intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn cao học “ Thơ Bùi Giáng dưới lăng kính phê bình cổ mẫu "

Chia sẻ: Bút Màu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

119
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Cũng như thân thể người ta là một tập hợp đầy đủ những bộ phận, mỗi bộ phận là kết quả của một cuộc tiến hóa qua các thời kì tiền sử, ta phải nghĩ rằng tinh thần của ta cũng có một tổ chức tương tự thế. Tinh thần cũng như thể chất của ta, không thể là một cái gì không có quá khứ, lịch sử của nó” [80; tr.96]. Lời khẳng định trên của Jung đã nhấn mạnh đến tính lịch sử, tính di truyền của vô thức. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn cao học “ Thơ Bùi Giáng dưới lăng kính phê bình cổ mẫu "

  1. Luận văn cao học “Thơ Bùi Giáng dưới lăng kính phê bình cổ mẫu"
  2. MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 3. Lịch sử vấn đề 4 4. Phương pháp nghiên cứu 18 5. Đóng góp của luận văn 19 6. Cấu trúc luận văn 20 CHƯƠNG 1: Phê bình cổ mẫu 1.1 Khái niệm và lịch sử 21 1.1.1 Khái niệm 21 1.1.2 Lịch sử 30 1.2 Phương pháp 46
  3. 1.2.1 Nguyên tắc và tiêu chí của phê bình cổ mẫu 46 1.2.2 Các thao tác cơ bản của phê bình cổ mẫu 53 1.2.3 Ý nghĩa thực tiễn Ưu điểm và giới hạn của phương pháp 56 CHƯƠNG 2: Cổ mẫu tự nhiên trong thơ Bùi Giáng 2.1 Tiếng gọi ngàn xưa 58 v Cổ mẫu Đất 59 v Cổ mẫu Nước 78 2.2 Thiên đường ngưỡng vọng 96 v Cổ mẫu Vườn 97 CHƯƠNG 3: Cổ mẫu xã hội trong thơ Bùi Giáng 3.1 Tình yêu siêu năng 116 v Cổ mẫu Linh âm (Anima) 116 3.2 Đường về bản thể 139 v Cổ mẫu Tự ngã (Self) 139 KẾT LUẬN 152
  4. PHỤ LỤC 1: Tác phẩm đã in của Bùi Giáng 157 PHỤ LỤC 2: Một số hình ảnh liên quan đến Bùi Giáng 160 PHỤ LỤC 3: Một số sáng tác của bạn hữu về Bùi Giáng 170 THƯ MỤC THAM KHẢO 181
  5. 2.1 Tiếng gọi ngàn xưa “Cũng như thân thể người ta là một tập hợp đầy đủ những bộ phận, mỗi bộ phận là kết quả của một cuộc tiến hóa qua các thời kì tiền sử, ta phải nghĩ rằng tinh thần của ta cũng có một tổ chức tương tự thế. Tinh thần cũng như thể chất của ta, không thể là một cái gì không có quá khứ, lịch sử của nó” [80; tr.96]. Lời khẳng định trên của Jung đã nhấn mạnh đến tính lịch sử, tính di truyền của vô thức. Tinh thần con người chúng ta hôm nay có nền móng từ những yếu tố “phi ý thức thời tiền sử”, những “vết tích bàn cổ” trong quá khứ xa thẳm loài người. Đặt cái nhìn đó vào thơ Bùi Giáng, ta thấy những yếu tố nguyên thủy, “vết tích bàn cổ” hãy còn ăn sâu trong tiềm thức con người hiện đại. Và hiện thân của Đất, Nước trong thơ Bùi Giáng chính là tiếng nói ngàn xưa đã được bảo chứng. Thật vậy, Đất từ rất lâu đời đã trở thành một biểu tượng lớn trong văn hóa nhân loại tinh khôn (homo sapiens). Không biết tự bao giờ nơi chúng ta sinh được gọi là Trái Đất. Quả đất tròn như bầu sữa mẹ, như chiếc nôi đưa nhân loại lớn khôn từng ngày. Và Nước cũng vậy, là một biểu tượng thiêng kỳ mỹ từng tạo nên những nền văn minh vĩ đại sông Nin, sông Ấn, sông Hằng… Nước cũng đồng thời gắn bó song hành cùng Đất tạo thành cặp đôi khắng khít Đất Nước. Nói chung, Đất và Nước hay Đất Nước mỗi khi nhắc đến luôn gợi lên những khái niệm chung, lớn lao, cổ xưa hay truyền thống. Đặt chân lên Đất, chạm tay vào Nước hay đứng giữa lòng Đất Nước là chúng ta đang đón lấy ký ức hàng ngàn năm của dân tộc, dòng giống. Nên tìm hiểu về Đất, Nước cũng đồng nghĩa chúng ta tìm hiểu, lắng nghe tiếng nói ngàn xưa của tổ tiên, nguồn cội.
  6. v Cổ mẫu Đất: (…) v Cổ mẫu Nước: Nước là một đặc tính thơ Bùi Giáng. Thơ ông tràn ngập Nước, ở bất cứ nơi nào ta cũng có thể tìm thấy: biển, sông, giòng, nguồn, suối, khe, mưa, sương… Tên những tập thơ cũng đã âm vang lời của Nước: Mưa nguồn, Ngàn thu rớt hột, Như sương, Rớt hột phiêu bồng hoặc gợi liên hệ đến Nước: Bài ca quần đảo, Lá hoa cồn, Tuyết băng vô tận xứ, Rong rêu. Nước, cũng như Đất, là bản nguyên vũ trụ (Prakriti), là một trong bốn yếu tố vật chất khởi thủy (materia prima): Đất, Nước, Lửa, Khí tạo nên sự sống loài người. Nhưng khác với Đất ở tính thô rắn, ổn định, bền vững, Nước tỏ ra mềm mại, tùy biến và luân chuyển (chạy dọc, uốn lượn, bao quanh Đất hay tràn xuống, luồn sâu, phân tỏa). Khác với Lửa khô nóng, trực tính, Nước bẩm sinh đã ẩm ướt, dung hòa (làm dịu Lửa, cũng như có thể làm dịu các hợp chất khác trở nên bớt nóng, bớt lạnh, bớt nồng, bớt đậm…). Và Nước (H2O) cũng mang trong lòng nó dưỡng Khí oxi - hơi thở sự sống. Có thể thấy, trước hết Nước là một khối vật chất khổng lồ chưa phân hóa với “số lượng vô cùng lớn của những khả năng diễn biến” [6; tr.709] và sau là vô vàn hình thức, trạng thái tồn tại đi cùng những thuộc tính phức tạp của nó. Biển, Sông, Hồ, Đầm, Giếng, Mương, Rạch,… là những hình thức tồn tại tự nhiên của Nước. (Bên cạnh là những hình thức tồn tại nhân tạo do con người thiết kế chứa nước như ao, kênh, ruộng, bể…). Và các trạng thái phẳng lặng, êm ái, lặng lẽ, lững lờ, chảy tương đối, chảy mạnh, chảy xiết, cuộn xoáy, bao
  7. vây, nhấn chìm, nuốt chửng, dâng cao, hạ thấp, xuôi dòng, ngược dòng, bào mòn, bồi đắp…, tất cả đều thể hiện tính cách và tính khí của nước. Một cách khái quát, Nước có tính dương tính âm, tính nam tính nữ và cả lưỡng tính. Bởi có khi Nước mạnh mẽ, hung bạo như Lũ Lụt, có khi hiền hòa như Sương và cũng có lúc trung tính như Mưa. Nước cũng có nước mặn, nước ngọt và nước lợ. Và có lúc Nước thuần khiết, trong trẻo, mát lành (nước giếng), có lúc vẫn đục, đen xỉn (nước tự ô nhiễm), có lúc nóng bỏng (nước ở khu vực thỗ nhưỡng đặc biệt tạo ra nước nóng) hay băng giá (nước đóng băng). Cũng như có nơi Nước ở thể lỏng (chiếm đa số), có nơi sệt đặc (đầm lầy) hoặc đông cứng (hai cực trái đất)… Nhưng dù Nước có muôn hình vạn trạng sao đi chăng nữa, ý nghĩa tượng trưng về Nước trong đời sống nhân loại vẫn quy về ba chủ đề lớn: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy và trung tâm tái sinh (theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, tr.709). Thật vậy, “quả trứng” Trái Đất chúng ta hai phần ba đã là nước. Cơ thể chúng ta và các loài có sự sống khác cũng vậy, nước chiếm ưu thế trong sinh thể. Nước chính là mầm sống của mọi mầm sống. Từ trong sâu xa, chính Nước đã làm nên vũ trụ bởi chức năng duy trì sự sống và vai trò tạo ra mùa màng, phúc lộc sinh sôi nảy nở cho muôn loài trên mặt đất. Con người tìm về với Nước cũng đồng nghĩa tìm về nguồn cội: Đầm mình trong nước để rồi đi ra mà không tự hòa tan hết vào trong đó, trừ khi do một cái chết tượng trưng, đó là trở về cội nguồn, tự tiếp nguồn cho mình trong kho dự trữ tiềm năng rộng mênh mông và lấy ở đó một sức mạnh mới: là một bước thoái lui và tan rã nhất thời, tạo tiền đề cho một bước tiến lên để tái thống hợp và tái sinh [6; tr.709].
  8. Nước vì thế còn là phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh. Ví như việc tắm hay rửa tội, thụ pháp của con người là những minh chứng sống động cho điều đó. Tắm để bắt đầu một cuộc đời mới cho trẻ sơ sinh và tắm khi chết, trước khi chôn cất để có thể tái sinh một cuộc đời mới mai sau. Trẻ em Kitô giáo cũng được làm lễ rửa tội để xóa tội tổ tông (tội của Adam và Eva không nghe lời Thiên Chúa) và bắt đầu làm một con chiên ngoan đạo của Chúa. Người sắp thụ pháp (teleutai) cũng cần phải tắm để tẩy trần, chuẩn bị tâm hồn cho một cõi sống mới. Nói cách khác, người được thụ pháp phải chết đi (teleutai có nghĩa là làm chết) ở cõi này và tái sinh ở cõi khác, trong đó động thái tắm là tự dìm chết mình, quay về trạng thái ban đầu như cái thai nằm trong tử cung người mẹ… Có thể nói, câu chuyện của Nước hay liên quan Nước còn vô vàn trong lịch sử nhân loại: nước phán xét (đại hồng thủy dìm chết người có tội và những người lương thiện được con tàu Noel cứu sống; một số bộ lạc, bộ tộc trừng phạt tội lỗi bằng cách thả người trôi sông hoặc cột đá vào người quăng xuống nước), nước trừ tà, nước chữa bệnh, nước trường thọ…; nước còn liên quan đến rượu (rượu giao bôi, tiễn biệt), liên quan đến máu (rượu nho là máu Thánh dưỡng nuôi tâm hồn người Kitô giáo)… Nói chung Nước với muôn khả năng đáng trọng và đáng sợ trong tâm thức con người đã khiến người ta vừa quý vừa nghi ngại, cảnh giác cao với nước. Tính chất nước đôi của Nước có lẽ là sự lý giải hợp lý cho sự đối nghịch này. Trong văn hóa, văn học Việt Nam, Nước có mặt khắp nơi, phong phú và đa dạng. Từ trận Lụt dữ dội trong huyền thoại Quả bầu mẹ và pho sử thi Mường Đẻ đất đẻ nước, nhân loại được tái tạo qua biểu tượng quả bầu mẹ và cây si. Tiếp đến, Nước tạo mầm sống thụ thai cho những nhân vật phi thường, dị
  9. biệt (Thánh Gióng, Sọ Dừa… được sinh ra sau khi người Mẹ uống hoặc giẫm nguồn nước lạ), Nước làm con người cải lão hoàn đồng (ông bà lão tiều phu uống nước tiên vào trẻ lại – chuyện dân gian Việt Nam), Nước tăng sức mạnh cho người anh hùng chiến đấu (Đam săn uống nước suối trước khi giao chiến để tăng thể lực - sử thi Êđê)… Nước còn gắn với các yếu tố khác: núi non, con sông, chiếc cầu… tạo nên khung cảnh thơ mộng, đậm tình: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” (ca dao), “Lòng quê dờn dợn vời con nước. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” (Huy Cận), “Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha” (Nguyễn Du)… Nước cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho những ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa. Chúng ta khó mà kể hết vô số nhạc phẩm có hình bóng nước trong đó: Chảy đi sông ơi (Phó Đức Phương), Trở về dòng sông tuổi thơ (Hoàng Hiệp), Sông quê (Đinh Trầm Ca)… Và những cơn mưa, dòng sông, bến nước, con đò… cũng là mỹ cảnh phổ biến cho tranh nghệ thuật Việt Nam… Song ở một bình diện nào đó, Nước trong văn học Việt Nam vẫn đượm buồn. Đối với người Việt chúng ta, chưa cần ra đến biển thì sông cũng đã để lại quá nhiều buồn bã và đau đớn (như Bờ đã nói). Có lẽ vì vậy mà Nước trong thơ ca dù có đẹp vẫn buồn man mác: Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi Những giọt sương là lệ ở trong mây Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày Rằng bể rộng không bến bờ em ạ
  10. (Không thể gọi – Mưa nguồn) Khảo sát Nước trong thơ Bùi Giáng, trên bình diện chung, Nước mang nét mặt nguyên thủy: Cội nguồn sự sống nhưng thấm đẫm nỗi buồn. Ám ảnh trực diện nhất là biểu tượng Mưa, bởi Mưa trong thơ Bùi Giáng không bình thường như bất kì cơn mưa nào xưa nay. Đó là: Ngàn thu rớt hột, Rớt hột phiêu bồng, Bây giờ mưa dứt hột, Rớt hột bây giờ, Trời xa rớt hột, Trang mờ rớt hột, thân em như hột mưa sa, tự trời rớt hột quan san, tự trời rớt hột lim dim, tự trời rớt hột mù sa… “Hột”mưa chứ không phải “hạt” mưa, “rớt” chứ không phải “rơi” và “hột” mưa gắn liền các hình ảnh, từ ngữ gợi lên cái buồn: ngàn thu, trời xa, trang mờ, phiêu bồng, mưa sa… Có thể thấy, Mưa trong thơ Bùi Giáng là sự đan xen cả vui lẫn buồn, cả hài lẫn bi với môtíp chủ đạo “hột”mưa, tần số xuất hiện: 145 lần. Về loại từ, “hột” là từ bình dân (trang trọng: hạt) và là từ địa phương (miền Trung và Nam). Về âm, hột tượng hình hơn, mang lại một hình ảnh tròn đầy. Về nghĩa, hột là cái lõi bên trong của quả, có thể ươm thành mầm sống mới. Dân gian hay nói bóc trần, bóc cho lòi hột ra… nên hột cũng có nghĩa trần trụi, bản chất thật. Người Nam bộ còn dùng hột thay cho trứng (hột gà, hột vịt, hột vịt lộn). Ngôn ngữ thơ Bùi Giáng vẫn thường trần trụi và rất thật như thế, kiểu như “Em vốn xưa kia là/ Ngồi hè em đi tiểu/ Em vốn xưa kia là/ Trong lúc đó thấy anh” (Vốn xưa kia là – Màu hoa trên ngàn). Những người vui tính cũng thường hay đùa: “vũ khí hột nhân”, “con cá lợn”, còn Bùi Giáng là hột mưa. Cách nói “bóc trần” và có vẻ “ngược đời” này vừa mang tính nghịch đùa vừa thể hiện cái lắt léo, trớ trêu trong thơ Bùi Giáng. Sinh thời, nhà thơ từng tự nhận mình là đứa trẻ thích đùa, trong tiểu sử tự ghi ông viết: 1971-75-93 “rong chơi như hài nhi (con nít)”
  11. [76; tr.165]. Nên nhà thơ dường như cũng mang cái khí chất tinh nghịch, táo bạo của cha ông ta ngày xưa khi qua giữa đàng trêu ghẹo con gái: “Cô kia cắt cỏ bên sông/ Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây”- ca dao). Nhưng sự tinh nghịch của người đời và cha ông ta làm nên nụ cười và duyên tình, còn Bùi Giáng thì đùa ra nước mắt và cảnh báo về mất mát: Bây giờ mưa dứt hột sa Ngớt tầm tã gội tuôn hoa trôi nguồn Rừng ong gấu lạnh ghê hồn Một lần đối diện là khôn gắn hàn (Bây giờ mưa dứt hột – Ngàn thu rớt hột) Ngàn thu rớt hột bây giờ Ngẩng nghe gái núi bước hờ hững sương Hùm voi rồng ngục tù mương Khe nào hang hở dồn hương xuống đời (Rớt hột bây giờ – Màu hoa trên ngàn) Âm hưởng đọng lại của những dòng thơ trên là: hoài vọng và nuối tiếc, nghẹn ngào và đắng lòng. Bây giờ mưa mới dứt hột sa, bây giờ ngàn thu mới rớt hột về… thì tất cả đã tuôn hoa trôi nguồn, gái núi đã bước đi hờ hững và rừng thiêng trở nên lạnh giá, cho những khe hang hở dồn hương
  12. xuống đời… Hướng về quá khứ, Cội nguồn vẫn là tiếng nói chủ đạo trong thơ Bùi Giáng: “Tôi vốn xưa kia là/ Ngàn thu tôi rớt hột/ Tôi vốn xưa kia là/ Mưa nguồn cồn lá hoa”, “Tôi vốn xưa kia là/ Sợ mất hột sương hoa”, “Tôi vốn xưa kia là/ Mò mẫm giữa đêm khuya/ Tôi vốn xưa kia là/ Mơ cái hột xiêm mềm” (Vốn xưa kia là – Màu hoa trên ngàn). Giọng thơ cứ nửa đùa nửa thật như trạng thái nửa mơ nửa tỉnh của nhà thơ. Giữa đêm khuya, nhà thơ “mò mẫm” đường về quá khứ tìm “cái hột xiêm mềm”, lý do “sợ mất” (sợ mất hột sương hoa). “Chàng” Đười Ươi đã thõng đôi tay dài của mình vào quá khứ để cố níu về một chân trời hồng khiết: “Chân trời nảy hột hồng tô/ Đầu khe suối chảy nước vô trong rừng” (Chết trong hang – Lá hoa cồn). “Hột hồng tô” là hột gì, chỉ biết loại hột lạ lùng này chỉ có trong thơ Bùi Giáng. “Hột mưa” đã đành nhưng còn hột hồng tô, hột xiêm mềm, hột sương hoa? Ở đây có những ám ảnh về sex (rất gần với biểu tượng Khe được trình bày ở sau), Bùi Giáng đã nói sáng tạo về một loại "hột…" có ở bộ phận kín của người phụ nữ. Bởi những từ hồng tô, xiêm mềm, sương hoa đã đưa lại cho ta một loạt liên hệ gần gũi khác gắn liền các thuộc tính nữ yểu điệu, nhẹ nhàng, trinh trắng, cao quý: bóng hồng, gót hồng, áo xiêm mềm mại, đóa hồng nhan đẹp như hoa và mong manh như sương... Giọng thơ Bùi Giáng vẫn thường vẫn lấp lửng hai mặt và thuần nhiên như thế. Bằng sự lấp lửng tự nhiên cá biệt đó, ta nhận ra hai ý nghĩa lớn của biểu tượng hột trong thơ Bùi Giáng: tinh thần Mưa nguồn bừng toát và chủ nghĩa tự nhiên (mà chúng tôi gọi là triết lý phồn thực về sau) mở đường bộc phát. Rõ ràng hơn, đi liền những loại hột trên là những dòng thơ hai nghĩa của Bùi Giáng: "Mò mẫm giữa đêm khuya", “Đầu khe suối chảy nước vô trong rừng”… Mưa chính là suối nguồn nước truông quý giá (“Còn ghì giữ ân tình trong cỏ
  13. nhặt/ Múa vi vu vì hẹn với truông ngàn”; “Anh quên mất bò đang gặm cỏ/ Anh chỉ nghe tiếng cọ rì rào (…) Hay là đây tiếng suối lao xao/ Giữa giòng cỏ xuôi ghềnh chảy xuống”; “Bỏ hai chân xuống một vùng/ Nước truông là lá thu rừng xuống khe” - Xuân thu trang phượng, Anh lùa bò vào đồi sim trái chín, Bỏ hai chân, trích Mưa nguồn…), nhưng đồng thời gợi ra một "dòng khác", "hột khác". (Nghĩa thứ hai gắn liền triết lý phồn thực, xin bàn sau). Còn nghĩa thứ nhất gắn liền biểu tượng Mưa thuần khiết, mát trong. Bởi Mưa vốn sinh ra từ Nước. Ai cũng biết Nước bốc hơi tạo mây và sinh ra Mưa thông qua điều kiện không khí thuận lợi. Nên Mưa cũng là con của mây và giông, và là tinh dịch của Trời gieo cho Đất để tạo sự sống. Tính chất của Mưa là thuần khiết (vì nước ở lưng chừng trời, người ta thường hứng nước mưa để uống) và bản chất của Mưa là ban phúc (nhân gian có cụm từ “ơn mưa móc”). Mưa làm sạch bầu không khí, làm mát dịu sự oi bức và làm cho mặt đất phong nhiêu. Mưa chính là sữa trời giúp sự sống sinh sôi nảy nở, giúp cho vũ trụ trở nên bất tử. “Hỡi các thần Mitra và Varuna. Mưa của trời làm trời căng phồng chất mật ngọt của mình… Chúng tôi cầu xin các thần cho mưa, cho sự sống, cho sự bất tử… Hỡi các vị chú tể, hãy gội tắm chúng tôi bằng sữa trời! Các thần làm trời mưa xuống, đỏ chót, trong ngần” (Kinh Rig-Véda) [6, tr.609]. Và Mưa trong thơ Bùi Giáng cũng chuyển tải chức năng sự sống đó. Nhà thơ đã nhìn cuộc sống với quy luật sinh sôi nảy nở đẹp đẽ qua lăng kính của hột mưa rơi: “Ôi một người con gái/ Là đúng một bầu trời/ Là sinh con đẻ cái/ Đẹp bằng hột mưa rơi” (Ôi một người con gái, Lá hoa cồn). Mưa còn là thể điệu ban sơ vui sống thanh nhàn: “Ban sơ thể điệu phiêu bồng/ Về sau rớt
  14. hột chùm bông quê nhà/ Bây giờ một lúc uống trà/ Ăn qua loa chút gọi là tái sinh” (Tặng cố nhân – Thơ Bùi Giáng). Có thể thấy thơ Bùi Giáng có sức nén rất chặt. Nhà thơ đã đẩy cả chu kỳ, quy luật sinh sôi nảy nở viên mãn của Trời Đất và Con Người vào trong bốn câu thơ và bốn câu thơ lại dồn cả vào một hình ảnh nhỏ bé ở câu cuối: “Đẹp bằng hột mưa rơi”. Kỳ thực, chỉ một hột mưa cũng đã nói đầy đủ cái tinh thần, chu kỳ luân chuyển của vũ trụ và sự sống. Ở bài sau cũng vậy, thời gian và không gian dài rộng khôn cùng của một kiếp người được khái quát chỉ qua bốn câu thơ. Mỗi câu là một không gian, thời gian khác nhau từ quá khứ ban sơ của cõi phiêu bồng (câu 1) đến quá khứ cận hiện nơi quê nhà (câu 2), xuyên qua thời điểm hiện tại với không gian uống trà (câu 3) và cuối cùng là vị lai tái sinh ở cõi khác (câu 4). Sức nặng của cả bài thơ dường như rơi vào câu 2 bởi hai từ “rớt hột” và hình ảnh tâm điểm sinh động chùm bông quê nhà. Bài thơ với tựa đề Tặng cố nhân nhưng hoàn toàn không thấy bóng người xưa chỉ thấy chùm bông quê nhà lay động bởi mưa “rớt hột”. Phải chăng ở đây, từ trong tiềm thức, quan năng thơ Bùi Giáng hãy còn ảnh hưởng ý thơ nổi tiếng của Thôi Hộ hàng chục thế kỷ trước: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” - Đề đô thành Nam Trang (Gương mặt người xưa giờ không biết chốn nào. (Chỉ thấy) hoa đào năm ngoái còn cười gió đông)… Không cần biết chính xác về điều đó, chỉ biết một điều chắc chắn rằng, tiếng thơ của Bùi Giáng luôn là hoài cổ, vọng sơ thông qua Mưa. Hay nói cách khác Bùi Giáng đã vực dậy được những biểu tượng từ văn hóa và văn học quá khứ. Ông không chỉ múc biểu tượng từ giếng vô thức tập thể dân gian mà còn lấy chúng từ hồ vô thức tập thể bác học và thả chúng một cách tự nhiên
  15. vào thơ mình, làm thành những hột mưa “độc nhất vô nhị”. Nên “hột mưa” ấy vừa mang tinh thần hiện đại, vừa điển hình cho tiếng nói Cội nguồn ban sơ, cho tiếng nói vui buồn thăng trầm hàng ngàn năm của Nước. Và cùng với Mưa, người em gái Sương, tuy nhỏ bé và mong manh hơn nhưng đã đồng hành, chia sẻ hành trình của người Mẹ Nước trong thơ Bùi Giáng. Sương thật vậy, cũng giống Mưa nhưng tinh tế nhiều hơn, là hiện thân cho thiên ân hồi phục sự sống. “Nước tuôn ra từ tim, làm toàn bộ con người bên trong tràn ngập sương thần thánh” – Calliste II Xanthopoulos [6; tr.840]. Những giọt Sương đó được Người Kitô giáo xem là mồ hôi hòa máu Đấng cứu thế làm nở những bông hồng. Cũng theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Sương còn là mồ hôi của trời đất, là nước bọt của các thiên thể (Pline), là sương trời trả lại cuộc sống cho những hài cốt (người Do Thái), là sương trăng làm sáng mắt và đạt tới sự bất tử (người Trung Hoa – những tiên ông ở đảo Ho-tcheou đã nuôi dưỡng mình bằng không khí và sương, Hoàng đế Vũ nhà Hán hứng sương vào cốc ngọc thạch để uống). Sự rơi sương dịu ngọt là dấu hiệu kết hợp hài hòa của Trời và Đất (Lão Tử). Và sau hết, đặc biệt trong ngôn ngữ nhà Phật, thế giới Sương gắn liền với sự Chân ngộ triết lý đạo. Tiếp nguồn ý nghĩa đó, Sương trong thơ Bùi Giáng là tinh thể Nước ấp ủ linh hồn bản nguyên vũ trụ: Hai tay vốc nước suối ngàn Rắc lên cành dại giọt ngần như sương
  16. (Xuân thôn nữ - Mưa nguồn) Ý thơ sáng đẹp, đầy hình ảnh. Những giọt nước trong ngần như sương đọng trên cành cây hoang dại tựu trưng cả sự sống núi rừng, suối ngàn (giống như hạt muối bé bỏng nhưng chất chứa hồn đại dương mặn mà). Vẻ đẹp bản nhiên của sự sống đã được nhà thơ nâng niu, quý trọng đón khẽ trên hai tay. Trong giây phút đó, người và vật như hòa hợp đỉnh điểm, con người bản nhiên đón lấy sự sống bản nhiên trong một khung cảnh bản nhiên. Bùi Giáng vẫn luôn thích để nhiên giới tiếp xúc trực tiếp tại thể mình như thế (giống kiểu cọ xát thiên nhiên của “Người con gái lội qua khe/ Bàn chân với nước lạnh đè lên nhau/ Nỗi niềm tưởng lại xưa sau/ Bàn chân với nước cùng nhau lại đè” (Đè nhau - Bàn chân với nước – Lá hoa cồn). Nên ông không bao giờ dừng chân đứng yên mà luôn chủ động tiến về phía nhiên giới và Sương là chính là tinh thể cội nguồn: “Ngày nào trùng ngộ bước ra/ Trùng sinh sương sớm đầu hoa cuối cùng”, “Chú buồn bã chú đi xa/ Tìm hoa kiếm lá sương sa đầu rừng” (Uống rượu yêu đời, Đèo bồng đến chết - Như sương). Có thể thấy, môtíp Sương có mặt khắp nơi trong không gian thơ của Bùi Giáng: Sương bình nguyên (tập khảo luận), Như sương (tập thơ), sương sớm, sương sa, giọt sương buồn, sương đồng, sương khói, sương mù, sáng sớm tinh sương… Sương xuất hiện với tần số cao nhất so với các cổ mẫu khác 745 lần. Với biểu tượng thuần khiết và tần số xuất hiện đó, tiếng thơ Bùi Giáng trở nên đặc biệt, vừa gắn bó thiết tha Cội nguồn sự sống, vừa long lanh, thấm đẫm tâm hồn Việt, nhất là hình ảnh “bóng sương đồng” dưới đêm trăng bàng bạc:
  17. Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng Ngày mai cá sóng phiêu bồng vẫn bay[1] (Lời tựa tập Như sương) Hai câu thơ này trở đi trở lại nhiều lần trong các tập thơ: Thơ vô tận vui (lời tựa, tr.24, tr.78), Ngắm trăng (tr.171), Màu hoa trên ngàn (tr.38), Ngàn thu rớt hột (tr.38), Trúc mai (tr.59)… Câu thơ đầy ấn tượng bởi nếu nhân loại thường miêu tả giọt sương dưới ánh mặt trời thì ở đây, Bùi Giáng vẽ lại hình ảnh giọt sương qua ánh trăng, mà độc đáo hơn là “bóng sương” in trên cánh đồng tràn ngập ánh trăng. Bức tranh lại càng trở nên bất tuyệt khi chuyển từ trạng thái tĩnh sang động với hình ảnh “cá sóng phiêu bồng”. Chỉ cần một từ “sóng” (lướt sóng, vượt sóng, vỗ sóng), tĩnh cảnh thành động cảnh, ngụy ảnh thành chân ảnh, như bút pháp kì tài của Mã Lương chỉ cần hạ một chấm đen vào mắt hổ, lập tức thành hổ thật. Nhưng quan trọng hơn, bức tranh đẹp nhờ “bóng sương đồng”. Vì nếu giả sử cắt đi hoặc thay vào “bóng sương đồng” bằng một hình ảnh khác, một cụm từ khác như “nhánh ngô đồng”, “bóng lúa đồng” hay “bóng sương ruộng”, câu thơ sẽ không còn giá trị và nét đẹp dù cảnh động hay tĩnh. Bởi một từ Sương thôi cũng đã mang vẻ đẹp gợi cảm, thanh trong, thuần khiết của tự nhiên. Càng tuyệt vời hơn khi Sương là sương đồng, bóng sương đồng. Vì “cánh đồng” từ lâu đã là biểu tượng mang giá trị thẩm mỹ và biểu cảm cao cho nét đẹp thuần Việt (Ruộng gắn liền vẻ đẹp cần lao). Và “bóng sương” càng làm tăng nét đẹp gợi cảm của Sương cũng như vẻ đẹp tự nhiên lên bội phần. “Đồng” đã tiếp thêm mỹ tính cho Sương, biến ảnh qua nước tạo “bóng” thành “bóng - sương - đồng” nâng câu thơ đạt đến
  18. trình độ vi tế. Hóa ra không phải Trăng mà “Sương” mới là hình ảnh chủ đạo của câu thơ. Và thơ Bùi Giáng có rất nhiều câu đạt đến độ vi tế bất ngờ như thế, càng đặc biệt hơn khi nói đến việc nhà thơ bị “thơ làm” chứ không phải làm thơ. Chính bản chất tinh khởi của Sương (từ Cội nguồn vô thức chung) cùng bản chất thuần nông (từ Cội nguồn vô thức riêng nước Việt) đã kết tinh thành “bóng sương đồng” bất tuyệt trong thơ Bùi Giáng. Tiếng gọi ngàn xưa, sức sống Cội nguồn cứ thế ngân dài bất tận chưa bao giờ thôi trong thơ “người nhà quê” Bùi Giáng. Đi theo tiếng gọi của Đất và Nước, nhà thơ đã bỏ phố thị – nơi ông đang sống – về Làng quê, vượt Bờ bãi, xuyên Rừng thẳm, lênh đênh trên Nước và giờ đây thẩm thấu trong Sương. Hình hài nhà thơ chừng như tan biến và mất dạng một cách tự do, phiêu lãng trong nhiên giới. Thử đọc lại hai câu thơ ta sẽ thấy: “Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng/ Ngày mai cá sóng phiêu bồng vẫn bay”. Mang trong lòng hình bóng nguồn cội (có vẻ gì đó giống Hàn Mặc Tử ngậm Một miệng trăng chăng?), tâm hồn nhà thơ đã cất cánh phiêu bồng, bay bổng. Như chim về tổ, như ong về rừng, như cá về biển, Thiên Nhiên Nguồn cội mới thật sự là mái nhà của nhà thơ. Đó là ngôi nhà không nóc, không cửa để nhà thơ có thể thả hồn đi rong hoặc thăng thiên bất cứ lúc nào, cũng như để những giọt nhiên giới có thể thấm sâu vào thân xác nhà thơ tùy mọi lúc. Với tất cả ý nghĩa đó, thơ Bùi Giáng luôn vang vọng tiếng gọi Trở về và một kiểu sống Tận tuyệt. Ở ông, chỉ có khái niệm hết mình, đã đời, triệt để chứ không có nửa vời với cuộc sống: “Đã đi đi đến cuối trời/ Đã về như vẫn muôn đời đã đi” (Đã đi, Mùa màng tháng tư). “Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi/ Đi lên đi xuống đã đời du côn”[2]. Thế nên đã đi dưới Mưa, hòa trong Sương thì nhà
  19. thơ cũng có thể tìm đến tận cùng của Nước. Và cái Khe đã trở thành một biểu tượng đặc biệt tràn đầy mỹ lực trong thế giới Nước của Bùi Giáng: Lạc về đầu rú khe truông, Nước truông là lá thu rừng xuống khe (Phượng, Bỏ hai chân – Mưa nguồn), Xuống khe tìm biển hội đàm (Ở trong hang – Bài ca quần đảo), “Tôi sẽ ra khe bắt cá về” (Tôi sẽ ra khe – Ngàn thu rớt hột), “Đầu khe suối chảy nước vô trong rừng”, “Trong tấm lòng thu động rú truông khe”, “Non ngàn lũng tạ nước đầu khe truông”, “Nước trong khe cũ đó là cá trôi”, “Buổi trời trở lại bên khe” (Chết trong hang, Chân trời, Sa mạc phát tiết, Điệu cười trăm năm, Buổi trời trở lại – Lá hoa cồn)... Xuất hiện không nhiều như những cổ mẫu khác, 196 lần, nhưng Khe trong thơ Bùi Giáng đã gợi lên những ám ảnh đặc biệt. Trước hết đó là khe nước, khe suối, (đầu rú) khe truông. Khe luôn gắn liền với Nước. Có thể hiểu, Khe là kẽ hở của vách đá, hang núi, nơi có mạch nước chảy ra. Đó là mạch sống ngọt mát, quý hiếm không bao giờ cạn. Đó là tinh nguồn của núi rừng từng nuôi sống tổ tiên, cha ông của chúng ta. Nên Nước Khe hay nói khác đi là nước mạch, nước nguồn, suối nguồn… chính là biểu trưng của sự sống bất tận, của những gì tinh túy, thuần khiết nhất. Trong tiềm thức nhân loại xưa nay, người ta vẫn thường hay nói về nguồn nước vĩnh cửu. Con người tin rằng trên Thiên Đường có một mạch nước phun ra giữa vườn, chảy đi bốn phương mang lại sự bất tử, thanh xuân cho con người, ai uống nước đó sẽ trường thọ, thành thần tiên. Người ta cũng tin nơi các vị Thánh, Tiên, Phật, Chúa… tọa lạc đều có nguồn nước thiêng ở đó nên nước Thánh, nước Tiên, nước Phật, nước Chúa… đều có khả năng chữa bệnh và dưỡng nuôi phần hồn con người. Bởi vậy không phải ngẫu nhiên tôn giáo nào cũng có những nghi
  20. thức đặc biệt liên quan đến Nước. Nước là một trong những căn nguyên lí giải các hiện thực tín ngưỡng phong phú của loài người. Ví như hằng năm, vào dịp lễ Phục sinh, các cha xứ Thiên Chúa giáo thường làm phép nước (còn gọi là phép thánh thủy) ở nhà thờ, sau đó cho mỗi gia đình trong họ đạo mang nước về để trên bàn thờ nhà mình. Sự hiện diện của nước thánh đó trong nhà là một “liều thuốc bình an” cho thân thể và linh hồn họ… Sau tất cả, có lẽ do tính chất quan trọng, thiêng liêng không thể thiếu đối với sự sống của nguồn nước, mạch nước mà khái niệm Nước được chuyển thành một khái niệm khác có giá trị như một địa điểm, nơi chốn: nước tôi, nước bạn (đất nước tôi, đất nước bạn)… hay nước Trời, nước Phật (cõi Trời, cõi Phật)… hoặc nơi bất tử muôn đời của con người sau khi chết: “chín suối”, “suối vàng”… Nói chung, suối nguồn, nước mạch, theo nghiên cứu của Jung, là một cổ mẫu, “là một hình ảnh của linh hồn, như là cội nguồn của cuộc sống nội tâm và của năng lượng tinh thần” [6; tr.651]. Khe (nước) là hiện thân của nước nguồn, là biến thể của cổ mẫu suối, mạch. Trong thơ Bùi Giáng, Khe cũng mang tính chất Cội nguồn nội tâm và năng lượng tinh thần đó. Thừa hưởng một cách tự nhiên vô thức nhân loại, nhà thơ bị ám ảnh và đầy quý trọng nước Khe: Xin mọi người hãy uống Nước từ hở hang khe Trong bóng tối đêm khuya (Hoặc trong ánh sáng ban ngày cũng được) (Ôi người con gái, Lá hoa cồn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2