intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Chiến lược an ninh của Mỹ đối với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9-2001

Chia sẻ: Phan Minh Quoc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:90

445
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế kỷ XXI với xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra cơ hội và thách thức lớn đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nếu như thế kỷ XX được xem là thế kỷ của châu Âu và Bắc Mỹ, thì thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của châu Á, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy, chiến lược phát triển phát triển của các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Chiến lược an ninh của Mỹ đối với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9-2001

  1. Báo Cáo Chiến lƣợc an ninh của Mỹ đối với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9-2001
  2. Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 5 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .................................................................................. 5 4.1. Mục đích của đề tài..................................................................................................... 5 4.2. Nhiệm vụ của đề tài .................................................................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 6 6. Những đóng góp của đề tài ........................................................................................... 6 7. Bố cục đề tài ................................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƢỚC MỸ VÀ ĐÔNG NAM Á .............................. 8 1.1 Tổng quan về nƣớc Mỹ ............................................................................................... 8 1.1.1 Địa lý .......................................................................................................................... 8 1.1.2 Dân cƣ ........................................................................................................................ 9 1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 10 1.1.3.1 Điều kiện kinh tế .................................................................................................. 10 1.1.3.2 Điều kiện xã hội ................................................................................................... 11 1.1.4 Thể chế chính trị Mỹ .............................................................................................. 14 1.2 Tổng quan về Đông Nam Á ....................................................................................... 17 1.2.1 Địa lý ........................................................................................................................ 17 1.2.2 Dân cƣ ...................................................................................................................... 20 1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Đông Nam Á ................................................................ 20 1.2.4 Thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nƣớc các nƣớc Đông Nam Á ............ 22 CHƢƠNG 2: CHIẾN LƢỢC AN NINH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á SAU SỰ KIỆN 11-9-2001 ............................................................................................................... 25 2.1 Nƣớc Mỹ và sự kiện 11 - 9 - 2001 ............................................................................. 25 2.1.1 Ngày thứ Ba đen tối ................................................................................................ 25 2.1.2 Thiệt hại sau sự kiện 11-9-2001 ............................................................................. 25 2.1.3 Tác động của sự kiện .............................................................................................. 26 2.2 Bối cảnh quốc tế sau sự kiện 11-9-2001 .................................................................. 28 2.2.1 Sự hình thành xu thế đa cực .................................................................................. 28 2.2.2 Sự biến động của môi trƣờng an ninh thế giới ngày càng phức tạp .................. 29 2.2.3 Sự trỗi dậy của Trung Quốc .................................................................................. 30 2.3 Đông Nam Á trong chiến lƣợc an ninh của Mỹ ...................................................... 30 2.3.1 Chiến lƣợc an ninh của Mỹ sau sự kiện 11-9-2001 .............................................. 30 2.3.2 Sự triển khai chiến lƣợc an ninh của Mỹ ở Đông Nam Á .................................. 36 2.3.2.1 Tƣ tƣởng, chính trị ............................................................................................. 36 2.3.2.2 Kinh tế ............................................................................................................ 46 2.3.2.3 An ninh quốc phòng ........................................................................................... 56 CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC AN NINH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÔNG NAM Á ........................................................................................ 65 3.1 Những hệ quả của việc triển khai chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ ở Đông Nam Á . 65 3.1.1 Tác động tích cực ................................................................................................... 65 3.1.2 Tác động tiêu cực .................................................................................................... 67 3.2 Tác động đối với Việt Nam ...................................................................................... 69 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 77
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 79 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 82 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XXI với xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra cơ hội và thách thức lớn đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nếu như thế kỷ XX được xem là thế kỷ của châu Âu và Bắc Mỹ, thì thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của châu Á, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy, chiến lược phát triển phát triển của các cường quốc trên thế giới đều nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực này. Bản thân chiến lược an ninh của Mỹ cũng xem đây là vấn đề then chốt trong chiến lược an ninh, phát triển của mình. Trong chiến lược an ninh của Mỹ công bố hàng năm, Mỹ nhấn mạnh vai trò quan trọng bậc nhất của khu vực này ảnh hưởng tới vị trí bá chủ thế giới của mình. Vì vậy, Mỹ nhấn mạnh đến quá trình quay trở lại khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Với vị trí địa lý chiến lược, có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài nguyên con người phong phú. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Đông Nam Á luôn luôn có vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu của các nước trong khu vực cũng như của các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, khu vực này đã lần lượt trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng và quyền lực giữa Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc (trong thập niên 60-70 của thế kỷ XX), giữa Trung Quốc và Liên Xô (trong thập niên 80 của thế kỷ XX). Những cuộc tranh giành ảnh hưởng kéo dài đó đã kết thúc bằng sự thất bại của các siêu cường. Việc Liên Xô tan rã và Mỹ giảm cam kết ở Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cường quốc trong khu vực tranh giành ảnh hưởng của vùng này. Sự kiện 11-9 đã tác động rất lớn đến chiến lược của Mỹ. Các đời tổng thống Mỹ sau này đưa ra chiến lược an ninh quốc gia dựa trên nền tảng lợi ích sống còn của Mỹ, mở rộng dân chủ, nhân quyền, kinh tế thị trường theo quan điểm của Mỹ mà các đời tổng thống trước đó đã đưa ra, nhằm đảm bảo vị thế bá chủ của mình. Trong chiến
  4. lược hiện nay, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và nhất là Đông Nam Á là một trong những trọng điểm trong chiến lược của Mỹ. Sự điều chỉnh chiến lược sau sự kiện 11-9 của Mỹ, trong đó trọng tâm chuyển sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho thấy rõ ý đồ cạnh tranh quyền lực chiến lược của mỹ đối với các nước lớn ở khu vực này. Song sự điều chỉnh chiến lược này cũng làm cho các nước lớn trong khu vực lo ngại về khả năng Mỹ can thiệp, kiểm soát và khống chế những điểm trọng yếu cả đất liền và cả trên biển ở Đông Nam Á cũng như toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đối với Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đưa lại những thành tựu quan trọng trong mọi lĩnh vực làm cho thế và lực, cũng như vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Do đó, trong nỗ lực triển khai thực hiện chiến lược an ninh nhằm tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á, Mỹ cũng đã có điều chỉnh chiến lược đối với Việt Nam. Từ thế cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế, Mỹ từng bước cải thiện, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tuy nhiên xét về lợi ích chiến lược lâu dài, Mỹ vẫn chưa từ bỏ chủ trương can thiệp trên nhiều mặt, hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của Mỹ là xóa bỏ chủ nghĩa xã hội và mở rộng giá trị của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới. Từ tất cả những lý do trên đây, chúng tôi đã quyết định lựa chọn vấn đề “Chiến lược an ninh của Mỹ đối với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9-2001” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở Việt Nam việc nghiên cứu chính sách đối ngoại, trong đó có chiến lược an ninh của Mỹ với Đông Nam Á tập trung chủ yếu ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Kinh tế Việt Nam thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Bộ ngoại giao Việt Nam, Viện kinh tế thế giới, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị quân sự. Ngoài ra, còn có các cơ quan Bộ ngoại giao, Bộ thương mại… “Chiến lược an ninh của Mỹ đối với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9-2001” là một đề tài tương đối mới ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về quan hệ Mỹ với Đông Nam Á rất nhiều, nhưng nghiên cứu cụ thể về chiến lược an ninh của Mỹ với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9-2001 đến nay thì mới chỉ tập trung ở những bài báo, tạp
  5. chí khoa học như: Tạp chí nghiên cứu Bắc Mỹ, Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu Đông Nam Á, châu Mỹ ngày nay… Vì thế cho đến nay, theo sự hiểu biết của chúng tôi vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và tổng thể về chiến lược an ninh của Mỹ với Đông Nam Á từ sau sự kiện nước Mỹ bị khủng bố ngày 11-9-2001. Do đó, đề tài hy vọng với việc xem xét chiến lược của Mỹ, trên cơ sở phân tích tổng hợp các ý kiến của các bài viết, các công trình nghiên cứu, các nguồn tin tản mạn thu được từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau sẽ đưa lại một bức tranh toàn diện và cụ thể, một cách nhìn khái quát về chiến lược an ninh của Mỹ với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9-2001. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Như tên của đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Chiến lược an ninh của Mỹ với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9-2001”. Đề tài được chúng tôi nghiên cứu dưới góc độ của khoa học lịch sử và quan hệ quốc tế. Về thời gian được xác định từ sau sự kiện nước Mỹ bị khủng bố ngày 11-9- 2001 đến nay. Về không gian, đề tài nghiên cứu sự tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực, sự điều chỉnh sách lược, chiến lược trong đường lối đối ngoại, cụ thể là chiến lược an ninh của Mỹ đối với Đông Nam Á. 4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4.1. Mục đích của đề tài Tìm hiểu chiến lược an ninh của Mỹ với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9-2001, từ đó đề tài tập trung làm rõ thực chất vấn đề là chính sách an ninh của Mỹ nói chung với Đông Nam Á. Đặc biệt là chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam trong bối cảnh quốc tế mới với những khó khăn và thuận lợi, đồng thời nêu lên một số giải pháp nhằm thúc đẩy mối quan hệ hai nước. Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo về chiều hướng phát triển chiến lược của Mỹ trong thời gian tới. 4.2. Nhiệm vụ của đề tài Phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực cũng như tình hình nước Mỹ sau sự kiện 11-9-2001 để làm rõ chiến lược an ninh của Mỹ với Đông Nam Á ở thời kỳ sau. Đi sâu vào tìm hiểu các mục tiêu chủ yếu và những hướng ưu tiên trong chiến lược của Mỹ
  6. đối với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9-2001 đến nay, đồng thời tìm hiểu quá trình thực thi chiến lược này. Từ đó để có một cái nhìn khái quát, toàn diện về chiến lược an ninh của Mỹ với Đông Nam Á hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sơ phương pháp luận mà chúng tôi dựa vào để nghiên cứu đề tài là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về thời đại và về quan hệ quốc tế giữa các quốc gia dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, hợp tác quốc tế phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong điều kiện lịch sử mới. Phương pháp luận Mác xít còn làm nền tảng cho việc phân tích hàng loạt các sự kiện, tiến trình khác nhau trong chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau vụ khủng bố 11-9-2001, mà nhìn từ góc này các tác giả có những nhìn nhận và đánh giá đúng với quy luật vận động của nó. Về phương pháp nghiên cứu: chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu khi nghiên cứu đề tài là phương pháp lịch sử và phươg pháp logic. Với phương pháp lịch sử, chúng tôi cố gắng dựng lại toàn bộ chính sách đối ngoại của Mỹ trong chiến lược an ninh đối với Đông Nam Á từ sau sự kiện 11-9-2001. Với phương pháp logic, từ những sự kiện rời rạc giúp các tác giả khái quát thành những nhận định, tìm ra chiều hướng vận động và dự báo chiều hướng phát triển chính sách trong tương lai của Mỹ với Đông Nam Á. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. 6. Những đóng góp của đề tài Với đề tài này chúng tôi đã tập hợp, lựa chọn và xử lý một khối lượng tư liệu lớn, lẻ tẻ, rời rạc để dựng lại bức tranh tổng thể về chiến lược an ninh của Mỹ với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9-2001. Đề tài đi sâu phân tích các nhân tố chi phối chiến lược an ninh của Mỹ với Đông Nam Á, từ đó đề tài có những cơ sở để dự báo chiều hướng phát triển chiến lược này của Mỹ trong thời gian tới ở Đông Nam Á nói riêng cũng như toàn thế giới nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tư liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan tiếp theo và cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
  7. 7. Bố cục đề tài Ngoài những phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, phụ lục… Nội dung của đề tài chúng tôi xây dựng thành 3 chương sau: Chương 1. Tổng quan về nước Mỹ và Đông Nam Á Chương 2. Chiến lược an ninh của Mỹ đối với Đông Nam Á sau sự kiện 11-9 Chương 3. Tác động của việc triển khai chiến lược an ninh của Mỹ đối với Đông Nam Á
  8. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƢỚC MỸ VÀ ĐÔNG NAM Á 1.1 Tổng quan về nƣớc Mỹ 1.1.1 Địa lý Vị trí địa lý Đất nước Hoa Kỳ nằm ở miền Trung của lục địa Bắc Mỹ thuộc châu Mỹ, trên tọa độ 40030‟ đến 240 vĩ độ Bắc, từ 1240 đến 690 kinh độ Tây. Lãnh thổ kéo dài 4500 km và 4 múi giờ tính từ bờ biển Đại Tây Dương đến bờ biển Thái Bình Dương. Phía Bắc Hoa Kỳ giáp Canada, phía Nam giáp Mêxico. Hoa Kỳ đứng thứ tư thế giới với diện tích 9.372.600 km2. Diện tích Hoa Kỳ được trải rộng khắp 50 bang, trong đó có 2 bang nằm tách biệt so với lãnh thổ chính là bang Alaska và bang Hawaii. Bang Hawaii nằm ở miền nhiệt đới thuộc Thái Bình Dương, cách nước Mỹ lục địa 3200 km. Bang Alaska nằm gần vùng Bắc cực. Địa hình Hoa Kỳ là một đất nước rộng lớn, toàn bộ lãnh thổ được chia thành nhiều loại địa hình khác nhau: có núi, đồng bằng và một phần là sa mạc. Đất nước Hoa Kỳ có nhiều núi, trong đó có núi trọc Mc Kinley ở bang Alaska, núi Appalachian ở phía Tây đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương có trữ lượng khổng lồ về than và sắt. Có một vài dãy núi cắt lãnh thổ Hoa Kỳ theo hướng Á kinh tuyến. Các dãy núi quan trọng nhất là Sierra và Cascades nằm cạnh dãy núi Rocky Moutains và dãy núi Coastal Ranges nằm dọc bờ biển phía Tây. Giữa các dãy núi này là vùng cao nguyên rộng lớn có các hẻm núi và vách đá đứng nhô ra biển kết hợp với các vịnh nhỏ. Nhiều loại khoáng sản đã được khai thác ở các dãy núi này. Đồng bằng: Trung tâm nước Mỹ là vùng đồng bằng rộng lớn. Phía Bắc là Superrior Upland và Black Hills; phía Nam là cao nguyên Ozack trải dài theo hướng Nam Canada đến Mexico và theo hướng Tây dãy núi cổ Appalachian đến Cordilera. Vùng đồng bằng này chia thành hai phần: phía Đông là Bình nguyên trung tâm; phía Tây là Đại Bình nguyên. Đất đai ở hai phần này đều rất màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển trồng các loại cây công nghiệp và cây nông nghiệp. Ngoài ra còn có một vùng đồng bằng duyên hải trải dài ở bờ biển đông nước Mỹ từ Maine đến Texas. Sông ngòi: Hoa Kỳ có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Dài nhất là sông Missouri (3942m), hệ thống sông Missisipi – Missouri – Redrock chạy dài đến 6176m trước khi
  9. đổ vào vịnh Mexico gần New Orleans. Ở phía Tây, sông Riogrande làm thành một phần biên giới nước Mỹ - Mexico chảy dài 3016m. Còn hệ thống sông Colorado, Columbia và Sanjoaquim – Sacramento chảy đến Thái Bình Dương. Đặc biệt ở phía Đông của đất nước có Ngũ Đại Hồ: Hồ Thượng, Michigan, Huron, Eri, Ontario. Nhờ các kênh đào nối liền các hồ với Đại Tây Dương nên đã biến vùng Chicago và Detroit trở thành các cảng lớn. Ở phía Tây Nam đất nước chủ yếu là sa mạc và bán sa mạc. Đây là miền đất ít được khai khẩn và thưa dân. Khí hậu Do địa hình phức tạp nên khí hậu Hoa Kỳ mang những đặc điểm rất khác nhau giữa các vùng miền. Những vùng cách xa biển thường có độ dao động rất lớn về nhiệt độ, nhiệt độ thường cao hơn như khu vực đồng bằng Great có nhiệt độ dao động khi cao nhất là 650C. Ngược lại, ở các vùng biển phía Tây, nhiệt độ thấp hơn do ảnh hưởng của biển. Do chịu tác động của địa hình nên các vùng cao thường mát hơn các vùng thấp. Theo đó thì ở các vùng thấp thường có không khí ẩm hơn, lượng mưa trung bình hàng năm trên 2000mm, đó là khu vực dọc bờ biển Thái Bình Dương từ Oregon đến nam Alaska. 1.1.2 Dân cƣ Theo nguồn Time ngày 19/03/2007, dân số Hoa Kỳ khoảng 301.325.000 người, đứng thứ ba thế giới về dân số sau Trung Quốc và Ấn Độ. Được coi là đất nước của những người nhập cư nên ở hoa Kỳ có thành phần dân tộc khá đa dạng và phức tạp: người gốc Âu (74%), người Mỹ - Phi (12,4%), người Mỹ - Latinh (9,5%), người gốc Á (3,3%), người da Đỏ (0,8%). Lịch sử phát triển dân số Hoa Kỳ được hình thành từ rất lâu. Khi Christopher Columbus phát hiện ra châu Mỹ, trên lãnh thổ Hoa Kỳ ngày nay có ít nhất 300 bộ lạc người da đỏ sinh sống. Những bộ lạc lớn nhất là Pueblo (bang New Mexico ngày nay), Apache (Texas), Navaho, Colorado, Utah và Hopi (Arizona)… Khu dân cư đầu tiên trên lãnh thổ do người Tây Ban Nha thành lập năm 1565, người Pháp ở vùng Đông Bắc (bang Maine), làng Anh đầu tiên là Jame Town xuất hiện ở Virginia năm 1607. Trải qua thời gian và quá trình biến đổi mạnh mẽ của các luồng dân di cư trên thế giới đã hình thành nên một Hợp chủng quốc Hoa Kỳ theo đúng nghĩa đen của nó,
  10. với nhiều thành phần chủng tộc đến từ nhiều quốc gia khác nhau tạo thành 50 bang Hoa Kỳ như ngày nay. 1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.3.1 Điều kiện kinh tế Trong một thời gian dài, Mỹ đã nắm vị trí siêu cường kinh tế thế giới. Đây không chỉ là một quốc gia đông dân nhất trong các nền kinh tế thị trường mà còn là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong gần một thế kỷ qua. Mỹ đã thực sự dẫn đầu thế giới về kinh tế và ngày càng tiến gần đến việc đảm đương vai trò “lãnh đạo thế giới”. Điều đó đã được chứng minh qua những thành tựu mà nền kinh tế Mỹ đạt được. Năm 1999, kinh tế Mỹ tăng trưởng một cách ngoạn mục: ngân sách liên bang thặng dư 122,7 tỷ USD; tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất; thâm hụt thương mại vượt 250 tỷ USD [25, tr.7]. Bước sang thế kỷ XXI, Mỹ vẫn giữ vị trí thủ lĩnh về kinh tế, GDP năm 2000 tăng 4,0% so với năm 1998. Tính đến hết tháng 2/2000, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trong vòng 10 năm liên tục tuy cũng có những bước thăng trầm. Trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ: năm 2003, Mỹ là quốc gia có cán cân thương mại lớn nhất thế giới về cả xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Riêng Mỹ chiếm 17% thương mại hàng hóa và gần 14% thương mại dịch vụ thế giới. Năm 2004, thương mại Mỹ tăng 16%, đạt giá trị gần 3.700 tỷ USD, GDP thực đạt hơn 4,0%. Năm 2006, ngoại thương Mỹ tiếp tục sôi động với tỷ lệ xuất khẩu tăng 8,6% so với 6,5% năm 2005, nhập khẩu tăng 6,0% [25, tr. 8]. Trong sản xuất công nghiệp: Từ năm 1913 sản lượng công nghiệp Mỹ đã chiếm 1/3 sản lượng công nghiệp toàn thế giới. Với thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ cao nên các sản phẩm công nghiệp của Mỹ luôn thu hút khách hàng thế giới. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, nền công nghiệp Mỹ đã cho ra đời các sản phẩm như ô tô, tủ lạnh, lò vi sóng… Mỹ là nước đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ. Trước năm 1990, Mỹ tập trung phát triển công nghiệp theo hướng phục vụ quốc phòng để vượt Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Nhưng đến sau năm 1990, khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ xác định hướng đi mới đó là xây dựng sức mạnh kinh tế Mỹ dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ: chuyển từ quân sự sang dân sự. Năm
  11. 1998, Mỹ chiếm 10% tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao trong tổng sản lượng ngành chế tạo máy trên toàn thế giới. Trong sản xuất nông nghiệp: Trong những năm qua năng suất nông nghiệp Mỹ tăng nhanh. Doanh thu từ việc xuất khẩu nông sản chiếm 20% – 30% thu nhập. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Mỹ đạt hơn 50 tỷ USD và nhập khẩu đạt tới 40 tỷ USD. Tỷ trọng GDP: Luôn giữ mức tăng trưởng cao nhất thế giới và chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ GDP thế giới. Năm 2007, GDP đạt 2,7 ngàn tỷ USD. Trong quý IV/2009, GDP đã tăng mạnh với mức tăng 5,7%. Tỷ trọng GDP/người: theo nguồn Time ngày 19/3/2007, bình quân GDP/người của Mỹ đạt 43.950 USD. Vì vậy, người dân Mỹ có đời sống cao hơn so với những nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Hiện nay, một gia đình Mỹ có bốn người bị coi là nghèo khổ nếu thu nhập dưới 16.600 USD/năm so với một gia đình ba người là 13.003 USD/năm [25, tr. 10]. 1.1.3.2 Điều kiện xã hội Lịch sử Năm 1492, Christopher Columbus đã đặt chân lên một hòn đảo nhỏ ở Bahamas mà ông đặt tên nó là Salsalvador. Ông tưởng rằng mình đã đặt chân lên đảo Spice ở gần Ấn Độ nên ông gọi những người da Đỏ ở đây là Indian (người Ấn Độ). Người ta vẫn tin rằng vùng đất mà Columbus tìm thấy là Ấn Độ. Tuy nhiên, sau một thời gian Columbus chết (năm 1506) thì ở những nước châu Âu bắt đầu cử người đi thám hiểm. Họ cũng tìm vàng, bạc, tơ, lụa và những vùng đất mới. Chẳng bao lâu họ phát hiện ra rằng nơi mà Columbus đã tìm thấy chính là vùng đất Bắc Mỹ. Châu Mỹ được tìm ra từ đó. Đất nước Hoa Kỳ cũng nằm trọn trong vùng đất “Tân lục địa” rộng lớn ấy. Từ khi được phát hiện, vùng Bắc Mỹ nói riêng đã trải qua những thăng trầm biến cố của lịch sử: Bắc Mỹ trở thành điểm tụ cư của các luồng di dân trên thế giới. Họ đến đây với mục đích là khai thác tài nguyên và khai khẩn những vùng đất mới. Năm 1606, vua James I (Anh) đã thành lập công ty London ở Virginia với mục đích là khai thác vàng. Dần dần, chính quyền Anh đã cử người đi đến định cư ở Mỹ và giữ trách nhiệm cai trị vùng đất này, Bắc Mỹ trở thành thuộc địa rộng lớn do người Anh cai quản. Cuối cùng, người Anh đã thành lập 13 bang thuộc địa trên đất Mỹ
  12. đó là: Massachuset, New Hampshire, đảo Rhode, New York, Connecticut, New Jersey, Pensylvania, Delawre, Maryland, Virginia, South Carolina, Georgia. Vào thế kỷ XVIII, cường độ di dân khai khẩn những vùng đất mới ngày càng tăng. Anh muốn kiểm soát 13 vùng di cư Bắc Mỹ, điều này đã gây xung đột với người Pháp và người da Đỏ di cư đến vùng này, dẫn đến cuộc chiến tranh xung đột giữa người Anh và các bột tộc. Năm 1763, chiến tranh kết thúc, nước Anh giành thắng lợi nhưng chi phí cho cuộc chiến tranh quá nhiều, Chính phủ Anh đã lâm vào cảnh thiếu nợ. Vì vậy, Anh muốn chấn chỉnh tình thế bằng cách tăng thuế ở các thuộc địa, nhưng cư dân ở các thuộc địa đã phản ứng quyết liệt chống lại việc tăng thuế của Anh. Đỉnh cao là vào năm 1773, khi dân Boston chiếm một số tàu của Anh đang đậu trong cảng, họ đã ném trà, hàng hóa xuống biển để tỏ thái độ. Đây chính là tín hiệu đưa cuộc cách mạng của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ chống lại chế độ hà khắc của thực dân Anh bùng nổ để giành độc lập sau đó. Năm 1774, các thuộc địa Bắc Mỹ đã triệu tập Đại hội lục địa lần thứ nhất họp ở Philadenphia để bàn về những đạo luật quá quắt của Anh. Họ quyết định đoàn kết với nhau tập hợp thành một thuộc địa thống nhất để đối phó với thực dân Anh. Năm 1775, Đại hội lục địa lần thứ hai cũng được tổ chức tại Philadenphia. Đại hội lần này quyết định thành lập lực lượng dân quân giống như quân đội của 13 bang. George Washington được bầu làm Tổng tư lệnh quân đội lục địa. Sau này ông trở thành vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Ngày 4/7/1776, bản Tuyên ngôn độc lập của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ do George Mason soạn thảo được thông qua. Nó chính thức đập tan ách thống trị của thực dân Anh, đưa nước Mỹ trở thành nước dân chủ độc lập. Năm 1789, Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được thành lập và được thông qua năm 1791. Năm 1861 đã xảy ra cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ, đó là cuộc chiến giữa hai miền Nam – Bắc. Do miền Bắc phát triển hơn, yêu cầu miền Nam xóa bỏ chế độ nô lệ nhưng người miền Nam không chấp nhận yêu cầu đó. Sau 4 năm chiến tranh, người miền Bắc đã giành thắng lợi và chế độ nô lệ được hủy bỏ. Năm 1898, Mỹ giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha. Chiến thắng này báo hiệu cho thế giới biết sự xuất hiện của một cường quốc mới.
  13. Đầu thế kỷ XX, chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra. Mỹ là nước tham chiến muộn và đứng về phe liên minh Anh, Pháp để chia chác lợi nhuận cùng các nước thắng trận. Giai đoạn 1929 – 1933, thế giới tư bản bước vào cuộc khủng hoảng thừa đã khiến Mỹ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945), Mỹ góp mặt trong cuộc chiến rất muộn màng với tư cách là đứng về phe Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc chiến này, Mỹ thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán vũ khí và các hoạt động can thiệp quân sự khác. Năm 1950, Mỹ gây chiến tranh với Triều Tiên, tiến hành xâm lược Việt Nam trong những năm 60 của thế kỷ trước. Năm 1991, sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa đồng thời là sự chấm dứt của Chiến tranh lạnh khiến cho Mỹ trở thành siêu cường duy nhất thế giới về kinh tế, chính trị, quân sự và nhiều lĩnh vực khác. Văn hóa – xã hội Được coi là “Đế quốc văn hóa” nên văn hóa Hoa Kỳ có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phương Tây. Hoa Kỳ là quê hương của các dòng nhạc nổi tiếng như: Jazz, Pop, Rock and Roll, Blues. Thành phố New York là một trung tâm quốc tế về nhạc Opera. Hoa Kỳ cũng là cái nôi của nền điện ảnh thế giới. Hollywood là trung tâm điện ảnh lớn nhất thế giới được đặt tại thành phố Losangesles. Ngoài ra, ở Hoa Kỳ, người ta còn nhận ra được sự kết hợp giữa hai nguồn cảm hứng đó là sự tinh tế của châu Âu và sự độc đáo nội địa đã được hội tụ trong các loại hình nghệ thuật như: múa, kiến trúc, văn chương… Xã hội Hoa Kỳ có những quy định về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, chống kỳ thị chủng tộc… được ghi trong Hiến pháp. Tuy vậy, Hoa Kỳ lại bị công luận quốc tế lên án vì vi phạm nhân quyền và là quốc qia có nạn phân biệt chủng tộc sâu sắc nhất. Hoa Kỳ là nước có nền giáo dục phát triển nhất thế giới. Học sinh ở Mỹ tốt nghiệp trung học vào tuổi 17, sớm hơn một năm so với học sinh các nước khác. Số lượng trường tiểu học, trung học kết nối Internet từ 50% năm 1995 lên 98% năm 2000.
  14. Lao động trí thức ở nước này trở thành động lực to lớn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy vậy, trong lòng xã hội Hoa Kỳ vẫn đang còn tồn đọng những vấn đề nan giải như sự hoành hành của các nhóm tội ác có tổ chức, stress, tội phạm giết người hàng loạt, scandal, AIDS… Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng tù nhân cao nhất thế giới với khoảng 2 triệu người năm 2004. 1.1.4 Thể chế chính trị Mỹ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là quốc gia liên hiệp của 50 bang, thủ đô là Washington D.C. Mỗi bang có chính phủ riêng, thủ phủ riêng, có chính quyền địa phương nhỏ hơn: quận, hạt, tỉnh, thị trấn. Chính quyền nước Mỹ Chính quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hay còn gọi là chính quyền liên bang được chia làm ba ngành: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mỗi ngành có trách nhiệm, quyền hạn riêng và điều hành công bằng tới mức không ngành nào có thể chiếm ảnh hưởng hay vượt quyền chính phủ. Trong nền chính trị Hoa Kỳ luôn có hai chính đảng thay nhau cầm quyền, đó là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Hai chính đảng này thường có khuynh hướng đối lập nhau. Đảng Cộng hòa có khuynh hướng bảo thủ, còn Đảng Dân chủ lại mang khuynh hướng hòa dịu và tự do hơn. Nhưng cả hai đảng đều hoạt động với mục đích là phục vụ lợi ích quốc gia vẫn là tối quan trọng. Lịch sử hình thành của hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa không được đề cập trong Hiến pháp nguyên thủy của Hoa Kỳ. Nó ra đời từ sự bất đồng về vai trò của chính quyền liên bang nên đã làm xuất hiện hai đảng đầu tiên mang tên Đảng Liên bang và Đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ đã tồn tại từ đầu năm 1800, là đảng của những người miền Nam bảo vệ chế độ nô lệ. Đảng Cộng hòa được thành lập năm 1854, là đảng của người miền Bắc và miền Tây, nguyên thủy của đảng này là Đảng chống chế độ nô lệ.
  15. Ngành lập pháp Quốc hội Hoa Kỳ là cơ quan lập pháp, trong đó có hai viện cùng hoạt động là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Số lượng nghị sĩ trong lưỡng viện cũng được quy định cụ thể: Thượng nghị viện gồm 102 nghị sĩ, mỗi bang có 2 nghị sĩ. Thượng nghị sĩ phải có tuổi đời ít nhất là 30 tuổi và phải là công dân Hoa Kỳ ít nhất được 9 năm. Các Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm nhưng cứ 2 năm thì bầu lại 2/3 số ghế. Hạ nghị viện bao gồm 435 nghị sĩ, mỗi nhiệm kỳ là 2 năm. Số nghị sĩ được tuyển lựa ở mỗi bang được ấn định theo dân số của bang. Hạ nghị sĩ phải có tuổi đời ít nhất là 25 tuổi và phải là công dân Hoa Kỳ ít nhất được 7 năm. Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của hai viện khá giống nhau: đều có ban lãnh đạo chủ tịch, có người lãnh đạo nhóm đa số và người lãnh đạo nhóm thiểu số, có những người đứng đầu các nhóm nghị sĩ cùng một đảng. Tuy nhiên, giữa Thượng nghị viện và Hạ nghị viện về chức năng và quyền hạn có nhiều điểm khác nhau: Hiến pháp quy định Phó Tổng thống sẽ là Chủ tịch Thượng viện. Thượng viện có quyền chọn một vị Chủ tịch lâm thời để điều hành công việc khi Phó Tổng thống vắng mặt. Hạ viện cũng có quyền được lựa chọn một vị Chủ tịch của viện và các quan chức cao cấp khác. Hạ viện có quyền đưa ra các dự luật về thu ngân sách nhưng Thượng viện có thể không tán thành hay có thể sửa đổi, bổ sung vào dự luật đó. Thượng viện có quyền xác nhận sự bổ nhiệm của Tổng thống đối với các quan chức cao cấp và các đại sứ của chính quyền liên bang cũng như phê chuẩn tất cả các hiệp ước với 2/3 số phiếu thuận. Hành động không ủng hộ của Thượng viện sẽ vô hiệu hóa hành động của ngành hành pháp, còn Hạ viện thì không có quyền này. Chủ tịch Thượng viện là Phó Tổng thống nhưng quyền lực lớn nhất ở Thượng viện lại không phải là Chủ tịch Thượng viện mà là người lãnh đạo của đảng đa số của Thượng viện. Còn Chủ tịch Hạ viện nắm quyền lớn nhất ở Hạ viện. Ngành hành pháp Trong Hiến pháp năm 1789 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã trao quyền hành pháp cho tổng thống. Kể từ thời kỳ George Washington lên làm tổng thống đầu tiên
  16. của Hoa Kỳ năm 1971 thì cho đến nay quyền hành pháp vẫn thuộc về tổng thống và không thay đổi. Hiến pháp cũng đặt ra điều kiện đối với một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ: phải là công dân Hoa Kỳ, sinh ra trên đất Hoa Kỳ, có tuổi đời ít nhất là 35 tuổi và sống ít nhất 14 năm tại Hoa Kỳ. Mỗi tổng thống đắc cử được giới hạn giữ chức không quá hai nhiệm kỳ. Tổng thống do dân bầu ra nhưng không phải trực tiếp mà thông qua chế độ Đại cử tri. Các quyền của tổng thống Quyền hành pháp: Tổng thống có thể ban hành các quy định, quy chế và chỉ thị; là tổng chỉ huy của các lực lượng vũ trang Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Trong thời gian có chiến tranh hay trong tình trạng khẩn cấp, tổng thống còn có thể giữ quyền điều hành nền kinh tế quốc dân và bảo vệ an ninh quốc gia. Quyền lập pháp: Tổng thống có quyền phủ quyết bất cứ một dự luật nào đã được Quốc hội thông qua, trừ khi có 2/3 thành viên trong mỗi viện phủ quyết, gạt bỏ sự phủ quyết của tổng thống. Tổng thống có thể đề xuất một văn bản cần thiết đối với Quốc hội. Quyền tư pháp: Tổng thống có quyền bổ nhiệm quan chức quan trọng vào chính quyền như Thẩm phán liên bang, thậm chí các thành viên của tòa án tối cao nhưng phải được sự phê chuẩn của Thượng viện. Tổng thống còn có quyền ban bố lệnh ân xá cho các phạm nhân. Vì giữ cương vị cao nhất và có quyền lực lớn nhất nên ngoài ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, thì tổng thống còn có quyền quan trọng khác như đối ngoại. Đặc biệt, tổng thống Hoa Kỳ chính là nhân tố quyết định trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Ngành tư pháp Ngành tư pháp bao gồm một hệ thống tòa án rải khắp trên đất nước, đứng đầu là Tòa án tối cao Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Quyết định của Tòa án tối cao thì không thể được chuyển lên phúc thẩm ở bất kỳ tòa án nào khác. Quốc hội có thể lập và bãi bỏ các tòa án khác trong hệ thống Tòa án liên bang, nhưng đối với Tòa án tối cao thì không được phép. Dưới Tòa án tối cao là Tòa án phúc thẩm và Tòa án cấp quận. Ngoài ra còn có một số tòa án đặc biệt.
  17. Bầu cử nước Mỹ Theo quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ, bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai của tháng Mười Một. Tổng thống Hoa Kỳ được bầu lên thông qua chế độ Đại cử tri. Tức là, cử tri Hoa Kỳ không trực tiếp bầu ra tổng thống mà chỉ bầu ra “Đại cử tri” thực hiện ý nguyện của mình để bầu cho ứng cử viên nào mà mình mong muốn. Đại cử tri được phân phối theo bang, số lượng bằng tổng số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ trong bang. Số phiếu ứng với số lượng đại cử tri của các bang là 535 cộng với 3 đại cử tri ở đặc khu Washington là 538 phiếu. Ứng cử viên nào được quá nửa số phiếu đại cử tri thì sẽ trúng cử tổng thống. Các nghị sĩ Thượng viện và Hạ viện được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu do cử tri trực tiếp bầu ra. Hiến pháp nước Mỹ Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là công cụ trung tâm của chính quyền Hoa Kỳ và Bộ luật tối cao của đất nước, là bản Hiến pháp lâu đời nhất thế giới (tồn tại hơn 200 năm) và là mô thức cho một Hiến pháp khác trên thế giới. Hiến pháp Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở tam quyền phân lập, quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của từng ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp có thể sửa đổi một số điều nếu được thông qua bởi 2/3 số đại biểu Quốc hội và 3/4 cơ quan lập pháp của các bang. 1.2 Tổng quan về Đông Nam Á 1.2.1 Địa lý Vị trí địa lý Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4,5 triệu km2, trải dài trên một phần trái đất, từ khoảng 920 đến 1400 kinh Đông và từ khoảng 150 vĩ Nam đến 280 vĩ Bắc, như một “ngã tư đường” của các châu lục lớn, là hành lang, cầu nối giữa thế giới Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây Á và Địa Trung Hải. Đông Nam Á được biết đến từ rất xa xưa, với nhiều tên gọi: Nam Dương, Nan Yo, Zabag, Suvanuabhumi; là khu vực có bán đảo, quần đảo lớn hướng ra Thái Bình Dương. Về mặt địa lý – hành chính, Đông Nam Á hiện nay gồm có 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Malaixia, Singapo, Inđônêxia, Philippin, Brunây,
  18. Đôngtimo với dân số khoảng 577 triệu người (năm 2008) với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân số, mức sống. Địa hình Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên Quần đảo Malaysia. Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới. Trong 11 nước Đông Nam Á, thì có 10 quốc gia có hải giới, trừ Lào; và Philippin là nước duy nhất trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào. Đông Nam Á có núi rừng trùng điệp như ở Mianma; có châu thổ Chao Phraya (Thái Lan), Tông Lê Sáp (Camphchia), sông Hồng và sông Cửu Long (Việt Nam) và trên các đảo lớn của Inđônêxia, Philippin… Đông Nam Á cũng là nơi có nhiều quần đảo lớn và nhiều đảo vào bậc nhất thế giới như ở Inđônêxia (hơn 13.000 đảo), Philippin (hơn 600 đảo). Biển và vịnh ở Đông Nam Á kéo dài từ vùng biển Đông, bán đảo Đông Dương hướng ra Thái Bình Dương đến vịnh Inđônêxia của Ấn Độ Dương. Đảo và quần đảo với những vịnh lớn, nhỏ; những eo biển nổi tiếng từ lâu đời đã tạo nên bức tranh tự nhiên đa sắc và hùng vĩ của Đông Nam Á. Từ bán đảo Đông Dương qua Thái Lan đến Mianma, cảnh quan tự nhiên của vùng là những châu thổ xen kẽ với đồi núi, rừng rậm… kéo dài từ phía Bắc xuống phía Nam ra biển. Núi rừng và bình nguyên ở Đông Nam Á bao phủ cả các đảo và quần đảo ở phía Đông và Đông – Nam với trữ lượng lớn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực. Hệ thống sông ngòi của Đông Nam Á khá dày đặc, được bắt nguồn từ các vùng núi rộng lớn. Các sông lớn ở Đông Nam Á có giá trị kinh tế, xã hội nhiều mặt đều bắt nguồn từ bán đảo Trung Ấn. Các sông đó là: sông Mêkông dài 4500km, trong đó đoạn chảy qua Đông Nam Á dài 2600km; sông Hồng, sông Sahoen dài 3200km; sông
  19. Irawadi dài 2150km; sông Mênam dài 1200km… Các sông khác trên các quần đảo ở Inđônêxia, Philippin, Malaixia thường ngắn và dốc, có giá trị khai thác thủy điện cao. Sông ngòi ở Đông Nam Á không chỉ có giá trị về giao thông vận tải mà chủ yếu là tạo nên các vùng châu thổ màu mỡ phù sa. Các châu thổ lớn ở Đông Nam Á là vùng Hạ Mianma; châu thổ Mênam (Thái Lan); châu thổ Giava, châu thổ Mêkông (Campuchia và Việt Nam)… được bù đắp phù sa từ hàng triệu năm trước, những châu thổ phì nhiêu này là nơi quần cư, sinh tụ của nhiều tộc người và thường là nơi khởi nguồn của văn minh Đông Nam Á, là nơi hội tụ của các giá trị văn minh Đông Nam Á cổ xưa rực rỡ. Đông Nam Á có những vùng rừng núi bao phủ, tạo nên sự đa dạng không chỉ của cảnh quan mà còn là sự hiện hữu của vô số giống loài, cả thực vật và động vật. Nơi đây có những “nóc nhà” của Đông Nam Á như các đỉnh Kinabalu trên đảo Borneo thuộc Malaixia, cao trên 4000m; đỉnh Phanxipan ở Tây Bắc (Việt Nam) cao trên 3000m… Nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Đông Nam Á là “cầu nối” Đông Á với châu Âu, châu Phi. Đông Nam Á còn nằm giữa hai quốc gia rộng lớn có hai nền văn minh rực rỡ vào bậc nhất châu Á và thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Vị trí địa lý đó đã làm cho Đông Nam Á trở thành khu vực có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn trên nhiều bình diện. Nó tác động lớn đến quá trình hình thành, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á. Khí hậu Địa lý cảnh quan đa dạng của Đông Nam Á cùng với khí hậu, thời tiết đặc trưng của khu vực đã làm nên một Đông Nam Á có vị trí địa lý đặc biệt và hấp dẫn ở châu Á – Thái Bình Dương. Đông Nam Á được gọi là vùng “Châu Á gió mùa” bởi đặc trưng nổi trội của khí hậu nóng và ẩm. Hai mùa được hình thành khá rõ là mùa khô và mùa mưa. Do Đông Nam Á là nơi có đường xích đạo chạy qua, đồng thời có đường bờ biển bao quanh, tạo nên khí hậu nóng và mưa nhiều, với những luồng gió mùa thường xuyên và định kỳ. Lượng mưa trung bình 1500 – 3000mm/năm, độ ẩm cao trên 80% - 90%, nhiệt độ thường từ 200C – 270C, có lượng bức xạ mặt trời khá cao.
  20. 1.2.2 Dân cƣ Với 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, dân số khu vực khoảng 577 triệu người (năm 2008) với nhiều tộc người khác nhau. Về đại thể, Đông Nam Á là khu vực tiếp giáp của hai đại chủng Môngôlôit và Ôxtralôit. Vì thế, ở đây từ rất sớm đã hình thành nên một tiểu chủng riêng biệt mang những yếu tố của cả hai đại chủng, gọi là tiểu chủng Đông Nam Á. Tiểu chủng này bao gồm hai nhóm chính: Anhđônêdiêng mang nhiều yếu tố của đại chủng da đen hơn và con cháu của họ chính là những người hiện sống ở vùng Tây Nguyên (Việt Nam) và vùng rừng núi các nước hải đảo. Nhóm Nam Á mang yếu tố vàng nhiều hơn, thuộc phần lớn cư dân Đông Nam Á còn lại. Đông Nam Á là nơi quần cư của nhiều dân tộc thuộc các đại chủng Môngôlôit và Nêgrôlôit. Những dân tộc chiếm đa số ở Đông Nam Á là người Thái, người Inđô, người Mãlai, người Miến, người Kinh, người Khmer… sống tập trung ở một số quốc gia và là chủ nhân của nền văn minh Đông Nam Á, tạo nên xã hội Đông Nam Á thống nhất trong sự tương đồng và đa dạng văn hóa và lịch sử. Ngoài ra, Đông Nam Á cũng là nơi có rất đông cộng đồng các dân tộc du nhập trong nhiều thế kỷ. Quá trình di trú của các tộc người Ấn Độ , Trung Hoa… đã tạo nên các cộng đồng người mới, hòa hợp với các dân tộc bản địa ở Đông Nam Á và góp phần làm nên các thành tựu đáng tự hào ở Đông Nam Á trong suốt chiều dài lịch sử văn minh khu vực này. 1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Đông Nam Á Kinh tế Theo dòng lịch sử, Đông Nam Á sau những thập kỷ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã giành được độc lập với thời gian khác nhau. Các nước Đông Nam Á đã có quá trình thay đổi cả về kinh tế và xã hội, trở thành một xã hội phát triển năng động và ổn định. Dù ở mỗi quốc gia Đông Nam Á, chế độ chính trị không giống nhau, song đều có mục tiêu chung, định hướng phát triển chung và tầm nhìn chung. Sự phát triển kinh tế và văn hóa, sự ổn định về chính trị - xã hội được các nước Đông Nam Á đặt ra như một tất yếu để nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế. Quốc gia, dân tộc, khu vực và toàn cầu luôn có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ trong thời đại ngày nay. Trong quá trình tồn tại và phát triển, các quốc gia ở Đông Nam Á đã chứng tỏ sự phát triển kinh tế nhanh chóng và mạnh mẽ. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2