intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp ở học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Hà Nội (2007-2009)

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

168
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu: mô tả đặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ ở học sinh 6 - 15 tuổi tại một số trường tiểu học và trung học cơ sở của Hà Nội năm 2007 - 2008; đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp hạn chế cận thị học đường ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội (2008-2009). Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp ở học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Hà Nội (2007-2009)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ QUỐC PHÒNG<br /> <br /> HỌC VIỆN QUÂN Y<br /> <br /> VŨ THỊ THANH<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ<br /> VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP<br /> Ở HỌC SINH 6 - 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> (2007- 2009)<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ QUỐC PHÒNG<br /> <br /> HỌC VIỆN QUÂN Y<br /> <br /> VŨ THỊ THANH<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC TẬT KHÚC XẠ<br /> VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP<br /> Ở HỌC SINH 6 - 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> (2007- 2009)<br /> <br /> Chuyên ngành: Dịch tễ học<br /> Mã số: 62 72 01 17<br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC<br /> <br /> Hướng dẫn khoa học:<br /> PGS.TS. Đoàn Huy Hậu<br /> PGS. TS. Hoàng Thị Phúc<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> 1<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Mù lòa là một trong những vấn đề y tế công cộng lớn hiện nay ở trên<br /> thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam. Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Quốc tế về<br /> Phòng chống mù loà (IAPB) đã đƣa ra sáng kiến “Thị giác 2020: Quyền được<br /> nhìn thấy” nhằm khuyến cáo và huy động tất cả các nguồn lực, sự cố gắng<br /> của Quốc tế và Chính phủ các nƣớc để đạt mục tiêu thanh toán các bệnh gây<br /> mù có thể phòng tránh đƣợc vào năm 2020 [41].<br /> Theo nhiều nghiên cứu, tật khúc xạ nói chung và cận thị học đƣờng<br /> nói riêng đang ngày càng có xu hƣớng gia tăng, là mối quan tâm của từng<br /> gia đình và toàn xã hội. Ngoài ra, điều kiện vệ sinh học đƣờng không đạt<br /> yêu cầu và gánh nặng học tập là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ<br /> cận thị [2], [16].<br /> Cận thị học đƣờng không chỉ làm ảnh hƣởng đến sức khỏe và khả năng<br /> học tập, sinh hoạt của học sinh mà chi phí điều trị cận thị đã trở thành gánh<br /> nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới đã xác định cận thị<br /> học đƣờng là một trong 5 vấn đề ƣu tiên hàng đầu trong chƣơng trình phòng<br /> chống mù loà toàn cầu [87], [103].<br /> Ở Việt Nam, tật khúc xạ là một vấn đề thời sự đƣợc cả xã hội quan tâm,<br /> đặc biệt cận thị học đƣờng đã đƣợc chú ý từ những năm 1960, nhƣng đến nay<br /> vẫn chiếm tỷ lệ khá cao và có xu hƣớng tăng nhanh, không chỉ ở khu vực<br /> thành thị mà ở cả khu vực nông thôn. Nghiên cứu của Ngô Duy Hòa và cs.<br /> (1966) trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm 1960 cho thấy tỷ lệ cận thị<br /> của học sinh là 4,2%. Nguyễn Thị Nhung (1980) thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh<br /> Hà Nội chiếm tỷ lệ rất cao, có lớp học tới 50% học sinh phải đeo kính (tiểu<br /> học là 11,9%, trung học cơ sở là 17,6% và trung học phổ thông là 21,6% [18].<br /> Theo kế hoạch quốc gia phòng chống mù loà và chăm sóc mắt ở Việt<br /> Nam giai đoạn 2010 – 2013 tật khúc xạ đang ngày càng phổ biến, với tỷ lệ<br /> <br /> 2<br /> mắc khoảng 10-15% học sinh nông thôn, 20-35% học sinh thành phố. Nếu chỉ<br /> tính riêng nhóm trẻ từ 6 đến 15 tuổi (lứa tuổi cần ƣu tiên đƣợc chỉnh kính) cả<br /> nƣớc có khoảng 14.207.000 em, với tỷ lệ mắc tật khúc xạ ƣớc tính là 15-20%<br /> thì ở nƣớc ta đã có tới 2.131.000- 2.841.400 em bị tật khúc xạ cần đeo kính,<br /> Đó thực sự là một số lƣợng khổng lồ, một thách thức lớn đối với ngành y tế<br /> và toàn xã hội [25].<br /> Đã có một số nghiên cứu dịch tễ học về cận thị học đƣờng ở các khía<br /> cạnh khác nhau để tìm ra các yếu tố dịch tễ, các yếu tố ảnh hƣởng và đề xuất<br /> một số giải pháp can thiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá tổng thể tình hình tật<br /> khúc xạ cùng các yếu tố liên quan trong giai đoạn hiện nay, cũng nhƣ tiếp tục<br /> tìm kiếm áp dụng các giải pháp can thiệp khác để làm giảm tỷ lệ tật khúc xạ<br /> nói chung và cận thị học đƣờng nói riêng vẫn là vấn đề cần thiết [18], [22],<br /> [23], [30]. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài với<br /> các mục tiêu nghiên cứu sau:<br /> 1- Mô tả dặc điểm dịch tễ học tật khúc xạ ở học sinh 6 - 15 tuổi tại một số<br /> trường tiểu học và trung học cơ sở của Hà Nội năm 2007 - 2008.<br /> 2- Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp hạn chế cận thị học<br /> đường ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội (2008 2009).<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chƣơng 1<br /> TỔNG QUAN<br /> 1.1. HỆ THỐNG QUANG HỌC CỦA MẮT<br /> <br /> Mắt là một hệ thống quang học phức tạp mà công suất hội tụ và trục<br /> nhãn cầu tạo cho ảnh của vật ở vô cực đƣợc hội tụ trên võng mạc. Quang hệ<br /> mắt bao gồm nhiều thành phần khúc xạ nhƣ giác mạc, thể thủy tinh, thuỷ<br /> dịch, dịch kính với các chỉ số khúc xạ khác nhau, bán kính độ cong của các bề<br /> mặt khúc xạ và khoảng cách giữa các bề mặt khúc xạ khác nhau, tạo nên công<br /> suất hội tụ khác nhau. Quang tâm của các bề mặt khúc xạ không cùng nằm<br /> trên một trục chung. Đồng thời các bề mặt khúc xạ của quang hệ mắt, không<br /> phải thực sự là những mặt cầu. Nhƣ vậy, quang hệ mắt không hoàn toàn là<br /> một quang hệ trực tâm. Tuy nhiên, để có thể khảo sát hệ quang học của mắt,<br /> ngƣời ta giản lƣợc, coi mắt là một quang hệ trực tâm và các bề mặt khúc xạ<br /> của mắt là những mặt cầu. Giác mạc đƣợc xem nhƣ một thể trong suốt có chỉ<br /> số khúc xạ là 1,37 và công suất hội tụ từ 40 – 45D. Mặt trƣớc và mặt sau của<br /> giác mạc đƣợc xem nhƣ những mặt cầu song song với nhau, chỉ số khúc xạ<br /> của thuỷ dịch và dịch kính bằng nhau và bằng 1,33 [8], [12], [13].<br /> 1.1.1. Một số chỉ số quang học của nhãn cầu<br /> - Trục nhãn cầu trƣớc sau: kích thƣớc 23,5 -24,5 mm.<br /> - Giác mạc: chỉ số khúc xạ: 1,37; bán kính độ cong: 7,8 mm và công<br /> suất hội tụ trung bình: + 42,0 D.<br /> - Thuỷ dịch: chỉ số khúc xạ: 1,33<br /> - Dịch kính: chỉ số khúc xạ: 1,33<br /> - Thể thủy tinh: chỉ số khúc xạ: 1,43; Bán kính độ cong mặt trƣớc:<br /> 7,9mm và mặt sau: 5,79 mm. Có sự khác biệt về chỉ số khúc xạ giữa lớp vỏ và<br /> nhân, các lớp vỏ không thật sự đồng tâm. Độ cong lớp vỏ ngoài lớn hơn độ<br /> cong lớp vỏ trong. Công suất hội tụ: + 20,0 D.<br /> - Công suất hội tụ của toàn bộ hệ quang học mắt: 52,69 - 64,27D.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2