intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng: Nghiên cứu hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:246

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm mô tả tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần và một số yếu tố liên quan ở người bệnh sau đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2021; Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2021-2022.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế Công cộng: Nghiên cứu hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ TÂM THẦN CHO NGƯỜI BỆNH SAU ĐỘT QUỴ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ TÂM THẦN CHO NGƯỜI BỆNH SAU ĐỘT QUỴ Ngành : Y tế Công cộng Mã số : 9720701 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền 2. PGS.TS. Hoàng Bùi Hải HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ hiệu quả, tạo điều kiện nghiên cứu, làm việc của nhiều đơn vị, các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, giảng viên, cán bộ các phòng, khoa của Trường Đại học Y Hà Nội luôn tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền và PGS.TS. Hoàng Bùi Hải, giảng viên hướng dẫn đã giúp tôi định hướng, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Bệnh viện Lão khoa trung ương tạo điều kiện ủng hộ và phối hợp trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng và Dự án nghiên cứu phát triển giá trị chẩn đoán một số rối loạn tâm thần sử dụng hệ thống quang phổ cận hồng ngoại (Functional Near-Infrared Spectroscopy-FNIRS) thuộc Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) đã tạo điều kiện cho tôi được sử dụng thiết bị trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF) - Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VNCDLL) đã tạo điều kiện và cấp học bổng trong 03 năm liên tiếp với các mã số VINIF.2020.TS.47, VINIF.2021.TS.067, VINIF. 2022.TS.117. Đây là nguồn động lực lớn với bản thân tôi trong học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ, chồng con, anh chị em trong gia đình đã luôn là nguồn động viên giúp tôi hoàn thành luận án. Tác giả luận án Nguyễn Thị Phương Thảo
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Phương Thảo, nghiên cứu sinh khóa 39, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế Công cộng, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Thị Thanh Huyền và PGS.TS. Hoàng Bùi Hải. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2023 Người viết cam đoan Nguyễn Thị Phương Thảo
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh Thang điểm chụp cắt lớp vi Alberta Stroke Programme ASPECTS tính sớm của chương trình đột Early Computed Tomography quỵ Alberta Score Thang điểm đánh giá sử dụng Alcohol Use Disorders AUDIT C rượu bia Identification Test BMI Chỉ số khối cơ thể Body Mass Index CHT Cộng hưởng từ Magnetic Resonance Imaging CLCS Chất lượng cuộc sống Quality of life CLVT Cắt lớp vi tính Computed Tomography Scan Deoxy-Hb Khử Oxy Hemoglobin Deoxy Hemoglobin ĐLC Độ lệch chuẩn Standard deviation Vùng vỏ não phân khu trước Dorsolateral Prefrontal DPC trán trên Cortex ES Hệ số hiệu quả Effect size Quang phổ cận hồng ngoại Functional Near-Infrared FNIRS chức năng Spectroscopy Vùng vỏ não phân khu trung FPC Frontopolar Prefrontal Cortex tâm trước trán Thang điểm đánh giá mức đọ FSS Fatigue Severity Scale mệt mỏi Thang điểm đánh giá hút thuốc Fagerström Test for Nicotine FTND lá – phụ thuộc Nicotine Dependence Thang điểm đánh giá chức Instrumental Activities of IADL năng hoạt động hàng ngày có Daily Living sử dụng dụng cụ Thang điểm đánh giá trạng thái Mini-Mental State MMSE tâm thần tối thiểu Examination
  6. Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh mRS Thang điểm Rankin điều chỉnh modified Rankin scale Thang điểm đột quỵ của Viện National Institute of Health NIHSS sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ Stroke Scale Vùng vỏ não phân khu trước OC Orbitofrontal Cortex trán dưới Oxy-Hb Oxy Hemoglobin Oxy Hemoglobin Thang điểm đánh giá cảm Patient Health Questionnaire PHQ 9 xúc/trầm cảm 9 items Thang điểm đánh giá chất Pittsburgh Sleep Quality PSQI lượng giấc ngủ Pittsburgh Index PVTĐL Phỏng vấn tạo động lực Motivational Interviewing Bài kiểm tra nhận thức Stroop SCWT Stroop Color-Word Task Color-Word Task Thang điểm chất lương cuộc SIS Stroke Impact Scale sống - tác động đột quỵ TB Trung bình Mean TCYTTG Tổ chức y tế thế giới World Health Organization THCS Trung học cơ sở Secondary school THPT Trung học phổ thông High School Bài kiểm tra nhận thức lưu loát VFT Verbal Fluency Task bằng lời nói Vùng vỏ não phân khu hai bên Ventrolateral Prefrontal VPC trước trán Cortex
  7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Dịch tễ học về đột quỵ não trên thế giới, châu Á và Việt Nam............. 3 1.1.1. Dịch tễ học về đột quỵ não trên thế giới......................................... 3 1.1.2. Dịch tễ học về đột quỵ não tại châu Á............................................ 4 1.1.3. Dịch tễ học về đột quỵ não tại Việt Nam ....................................... 4 1.2. Khái niệm, phân loại, chẩn đoán ........................................................... 5 1.2.1. Khái niệm về đột quỵ ..................................................................... 5 1.2.2. Phân loại các thể đột quỵ ................................................................ 5 1.2.3. Triệu chứng lâm sàng ..................................................................... 6 1.2.4. Cận lâm sàng .................................................................................. 8 1.2.5. Điều trị ............................................................................................ 8 1.2.6. Dự phòng ...................................................................................... 10 1.3. Suy giảm sức khỏe thể chất sau đột quỵ và một số yếu tố liên quan .. 10 1.3.1. Khái niệm về sức khỏe thể chất và tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất ở người bệnh sau đột quy................................................ 10 1.3.2. Yếu tố liên quan tới sức khỏe thể chất sau đột quỵ ...................... 14 1.4. Suy giảm sức khỏe tâm thần sau đột quỵ và một số yếu tố liên quan . 17 1.4.1. Khái niệm về sức khỏe tâm thần và tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần ở người bệnh sau đột quy. ............................................. 17 1.4.2. Yếu tố liên quan tới sức khỏe tâm thần sau đột quỵ..................... 19 1.5. Những công cụ đo lường đánh giá tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất và tâm thần sau đột quỵ .............................................................. 22 1.5.1. Những công cụ đo lường đánh giá tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất sau đột quỵ ...................................................................... 22
  8. 1.5.2. Những công cụ đo lường đánh giá tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần sau đột quỵ..................................................................... 24 1.6. Những mô hình/phương pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần của người bệnh sau đột quỵ..................................... 30 1.6.1. Những mô hình/phương pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe thể chất của người bệnh sau đột quỵ ............................................ 30 1.6.2. Những mô hình/phương pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần của người bệnh sau đột quỵ ........................................... 35 1.7. Một số nghiên cứu can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần sau đột quỵ trên thế giới và Việt Nam ................................................ 39 1.7.1. Nghiên cứu can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất của người bệnh sau đột quỵ trên thế giới và tại Việt Nam..................................... 39 1.7.2. Nghiên cứu can thiệp nâng cao sức khỏe tâm thần của người bệnh sau đột quỵ trên thế giới và tại Việt Nam..................................... 40 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 42 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................ 42 2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 42 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1 .......................................... 42 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2 .......................................... 43 2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 43 2.4. Cỡ mẫu ................................................................................................ 43 2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang (Mục tiêu 1) .......................... 43 2.4.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp có đối chứng (Mục tiêu 2) ..... 44 2.5. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 45 2.5.1. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu cắt ngang (Mục tiêu 1) . 45 2.5.2. Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp có đối chứng (Mục tiêu 2) .................................................................................. 45
  9. 2.6. Biến số/chỉ số nghiên cứu, phương tiện, phương pháp thu thập số liệu ..... 46 2.6.1. Các biến số đo lường sức khỏe thể chất ....................................... 49 2.6.2. Các biến số đo lường sức khỏe tâm thần ...................................... 49 2.6.3. Các biến số độc lập khác .............................................................. 52 2.7. Xây dựng và triển khai can thiệp ......................................................... 57 2.7.1. Can thiệp hoạt động trị liệu vận động và phục hồi chức năng nhằm cải thiện sức khỏe thể chất ........................................................... 58 2.7.2. Can thiệp Phỏng vấn tạo động lực – Motivational Interviewing nhằm hỗ trợ cải thiện sức khỏe tâm thần sau đột quỵ .................. 60 2.7.3. Đo lường nồng độ Oxy Hemoglobin bằng thiết bị Functional Near- Infrared Spectroscopy cầm tay ..................................................... 63 2.8. Xử lí và phân tích số liệu ..................................................................... 65 2.8.1. Xử lý và phân tích số liệu thu từ bộ câu hỏi ................................. 65 2.8.2. Phân tích đánh giá hiệu quả can thiệp .......................................... 67 2.8.3. Xử lý và phân tích số liệu nồng độ oxy-Hb thu được từ máy Functional Near-Infrared Spectroscopy ....................................... 68 2.9. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 69 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 70 3.1. Tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần và một số yếu tố liên quan ở người bệnh sau đột quỵ........................................................... 70 3.1.1. Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu .................................... 70 3.1.2. Tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất và một số yếu tố liên quan của quần thể nghiên cứu ............................................................... 74 3.1.3. Tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của quần thể nghiên cứu ............................................................... 80 3.2. Hiệu quả can thiệp cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần ở bệnh nhân đột quỵ tại bệnh viện Lão khoa trung ương năm 2021-2022. ............ 91
  10. 3.2.1. Đặc điểm chung của nhóm can thiệp và nhóm đối chứng ............ 91 3.2.2. Sự thay đổi và hiệu quả can thiệp cải thiện sức khỏe thể chất của nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng tại thời điểm ban đầu, 1, 3, 6 tháng .......................................................................................... 95 3.2.3. Sự thay đổi và hiệu quả can thiệp cải thiện sức khỏe tâm thần của nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng tại thời điểm ban đầu, 1, 3, 6 tháng .......................................................................................... 97 3.2.4. Sự thay đổi và hiệu quả cải thiện sức khỏe tâm thần thông qua việc đo lường bằng thiết bị Functional Near-Infrared Spectroscopy. 105 Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 121 4.1. Tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần và một số liên quan ở người bệnh sau đột quỵ tại bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2021............. 121 4.1.1. Tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất của quần thể nghiên cứu 121 4.1.2. Tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần của quần thể nghiên cứu ...... 125 4.1.3. Những yếu tố liên quan đến tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất của quần thể nghiên cứu. ............................................................ 130 4.1.4. Những yếu tố liên quan đến tình trạng suy giảm sức khỏe tâm thần của quần thể nghiên cứu. ............................................................ 133 4.2. Hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa trung ương (2021-2022). ...... 139 4.2.1. Can thiệp về cải thiện về sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ. ........................................................................ 139 4.2.2. Hiệu quả phương pháp can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất cho người bệnh sau đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa trung ương (2021-2022).... 141 4.2.3. Hiệu quả phương pháp can thiệp nâng cao sức khỏe tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa trung ương (2021-2022).... 144
  11. 4.2.4. Hiệu quả cải thiện suy giảm sức khỏe tâm thần và mối liên quan với kết quả đo lường sự thay đổi nồng độ Oxy-Hb thông qua thiết bị Functional Near-Infrared Spectroscopy. ................................ 147 4.3. Hạn chế nghiên cứu ........................................................................... 152 ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN ..................................................................... 154 KẾT LUẬN ................................................................................................. 155 KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................... 156 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI .................................... 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. So sánh số lượng trường hợp mắc mới, hiện mắc, và tử vong giữa các khu vực năm 2019. ..................................................................... 4 Bảng 1.2. Các khuyến nghị về luyện tập kháng cự và sức bền tim mạch - hô hấp sau đột quỵ* ............................................................................. 33 Bảng 2.1. Tóm tắt các chỉ số và phương tiện nghiên cứu .............................. 47 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của quần thể nghiên cứu ........................ 70 Bảng 3.2. Chỉ số sức khỏe và tiền sử bệnh của quần thể nghiên cứu ............. 71 Bảng 3.3. Đặc điểm về hành vi (bao gồm sử dụng rượu, hút thuốc và giấc ngủ) của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 72 Bảng 3.4. Tiền sử đột quỵ từng mắc của quần thể nghiên cứu....................... 73 Bảng 3.5. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân loại phụ thuộc hoặc độc lập sinh hoạt dựa trên chỉ số Barthel* ................... 75 Bảng 3.6. Một số yếu tố liên quan đến khả năng phụ thuộc sinh hoạt (phân loại theo chỉ số Barthel) của người bệnh sau đột quỵ .................... 76 Bảng 3.7. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân loại phụ thuộc hoặc độc lập chức năng hoạt động dựa trên thang đo IADL* ............ 78 Bảng 3.8. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày (phân loại theo thang điểm IADL) ....................... 79 Bảng 3.9. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân loại có hoặc không trầm cảm dựa trên thang đo PHQ-9*................................... 81 Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm (phân loại theo thang điểm PHQ-9) của người bệnh sau đột quỵ ........................... 83 Bảng 3.11. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân loại có hoặc không mệt mỏi dựa trên thang đo FSS* ......................................... 85
  13. Bảng 3.12. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mệt mỏi (phân loại theo thang điểm FSS) của người bệnh sau đột quỵ ................................ 87 Bảng 3.13. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo phân loại có suy giảm nhận thức hoặc không dựa trên thang đo MMSE* ................ 89 Bảng 3.14. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy giảm nhận thức (phân loại theo thang điểm MMSE) ......................................................... 90 Bảng 3.15. Đặc điểm nhân khẩu học của nhóm can thiệp và đối chứng ........ 91 Bảng 3.16. Chỉ số sức khỏe, tiền sử bệnh của nhóm can thiệp & đối chứng . 92 Bảng 3.17. Đặc điểm về hành vi của nhóm can thiệp và đối chứng............... 93 Bảng 3.18. Tiền sử đột quỵ từng mắc của nhóm can thiệp và đối chứng....... 93 Bảng 3.19. Hiệu quả cải thiện sức khỏe thể chất (độc lập sinh hoạt theo chỉ số Barthel) sau can thiệp đánh giá thời điểm 0, 1, 3, và 6 tháng ........ 96 Bảng 3.20. Hiệu quả cải thiện tình trạng trầm cảm (thang điểm PHQ-9) sau can thiệp đánh giá tại thời điểm 0, 1, 3, và 6 tháng ........................ 98 Bảng 3.21. Hiệu quả cải thiện tình trạng mệt mỏi (thang điểm FSS) sau can thiệp đánh giá tại thời điểm 0, 1, 3, và 6 tháng ............................ 101 Bảng 3.22. Hiệu quả cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức (thang điểm MMSE) sau can thiệp đánh giá tại thời điểm 0, 1, 3, và 6 tháng . 103 Bảng 3.23. Phân tích hồi quy GEE về mối liên quan sự thay đổi nồng độ Oxy-Hb tại 08 vùng vỏ não trước trán được tính gộp trong 03 thời điểm khảo sát và phân loại trầm cảm, mệt mỏi, và suy giảm nhận thức.................. 115
  14. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Đánh giá mức độ phụ thuộc sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu dựa trên chỉ số Barthel................................................................ 74 Biểu đồ 3.2. Thang điểm đánh giá chức năng hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ (Instrumental Activities of Daily Living – IADL) ....... 77 Biểu đồ 3.3. Đánh giá về tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu dựa trên thang điểm đánh giá trầm cảm (PHQ-9) ............................. 80 Biểu đồ 3.4. Đánh giá về tình trạng mệt mỏi của đối tượng nghiên cứu dựa trên thang điểm mệt mỏi (FSS) .................................................. 84 Biểu đồ 3.5. Đánh giá về tình trạng suy giảm nhận thức dựa trên thang điểm đánh giá nhận thức tối thiểu (MMSE) ........................................ 88 Biểu đồ 3.6. Cải thiện độc lập sinh hoạt theo chỉ số Barthel sau can thiệp giữa 2 nhóm tại thời điểm 0, 1, 3 và 6 tháng ...................................... 95 Biểu đồ 3.7. Cải thiện tình trạng trầm cảm theo thang điểm PHQ-9 sau can thiệp giữa hai nhóm tại thời điểm 0, 1, 3 và 6 tháng .................. 97 Biểu đồ 3.8. Cải thiện mệt mỏi theo thang điểm FSS sau can thiệp giữa hai nhóm tại các thời điểm 0, 1, 3 và 6 tháng ................................ 100 Biểu đồ 3.9. Cải thiện mệt mỏi theo thang điểm MMSE sau can thiệp giữa hai nhóm tại các thời điểm 0, 1, 3 và 6 tháng ................................ 102 Biểu đồ 3.10. Sự thay đổi nồng độ Oxy-Hb (mmol.mm) tại 04 vùng phía BÊN PHẢI của vỏ não thùy trán phía trước (Broadman) trong bài kiểm tra nhận thức SCWT tại 03 thời điểm đánh giá (0, 3, và 6 tháng) ....... 105 Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi nồng độ Oxy-Hb (mmol.mm) tại 04 vùng phía BÊN TRÁI của vỏ não thùy trán phía trước (Broadman) trong bài kiểm tra nhận thức SCWT tại 03 thời điểm đánh giá (0, 3, và 6 tháng) ...... 106
  15. Biểu đồ 3.12. Sự thay đổi nồng độ Oxy-Hb (mmol.mm) tại 04 vùng phía BÊN PHẢI của vỏ não thùy trán phía trước (Broadman) trong bài kiểm tra nhận thức lưu loát bằng lời nói (VFT) sau 0, 3, và 6 tháng can thiệp .......................................................................................... 108 Biểu đồ 3.13. Sự thay đổi nồng độ Oxy-Hb (mmol.mm) tại 04 vùng phía BÊN TRÁI của vỏ não thùy trán phía trước (Broadman) trong bài kiểm tra nhận thức lưu loát bằng lời nói (VFT) sau 0, 3, và 6 tháng can thiệp .......................................................................................... 109 Biểu đồ 3.14. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb trong khi bài kiểm tra nhận thức SCWT giữa 02 nhóm tại 0, 3, và 6 tháng theo bản đồ màu sắc tại vỏ não thùy trán phía trước (mô hình tuyến tính chung - General Linear Model)........................................................................... 111 Biểu đồ 3.15. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb trong khi bài kiểm tra nhận thức VFT giữa 02 nhóm tại 0, 3, và 6 tháng theo bản đồ màu sắc tại vỏ não thùy trán phía trước (theo mô hình tuyến tính chung - General Linear Model) ............................................................. 113 Biểu đồ 3.16. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb tại vùng OC phải sau 0, 3, 6 tháng trong bài kiểm tra SCWT theo phân loại trầm cảm giữa hai nhóm. ........................................................................................ 117 Biểu đồ 3.17. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb tại vùng DPC trái sau 0, 3, 6 tháng trong bài kiểm tra SCWT theo phân loại trầm cảm giữa hai nhóm. ........................................................................................ 118 Biểu đồ 3.18. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb tại vùng FPC trái sau 0, 3, 6 tháng trong bài kiểm tra SCWT theo phân loại trầm cảm giữa hai nhóm. ........................................................................................ 119 Biểu đồ 3.19. Thay đổi nồng độ Oxy-Hb tại vùng DPC trái sau 0, 3, 6 tháng trong bài kiểm tra SCWT theo phân loại mệt mỏi giữa hai nhóm. ........ 120
  16. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỷ suất mắc mới đột quỵ trên trên thế giới ..................................... 3 Hình 1.2. Khung lý thuyết tổng quan về các yếu tố liên quan đến suy giảm sức khỏe thể chất sau đột quỵ ............................................................. 14 Hình 1.3. Khung lý thuyết tổng quan về các yếu tố liên quan đến suy giảm sức khỏe tâm thần sau đột quỵ. ........................................................... 20 Hình 1.4. (a) Phổ hệ hấp thụ của oxy-hemoglobin và khử oxy-hemoglobin; (b) Quỹ đạo xác suất của các photon từ nguồn đến máy dò ánh sáng cận hồng ngoại tới được mô tả theo mũi tên; (c) Thiết bị fNIRS ............ 28 Hình 1.5. Sơ đồ tổng hợp những biện pháp can thiệp cải thiện sức khỏe thể chất sau đột quỵ đã điều chỉnh theo mô hình Phân loại quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe ............................................ 30 Hình 1.6. Mô hình chăm sóc từng bước can thiệp tâm lý cho người bệnh sau đột quỵ. ......................................................................................... 35 Hình 2.1. Vị trí của tám vùng giải phẫu thần kinh dựa trên 48 kênh. ............ 51 Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................ 56 Hình 2.3. Khung can thiệp với PVTĐL, hoạt động trị liệu vận động và phục hồi chức năng, đo máy fNIRS và đánh giá sức khỏe chung, được đánh giá vào các tháng 0, 1 , 3, và 6 tháng ................................... 57 Hình 2.4. Định vị vị trí đeo máy đo fNIRS .................................................... 64 Hình 2.5. Góc dưới cùng đảm bảo cảm biến của fNIRS tiếp xúc tốt da đầu.. 64 Hình 2.6. Cách thức máy fNIRS hoạt động được chụp từ thiết bị ................. 65
  17. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và nguyên nhân thứ hai gây tử vong trên toàn thế giới.1 Ước tính đã có khoảng 101,5 triệu người mắc đột quỵ và số trường hợp tử vong là hơn 6,5 triệu người vào năm 2019.2 Sau một năm kể từ thời điểm mắc đột quỵ, khoảng 57% người bệnh cần được hỗ trợ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.3 Ngoài ra, những vấn đề về sức khỏe tâm thần sau đột quỵ như trầm cảm, mệt mỏi và suy giảm nhận thức cũng được đánh giá là ảnh hưởng lớn đến kết quả phục hồi chức năng, suy giảm chất lượng cuộc sống ở nhóm đối tượng này.4 Phát hiện sớm suy giảm thể chất và tâm thần sau đột quỵ là vô cùng quan trọng giúp quá trình điều trị và phục hồi chức năng đạt được hiệu quả tối ưu.5 Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu tổng hợp về tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần và một số yếu tố liên quan đến những vấn đề này chưa thật sự được đề cập nhiều trong những nghiên cứu trước đây tại Việt Nam.6,7 Ngoài ra, việc tiếp cận những can thiệp nhằm cải thiện sức khỏe thể chất và tâm thần sau đột quỵ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm gần đây. Những can thiệp này gồm các chiến lược, chẳng hạn như các chương trình phục hồi thể chất tập trung vào việc khôi phục khả năng vận động và chức năng; hoặc những liệu pháp tâm lý hành vi như phỏng vấn tạo động lực nhằm giải quyết các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, mệt mỏi và suy giảm nhận thức.8,9 Như vậy, việc tiếp cận can thiệp cải thiện toàn diện bao gồm chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần cho bệnh nhân đột quỵ có thể tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình phục hồi và nâng cao sức khỏe tổng thể. 9 Tại Việt Nam, một số nghiên cứu can thiệp gần đây đã được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Sơn Tây (2021)10 và Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội (2022),11 nhưng các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào can thiệp phục hồi chức năng vận động
  18. 2 sớm. Gần như chưa có bất kể nghiên cứu nào tại Việt Nam thực hiện can thiệp cải thiện sức khỏe tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ đã được công bố. Như vậy, những nghiên cứu về can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ vẫn còn rất hạn chế, chưa cung cấp đầy đủ những bằng chứng tin cậy cho công tác lập kế hoạch và xây dựng chính sách hỗ trợ chăm sóc cho nhóm bệnh nhân này. Ngoài ra, những phương pháp kỹ thuật thăm dò hình ảnh truyền thống như cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, điện não đồ không phù hợp trong việc theo dõi thường quy do hạn chế về sự linh động và giá thành. 12,13 Trong khi, máy quang phổ cận hồng ngoại chức năng (Functional Near-Infrared Spectroscopy - fNIRS) là một thiết bị giúp theo dõi sự thay đổi nồng độ oxy não được Jöbsis khám phá vào năm 1977.14 Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh và ứng dụng fNIRs là một công cụ đặc hiệu cho việc đánh giá tiến triển của các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực.15-17 fNIRs là một công cụ thăm dò chức năng mô phỏng hình ảnh hệ thần kinh không xâm lấn, giá thành thấp, đơn giản, dễ cầm tay, thiết bị tương đối nhỏ, và rất an toàn phù hợp với việc đo lường trên nhóm bệnh nhân đột quỵ tại một đất nước có nguồn lực hạn chế như Việt Nam.13,15-17 Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã muốn tìm hiểu tình trạng suy giảm thể chất và tâm thần thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ, một số yếu tố liên quan, và những biện pháp can thiệp phù hợp nhằm giúp cải thiện hai vấn đề trên. Vì vậy, “Nghiên cứu hiệu quả can thiệp nâng cao sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ” được thực hiện với 02 mục tiêu: 1. Mô tả tình trạng suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần và một số yếu tố liên quan ở người bệnh sau đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2021. 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp cải thiện sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh sau đột quỵ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2021-2022.
  19. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Dịch tễ học về đột quỵ não trên thế giới, châu Á và Việt Nam 1.1.1. Dịch tễ học về đột quỵ não trên thế giới Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và nguyên nhân thứ hai gây tử vong trên toàn thế giới.1 Theo dữ liệu của Gánh nặng bệnh tật toàn cầu (Global Burden of Disease) được công bố bởi Viện đo lường và đánh giá sức khỏe (Đại học Washington, Seattle), số trường hợp hiện mắc đột quỵ trên toàn cầu là khoảng 101,5 (93,2-110,5) triệu người, trong đó số trường hợp tử vong là hơn 6,5 (5,9-7,0) triệu người trong năm 2019. Về phân hóa tỷ lệ hiện mắc bệnh giữa nam và nữ lần lượt là khoảng 45,0 và 56,4 triệu người. Ngoài ra, tỷ suất hiện mắc đột quỵ trên thế giới là 1.311,47/100.000 dân. Đột quỵ khiến hơn 143,2 (133,1-153,2) triệu người trên toàn thế giới mất đi số năm sống khỏe mạnh được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (Disability-Adjusted Life Year), số liệu theo thống kê năm 2019.2 Hình 1.1. Tỷ suất mắc mới đột quỵ trên trên thế giới (số trường hợp mắc mới đột quỵ trên 100.000 dân)2 Nguồn: Viện đo lường và đánh giá sức khỏe, Đại học Washington, Seattle, 2019.
  20. 4 1.1.2. Dịch tễ học về đột quỵ não tại châu Á Đột quỵ là một gánh nặng bệnh tật đặc biệt nghiêm trọng tại châu Á, nơi có hơn 60% dân số thế giới và nhiều quốc gia tại đây thuộc nền kinh tế “đang phát triển”. Khu vực này là nơi sinh sống của 1,5 tỷ người, được đặc trưng bởi sự đa dạng về địa lý, sắc tộc, và kinh tế xã hội. Theo số liệu thống kê năm 2019, số lượng trường hợp mắc đột quỵ tại châu Á chiếm hơn một nửa tổng số ca mắc trên toàn thế giới (khoảng 62,5 triệu người). Trong đó, số trường hợp tử vong do đột quỵ tại khu vực này chiếm 2/3 so với số liệu toàn cầu (4,7 triệu người).2 Bảng 1.1. So sánh số lượng trường hợp mắc mới, hiện mắc, và tử vong giữa các khu vực năm 2019. Chỉ số/ Số trường hợp Số trường hợp Số trường hợp Khu vực tử vong hiện mắc mắc mới Châu Á 4.377.903,3 62.507.322,9 8.111.043,9 Châu Mỹ 526.436,4 14.881.433,5 1.202.412,6 Châu Phi 533.854,8 10.511.189,0 1.208.519,6 Chây Âu 1.108.872,5 13.456.009,7 1.691.126,7 Nguồn: Viện đo lường và đánh giá sức khỏe, Đại học Washington, Seattle, 2019. 2 1.1.3. Dịch tễ học về đột quỵ não tại Việt Nam Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân hiện mắc đột quỵ là 1,48 triệu người và khoảng 136.000 trường hợp tử vong được ước tính trong năm 2019. Ngoài ra, tỷ suất mắc mới đột quỵ được tìm thấy trong cùng năm là 213,09/100.000 dân.2 Năm 2016, một nghiên cứu được thực hiện tại miền Trung Việt Nam đã công bố tỷ lệ mắc thô hàng năm trong tổng số ca mắc đột quỵ lần đầu là 90,2/100.000 dân.18 Một nghiên cứu khác được thực hiện tại bệnh viện Quân đội 103 (năm 2016) trong thời gian 10 năm, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ được ghi nhận là 66,7%, trong đó nhồi máu não chiếm 68,4% và tỷ suất mắc theo giới nam/nữ là 1,6.19 Tại Đà Nẵng, một nghiên cứu thuần tập được thực hiện vào năm 2012 trên 754
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2