Luận án tiến sĩ Y học: Đặc điểm dịch tễ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên năm 2012; Xác định một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Đặc điểm dịch tễ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC CHU HỒNG THẮNG ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI NÙNG TRƯỞNG THÀNH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2017
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC CHU HỒNG THẮNG ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI NÙNG TRƯỞNG THÀNH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Vệ sinh Xã hội học và Tổ chức Y tế Mã số: 62.72.01.64 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS DƯƠNG HỒNG THÁI 2. TS. TRỊNH VĂN HÙNG THÁI NGUYÊN - 2017
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 01 năm 2017 Tác giả luận án Chu Hồng Thắng
- ii LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Phòng, Khoa, Bộ môn và các thầy giáo, cô giáo, cán bộ Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, đã trang bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành PGS.TS Dương Hồng Thái và TS Trịnh Văn Hùng những người thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng và cán bộ, nhân viên Sở Y tế Thái Nguyên, Viện Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ Y tế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu trong Luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ và các Trạm Y tế xã Văn Hán, Tân Long của huyện đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu tại địa phương để có được kết quả nghiên cứu trong Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 01 năm 2017 Chu Hồng Thắng
- iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm BHYT : Bảo hiểm y tế BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) BV : Bệnh viện BVCSSK : Bảo vệ chăm sóc sức khỏe CBYT : Cán bộ y tế CSHQ : Chỉ số hiệu quả CSSK : Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu CSYT : Cơ sở y tế CT : Can thiệp DTTS : Dân tộc thiểu số ĐT : Điều trị GDSK : Giáo dục sức khoẻ ĐT : Điều trị HA : Huyết áp HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương HQCT : Hiệu quả can thiệp KCB : Khám chữa bệnh KAP : Kiến thức - Thái độ - Thực hành (Knowlege Attiude Practice) NCD : Bệnh không lây nhiễm NCT : Người cao tuổi
- iv NCS : Nghiên cứu sinh NVYTTB : Nhân viên y tế thôn bản PTTT : Phương tiện truyền thông QL : Quản lý SL : Số lượng THA : Tăng huyết áp TL : Tỷ lệ TT-GDSK : Truyền thông giáo dục sức khoẻ TYT : Trạm Y tế YTNC : Yếu tố nguy cơ WC : Vòng bụng (Waist Circumfence) WHO : Tổ chức y tế thế giới (Word Health Organization) WHR : Tỷ số vòng eo trên vòng mông (Waist-Hip Raio)
- v MỤC LỤC STT Nội dung Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ........................................................................................................................................... x DANH MỤC HỘP .............................................................................................................................................................................. xi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................................................................................... 4 1.1. Tình hình tăng huyết áp hiện nay ...................................................................................................................... 4 1.1.1. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở một số nước trên thế giới ...................................... 4 1.1.2. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam ...................................................................................... 6 1.2. Các yếu tố nguy cơ của THA ..................................................................................................................................... 9 1.2.1. Một số yếu tố nguy cơ về hành vi lối sống ..................................................................................... 9 1.2.2. Yếu tố thuộc về môi trường sống ............................................................................................................. 15 1.2.3. Hệ thống y tế .......................................................................................................................................................................... 17 1.2.4. Yếu tố sinh học ................................................................................................................................................................... 17 1.2.5. Một vài nét về người dân tộc Nùng ....................................................................................................... 19 1.3. Các giải pháp phòng chống tăng huyết áp........................................................................................ 21 1.3.1. Xu hướng chủ động dự phòng THA hiện nay ........................................................................ 21 1.3.2. Huy động cộng đồng truyền thông phòng chống tăng huyết áp ................... 22 1.3.3. Một số giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống THA................................... 27 1.4. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 31 1.4.1. Huyện Võ Nhai ............................................................................................................................................................... 31 1.4.2. Huyện Đồng Hỷ ............................................................................................................................................................... 31
- vi 1.4.3. Xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ ................................................................................................................... 32 1.4.4. Xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ ...................................................................................................................... 33 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 34 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................................... 34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................................................ 34 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................................................................................... 34 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................................................................. 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................................................................... 37 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................................................................... 37 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định lượng ................................................................... 38 2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định tính ......................................................................... 42 2.2.4. Một số giải pháp can thiệp ................................................................................................................................. 42 2.2.5. Các chỉ số nghiên cứu ............................................................................................................................................... 47 2.2.6. Một số tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu .............................................. 49 2.2.7. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................................................... ..51 2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................................................................. 53 2.2.9. Phương pháp khống chế sai số ..................................................................................................................... 54 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................................................................................. 54 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 55 3.1. Đặc điểm dịch tễ THA ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại các điểm nghiên cứu ở tỉnh Thái Nguyên năm 2012 .................................................................................. 55 3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................... 55 3.1.2. Đặc điểm THA ở người Nùng trưởng thành ........................................................................... 58 3.2. Một số yếu tố nguy cơ THA ở người Nùng trưởng thành tại Thái Nguyên ................................................................................................................................................................................................. 63 3.3. Hiệu quả một số giải pháp can thiệp cộng đồng ...................................................................... 72 3.3.1 Kết quả thực hiện hoạt động can thiệp................................................................................................ 72 3.3.2. Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng THA .............. 77
- vii 3.3.3. Hiệu quả thay đổi về phát hiện, quản lý điều trị THA ở TYT xã ............. 83 Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................................................................................... 89 4.1. Đặc điểm dịch tễ THA ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên năm 2012........................................................................................................................................................... 89 4.2. Một số yếu tố nguy cơ THA ở người Nùng trưởng thành (25- 64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên. ....................................................................................................................................................................... 96 4.2.1. Một số yếu tố nguy cơ thuộc về đặc điểm cá nhân ........................................................ 96 4.2.2. Một số yếu tố nguy cơ THA thuộc về đặc điểm gia đình ..................................... 97 4.2.3. Yếu tố nguy cơ THA liên quan đến tiền sử gia đình ................................................... 98 4.2.4. Một số yếu tố nguy cơ THA thuộc về hành vi sức khỏe ........................................ 99 4.2.5. Yếu tố văn ảnh hóa hưởng đến THA của người Nùng trưởng thành (25 - 64 tuổi) tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 105 4.3. Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống THA ở người Nùng trưởng thành (25- 64 tuổi) tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................................................................................................. 107 4.3.1. Hiệu quả thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng THA ........ 107 4.3.2. Hiệu quả thay đổi về phát hiện, quản lý điều trị THA ở TYT xã ....... 115 4.4. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................................................................................... 119 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................................................... 121 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................................................................................... 122 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu hệ thống cho từng xã nghiên cứu ................................ 39 Bảng 2.2. Phân loại THA theo WHO (2003) và Bộ Y tế (2010)....................................... 50 Bảng 3.1. Thông tin chung về đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu .............. 55 Bảng 3.2. Thông tin chung về đặc điểm hộ gia đình của đối tượng nghiên cứu............... 57 Bảng 3.3. Tỷ lệ và phân loại THA ở người Nùng trưởng thành ......................................... 58 Bảng 3.4. Tỷ lệ THA của người Nùng trưởng thành theo một số đặc điểm cá nhân ................................................................................................................................................................. 59 Bảng 3.5. Tỷ lệ THA của người Nùng trưởng thành theo một số đặc điểm hộ gia đình ........................................................................................................................................................ 60 Bảng 3.6. Tỷ lệ THA theo BMI của người Nùng trưởng thành .......................................... 61 Bảng 3.7. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống THA của người Nùng trưởng thành ............................................................................................................................................... 61 Bảng 3.8. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu bệnh chứng ................................................................. 63 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và nghề nghiệp với THA ........... 63 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với THA ........................................................... 64 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành với THA ................ 65 Bảng 3.12. Nguy cơ thuộc về tiền sử gia đình người THA ..................................................... 66 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống, sinh hoạt với THA ................... 67 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa sở thích ăn uống của người THA ................................... 68 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa sử dụng một số loại đồ uống với THA ................... 69 Bảng 3.16. Nguy cơ thuộc về thói quen luyện tập của người THA ............................. 69 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng (BMI ) và THA ................... 70 Bảng 3.18. Kết quả tập huấn cho các thành viên tham gia can thiệp........................... 74 Bảng 3.19. Kết quả hoạt động truyền thông phòng chống THA của các thành viên tham gia can thiệp cộng đồng .............................................................................. 75
- ix Bảng 3.20. Kết quả theo dõi, giám sát các hoạt động can thiệp cộng đồng ....... 76 Bảng 3.21. Sự thay đổi kiến thức của người Nùng ở xã can thiệp (xã Văn Hán) ...... 77 Bảng 3.22. Sự thay đổi kiến thức của người Nùng ở xã đối chứng (xã Tân Long) ........................................................................................................................................................................... 77 Bảng 3.23. Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức phòng chống THA của người Nùng ở hai xã nghiên cứu ..................................................................................................... 78 Bảng 3.24. Sự thay đổi tỷ lệ thái độ tốt của người Nùng ở xã can thiệp (xã Văn Hán) .................................................................................................................................................................. 78 Bảng 3.25. Sự thay đổi tỷ lệ thái độ tốt của người Nùng ở xã đối chứng (xã Tân Long) ............................................................................................................................................................... 79 Bảng 3.26. Hiệu quả can thiệp đối với thái độ phòng chống THA của người Nùng ở hai xã nghiên cứu ....................................................................................................... 79 Bảng 3.27. Sự thay đổi thực hành về phòng chống THA ở xã can thiệp (xã Văn Hán) ................................................................................................................................................................ 80 Bảng 3.28. Sự thay đổi thực hành về phòng chống THA ở xã đối chứng (xã Tân Long) ............................................................................................................................................................... 81 Bảng 3.29. Hiệu quả can thiệp đối với thực hành dự phòng THA của người Nùng ở hai xã nghiên cứu ....................................................................................................... 82 Bảng 3.30. Đánh giá chung hiệu quả can thiệp đối với thực hành dự phòng THA của người Nùng ở hai xã nghiên cứu ................................................... 82 Bảng 3.31. Thay đổi các chỉ số phát hiện, quản lý điều trị THA ở xã can thiệp (xã Văn Hán) ................................................................................................................................................ 83 Bảng 3.32. Thay đổi các chỉ số phát hiện, quản lý điều trị THA ở xã đối chứng ......... 84 Bảng 3.33. Hiệu quả can thiệp đối với các chỉ số phát hiện, quản lý điều trị THA của người Nùng ở hai xã nghiên cứu .............................................................. 85 Bảng 3.34. Sự thay đổi mức độ THA trước và sau can thiệp tại xã Văn Hán........ 86 Bảng 3.35. Sự thay đổi mức độ THA tại xã đối chứng (xã Tân Long)..................... 86 Bảng 3.36. Hiệu quả can thiệp đối với mức độ THA ở hai xã nghiên cứu ......... 87
- x DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên ....................................... 35 Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ..................................... 36 Hình 2.3. Sơ đồ nghiên cứu can thiệp so sánh trước sau và có đối chứng ........... 37 Hình 2.4. Chọn nhóm bệnh bằng phần mềm Epi info 6.04 ........................................................ 40 Hình 2.5. Sơ đồ tổ chức phòng chống tăng huyết áp tại cộng đồng .............................. 43 Biểu đồ 3.1. Phân loại tình trạng dinh dưỡng của người Nùng trưởng thành theo BMI .......................................................................................................................................................... 56 Biểu đồ 3.2. So sánh thực hành về phòng chống THA của người Nùng ở hai xã nghiên cứu sau can thiệp ......................................................................................................... 81
- xi DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Thực trạng THA ở các cộng đồng người Nùng .............................................................. 62 Hộp 3.2. Một số phong tục tập quán của người Nùng có liên quan đến phòng chống THA ................................................................................................................................................. 71 Hộp 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phòng chống tăng huyết áp cho người Nùng........................................................................................................................................................................ 72 Hộp 3.4. Tính khả thi và bền vững của giải pháp can thiệp phòng chống THA cho người Nùng ở xã Văn Hán.......................................................................................... 88
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu trong bệnh tim mạch [70]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới tỷ lệ mắc tăng huyết áp khoảng 10 - 15% dân số và ước tính đến 2025 vào khoảng 29% [117], [118]. Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi phí cho phòng chống tăng huyết áp mất trên 259 tỷ đô la Mỹ [68]. Tỷ lệ tăng huyết áp rất cao và có xu hướng gia tăng nhanh chóng không chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát triển [119]. Tăng huyết áp gây nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận... phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật đắt tiền. Chính vì thế, tăng huyết áp còn được gọi là “kẻ thù số một” vì những hậu quả nặng nề mà nó gây ra. Tăng huyết áp cũng được nói đến như là “kẻ giết người thầm lặng” vì phần lớn những người bị tăng huyết áp không biết mình đã bị tăng huyết áp [66]. Người bị tăng huyết áp không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá, tỷ lệ bệnh lý tăng huyết áp cũng ngày một tăng cao [4], [10]. Nghiên cứu tại cộng đồng của Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy sự gia tăng của bệnh lý tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên trong cộng đồng tăng từ 11,7% năm 1992, lên 16,3% năm 2002 (ở 4 tỉnh phía Bắc) [3], [5] và 27,2% năm 2008 (cả nước), cao ngang hàng với các nước trên thế giới [6]. Năm 2010, Lại Đức Trường nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ bệnh tăng huyết áp ở người trưởng thành là 17,8% [56]. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Kế ở thị xã Hưng Yên năm 2013, tỷ lệ THA ở người cao tuổi là 28,2% [27]. Một nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi dân tộc thiểu số đã lên đến 33,3% [23].
- 2 Tỷ lệ tăng huyết áp trong các nghiên cứu về dịch tễ học luôn vào khoảng từ 20% đến 30% [6], [9], [78], [90], [111]. Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ còn tăng. Có nhiều nguyên nhân, nguy cơ dẫn đến sự gia tăng của bệnh tăng huyết áp như tuổi, hút thuốc, tập thể dục, béo phì và yếu tố kinh tế - xã hội... Lối sống cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tăng huyết áp [39], [42], [94], [102]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, khống chế được những yếu tố nguy cơ có thể làm giảm được 80% tăng huyết áp [116]. Tập trung vào quản lý huyết áp tại cộng đồng bằng cách theo dõi đều, điều trị đúng và đủ là những giải pháp phòng chống tăng huyết áp phù hợp ở cộng đồng [66]. Vì vậy, song song với ban hành và thực hiện các chính sách về kiểm soát yếu tố nguy cơ như tăng thuế thuốc lá, rượu bia, cấm hút thuốc nơi công cộng, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm…thì các sáng kiến xây dựng các giải pháp phòng chống tăng huyết áp tại cộng đồng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Người Nùng là một trong 53 dân tộc ít người ở Việt Nam. Với số lượng khoảng 980.000 người, chủ yếu sinh sống ở miền núi phía Bắc [58]. Thái Nguyên cũng là nơi có nhiều người Nùng sinh sống [59]. Người Nùng có những nét văn hóa riêng, có nhiều phong tục tập quán, trong đó còn có những tập quán không tốt cho sức khỏe ảnh hưởng đến tăng huyết áp [21], [22], [58]. Theo Hoàng Minh Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân tộc Nùng Thái Nguyên khá cao (25,5% người cao tuổi bị tăng huyết áp) [38]. Vấn đề tăng huyết áp của người dân tộc Nùng có thể khác với người Kinh hay các dân tộc thiểu số khác hay không? Yếu tố nguy cơ nào hay liệu các yếu tố văn hóa của người Nùng như phong tục tập quán có ảnh hưởng đến vấn đề tăng huyết áp của người Nùng hay không?…Và giải pháp nào để dự phòng có hiệu quả bệnh tăng huyết áp cho người Nùng ở Thái Nguyên. Chính vì thế nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành tại tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả một số giải pháp can thiệp” với các mục tiêu sau:
- 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1- Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên năm 2012. 2- Xác định một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên. 3- Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại một xã của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình tăng huyết áp hiện nay 1.1.1. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở một số nước trên thế giới Tăng huyết áp (THA) trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức cao, đặc biệt các nước phát triển [119]. Tại các nước phát triển, mô hình bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng sang các bệnh không nhiễm trùng, trong đó có THA. Theo Tổ chức Y tế thế giới (Word Health Organization - WHO), THA là khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. THA là nguyên nhân trung gian gây các bệnh lý tim mạch nguy hiểm (như tai biến mạch máu não - TBMMN và nhồi máu cơ tim) và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong của các bệnh không lây nhiễm và có tới 30% tử vong là do nguyên nhân này [119]. THA là một thách thức đối với y tế công cộng do tỷ lệ của bệnh ngày một gia tăng, nhiều biến chứng về tim mạch nặng nề và bệnh thận đi kèm. Tỷ lệ người trưởng thành bị THA trên toàn thế giới chiếm 26,4% vào năm 2000, tương đương với 972 triệu người mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng và dự đoán tỷ lệ này sẽ tăng lên đến 60% tương đương với 1,56 tỷ người trưởng thành bị THA trên toàn thế giới vào năm 2025 [86], [117], [118]. Điều tra tại Hoa Kỳ trên đối tượng là người trưởng thành cho thấy tỷ lệ huyết áp (HA) bình thường là 39%, 31% thuộc nhóm tiền THA và 29% là THA [68], [78]. Tỷ lệ hiện mắc hiệu chỉnh theo tuổi ở nam là 39% so với nữ 23,1%. Nhưng tỷ lệ THA ở nam chỉ cao hơn ở nữ lứa tuổi trước 45 tuổi. Ở độ tuổi 45 – 54 tuổi, tỷ lệ THA ở nữ bắt đầu nhỉnh hơn ở nam giới và ở các độ tuổi lớn hơn tỷ lệ THA ở nữ cao hơn nam [68], [78]. THA được coi là nguyên
- 5 nhân chủ yếu hoặc góp phần chính trong 11,4% các ca tử vong ở Mỹ năm 2003. Trong vòng 10 năm (1993 - 2003), tỷ lệ tử vong do THA tăng 29,3%, số ca tử vong tăng 56,1%. THA giai đoạn II trở lên (HA 160/95 mmHg) làm tăng nguy cơ đột quỵ thêm 4 lần so với người có HA bình thường [68], [78]. THA cũng tăng nguy cơ phát triển suy tim ứ huyết 2 - 3 lần. Năm 1999 - 2000 có tới 37,5 triệu lượt bệnh nhân phải đi khám vì THA tại Mỹ. Ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho THA năm 2003 đã lên tới 65,3 tỷ USD [68], [78]. Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới năm 2005, tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch chiếm đến 30% trong tổng số các bệnh không lây nhiễm [113]. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp thay đổi ở các quốc gia như Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Hà Lan là 37%, Pháp là 10-24%, Hoa Kỳ là 24%... [71], [74], [83], [95], [107], [111]; Trung Quốc (2001) 27%; Thái Lan (2001) 20,5%; Châu Phi (2007) 21,3% [77], [85], [87], [103], [104]. Tỷ lệ THA ở người cao tuổi (NCT) rất cao. Nhiều nghiên cứu ở châu Âu và Mỹ đã chỉ ra rằng tỷ lệ THA ở người cao tuổi trong khoảng 53% - 72% [67]. Theo Sarah Yoon thì tỷ lệ người cao tuổi bị THA ở Mỹ vào khoảng 64% vào năm 2008 và từ năm 1999-2008, tỷ lệ này có tăng nhẹ từ khoảng 62% đến 64% [120]. Theo một nghiên cứu ở Maracaibo, Venezuela thì tỷ lệ bệnh nhân THA ở NCT chiếm 61,2%, trong đó nam giới có tỷ lệ THA cao hơn nữ giới (67,4% so với 55,8%) [103]. Theo nghiên cứu của Shyamal Kumar Das nghiên cứu tại vùng thành thị của Ấn Độ cho thấy, tỷ lệ đối tượng từ 60-69 bị tiền THA là 48,8%, bị THA giai đoạn I là 48,2% và THA giai đoạn II là 41%, trong khi đó thì đối với đối tượng từ 70 tuổi trở lên thì tỷ lệ bị tiền THA là 49,5%, THA giai đoạn I là 36,7%, THA giai đoạn II là 43,1%. Đồng thời nhóm đối tượng từ 60-69 tuổi và trên 70 tuổi có nguy cơ bị THA giai đoạn I cao gấp 5,22 lần và 3,07 lần so với nhóm đối tượng dưới 20 tuổi. Tỷ lệ bị THA giai đoạn II ở 2 nhóm đối tượng này cao gấp 13,7 lần và 15,6 lần so
- 6 với nhóm đối tượng dưới 20 tuổi [74]. Tỷ lệ người cao tuổi bị THA tại Mỹ vào năm 1999-2000 là 64,2%, vào năm 2001-2002 là 65,7% và vào năm 2003-2004 là 66,3% [96]. Trong một nghiên cứu khác về THA tại Ấn Độ và Bangladesh cho thấy tỷ lệ người có thái độ tốt về việc cần thiết đánh giá tình trạng huyết áp của mình thường xuyên chỉ đạt 44,7% và tỷ lệ thực hiện kiểm soát HA tốt chỉ chiếm 25,6% [82]. Hay theo nghiên cứu của Prencipe M (2000) tại Italia thì trong số người bị THA chỉ có 65,6% bệnh nhân nhận thức được tình trạng THA của mình, 59,5% bệnh nhân được điều trị và chỉ có 10,5% bệnh nhân có kiểm soát huyết áp [100]. 1.1.2. Tình hình bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam Theo thống kê, bệnh tim - mạch là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong tại các bệnh viện. Trong các bệnh tim mạch, tăng huyết áp là bệnh phổ biến nhất và gia tăng nhanh nhất. Các số liệu điều tra dịch tễ về THA cho thấy, tình hình mắc bệnh này đang gia tăng mạnh mẽ [4], [10]. Theo thống kê của Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1%, hơn 30 năm sau (1992) theo điều tra trên toàn quốc của Trần Đỗ Trinh và cộng sự thì tỷ lệ này đã 11,7%, tăng lên hơn 11 lần. Mười năm sau (2002), điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam ở người dân từ 25 tuổi trở lên, tỷ lệ THA đã tăng đến 16,3%. Tỷ lệ THA ở vùng thành thị là 22,7% cao hơn nhiều so với vùng nông thôn 12,3% [30]. Tại 8 tỉnh, thành phố: tỷ lệ THA từ 25 tuổi trở lên là 25,1%, nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị THA (theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam) [9], [28]. Như vậy, với dân số theo tổng điều tra 2009 khoảng 86 triệu người [54], Việt Nam ước tính có khoảng gần 7 triệu người bị THA, nếu không có các biện pháp dự phòng và quản lý hữu hiệu thì đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người bị THA [8].
- 7 Năm 2002, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, tỷ lệ THA là 23,2%; theo số liệu điều tra y tế quốc gia năm 2001 - 2002 của Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở nam giới từ 16 tuổi trở lên là 15,1% và nữ giới là 13,5% [5]. Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam về tần suất THA và các yếu tố nguy cơ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2001 - 2002 (trên 5.012 người) cho thấy tần suất THA ở người trưởng thành là 16,5%; trong đó THA độ 1, độ 2, độ 3 lần lượt là 10,2%; 4,2% và 1,9%. Tỷ lệ được điều trị thuốc hạ áp chỉ chiếm 11,5%, trong số đó kiểm soát HA tốt (đưa HA về bình thường) chỉ chiếm 19,1% [5]. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi cao, giới nam, chỉ số khối cơ thể tăng, béo bụng, chỉ số vòng bụng/vòng mông tăng, rối loạn đường máu, rối loạn mỡ máu, uống nhiều rượu, tiền sử gia đình huyết thống trực hệ có người THA [92], [101], [114], [115]. Yếu tố liên quan mạnh nhất đến THA là tuổi và mức độ béo phì [40], [81], [89]. Tỷ lệ người dân hiểu biết đúng tất cả các yếu tố nguy cơ chỉ chiếm 23% (18,8% nông thôn so với 29,5% ở thành thị), trong khi hiểu biết sai về các yếu tố nguy cơ chiếm hơn 1/3 dân số (44,1% ở nông thôn so với 27,1% ở thành thị) [26]. Theo điều tra mới nhất của Nguyễn Thị Hoàn ở Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, cho thấy tỷ lệ THA ở NCT dân tộc Tày rất cao chiếm tỷ lệ 33,3% [23]. Kết quả điều tra năm 2002 cũng cho thấy, trong số người THA thì tỷ lệ được điều trị còn rất thấp (11,7%). Trong số bệnh nhân được điều trị, chỉ có 19,1% số bệnh nhân được điều trị tốt [29]. THA có ở cả thành thị và nông thôn, cả người nghèo và người có kinh tế khá. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của THA là đột quỵ, biến chứng này có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa người…[119]. Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về THA ở người cao tuổi. Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng tỷ lệ THA ở NCT là cao và có xu hướng tăng lên theo từng năm. Theo Nguyễn Thanh Ngọc khi nghiên cứu tỷ lệ THA của người cao tuổi ở phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội cho kết quả là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
193 p | 229 | 56
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 206 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ
163 p | 209 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
126 p | 151 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 134 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị của siêu âm Doppler trong tiên lượng tình trạng sức khoẻ của thai ở thai phụ tiền sản giật
166 p | 108 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật ARFI với APRI ở các bệnh nhân viêm gan mạn
150 p | 129 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hẹp động mạch vành mức độ trung gian bằng siêu âm nội mạch và phân suất dự trữ lưu lượng ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính
0 p | 158 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 133 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 44 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Huế và hiệu quả của một số biện pháp điều trị
48 p | 110 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn