intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường Trung học cơ sở Hồng Đức huyện Ninh Giang – Tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

34
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý phát triển văn hóa tổ chức, luận văn đề xuất một hệ thống biện pháp quản lí phát triển VHTC ở trường THCS Hồng Đức, qua đó góp phần nâng cao năng lực quản lý văn hóa tổ chức trường học và nâng cao chất lượng GD toàn diện nhân cách người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường Trung học cơ sở Hồng Đức huyện Ninh Giang – Tỉnh Hải Dương

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN ĐỨC THỊNH QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƢỜNG THCS HỒNG ĐỨC HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN ĐỨC THỊNH QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƢỜNG THCS HỒNG ĐỨC HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƢƠNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ THÁI NGUYÊN – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả khảo sát, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Cho đến nay, luận văn này chưa từng được bảo vệ tại bất cứ hội đồng bảo vệ luận văn nào trên toàn quốc, luận văn cũng chưa từng được công bố trên bất cứ phương tiện thông tin nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những gì mà tôi cam đoan ở trên. Thái nguyên, ngày 18 tháng 4 năm 2018 Tác giả Nguyễn Đức Thịnh XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC i
  4. LỜI CÁM ƠN Sau một thời gian học tập nghiên cứu và triển khai đề tài: “Quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS Hồng Đức huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương”. Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn nghiên cứu của mình. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo - Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Hộ - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình tôi nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi chân thành cám ơn tới lãnh đạo nhà trường, các cán bộ, giáo viên thuộc các phòng, ban, Khoa tâm lí giáo dục trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn những thiếu xót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các độc giả để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tác giả Nguyễn Đức Thịnh ii
  5. NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Chữ viết tắt, kí hiệu Chữ viết đầy đủ 1. BGH Ban giám hiệu 2. THCS Trung học cơ sở 3. CB Cán bộ 4. CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục 5. CBNV Cán bộ nhân viên 6. CBQL Cán bộ quản lý 7. CBGV Cán bộ giáo viên 8. GVCN Giáo viên chủ nhiệm 9. GV Giáo viên 10. GD Giáo dục 11. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 12. HS Học sinh 13. QLGD Quản lý giáo dục 14. TNCS Thanh niên cộng sản 15. XHCN Xã hội chủ nghĩa 16. XH Xã hội 17. VH Văn hóa 18. VHTC Văn hóa tổ chức iii
  6. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ....................................................................................................... i Lời cám ơn .......................................................................................................... ii Những cụm từ viết tắt trong luận văn ................................................................ iii Mục lục .............................................................................................................. iv Danh mục bảng biểu ........................................................................................... v Danh mục các hình............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC ...................................................................................... 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 5 1.2. Văn hóa tổ chức ở trường trung học cơ sở .................................................. 7 1.2.1. Khái niệm văn hóa ............................................................................. 7 1.2.2. Môi trường văn hóa ............................................................................ 8 1.2.3. Khái niệm tổ chức .............................................................................. 9 1.2.4. Phân loại tổ chức .............................................................................. 10 1.2.5. Khái niệm văn hóa tổ chức .............................................................. 11 1.2.6. Đặc trưng cơ bản của văn hóa tổ chức ............................................. 13 1.2.7. Chức năng của văn hóa tổ chức ....................................................... 14 1.2.8. Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức.............................................. 15 1.2.9. Xây dựng văn hoá tổ chức ............................................................... 16 1.3. Phát triển văn hóa tổ chức trường trung học cơ sở .................................... 18 1.3.1. Khái niệm ......................................................................................... 18 1.3.2. Đặc điểm văn hóa của trường trung học cơ sở ................................ 19 1.3.3. Tầm quan trọng của phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS .... 21 1.4. Quản lý phát triển văn hóa tổ chức trong nhà trường ................................ 23 iv
  7. 1.4.1. Khái niệm quản lý phát triển văn hóa tổ chức trong trường trung học cơ sở..................................................................................................... 23 1.4.2. Quy trình quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS ........ 25 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS ................................................................................................................ 31 1.5.1. Năng lực cán bộ quản lý, giáo viên trong trường THCS ................. 31 1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ trường THCS ................................................ 32 1.5.3. Điều kiện cơ sở vật chất ở trường THCS. ........................................ 32 1.5.4. Đặc điểm và ý thức của học sinh trường THCS .............................. 32 1.5.5. Cơ cấu tổ chức ở trường THCS ....................................................... 33 1.5.6. Những quy phạm của nhà trường và các tổ chức thành viên........... 34 1.5.7. Các phong trào hoạt động văn hóa trong trường THCS .................. 34 1.5.8. Các yếu tố ngoài nhà trường ............................................................ 34 Kết luận chương 1 ............................................................................................. 35 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒNG ĐỨC ............... 36 2.1. Khái quát về trường THCS Hồng Đức ...................................................... 36 2.2. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng.............................................. 38 2.2.1. Mục đích khảo sát ............................................................................ 38 2.2.2. Nội dung khảo sát ............................................................................ 38 2.2.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát ........................................................ 38 2.2.4. Phương pháp khảo sát và phương pháp xử lý kết quả khảo sát ....... 38 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS Hồng Đức. .................................................................................. 39 2.2.1. Nhận thức và mức độ thực hiện quản lý phát triển văn hóa tổ chức ............................................................................................................ 39 2.3. Nhận thức của CBQL, GV về vai trò của phát triển văn hóa tổ chức ....... 41 v
  8. 2.3.1. Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện của cán bộ quản lý về tác động của công tác phát triển văn hóa tổ chức. ................................ 42 2.3.2. Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về các mối quan hệ giữa các thành viên nhà trường trong công tác phát triển văn hóa tổ chức ............................................................................................................ 46 2.3.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung phát triển văn hóa tổ chức. ................................................................ 50 2.3.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các nội dung giáo dục văn hóa tổ chức. ..................................................... 52 2.3.5. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về các con đường giáo dục văn hóa tổ chức ................................................... 54 2.3.6. Thực trạng văn hóa giảng dạy và học tập trong trường THCS Hồng Đức ................................................................................................... 54 2.3.7. Thực trạng văn hóa ứng xử trong trường THCS Hồng Đức ............ 58 2.3.8. Thực trạng các hoạt động phát triển văn hóa tổ chức trong trường THCS Hồng Đức ............................................................................ 65 2.3.9. Thực trạng hoạt động của Hiệu trưởng trong quản lý phát triển văn hóa tổ chức .......................................................................................... 67 Kết luận chương 2 ............................................................................................. 72 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒNG ĐỨC............................ 73 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS Hồng Đức. .................................................................................. 73 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của quá trình giáo dục .............. 73 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả thiết thực .................................. 73 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo hệ thống giá trị được kế thừa và phát triển ở đối tượng giáo dục .................................................................................. 73 vi
  9. 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo xây dựng và phát triển phải đi đôi với xóa bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức ...................... 74 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của giáo viên và học sinh ...................................................................................................... 74 3.2. Các biện pháp quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS Hồng Đức .......................................................................................................... 74 3.2.1. Nâng cao nhận thức cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về phát triển văn hóa tổ chức .......................................................................... 75 3.2.2. Phát triển bộ quy tắc văn hóa ứng xử đối với CBQL, GV và học sinh ...................................................................................................... 78 3.2.3. Xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên xanh - sạch - đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, lớp học ..... 82 3.3.4. Nâng cao chất lượng các hoạt động giảng dạy của giáo viên, học tập, trải nghiệm của học sinh ..................................................................... 86 3.2.5. Phát triển văn hóa tổ chức dựa trên các giá trị cốt lõi...................... 92 3.2.6. Các bước nhằmphát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS Hồng Đức................................................................................................... 93 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................ 96 3.4. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS Hồng Đức ................................. 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104 PHỤ LỤC vii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Nhận thức về văn hoá, văn hoá tổ chức ở trường THCS. ........................ 39 Bảng 2.2. Đánh giá mức độ nhận thức của CBQL, GV về vai trò của văn hóa tổ chức ......................................................................................................... 40 Bảng 2.3. Nhận thức về vai trò của phát triển VHTC ở trường THCS ................... 41 Bảng 2.4. Nhận thức và mức độ thực hiện của cán bộ quản lý về tác động của công tác phát triển VHTC ....................................................................... 43 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả nhận thức của CBQL, GV về các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường trong công tác phát triển VHTC ......... 46 Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường của GV ........................................................................ 48 Bảng 2.7. Nhận thức của CBQL và GV về nội dung phát triển văn hóa tổ chức ... 51 Bảng 2.8 . Nhận thức của CBQL, GV, HS về nội dung giáo dục văn hóa tổ chức . 53 Bảng 2.9. Nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường giáo dục văn hoá tổ chức ......................................................................................................... 54 Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GV về văn hoá giảng dạy ở trường THCS Hồng Đức ................................................................................................ 55 Bảng 2.11. Đánh giá của HS về văn hoá học ở trường THCS Hồng Đức................ 57 Bảng 2.12. Đánh giá của GV và CBQL về văn hóa ứng xử ở trường THCS Hồng Đức ................................................................................................ 59 Bảng 2.13. Biểu hiện, mức độ vi phạm văn hóa tổ chức của HS trong trường THCS Hồng Đức ..................................................................................... 63 Bảng 2.14. Chất lượng giáo dục những 3 năm học gần đây . ................................... 65 Bảng 2.15. Đánh giá của GV và CBQL về hiệu quả các hoạt động phát triển VHTC ở trường THCS Hồng Đức .......................................................... 65 Bảng 2.16. Thực trạng hoạt động của Hiệu trưởng trong việc quản lý phát triển văn hóa tổ chức ...................................................................................... 67 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của những biện pháp quản lý phát triển văn hóa tổ chức ....................................................................... 97 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của biện pháp xây dựng văn hóa tổ chức ......................................................................................................... 99 v
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống văn hoá .......................................................... 8 Hình 1.2. Sơ đồ chu trình quản lý ............................................................................. 29 vi
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang sống ở thế kỷ thứ XXI với xu hướng hội nhập quốc tế, thời đại của công nghệ, đang mở ra không ít những triển vọng phát triển GD cho các quốc gia và cho các nhà trường. Đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển VH nói chung và VHTC nói riêng. Nghiên cứu về văn hóa tổ chức (VHTC) cũng chính là nghiên cứu một hệ thống giá trị và chuẩn mực giá trị đặc thù, được con người tích lũy trong quá trình tích hợp các hoạt động sáng tạo VH, GD và khoa học. VHTC được biểu hiện thông qua vốn di sản VH và các quan hệ ứng xử VH giữa những người trong một môi trường GD, có tác động chi phối nhiều chiều đến mọi hoạt động và đời sống tâm lý của chính những con người sống trong môi trường đó: ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình GD trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện; ảnh hưởng rõ rệt cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của GV và HS. VHTC thể hiện ở một góc độ nhà trường, bao gồm từ phong cách ngôn ngữ của GV và HS, cách bài trí lớp học cảnh quan nhà trường như thế nào, ... cũng như thái độ quan tâm của họ đối với những nội dung chương trình và phương pháp GD, đến những định hướng giá trị nhân cách của HS (và cả của GV) trước những thay đổi của cuộc sống XH hiện đại. Nói chung, VHTC lành mạnh sẽ giảm bớt được xung đột và tăng tính ổn định. Đúng như Donahoe (1997) chỉ ra rằng “Nếu văn hóa thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi”. Tuy vậy, vấn đề VHTC và tìm kiếm các biện pháp quản lý sự hình thành và phát triển VHTC hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù muốn hay không muốn, những yếu tố tiêu cực từ môi trường văn hóa nhà trường tự phát đang hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá trình giáo 1
  13. dục - đào tạo trong các nhà trường, đến HS - thế hệ tương lai của đất nước. Vậy các nhà QLGD cần phải làm gì để xây dựng và phát triển một môi trường VHTC lành mạnh, tích cực? Trường THCS Hồng Đức xã Hồng Đức – Huyện Ninh Giang – Tỉnh Hải Dương được thành lập từ năm 1967. Nhìn lại chặng đường 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, trường cũng có những năm tháng thăng trầm cùng với lịch sử của dân tộc. Song với tình yêu nghề, quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ của các thầy giáo, cô giáo và tinh thần hiếu học của các em học sinh, thầy và trò trường THCS Hồng Đức ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành giáo dục, đạt được những thành tích rất đáng tự hào. Tuy nhiên, trước tình hình mới, trước yêu cầu đổi mới GD dạy học, Trường THCS Hồng Đức đang từng bước phấn đấu phát triển. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng một môi trường XH lành mạnh, tạo thương hiệu nhà trường. Đó chính là văn hóa tổ chức. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường Trung học cơ sở Hồng Đức huyện Ninh Giang – Tỉnh Hải Dương” 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý phát triển văn hóa tổ chức, luận văn đề xuất một hệ thống biện pháp quản lí phát triển VHTC ở trường THCS Hồng Đức, qua đó góp phần nâng cao năng lực quản lý văn hóa tổ chức trường học và nâng cao chất lượng GD toàn diện nhân cách người học. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lí phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS Hồng Đức huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương . 2
  14. 3.3. Khách thể điều tra - Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trường THCS Hồng Đức huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. 4. Giả thuyết khoa học Văn hóa tổ chức trong nhà trường nếu không được quan tâm và không có những biện pháp quản lý tốt sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của Nhà trường về: quan hệ giữa các thành viên; ứng xử giữa các thành viên; chất lượng dạy và học; hình ảnh của Nhà trường... Các biện pháp quản lý phát triển VHTC khi được áp dụng ở trường THCS Hồng Đức, sẽ góp phần xây dựng một môi trường công tác tích cực cho CBGV và HS, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của trường THCS Hồng Đức trong giai đoạn phát triển hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý phát triển VHTC trường THCS 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lí phát triển VHTC ở trường THCS Hồng Đức. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lí phát triển VHTC ở trường THCS Hồng Đức 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp quản lí phát triển VHTC với nội dung: nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV về phát triển văn hóa tổ chức; những hành động của người quản lý, các tổ chức, thành viên trong nhà trường để phát triển văn hóa tổ chức. Đề tài tập trung khảo sát ở trường THCS Hồng Đức với 6 cán bộ quản lý ( gồm Hiệu trưởng, PHT, 2 Tổ trưởng, 2 Tổ phó), 18 giáo viên và 320 học sinh, thời gian thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2017. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng hai phương pháp chính sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích và tổng hợp lý thuyết; phân loại và hệ thống hóa lý thuyết; phương pháp giả thuyết; phương pháp lịch sử.. 3
  15. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát khoa học; phương pháp điều tra; phương pháp thực nghiệm khoa học; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm. 8. Cấu trúc luận văn - Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý phát triển văn hóa tổ chức. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường Trung học cơ sở Hồng Đức. Chương 3. Biện pháp quản lí phát triển văn hóa tổ chức ở trường Trung học cơ sở Hồng Đức. 4
  16. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỔ CHỨC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Thuật ngữ “văn hóa tổ chức” (organisational culture, culture organisation) xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960. Thuật ngữ tương đương “văn hóa công ty” (corporate culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970 và trở nên hết sức phổ biến sau khi tác phẩm văn hóa công ty của Terrence Deal và Atlan Kennedy được xuất bản tại Mỹ năm 1982 [36] . Văn hóa nhà trường (Scholary culture, culture scolaire, viết tắt VHNT) là văn hóa của một tổ chức. Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính - sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng cho những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại dù ít hay nhiều một nền VH nhất định[25]. Tuy nhiên cho đến nay, lại có rất ít tác giả quan tâm đi sâu vào nghiên cứu về lý luận một cách có hệ thống về việc quản lý phát triển văn hóa tổ chức. Một số sách, bài viết gần đây chủ yếu chỉ quan tâm tới công tác VH học đường ở trường phổ thông, VH học, môi trường VH cơ sở…Có thể kể đến: Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học, Viện văn hóa, Nhà xuất bản thông tin, Hà Nội của tác giả Đỗ Huy (2001)[22]; Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội của Văn Đức 5
  17. Thanh (2001) [42]; Văn hóa giao tiếp ứng xử, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội của Đinh Viễn Trí - Đông Phương Tri (Ngọc Anh dịch) (2003)[37]; Văn hóa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội của V.M Rôđin (Người dịch: Nguyễn Hồng Minh)(2000) [41]; Môi trường giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục. - Trường ĐHSPHN (9-2007) ,Viện Nghiên cứu sư phạm, Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa học đường - Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường của tác giả Phạm Hồng Quang (2006). Trong công trình của tác giả Phạm Hồng Quang, tác giả đã đánh giá những tác động của môi trường văn hóa giáo dục đến quá trình đào tạo đồng thời tác giả đã làm sáng tỏ các quy luật tác động của môi trường văn hóa giáo dục đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách người học. Các công trình nghiên cứu của ông chính là những vấn đề quan trọng có giá trị trong các công trình nghiên cứu tiếp theo về văn hóa sau này[33]. Cho đến nay, có một số sách, tạp chí với những bài viết về Nhà trường tập trung vào việc chỉ ra các hành vi vi phạm văn hóa trong trường học như: những mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh; giáo viên với học sinh; giáo viên với giáo viên; môi trường trong trường học; việc quản lý văn hóa nhà trường…các bài viết cũng đã đưa ra được các biện pháp nhằm hạn chế được các hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục, và các biện pháp xây dựng văn hóa trường học…Tuy nhiên có ít tác giả quan tâm, đi sâu vào nghiên cứu về lý luận một cách có hệ thống về việc quản lý phát triển văn hóa tổ chức trong Nhà trường, đặc biệt là ở các trường Phổ thông. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài này với hy vọng để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý phát triển văn hóa tổ chức ở trường THCS đồng thời đề xuất những biện pháp của 6
  18. Hiệu trưởng trong công tác quản lý có hiệu quả môi trường công tác tích cực cho CBGV & HS, trên cơ sở đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của các trường THCS nói chung và Trường THCS Hồng Đức nói riêng trong giai đoạn phát triển hiện nay 1.2. Văn hóa tổ chức ở trƣờng trung học cơ sở 1.2.1. Khái niệm văn hóa Có nhiều định nghĩa về văn hoá. Năm 1952, Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn (Mỹ), đã tìm thấy không dưới 164 đinh nghĩa về VH. Sự khác nhau của chúng không chỉ là ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính) mà cả ở cách sử dụng rộng rãi của từ này. Tại Hội nghị Quốc tế các nhà văn học họp tại Mehico do Unesco tổ chức năm 1982, trên cơ sở của 200 định nghĩa khác nhau của VH, bản tuyên bố chung của hội nghị đã chấp nhận một quan niệm về VH như sau: Trong ý nghĩa rộng nhất VH là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một XH hay của một nhóm người trong XH. VH bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, quyền cơ bản của con người hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Như vậy, dưới góc độ xã hội học thì VH là một hiện tượng XH gắn với đời sống XH, còn nội dung của VH chính là sản phẩm của hoạt động thực tiễn có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kế thừa, phát triển dưới tác động của con người, vì hạnh phúc của con người. Theo những ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng XH đặc thù mà nét trội cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị chung nhất cả về vật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại hay 7
  19. một giai đoạn lịch sử nào đó, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên, trong các mối quan hệ XH [4]. Cấu trúc của hệ thống VH được thể hiện qua sơ đồ 1.2 HỆ THỐNG VĂN HOÁ Văn hoá nhận Nhận thức về vũ thức trụ Các Văn hoá tổ chức Tổ chức đời sống Các loại thành cộng đồng và tổ cộng đồng, tổ chức cá nhân chức đời sống cá hình văn tố nhân hoá cơ bản tạo hiện diện thành Văn hoá ứng xử Tận dụng môi trong mỗi hệ với môi trường tự trường tự nhiên, nhiên Ứng phó với môi thành tố thống trường tự nhiên của hệ văn thống văn hoá Tận dụng môi trư hoá Văn hoá ứng xử ờng XH, ứng phó với môi trường với môi trường xã hội XH Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống văn hoá VH là một hiện tượng khách quan, là tổng hòa của tất cả các khía cạnh của đời sống trong XH. Sự có mặt của những thành tố và mối quan hệ giữa chúng tạo nên bộ mặt chung nhất của hệ thống VH, còn những biểu hiện cụ thể của văn hóa nói chung và của mỗi thành tố nói riêng được phản ánh thông qua các loại hình văn hóa. 1.2.2. Môi trường văn hóa Môi trường văn hóa, là sự vận động của các quan hệ của con người trong các quá trình sáng tạo, tái tạo, đánh giá, lưu giữ và hưởng thụ các sản phẩm vật 8
  20. chất và tinh thần của mình, là tổng hòa các giá trị VH vật chất và VH tinh thần tác động đến con người và cộng đồng trong một không gian và thời gian xác định[10]. Môi trường VH bao gồm nhiều yếu tố hợp thành các hệ thống nhất định. Đó là hệ thống những giá trị VH (các giá trị), hệ thống những quan hệ VH (cái mang giá trị), hệ thống những hình thái hoạt động VH (cái thực hiện giá trị) và hệ thống những thiết chế VH (các định hướng giá trị). Mỗi hệ thống đều ở trong quá trình phát triển không ngừng chứ không phải cứng đờ, bất biến. Vì vậy, xây dựng môi trường VH thực chất là xây dựng và phát huy tác dụng của từng hệ thống trong cấu trúc tổng thể của nó. Thành tố thứ nhất là: hệ thống những giá trị VH. Thành tố thứ hai là hệ thống những quan hệ VH. Thành tố thứ ba là hệ thống những hình thái hoạt động VH và cảnh quan VH. Thành tố thứ tư là hệ thống những thiết chế VH. Với ý nghĩa là tổng hòa các thành tố trên đây, môi trường VH có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống cộng đồng và quá trình xây dựng con người. Bởi vì, VH “trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 1.2.3. Khái niệm tổ chức Thuật ngữ tổ chức được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa không giống nhau: Triết học định nghĩa “Tổ chức, nói rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật” 1. - Tổ chức là thuộc tính của sự vật, nói cách khác sự vật luôn tồn tại dưới dạng tổ chức nhất định[1] 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0