intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:217

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh và kiến thức, thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của nhân viên y tế tại Bệnh viện 19-8 năm 2017; Phân tích một số yếu tố liên quan về đặc điểm phẫu thuật, người bệnh, nhân viên y tế và yếu tố môi trường tới thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện 19-8 năm 2017; Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện 19-8 giai đoạn 2018-2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN THÁI HƯNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TẠI BỆNH VIỆN 19-8 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
  2. 2 HÀ NỘI –2024
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN THÁI HƯNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP TẠI BỆNH VIỆN 19-8 Ngành: Quản lý y tế Mã số: 9720801 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. HOÀNG HẢI 2. PGS. TS. TRẦN VĂN SÁU
  4. HÀ NỘI –2024
  5. 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thái Hưng
  6. 6 MỤC LỤC
  7. 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 ASA Physical Status Classification System -Hệ thống phân loại tình trạng người bệnh 2 BV Bệnh viện 3 BYT Bộ Y tế 4 CBHT Cán bộ hỗ trợ 5 CS Cộng sự 6 CSHQ Chỉ số hiệu quả 7 CSSK Chăm sóc sức khỏe 8 CSYT Cơ sở y tế 10 HQCT Hiệu quả can thiệp 11 KSDP Kháng sinh dự phòng 12 KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn 13 NB Người bệnh 14 NKBV NKBV 15 NKVM Nhiễm khuẩn vết mổ 16 NNIS National Nosocomial Infections Surveillance -Chỉ số nguy cơ nhiễm khuẩn 17 NVYT Nhân viên y tế 18 PT Phẫu thuật 19 SDD Suy dinh dưỡng 20 SL Số lượng 21 TCYTTG Tổ chức y tế thế giới 22 VST Vệ sinh tay
  8. 8 DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ An toàn phẫu thuật hiện đang là thách thức tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt tại những nước thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình do hạn chế về nguồn lực. Mặc dù phần lớn có thể phòng ngừa được, nhưng nhiễm khuẩn vết mổ là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất, với số lượng lớn nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện [1]. Nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng thời gian nằm viện thêm khoảng 10 ngày [2], làm tăng chi phí điều trị và chi phí phẫu thuật từ 300% đến 400% [2], [3], đồng thời tăng tỷ lệ tái nhập viện và tình trạng sức khỏe gặp nguy hiểm [4]. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới dao động từ 1,2 đến 23,6 trên 100 ca phẫu thuật [5], cao hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển [2], và được báo cáo là loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp ở các nước thu nhập thấp và trung bình với tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trung bình khoảng 11,8 trên 100 ca phẫu thuật [6]. Các yếu tố nguy cơ của nhiễm khuẩn vết mổ được chia thành 4 nhóm chính bao gồm đặc điểm phẫu thuật, người bệnh, nhân viên y tế và môi trường bệnh viện. Các nhóm yếu tố nguy cơ này thường xuyên đan xen, tác động qua lại làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ [7]. Tại Việt Nam, theo kết quả khảo sát nhiễm khuẩn bệnh viện hiện mắc tại 20 bệnh viện đại diện cho các khu vực trong cả nước (2013), nhiễm khuẩn vết mổ đứng hàng thứ ba sau nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm khuẩn tiết niệu [8]. Trong số khoảng 2 triệu người bệnh phẫu thuật hàng năm, 5% -10% người bệnh mắc nhiễm khuẩn vết mổ, trong đó hơn 90% là nhiễm khuẩn vết mổ nông và nhiễm khuẩn vết mổ sâu [7]. Giám sát nhiễm khuẩn vết mổ nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu cho các chiến lược phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, cải thiện chất lượng chăm sóc, điều trị, bảo vệ người bệnh phẫu thuật và giảm chi phí điều trị, giảm sử dụng kháng sinh [9].
  10. Tổ chức Y tế Thế giới đã cung cấp các hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ dựa trên bằng chứng giúp giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ, nhưng vẫn tồn tại những thách thức đáng kể đối với việc triển khai rộng rãi các thực hành này ở các nước đang phát triển [6]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 1/3 nhiễm khuẩn vết mổ có thể phòng ngừa được bởi việc triển khai chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn thích hợp bao gồm việc xây dựng hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ [7]. Các nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, tuy nhiên việc tuân thủ những biện pháp này vẫn còn hạn chế [10], [11]. Việc thực hiện thành công các chiến lược phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ không chỉ bao gồm các biện pháp can thiệp đa phương thức phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của từng bệnh viện, mà vấn đề quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là sự tuân thủ toàn diện và tuyệt đối của các nhân viên y tế với các khuyến nghị trong hướng dẫn [12]. Can thiệp tăng cường thực hành dựa trên quy trình vô khuẩn sẽ giúp giảm nhiễm khuẩn bệnh viện từ đó tăng cường chất lượng dịch vụ y tế của cơ sở y tế. Tại Việt Nam, để cải thiện nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiều chính sách pháp lý cũng được Bộ Y tế ban hành liên quan đến hoạt động phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ [7]. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống nghiên cứu về các bằng chứng đầy đủ từ yếu tố đặc điểm phẫu thuật, người bệnh, nhân viên y tế và môi trường bệnh viện ảnh hưởng đến thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại các bệnh viện hiện nay. Bệnh viện 19-8 là bệnh viện đa khoa hạng I đầu ngành y tế Công an, gồm 10 khoa ngoại, với trung bình mỗi ngày có khoảng 20-30 ca mổ gồm cả mổ phiên và mổ cấp cứu. Bệnh viện đã triển khai Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của Bộ Y tế theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012 [7]. Tuy công tác kiểm soát nhiễm khuẩn đã được quan tâm nhưng hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện chưa được thực hiện một cách có hệ
  11. thống và thường quy, trang thiết bị còn hạn chế. Tình trạng tuân thủ các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế còn chưa tốt, bệnh viện cũng chưa có nghiên cứu đánh giá nào cụ thể về thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và việc tuân thủ quy trình vô khuẩn của nhân viên y tế. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là vậy thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh và kiến thức, thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của nhân viên y tế tại Bệnh viện 19-8 như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện? Và biện pháp can thiệp nào sẽ có hiệu quả để phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện? Xuất phát từ những thực tế trên, nghiên cứu "Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8" được thực hiện với ba mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh và kiến thức, thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của nhân viên y tế tại Bệnh viện 19-8 năm 2017. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan về đặc điểm phẫu thuật, người bệnh, nhân viên y tế và yếu tố môi trường tới thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện 19-8 năm 2017. 3. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện 19-8 giai đoạn 2018-2021.
  12. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật (PT) trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với PT không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với PT có cấy ghép bộ phận giả (PT implant) [7]. NKVM là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra do phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh, bao gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn rối loạn tuần hoàn tại chỗ: Bao gồm rối loạn vận mạch và hình thành dịch rỉ viêm. - Giai đoạn tế bào: Bao gồm hiện tượng bạch cầu xuyên mạch, hiện tượng thực bào. - Giai đoạn phục hồi sửa chữa: Nhằm loại bỏ các yếu tố gây bệnh, dọn sạch các tổ chức viêm, phục hồi tổ chức, tạo sẹo. 1.1.2. Phân loại phẫu thuật Theo Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ- Quyết định số 3671/QĐ-BYT năm 2012 của Bộ Y tế (BYT), phân loại PT bao gồm 4 loại như sau: PT sạch, PT sạch nhiễm, PT nhiễm và PT bẩn [7]. Bảng 1.. Phân loại phẫu thuật Loại PT Định nghĩa Sạch PT vào các vị trí không có nhiễm trùng và không có bằng chứng của viêm. Không xâm nhập vào đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục hoặc tiết niệu, vết mổ được đóng ở thì đầu của PT; dẫn lưu kín (nếu có chỉ định). PT chấn thương kín. Sạch nhiễm PT vào đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục hoặc tiết
  13. Loại PT Định nghĩa niệu không nhiễm trùng trong điều kiện được kiểm soát, không có ô nhiễm bất thường. Nhiễm Vết thương hở, mới, chấn thương hở. PT vi phạm kỹ thuật vô trùng hoặc có tràn dịch tiêu hóa (ví dụ; ruột bị cắt/thủng bởi PT viên). Các PT mở vào đường sinh dục, tiết niệu, đường mật có nhiễm trùng hoặc những PT được thực hiện ở vùng nhiễm trùng cấp tính nhưng chưa tạo mủ hoặc các mô hoại tử không có bằng chứng về thoát mủ (ví dụ: hoại thư khô). Bẩn Các vết thương hở, chấn thương, bẩn. Ô nhiễm dị vật hoặc phân. Các PT ở vùng có nhiễm trùng rõ ràng hoặc có mủ. *Nguồn: theo Quyết định 3671/QĐ-BYT (2012) [7] 1.1.3. Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ NKVM được phân loại theo vị trí giải phẫu bao gồm (1) NKVM nông (nhiễm khuẩn da hoặc tổ chức dưới da tại vị trí rạch da), NKVM sâu (các nhiễm khuẩn tại lớp gân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da) và (3) nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể [7]. Hình 1.. Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ *Nguồn: theo Quyết định 3671/QĐ-BYT (2012) [7] 1.1.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ NKVM có 3 mức độ nông, sâu và cơ quan, được xác định như sau:
  14. Bảng 1.. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ Loại Tiêu chí chẩn đoán NKVM NKVM Ngày sự kiện là ngày nằm trong khoảng 30 ngày tính từ khi PT nông (với ngày 1 là ngày PT). VÀ nhiễm khuẩn chỉ ở tổ chức da và dưới da tại vị trí vết mổ VÀ có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau: a. Chảy mủ từ bề mặt vết mổ. b. Phát hiện được vi khuẩn từ xét nghiệm nuôi cấy hoặc không nuôi cấy từ bệnh phẩm dịch hoặc mô lấy vô trùng từ vết mổ. c. Phẫu thuật viên phải mở vết mổ nhưng không xét nghiệm Mẫu bệnh phẩm lấy từ vết mổ VÀ NB có ít nhất một trong những dấu hiệu sau đây: - Sưng tại chỗ - Đỏ hoặc nóng - Cảm thấy đau hoặc đau khi chạm vào vết mổ d. Bác sĩ chẩn đoán là NKVM nông. NKVM Ngày sự kiện là ngày nằm trong khoảng 30 ngày hoặc 90 ngày sâu tính từ khi PT (với ngày 1 là ngày PT). VÀ xảy ra ở mô mềm sâu (ví dụ: cân, cơ) của vết mổ VÀ có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau: a. Chảy mủ từ vết mổ sâu b. Toác vết mổ tự nhiên hoặc do PT viên chủ động mở vết mổ VÀ phát hiện được vi khuẩn từ xét nghiệm nuôi cấy hoặc không nuôi cấy từ bệnh phẩm dịch hoặc mô mềm sâu lấy vô trùng từ vết mổ VÀ có một hoặc nhiều triệu chứng sau: - sốt > 38°C - cảm thấy đau tại chỗ hoặc đau khi chạm c. Áp xe hoặc có bằng chứng của NKVM sâu thông qua khám
  15. Loại Tiêu chí chẩn đoán NKVM thực thể, PT lại, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm giải phẫu bệnh (mô bệnh học). d. Bác sĩ chẩn đoán là NKVM sâu. NKVM Ngày sự kiện là ngày nằm trong khoảng 30 ngày hoặc 90 ngày cơ quan/ tính từ khi PT (với ngày 1 là ngày PT). khoang VÀ liên quan đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nằm sâu hơn phẫu các lớp cân/cơ được mở hoặc thao tác khác trong quá trình PT thuật VÀ có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau: a. Chảy mủ từ ống dẫn lưu đặt tại cơ quan/khoang PT b. Phát hiện được vi khuẩn từ xét nghiệm nuôi cấy hoặc không nuôi cấy từ bệnh phẩm dịch hoặc mô lấy vô trùng từ cơ quan/khoang PT. c. Áp xe hoặc có bằng chứng của NKVM sâu thông qua khám thực thể, PT lại, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm giải phẫu bệnh (mô bệnh học). VÀ thỏa mãn ít nhất một tiêu chuẩn về vị trí nhiễm khuẩn cơ quan/khoang PT. d. Bác sĩ chẩn đoán là nhiễm khuẩn vết cơ quan/khoang PT *Nguồn: theo Quyết định 3671/QĐ-BYT (2012) [7] 1.1.5. Hệ thống phân loại tình trạng người bệnh phẫu thuật Thang điểm ASA- Hệ thống phân loại tình trạng người bệnh (NB) phẫu thuật của Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ (ASA - Physical Status Classification System) dựa vào mức độ nặng các bệnh đồng mắc (bệnh lý nền) và một số yếu tố toàn thân của NB trước gây mê [7]. Thang điểm ASA từ 1-5 điểm được phân loại như sau: 1 điểm- NB khỏe mạnh bình thường, không mắc bệnh toàn thân, 2 điểm- NB chỉ mắc bệnh toàn thân nhẹ; không hạn chế chức năng. 3 điểm – NB mắc bệnh toàn thân nặng và hạn chế chức năng; mắc một hoặc nhiều bệnh từ mức trung bình đến nặng, 4
  16. điểm – NB mắc bệnh toàn thân nặng, thường trực đe dọa tính mạng, và 5 điểm- NB trong tình trạng bệnh nặng, có nguy cơ tử vong cao cho dù được PT. 1.1.6. Chỉ số nguy cơ NNIS Chỉ số NNIS (National Nosocomial Infections Surveillance) là tổng số điểm các yếu tố nguy cơ, và thay đổi từ 0 đến 3. Mỗi yếu tố nguy cơ sau, nếu có, được tính một điểm: (1) NB có thang điểm ASA trước mổ lớn hơn 2, (2) phẫu thuật thuộc loại nhiễm hoặc bẩn theo phân loại kinh điển, và (3)thời gian mổ kéo dài từ hơn 2 giờ [7]. 1.1.7. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ Nhận thấy tầm quan trọng của công tác KSNK, đến năm 2000 BYT đã ra Quy định thành lập Hội đồng chống nhiễm khuẩn và chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện nhằm làm cho công tác CNK hiệu quả hơn. Ngoài quy chế hoạt động khoa KSNK trong quy chế bệnh viện, BYT ban hành tiếp các quyết định liên quan đến thực hành chống nhiễm khuẩn gồm có Quy chế quản lý chất thải, các tiêu chí về hoạt động KSNK như thực hành, giám sát, huấn luyện được đưa vào thang điểm đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm (2000), tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn (2003), tài liệu đào tạo phòng ngừa chuẩn của BYT (2010), hướng dẫn phòng ngừa ngừa NKVM – BYT (2012), tài liệu kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) (2013) [7]. Nhằm kiểm soát nguy cơ NKVM, BYT đưa ra các biện pháp giúp KSNK có hiệu quả cao bao gồm: 1. Tắm bằng xà phòng có chất khử khuẩn cho NB trước PT; 2. Loại bỏ lông và chuẩn bị vùng rạch da đúng quy định; 3. Khử khuẩn tay ngoại khoa và thường quy bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn; 4. Áp dụng đúng liệu pháp kháng sinh dự phòng (KSDP);
  17. 5. Tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong buồng PT và khi chăm sóc vết mổ; 6. Kiểm soát đường huyết, ủ ấm NB trong PT; và 7. Duy trì tốt các điều kiện vô khuẩn khu PT như dụng cụ, đồ vải dùng trong PT được tiệt khuẩn đúng quy trình, nước vô khuẩn cho vệ sinh tay ngoại khoa và không khí sạch trong buồng PT. 1.1.8. Kỹ thuật vô khuẩn Kỹ thuật vô khuẩn (Aseptic techniques) còn gọi là vô khuẩn ngoại khoa (Surgical asepsis) nhằm tạo một vật, một vùng không có sự hiện diện của vi sinh vật và bào tử của nó. Trong vô khuẩn nội khoa, như vệ sinh đôi tay với chất khử khuẩn là điều cần thiết trước khi thực hiện các kỹ thuật vô khuẩn. Các kỹ thuật vô khuẩn ngoại khoa thường được thực hiện trong phòng mổ (Operating room), phòng thực hiện thủ thuật điều trị, như chọc dò màng phổi, màng bụng, tủy sống, v.v… Nhân viên y tế (NVYT) cần tuân thủ các quy định như mang khẩu trang, mang kính, đội mũ, rửa tay ngoại khoa, mặc áo choàng, mang găng vô khuẩn, v.v… Tại Việt Nam, BYT đã ban hành hướng dẫn phòng ngừa NKVM theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT năm 2012 [7]. Theo đó, BYT đưa ra 6 quy trình vô khuẩn theo thứ tự ưu tiên là: 1. Rửa tay ngoại khoa (rửa tay vô khuẩn); 2. Kỹ thuật mang găng vô khuẩn; 3. Kỹ thuật mặc và cởi áo choàng vô khuẩn; 4. Kỹ thuật chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn; 5. Kỹ thuật khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ; và 6. Quy trình làm sạch – cọ rửa dụng cụ. Tuy nhiên, việc không thực hành các biện pháp phòng ngừa NKVM nói chung bao gồm tuân thủ các KTVK ngoại khoa, trong đó có vệ sinh tay và đeo găng ngoại khoa của nhân viên y tế (NVYT) là một vấn đề được quan
  18. tâm hiện nay. Ví dụ, một rà soát các nghiên cứu tại Anh chỉ ra rằng hơn 1/3 điều dưỡng không rửa sạch tay và dụng cụ sau khi PT [13]. Tại Việt Nam, nhiều báo cáo chỉ ra rằng nhiều NVYT vẫn chưa thực hành đúng các biện pháp phòng ngừa NKVM đặc biệt là việc tuân thủ vệ sinh tay ngoại khoa [14], [15], [16]. Do vậy, nghiên cứu này tập trung đánh giá 2 quy trình vô khuẩn quan trọng đầu tiên nhằm phòng ngừa NKVM đó là vệ sinh tay ngoại khoa và kỹ thuật mang găng vô khuẩn. 1.2. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở người bệnh trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Trên thế giới NKVM được coi là một dạng nhiễm khuẩn phổ biến nhất của nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) [5]. NKVM để lại hậu quả nặng nề cho NB do kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và tăng chi phí điều trị. NKVM làm tăng thời gian nằm viện thêm khoảng 10 ngày [2], làm tăng chi phí điều trị và chi phí PT từ 300% đến 400% [2], [3], đồng thời tăng tỷ lệ tái nhập viện và tình trạng sức khỏe gặp nguy hiểm [4]. Tỷ lệ NKVM trên thế giới dao động từ 1,2 đến 23,6 trên 100 ca PT [5], cao hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển [2] . NKVM cũng là loại NKBV thường gặp nhất ở các nước thu nhập thấp và trung bình với tỷ lệ NKVM trung bình khoảng 11,8 trên 100 ca PT [6]. Tỷ lệ NKMV gộp trên thế giới được xác định là khoảng5% (KTC 95%: 1,6, 3,7). Do thực hành phòng ngừa lây nhiễm còn hạn chế nên NKVM ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cao hơn đáng kể so với các nước có thu nhập cao. Tỷ lệ NKVM cao nhất được báo cáo là ở khu vực Châu Phi (7,2% [95% CI: 4,3, 11,8%]) [17]. Các tác nhân thường gây ra NKVM bao gồm E. coli, S.aureus, Klebsiella, Enterobacter… [18]. Các vi sinh vật ngoại sinh trên bề mặt dụng cụ PT, môi trường và NVYT cũng là những nguồn gây NKBV nhưng ít phổ biến hơn. Thời gian nằm viện của NB mắc NKVM tăng từ 7,3
  19. đến 14,3 ngày so với NB không mắc [19]. Nhìn chung, tỷ lệ mắc NKVM ở NB PT là 2-36%, và tỷ lệ này dao động lớn giữa các loại PT khác nhau, cao nhất ở NB PT chỉnh hình, tiếp đến là PT tim mạch và PT ổ bụng [20]. Tại các quốc gia có thu nhập cao Tỷ lệ NKVM trên thế giới dao động từ 1,2 đến 23,6 trên 100 ca PT [5], cao hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển [2], và được báo cáo là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây NKBV ở Châu Âu và Mỹ [3]. Tại Hoa Kỳ, NKVM đứng hàng thứ hai sau nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện. Tỷ lệ NB được PT mắc NKVM thay đổi từ 2-15% tùy theo loại PT [6]. Khảo sát về tỷ lệ NKBV tại các quốc gia Châu Âu được tiến hành trong năm 2011-2012 cho thấy NKVM đứng thứ 2 trong các loại NKBV [4]. Tỷ lệ NKVM dao động từ 2,6%-5,4%, trong đó tại Pháp là 3% [17], Thuỵ Sỹ là 5,4% [21], Anh dao động từ 0,4%-10,4% tuỳ loại PT [22]. Ở Đan mạch, NKVM chiếm 6% - 9% cho loại PT sạch nhiễm, 13%- 20% cho PT nhiễm, sử dụng KSDP tỷ lệ NKVM giảm rõ rệt (
  20. so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác và làm tăng thời gian nằm viện trung bình hơn 30 ngày [26]. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) về gánh nặng toàn cầu của NKBV cho thấy tỷ lệ NKVM chung là 11,8 trên 100 NB đang PT (KTC 95%: 8,6-16,0) và 5,6 trên 100 quy trình PT (KTC 95%: 2,9-10,5) tại các nước có thu nhập thấp và trung bình. NKVM là loại NKBV phổ biến nhất ở các nước có thu nhập thấp và trung bình và nguy cơ mắc NKVM của NB tại các quốc gia này cao hơn nhiều NB ở các nước có thu nhập cao [5]. Theo thống kê tại một số nước châu Phi thuộc vùng cận Sahara, tỷ lệ NKVM là 24% [5]. Tại các bệnh viện khu vực Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, NKVM gặp ở 8,8% - 17,7% NB PT. Tính chung trong toàn bệnh viện NKVM đứng hàng thứ hai và chiếm 20% - 30% NKBV [6]. Mới đây, TCYTTG đã tiến hành tổng quan nghiên cứu từ 1995 đến 2015 ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, tổng hợp từ 231 bài báo xuất bản cho kết quả tỷ lệ NKVM chung là 11,2 trên 100 NB PT (KTC 95%: 9,7-12,8) [6]. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ NKVM khi phân tầng theo chất lượng nghiên cứu, nhóm tuổi NB, khu vực, thu nhập, tiêu chí xác định NKVM, địa bàn nghiên cứu hoặc năm xuất bản. Tuy vậy, có sự khác biệt thống kê giữa các loại PT và số lượng NB ở các nghiên cứu. 1.2.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, NKVM xảy ra ở 5-10% trong số khoảng 2 triệu NB được PT hàng năm. NKVM là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất, với số lượng lớn nhất trong các loại NKBV. Khoảng trên 90% NKVM thuộc loại nông và sâu [7]. Theo kết quả điều tra NKBV hiện mắc tại 20 bệnh viện đại diện cho các khu vực trong cả nước, NKVM đứng hàng thứ ba sau nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm khuẩn tiết niệu [8]. Nghiên cứu về thực trạng NKBV tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông (2020) cho thấy tỷ lệ mắc NKBV là 4,3%, trong đó phổ biến nhất là nhiễm khuẩn hô hấp, tiếp theo đến NKVM [27].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2