Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức (Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội)
lượt xem 14
download
Luận án tập trung tìm hiểu thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất khuyến nghị nhằm gia tăng tỷ tệ tham gia BHXH tự nguyện đối với người lao động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức (Nghiên cứu trường hợp quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ______________________ NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG THUỘC KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ______________________ NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG THUỘC KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62.31.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa 2. TS Dương Văn Thắng Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể, được các đồng tác giả cho phép sử dụng. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Luận án tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ rất tận tình từ phía Thầy/Cô hướng dẫn khoa học, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy/ Cô giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa và TS Dương Văn Thắng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy/Cô đã có những nhận xét, góp ý cho luận án của tôi. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo 8 phường thuộc Quận Tây Hồ đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện nghiên cứu của mình một cách thuận lợi; đồng thời xin cảm ơn các ông/bà tại địa bàn khảo sát đã nhiệt tình cung cấp thông tin cho nghiên cứu. Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành xin gửi đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy Cô và các bạn học để luận án được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nga
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. 4 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 5 DANH MỤC BIỂU .......................................................................................... 6 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................. 18 1.1. Tổng quan các nghiên cứu lý thuyết về An sinh xã hội ................... 18 1.2. Nghiên cứu về an sinh xã hội đối với ngƣời lao động khu vực kinh tế phi chính thức ......................................................................................... 25 1.3. Nghiên cứu về tham gia ảo hiểm hội tự nguyện của ngƣời lao động ............................................................................................................. 28 1.3.1. Nghiên cứu về Bảo hiểm xã hội...................................................... 28 1.3.2. Nghiên cứu về tiếp cận Bảo hiểm xã hội tự nguyện ....................... 30 1.3.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận Bảo hiểm xã hội tự nguyện ....................................................................................................... 34 1.3.4. Nghiên cứu về giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện .... 41 Tiểu kết ........................................................................................................... 42 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 44 2.1. Các khái niệm công cụ ........................................................................ 44 2.1.1. Khái niệm an sinh xã hội ................................................................ 44 2.1.2. Khái niệm Bảo hiểm xã hội ............................................................ 46 2.1.3. Khái niệm Bảo hiểm xã hội bắt buộc.............................................. 47 2.1.4. Khái niệm Bảo hiểm xã hội tự nguyện ........................................... 48 2.1.5. Khái niệm Người lao động ............................................................. 53 2.1.6. Khái niệm Khu vực phi chính thức................................................. 53 1
- 2.2. Các cách tiếp cận Lý thuyết của đề tài.............................................. 57 2.2.1. Lý thuyết sự lựa chọn duy lý .......................................................... 57 2.2.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng ....................................................... 60 2.2.3. Lý thuyết sự tham gia ..................................................................... 61 2.3. Các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về BHXH, BHXH tự nguyện...65 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 71 2.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu ....................................................... 71 2.4.2. Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi .......................................... 73 2.4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................... 77 2.4.4. Phương pháp quan sát ..................................................................... 78 2.4.5. Phương pháp xử lý thông tin .......................................................... 79 2.5. Đặc điểm kinh tế- xã hội địa bàn nghiên cứu ................................... 79 2.6. Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan ảo hiểm hội quận Tây Hồ 82 CHƢƠNG 3. NGƢỜI LAO ĐỘNG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN .................................... 84 3.1. Khái quát hiện trạng ngƣời lao động khu vực phi chính thức tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện .................................................................. 84 3.1.1. Hiện trạng người lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở thành phố Hà Nội .............................................. 84 3.1.2. Hiện trạng Người lao động khu vực phi chính thức tham gia ảo hiểm xã hội tự nguyện ở quận Tây Hồ ..................................................... 88 3.2. Mô tả về việc làm, thu nhập và điều kiện sống của ngƣời lao động khu vực phi chính thức tại địa bàn nghiên cứu ...................................... 90 3.3. Mục đ ch, đối tƣ ng và phƣơng thức tham gia ảo hiểm hội tự nguyện của ngƣời lao động........................................................................ 99 3.3.1. Mục đích tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động .....99 3.3.2. Đối tượng và thời gian tham gia ................................................... 104 3.3.3. Địa điểm, phương thức và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 107 2
- 3.4. Quá tr nh tiếp cận ảo hiểm hội tự nguyện và đánh giá của ngƣời lao động về chế độ, ch nh sách ảo hiểm hội tự nguyện....... 112 3.4.1. Quá trình tiếp cận bảo hiểm xã hội tự nguyện ............................. 112 3.4.2. Đánh giá của người lao động về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện................................................................................................. 114 3.4.3. Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động đã từng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện .......................................................... 124 3.5. Nhận thức, nhu cầu và khả năng tham gia ảo hiểm hội tự nguyện của ngƣời lao động chƣa tham gia ............................................ 126 Tiểu kết ......................................................................................................... 133 CHƢƠNG 4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC .......................................................................... 135 4.1. Yếu tố thuộc về ngƣời lao động khu vực phi chính thức .............. 135 4.1.1. Yếu tố tâm lý của người lao động................................................. 135 4.1.2. Yếu tố nhận thức của người lao động về chính sách BHXH tự nguyện ..................................................................................................... 136 4.1.3. Trình độ học vấn ........................................................................... 142 4.1.4. Yếu tố kinh tế ................................................................................ 144 4.2. Yếu tố thuộc về chế độ, chính sách .................................................. 149 4.3. Yếu tố thuộc về công tác truyền thông ............................................ 154 Tiểu kết ......................................................................................................... 160 KẾT LUẬN .................................................................................................. 162 KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................... 165 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, C NG TR NH CỦA TÁC GIẢ LI N QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 169 3
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế PTTH Phổ thông trung học 4
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng phỏng vấn người lao động tham gia và không tham gia HXH tự nguyện tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội ................................... 73 ảng 2.2. Cơ cấu mẫu khảo sát ....................................................................... 75 Bảng 3.1. Số lượng lao động tham gia BHXH tự nguyện .............................. 85 Bảng 3.2. Số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện quận Tây Hồ....89 Bảng 3.3. Mức thu nhập tháng của người lao động khu vực phi chính thức .. 91 Bảng 3.4. Tương quan nhóm tuổi với chi phí cho học tập của con cái của người lao động tham gia BHXH tự nguyện .................................................... 93 Bảng 3.5. Tương quan nhóm tuổi với chi phí vệ sinh, chất đốt của người lao động tham gia BHXH tự nguyện .................................................................... 94 Bảng 3.6. Thời gian tham gia đóng HXH tự nguyện của người lao động . 105 Bảng 3.7. Tương quan việc làm và thời gian tham gia đóng HXH tự nguyện....106 Bảng 3.8. Mức đóng HXH tự nguyện của người lao động ........................ 110 Bảng 3.9. Tiếp cận thông tin về BHXH tự nguyện ....................................... 113 Bảng 3.10. Đánh giá về mức độ phù hợp của các quy định.......................... 116 chính sách BHXH tự nguyện ........................................................................ 116 Bảng 4.1. Tương quan giữa trình độ học vấn với dự định tham gia của người lao động ......................................................................................................... 143 Bảng 4.2. Tương quan giữa mức thu nhập với tham gia BHXH ................. 145 Bảng 4.3. Tương quan giữa mức thu nhập hàng tháng với dự định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động .......................................................... 148 Bảng 4.4. Hình thức tuyên truyền BHXH tự nguyện................................... 157 Bảng 4.5. Nội dung truyền thông về BHXH tự nguyện............................... 158 5
- DANH MỤC BIỂU Biểu 3.1. Các khoản chi tiêu của người lao động trong năm .......................... 92 Biểu 3.2. Nguồn tích lũy của người lao động ................................................. 95 Biểu 3.3. Vật dụng sinh hoạt trong các hộ gia đình ........................................ 97 Biểu 3.4. Mục đích tham gia HXH tự nguyện của Người lao động........... 101 Biểu 3.5. Đề nghị điều chỉnh, bổ sung chế độ BHXH tự nguyện ................. 117 Biểu 3.6 Giới tính và sự cần thiết bổ sung thêm chế độ cho người lao động118 Biểu 3.7. Trình độ học vấn và sự cần thiết bổ sung thêm chế độ ................. 119 Biểu 3.8. Mức độ hài lòng về các chế độ mà người lao động hoặc người thân trong gia đình được nhận............................................................................... 125 Biểu 3.9. Nguyên nhân người lao động chưa tham gia HXH tự nguyện ... 129 Biểu 3.10. Khả năng tham gia HXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức chưa tham gia ........................................................................ 131 Biểu 4.1. Nhận diện đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.......................... 139 Biểu 4.2. Tổng hợp mức độ hiểu biết của người lao động tham gia BHXH tự nguyện về đối tượng tham gia theo quy định pháp luật ................................ 140 6
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống ASXH ở nước ta hiện nay, HXH là một trong 4 trụ cột quan trọng, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thể hiện cụ thể nhất ở Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH, nhấn mạnh việc đẩy nhanh quá trình gia tăng số lao động tham gia BHXH trong khu vực phi chính thức. Theo đó, Nghị quyết chỉ rõ “Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 10- NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu thiết kế các gói BHXH ngắn hạn với mức đóng, mức hưởng, phương thức giao dịch phù hợp với người lao động trong khu vực phi chính thức ( an chấp hành Trung ương, 2018). Trên thực tế, lĩnh vực ASXH cho người lao động khu vực phi chính thức là một trong những vấn đề được nhiều tác giả là các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách khai thác dưới nhiều chiều cạnh. Lao động thuộc khu vực phi chính thức chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống thị trường lao động. Năm 2016, tổng số lao động phi chính thức ở Việt Nam là hơn 18,01 triệu người, tăng 2,8% so với năm 2015; trong đó, nữ chiếm hơn 7,8 triệu người, tương đương 43,56%. (Tạp chí Tài chính, 2018). Khu vực phi chính thức có những đặc điểm dễ nhận thấy như: lao động có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thỏa thuận miệng, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), không chi trả các chế độ phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác cho người lao động (Đặng Nguyên Anh, 2016). Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng chỉ ra những đặc trưng tương tự. Hu, Y. và F.Stewart (2009) cho rằng, so với lao động khu vực chính thức - những người thường tham gia các hệ thống lương hưu bắt 7
- buộc– lao động khu vực phi chính thức thường không được bảo hiểm đầy đủ bởi các hệ thống hưu trí hiện đại. Lao động phi chính thức cũng có thể đến từ các nhóm có thu nhập và trình độ giáo dục kém hơn (so với lao động khu vực chính thức), kiến thức và sự hiểu biết của họ về hưu trí và các sản phẩm tiết kiệm còn hạn chế, nguồn lực để gửi tiết kiệm dài hạn còn khó khăn. Do đó, việc tiếp cận với hệ thống hưu trí có cấu trúc là một thách thức đối với nhóm đối tượng lao động này (Yu- Wei Hu, Fiona Stewart, 2009). Chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam được thực hiện năm 2008 với mục tiêu hướng tới đời sống ổn định cho người lao động không nằm trong nhóm tham gia BHXH bắt buộc, tạo sự bình đẳng về BHXH giữa những người lao động làm việc ở các khu vực kinh tế khác nhau. Tham gia BHXH tự nguyện đủ 20 năm và đến tuổi hưu trí người lao động sẽ được nhận chế độ lương hưu hàng tháng và chế độ tử tuất trong trường hợp rủi ro. Như vậy, người lao động sẽ có một điểm tựa an sinh khi không còn khả năng lao động tạo thu nhập. Tuy nhiên, mặc dù số lượng lao động tham gia BHXH tự nguyện tăng hàng năm nhưng tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 227.506 lao động năm 2017, tức 0,47% lực lượng lao động trong độ tuổi (Chính phủ, 2018). Đến cuối năm 2019, HXH tự nguyện có 551 nghìn người và cả nước còn khoảng 30 triệu người chưa tham gia HXH [139]. Phần lớn những người tham gia là những người đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc sau khi nghỉ việc chuyển sang đóng HXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, số người tham gia mới, đặc biệt là lao động trẻ chưa nhiều. Độ bao phủ của BHXH tự nguyện không cao trong bối cảnh dân số đang bước vào giai đoạn già hóa có khả năng dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến ASXH trong tương lai không xa. Nghiên cứu về BHXH tự nguyện đối với người lao động khu vực phi chính thức trong bối cảnh hiện nay ở nước ta là một trong những vấn đề trọng tâm của ASXH, nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả để thu hút người lao 8
- động tham gia BHXH tự nguyện, góp phần thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ đề về ASXH, các vấn đề liên quan đến lao động, việc làm, BHXH của người lao động phi chính thức được giới nghiên cứu quan tâm khá nhiều trong suốt thời gian qua. Có thể kể ra một vài nghiên cứu nổi bật ở Việt Nam như: BHXH và khu vực phi chính thức tại Việt Nam: liệu có thể tiến tới bảo hiểm phổ quát toàn dân của Paulette Castel (2010); Lao động nữ đi làm việc ở khu vực phi chính thức và mức độ tiếp cận ASXH của Hoàng Bá Thịnh (2012), Đề tài: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện đối với lao động nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, nông dân có mức thu nhập từ trung bình trở xuống của Viện Khoa học Lao động Xã hội (2013)... Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiên cứu, đề xuất của các cá nhân, đơn vị thực hiện chính sách liên quan đến BHXH tự nguyện cho người lao động như: Một số vấn đề về BHXH tự nguyện của Mạc Tiến Anh (2008); An sinh xã hội khu vực phi chính thức: cần xác định BHXH là lưới quan trọng của Bùi Sỹ Tuấn và Đỗ Minh Hải (2012); Đề xuất hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện của Phạm Đỗ Nhật Tân (2014a); Phát triển BHXH tự nguyện: một số vấn đề cần quan tâm nhìn từ thực tiễn Hà Nội của Nguyễn Thị Phương Mai (2017)... Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu vận dụng các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu về tham gia BHXH tự nguyện của người lao động để lý giải thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động, những cân nhắc, suy tính, lựa chọn của người lao động khi tham gia; những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia. Từ đó hướng tới đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện, hướng tới tạo dựng sự ổn định xã hội. Quận Tây Hồ được thành lập năm 1995 trên cơ sở các phường: ưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ của quận a Đình và các xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng của huyện Từ Liêm. Quá trình đô thị hóa khiến cơ 9
- cấu nghề nghiệp trên địa bàn quận có sự thay đổi, một bộ phận người dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang dịch vụ thương mại. Người dân được đền bù đất từ trồng lúa, hoa màu chuyển sang làm dịch vụ, một số khác đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm duy trì cuộc sống. Quá trình đô thị hóa cũng khiến lượng lao động tự do nhập cư trên địa bàn phường tăng nhanh dẫn đến một bộ phận khá lớn người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Số lượng người lao động tham gia HXH tự nguyện nhiều hơn so với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với số lao động trong khu vực phi chính thức trên địa bàn quận. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu sinh tiếp cận nghiên cứu “Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức tại quận Tây Hồ, Hà Nội “ sẽ cung cấp bức tranh toàn cảnh về việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức trên cơ sở mô tả số lượng người lao động tham gia; nhận thức, nhu cầu, nguyện vọng của nhóm người lao động đã tham gia HXH tự nguyện và nhóm chưa tham gia, đồng thời xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động dưới góc độ xã hội học. Kết quả nghiên cứu cũng đề xuất các khuyến nghị nhằm gia tăng tỷ lệ tham gia HXH tự nguyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXH, BHXH tự nguyện. Luận án sử dụng một số quan điểm và lý thuyết xã hội học như lý thuyết về sự lựa chọn duy lý, lý thuyết về sự tham gia, lý thuyết cơ cấu chức năng, với cách tiếp cận ASXH để luận giải vấn đề nghiên cứu; Qua đó khẳng định thêm vai trò của các lý thuyết xã hội học trong việc phân tích nhu cầu của người lao động khu vực phi chính thức tham gia HXH tự nguyện, lựa chọn tham gia hay không tham gia HXH tự nguyện trên cơ sở các quy định và quyền lợi được hưởng 10
- 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp thông tin trên nhiều khía cạnh về thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động qua các kết quả phân tích, khái quát, lý giải bằng chứng thực tế xác thực; các phát hiện, kết luận và khuyến nghị là cơ sở để triển khai các nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, dựa trên kết quả nghiên cứu, Luận án góp phần giúp những người thực thi chính sách BHXH nắm bắt được thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức tại địa bàn quận Tây Hồ, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện và các giải pháp khả thi nhằm tăng cường người lao động tham gia BHXH tự nguyện trên cả nước nói chung và trên địa bàn quận Tây Hồ nói riêng. Kết quả nghiên cứu có thể đóng góp các gợi ý hàm ý chính sách và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách ASXH, quản lý đô hị, cũng như cho các nghiên cứu khoa học XHH về ASXH. 3. Mục đ ch và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung tìm hiểu thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất khuyến nghị nhằm gia tăng tỷ tệ tham gia BHXH tự nguyện đối với người lao động. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức, trên cơ sở đó làm rõ hệ thống khái niệm công cụ: ASXH, BHXH, BHXH tự nguyện, khu vực phi chính thức, việc làm phi chính thức, lao động khu vực phi chính thức; đồng thời lựa chọn các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu: lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý thuyết sự tham gia và lý thuyết cấu trúc chức năng. Nhận diện thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động thuộc 11
- khu vực phi chính thức hiện nay trên cơ sở mô tả số lượng người tham gia; mức đóng, phương thức, thời gian đóng; những đánh giá của người lao động tham gia BHXH tự nguyện về chế độ, chính sách; nhu cầu, nguyện vọng của nhóm người lao động đã tham gia HXH tự nguyện và nhóm chưa tham gia HXH tự nguyện. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức bao gồm: yếu tố tâm lý, nhận thức, yếu tố nhân khẩu học của người lao động; chế độ, chính sách và công tác truyền thông về BHXH tự nguyện. Đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp góp phần tăng cường sự tham gia của người lao động khu vực phi chính thức trong lĩnh vực BHXH tự nguyện. 4. Đối tƣ ng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức. 4.2. Khách thể nghiên cứu Gồm các nhóm: + Người lao động khu vực phi chính thức trong độ tuổi lao động tham gia BHXH tự nguyện + Người lao động khu vực phi chính thức chưa tham gia BHXH tự nguyện + Đại diện lãnh đạo các phường trên địa bàn quận + Cán bộ phụ trách thu BHXH tự nguyện tại các phường 4.3 . Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Năm 2018-2020. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại 8/8 phường thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Phạm vi nội dung: - Tìm hiểu sự tham gia của người lao động khu vực phi chính thức 12
- trong lĩnh vực BHXH tự nguyện. - Đánh giá của người lao động thuộc khu vực phi chính thức đang tham gia BHXH tự nguyện (về mức đóng, phương thức đóng, thời gian đóng, thủ tục và địa điểm đóng HXH tự nguyện…). - Tìm hiểu nhận thức, nhu cầu và khả năng của người lao động thuộc khu vực phi chính thức chưa tham gia HXH tự nguyện. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động thuộc khu vực phi chính thức (từ phía chế độ chính sách, hoạt động truyền thông và những yếu tố từ phía người lao động). Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng tỷ lệ tham gia HXH tự nguyện. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện ở quận Tây Hồ hiện nay như thế nào? Người lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện đánh giá thế nào về chế độ chính sách? Người lao động khu vực phi chính thức chưa tham gia có nhận thức, nhu cầu và khả năng tham gia HXH tự nguyện như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức quận Tây Hồ? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Người lao động khu vực phi chính thức ở quận Tây Hồ tham gia BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ thấp so với số lượng lao động. Chủ yếu người lao động tham gia trực tiếp, đóng tiền và thụ hưởng chính sách, đánh giá chính sách; mức độ chủ động của người lao động trong công tác truyền thông và giám sát thực thi chính sách BHXH tự nguyện còn hạn chế. Người lao động đánh giá mức đóng, thủ tục tham gia, phương thức 13
- đóng, địa điểm đóng là phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của người lao động. Tuy nhiên, người lao động đánh giá không cao về chế độ thụ hưởng. Người lao động khu vực phi chính thức chưa tham gia HXH tự nguyện nhận thức chưa tốt về chính sách. Họ có nhu cầu và khả năng tham gia nhưng do thiếu thông tin nên việc tiếp cận chính sách BHXH tự nguyện trong thực tế còn là khoảng cách khá lớn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức. Yếu tố chủ quan xuất phát từ nhận thức, thu nhập của người lao động. Bên cạnh đó, chính sách của Nhà nước, việc triển khai chính sách và hoạt động truyền thông cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. 14
- 6. Khung phân tích Điều kiện Kinh tế- Xã hội- Chính sách Ngƣời lao động - Đối tượng tham - Tâm lý gia - Nhận thức - Thời gian đóng - Trình độ học vấn - Mức đóng - Yếu tố kinh tế - Phương thức... Chế độ chính sách Đánh giá của người - Thời gian đóng để lao động về chính Thực trạng tham gia hưởng chế độ hưu trí. sách BHXH tự BHXH tự nguyện của - Các chế độ hưởng nguyện lao động khu vực phi của BHXH tự nguyện - Mức đóng chính thức - Mức hỗ trợ của nhà - Phương thức đóng, nước đối với người - - Thời gian đóng tham gia. - Thủ tục - Địa điểm đóng ...) Nhận thức, nhu cầu Hoạt động và khả năng tham gia truyền thông - Hình thức của người lao động - Nội dung chưa tham gia - Bộ máy thực hiện BHXH tự nguyện 15
- 7. Điểm mới của Luận án Chính sách BHXH tự nguyện ra đời năm 2008, còn khá mới mẻ đối với nhiều người lao động và các nhà khoa học. Một vài nghiên cứu hướng đến việc xác định nhu cầu, mong muốn của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện; các nghiên cứu khác thì tập trung đánh giá về chế độ, chính sách.... Trong khi đó, thiếu vắng những nghiên cứu về sự tham gia của người lao động trong lĩnh vực BHXH tự nguyện. Những đóng góp mới của luận án thể hiện ở những điểm sau: - Về lý luận: luận án đã vận dụng các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu về thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động, đó là hướng tiếp cận từ lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết về sự tham gia và lý thuyết cơ cấu chức năng. Đặc biệt, lý thuyết về sự tham gia được áp dụng để lý giải, làm rõ mức độ tham gia BHXH tự nguyện của người lao động - tham gia trực tiếp hay gián tiếp, thể hiện qua các chiều cạnh: số lượng người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Đánh giá của người lao động về chế độ chính sách, mức độ hài lòng. Người lao động có vai trò như thế nào trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH tự nguyện. Vai trò của người lao động trong giám sát thực thi chính sách. - Về thực tiễn, luận án cung cấp một bức tranh khái quát về thực trạng tham gia, nhu cầu, nguyện vọng của người lao động - chủ thể thụ hưởng chính sách BHXH tự nguyện; những yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện của người lao động. Số liệu thu được từ nghiên cứu là nguồn dữ liệu phong phú và hữu ích. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở thực tiễn góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng, hoàn thiện các chế độ BHXH tự nguyện phù hợp với nhu cầu, mong muốn của người lao động, đồng thời nâng cao nhận thức của người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
228 p | 530 | 101
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay
27 p | 208 | 29
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông thôn tại y tế cơ sở (nghiên cứu hai xã Tân Quý tây và Hưng Long, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh)
18 p | 161 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
175 p | 86 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan niệm của người phụ nữ Việt Nam hiện nay về hạnh phúc
163 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nghiên cứu tại tỉnh Tiền Giang)
198 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội)
200 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam
233 p | 25 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Thực trạng chăm sóc trẻ em trong gia đình nông thôn ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
207 p | 36 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội
172 p | 34 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội
179 p | 41 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Liên kết xã hội của công nhân trong khu công nghiệp hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội
191 p | 59 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Mâu thuẫn giữa học sinh Trung học phổ thông và cha mẹ trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
204 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm NMĐT tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
188 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
238 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay hiện nay
27 p | 10 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Hoạt động bảo trợ của Giáo hội Công giáo cho nhóm người mẹ đơn thân tại Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh
25 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn