Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại tỉnh Bình Định và Gia Lai (2016-2018)
lượt xem 2
download
Luận án "Nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại tỉnh Bình Định và Gia Lai (2016-2018)" được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá độ nhạy cảm với một số hóa chất diệt côn trùng, đột biến gen kdr của muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus tại các điểm nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại tỉnh Bình Định và Gia Lai (2016-2018)
- i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt CSMĐ Chỉ số mật độ muỗi CSNCM Chỉ số nhàcómuỗi Chỉ số dụng cụ chứa CSDCBG nước cóbọ gậy CSNBG Chỉ số cónhàbọ gậy DCCN Dụng cụ chứa nước SD Dengue fever Sốt Dengue TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới BI Breteau index Chỉ số Breteau Kdr Knockdown resistance Kháng ngãgục PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng khuếch đại gen WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
- ii MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt...................................................................................... i Danh mục các bảng ............................................................................................. vi Danh mục các hình .............................................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3 1.1. Nghiên cứu về phân bố, tập tính vàvai tròtruyền bệnh của muỗi Aedes trên thế giới vàViệt Nam .............................................................................. 3 1.1.1. Vị tríphân loại muỗi Aedes .............................................................. 3 1.1.2. Hình thái muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus .................................. 4 1.1.3. Phân bố, tập tí nh vàvai tròtruyền bệnh của muỗi Aedes trên thế giới....................................................................................................................... 4 1.1.4. Phân bố, tập tí nh vàvai tròtruyền bệnh muỗi Aedes tại Việt Nam.. 12 1.1.5. Nghiên cứu muỗi Aedes tại Bình Định vàGia Lai ........................... 18 1.2. Nghiên cứu tình trạng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes ...... 19 1.2.1. Các loại hóa chất diệt côn trùng ........................................................ 19 1.2.2. Cơ chế kháng hóa chất diệt côn trùng ............................................... 20 1.2.3. Phương pháp phát hiện muỗi kháng hóa chất diệt côn trùng............ 22 1.2.4. Tính kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes trên thế giới ... 23 1.2.5. Nghiên cứu muỗi Aedes kháng với hóa chất tại Việt Nam .............. 27 1.3. Một số bệnh do muỗi Aedes truyền trên thế giới vàViệt Nam ................... 30 1.3.1. Một số bệnh do muỗi Aedes truyền trên thế giới ............................ 30 1.3.2. Một số bệnh do muỗi Aedes truyền tại Việt Nam............................. 32 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 34 2.1. Đối tượng, địa điểm vàthời gian nghiên cứu .............................................. 34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 34 2.1.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 34
- iii 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 34 2.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 38 2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 38 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 38 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................. 39 2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 41 2.2.1. Nội dung nghiên cứu mục tiêu 1 ......................................................... 41 2.2.2. Nội dung nghiên cứu mục tiêu 2 ......................................................... 41 2.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ...................................................... 42 2.5.1. Kỹ thuật soi bắt muỗi ban ngày .......................................................... 42 2.5.2. Kỹ thuật điều tra bọ gậy Aedes ........................................................... 42 2.5.3. Kỹ thuật thu thập bọ gậy Aedes .......................................................... 43 2.5.4. Kỹ thuật định loại muỗi vàbọ gậyAe. aegypti vàAe. albopictus ....... 44 2.5.5. Kỹ thuật xét nghiệm muỗi nhiễm virus Dengue ................................. 45 2.5.6. Kỹ thuật nhân nuôi muỗi Aedes .......................................................... 45 2.5.7. Quy trình thử nhạy cảm muỗi Aedes với hóa chất .............................. 46 2.5.8. Kỹ thuật xác định các đột biến gen liên quan đến kháng hóa chất của muỗi Ae. aegypti tại các điểm nghiên cứu ............................................ 51 2.6. Quy trì nh nghiên cứu .................................................................................. 52 2.6.1. Nghiên cứu tại thực địa ....................................................................... 52 2.6.2. Nghiên cứu tại phòng thínghiệm ......................................................... 52 2.7. Các biến số vàchỉ số trong nghiên cứu ....................................................... 53 2.7.1. Các biến số trong nghiên cứu.............................................................. 53 2.7.2. các chỉ số trong nghiên cứu ................................................................ 53 2.8. Xử lýsố liệu ................................................................................................. 55 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................ 55 3. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 56
- iv 3.1. Phân bố, tập tính vàtỷ lệ nhiễm virus Dengue của muỗi sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình Định vàGia Lai, 2016-2018 ....................................... 56 3.1.1. Thành phần vàtỷ lệ muỗi Aedes tại các điểm nghiên cứu.................. 56 3.1.2. Chỉ số muỗi vàbọ gậy Aedes tại điểm nghiên cứu ............................ 57 3.1.3. Diễn biến chỉ số mật độ vàBreteau theo thời gian ở các điểm nghiên cứu ..................................................................................................... 61 nh trú đậu của muỗi Aedes tại Bình Định vàGia Lai................ 67 3.1.4. Tập tí nh sinh sản của muỗi Aedes tại Bình Định vàGia Lai .............. 73 3.1.5. Tập tí 3.1.6. Ảnh hưởng yếu tố mùa đến muỗi Aedes tại Bình Định vàGia Lai .... 79 3.1.7. Tỷ lệ muỗi Aedes nhiễm virus Dengue tại Bình Định vàGia Lai ...... 81 3.2. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa chất diệt côn trùng tại tỉnh Bì nh Định vàGia Lai, 2016-2018 ............................................................................... 83 3.2.1. Độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất diệt côn trùng ở Bình Định ...... 83 3.2.2. Độ nhạy cảm của muỗi với hóa chất diệt côn trùng ở Gia Lai ........... 89 3.2.3. Đột biến gen kdr liên quan đến tính kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti tại Bình Định vàGia Lai, 2016-2018......................... 95 Chương 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 101 4.1. Phân bố, tập tí nh và tỷ lệ nhiễm virus Dengue của muỗi sốt xuất huyết Dengue tại Bình Định vàGia Lai, 2016-2018 .............................................. 101 4.1.1. Phân bố muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue................... 101 4.1.2. Các chỉ số muỗi Aedes tại các điểm nghiên cứu ................................. 105 4.1.3. Diễn biến chỉ số mật độ vàBreteau ở các điểm nghiên cứu .............. 108 nh trú đậu của muỗi Aedes tại Bình Định vàGia Lai................ 112 4.1.4. Tập tí nh sinh sản của muỗi Aedes tại Bình Định vàGia Lai ............. 116 4.1.5. Tập tí 4.1.6. Ảnh hưởng yếu tố mùa đến muỗi Aedes tại Bình Định vàGia Lai ... 120 4.1.7. Tỷ lệ muỗi Aedes nhiễm virus Dengue tại các điểm nghiên cứu ...... 121 4.2. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa chất diệt côn trùng tại tỉnh Bình Định vàGia Lai, 2016-2018......................................................................................... 124
- v 4.2.1. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa chất diệt côn trùng ................. 124 4.2.2. Đột biến gen liên quan đến kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti thu thập tại các điểm nghiên cứu ............................................... 134 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 139 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 141 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ................................................... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tóm tắt danh sách các điểm điều tra tại Bình Định vàGia Lai ........ 34 Bảng 2.2. Các hoáchất diệt côn trùng, nồng độ vàthời gian thử nghiệm ......... 47 Bảng 3.1. Số lượng vàtỷ lệ muỗi Aedes tại các điểm nghiên cứu..................... 56 Bảng 3.2. Chỉ số muỗi Aedes tại các điểm nghiên cứu tỉnh Bình Định............. 57 Bảng 3.3. Chỉ số bọ gậy Aedes tại các điểm nghiên cứu tỉnh Bình Định…….. 58 Bảng 3.4. Chỉ số muỗi Aedes tại các điểm nghiên cứu tỉnh Gia Lai ................. 59 Bảng 3.5. Chỉ số bọ gậy Aedes tại các điểm nghiên cứu tỉnh Gia Lai ............... 60 Bảng 3.6. Tỷ lệ muỗi Aedes thu thập trong vàngoài nhà.................................. 68 Bảng 3.7. Số lượng vàtỷ lệ muỗi Ae. aegypti thu thập ở các giáthể khác nhau tại Bình Định ............................................................................................. 69 Bảng 3.8. Số lượng vàtỷ lệ muỗi Ae. albopictus thu thập ở các giáthể khác nhau tại Bình Định..................................................................................... 69 Bảng 3.9. Tỷ lệ muỗi Aedes thu thập trong vàngoài nhà.................................. 70 Bảng 3.10. Số lượng vàtỷ lệ muỗi Ae. aegypti thu thập ở các giáthể khác nhau tại Gia Lai .................................................................................................. 71 Bảng 3.11. Số lượng vàtỷ lệ muỗi Ae. albopictus thu thập ở các giáthể khác nhau tại Gia Lai ......................................................................................... 72 Bảng 3.12. Số lượng vàtỷ lệ dụng cụ chứa nước cóbọ gậy tại thành thị ......... 73 Bảng 3.13. Số lượng vàtỷ lệ dụng cụ chứa nước cóbọ gậy tại đồng bằng. ..... 74 Bảng 3.14. Số lượng vàtỷ lệ dụng cụ chứa nước cóbọ gậy tại miền núi ......... 75 Bảng 3.15. Số lượng vàtỷ lệ dụng cụ chứa nước cóbọ gậy tại thành thị ......... 76 Bảng 3.16. Số lượng vàtỷ lệ dụng cụ chứa nước cóbọ gậy tại nông thôn 1 .... 77 Bảng 3.17. Số lượng vàtỷ lệ dụng cụ chứa nước cóbọ gậy tại nông thôn 2 .... 78 Bảng 3.18. So sánh dụng cụ chứa nước cóbọ gậy theo mùa tại Bình Định...... 79 Bảng 3.19. So sánh dụng cụ chứa nước cóbọ gậy theo mùa tại Gia Lai .......... 80
- vii Bảng 3.20. Tỷ lệ muỗi Aedes nhiễm virus Dengue tại Bình Định. ................... 81 Bảng 3.21. Tỷ lệ muỗi Aedes nhiễm virus Dengue tại Gia Lai ......................... 82 Bảng 3.22. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với alphacypermethrin .................... 83 Bảng 3.23. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với lambdacyhalothrin .................... 83 Bảng 3.24. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với deltamethrin .............................. 84 Bảng 3.25. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với permethrin................................. 85 Bảng 3.26. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với malathion .................................. 85 Bảng 3.27. Tổng hợp nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa chất tại Bình Định .. 86 Bảng 3.28. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với alphacypermethrin .................... 89 Bảng 3.29. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với lambdacyhalothrin ................... 89 Bảng 3.30. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với deltamethrin .............................. 90 Bảng 3.31. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với permethrin................................. 90 Bảng 3.32. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes với malathion .................................. 91 Bảng 3.33. Bảng tổng hợp độ nhạy của muỗi Aedes với hóa chất tại Gia Lai .. 92 Bảng 3.34. Tỷ lệ muỗi Ae. aegypti xuất hiện đột biến gen kdr.......................... 95 Bảng 3.35. Phân bố các đột biến gen kdr của các quần thể muỗi Ae. aegypti... 95 Bảng 3.36. Tỷ lệ các đột biến gen kdr của muỗi Ae. aegypti theo sinh cảnh .... 96
- viii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1a. Hình thể Ae. aegypti ................................................................... 4 Hình 1.1b. Hì nh thể Ae.albopictus .................................................................. 4 Hình 2.1. Sơ đồ các điểm nghiên cứu ở tỉnh Bình Định ............................... 35 Hình 2.2. Sơ đồ các điểm nghiên cứu ở tỉnh Gia Lai.................................... 37 Hình 2.3. Cách thu thập bọ gậy Aedes ở dụng cụ chứa nước ....................... 43 Hình 2.4. Tấm lưng ngực của muỗi Ae. aegypti (a) vàAe. albopictus (b) ... 44 Hình 2.5. Răng lược đốt bụng VIII của bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus ..................................................................................................... 44 Hình 2.6. Phòng nuôi muỗi khoa Côn trùng ................................................. 46 Hình 2.7. Bộ dụng cụ thử nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa chất ............. 48 Hình 2.8. Đọc kết quả thử nhạy cảm của muỗi Aedes với hóa chất ............. 50 Hình 3.1. Diễn biến chỉ số mật độ của muỗi Ae. aegypti theo thời gian ở các điểm nghiên cứu tỉnh Bình Định ............................................................ 61 Hình 3.2. Diễn biến chỉ số Breteau của muỗi Ae. aegypti theo thời gian ở các điểm nghiên cứu tỉnh Bình Định ............................................................ 62 Hình 3.3. Diễn biến chỉ số mật độ của muỗi Ae. albopictus theo thời gian ở các điểm nghiên cứu của tại Bình Định ..................................................... 63 Hình 3.4. Diễn biến chỉ số Breteau của muỗi Ae. albopictus theo thời gian tại các điểm nghiên cứu tỉnh Bình Định……. ...................................... 64 Hình 3.5. Diễn biến chỉ số mật độ của muỗi Ae. aegypti theo thời gian tại các điểm nghiên cứu tỉnh Gia Lai ................................................................. 65 Hình 3.6. Diễn biến chỉ số mật độ của muỗi Ae. albopictus theo thời gian tại các điểm nghiên cứu tỉnh Gia Lai ............................................................ 65
- ix Hình 3.7. Diễn biến chỉ số Breteau của muỗi Ae. aegypti theo thời gian tại các điểm nghiên cứu tỉnh Gia Lai ............................................................ 66 Hình 3.8. Diễn biến chỉ số Breteau của muỗi Ae. albopictus theo thời gian tại các điểm nghiên cứu tỉnh Gia Lai .................................................... 67 Hình 3.9. Số lượng muỗi Aedes thu thập theo mùa tại Bình Định ............... 79 Hình 3.10. Số lượng muỗi Aedes thu thập theo mùa tại Gia Lai .................. 80 Hình 3.11. Kết quả điện di sản phẩm PCR virus Dengue ............................... 82 Hình 3.12. Sơ đồ phân bố muỗi Ae. aegypti nhạy kháng với hóa chất tại các điểm nghiên cứu tỉnh Bình Định ............................................................ 87 Hình 3.13. Sơ đồ phân bố muỗi Ae. albopictus nhạy kháng với hóa chất tại các điểm nghiên cứu tỉnh Bình Định ....................................................... 88 Hình 3.14. Sơ đồ phân bố muỗi Ae. aegypti nhạy kháng với hóa chất tại các điểm nghiên cứu tỉnh Gia Lai ................................................................. 93 Hình 3.15. Sơ đồ phân bố muỗi Ae. albopictus nhạy kháng với hóa chất tại các điểm nghiên cứu tỉnh Gia Lai ............................................................ 94 Hình 3.16. Kết quả điện di sản phẩm PCR gen kdr muỗi Aedes aegypti tại các điểm nghiên cứu................................................................................. 97 Hình 3.17. Kết quả giải trì nh tự gen kdr muỗi Ae. aegypti ............................. 98 Hình 3.18. Phân tí ch một phần trì nh tự gen kdr của muỗi Ae. aegypti dưới dạng nucleotide vàmẫu còn nhạy với hóa chất nhóm pyrethroid ........ 99 Hình 3.19. Phân tích một phần trì nh tự gen kdr của muỗi Ae. aegypti dưới dạng acid amin vàmẫu còn nhạy với hóa chất nhóm pyrethroid ....... 100
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế thế giới, các bệnh do muỗi truyền lànguyên nhân gây ra hơn 1 triệu ca chết mỗi năm [126]. Trong đó, bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) đang là vấn đề y tế nghiêm trọng trên toàn cầu. Hiện nay, tỷ lệ mắc SXHD tăng 30 lần sau 50 năm và nhiều quốc gia lần đầu tiên báo cáo dịch SXHD, đây là một trong những bệnh do muỗi Aedes truyền cótốc độ lây lan nhanh nhất thế giới [123]. Ngoài ra, gần đây một số bệnh do muỗi Aedes truyền cũng gia tăng và mở rộng ra nhiều khu vực mới như bệnh do virus Chikungunya, Zika vàTổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo bệnh do virus Zika làvấn đề khẩn cấp y tế công cộng trên toàn cầu [71]. Bệnh SXHD, bệnh do virus Chikungunya vàZika làcác bệnh truyền nh, được lan truyền thông qua vết đốt muỗi cái Aedes aegypti và nhiễm cấp tí Aedes albopictus [11],[126]. Hiện có 251 quốc gia/vùng lãnh thổ có môi trường sống thích hợp cho sự tồn tại vàphát triển của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus, điều này gây ra mối hiểm họa đối với sức khỏe toàn cầu [106]. Ở Việt Nam, bệnh SXHD, bệnh do virus Chikungunya vàZika đều đã được ghi nhận, trong đó SXHD làmột trong mười bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc vàtử vong cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Bệnh lưu hành ở hầu hết các tỉnh/thành phố nhưng chủ yếu tại miền Nam và Nam Trung bộ. Những nơi này đều phát hiện muỗi Ae. aegypti, ngoài ra một số điểm cũng bắt được Ae. albopictus. Mặc dùChương trì nh phòng chống SXHD quốc gia hoạt động từ năm 1999 đã làm giảm mắc vàtử vong, tuy nhiên số mắc hằng năm vẫn ở mức cao từ 70.000-100.000 ca vàhàng trăm ca tử vong [7],[11]. Tỉnh Bình Định và Gia Lai là hai tỉnh trọng điểm SXHD ở miền Trung-Tây Nguyên, năm 2010 có số ca mắc cao nhất kể từ năm 1998, sau đó số mắc giảm qua các năm [4],[45]. Nhưng đến năm 2015 số ca mắc gia tăng
- 2 trở lại, cụ thể tại Gia Lai ghi nhận 3.022 ca, đây là số ca mắc cao nhất ở Tây Nguyên vàtại Bình Định ghi nhận 2.849 ca mắc, đứng thứ 2 sau khánh Hòa ở miền Trung [9]. Năm 2016, số mắc tiếp tục tăng cao tại Bình Định (4.378 ca) và Gia Lai (13.374 ca). Đáng lưu ý là số mắc mở rộng phân bố nhiều ở miền núi, nông thôn và tăng rất nhiều so với trước đây [10]. Một vấn đề đặt ra tại sao trước đây SXHD thường gây dịch ở các vùng đô thị, nơi đông dân cư, nhưng những năm gần đây số mắc có xu hướng tăng và thường gây dịch ở cả nông thôn vàmiền núi tại Bình Định vàGia Lai? Giả thuyết đưa ra cóthể làdo mở rộng phân bố muỗi Aedes từ thành thị về nông thôn, miền núi và ngược lại. Ngoài ra một nguyên nhân khác cóthể là do sau thời gian dài phun hóa chất diệt côn trùng đã tác động mạnh đến muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus, làm cho muỗi thay đổi tập tí nh, tăng sức chịu đựng vàkháng với hóa chất. Đây đang lànhững vấn đề lớn gây khó khăn, thách thức cho công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương này. Với những lýdo cấp thiết như trên, đề tài: “Nghiên cứu phân bố, tập tính, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại tỉnh Bình Định và Gia Lai (2016-2018)” được tiến hành với hai mục tiêu: 1. Xác định sự phân bố, tập tí nh vàtỷ lệ nhiễm virus Dengue của muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus tại các điểm nghiên cứu ở tỉnh Bì nh Định vàGia Lai (2016-2018). 2. Đánh giá độ nhạy cảm với một số hóa chất diệt côn trùng, đột biến gen kdr của muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus tại các điểm nghiên cứu.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nghiên cứu về phân bố, tập tí nh và vai trò truyền bệnh của muỗi Aedes trên thế giới vàViệt Nam 1.1.1. Vị tríphân loại muỗi Aedes Muỗi Aedes spp. thuộc phân họ Culicinae, là phân họ lớn nhất có khoảng 3.069 loài với 110 giống, nhiều giống là véc tơ chính truyền nhiều bệnh cho con người. Giống Aedes có vai trò quan trọng trong truyền bệnh sốt vàng, SXHD, bệnh do virus Chikungunya, Zika và một vài loài Aedes cũng là véc tơ truyền bệnh giun chỉ vàvirus [30],[68],[123],[126]. Vị tríphân loại muỗi Ae. aegypti vàAe. alboipctus [27],[68],[84]. Aedes aegypti (Linnaeus, 1762) Aedes albopictus (Skuse, 1894) Giới: Animalia Giới: Animalia Ngành: Arthropoda Ngành: Arthropoda Lớp: Insecta Lớp: Insecta Bộ: Diptera Bộ: Diptera Họ: Culicidae Họ: Culicidae Phân họ: Culicinae Phân họ: Culicinae Giống: Aedes Giống: Aedes Phân giống: Stegomyia Phân giống: Stegomyia Loài: Aedes (Stegomyia) aegypti Loài: Aedes (Stegomyia) albopictus Trong nghiên cứu này tập trung vào hai loài muỗi gồm Ae. aegypti và Ae. albopictus, hai véc tơ truyền bệnh SXHD tại Việt Nam cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới. Ngoài ra, hai loài này cũng truyền bệnh sốt vàng, bệnh do virus Zika vàChikungunya [11],[106],[126].
- 4 1.1.2. Hình thái muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus Cả hai loài có kích thước nhỏ đến trung bình, thân có màu đen bóng, có nhiều vẩy trắng bạc tập trung thành từng cụm hay từng đường, đặc biệt trên phần ngực. Loài Ae. aegypti định loại dựa vào mặt lưng của tấm lưng ngực có hai đường vẩy trắng bạc phình ra như hai nửa vòng cung ôm hai bên tấm lưng ngực giống hình đàn. Muỗi Ae. albopictus, trên mặt lưng của tấm lưng ngực chỉ có 1 đường vảy trắng bạc ở giữa lưng [27],[84],[124]. (a) (b) Hình 1.1. Hình thái ngoài của muỗi Ae. aegypti (a) vàAe. albopictus (b) “Nguồn: CDC Hoa Kỳ, 2016” [52] 1.1.3. Phân bố, tập tí nh vàvai tròtruyền bệnh của muỗi Aedes trên thế giới 1.1.3.1. Nghiên cứu về phân bố vàtập tí nh của muỗi Aedes Muỗi giống Aedes cómặt khắp nơi trên thế giới vàcókhoảng trên 950 loài, gây ra mối phiền hàlớn do việc đốt người vàsúc vật. Muỗi giống Aedes, đặt biệt hai loài Ae. aegypti vàAe. albopictus đóng vai trò quan trọng trong sự lan truyền bệnh SXHD, sốt vàng, bệnh do virus Zika, Chikungunya, các bệnh virus khác và cũng có thể truyền bệnh giun chỉ [30],[126]. Muỗi Ae. aegypti phổ biến nhất ở thành thị, nơi đông dân cư nên đây được xem làvéc tơ chính gây dịch SXHD tại các đô thị, nhưng hiện nay đã
- 5 mở rộng phân bố ra các vùng nông thôn, thường liên quan đến quá trình đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng như mở rộng các công trì nh cấp thoát nước vàcải tạo hệ thống giao thông ở vùng nông thôn [120],[124]. Độ cao làyếu tố quan trọng giới hạn sự phân bố muỗi Ae. aegypti và càng lên cao thìmật độ muỗi giảm dần. Tại Ấn Độ, muỗi Ae. aegypti phân bố độ cao lên đến 1.200 m so với mặt nước biển. Khu vực Đông Nam Á, độ cao từ 1.000 m đến 1.500 m được xem làgiới hạn phân bố của loài này. Tuy nhiên ở các khu vực khác thìloài này phân bố ở độ cao lên đến 2.200 m như Colombia và2.400 m ở Eritrea (WHO, 1997 vàWHO, 2011) [120],[124]. Muỗi Ae. aegypti là một trong những véc tơ quan trọng nhất truyền arbovirus vì chúng thường sống trong nhà và thích đốt người. Loài này đốt ban ngày và có hai đỉnh đốt gồm sáng sớm vàchiều tối, tuy nhiên đỉnh hoạt động cóthể thay đổi thùy theo địa phương và mùa. Muỗi Ae. aegypti thường đốt hơn một lần để hoàn thành một chu kỳ tiêu sinh, điều này làm gia tăng nguy cơ lan truyền bệnh. Loài này không đốt vào ban đêm nhưng sẽ đốt nếu trong phòng có ánh sáng. Giai đoạn ấu trùng thường tìm thấy ở dụng cụ chứa nước (DCCN) trong vàxung quanh nhà[30],[124]. Khả năng phát tán của loài Ae. aegypti phụ thuộc vào vị trísinh sản cũng như vật chủ, nhưng thông thường giới hạn khoảng từ 30 - 50 m tính từ vị trímuỗi nở. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho biết loài này cóthể phát tán hơn 400 m ở Puerto Rico (Mỹ). Ngoài ra chúng có thể vận chuyển thụ động thông qua những dụng cụ cóbọ gậy vàtrứng [124]. Không giống như Ae. aegypti, một số quần thể muỗi Ae. albopictus ch nghi với vùng cókhíhậu lạnh ở Bắc Á vàchâu Mỹ, vìtrứng của chúng thí cókhả năng tồn tại qua mùa đông. Loài muỗi này cũng là véc tơ truyền bệnh SXHD nhưng ít quan trọng hơn so với loài Ae. aegypti [30],[121],[124]. Muỗi
- 6 nh ở trong rừng, nhưng đã thích nghi với môi Ae. albopictus phân bố chí trường sống của con người ở khu vực đô thị, bán đô thị vànông thôn. Trong sinh cảnh rừng chúng đẻ trong các hốc cây tre nứa, ngách lá; sinh cảnh đô thị chúng đẻ trong những DCCN nhân tạo như chum vại, phuy [121],[124]. Các vùng bán khôhạn của Ấn Độ, muỗi Ae. aegypti là véc tơ ở đô thị và chúng thay đổi theo lượng mưa và thói quen trữ nước của cộng đồng. Các quốc gia Đông Nam Á cólượng mưa hằng năm thường lớn hơn 200 cm, do vậy muỗi Ae. aegypti duy trìổn định tại các đô thị, bán đô thị vànông thôn. Do tập quán trữ nước của người dân ở Indonesia, Myanmar vàThái Lan, nên mật độ muỗi Aedes ở ngoại ôcao hơn so với trung tâm. Xu hướng đô thị hóa làm tăng môi trường sống thuận lợi cho Ae. aegypti phát triển quanh năm. Ở một số đô thị cóthảm thực vật đa dạng, thìAe. aegypti vàAe. albopictus đều cómặt nhưng muỗi Ae. aegypti chiếm ưu thế hơn [126]. Phân bố muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus đã mở rộng trên toàn cầu và làm tăng nguy cơ mắc SXHD, Chikungunya vàZika. Muỗi Ae. aegypti, phố biến hơn ở châu Á và châu Đại Dương, tiếp đến ở châu Mỹ vàmột số ở khu vực ở châu Phi và châu Âu. Tương tự, muỗi Ae. albopictus phổ biến ở châu Á, tiếp đến là châu Mỹ và châu Phi, châu Âu. Các quốc đảo ở Thái Bình Dương cũng ghi nhận sự có mặt của hai véc tơ này. Muỗi Ae. aegypti là véc tơ phổ biến ở thành thị, thích đốt người, ngược lại muỗi Ae. albopictus phân bố chính ở vùng nông thôn và đốt cả người và động vật [85],[86],[92]. Loài Ae. albopictus thường giới hạn ở các quốc gia khu vực cận Sahara châu Phi, nhưng nay mở rộng sang Mali. Đây là lần đầu tiên Mali ghi nhận sự có mặt muỗi Ae. albopictus và đang gia tăng ở khu vực miền Trung vàthủ đô Bamako. Sự mở rộng phân bố làdo vận chuyển hàng hóa có chứa trứng và bọ gậy bằng đường sông. Dự báo loài này sẽ mở rộng đến các khu vực
- 7 thượng nguồn sông Niger vàcác nhánh sông của nó [93]. Đây là một minh chứng nữa chứng tỏ sự mở rộng loài này ra nhiều vùng khác nhau. Warabhorn vàcộng sự (2006) khi nghiên cứu sinh thái bọ gậy của hai loài Ae. aegypti và Ae. albopictus ở ba khu vực miền Nam, Thái Lan cho biết nơi sinh sản chủ yếu của chúng ở các DCCN trong vàngoài nhà, các khu vực miền Nam đều có sự hiện diện muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus [119]. Nghiên cứu tại Sisaket, Thái Lan của Wongkoon (2013) cho biết mật độ bọ gậy Ae. aegypti cao hơn so với Ae. albopictus vào mùa đông và mùa mưa. Bọ gậy Aedes/nhàvào mùa mưa thì nhiều mua đông và mùa hè [131]. Một nghiên cứu ở thành phố Cebu, Philippines trong năm 2012 cho biết có 38,4% số điểm điều tra có mặt muỗi Ae. aegypti và11,9% điểm có mặt Ae. albopictus. Những nơi sinh sản chí nh của muỗi Ae. aegypti gồm thùng nhựa (40,2%), thùng kim loại (29,6%) vàhộp nhựa (10,5%); những nơi sinh sản chí nh của muỗi Ae. albopictus gồm gốc tre (28,5%), thùng nhựa (21,1%) vàlốp xe (19,1%) [61]. Nghiên cứu đặc điểm sinh học vàkiểm soát muỗi Ae. albopictus ở đảo Reunion cho thấy cùng với muỗi Ae. aegypti thìmuỗi Ae. albopictus làvéc tơ chính gây ra các vụ dịch ở đảo Ấn Độ Dương, đặc biệt ở Reunion. Muỗi Ae. albopictus cókhả năng phát triển mạnh, các DCCN nhỏ ở đô thị làmôi trường lý tưởng cho Ae. albopictus phát triển vàcác điểm sinh sản trong tự nhiên như các hốc tre, hốc đá là nơi ưa thích của Ae. albopictus [59]. Dieng vàcộng sự (2010) khi nghiên cứu muỗi Ae. albopictus trong nhàvàvai trò dịch tễ của chúng ở bán đảo phía bắc Malaysia cho biết muỗi Ae. albopictus sinh sản trong nhà và trong môi trường nước nhân tạo. Khi sống môi trường trong nhà chúng tăng tuổi thọ, hút máu và làm tăng khả năng của véc tơ [60].
- 8 Tác giả Kamgang vàcộng sự (2010), khi nghiên cứu muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại 3 thị trấn chính (Garoua, Douala và Yaoundé) ở Cameroon đã chỉ ra rằng: cả hai loài muỗi này được phát hiện ở Douala và Yaoundé, trong khi đó ở thị trấn Garoua chỉ cóloài Ae. aegypti. Môi trường sống hai loài này ở các thị trấn gần giống nhau, nhưng loài Ae. albopictus tập trung sinh sản ở các mảnh vụn thực vật, hốc cây. Với muỗi Ae. aegypti sinh sản chủ yếu ở các DCCN trong nhà[73]; Sự mở rộng vùng phân bố địa lý của véc tơ SXHD cũng đã được chứng minh tại Mỹ. Trong năm thập kỷ không ghi nhận dịch SXHD, nhưng gần đây dịch SXHD đã xảy ra ở phí a Nam như bang Texas (2004-2005) và Florida (2009-2011) và khi điều tra đều phát hiện muỗi Ae. aegypti - hiện loài này đã mở rộng đến khu vực phí a Bắc nơi có khí hậu lạnh [62]. Nghiên cứu môi trường sống của muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus ở các khu vực ngoại ô tại hai vùng khíhậu khác nhau ở Sri Lanka từ năm 2007-2009 cho biết chỉ số bọ gậy ở 4 khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh do sự phong phú muỗi Ae. albopictus. Nơi có chỉ số cao nhất ở hai loài này làkhu vực Kandy, đây là nơi có thảm thực vật dày, lượng mưa cao và nhiệt độ thấp. Với Ae. albopictus, số trứng trung bì nh hàng tháng cóquan hệ chặt chẽ với độ ẩm tương đối ở cả hai huyện và lượng mưa ở huyện Kandy [115]. Dave Chadee (2013), nghiên cứu tập tính trú đậu của Ae. aegypti ở Trinidad cho biết những vị trí trú đậu chính của Ae. aegypti là phòng ngủ (81,9%), phòng khách (8,7%) vànhàbếp (6,9%). Nghiên cứu trong phòng thínghiệm cho thấy, chỉ 10% muỗi cái hút máu ngay sau quăng hóa lột xác thành muỗi, nhưng phần lớn 70% muỗi cái hút máu sau 12 giờ [57]. Theo một nghiên cứu mới nhất trong năm 2018 của tác giả Samson Leta và cộng sự (2018) cho biết: hiện có 251 quốc gia/vùng lãnh thổ trên
- 9 toàn cầu có môi trường sống thích hợp cho sự tồn tại của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus, trong đó có 197 quốc gia/vùng lãnh thổ có môi trường ch hợp cho Ae. albopictus và188 quốc gia/vũng lãnh thổ thích hợp sống thí Ae. aegypti [106], điều này gây ra mối hiểm họa đối với sức khỏe toàn cầu. Nhì n chung các kết quả nghiên cứu cho thấy: cả hai loài phân bố rộng cả vùng nhiệt đới và ôn đới. Trong đó, muỗi Ae. aegypti luôn cómặt ở thành thị, khu đông dân cư và sinh sản chủ yếu ở những DCCN nhỏ nhân tạo trong vàxung quanh nhàvàhiện đã mở rộng phân bố ra nhiều vùng khác nhau. Cả hai loài muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus hoạt động đốt mồi vào ban ngày, trong đó muỗi Ae. aegypti chủ yếu đốt người vàsống trong nhà. Ngược lại muỗi Ae. albopictus sống ngoài nhà, khu công viên, vườn cây, bìa rừng, đốt cả người và động vật. Đặc biệt khả năng chịu lạnh của loài Ae. albopictus, cho nên loài này cóthể sống ở vùng khíhậu lạnh như châu Âu, khu vực phí a Bắc của Mỹ. Sự phân bố và các đặc điểm sinh thái của hai loài muỗi này khác nhau tùy theo từng địa phương và khu vực. 1.1.3.2. Nghiên cứu vai tròtruyền bệnh của muỗi Aedes Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus là hai véc tơ quan trọng truyền bệnh SXHD, ngoài ra chúng còn truyền bệnh sốt vàng, sốt do virus Zika, Chikungunya ở nhiều nơi trên thế giới nhất [126]. Do vậy, đây là đối tượng màcác nhàkhoa học tập trung nghiên cứu vànhiều kết quả đã được công bố, đây là cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược phòng chống thích hợp. Khi so sánh vai trò của muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus trong sự xuất hiện bệnh SXHD vàChikungunya ở Trung Phi cho thấy: khu vực ngoại thành muỗi Ae. albopictus đốt người và phong phú hơn so với Ae. aegypti ở Gabon. Tuy nhiên, loài Ae. aegypti chiếm ưu thế ở khu vực đô thị Libreville. Ở thành phố này, virus Chikungunya vàDengue chỉ được phát hiện ở loài Ae.
- 10 albopictus. Điều này cho thấy, muỗi Ae. albopictus đóng vai trò chính trong lan truyền virus Chikungunya vàDengue ở Libreville năm 2007 [54]. Roop Kumari (2011) khi nghiên cứu sinh thái vàvai trò truyền bệnh SXHD của muỗi Ae. albopictus ở Dehli, Ấn Độ từ năm 2008-2009 cho thấy: muỗi Ae. aegypti phổ biến vàcómặt ở tất cả các tháng trong năm. Có 9,52% điểm khi điều tra đã phát hiện muỗi Ae. albopictus ở trung tâm Dehli vào tháng 3 vàtừ tháng 8 đến tháng 10. Muỗi Ae. albopictus vàAe. vittatus thích nghi với môi trường sống trong các DCCN nhân tạo ở khu vực đô thị Delhi và ngoài môi trường tự nhiên làbụi tre vàhố đá. Trong đó, 229 DCCN có mặt loài Ae. aegypti và34 DCCN cómặt loài Ae. albopictus và được kiểm tra kết quả cho thấy có 10,5% Ae. aegypti và 11,76% Ae. albopictus nhiễm virus Dengue. Riêng loài Ae. vittatus không nhiễm với virus. Đây là báo cáo lần đầu tiên phát hiện Ae. albopictus nhiễm virus Dengue ở phí a Bắc Ấn Độ [102]. Maciel-de-Freitas R. (2013), khi nghiên cứu tuổi thọ quần thể ảnh hưởng đến lan truyền SXHD cho thấy: virus DEN-2 có liên quan đến quần thể muỗi như mật độ, thói quen hút máu, khả năng tồn tại, sinh sản và đẻ trứng. Muỗi nhiễm virus có khả năng tấn công vật chủ nhiều hơn, đây là nguyên nhân làm cho muỗi có tuổi thọ giảm và đẻ trứng ít hơn và số trứng nở thành bọ gậy cũng ít hơn so với muỗi không bị nhiễm [87]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus là hai véc tơ chính truyền bệnh SXHD ở nhiều khu vực trên thế giới. Ngoài ra hai loài này cũng có khả năng truyền virus Zika và Chikungunya. Tỷ lệ muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus nhiễm virus Dengue khác nhau từ 1,33% đến 11,76% tùy theo quốc gia, khu vực cũng như mức độ lưu hành nơi thu thập muỗi, cụ thể như sau: Nghiên cứu tại Singapore năm 2001 cho biết tỷ lệ muỗi Ae. aegypti vàAe. albopictus đực dương tính
- 11 với virus Dengue lần lượt là1,33% và2,15%. Tỷ lệ các tuýp virus Dengue phát hiện ở muỗi Ae. aegypti là DEN-1 (44%), tiếp theo DEN-2 (22,2%), DEN-3 (22,2%) và DEN-4 (11,1%). Đối với muỗi đực Ae. albopictus là DEN-4 (38,9%), tiếp theo DEN-2 (33,3%), DEN-3 (16,7%) và DEN-1 (11,1%) [79]. Một nghiên cứu khác của Chung (2002) cũng tại Singapore đã xác định muỗi cái Ae. aegypti vàAe. albopictus nhiễm virus Dengue lần lượt là6,9% (54/781) và2,9% (67/2256) [55]. Nghiên cứu tỷ lệ muỗi nhiễm virus Dengue bằng kỹ thuật PCR của tác giả Tuksinvaracharn R (2004) [117] cho biết: có 5% muỗi nhiễm virus Dengue ở Rom Klao, Thái Lan. Một nghiên cứu khác cũng tại Thái Lan của tác giả Thavara U (2006) [113] cho biết có 3 tuýp virus Dengue (DEN-2, DEN-3, DEN-4) được phát hiện ở cả muỗi đực vàcái Ae. aegypti và2 tuýp (DEN-2, DEN-3) được phát hiện ở muỗi cái Ae. albopictus. Nhiễm phối hợp DEN-2 vàDEN-3 được phát hiện ở muỗi đực vàcái Ae. aegypti vàmuỗi cái Ae. albopictus. Tất cả muỗi đực vàcái Ae. aegypti vàAe. albopictus đều thu thập tại thực địa ở 4 tỉnh gồm Krabi, Phuket, Phang-Nga và Surat Thani. Kumari R (2011) [80] nghiên cứu tại Delhi, Ấn Độ đã xác định tỷ lệ muỗi cái Ae. albopictus nhiễm virus Dengue là11,76% vàAe. aegypti 10,5%. Đánh giá tỷ lệ muỗi nhiễm virus Dengue ở khu vực châu Mỹ, có tác giả Urdaneta L (2005) [118] nghiên cứu tại Venezuela ghi nhận có 5,2% muỗi cái Ae. aegypti nhiễm virus Dengue. Tại các trường học ở Merida, Mexico, có4,8% muỗi cái Ae. aegypti nhiễm virus Dengue [63]. Nghiên cứu ở Colombia năm 2016 với tỷ lệ muỗi nhiễm virus Dengue là4,12% vàtất cả 4 tuýp huyết thanh đều phát hiện, trong đó DENV-2 (50%) và DENV-1 (35%) cao nhất và đây là lần đầu ghi nhận muỗi Ae. aegypti dương tính với virus Dengue ở khu vực nông thôn [99]. Năm 2015, tại Costa Rica cũng đã xác định cả muỗi cái và đực Ae. albopictus nhiễm virus Dengue [98].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 205 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 44 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút mạch
168 p | 33 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 132 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 23 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tổ chức và quy trình hoạt động của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở và hiệu quả can thiệp
177 p | 29 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị tiên lượng của diện cắt vòng quanh ở bệnh nhân ung thư biểu mô trực tràng được điều trị phẫu thuật nội soi
172 p | 16 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh, giá trị của 18F-FDG PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều và tiên lượng ở bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 trên
27 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
27 p | 16 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các gene oipA, babA2, cagE và cagA của vi khuẩn Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng
168 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn