Luận văn: Cách tổ chức quản lý sử dụng tiền lượng trong công ty dệt may hà nội phần 2
lượt xem 8
download
phí lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, về hình thức, trong điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ thì tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Cách tổ chức quản lý sử dụng tiền lượng trong công ty dệt may hà nội phần 2
- phí lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, về hình thức, trong điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ thì tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra. Tuỳ theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm hay là một bộ phận của thu nhập. 2.2 Chức năng của tiền lương. Tiền lương là một nhân tố hết sức quan trọng của quá trình quản lý nói chung và quản lý lao động tiền lương nói riêng. Có thể kể ra một số chức năng cơ bản của tiền lương như sau: Kích thích lao động (tạo động lực): Chức năng này nhằm - duy trì năng lực làm việc lâu dài có hiệu quả, dựa trên cơ sở tiền lương phải đảm bảo bù đắp sức lao động đã hao phí để khuyến khích tăng năng suất. Về mặt nguyên tắc, tiền lương phải đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động, tạo niềm hứng khởi trong công việc, phát huy tinh thần sáng tạo tự học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn để từ đó giúp họ làm việc với hiệu quả cao nhất và mức lương nhận được thoả đáng nhất. Giám sát lao động: giúp nhà quản trị tiến hành kiểm tra, theo - dõi, giám sát người lao động làm việc theo kế hoạch của mình nhằm đạt được những mục tiêu mong đợi, đảm bảo tiền lương chi ra phải đạt hiệu quả cao. Hiệu quả của việc chi trả lương không chỉ tính theo tháng, quý mà còn được tính theo từng ngày, từng giờ trong toàn doanh nghiệp hoặc ở các bộ phận khác nhau. Điều hoà lao động: đảm bảo vai trò điều phối lao động hợp - lý, người lao động sẽ từ nơi có tiền lương thấp đến nơi có tiền lương cao hơn. Với mức lương thoả đáng, họ sẽ hoàn thành tốt các công việc được giao. Tích luỹ: với mức tiền lương nhận được, người lao động - không những duy trì cuộc sống hàng ngày mà còn để dự phòng cho cuộc sống sau này khi họ đã hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro bất ngờ. 8
- 2.3 Quỹ tiền lương, các hình thức trả lương và các loại tiền thưởng: 2.3.1 Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xác định nguồn quỹ lương tương ứng để trả cho người lao động. Nguồn này bao gồm: Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao - Quỹ tiền lương bổ xung theo chế độ quy định của Nhà - nước. Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch - vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao. Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. - Nguồn quỹ tiền lương nêu trên được gọi là tổng quỹ tiền lương. Như vậy cán bộ công nhân viên sẽ được nhận tiền lương phụ cấp từ quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp việc quản lý quỹ lương đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả và việc cấp phát lương phải đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động... nhằm tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quỹ lương ở các doanh nghiệp phải do cơ quan chủ quản của doanh nghiệp tiến hành trên cơ sở đối chiếu, so sánh thường xuyên quỹ lương thực hiện với quỹ lương kế hoạch của doanh nghiệp trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác thực hiện việc quản lý tiền lương là xác định mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động với Nhà nước về phân chia lợi ích sau một thời kỳ, hay khoảng thời gian sản xuất kinh doanh nhất định cùng với một số chỉ tiêu tài chính khác. Việc xác định giá trị hao phí sức lao động cho một đơn vị sản phẩm, cho 1000 đ doanh thu hay lợi nhuận là hết sức quan trọng và cần thiết. Đó là chi phí hợp lệ trong giá thành, là căn cứ để xác định lợi tức chịu thuế , là công cụ để Nhà nước quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp. Cụ thể, Nhà nước quyết định đơn giá tiền lương của các sản phẩm trọng yếu, đặc thù, các sản phẩm còn lại thì doanh nghiệp tự tính giá 9
- tiền lương theo hướng dẫn chung (Thông tư số 13/LĐTBXH-TT ban hành ngày 10/4/1997). Doanh nghiệp sẽ tự quyết định đơn giá tiền lương nhưng phải đăng ký với cơ quan chủ quản. Việc xác định đơn giá tiền lương có thể dựa trên các chỉ tiêu sau: Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) bằng hiện vật. - Tổng doanh thu. - Tổng thu trừ tổng chi. - Lợi nhuận. - Doanh nghiệp sẽ xác định đơn giá tiền lương tuỳ theo tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức và chỉ tiêu kinh tế gắn với việc trả lương có hiệu quả của doanh nghiệp. Sử dụng tổng quỹ tiền lương: Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau, có thể quy định phân chia tổng quỹ tiền lương theo các quỹ sau: Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương - khoán, lương sản phẩm, lương thời gian: ít nhất bằng 76% tổng quỹ lương. Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có - năng suất chất lượng cao, có thành tích tốt trong công tác tối đa không quá 10% tổng quỹ tiền lương. Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, - kỹ thuật cao, tay nghề giỏi: tối đa không quá 2% tổng quỹ tiền lương. Quỹ dự phòng cho các năm sau: tối đa không quá 12% tổng - quỹ lương. 2.3.2 Các hình thức trả lương. Hiện nay tại các doanh nghiệp người ta thường áp dụng hai hình thức trả lương chủ yếu sau: ế Trả lương theo thời gian. 10
- Hình thức tiền lương theo thời gian là hình thức tiền lương mà số tiền trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc và tiền lương của một đơn vị thời gian ( giờ hoặc ngày). Như vậy tiền lương theo thời gian phụ thuộc vào 2 yếu tố: Mức tiền lương trong một đợn vị sản phẩm. - Thời gian đã làm việc. - Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý, còn đối với công nhân sản xuất chỉ nên áp dụng ở những bộ phận không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc vì tính chất hạn chế do việc trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý việc tính và trả lương theo thời gian có thể thực hiện theo hai cách: Trả lương theo thời gian giản đơn: ( giờ, ngày, tháng...) a. Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế ít hay nhiều quyết định. Tiền lương trả cho người lao động được tính theo công thức: L = LCB x TH Lương nhận được. Trong đó: L: Lương cấp bậc. LCB: Thời gian làm việc thực tế. TH: Chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó định mức lao động, khó đánh giá công việc một cách chính xác. Có 3 loại tiền lương theo thời gian đơn giản: Lương giờ: tính theo mức lương cấp bậc và số giờ làm việc. 11
- Lương ngày: tính theo mức lương cấp bậc và số ngày làm việc thực tế. Lương tháng: tính theo mức lương cấp bậc tháng. Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán. Hơn nữa người công nhân có thể tự tính được tiền công mà mình được lĩnh. Bên cạnh đó, hình thức trả lương này cũng có những nhược điểm là nó mang tính chất bình quân nên không khuyến khích việc sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu, không tập trung công suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. b.Trả lương theo thời gian có thưởng: Theo hình thức này thì tiền lương người lao động nhận được gồm tiền lương thời gian giản đơn và một khoản tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định như: nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao... Hình thức này chủ yếu áp dụng đối vói công nhân phụ, làm việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị... Ngoài ra còn áp dụng cho công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng. Chế độ trả lương này phản ánh trình độ thành tích công tác thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Do vậy nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình. Do đó cùng với ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật chế độ tiền lương này ngày càng được mở rộng hơn. ơ Trả lương theo sản phẩm. Do có sự khác nhau về đặc điểm sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp đã áp dụng rộng rãi các hình thức tiền lương theo sản phẩm với nhiều chế độ linh hoạt. Đây là hình thức tiền lương mà số tiền người lao động nhận được căn cứ vào đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hoàn thành và được tính theo công thức: 12
- n ∑ Lsp = ( Qi x ĐGi) i =1 Lsp: lương theo sản phẩm. Trong đó: khối lượng sản phẩm i sản xuất ra. Qi: ĐGi: đơn giá tiền lương một sản phẩm loại i. số loại sản phẩm i. i: Tiền lương tính theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động sản xuất của mỗi người. Nếu họ làm được nhiều sản phẩm hoặc sản phẩm làm ra có chất lượng cao thì sẽ được trả lương cao hơn và ngược lại. Chính vì vậy nó có tác dụng khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả lao động sản xuất của mình, tích cực cố gắng hơn trong quá trình sản xuất, tận dụng tối đa khả năng làm việc, nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Hơn nữa trả lương theo sản phẩm còn có tác dụng khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ văn hoá kỹ thuật, tích cực sáng tạo và áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Điều này tạo điều kiện cho họ tiến hành lao động sản xuất với mức độ nhanh hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao hơn. Trả lương theo sản phẩm đòi hỏi phải có sự chuẩn bị nhất định như: định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương cho một sản phẩm, thống kê, nghiệm thu sản phẩm... đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được cân đối hợp lý. Căn cứ vào đơn giá sản phẩm và đối tượng trả công, hình thức trả lương theo sản phẩm có 5 loại sau: Loại 1: Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: Chế độ trả lương này được áp dụng rộng rãi với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện quá trình sản xuất của họ mang tính độc lập tương đối, công việc có định mức thời gian, có thể thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. Đơn giá tiền lương có tính chất cố định được tính theo công thức: 13
- ĐG = L x Ds ĐG: đơn giá sản phẩm Trong đó: lương theo cấp bậc công việc hoặc mức lương giờ L: định mức sản lượng Ds: Tiền công của công nhân được tính theo công thức: Lcn =ĐG x Q Lcn: tiền lương của công nhân Trong đó: khối lượng sản phẩm sản xuất được Q: Ưu điểm nổi bật của chế độ này là mối quan hệ giữa tiền công và kết quả lao động của họ được thể hiện rõ ràng làm cho quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau do đó kích thích công nhân cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động. Đồng thời hình thức này cũng dễ hiểu nên công nhân có thể tính được số tiền nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Tuy nhiên chế độ lương này còn có nhược điểm là người lao động dễ chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, ít quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, ít quan tâm chăm lo đến công việc của tập thể. Loại 2: Trả lương theo sản phẩm tập thể: Chế độ trả lương này thường áp dụng đối với những công việc đòi hỏi tập thể công nhân cùng thực hiện, có định mức thời gian dài, khó xác định kết quả của từng cá nhân. Do vậy khi thực hiện hình thức lương này thì trước tiên phải xác định đơn giá và tiền lương mà cả nhóm được lĩnh. Công thức tính đơn giá: n L ∑ Hoặc ĐG = ĐG = L x Đt i =1 Ds 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và quản lý: Tác động của văn hóa tổ chức lên hệ thống thù lao khuyến khích trong các doanh nghiệp Việt Nam
0 p | 251 | 56
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và quản lý: Tác động của văn hóa tổ chức lên hệ thống thù lao khuyến khích trong các doanh nghiệp Việt Nam
0 p | 170 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức - Nghiên cứu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
91 p | 46 | 12
-
Luận văn: Cách tổ chức quản lý sử dụng tiền lượng trong công ty dệt may hà nội phần 3
7 p | 102 | 12
-
Luận văn: Cách tổ chức quản lý sử dụng tiền lượng trong công ty dệt may hà nội phần 7
7 p | 116 | 11
-
Luận văn: Cách tổ chức quản lý sử dụng tiền lượng trong công ty dệt may hà nội phần 5
7 p | 98 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức - Nghiên cứu tại ngân hàng thương mại Việt Nam ở Bình Dương
111 p | 42 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo chuyển đổi, văn hóa tổ chức, sự hài lòng công việc, động cơ làm việc và hiệu quả làm việc của giảng viên các trường Đại học ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
140 p | 40 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhận diện và đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
139 p | 43 | 11
-
Luận văn: Cách tổ chức quản lý sử dụng tiền lượng trong công ty dệt may hà nội phần 9
11 p | 128 | 11
-
Luận văn: Cách tổ chức quản lý sử dụng tiền lượng trong công ty dệt may hà nội phần 6
7 p | 74 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS Hồng Đức huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương
130 p | 48 | 10
-
Luận văn: Cách tổ chức quản lý sử dụng tiền lượng trong công ty dệt may hà nội phần 1
7 p | 109 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường Trung học cơ sở Hồng Đức huyện Ninh Giang – Tỉnh Hải Dương
130 p | 33 | 8
-
Báo cáo " Tìm hiểu năng lực tổ chức quản lý của giám đốc Doanh nghiệp"
7 p | 75 | 7
-
Luận văn: Cách tổ chức quản lý sử dụng tiền lượng trong công ty dệt may hà nội phần 8
7 p | 95 | 5
-
Luật văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp quận, phường trong điều kiện không tổ chức Hội đồng nhân dân
92 p | 25 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn