Luận văn: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN
lượt xem 14
download
Hơn nửa thế kỷ qua, văn xuôi viết về miền núi có những đóng góp quan trọng trong văn học hiện đại nước nhà. Thành tựu của mảng đề tài này thể hiện ở cả đội ngũ sáng tác ở sự phát triển trên bề rộng và sự kết tinh ở không ít tác giả, tác phẩm. Trong văn học từ sau Cách mạng, đề tài miền núi luôn có một vị trí đặc biệt. Quá trình cách mạng hoá, “kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến” diễn ra trước hết ở địa bàn vùng cao, nơi có căn cứ địa cách mạng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ MINH HẢO ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Tôn Thảo Miên Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐINH THỊ MINH HẢO ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang A. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................. ....................... 3 3. Đối tượng nghiên cứu................................................... ....................... 6 4. Phạm vi nghiên cứu..................................................... ....................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 6 6. Bố cục của luận văn ........................................................................... 7 Chương 1. Văn xuôi miền núi đương đại và sự xuất hiện của nhà 10 văn Cao Duy Sơn 1. Diện mạo, đặc điểm và thành tựu của văn xuôi miền núi đương đại......... 10 1.1. Một cách hiểu về văn xuôi miền núi đương đại................................. 10 1.2. Phác thảo về diện mạo văn xuôi miền núi đương đại ........................ 12 1.2.1. Quá trình vận động và đội ngũ nhà văn .......................................... 12 1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của văn xuôi miền núi đương đại ..... 16 2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn....................................... 20 2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn........................................... 20 2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn.................................... 22 3. Những tương đồng và khác biệt của Cao Duy Sơn với các tác giả vă n 23 xuôi miền núi đương đại............................................................................ 3.1. Những nét tương đồng........................................................................ 23 3.2. Những nét khác biệt........................................................ .................... 24 Chương 2. Hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Cao 27 Duy Sơn 1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong truyện ngắn 27 Cao Duy Sơn....................................................... ...................................... 1.1.Quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong truyện ngắn Cao Duy Sơn........................................................................................................................... 27 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn................................................................................. ............................ 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2. Bức tranh xã hội miền núi với những xung đột “Ngầm” và in đậm bản sắc văn hoá Tày.............................................. ................................... 29 2.1. Hiện thực xã hội miền núi với những xung đột vừa dữ dội vừa lâu 29 dài.......................................................................................... .................... 2.1.1. Xung đột lịch sử - dân tộc....................................... ........................ 30 2.1.2. Xung đột thế sự - đời tư............................................. ..................... 30 2.2. Hiện thực xã hội miền núi in đậm bản sắc văn hoá Tày..................... 32 3. Hình tượng con người miền núi với một số nét đặc trưng.................... 37 3.1. Con người miền núi với số phận bi kịch............................................ 37 3.2. Con người tha hoá và sám hối....................................... ..................... 40 3.3. Con người thánh thiện.......................................................... .............. 42 Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn 47 Cao Duy Sơn 1. Cốt truyện ........................................................................................... 47 1.1. Khái niệm Cốt truyện.......................................................... ............. 47 1.2. Cốt truyện trong ba tập truyện ngắn Cao Duy Sơn.......................... 48 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật............................................................. 52 2.1. Khái niệm nhân vật văn học............................................ ................. 52 2.2.Kiểu nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Cao Duy Sơn................ 54 2.2.1. Kiểu nhân vật lí tưởng................................................................... 56 2.2.2. Kiểu Nhân vật dị dạng về nhân cách............................................. 58 2.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật .......................................... 59 2.4. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật........................................... 65 2.5. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật................................................ 67 3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn ................................. 73 3.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thủ pháp so sánh......................... 73 3.2. Sử dụng lối diễn đạt của người dân tộc............................................ 79 Kết luận.................................................................................................. 84 Thư mục tài liệu tham khảo.................................................................. 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Hơn nửa thế kỷ qua, văn xuôi viết về miền núi có những đóng góp quan trọng trong văn học hiện đại nước nhà. Thành tựu của mảng đề tài này thể hiện ở cả đội ngũ sáng tác ở sự phát triển trên bề rộng và sự kết tinh ở không ít tác giả, tác phẩm. Trong văn học từ sau Cách mạng, đề tài miền núi luôn có một vị trí đặc biệt. Quá trình cách mạng hoá, “kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến” diễn ra trước hết ở địa bàn vùng cao, nơi có căn cứ địa cách mạng. Văn xuôi về miền núi, với sức chứa rộng rãi của thể loại, có vai trò như một biên niên sử về cuộc đổi đời vĩ đại của các dân tộc anh em trong cách mạng dân tộc - dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đã có những tác phẩm văn xuôi viết về đề tài miền núi đứng ở vị trí hàng đầu trong nền văn học cách mạng, được dịch ra nhiều thứ tiếng và giảng dạy trong nhà trường. Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng - những nhà vă n dành phần lớn công sức, tâm huyết cho đề tài miền núi cũng là những cây bút chủ lực trong văn học hiện đại nước nhà. Văn học viết về miền núi là khu vực duy nhất trong nền văn học có sự hiện diện khá đông đủ bộ mặt văn học các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Với khả năng khơi sâu vào cái riêng, cái đặc sắc của mỗi dân tộc, vùng miền, văn xuôi các dân tộc thiểu số đã đem lại sự phong phú, đa dạng và tầm vóc riêng cho cả nền văn xuôi hiện đại. Đặc biệt, những nét đặc thù trong thiên nhiên và khí chất con người miền núi đã tạo sức gợi riêng, so với văn xuôi viết về đô thị, đồng bằng nói như Phong Lê : “văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ đẹp riêng, không thay thế được, không ai bắt chước được”. 1.2. Trong đội ngũ nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam. Cao Duy Sơn là cây bút trẻ có bút lực sung mãn ở mảng đề tài viết về người dân tộc miền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1
- núi. Tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng tác phẩm của ông đã tạo được tiếng vang lớn và đạt được nhiều giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn dân tộc Tày - sinh năm 1956 tại Thị trấn Cô Sầu (huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng). Là hội viên nhà văn Việt Nam, hội viên hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí văn hoá các dân tộc. Chánh văn phòng Hội văn hoá nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Cao Duy Sơn là một trong số ít nhà văn người dân tộc thiểu số đã thành công khi tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Cao Duy Sơn là một cái tên hiện đang được rất nhiều người biết đến khi tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam 2008, mang giá trị vượt ra ngoài các giải thưởng văn học trong nước với đề cử giải thưởng Văn học ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 2009. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn ít những công trình nghiên cứu chuyên biệt về Cao Duy Sơn, nếu có cũng chỉ là một vài bài báo hoặc những ý kiến nhỏ lẻ trong cả một công trình, bài viết về văn học các dân tộc thiểu số nói chung. Những kết quả nghiên cứu này chưa đủ để tái dựng một chân dung Cao Duy Sơn với những đứa con tinh thần của ông . Vì vậy việc tìm hiểu sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. 1.3. Là một người làm công tác giảng dạy nơi núi rừng Việt Bắc - quê hương của nhà văn Cao Duy Sơn, việc thực hiện đề tài đối với chúng tôi còn có ý nghĩa tri ân của thế hệ đàn em đối với một người anh- một nhà văn tiêu biểu của quê hương mình đã mang sắc màu riêng của con người, của cuộc sống dân tộc mình đến khắp mọi miền của tổ quốc và thật mừng vui và tự hào hơn khi sắc màu dân tộc là “đặc sản” vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2
- Những kết quả đạt được của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những người yêu văn học trong cả nước. Từ đó, có thể giúp họ hiểu thê m và yêu quí thê m văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, nhà văn Cao Duy Sơn nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề: 2.1. Là tác giả trẻ trong nền văn học đương đại, Cao Duy Sơn đã khẳng định được phong cách riêng và độc đáo trong sáng tác văn chương Ông được đánh giá là nhà văn có những đóng góp lớn ở mảng đề tài viết về miền núi. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay công trình nghiên cứu riêng về Cao Duy Sơn và những tác phẩm của nhà văn còn rất ít. Những tác phẩm của ông mới chỉ được giới thiệu chung chung trên phương tiện thông tin đại chung như báo, tạp chí và chương trình giới thiệu sách trên đài phát thanh truyền hình. Có thể kể tên các bài viết sau: - Cao Duy Sơn - Từ chú cày hương đến chàng gấu rừng già tác giả Trung Trung Đỉnh, (Trích nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và Văn, Lò Ngân Sủn (chủ biên) NXB Văn hoá DT , 2003). - Đàn trời - Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, NXB Văn hoá Dân tộc 2006 tác giả Thạch Linh, thể thao văn hoá, 5/2006 - Đàn trời ai đọc nấy nghe.... Tác giả Vũ Xuân Tửu - tạp chí Văn hoá các Dân tộc số 7/2006. - Cõi nhân gian như cổ tích - Đọc Đàn trời, tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, NXB Văn hoá DT - Hà Nội 2006 - tác giả Nguyễn Chí Hoan. Văn nghệ tết Đinh Hợi - 2007 - Đàn trời cất tiếng ca vang - tác giả Mai Hồng www.vo.vnews.vn 8/2007. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3
- - Cả đời tôi chỉ đeo đuổi về đề tài miền núi - tác giả Hứa Hiếu Lễ - báo văn nghệ 11/2008. - Nhà văn người co xàu đoạt giải văn chương - tác giả Hứa Hiếu Lễ - Báo văn hoá văn nghệ Cao Bằng. - Văn xuôi độc chiếm giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 - tác giả Hà Linh - Báo văn nghệ Quân đội. - Phản ánh đánh giá của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối. - Viết văn là một cuộc viễn du về với cội nguồn - tác giả Võ Thị Thuý - Báo kinh tế đô thị. - Viết văn phải có sự ám ảnh - Tác giả Huy Sơn - Trang văn hoá giải trí. - Bông hoa sen đang ngát - tác giả Hứa Hiếu Lễ - Việt Nam net. - Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 với tác giả Ngôi nhà xưa bên suối - Tác giả Mai Thi - Báo Hà Nội mới. - Ban mai có một giọt sương - Tác giả Đỗ Đức - Báo văn nghệ.2008 Đây là những bài viết về nhà văn Cao Duy Sơn được đăng tải trên báo chí. Hầu hết là những bài phỏng vấn về sự ra đời của tác phẩm, những cả m nghĩ của nhà văn khi viết và khi được nhận giải thưởng, có một số ít bài đi vào nội dung tác phẩm như: Cõi nhân gian như cổ tích của tác giả Nguyễn Chí Hoan viết về tiểu thuyết Đàn trời. Tác giả nhận xét : Chủ đề Hai hàng của cuốn tiểu thuyết được khai triển song song trên hai tuyến thời gian quá khứ và hiện tại (...). Bằng cách ấy, tiểu thuyết này kể cho chúng ta một câu chuyện cổ tích qua một phiên bản hiện đại ...? [10; tr17] Trong bài phỏng vấn của phóng viên báo Văn nghệ quân đội, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh nhận xét ... “Cao Duy Sơn đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi sáng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện đại mộc mạc, chân chất. Không để đánh mất mình trong những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4
- hoàn cảnh éo le, đau đớn. Với bút pháp không khoa trương không màu mè. Cao Duy Sơn đã dựng lên một loạt chân dung với những đường nét, góc cạnh riêng biệt nhưng rất đỗi hồn nhiên, dung dị, tạo nên sức hút với người đọc”. Tác giả Đỗ Đức nhận xét nhà văn Cao Duy Sơn khi đọc Ngôi nhà xưa bên suối qua bài viết trên báo văn nghệ Ban mai có một giọt sương : “Văn trong tập này của Cao Duy Sơn giống tổ chim gáy ấy. Nó không cầu kì thoáng đọc còn cảm thấy nó quềnh quàng vụng dại. Nhưng truyện nào cũng có những câu khiến người ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình”... Có lẽ, người nghiên cứu sâu sắc và có nhiều nhận định xác đáng về Cao Duy Sơn hơn cả là nhà phê bình Lâm Tiến - tác giả của một số công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, khi nhận xét về cá tính sáng tạo của nhà văn Cao Duy Sơn ông viết : “Ông miêu tả nhân vật dưới góc độ đời tư, có số phận riêng và một sự tự ý thức. Điều đó càng được thể hiện rõ trong những truyện ngắn sau này của ông (..) Nhân vật của ông th ường khoẻ khoắn, mạnh mẽ, có cuộc sống nội tâm phong phú, phức tạp dữ dội, nhưng lại lặng lẽ kín đáo. Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống c ăng thẳng gay gắt, bất ngờ. Với cách viết đó Cao Duy Sơn đã đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cảm nhận mới về con người và cuộc sống của các dân tộc” [28; tr151] Năm 2007, trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Cao Duy Sơn (đề tài : Thi pháp nhân vật tiểu thuyết, trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn) - Tác giả Đặng Thuỳ An (trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã đưa ra một số nhận xét. Cao Duy Sơn đã thực sự kế thừa và phát huy những nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của văn học truyền thống, từ đó khẳng định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5
- phẩm chất tốt đẹp và giá trị tâm hồn của người dân miền núi. Nhưng luận văn khoa học này chỉ dừng lại nghiên cứu ở hai tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn. Như vậy ngoài các bài báo, bài phỏng vấn nhà văn Cao Duy Sơn được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể coi đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về nhà văn Cao Duy Sơn. Đến nay chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu truyện ngắn của Cao Duy Sơn việc tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Cao Duy Sơn vì thế cũng được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu. 3. Đối tƣợng nghiên cứu - Văn xuôi miền núi đương đại và sáng tác của Cao Duy Sơn - Hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn - Một số phương diện nghệ thuật trong tryện ngắn Cao Duy Sơn 4. Phạm vi nghiên cứu - Tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu - NXB QĐND (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 1997). - Tập truyện ngắn Những đám mây hình người - NXB VHDT (giải B của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam - 2003) - Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối - NXB VHDT (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 2008). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích - Phương pháp đối chiếu và so sánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6
- 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương. Chƣơng 1. Văn xuôi miền núi đƣơng đại và sự xuất hiện của nhà văn Cao Duy Sơn 1. Diện mạo, đặc điểm và thành tựu của văn xuôi miền núi đƣơng đại 1.1. Một cách hiểu về văn xuôi miền núi đương đại 1.2. Phác thảo về diện mạo văn xuôi miền núi đương đại 1.2.1. Quá trình vận động và đội ngũ nhà văn 1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của văn xuôi miền núi đương đại 2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn 2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn 2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn 3. Những nét tƣơng đồng và khác biệt của Cao Duy Sơn với các tác giả văn xuôi miền núi đƣơng đại 3.1. Những nét tương đồng. 3.2. Những nét khác biệt Chƣơng 2. Hiện thực và con ngƣời miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con ngƣời trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 1.1.Quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7
- 2. Bức tranh xã hội miền núi với những xung đột “Ngầm” và in đậm bản sắc văn hoá Tày. 2.1. Hiện thực xã hội miền núi với những xung đột vừa dữ dội vừa lâu dài. 2.1.1. Xung đột lịch sử dân tộc 2.2.2. Xung đột thế sự đời tư 2.2. Hiện thực xã hội miền núi in đậm bản sắc văn hoá Tày. 3. Hình tƣợng con ngƣời miền núi với một số nét đặc trƣng 3.1. Con người miền núi với số phận bi kịch 3.2. Con người tha hoá và sám hối 3.3. Con người thánh thiện Chƣơng 3. Một số phƣơng diện nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 1. Cốt truyện 1.1. Khái niệm cốt truyện 1.2. Cốt truyện trong ba tập truyện ngắn Cao Duy Sơn 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 2.1. Khái niệm nhân vật văn học 2.2. Kiểu nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 2.2.1. Kiểu Nhân vật lí tưởng 2.2.2. Kiểu nhân vật “dị dạng” về nhân cách 2.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 2.4. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật 2.5. Nghệ thuật miêu tả nội tâ m nhân vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8
- 3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn 3.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thủ pháp so sánh. 3.2. Sử dụng lối diễn đạt của người dân tộc. Kết luận Thƣ mục tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9
- B. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 V¨n xu«i miÒn nói ®-¬ng ®¹i vµ sù xuÊt hiÖn cña nhµ v¨n Cao Duy S¬N 1. Diện mạo, đặc điểm và thành tựu của văn xuôi miền núi đƣơng đại 1.1. Một cách hiểu về “văn xuôi miền núi đƣơng đại” Có thể hiểu “Văn xuôi miền núi” là những sáng tác văn xuôi nghệ thuật viết về đề tài miền núi trong văn học Việt Nam. Theo quan niệm của không ít người : “Văn xuôi” là thể loại chủ lực của sáng tác văn học. Nói như thế là để khẳng định khả năng riêng, to lớn của văn xuôi trong nghệ thuật ngôn từ, trong việc thể hiện ý đồ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, trong tả, kể, biểu hiện…. So với thơ, văn xuôi cho phép nhà văn tự do, linh hoạt, năng động hơn trong sáng tạo, thể hiện đời sống, con người. Câu văn xuôi không bị hạn chế về số âm tiết, có thể dài ngắn tuỳ ý người viết. Các từ ngữ, âm tiết trong câu cũng không bị gò bó, câu thúc về thanh về vấn. Các câu nối tiếp nhau giống chuỗi lời nói ngoài đời, thuận tiện trong giao tiếp nghệ thuật. Văn bản văn xuôi cũng không bị hạn chế về dung lượng câu chữ… Nhưng cũng chính vì thế, sự ra đời, trưởng thành, phát triển của văn xuôi nghệ thuật cũng là một quá trình, gắn với và phản ánh sự vận động, trưởng thành của văn học nói chung. Văn xuôi có nhiều thể, nhưng tiêu biểu nhất là truyện. Về phạm vi hư cấu, sáng tạo, truyện tự do, linh hoạt hơn so với ký, tản văn, các thể văn xuôi khác. Truyện cũng có quá trình phát triển gắn với những đặc điểm văn hoá - lịch sử của nền văn học. Truyện ngắn, tiểu thuyết là những thể văn xuôi ghi được nhiều thành tựu. Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn, tiểu thuyết xưa nay thu hút sự chú ý, say mê của bao lớp bạn đọc. Do phương thức phản ánh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10
- riêng (“ngụ ý‟, “gián cách” qua thế giới hình tượng hư cấu), tính nghệ thuật của những sáng tác truyện gắn với cá tính sáng tạo của nhà văn, trở nên phong phú, hấp dẫn vô cùng. Văn xuôi có khả năng khám phá, khắc hoạ mọi phương diện biểu hiện của cuộc sống, con người và thực sự chứng tỏ tính năng động, sức hấp dẫn của mình khi tìm đến phản ánh những phạm vi mới, những khu vực mới mà các thể loại khác, hoặc có thể phản ánh nhưng không thành công, ấn tượng như văn xuôi, hoặc khó tiếp cận hơn so với văn xuôi. Sự xuất hiện Truyện đường rừng trong văn học Việt Nam những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, và sau này, sự ra đời, phát triển của văn xuôi viết về cuộc sống và con người miền núi trong văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã chứng tỏ vai trò là thể loại “chủ lực” của văn xuôi trong mảng đề tài này. Giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam chủ yếu diễn ra ở khu vực thị thành. Với cách mạng và kháng chiến, vị trí của vùng cao và nhân dân các dân tộc miền núi ngày càng được nhận thức đầy đủ, ngày càng được quan tâm, coi trọng. Bác Hồ từng nói : “Miền núi nước ta chiếm một vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đối với kinh tế, là căn cứ địa trong lịch sử chống ngoại xâm và phên dậu bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”. Một phạm vi đời sống rộng lớn (chiếm tới ba phần tư diện tích lãnh thổ, nơi có nhiều dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, chiếm gần 30% dân số cả nước sinh sống. Phong cảnh thiên nhiên, mô i trường, cuộc sống và con người miền núi vừa là mảnh đất mới mẻ, vừa chứa đựng bao vấn đề, bao vẻ đẹp mà văn học nói chung, văn xuôi nói riêng có thể tiếp cận, khám phá, diễn tả. Văn xuôi miền núi ngày càng phát triển về nhiều phương diện, và thực sự trở thành một bộ phận quan trọng trong văn học miền núi, trong văn xuôi hiện đại Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11
- 1.2. Phác thảo về diện mạo v ăn xuôi miền núi Việt Nam đƣơng đại 1.2.1. Quá trình vận động và đội ngũ nhà văn Cùng với quá trình mở rộng đề tài, hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm 1930-1940, một số tác phẩm văn xuôi viết về phong cảnh, mô i trường thiên nhiên, cuộc sống và con người miền núi đã xuất hiện. Đó là những Truyện đường rừng đầy ấn tượng của các tác giả Thế Lữ, Lan Khai, Tchya (Đái Đức Tuấn), Lý Văn Sâm. Đề tài miền núi cũng thu hút một số câ y bút văn xuôi khác: Trần Thanh Mại, Lưu Trọng Lư, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Trọng Miên, Trịnh Vân, Thanh Tịnh, Cung Khanh, Hồ Dzênh, Đỗ Huy Nhiệm, Vũ Bằng….. Có thể nói, đây là giai đoạn nền móng cho văn xuôi miền núi “trình làng”, xuất hiện như một bộ phận mới mẻ của văn học Việt Nam. Sau cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, suốt 30 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống mới, với sáng tác của nhiều nhà văn dân tộc Kinh và các dân tộc ít người vùng cao, văn xuôi về miền núi đã ghi được nhiều thành tựu. Những nă m kháng chiến, các sáng tác của Tô Hoài, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Ngọc …Thực sự là những đoá hoa ban đầu của văn xuôi cách mạng viết về miền núi. Đấy cũng là những tác giả còn có dịp trở đi trở lại với đề tài cuộc sống và con người vùng cao. Thời kỳ hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hôị ở miền Bắc, văn xuôi miền núi phong phú hơn với những sáng tác của Lê Tuấn Việt, Hoàng Thao, Bàng Sĩ Nguyên, Bàng Thúc Long, và sau này, thê m những thành công của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Sao Mai, Đỗ Quang Tiến… Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện và ngày càng trưởng thành của các cây bút văn xuôi người vùng cao, của bộ phận văn xuôi miền núi trong văn học các dân tộc ít người. Ngay từ cuối những nă m 1950, đầu 1960, bạn đọc đã được đón nhận những tác phẩm văn xuôi của Nông Minh Châu, rồi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12
- vào những năm sau là những tác phẩm văn xuôi của Hoàng Hạc, Triều Ân, Vi Hồng, Lò Văn Sĩ, Lâm Ngọc Thụ, Tu Tếch, Triệu Báo, Vương Hùng, Hoàng Trung Thu…. Tất nhiên, còn có thể đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng nghệ thuật của một số tác phẩm, nhưng không thể phủ nhận sự trưởng thảnh rất đáng ghi nhận của văn xuôi miền núi do chính con em các dân tộc ít người sáng tạo. Không ai có thể hiểu sâu sắc về miền núi hơn những người sinh ra, lớn lên, gắn bó đời đời với thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi ấy. Tiếp tục những thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật đã có trong những giai đoạn trước, khoảng 10 năm sau ngày thống nhất đất nước, đội ngũ những người sáng tác văn xuôi miền núi ngày càng đông đảo, và hoạt động nghệ thuật của họ tạo nên sự phát triển mới, đồng bộ và phong phú của bộ phận vă n học này trong dòng vận động chung của đời sống và văn học dân tộc. Có thể kể đến những tiểu thuyết của Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Tô Hoài… viết về cuộc sống, con người các dân tộc Thái, H‟mông; tiểu thuyết của Phượng Vũ, Y Điêng, truyện ngắn và ký của Trung Trung Đỉnh, Bùi Nguyên Khiết, Nông Viết Toại, Mã A Lềnh, Nguyễn Khắc Trường…. viết về các vùng miền núi trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược. Các nhà văn người dân tộc như Vi Thị Kim Bình, Vi Hồng, Triều Ân, Sa Phong Ba, Y Điêng, Hoàng Hạc, Nông Minh Châu….hướng về khám phá, miêu tả cuộc sống mới, con người mới các dân tộc anh em ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa lao động, đánh giặc, đi học… trong lòng chế độ mới, dưới ánh sáng của Đảng. Trong 20 năm gần đây, kể từ thời kỳ đổi mới, diện mạo văn xuôi miền núi phong phú hơn với những nỗ lực mở rộng phạm vi và vấn đề cuộc sống, con người được miêu tả trong tác phẩm. Các tác phẩm mới của Tô Hoài, Y Điêng, Hà Lâm Kỳ, Đoàn Hữu Nam, Trung Trung Đỉnh… tiếp tục khám phá cuộc sống, con người dân tộc miền núi những ngày Cách mạng, viết về sức sống và bản lĩnh của con người vùng cao, tình đoàn kết cộng đồng của các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13
- dân tộc anh em, sự toả sáng và sức thu hút của Cách mạng, của cái Thiện, cái đẹp… Một số tác giả như Ma Trường Nguyên, Sa Phong Ba, Mã A Lềnh, Cao Duy Sơn, Triều Ân, Thu Loan, Đỗ Bích Thuý, Hoàng Thị Cành, Bùi Thị Như Lan, Hà Lý… bám sát khai thác nhiều phương diện hiện thực cuộc sống vùng cao trong cơ chế kinh tế thị trường. Trong truyện ngắn, tiểu thuyết của các tác giả này, các dân tộc anh em gắn bó với núi rừng, quê hương, trăn trở nghĩ suy, học hỏi làm giàu cho bản thân, cho gia đình, làng bản, bừng lên cảm xúc hào hứng trước những vận hội mới của quê hương. Đồng thời, trái tim sâu sắc, nhạy cảm của các nhà văn như trĩu nặng nỗi buồn trước sự phai nhạt các giá trị và bản sắc văn hoá độc đáo truyền thống, trước những thói hư tật xấu, thậm chí là sa đoạ, tàn ác của lớp quan tham thời đại mới. Đáng chú ý là các cây bút nữ đã chú ý đến những khía cạnh đời tư, viết về những thân phận đàn bà trắc trở, yếu ớt, bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân, gia đình, mỏi mòn vì những quan niệm và định kiến lạc hậu. Đổi mới tư duy nghệ thuật, văn xuôi viết về đề tài, chủ đề miền núi sau 1986 cũng có những thành công đột khởi, mà những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết của Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Ma Văn Kháng về đề tài này là những minh chứng. Từ trang viết của các tác giả tiêu biểu này, có thể nói chất văn hoá dân gian hiện đại, tư duy tiểu thuyết hiện đại, thậm chí sắc thái hậu hiện đại trong cách nhìn nhận, khám phá, miêu tả cuộc sống, con người. Đó không chỉ là những thành tựu của văn xuôi miền núi đương đại mà còn chứng tỏ sự vận động, đổi mới của văn xuôi, cũng như văn học Việt Nam thập niên cuối thế kỷ XX. Đến thời kỳ này, lực lượng người viết văn xuôi miền núi cũng đông đảo, hùng hậu hơn bao giờ hết. Những cây bút có nhiều kinh nghiệm sáng tác nghệ thuạt về đề tài miền núi như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, Trung Trung Đỉnh, Triều Ân, Vi Hồng, Mã A Lềnh, Y Điêng… vẫn dẻo dai sức viết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14
- Tiếp đến là Đoàn Hữu Nam (các tiểu thuyết Tình rừng - 2000, Dốc người - 2002), Vũ Xuân Tửu (tập truyện Chuyện ở bản Piát - 2007), Trịnh Thanh Phong (tập ký Dưới chân núi Bắc Quan - 2000), Hà Đức Toàn (tiểu thuyết Tiếng hổ gầm - 1999, tập truyện Hương rừng - 2006), Hoàng Thế Sinh (tiể u thuyết Xứ mưa - 2000, tập truyện Luật của rừng - 2002), Nguyễn Khắc Đãi (tập truyện Chớp núi - 1998), Nguyễn Anh Tuấn (tập truyện Lũ muộn - 2007), Đỗ Bích Thuý (tiểu thuyết Bóng của cây sồi - 2005, tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá - 2006), Phạm Duy Nghĩa (các tập truyện Cơn mưa hoa mận trắng - 2006, Đường về xa lắm - 2007). Cũng có thể kể thê m những người không chuyên, nhưng có tác phẩm văn xuôi về đề tài miền núi như các cây bút Đỗ Kim Cuông, Lê Văn Thiềng, Hồ Thuỷ Giang, Phù Ninh, Đinh Công Diệp, Cao Xuân Thái, Nguyễn Văn Cự, Hoàng Việt Quân, Nguyễn Hữu Nhàn, Tống Ngọc Hân, Nguyễn Phú. Tiếp bước người đi trước là đội ngũ nhà văn ở vùng núi phía Bắc trình làng văn xuôi của các cây bút dân tộc Mường Hà Trung Nghĩa (tập truyện Hoàng hôn - 1995, tiểu thuyết Lửa trong rừng samu - 1996), Bùi Minh Chức (tập truyện Sự tích một câu nói - 2001), Hà Lý (tập truyện Ngọt đắng vị Mường - 2002) . Các cây bút dân tộc Tày có thể kể đến Hoàng Luận (các tập truyện Thời gian xanh - 1996, Mùa nấm hương - 2001) , Hoàng Hữu Sang (tập truyện Người đánh gấu trên núi Suối Mây - 1997, tiểu thuyết Cửa rừng - 2000), Đoàn Lư (các tập truyện Kỷ niệm về một dòng sông - 1997, Ngựa hoang lột xác - 1998) , Hữu Tiến (tập truyện Cô gái nhặt bông gạo - 2004), Bùi Thị Như Lan (các tập truyện Hoa mía - 2006, Lời sli vắt ngang núi - 2007). Có thể kể thêm Hà Lâm Kỳ, Đoàn Ngọc Minh, Nguyễn Minh Sơn, Hoàng Tương Lai, A Sáng… Một cây bút tiêu biểu người Tày là Cao Duy Sơn (sẽ nói kỹ ở phần sau). Những tác giả người Nùng viết văn xuôi đương đại là Địch Ngọc Lân (các tiểu thuyết Ngôi đình bản Chang - 1999, Hoa mí rừng - 2001), Hoàng Quảng Yên (tập ký Vọng tiếng non ngàn - 2001)…. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15
- Các cây bút ấy không chỉ nuôi giữ ngọn lửa văn chương dân tộc mình, mà còn góp phần tích cực làm phong phú diện mạo, thành tựu của văn xuôi miền núi. Ở vùng Tây Nguyên có tác phẩm của các cây bút dân tộc Ê đê: nhà văn Hlinh Niê (Linh Nga Niêkđăm) với tập truyện Con rắn màu xanh da trời - 1997, tập kí Trăng Xí Thoại - 1999; cây bút trẻ Niê Thanh Mai (tập truyện Suối của rừng - 2005); nhà văn dân tộc Bahnar Kim Nhất (các tập truyện Động rừng - 1999, Hồn ma núi - 2002)… Ở miền Trung, có thể kể đến một số truyện ngắn, ký của nhà văn Trà Vigia (người dân tộc Chăm), nhà văn dân tộc Thái La Quán Miên (tập truyện Hai người trở về bản - 1996), Kha Thị Trường (tập truyện Lũ núi - 2003), Lang Quốc Khánh (tập ký Những miền thương nhớ - 2005), các nhà văn dân tộc Mường Hà Thị Cẩm Anh (tập truyện Nước mắt của đá - 2005), Bùi Nhị Lê… Về diện mạo cho thấy văn xuôi miền núi có quá trình phát triển tiệm tiến, liên tục, đa dạng, phong phú hơn. Những thập niên nửa đầu thế kỷ XX, với sự ra đời và trưởng thành của văn học cách mạng, văn xuôi miền núi ngày càng có nhiều tác giả, tác phẩm, cả những tác giả người Kinh và những tác giả các dân tộc anh em. Trên nền ấy, có không ít thành tựu nghệ thuật đặc sắc góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc miền núi cũng như nhân dân cả nước nói chung, góp phần làm phong phú đa dạng bản sắc văn hoá các dân tộc nói riêng, bản sắc văn hoá Việt Nam nói chung. 1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của v ăn xuôi miền núi đƣơng đại Văn xuôi miền núi đương đại vừa kế thừa, vừa phát huy tốt nhất những thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật đã có của quá trình phát triển. Bao quát các mảng đề tài gắn với cuộc sống và con người miền núi qua các giai đoạn lịch sử, ở những tác phẩm thành công, văn xuôi miền núi đương đại đã chú ý đến những phạm vi, phương diện, vấn đề nổi bật của đời sống, ghi nhận, miê u Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
157 p | 477 | 70
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 131 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân
109 p | 220 | 43
-
Luận án Tiến sĩ ngành Ngữ Văn: Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập niên 90
157 p | 202 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm truyện ngắn Tạ Duy Anh
106 p | 204 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 - 1975
144 p | 88 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal
86 p | 20 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm truyện ngắn trung đại Việt Nam
26 p | 149 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm truyện ngắn Bùi Hiển
111 p | 62 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư
119 p | 58 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
85 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm truyện ngắn Tô Hoài qua Truyện cũ Hà Nội
124 p | 21 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm truyện ngắn Thanh Tịnh
89 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm truyện ngắn trung đại Việt Nam
124 p | 17 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Đặc điểm truyện ngắn của Vũ Xuân Tửu
97 p | 13 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo
112 p | 38 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm truyện ngắn Phan Hồn Nhiên
102 p | 12 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm truyện ngắn Ngọc Dao
101 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn