intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trên xác người Việt Nam trưởng thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trên xác người Việt Nam trưởng thành" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả đặc điểm giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và mặt trong ngón chân II trên xác của người Việt Nam trưởng thành; Khảo sát giải phẫu mạch xuyên động mạch mu đốt bàn chân I.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trên xác người Việt Nam trưởng thành

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ======== NGUYỄN TRỌNG NGHĨA NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU CÁC ĐỘNG MẠCH CẤP MÁU CHO NGÓN CHÂN I VÀ II TRÊN XÁC NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ======== NGUYỄN TRỌNG NGHĨA NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU CÁC ĐỘNG MẠCH CẤP MÁU CHO NGÓN CHÂN I VÀ II TRÊN XÁC NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH Ngành : Khoa học y sinh Mã số : 9 72 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Ngọc Anh 2. PGS.TS. Lê Văn Đoàn HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Quân y, đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Bộ môn Giải phẫu – Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Bộ môn Giải phẫu - Học viện Quân Y về sự giúp đỡ, hỗ trợ và chia sẻ với tôi những khó khăn, vất vả trong quá trình thu thập, hoàn thiện số liệu. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Ngọc Anh, PGS. TS. Lê Văn Đoàn, là những người thầy luôn bên cạnh tôi, cho tôi những ý kiến quý báu, tận tình giúp đỡ và tạo điều thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án này. Để có được kết quả học tập và nghiên cứu như ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn cùng anh chị và các bạn đồng nghiệp tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn động viên, tạo mọi điều kiện để tôi học tập nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1.Giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và mặt trong ngón chân II............................................................................................... 3 1.1.1. Động mạch mu chân....................................................................................... 3 1.1.2. Động mạch gan chân ...................................................................................... 7 1.1.3. Động mạch mu đốt bàn chân I và các nhánh mạch xuyên ................. 9 1.1.4. Giải phẫu động mạch mu ngón chân ...................................................... 23 1.1.5. Những nghiên cứu giải phẫu mạch máu ở bàn chân ở Việt Nam .. 25 1.2.Các phương pháp khảo sát động mạch ................................................. 26 1.2.1. Kỹ thuật phẫu tích ......................................................................................... 26 1.2.2. Kỹ thuật làm tiêu bản ăn mòn ................................................................... 27 1.2.3. Kỹ thuật siêu âm Doppler mạch máu ..................................................... 28 1.2.4. Các kỹ thuật chụp mạch .............................................................................. 28 1.3.Ứng dụng giải phẫu động mạch cấp máu cho ngón chân I và II của bàn chân trong phẫu thuật tạo hình ......................................................... 32 1.3.1. Ứng dụng giải phẫu động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trong kỹ thuật chuyển ngón ............................................................................... 32 1.3.2. Một số dạng vạt chuyển ngón mới được cải tiến hiện nay .............. 35 1.3.3. Phẫu thuật tạo hình vạt che phủ huyết hổng vùng ngón chân I...... 36 1.3.4. Xu hướng vạt mạch xuyên che phủ khuyết hổng tại chỗ ................. 37 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 40
  6. 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 40 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn tiêu bản..................................................................... 40 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ tiêu bản ....................................................................... 41 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 41 2.2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................................. 41 2.2.2. Phương tiện nghiên cứu............................................................................... 41 2.2.3.Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 42 2.3.Các biến số trong nghiên cứu ................................................................ 47 2.3.1. Đặc điểm chung ............................................................................................. 47 2.3.2. Biến số định tính ............................................................................................ 47 2.3.3. Biến số định lượng ........................................................................................ 48 2.4. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ............................ 51 2.4.1. Cách đo chiều dài .......................................................................................... 51 2.4.2. Cách đo đường kính nguyên ủy và đường kính sát nguyên ủy ...... 52 2.4.3. Đo khoảng cách từ điểm ra da của nhánh xuyên đến mốc khớp bàn ngón I ............................................................................................................... 52 2.5. Cách thức xử lý số liệu......................................................................... 53 2.6.Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 54 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 56 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .................................................. 56 3.2. Đặc điểm giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và mặt trong ngón chân II ................................................................................... 56 3.2.1. Động mạch mu chân ..................................................................................... 56 3.2.2. Động mạch mu đốt bàn chân I .................................................................. 63 3.2.3.Động mạch gan chân sâu. ............................................................................ 67 3.2.4. Động mạch gan đốt bàn chân I ................................................................. 73 3.2.5. Cung động mạch gan chân ......................................................................... 76 3.2.6. Đặc điểm các động mạch ngón chân trong khoang gian cốt 1 ....... 78 3.2.7. So sánh đường kính các động mạch ........................................................ 81 3.3. Đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên từ động mạch mu đốt bàn chân I .... 83
  7. 3.3.1. Số lượng nhánh xuyên từ động mạch mu đốt bàn chân I ................. 83 3.3.2. Đặc điểm kích thước của các nhánh xuyên........................................... 84 3.3.3.Đặc điểm phân loại nhánh xuyên. ............................................................. 87 3.3.4.Phân bố đường kính nhánh xuyên của động mạch mu đốt bàn chân I ........................................................................................................................ 89 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 98 4.1. Đặc điểm các tiêu bản trong mẫu nghiên cứu ...................................... 98 4.2. Đặc điểm giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và mặt trong ngón chân II ................................................................................... 98 4.2.1. Đặc điểm giải phẫu động mạch mu chân ............................................... 98 4.2.2. Động mạch mu đốt bàn chân I ................................................................ 105 4.2.3.Động mạch nuôi ngón chân I và II trong khoang gian cốt 1 .......... 113 4.2.4. Động mạch gan chân sâu .......................................................................... 114 4.2.5. Động mạch gan đốt bàn chân I ............................................................... 116 4.2.6. Cung động mạch gan chân sâu................................................................ 119 4.3. Đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên động mạch mu đốt bàn chân I ...... 120 4.3.1. Số lượng nhánh xuyên của động mạch mu đốt bàn chân I ............ 120 4.3.2. Phân loại và hướng mạch xuyên từ động mạch mu đốt bàn chân I...... 121 4.3.3.Chiều dài của nhánh xuyên ....................................................................... 122 4.3.4. Đường kính mạch xuyên ........................................................................... 123 4.3.5. Vị trí phân bố trên da của nhánh xuyên động mạch mu đốt bàn chân I ...................................................................................................................... 125 4.3.6. Đề xuất sử dụng vạt .................................................................................... 126 KẾT LUẬN ................................................................................................... 130 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 ĐM Động mạch 2 DC Dây chằng 3 TRAM Transverse Rectus Abdominis Myocutaneous (vạt da cơ thẳng bụng) 4 DSA Digital Subtraction Angiography (Chụp mạch số hóa xóa nền) 5 CTA Computer Tomographic Angiography (Chụp cắt lớp vi tính dựng hình mạch) 6 MRI Magnetic Resonance Imaging (Chụp cộng hưởng từ) 7 CLVT Cắt lớp vi tinh 8 MIP Maximum Intensity Projection (Hình ảnh đậm độ tối đa) 9 DPA Dorsalis Pedis Artery Động mạch mu chân 10 FDIM First Dorsal Interosseous Muscle (Cơ gian cốt mu tay thứ nhất) 11 FDMA First Dorsal Metatarsal Artery (Vạt mạch xuyên động mạch mu đốt bàn I) 12 PUP Periumbilical Perforating Arteries (mạch xuyên quanh rốn) 13 DIEP Deep Inferior Epigastric Perforators (mạch xuyên thượng vị sâu dưới)
  9. TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 14 SIEA Super Inferior Epigastric Perforators (mạch xuyên thượng vị nông dưới) 15 TAP (TDP, TDAP) Thoracodorsal Artery Perforator (Mạch xuyên trước ngoài ngực) 16 SPSS 20.0 Statistical Product and Services Solutions 17 Sig. Significance Level (Mức độ tin cậy) 18 SD hay Standard Deviation Std. Dev (Độ lệch chuẩn) 19 Chân P Chân phải 20 Chân T Chân trái 21 ĐM MDB1 Động mạch mu đốt bàn I 22 K/c Khoảng cách 23 ĐK Đường kính 24 NXD Nhánh xuyên da 25 PPNC Phương pháp nghiên cứu 26 DCA Distal Communicating Artery (Nhánh xuyên xa nối thông hệ động mạch mu và gan chân) 27 PCA Proximal Communicating Artery (Nhánh xuyên nối thông hệ động mạch mu và gan chân) 28 FPMA First Plantar Metatarsal Artery (Động mạch gan đốt bàn chân I) 29 ĐMTVD Động mạch thượng vị dưới 30 ĐMTVN Động mạch thượng vị ngoài
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Tỷ lệ các mô hình động mạch ngón chân trong khoang gian cốt theo phân loại của Hamada N. ...................................................................... 24 2.1. Hóa chất sử dụng trong bảo quản xác ................................................... 40 3.1. Đặc điểm tuổi và chiều dài đường chuẩn bàn chân nghiên cứu ........... 56 3.2. Liên quan chiều dài động mạch mu chân hai bên với giới ................... 58 3.3. Liên quan chiều dài động mạch mu chân với nguyên ủy ..................... 59 3.4. Liên quan nguyên ủy với đường kính nguyên ủy của động mạch mu chân ....60 3.5. Liên quan nguyên ủy với đường kính tận của động mạch mu chân ..... 60 3.6. Đường kính nguyên ủy, đường kính tận của động mạch mu chân hai bên ..61 3.7. Đường kính nguyên ủy và đường kính tận của động mạch mu chân ở hai giới ............................................................................................... 62 3.8. Liên quan chiều dài động mạch mu đốt bàn chân I với hai bên chân ... 63 3.9. Liên quan khoảng cách nguyên ủy động mạch mu đốt bàn chân I đến khớp bàn ngón chân I với hai bên chân ................................................ 64 3.10. Liên quan chiều dài động mạch mu đốt bàn chân I với nguyên ủy ...... 64 3.11. Đường kính nguyên ủy và đường kính tận động mạch mu đốt bàn chân I ..................................................................................................... 66 3.12. Các dạng đường đi của động mạch mu đốt bàn chân I ......................... 67 3.13. Liên quan giữa chiều dài với nguyên ủy của động mạch mu đốt bàn chân I ..................................................................................................... 68 3.14. Liên quan giữa khoảng cách từ nguyên ủy đến khớp bàn ngón chân I với nguyên ủy của động mạch gan chân sâu......................................... 68 3.15. Liên quan nguyên ủy với đường kính nguyên ủy và đường kính tận của động mạch gan chân sâu ................................................................. 69 3.16. Liên quan đường kính nguyên ủy, đường kính tận của động mạch gan chân sâu với giới ............................................................................ 70
  11. Bảng Tên bảng Trang 3.17. Liên quan đường kính nguyên ủy, đường kính tận của động mạch gan chân sâu với hai bên chân .............................................................. 71 3.18. Liên quan giữa nguyên ủy với chiều dài động mạch gan đốt bàn chân I ..................................................................................................... 73 3.19. Liên quan giữa nguyên ủy và đường kính nguyên ủy của động mạch gan đốt bàn chân I ................................................................................. 74 3.20. Liên quan giữa nguyên ủy và đường kính tận động mạch gan đốt bàn chân I ..................................................................................................... 75 3.21. Các kích thước của cung động mạch gan chân hai bên chân ............... 76 3.22. Liên quan giữa giới với các kích thước cung động mạch gan chân ..... 77 3.23. Đường kính các động mạch ngón chân liên quan với giới tính ............ 78 3.24. Liên quan giữa đường kính các động mạch ngón chân với bàn chân hai bên ................................................................................................... 79 3.25. Liên quan giữa khoảng cách các động mạch ngón chân tách nhánh tận về phía ngoại vi với khớp bàn ngón chân I với bàn chân hai bên .. 80 3.27. So sánh từng cặp đường kính của các động mạch mu chân, mu đốt bàn chân I, gan sâu và gan đốt bàn chân II ........................................... 81 3.28. So sánh từng cặp đường kính động mạch mu ngón chân I ngoài, gan ngón chân I ngoài, mu ngón chân II trong, gan ngón chân II trong ........... 82 3.29. Đặc điểm số lượng nhánh xuyên từ ĐM mu đốt bàn chân I trên 1 bàn chân ....................................................................................................... 83 3.30. Liên quan chiều dài của các nhánh xuyên đốt bàn chân I với giới ....... 84 3.32. Liên quan đường kính nguyên ủy các nhánh xuyên với giới và bàn chân 2 bên ............................................................................................. 85 3.33. Liên quan đường kính tận của các nhánh xuyên với giới và bàn chân 2 bên ...................................................................................................... 86 3.34. Tỷ lệ các loại mạch xuyên .................................................................... 87
  12. Bảng Tên bảng Trang 3.35. Liên quan loại nhánh xuyên với giới .................................................... 88 3.36. Liên quan loại nhánh xuyên với bàn chân 2 bên .................................. 88 3.37. Liên quan giữa phân lớp đường kính với bàn chân 2 bên ...................... 90 3.38. Liên quan phân lớp đường kính nguyên ủy với loại mạch xuyên da ..... 91 3.39. Liên quan phân lớp đường kính tận với loại mạch xuyên da ................. 92 3.40. Liên quan chiều dài mạch xuyên từ động mạch mu đốt bàn chân I với loại mạch xuyên .................................................................................... 92 3.41. Liên quan giữa góc vào của động mạch xuyên từ động mạch mu đốt bàn chân I với loại mạch xuyên ............................................................ 93 3.42. Khoảng cách giữa nguyên ủy nhánh xuyên tới khớp bàn ngón chân I và khoảng cách giữa các nhánh xuyên .................................................. 93 3.43. Đặc điểm khoảng cách nguyên ủy nhánh xuyên đến khớp bàn ngón chân I ..................................................................................................... 94 3.44. Phân lớp khoảng cách từ nguyên ủy nhánh xuyên da đến khớp bàn ngón chân I ............................................................................................ 95 3.45. Phạm vi phân bố của các nhánh xuyên .................................................. 96 4.2. So sánh các dạng nguyên ủy động mạch mu chân giữa các tác giả ...... 102 4.3. So sánh kích thước nguyên ủy động mạch mu chân giữa các tác giả ... 104 4.4. Nguyên ủy động mạch mu đốt bàn chân I ............................................. 106 4.5. Tỷ lệ các dạng đường đi của động mạch mu đốt bàn chân I ................. 109 4.6. Đường kính động mạch mu đốt bàn chân I ............................................ 111 4.7. Đường kính động mạch nuôi ngón chân trong khoang gian cốt 1 ........ 113
  13. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Nguyên ủy động mạch mu chân............................................................ 57 3.2. Nguyên ủy động mạch mu đốt bàn chân I ............................................ 63 3.3. Phân bố đường kính nguyên ủy và khoảng cách từ nguyên ủy ĐM mu đốt bàn chân I tới khớp bàn ngón chân I ........................................ 65 3.4. Nguyên ủy động mạch gan chân sâu..................................................... 67 3.5. Phân bố đường kính và khoảng cách giữa nguyên ủy động mạch gan chân sâu với khớp bàn ngón chân I....................................................... 72 3.6. Nguyên ủy động mạch gan đốt bàn chân I............................................ 73 3.7. Tỷ lệ loại mạch xuyên của nhánh xuyên từ động mạch mu đốt bàn chân I ..................................................................................................... 87 3.8. Phân bố đường kính nguyên ủy và đường kính tận nhánh xuyên............. 89 3.9. Phân lớp đường kính nhánh xuyên tại nguyên ủy và tận .......................... 95 3.10. Phân bố khoảng cách từ nguyên ủy nhánh xuyên tới khớp bàn ngón chân I ..................................................................................................... 94 3.11. Khoảng cách từ nguyên ủy nhánh xuyên đến khớp bàn ngón chân I theo 5 phân lớp ...................................................................................... 95 3.12. Phân bố đường kính và khoảng cách từ nguyên ủy nhánh xuyên tới khớp bàn ngón chân I ............................................................................ 97
  14. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Động mạch mu chân và các nhánh ......................................................... 3 1.2. Những dạng bất thường của động mu chân ............................................ 6 1.3. Phân loại vị trí động mạch mu chân........................................................ 7 1.4. Động mạch gan chân ............................................................................... 8 1.5. Những dạng động mạch mu đốt bàn chân I phân loại theo Nguyễn Huy Phan ............................................................................................... 11 1.6. Dạng IA ................................................................................................. 11 1.7. Dạng IA ................................................................................................. 12 1.8. Dạng IIA................................................................................................ 12 1.9. Dạng IIB ................................................................................................ 13 1.10. Dạng III ................................................................................................. 13 1.11. Các dạng động mạch mu đốt bàn chân I phân loại theo Kim J.W........ 17 1.12. Sự thông nối giữa các perforasome lân cận qua nhánh nối trực tiếp và nhánh nối gián tiếp ........................................................................... 21 1.13. Sự thông nối từ perforasome này sang perforasome lân cận qua đám rối mạch dưới da.................................................................................... 22 1.14. Mô hình động mạch trong khoang gian cốt 1,2 .................................... 24 1.15. Phẫu tích mạch máu mu chân ............................................................... 26 1.16. Tiêu bản ăn mòn có chỉ thị màu ............................................................ 27 1.17. Ảnh siêu âm doppler mạch máu mu chân ............................................. 28 1.18. Ảnh chụp X-quang mạch vùng bàn chân .............................................. 29 1.19. Ảnh mạch máu chụp bằng kỹ thuật DSA ............................................. 30 1.20. Ảnh MRI mạch máu mu chân ............................................................... 31 1.21. Ảnh CTA mạch máu mu chân .............................................................. 32
  15. Hình Tên hình Trang 1.22. Mô tả vạt cánh quạt mạch xuyên của động mạch mu đốt bàn chân I ..... 39 2.1. Bộ dụng cụ đo đạc ................................................................................. 41 2.2. Bộ dụng cụ phẫu tích và kính lúp .......................................................... 42 2.3. Xác định đường chuẩn rạch da ............................................................. 43 2.4. Rạch da theo đường chuẩn .................................................................... 44 2.5. Kim đánh dấu mạch xuyên da khi phẫu tích ......................................... 44 2.6. Bộc lộ các động mạch mu chân sau khi cắt gân cơ mu chân ................ 45 2.7. Phẫu tích động mạch mu đốt bàn chân I xuyên cơ ............................... 45 2.8. Sự phân nhánh động mạch mu đốt bàn chân I cho nhánh mu ngón chân I- II ................................................................................................ 46 2.9. Bộc lộ các động mạch gan chân ............................................................ 46 2.10. Sự phân chia động mạch gan đốt bàn chân I ra động mạch gan ngón chân ....................................................................................................... 47 2.11. Đo chiều dài của mạch .......................................................................... 51 2.12. Đo đường kính mạch máu bằng thước palmer...................................... 52 2.13. Đo khoảng cách đến khớp bàn ngón chân I .......................................... 52 4.1. Trường hợp chỉ có thân chung động mạch nuôi ngón II bên trong ....... 114 4.2. Vạt động mạch mu đốt bàn chân I cuống ngoại vi. ............................ 118
  16. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bàn tay và bàn chân có những điểm tương đồng lớn, da mặt gan tay và gan chân dày, tổ chức dưới da chắc, da bề mặt của mu tay và mu chân mỏng và lỏng lẻo, sự phân bố mạch máu tương đối phong phú, màu da và hình dạng tương tự như nhau. Xương bàn chân, khớp, các gân, mạch máu, thần kinh có cấu trúc và chức năng tương ứng của bàn tay. Việc tái tạo chức năng, thẩm mỹ của bàn tay khuyết tật hoặc di chứng chấn thương luôn là thách thức với các nhà phẫu thuật bàn tay, chấn thương chỉnh hình và tạo hình. Những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật vi phẫu, ngày càng có nhiều công trình chuyển đơn vị ngón chân lên tái tạo và sửa chữa bàn tay. Nhờ đó, việc sửa chữa các khiếm khuyết của mô bàn tay liên tục được cải thiện. Cùng với sự phát triển dụng cụ vi phẫu và kính vi phẫu, kỹ thuật siêu vi phẫu được áp dụng (nối các mạch nhỏ từ 0,3 mm đến 0,8 mm) nên độ an toàn của ca phẫu thuật ngày càng tốt và giảm tổn thương cho vị trí lấy mô. Trong tái tạo ngón tay I, kể từ khi Yang D. Y. tiến hành chuyển ngón chân II tự do vào năm 1966 và Morrison W. A. năm 1980 đã sửa chữa ngón I bằng vạt móng tay ngón chân I thì kỹ thuật chuyển đơn vị tổ chức mô từ bàn chân lên tái tạo sửa chữa chức năng bàn tay đã được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng [1], [2]. Hiện nay kỹ thuật vi phẫu và siêu vi phẫu đã, đang được hoàn thiện nên phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất trong tái tạo ngón tay là cấy ghép toàn bộ hoặc một phần mô ngón chân hoặc ghép kết hợp. Ngoài ra, vạt động mạch mu đốt bàn chân I, vạt da mu chân, vạt ngón chân II, vạt quấn quanh ngón và các vạt mô khác cũng được sử dụng nhiều. Động mạch mu đốt bàn chân I hay động mạch mu chân là cuống nuôi của dạng vạt này. Trong phẫu thuật, việc tìm đúng bó mạch nuôi, phân nhánh và chi phối của cuống mạch để phẫu tích được bó mạch an toàn là chìa khóa thành công của kỹ thuật chuyển ghép vạt.
  17. 2 Động mạch mu chân có đường đi, kích thước không hằng định và có nhiều biến đổi về các nhánh nuôi các ngón chân I, II. Trên thế giới, đã có những nghiên cứu về giải phẫu hệ mạch máu nuôi ngón chân I và ngón chân II: Leung P. C., Wong W. L. nghiên cứu trên người Trung Quốc trưởng thành; Murakami T. nghiên cứu trên người Nhật Bản trưởng thành; Gilbert nghiên cứu trên người Pháp trưởng thành [3], [4], [5]. Tuy nhiên, các kết quả khác nhau về cả hình dạng, sự phân bố cũng như kích thước động mạch. Sự khác biệt về chủng tộc cũng như phương pháp nghiên cứu có thể là nguyên nhân chính dẫn đến những sự khác biệt này. Cho đến nay ở Việt Nam, nghiên cứu giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trên xác còn hạn chế; cũng như chưa có mô tả nào về các dạng biến đổi của nó trên người Việt Nam trưởng thành. Do đó, xuất phát từ yêu cầu cần cung cấp thêm thông tin tham khảo cho các nhà phẫu thuật, góp phần bổ sung về giải phẫu các dạng biến đổi của động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trên xác người Việt Nam trưởng thành nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trên xác người Việt Nam trưởng thành” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và mặt trong ngón chân II trên xác của người Việt Nam trưởng thành. 2. Khảo sát giải phẫu mạch xuyên động mạch mu đốt bàn chân I.
  18. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và mặt trong ngón chân II 1.1.1. Động mạch mu chân Động mạch mu chân là tiếp theo động mạch chày trước, bắt đầu từ dưới mạc hãm gân duỗi đi xuống mu chân theo một đường từ giữa hai mắt cá chân, đến đầu gần khoang gian cốt bàn chân I thì chia thành 2 nhánh tận là động mạch mu đốt bàn chân I và động mạch gan chân sâu. 1. Nhánh xuyên của ĐM mác 2. ĐM mắt cá trước ngoài 3. ĐM mu bàn chân 4. Các ĐM xuyên trước 5. Nhánh mu của các ĐM gan ngón chân riêng 6. Các ĐM mu ngón chân 7. Các ĐM xuyên sau 8. Động mạch gan chân sâu 9. Động mạch cung 10. Động mạch cổ chân trong 11. Động mạch cổ chân ngoài 12. Gân cơ chày trước 13.Động mạch mu chân 14. Động mạch mắt cá trước trong 15. Cơ duỗi dài ngón I 16. Động mạch chày trước Hình 1.1. Động mạch mu chân và các nhánh *Nguồn: Theo Trịnh Văn Minh (2010) [6]
  19. 4 Động mạch cổ chân ngoài, động mạch cổ chân trong và động mạch cung là các động mạch nhánh của động mạch mu chân. Động mạch cổ chân ngoài đi phía ngoài mu chân, phân nhánh cho cơ duỗi ngắn các ngón chân và nối tiếp với động mạch mắt cá trước ngoài của động mạch chày trước, nhánh xuyên của động mạch mác, động mạch cung của động mạch mu chân, góp phần tạo thành mạng mạch quanh cổ chân ngoài (Hình 1.1). Động mạch cổ chân trong phân nhánh và tiếp nối với các động mạch mắt cá chân trong tạo thành mạng mạch mắt cá trong. Động mạch cung là nhánh lớn nhất tách ra từ động mạch mu chân ở nền xương bàn chân I, từ đó chạy cong ra phía ngoài bắt chéo đầu gần các xương đốt bàn chân, ở dưới gân cơ duỗi dài và duỗi ngắn các ngón chân, tận hết ở mặt ngoài bàn chân, nối tiếp với các động mạch cổ chân ngoài và gan chân ngoài. Từ động mạch cung tách ra các động mạch mu bàn chân, chạy trong các khoang gian cốt bàn chân 2, 3, 4. Mỗi động mạch tách ra ở đầu gần một nhánh xuyên sau nối với cung động mạch gan chân sâu, và một đầu xa ở nhánh xuyên trước nối với động mạch gan ngón chân chung tương ứng, rồi chia thành các động mạch mu ngón chân đi vào hai mặt bên các ngón chân III, IV, mặt ngoài ngón II, mặt trong ngón V. Động mạch gan chân sâu là nhánh tận của động mạch mu chân đi xuống gan chân, qua khe giữa 2 đầu nguyên ủy của cơ gian cốt mu chân I, xuống gan chân nối với động mạch gan chân ngoài. Động mạch mu đốt bàn chân I: động mạch này tách ra một nhánh trong vào mặt trong ngón chân I, rồi tiếp tục chạy thẳng đến kẽ ngón chân I và II thì chia đôi thành các động mạch mu ngón chân đi vào mặt ngoài ngón chân I và mặt trong ngón II. Một số nghiên cứu về động mạch mu chân:
  20. 5 Theo cuốn Giải Phẫu Người của Trịnh Văn Minh (2010), có một số trường hợp động mạch chày trước rất nhỏ, tận hết ở một phần ba dưới cẳng chân; nhánh xuyên của động mạch mạch mác rất to, phân nhánh và làm thay đổi nhiệm vụ của động mạch mu chân [6]. Trên thế giới, nghiên cứu về động mạch mu chân cho thấy phần lớn động mạch mu chân có các nguyên ủy, đường đi, phân nhánh như ở các mô tả kinh điển. Ngoài ra động mạch mu chân cũng có các biến thể thường gặp. Dưới đây là một số nghiên cứu của các tác giả: Năm 1993, Yamada T. nghiên cứu trên 30 bàn chân, nguyên ủy động mạch mu chân được xác định có 3 dạng: - Động mạch mu chân là tiếp tục của động mạch chày trước, 26/30 bàn chân chiếm 86,6%. - Động mạch mu chân là các nhánh của động mạch mác, 2/30 bàn chân chiếm 6,7%. - Động mạch mu chân rất nhỏ hoặc không được tìm thấy, 2/30 bàn chân chiếm 6,7%. Đường kính trung bình của các động mạch mu chân (28/30 bàn chân) tại điểm cách 3cm đến đường ngang mắt cá chân là 2,07 ± 0,77 mm. Vị trí kết thúc của động mạch mu chân thường gặp nhất ở mức 2 - 3 cm phía trên trong của đầu xa xương đốt bàn chân I chiếm 53%. Nằm cách 3 - 4 cm, chiếm 37%; cách 4 - 5 cm chiếm 6,7% và trường hợp cách 1 - 2 cm là 3,3% [7]. Năm 1998, trong Atlas của Strauch B., động mạch mu chân có một số dạng bất thường với tỷ lệ gặp như sau (Hình 1.2 A, B, C, D): - Dạng A: Động mạch mu chân là tiếp theo từ nhánh xuyên của động mạch mác, gặp ở 3% số trường hợp nghiên cứu (Hình 1.2A). - Dạng B: Đầu dưới của động mạch chày trước ở vị trí nhánh xuyên của động mạch mác, gặp ở 1,5% số trường hợp nghiên cứu (Hình 1.2B).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2