nội sinh và ngoại nhập, tạo nên các nhân tố thúc đẩy văn học phát triển theo hướng hiện đại hóa. Nói đến văn học hiện đại là nói đến văn học phát triển trong môi trường kinh tế tư bản chủ nghĩa, có sự hình thành giai cấp tư sản, giai cấp vô sản …. Như vậy, khái niệm hiện đại hóa xuất hiện và được sử dụng khi con người bước sang thời kỳ chủ nghĩa tư bản và ở mỗi lĩnh vực nó mang một nội hàm khái niệm khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà: Hiện đại hóa trong chừng mực nhất định, nó đồng nghĩa với khái niệm phương Tây hóa, là quá trình thu nhận những ảnh hưởng của văn học phương Tây để có những đặc điểm của văn học phương Tây [192, tr.40]. Khái niệm hiện đại hóa văn học ở đây được sử dụng theo nghĩa phân 14
- biệt với khái niệm văn học trung đại. Đó là quá trình chuyển từ loại hình văn học cũ sang loại hình văn học mới hiện đại hơn, nghĩa là, khi mà nền văn học phong kiến không còn thích ứng nữa thì yêu cầu của xã hội là phải đổi mới để thực hiện chức năng phản ánh hiện thực một cách đầy đủ và hiệu quả hơn. Văn học hiện đại hóa là văn học đã thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại để xác định một hệ thống thi pháp mới, thi pháp văn học hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu phản ánh xã hội mới và đáp ứng thị hiếu mới của công chúng thời điểm ấy. Như vậy, hiện đại hóa là quá trình tất yếu của một nền văn học. “Nó xuất phát từ nhu cầu sáng tạo nội tại của văn học, từ tác động của hoàn cảnh xã hội, từ đòi hỏi của công chúng và từ kết quả của sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc” [192, tr.40]. Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 tất nhiên không phải một sớm một chiều mà nó là cả một quá trình diễn ra liên tục không ngừng. Ở giai đoạn ba mươi năm đầu thế kỷ (từ 1900 đến 1930) là bước chuẩn bị cho sự chuyển mình của văn học, trong đó mười năm cuối của giai đoạn này, công cuộc hiện đại hóa văn học đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Giai đoạn từ 1930 đến 1945, quá trình hiện đại hóa nền văn học được đẩy lên một bước mới với nhiều cuộc cách tân văn học sâu sắc và toàn diện, đặc biệt là sự ra đời các thể loại văn học mới. Đến đây, sự đổi mới đã thể hiện một cách toàn diện, triệt để. Nền văn học Việt Nam lúc này, nhìn tổng thể, đã mang tính hiện đại từ nội dung đến hình thức, không còn lạc điệu trong văn học của thế giới hiện đại. Đặt vào bối cảnh chung của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn này, theo chúng tôi: hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học là sự thay đổi về tư duy của các nhà nghiên cứu để từ đó có sự đổi mới trong cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu nhằm 15
- đánh giá đối tượng một cách khách quan, khoa học và toàn diện. Đó là một quá trình diễn ra liên tục, không ngừng, khiến văn học nói chung và hoạt động nghiên cứu văn học nói riêng dần dần mang những đặc điểm và tính chất riêng của văn học đương thời so với văn học thời trung đại. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Đây là đề tài nghiên cứu một giai đoạn trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam, nhằm tổng kết và đánh giá những thành tựu và hạn chế của công cuộc hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học, do vậy, phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận án này là phương pháp nghiên cứu văn học sử. Sử dụng phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với môi trường văn hóa, xã hội, lịch sử giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời phải xem xét và khảo sát chúng trong sự vận động chung của văn học Việt Nam trong thời điểm nghiên cứu. 5.2. Ngoài phương pháp chủ yếu nói trên, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp khác như sau: - Phương pháp hệ thống loại hình được dùng để hệ thống hóa và phân loại các công trình nghiên cứu, từ đó xác định vị trí và ý nghĩa của các công trình nghiên cứu. Qua đó, có thể phân ra các xu hướng, trường phái để đánh giá những đóng góp của chúng về mặt lý thuyết và phương pháp. - Phương pháp lịch sử loại hình: phương pháp này cho phép chúng tôi nghiên cứu so sánh các đối tượng cùng loại trong lịch đại và đồng đại để thấy được tính hiện đại của chúng. Đồng thời phối hợp nhiều thao tác như: phân tích, tổng hợp, phân loại… 6. Đóng góp của luận án: hoàn thành đề tài, chúng tôi dự kiến sẽ có những đóng góp như sau: 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 p | 170 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 213 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 170 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 p | 151 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
182 p | 170 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 149 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại
156 p | 134 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
158 p | 110 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 47 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Giá trị văn hóa trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân
162 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)
162 p | 40 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản
168 p | 29 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
204 p | 120 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 113 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 137 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)
172 p | 52 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn