Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2020-2030
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, tổng hợp và lựa chọn khung lý thuyết phục vụ cho công tác quản trị chiến lược phát triển bền vững cho một tổ chức, trong đó có quy trình và công cụ xây dựng và đề xuất chiến lược phát triển bền vững.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2020-2030
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** TRẦN QUỐC BÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2030 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH *** *** *** TRẦN QUỐC BÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2030 Mức độ bảo mật: B Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống Mã số: 8900201.05QTD LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS) NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG ĐÌNH PHI Hà Nội - 2020
- CAM KẾT Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả thu đƣợc chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một chƣơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của ngƣời khác (trích dẫn, bảng, biểu, đồ thị cùng những tài liệu khác) đƣợc sử dụng trong luận văn này đã đƣợc giả tự biên soạn và có trích dẫn cụ thể. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn Chƣơng trình thạc sĩ Quản trị an ninh phi truyền thống (MNS), Khoa Quản trị và Kinh doanh ĐHQG Hà Nội và pháp luật về những cam kết nói trên. i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm luận văn với những kiến thức đã đƣợc học, tham khảo tài liệu và tình hình thực tế, cùng với sự giúp đỡ của các giảng viên giảng dạy trong Chƣơng trình thạc sĩ Quản trị an ninh phi truyền thống (MNS) tại Khoa Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc Gia Hà Nội và các bạn bè đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn của mình. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới thầy PGS.TS. Hoàng Đình Phi là giảng viên trực tiếp giảng dạy, hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị và Kinh doanh và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn các các anh, chị đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực để hoàn thành luận văn, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của các thầy cô và các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện năng lực nghiên cứu và ứng dụng kiến thức đã học trong thực tiễn công tác. ii
- MỤC LỤC CAM KẾT .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. iii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ............................................................................................................... 5 1.1. Khái niệm về chiến lƣợc và chiến lƣợc phát triển bền vững ..................... 5 1.2. Chiến lƣợc phát triển bền vững của doanh nghiệp và tổ chức ................... 6 1.3. Chiến lƣợc phát triển bền vững và công tác quản trị an ninh phi truyền thống ................................................................................................................ 11 1.4. Quy trình và công cụ xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững .............. 13 1.4.1. Quy trình xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững .......................... 13 1.4.2. Công cụ xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững ............................ 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO TLĐ LĐ VN TRONG GIAI ĐOẠN 2019-2025 ................................... 25 2.1. Giới thiệu tóm tắt về TLĐ LĐ VN........................................................... 25 2.1.1. Tình hình lao động ............................................................................. 25 2.1.2. Tình hình đoàn viên công đoàn.......................................................... 26 2.1.3. Tổng LĐLĐ Việt Nam ....................................................................... 26 2.1.4. Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ƣơng và tƣơng đƣơng ........................................................................................................... 28 2.1.5. Nguồn nhân lực (biên chế) ................................................................. 31 2.2. Phân tích các yêu tố môi trƣờng bên ngoài .............................................. 32 2.3. Phân tích các yếu tố môi trƣờng bên trong .............................................. 38 iii
- 2.4. Phân tích và lựa chọn các nhóm chiến lƣợc ............................................. 42 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO TLĐ LĐ VN TRONG GIAI ĐOẠN 2019-2025 .......................................................................................... 46 3.1. Định hƣớng phát triển của TLĐ LĐ VN .................................................. 46 3.1.1. Sứ mệnh và quan điểm phát triển ...................................................... 46 3.1.2. Mục tiêu phát triển ............................................................................. 47 3.2. Đề xuất một số giải pháp .......................................................................... 49 3.2.1. Đổi mới tƣ duy và hoàn thiện mô hình tổ chức công đoàn các cấp... 49 3.2.2 Đổi mới công tác cán bộ công đoàn trên cơ sở xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc phát triển bền vững nguồn nhân lực chuyên trách các cấp .. 51 3.2.3. Đổi mới các hoạt động công đoàn trên cơ sở tập trung nguồn lực để thiết kế mới và đa dạng các hoạt động để thu hút công đoàn viên .............. 53 3.2.4. Đầu tƣ xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc truyền thông để tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị tƣ tƣơng trong CNVCLĐ ......... 56 3.2.5. Tập trung huy động các nguồn lực tài chính bền vững để đầu tƣ và hỗ trợ cho các hoạt động đổi mới của công đoàn các cấp ................................ 57 3.2.6. Đổi mới hoạt động đối ngoại của CĐVN theo hƣớng thực hiện các chiến lƣợc mở rộng hợp tác và tranh thủ các nguồn lực để phát triển bền vững.............................................................................................................. 59 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62 iv
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Dịch nghĩa AN PTT An ninh phi truyền thống CBCĐ Cán bộ công đoàn CĐCS Công đoàn cơ sở CĐVN Công đoàn Việt Nam NLĐ Ngƣời lao động CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng DN Doanh nghiệp HSB Khoa Quản trị và Kinh doanh, ĐHQGHN NXB Nhà xuất bản TLĐ LĐ VN Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam PTBV Phát triển bền vững QHLĐ Quan hệ lao động UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa IFE Internal Factors Evaluation: Đánh giá các yếu tố môi trƣờng bên trong một tổ chức hay DN EFE External Factors Evaluation: Đánh giá các yếu tố môi trƣờng bên ngoài TOWS Ma trận lựa chọn các nhóm chiến lƣợc ii
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ............................................ 33 Bảng 2.2.: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ............................................ 39 Bảng 2.3.: Ma trận TOWS ................................................................................ 43 iii
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hình tháp khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp .............. 9 Hình 1.2: Quy trình xây dựng và quản trị chiến lƣợc. ..................................... 14 iv
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo. Trong hơn 30 năm qua, tổ chức CĐVN không ngừng phát triển, đến nay đã tập hợp đƣợc trên 10,05 triệu đoàn viên sinh hoạt trong hơn 126 nghìn CĐCS. Đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) đƣợc thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn và ngày càng nâng cao về chất lƣợng; hoạt động công đoàn ngày càng thiết thực, hiệu quả; công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ ngày càng tốt hơn, góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội đất nƣớc. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động công đoàn vẫn còn nhiều hạn chế: Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cấp công đoàn chậm đổi mới để phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế; đội ngũ CBCĐ tuy đông nhƣng chƣa mạnh, công tác CBCĐ còn nhiều bất cập; nội dung hoạt động công đoàn tuy đã từng bƣớc đổi mới nhƣng chƣa sự hiệu quả; phƣơng thức hoạt động công đoàn còn hành chính, công tác chỉ đạo của cấp trên dồn áp lực xuống cơ sở. Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh toàn cầu và phát triển nhanh của công nghệ và các cuộc cách mạng công nghiệp, môi trƣờng hoạt động sẽ thay đổi và công đoàn đứng trƣớc nhiều thách thức lớn, hoạt động công đoàn tại các đơn vị ngoài khu vực nhà nƣớc đang dần chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của tổ chức công đoàn. Quan hệ lao động (QHLĐ) ngày càng diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch không ngừng chống phá, lôi kéo, kích động NLĐ. Đặc biệt, việc ký kết tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) sẽ tác động nhiều mặt đến CĐVN, đòi hỏi CĐVN phải có chiến lƣợc đổi mới 1
- toàn diện, triệt để về tổ chức và hoạt động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Xuất phát từ nhu cầu phát triển bền vững của tổ chức công đoàn gắn với sự nghiệp phát triển bền vững Việt Nam và mong muốn nghiên cứu theo cách tiếp cận liên ngành của chƣơng trình thạc sĩ quản trị an ninh phi truyền thống, tác giả đã chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2020-2030” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Cho đến nay chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về công đoàn, vai trò của công đoàn và hoạt động của công đoàn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu. Phạm Công Trứ (9) có nghiên cứu về “Cơ chế ba bên ở Việt Nam: Những ghi nhận về mặt pháp lý” đƣợc công bố trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, 2010. Hoàng Thị Minh (8) có đề tài “Hiệu lực của thỏa ƣớc lao động tập thể - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đƣợc đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, 2011. Nguyễn Hữu Chí và Đào Mộng Điệp (7) có công bố nghiên cứu về “Pháp luật công đoàn một số nƣớc và kinh nghiệm với Việt Nam trên tạp chí Luật học, 2010. Tuy nhiên chƣa có một nghiên cứu cụ thể nào về xây dựng chiến lƣợc phát triển hay chiến lƣợc phát triển bền vững cho công đoàn các cấp. Chƣa thấy có một nghiên cứu trực diện nào liên quan tới việc xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững cho một tổ chức có chức năng và nhiệm vụ quan trọng nhƣ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu, tổng hợp và lựa chọn khung lý thuyết phục vụ cho công tác quản trị chiến lƣợc phát triển bền vững cho một tổ chức, trong đó có quy trình và công cụ xây dựng và đề xuất chiến lƣợc phát triển bền vững. 2
- - Vận dụng các công cụ lý thuyết, phân tích các yếu tố môi trƣờng bên trong và bên ngoài tác động tới khả năng cạnh tranh của TLĐ LĐ VN để xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐ VN giai đoạn 2020-2030. - Đề xuất các nhóm chiến lƣợc và một số giải pháp để thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐ VN. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài là quy trình và công cụ xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững cho một tổ chức và những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới việc lựa chọn các mục tiêu chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐ VN giai đoạn 2020-2030. - Phạm vi nghiên cứu + Về thời gian: Tổng hợp các dữ liệu cứng (thứ cấp) trong thời gian 5 năm (1/2014- 12/2019) về tình hình thực hiện các mục tiêu của TLĐ LĐ VN; Nghiên cứu thu thập các dữ liệu thứ cấp (bảng hỏi và phỏng vấn) để đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới việc lựa chọn các mục tiêu chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐ VN giai đoạn 2020-2030. + Về không gian: Tập trung nghiên cứu và khảo sát các hoạt động chính của TLĐ LĐ VN trên phạm vi cả nƣớc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận và cách tiếp cận liên ngành của khoa học an ninh phi truyền thống; sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; dựa trên đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; các quy định của nhà nƣớc trong lĩnh vực lao động, công đoàn và công tác đảm bảo an ninh con ngƣời; tác gỉa cũng sử dụng Phƣơng trình Quản trị an Ninh Phi Truyền thống của Tiến sỹ Nguyễn Văn Hƣởng, PGS.TS Hoàng Đình Phi trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện luận văn. 3
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: thu thập dữ liệu thứ cấp (dữ liệu cứng) từ các báo cáo của TLĐ LĐ VN trong giai đoạn 2014-2016; thu thập dữ liệu sơ cấp (dữ liệu mềm) bằng phƣơng pháp thiết kế và sử dụng phiếu khảo sát 60 nhà quản trị của TLĐ LĐ VN và 100 chủ doanh nghiệp có tổ chức công đoàn; phƣơng pháp phỏng vấn chuyên sâu các cán bộ quản trị liên quan trực tiếp tới việc xây dựng và thực hiện chiến lƣợc hay các kế hoạch của TLĐ LĐ VN; phƣơng pháp tổng hợp dữ liệu và phân tích thông qua sử dụng các công cụ xây dựng chiến lƣợc. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung đề tài đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Lý luận cơ bản về xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững Chƣơng 2: Xây dựng và đề xuất chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐ VN giai đoạn 2020-2030. Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững cho TLĐ LĐ VN giai đoạn 2020-2030. 4
- CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm về chiến lƣợc và chiến lƣợc phát triển bền vững Khái niệm chiến lƣợc Khái niệm chiến lược gắn với chiến thuật và chiến dịch đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử quân sự thế giới. Trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập toàn cầu thì khái niệm chiến lƣợc đƣợc sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, xã hội đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, công nghệ, kinh doanh… Theo Alfred D. Chandler (1962), chiến lược bao gồm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó. Theo Fred R. David (11) thì chiến lược là kế hoạch phối hợp các mục tiêu chủ yếu, các chính sách và hành động của đơn vị thành một tổng thể kết dính lại với nhau. Theo Michael Porter (1996) (16), chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty; theo đó, chiến lƣợc liên quan đến vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp và cách thức làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt đối với ngƣời tiêu dùng, nâng cao giá trị gia tăng thông qua một hệ thống các hoạt động kinh doanh khác biệt với đối thủ cạnh tranh (Michael Porter, 1986); là sự kết hợp các mục tiêu cuối cùng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Theo Keven Scholes, Gerry Johnson (12), chiến lược là việc xác định định hƣớng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành đƣợc lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trƣờng nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trƣờng và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức. Theo tác giả Hoàng Đình Phi (5): đối với bất kỳ tổ chức hay doanh 5
- nghiệp nào thì "chiến lược là một tài liệu, có thể viết tay, in máy hay điện tử, trong đó những người có trách nhiệm đề ra sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và các mục tiêu dài hạn cho một tổ chức, thông thường là trong 5 năm, cũng như xác định các nguồn lực cần huy động và các giải pháp cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra". Trong khuôn khổ luận văn và ứng dụng thực tiễn, tác giả lựa chọn định nghĩa về chiến lƣợc cũng nhƣ các công cụ xây dựng chiến lƣợc đƣợc giảng dạy và hƣớng dẫn cho nhiều thế hệ học viên cao học theo các tài liệu giảng dạy các môn học về quản trị chiến lƣợc và phát triển bền vững thuộc Chƣơng trình đào tạo thạc sĩ quản trị an ninh phi tryền thống. 1.2. Chiến lƣợc phát triển bền vững của doanh nghiệp và tổ chức Cũng theo tác giả Hoàng Đình Phi (5) thì tùy theo quy mô và ngành nghề kinh doanh, một doanh nghiệp có thể có nhiều loại chiến lƣợc theo các cấp độ khác nhau nhƣ: chiến lƣợc phát triển tổng thể doanh nghiệp cho mỗi giai đoạn, thƣờng là 5 năm hay 10 năm, chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, chiến lƣợc tài chính, chiến lƣợc công nghệ, chiến lƣợc sản xuất, chiến lƣợc marketing, chiến lƣợc bán hàng, chiến lƣợc văn hóa… Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng và thực thi các chiến lƣợc là để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển và duy trì khả năng cạnh tranh. Một tổ chức kế cả hành chính, công lập hay đơn vị hành chính sự nghiệp có thu thì cũng cần phải có các chiến lƣợc để phát triển theo các giai đoạn làm mục tiêu phấn đấu cho tất cả các thành viên trong tổ chức. Nhƣ vậy, một chiến lƣợc đầy đủ của một tổ chức thƣờng có đủ 6 yếu tố cấu thành, đó là: - Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi - Mục tiêu chiến lƣợc dài hạn 6
- - Nguồn lực - Giải pháp thực hiện. Trong thời gian gần đây, phát triển bền vững không chỉ là mối quan tâm của các nhà chính trị, nhà hoạt động môi trƣờng mà còn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, tổ chức. Ở cấp độ quốc tế, đa số các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện các cam kết đã ký trong Chƣơng trình Nghị sự 21 (1) của Liên hợp quốc bằng việc cụ thể hóa các mục tiêu trong việc xây dựng và thực thi các chiến lƣợc phát triển bền vững ở tẩm quốc gia. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lƣợc phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (3). Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của phát triển bền vững, các nhà quản trị doanh nghiệp đã bắt đầu kết hợp yếu tố bền vững vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình nhƣ một phần của kế hoạch chiến lƣợc phát triển dài hạn. Một chiến lƣợc dài hạn từ 5-10-50 năm và lâu hơn bao giờ cũng thể hiện tính bền vững trong hành trình phát triển của bất kỳ tổ chức hay DN nào. Trong quá trình xây dựng chiến lƣợc bền vững của tổ chức hay doanh nghiệp, các nhà quản trị cần đƣa phát triển bền vững vào trọng tâm chiến lƣợc. Đối với doanh nghiệp, phát triển bền vững đƣợc hiểu là việc thực thi các chiến lƣợc và hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các đối tác tại thời điểm hiện tại mà vẫn có thể duy trì và củng cố các nguồn lực sản xuất và kinh doanh (tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, tài chính...) để đáp ứng cho nhu cầu trong tƣơng lai của doanh nghiệp (IISD, 1992). Từ định nghĩa này, có thể nhận thấy rằng chiến lược phát triển bền vững giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp áp dụng các giải pháp phát triển bền vững vào quá trình quản trị doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp nhấn mạnh vào tầm quan trọng của hiệu quả sản xuất và/hoặc kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ một yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển cũng nhƣ sự tăng trƣờng dài 7
- hạn của doanh nghiệp. Có nhiều cách thức định nghĩa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Là khả năng doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của sản phẩm trên thị trƣờng (Fafchamps M., 1995); là khả năng giành đƣợc và duy trì thị phần trên thị trƣờng với lợi nhuận nhất định (Randall G., 1997); là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp trên thị trƣờng mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp (John Dunning, 1995)... Nhìn chung, khả năng cạnh tranh là khả năng mà doanh nghiệp có đƣợc và duy trì để có đƣợc lợi nhuận nhất định thông qua việc huy động và sử dụng có hiệu quả các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một năng lực cạnh tranh, là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn yêu cầu của thị trƣờng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Suy rộng ra, khả năng cạnh tranh bền vững hàm ý khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc duy trì nhằm đảm bảo việc khai thác các lợi thế cạnh tranh về dài hạn. Nhiều tổ chức và doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển lâu dài đƣợc vì có nhiều yếu kém về năng lực hay khả năng cạnh tranh xét theo 17 yếu tố khác nhau từ các năng lực cơ bản đến năng suất, hiệu quả, thƣơng hiệu, lợi nhuận, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng… căn cứ theo hình tháp về khả năng cạnh tranh bền vững (5) theo hình dƣới đây: 8
- Hình 1.1: Hình tháp khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Nguồn: Hoàng Đình Phi. 2015. Khả năng cạnh tranh bền vững của một tổ chức có một số điểm khác với khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp căn cứ theo địa vị pháp lý, sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức. Thông thƣờng quốc tế chia các tổ chức chính trị - xã hội thành các tổ chức chính phủ (GO: Governmental Organization) và các tổ chức phi chính phủ (NGO: Non-Governmental Organization). Các tổ chức phi chính phủ có thể hoạt động vì lợi nhuận, phi lợi nhuận hay dạng doanh nghiệp xã hội. Còn các tổ chức chính phủ phải hoạt động theo các luật quy định về bộ máy tổ chức nhà nƣớc và xã hội của mỗi quốc gia. Theo Luật Công đoàn (2) thì Công đoàn “là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của ngƣời lao động, đƣợc thành lập trên cơ sở tự nguyện, là 9
- thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những ngƣời lao động khác (gọi chung là ngƣời lao động)”. Theo luật thì các cấp công đoàn Việt Nam có 3 sứ mệnh hay 3 nhiệm vụ chính trị cơ bản nhƣ sau: (1) Chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động; (2) Giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động; (3) Tuyên truyền, vận động ngƣời lao động học tập nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Để thực hiện đƣợc sứ mệnh và các nhiệm vụ của mình, một tổ chức nhƣ TLĐ LĐ VN cũng cần phải có các năng lực cơ bản và cần thiết nhƣ: Năng lực nguồn nhân lực (lãnh đạo, quản trị và điều hành); Năng lực tài chính; Năng lực công nghệ; Năng lực truyền thông; Năng lực đào tạo. Trên cơ sở đầu tƣ phát triển, sử dụng và phát huy các năng lực này TLĐ LĐ VN và các công đoàn cơ sở mới có thể hoàn thành đƣợc 3 nhiệm vụ chính trị đƣợc giao ở các mức độ khác nhau trong từng năm. Nhƣ vậy, nếu muốn phân tích hay đánh giá đƣợc các yếu tố môi trƣờng bên trong tổ chức (IFE: Internal Factors Evaluation) nhằm thu thập dữ liệu phục vụ cho mục tiêu xây dựng chiến lƣợc phát triển bền vững của một tổ chức nhƣ TLĐ LĐ VN và từng đơn vị công đoàn cơ sở thì có thể vận dụng một số tiêu chí cơ bản và các tiêu chí phụ khác nhau, bao gồm: (1) Năng lực nguồn nhân lực (lãnh đạo, quản trị, điều hành) (2) Năng lực tài chính (3) Năng lực công nghệ 10
- (4) Năng lực truyền thông (5) Năng lực đào tạo (6) Mức độ hoàn thành công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động (7) Mức độ hoàn thành việc giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách đối với ngƣời lao động (8) Kết quả tuyên truyền và vận động ngƣời lao động: (a) học tập nâng cao kỹ năng nghề nghiệp; (b) chấp hành pháp luật; (c) tham gia bảo vệ môi trƣờng; (d) đóng góp cho công tác đảm bảo trật tự, an toàn, an ninh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Một tổ chức chính trị - xã hội có tầm quan trọng đặc biệt nhƣ TLĐ LĐ VN có nhiều điểm tƣơng đồng với một tổ chức lớn và cũng cần phải xây dựng và thực thi chiến lƣợc phát triển bền vững và lâu dài cho 5 năm, 10 năm và lâu hơn nữa. 1.3. Chiến lƣợc phát triển bền vững và công tác quản trị an ninh phi truyền thống Điểm khác biệt cơ bản của chiến lược phát triển bền vững với chiến lược phát triển chung theo quan điểm truyền thống chính là việc chủ thể quản trị chiến lƣợc phát triển bền vững là những ngƣời có trách nhiệm hay đứng đầu trong một tổ chức xác định rõ các yếu tố nội hàm của chiến lƣợc, trong đó có các mục tiêu chiến lƣợc dài hạn cho tổ chức hƣớng tới việc duy trì các yếu tố cạnh tranh bền vững từ các năng lực cơ bản của tổ chức cho tới chất lƣợng và giá cả dịch vụ cũng nhƣ lợi nhuận, tránh nhiệm xã hội và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của một tổ chức hay một doanh nghiệp. An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện và đƣợc đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây. An ninh phi truyền thống trở thành một mối quan tâm lớn, một chủ đề quan trọng nhận đƣợc sự quan tâm và đầu 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Tóm tắt): Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cao su Quảng Trị
26 p | 444 | 118
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH Hoàng Phát
26 p | 373 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế
13 p | 273 | 71
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng
13 p | 281 | 66
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần tập đoàn Khải Vy
26 p | 270 | 64
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 300 | 63
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn AVSS
25 p | 311 | 60
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Quảng Nam
26 p | 267 | 58
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty cổ phần Danameco
13 p | 281 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
26 p | 242 | 37
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty công nghiệp nhựa Chinhuei trong điều kiện áp dụng mô hình capacity của Cam-I
26 p | 203 | 36
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV cao su Chư-Sê
26 p | 243 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần du lịch Quãng Ngãi
26 p | 171 | 31
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Quản trị hệ thống mạng phân phối sản phẩm viễn thông Panasonic tại thị trường miền trung của công ty đầu tư và phát triển thương mại
24 p | 145 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân lực tại Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội
81 p | 167 | 23
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước, thành phố Đà Nẵng
13 p | 140 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 158 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Qquản trị quan hệ khách hàng tại công ty Thông tin di động VMS chi nhánh Kon Tum
26 p | 102 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn