Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal
lượt xem 11
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal được thực hiện với mục tiêu nhằm phát hiện những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; bồi dưỡng thêm những kiến thức trọng tâm về dòng văn học hiện thực phê phán Pháp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CỦA STENDHAL NGUYỄN QUỐC TÚ Hậu Giang, tháng 5 năm 2013
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CỦA STENDHAL Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TS. Lê Ngọc Thúy Nguyễn Quốc Tú MSSV: 0956010363 Hậu Giang, tháng 5 năm 2013
- LỜI CẢM ƠN Khi chọn đề tài: “Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal” tôi đã được sự chỉ dẫn tận tình của cô hướng dẫn, được bạn bè giúp đỡ trong việc tìm kiếm tài liệu, được sự động viên quan tâm từ phía gia đình và thầy cô. Tôi như tiếp thêm sức lực và vững tâm hơn khi làm một đề tài khá mới này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám Hiệu trường Đại học Võ trường Toản, khoa Khoa học Cơ bản, cùng quý thầy cô, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Lê Ngọc Thúy, người đã không ngừng chỉ dẫn tôi hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này. Kính chúc quý thầy cô, gia đình, bạn bè thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc. Trong quá trình nghiên cứu, sự nhận biết về đề tài không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Kính mong sự bổ sung cũng như góp ý quý báu của quý thầy cô và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hậu Giang, ngày…tháng…năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Quốc Tú.
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Quốc Tú
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) …………………….. 1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: .......................................................................... 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: ................................................................................ MSSV: ....................................................... KHÓA: ......................................... 3. TÊN ĐỀ TÀI: ................................................................................................... ............................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: .................................................................................................. 1.2. Thái độ: ........................................................................................................ 1.3. Khác: ............................................................................................................ .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 2. Đánh giá luận văn: 2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): ............................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 2.2. Nội dung chính: ............................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
- ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 2.3. Chú thích, thư mục: ....................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 2.4. Hình thức trình bày: ....................................................................................... 2.4.1. Dung lượng (trang): ................................................................................. 2.4.2. Khuôn khổ: .............................................................................................. 2.4.3. In ấn: ....................................................................................................... 2.4.4. Trình bày: ................................................................................................ 2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: .................................................................................. ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 3. Đánh giá, xếp loại: .................................................................................................. Đánh giá: ........................................................................................................... ...........................................................................................................................
- ........................................................................................................................... Xếp loại: ............................................................................................................ ........................................................................................................................... ………, ngày tháng năm 2013 Giảng viên hướng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên)
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................2 3. Phạm vi đề tài....................................................................................................4 4. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ................................................7 1.1 Tình hình lịch sử, xã hội nước Pháp thế kỷ XIX ..............................................7 1.1.1 Tình hình xã hội, lịch sử ...............................................................................7 1.1.2 Đời sống văn hóa, tinh thần ..........................................................................8 1.1.3 Đặc điểm của văn học Hiện thực phê phán Pháp.........................................10 1.2 Tác giả và tác phẩm ....................................................................................... 12 1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Stendhal ..............................................12 1.2.2 Giới thiệu truyện ngắn Stendhal..................................................................17 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN STENDHAL .................................20 2.1 Thực trạng cuộc sống xã hội đồng tiền nước Pháp thế kỷ XIX....................... 20 2.1.1 Sự chi phối của tiền tài danh vọng trong quan hệ giữa người và người........20 2.1.2 Sự tha hóa của con người trong xã hội tiền tài danh vọng ........................... 28 2.2 Khát vọng và tuyệt vọng trong truyện ngắn Stendhal .....................................32 2.2.1 Khát vọng tình yêu vượt qua giai cấp.......................................................... 32 2.2.2 Khát vọng hạnh phúc tình yêu.....................................................................39 2.2.3 Sự tan vỡ những khát vọng tình yêu............................................................ 43 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN STENDHAL .......51 3.1 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật ........................................................ 51 3.1.1 Qua miêu tả ngoại hình ...............................................................................51 3.1.2 Qua miêu tả hành động bên ngoài và tâm lý bên trong ................................ 57 3.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ......................................................... 66
- 3.2.1 Tình huống ngang trái từ bản thân con người..............................................66 3.2.2 Tình huống ngang trái từ hoàn cảnh xã hội .................................................71 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đặc điểm truyện ngắn Stendhal Mở đầu 1.Lí do chọn đề tài. Thời đại của chủ nghĩa hiện thực phê phán là một thời đại đặc biệt giàu biến động, cụ thể là ở nước pháp, nơi đã hình thành cái nôi của nền văn học Châu Âu. Trải qua hai lần biến động, lần thứ nhất chủ nghĩa hiện thực phê phán đứng chung một trận truyến với chủ nghĩa lãng mạn để chống lại chủ nghĩa cổ điển mới. Lần thứ hai chủ nghĩa hiện thực phê phán đã chống lại chủ nghĩa lãng mạn mà cũng đồng thời trong sự kế thừa trực tiếp từ những tiến bộ của chủ nghĩa lãng mạn để có thể phát huy toàn bộ những giá trị văn hóa, văn minh của mình. Tất cả những giá trị của lịch sử đều được ghi nhận và phản ánh rõ nét trong văn học để có thể phát huy các giá trị về cuộc sống, chính trị và đạo đức con người. Trong dòng chảy của chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX Stendhal có vị trí vô cùng quan trọng trên văn đàn nước Pháp. Là một tác gia nổi tiếng ở thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn, nhưng các tập truyện ngắn của ông đã để lại tiếng vang lớn. Các truyện ngắn của Stendhal hầu như đều đề cập đến những khía cạnh của cuộc sống, đề cập đến những đề tài nhạy cảm như tình yêu, chính trị, giai cấp… Tất cả đều được đo bằng giá trị tư tưởng của tác giả đã gởi gắm trong tác phẩm. Stendhal với hai truyện ngắn tiêu biểu là “Vanina vanini” và “ Nữ trưởng tu viện Caxtrô” đã thể hiện được khả năng phản ánh hiện thực, phản ánh số phận cùng tình yêu con người một cách sâu sắc. Hai truyện ngắn trên đã nêu lên được số phận con người bất hạnh, giá trị đồng tiền và khát vọng tình yêu bị những định kiến hẹp hòi của xã hội đã đưa những con người bé nhỏ vào một con đường bế tắc đầy đau thương mất mát. Thành công của Stendhal đã mở ra một bước ngoặt lớn cho chủ nghĩa nhân đạo trong dòng văn học hiện thực phê phán Pháp thế kỉ XIX. Hai truyện ngắn đã tồn tại và đi vào lòng độc giả chính nhờ vào những yếu tố tư tưởng kết hợp cùng nghệ thuật độc đáo đã tạo nên một sự tỏa sáng trong thể loại truyện ngắn Pháp. Với lòng đam mê văn chương và mến mộ sự tài hoa cùng tấm lòng nhân đạo của tác giả tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal”. Đề tài sẽ giúp tôi hiểu thấu đáo hơn một phần của nền văn học Châu Âu nói chung và những đặc điểm về nội dung, nghệ thuật trong sáng tác của Stendhal nói riêng để GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 1 SVTH: Nguyễn Quốc Tú
- Đặc điểm truyện ngắn Stendhal từ đó tôi có thể cảm nhận toàn bộ những giá trị cao cả từ các truyện ngắn của Stendhal. 2.Lịch sử vấn đề. Stendhal không chỉ là một tác giả nổi tiếng mà ông còn là một nhà văn lỗi lạc. Ông đã thành công ở nhiều thể loại khác nhau như tiểu thuyết, truyện ngắn và tiểu luận. Stendhal được mọi người biết đến với các kỷ năng phân tích nhân vật rất sắc sảo và là một trong những nhà văn nổi tiếng của chủ nghĩa hiện thực phê phán điều này được thể hiện qua các sáng tác ở các thể loại khác nhau như: tiểu thuyết “Đỏ và đen” năm 1830, “Tu viện Parma” năm 1839. Là một người từng chứng kiến những thăng trầm, biến động của lịch sử, việc từng đi nhiều nơi đã giúp ông học hỏi thêm được những kinh nghiệm cũng như tích lũy được những kiến thức quan trọng trong suốt quá trình sáng tác của mình. Là một con người với lòng say mê nước Ý, tại đây Stendhal đã sáng tác một số tiểu luận như “Racine và Shakespeare” năm 1823 nhưng điểm nổi bật ở Stendhal là ông rất thành công trong thể loại truyện ngắn như “Vania Vanini” và “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” và một số truyện ngắn khác có tên chung là “Biên niên nước Ý”. Stendhal là một nhà văn mang trong mình hai dấu ấn là lãng mạn và hiện thực “Khi ở ông người ta nhận thấy có sự song song tồn tại của cảm quan lãng mạn và sự thông minh trong phê phán. Cảm quan lãng mạn tạo nên những nhiệt tình và đam mê của những nhân vật của ông, là những người bằng cách này hay cách khác, dưới số phận này hay số phận khác là những con người của “cuộc săn tìm hạnh phúc”, có những mối đam mê, say mê theo đuổi những lý tưởng tình yêu, vinh quang và cuộc đời phóng khoáng” [11; tr. 77]. Chính sự nhạy bén, nắm bắt được các vấn đề xã hội và cách nhìn nhận đánh giá các vấn đề một cách khách quan đã tạo cho nhà văn một sự “thông minh” trong suốt quá trình sáng tác của mình “Sự thông minh trong việc phê phán làm cho nhà văn không đắm mình vào thế giới tưởng tượng và luôn giữ được một thái độ khách quan tuyệt đối không bị chi phối bởi cảm tính hay định kiến và đã làm cho các tác phẩm của ông có giá trị như “những nhân chứng của lịch sử” qua các thời kỳ Trung Hưng, quân chủ tháng Bảy và lịch sử nước Ý” [11; tr. 77]. Mỗi vấn đề trong xã hội đều được nhà văn đưa ra để phân tích nhằm thấy được bản chất tốt đẹp hay xấu xa của xã hội đương thời. Người đọc có GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 2 SVTH: Nguyễn Quốc Tú
- Đặc điểm truyện ngắn Stendhal thể cảm nhận được ở các nhân vật trong các sáng tác của Stendhal đều mang cho mình các giá trị như: sự đam mê trong tình yêu, những nghị lực phi thường, các cuộc săn tìm hạnh phúc mãnh liệt…Đó là các tính cách của các nhân vật như: Vanina Vanini, Giuyn, Missirili, Hêlen. Phát biểu về sức mạnh nghệ thuật của các đại văn hào Pháp Gorơki đã nói: “… tôi đọc ký sự nước Ý của Stendhal và tôi không thể hiểu làm thế nào lại có thể viết được như thế. Người ta tự tả những người tàn ác, những kẻ giết người để trả thù, thế mà tôi đọc truyện của ông như đọc “thân thế các thánh” hay chuyện Đức mẹ “đi xoa dịu những nỗi thống khổ của những người dưới hỏa ngục” [10; tr. 8]. Thật vậy Stendhal với bút pháp giản dị, ông tránh bút pháp khoa trương, ông cũng tránh đưa ra cách nghĩ hiện đại vào câu truyện thời xưa. Truyện ngắn của ông đã mở ra một cách nhìn mới mẻ về tình yêu lứa đôi và qua đây còn là một bản án về giá trị của đồng tiền trong xã hội đương thời, đồng tiền đóng vai trò là một thế lực vô hình đã gián tiếp đẩy con người vào hoàn cảnh nghiệt ngã nhất. Hai truyện ngắn “Vanina Vanini” và “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” là hai truyện ngắn nằm trong tập ký sự nước Ý được xuất bản vào năm 1855, và cả hai được coi là một tác phẩm tiêu biểu cho cuộc đời sáng tác truyện ngắn của Stendhal. Hơn mười năm sau khi nhà văn qua đời, Rômanh Côlông bạn thân của Stendhal đã đặt tên cho tập truyện. “Vanina Vanini” được xuất bản đầu tiên vào năm 1829 trong tạp chí Pari, hoàn toàn do chính nhà văn sáng tác. Còn “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” được in trong tạp chí “Hai Thế giới” vào năm 1839, được viết lại từ những truyện kể La Mã, thế kỷ XVI, XVII. Stendhal đã phục dựng lại hai truyện ngắn trên, tuy nhiên nó vẫn đảm bảo được tính chính xác quan trọng nhất là tính chính xác về tâm lý “Lịch sử bị xuyên tạc tùy tiện, mỗi dòng đều cho thấy những sai lầm thô thiển nhất về thời gian, những đều lẫn lộn khó tin về nhân vật. Hơn nữa, bản thân truyện chẳng thú vị gì mấy, khi không được tài năng của Stendhal chuyển hóa, Stendhal đã sửa tất cả những sai xót trên, song tính chính xác quan trọng nhất ông đem lại cho truyện là tính chính xác về tâm lý, và đều này cũng gây hứng thú lớn nhất” [10; tr. 8]. Ngoài ra thành công của nhà văn còn được thể hiện ở việc tư duy lại cả câu chuyện xưa từ bên trong, đã tái tạo lại những trạng thái tâm hồn nhân vật mà người kể trước đây chưa khai thác một cách triệt để. GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 3 SVTH: Nguyễn Quốc Tú
- Đặc điểm truyện ngắn Stendhal Truyện ngắn “Vanina vanini” và “ Nữ trưởng tu viện Caxtrô” đã phản ánh phần nào xã hội đồng tiền lúc bấy giờ và sự đối lập giữa hai tầng lớp trong xã hội một bên là bá tước quý tộc giàu sang, còn một bên là những người chiến sĩ, tầng lớp thấp hèn. Chính sự khác biệt nhau về gia cấp và địa vị là nguyên nhân chình dẫn đến sự tan rã trong tình yêu và dập tắt ngọn lửa lòng của các nhận vật. Cùng với dòng chảy của lịch sử Stendhal đã tạo được những câu truyện hợp với thời đại và phản ánh rõ nét những khía cạnh của cuộc sống, chính những yếu tố đó đã làm cho tình huống truyện vô cùng độc đáo và đầy ngang trái để từ đó khẳng định được giá trị của tình yêu và sức mạnh của đồng tiền trong xã hội đương thời bấy giờ. Nhà văn rất trân trọng những nhân vật của mình và ông cũng tập trung khai thác một cách toàn diện các cá tính, tâm tư… của nhân vật “Tính cách và số phận Vanina gợi liên tưởng đến Matin đơ la Môlơ (Đỏ và Đen), Missirili giúp hiểu rõ hơn Giuyliêng Xôren (Đỏ và Đen), Pherănglơ Pala (Tu viện thành Pacmơ)” [10; tr. 10]. Chính vì thế những nhân vật trong truyện ngắn “Vanina Vanini” và “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” đã thể hiện được các quan điểm và cách suy nghĩ như: các vấn đề trong tình yêu gắn liền với danh dự, lòng tin cậy và mối nghi ngờ, sự hi sinh, hạnh phúc và tuyệt vọng, sự quyết tâm và nỗi do dự.... Truyện ngắn “Vanina Vannini” là một câu truyện được Steandhal cố công xây dựng một cách hoàn hảo cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Người kể nói rất ít, tuy ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo được những sắc thái trong cảm nghĩ. “Chỉ hai trang mở đầu truyện đã xác định đủ: những đặc điểm của môi trường bao quanh Vanina, biến cố là tiền đề của sự thắt nút kịch (việc Missirili vượt ngục), động cơ tâm lý sẽ gây xung đột (ý nghĩa của Vanina về đám thanh niên quý tộc và về con người Cacbonari)” [10; tr. 9] Còn truyện ngắn “Nữ trưởng tu viện Caxtrô” với cấu trúc chặt chẽ của truyện ngắn, nhịp điệu của câu truyện được diễn ra một cách nhanh chóng, hành động dồn dập tuy nhiên sự can thiệp của người kể giảm đến mức tối thiểu “ Người kể nói rất ít, song không vì ngắn gọn mà bỏ qua một sắc thái nào trong cảm nghĩ, một bước ngoặt nào trong tính cách” [10; tr. 9]. Nhà văn mong muốn cho các nhân vật của mình “tự thân vận động” để thể hiện hết các tố chất của mình. GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 4 SVTH: Nguyễn Quốc Tú
- Đặc điểm truyện ngắn Stendhal Với những giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Stendhal, mà tiêu biểu là truyện ngắn “Vania Vanini” và “Nữ tu viện trưởng Caxtrô” đã làm tiền đề cho tôi bước vào tìm hiểu “Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal”. Trong truyện không những chứa đựng những các yếu tố hiện thực và còn thấm đượm tinh thần nhân đạo, từ đó làm sáng tỏ hơn giá trị đặc sắc của truyện ngắn về nghệ thuật và tư tưởng của Stendhal. 3.Phạm vi đề tài Stendhal là một nhà văn vĩ đại của nước Pháp, ông đã từng thành công trên nhiều thể loại khác nhau như tiểu thuyết, tiểu luận và truyện ngắn. Một trong những thể loại ấy thì truyện ngắn là một đặc trưng tiêu biểu mang lại sự thành công cũng như tên tuổi của tác giả. Vì lý do ấy tôi đã chọn hai truyện ngắn tiêu biểu của ông là “Vanina Vanini” và “Nữ trưởng tu viện Caxtrô”. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng thêm các nguồn tài liệu khác từ sách tham khảo, tra cứu trên Internet. Do yêu cầu của đề tài nên việc nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của Stendhal chỉ xem xét các vấn đề như: thực trạng xã hội cuộc sống đồng tiền, số phận con người, các yếu tố hiện thực, yếu tố nhân đạo cũng như về giá trị nghệ thuật mà tác phẩm đã đóng góp cho nền văn học đến ngày hôm nay. 4. Mục đích nghiên cứu Yêu cầu của luận văn là tìm hiểu “Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal” nhằm mục đích: Phát hiện những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Bồi dưỡng thêm những kiến thức trọng tâm về dòng văn học hiện thực phê phán Pháp. Qua tác phẩm tôi tìm hiểu về xã hội đương thời ở Châu Âu, cũng như con người về những khát vọng sống, khát vọng cháy bỏng về sự tự do trong tình yêu, sự áp đặt của lễ giáo, sự đè nén của một xã hội đồng tiền. Tất cả khiến cho những con người trẻ tuổi sống trong một hoàn cảnh đau thương, luôn luôn có sự đấu tranh nội tâm. Truyện ngắn của Stendhal còn mang ý nghĩa nhân đạo nổi bật cần được nghiên cứu sâu sắc hơn, để từ đó tôi có thể hiểu thêm về xã hội Châu Âu nói chung và con người Pháp nói riêng. GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 5 SVTH: Nguyễn Quốc Tú
- Đặc điểm truyện ngắn Stendhal Thấy được sự trưởng thành và phát triển của nghệ thuật xây dựng truyện ngắn dưới tác động của trào lưu hiện thực phê phán, đó là xây dựng nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình, góp phần khẳng định tài năng của Stendhal. 5.Phương pháp nghiên cứu Để có thể thực hiện tốt đề tài này người viết phối hợp sử dụng các phương pháp cơ bản sau: tìm hiểu đề tài, thu thập các tài liệu có liên quan, suy nghĩ và chọn lọc trong việc lập đề cương và dàn ý. Để từ đó có thể triển khai đề cương một cách phù hợp và lôgic, cụ thể dùng các phương pháp như sau: a. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về tác giả, tác phẩm cũng như đánh giá cái hay của tác giả và nét độc đáo của nhà văn. b. Chứng minh: Nhằm đưa ra những chứng cứ từ văn bản, thuyết phục người đọc và chứng minh cho những giá trị đúng đắn của tác phẩm. c. Phương pháp diễn dịch, quy nạp: Là phương pháp cơ bản của quá trình viết bài. d. Phương pháp so sánh: Là một phương pháp không kém phần quan trọng, để vấn đề nghiên cứu có sức thuyết phục, so sánh là một bước không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Vì so sánh vừa giúp chúng ta nhận ra được những giá trị đặc sắc của nhà văn này với các nhà văn khác cùng thời và để người đọc quan tâm hơn về tài năng đóng góp của Stendhal trong nền văn học của thế giới. GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 6 SVTH: Nguyễn Quốc Tú
- Đặc điểm truyện ngắn Stendhal Chương 1 THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1.1.Tình hình lịch sử, xã hội nước Pháp thế kỷ XIX 1.1.1 Tình hình xã hội, lịch sử Thế kỷ XIX xã hội Pháp với nhiều biến động xảy ra cụ thể là cuộc cách mạng tư sản Pháp nổ ra vào năm 1789, đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện trên lãnh thổ này, Lênin đã từng nhận định cuộc cách mạng đó “Hãy coi cuộc đại cách mạng Pháp, nó được gọi là “vĩ đại” không phải là không có lý. Đối với giai cấp mà nó phục vụ, giai cấp tư sản, nó đã làm được rất nhiều việc đến nỗi toàn bộ thế kỷ XIX, cái thế kỷ đã mang lại văn minh và văn hóa cho toàn nhân loại đó đã tiến diễn dưới dấu hiệu của cuộc cách mạng Pháp. Trên khắp thế giới, thế kỷ đó đã chỉ đem thi hành, thực hiện từng phần, làm nốt cái mà các nhà cách mạng Pháp vĩ đại của giai cấp tư sản đã tạo ra, họ phục vụ lợi ích của giai cấp đó một cách không có ý thức, che đậy dưới những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái” [4; tr. 5]. Thật vậy cuộc cách mạng Pháp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền cơ cấu kinh tế, xã hội, văn hóa và đời sống tinh thần của người dân. Cuộc cách mạng năm 1789 là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo với mục đích chính là đánh đổ nền quân chủ chuyên chế và chế độ phong kiến đang ngự trị, nhằm đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. Về phía triều đình Louis XVI do sự phung phí cùng với những chính sách không hợp lý đã dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng và khủng hoảng về chính trị. Cuối tháng 8 năm 1789 Quốc hội lập hiến thông qua bản tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiệu là “Tự do, bình đẳng, bác ái”. Đây là niềm mơ ước của nhân dân Pháp lúc bấy giờ, nhưng thực chất ước mơ ấy không thể thực hiện được vì xã hội Pháp lúc bấy giờ đã xảy ra hàng loạt các cuộc biến động như: Từ năm 1789 đến 1794 đây là giai đoạn diễn ra quá trình đấu tranh của giai cấp tư sản, giai cấp tư sản phải luôn luôn đối phó với giai cấp quý tộc và nhân dân lao động, đó là bước đầu của cuộc đấu tranh giành chính quyền. GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 7 SVTH: Nguyễn Quốc Tú
- Đặc điểm truyện ngắn Stendhal Từ năm 1792 đến năm 1795 thành lập đế chế thứ nhất cộng hòa, sự kiện vào năm 1793 bộ phận cách mạng của giai cấp tư sản do phái Jacôbanh (Jacobins) cực đoan lên nắm chính quyền và thực hiện chính sách tàn sát dã man. Để có thể đối phó với bọn phong kiến và tư bản nước ngoài âm mưu xâm lược, đối phó với quần chùng nhân dân và mong muốn phục hồi nền quân chủ ở Pháp. Giai cấp tư sản dựa vào nền quân phiệt của Napoleon. Từ đây đã tiếp tục diễn ra hàng loạt các biến động và sự kiện như: Năm 1804 Napoleon lên ngôi hoàng đế và thực hiện nhiều cuộc chính biến thành lập đế chế thứ I. Từ năm 1804 đến năm 1815 Napoleon trở thành một kẻ độc tài và tiến hành xâm chiếm các nước Châu Âu. Tuy Napoleon là một kẻ độc tài về các chính sách cai trị nhưng dưới đế chế thứ nhất cũng lặp được nhiều sự kiện với ý nghĩa quan trọng như: Sự ra đời của luật dân sự 1804 Chiến thắng Austerlitz năm 1805 Năm 1815 các thế lực phản động Châu Âu đã hoàn toàn đánh bại Napoleon ở trận Waterloo thiết lập liên minh thần thánh và đưa dòng họ Bourbons lên nắm chính quyền, khôi phục lại nước Pháp. Từ năm 1815 đến năm 1830 là khoảng thời gian tái lập chế độ phong kiến của triều đình Bourbons. Năm 1830 là mốc đánh dấu đặc biệt quan trọng, giai cấp tư sản đã hoàn toàn đánh bại vĩnh viễn giai cấp quý tộc. Từ năm 1830 đến năm 1848 Louis Philippe lên cai trị đất nước. Chính lịch sử xã hội biến động một cách không ngừng trên đất nước Pháp, cho nên sự ra đời của văn học với chủ nghĩa lãng mạn rồi tiếp theo là chủ nghĩa hiện thực phê phán là một điều tất yếu. 1.1.2. Đời sống văn hóa tinh thần. Tiền đề tư tưởng tinh thần “Sự thay đổi cơ chế kinh tế đã kéo theo sự thay đổi của nền tảng văn hóa tinh thần, thay đổi các chuẩn mực và cách nhìn về các quan hệ giữa con người và con người, con người và xã hội” [11, tr75]. Bộ mặt của xã hội đã và đang dần thay GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 8 SVTH: Nguyễn Quốc Tú
- Đặc điểm truyện ngắn Stendhal đổi một cách rõ rệt , con đường công nghiệp hóa đã dần làm cho sự phân hóa về mặt đẳng cấp và các mối quan hệ mới dần được hình thành. Do sự phát triển của giai cấp tư bản cùng sự thỏa hiệp với chế độ quân chủ phong kiến đã dần làm thay đổi các bộ mặt về sau, dẫn đến sự phân hóa giai cấp một cách sâu sắc. Những thay đổi bước đầu cụ thể như hàng loạt các học thuyết mới ra đời, học thuyết Saint Simon (Le Saint Simoniste) xuất hiện vào năm 1830, học thuyết Fourier (Le Fourierlisme). Trong lĩnh vực triết học với sự xuất hiện của phép biện chứng Hégel đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực triết học vì nó đã làm thay đổi tư duy siêu hình của triết học cổ điển với cách nhìn sự vật, sự việc trong các mối quan hệ của nó. Tiếp theo đó là sự ra đời vô cùng vĩ đại của chủ nghĩa Marx đã làm ảnh hưởng rất lớn đến với các nước phương tây với “Tuyên ngôn cộng sản” triết học Marx đã tiếp thu những giá trị của biện chứng Pháp Hégel và mang đầy sức thuyết phục với xã hội tư bản đương thời. Trong các sáng tác văn học có thể xem “Lời người tín đồ” ( Les paroles d’un croyant, 1834) của La Menais là “ Một tác phẩm viết theo phong cách kinh thánh, trong đó ông quan niệm rằng muốn cứu vãn sự đau khổ của con người, cần trả lại quyền tự do cho các công dân và thực hiện tinh thần của phúc âm trong các quan hệ xã hội, tác phẩm xác định rằng tư tưởng cộng hòa tự do, bình đẳng và hữu ái anh em chính là thể chế cơ bản nhất do con người đặt ra theo ý muốn của đấng thiêng liêng” [11; tr. 75]. Hàng loạt sự thay đổi trên đã làm tiền đề và có tác động sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực phê phán phương tây, cụ thể là nó đã phản ánh phần nào ở các cơ chế xã hội tư bản, mối quan hệ giữa người với người. Tiền đề lý luận văn học. Sau một thời gian dài hình thành và phát triển rực rỡ của dòng văn học lãng mạn (dòng văn học luôn hướng về tình cảm, tình yêu con người, yêu thiên nhiên và luôn mơ tưởng…) những thị hiếu về ước mơ, sự huyền diệu và phóng khoáng của trí tưởng tượng đã vượt qua khỏi lề thói, dường như đã không còn đủ sức mạnh và phản ánh kịp thời của nền văn học nữa. “Sự phản ứng hiện thực” ra đời với mong muốn phản ánh một cách trung thực những gì đang xảy ra trong xã hội, GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 9 SVTH: Nguyễn Quốc Tú
- Đặc điểm truyện ngắn Stendhal với những bước đầu tuy còn bỡ ngỡ nhưng nó dần dần đã được hình thành và được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt. Do nhu cầu phản ánh thực tại cùng với các khả năng như quan sát, nhận định, đánh giá và phản ánh thông qua cách nhìn lý trí, phân tích và bàn luận được đưa ra trở thành những nguyên tắc đầu tiên hình thành nên chủ nghĩa hiện thực phê phán. Balzac đã từng cho rằng “Lý tưởng của một nhà văn vô ngã là khả năng biến hóa đa dạng: vừa là nạn nhân, vừa là đao phủ, quan tòa và bị cáo, lần lượt diễn các vai của mục sư, người lính, cái cày của nông phu, sự ngây thơ của quần chúng và sự ngu xuẩn tiểu tư sản”, còn đối với Stendhal khẳng định “nghệ thuật là một tấm gương trên đường, nó phản ánh khi thì trời xanh, khi thì bùn lầy” [11; tr. 76]. Có thể nói văn học hiện thực phê phán ra đời trong thời gian này là bắt kịp được cùng với lịch sử, văn chương luôn biến hóa và thay đổi theo thời đại là mục tiêu hàng đầu của các nhà văn hiện thực. Tuy nhiên ở thế kỷ XIX do sự phát triển của khoa học kỹ thuật phương tây cũng đã làm thay đổi cách suy nghĩ của nhà văn. Cụ thể là với học thuyết tiến hóa của Darwin với cách nhìn mới mẻ về sự vật mà trong đó có cả con người, làm cho các nhà văn phải suy ngẫm lại và đã thay đổi cách tư duy, cách nghĩ so với buổi ban đầu. 1.1.3. Đặc điểm của văn học Hiện thực phê phán Pháp Lịch sử hình thành của dòng văn học hiện thực phê phán. Lịch sử nước Pháp đầu thế kỷ XIX, là quá trình chuyển đổi của giai cấp tư sản Pháp từ một lực lượng tiến bộ chống phong kiến thành một lực lượng phản động thẳng tay đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đây là lịch sử hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản là hai lực lượng cơ bản trong xã hội đương thời. Trong thời gian này các nhà văn chân chính hoàn toàn thất vọng và bế tắc trước chế độ tư bản. Những nhà văn ấy bắt đầu có khuynh hướng quay về nhìn thẳng vào hiện thực của cuộc sống mà họ đã và đang phải sống, để vạch trần những tội ác của chúng. Trong khi quay về nhìn thẳng vào hiện thực, các nhà văn chân GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 10 SVTH: Nguyễn Quốc Tú
- Đặc điểm truyện ngắn Stendhal chính đã cảm thấy được những vấn đề mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp là một nội dung cơ bản trong quan hệ xã hội. Đến xã hội tư bản, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp mới trở nên sâu sắc và gay gắt nhất và những vấn đề tiêu cực của cuộc sống chắc hẵn không thể nào có thể che đậy được, dù là ở hình thức nào. Chủ nghĩa hiện thực phê phán hình thành nhanh chóng trong văn học Pháp vào khoảng sau những năm 1820 dưới thời Trùng hưng, phát triển mạnh mẽ cho đến những năm 60. Nội dung của văn học hiện thực phê phán Văn học hiện thực phê phán ra đời là sự tiếp thu và kế thừa từ văn học lãng mạn, tuy nhiên văn học hiện thực phê phán ra đời cũng là để chống lại với chủ nghĩa lãng mạn. Trước những thăng trầm của lịch sử đã dẫn đến sự ra đời của văn học hiện thực phê phán và đã chi phối toàn bộ về đặc điểm nội dung mà văn học hiện thực phê phán thể hiện. Do nhu cầu xã hội cộng với những biến đổi đang diễn ra hằng ngày nên nội dung của văn học hiện thực phê phán chủ yếu tập trung vào những vấn đề lớn như: Phê phán những cơ chế của xã hội tư bản và những tiêu cực mà nó đã mang lại. Chính xã hội tư bản đã làm cho mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp hơn, con người trong cuộc sống hối hả luôn chạy theo tiền tài danh vọng, mà bất chấp tất cả, đồng tiền là một trong những nguyên nhân chính đã làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên mâu thuẫn, con người sống trong sự giã dối, lừa bịp lẫn nhau, không những thế con người còn tự sát hại lẫn nhau chỉ vì nhu cầu của cuộc sống. Bên cạnh đó văn học hiện thực phê phán ra đời còn là một bản án nhằm tố cáo sự nô lệ và sự tha hóa của con người đến mức tàn nhẫn… Những yếu tố trên là những cảm hứng chủ đạo và được văn học hiện thực phê phán tập trung thể hiện “Chủ nghĩa hiện thực phê phán dễ gây cho người ta ấn tượng về một thứ thẩm mỹ học sở trường về việc khắc họa cái xấu, cái ác đã in sâu vào sự sáng tạo của các nhà văn” [11; tr. 76]. Các yếu tố nội dung đã tạo ấn tượng ban đầu trong lòng độc giả về một dòng văn học mới mẻ này, cùng với yếu tố về nội dung điều quan trọng mà văn học hiện thực phê phán tập trung xây dựng, đó là hệ thống các nhân vật. Các nhân vật mang tính tầm cở, đó là sự áp đàn áp và cai trị của tầng lớp nhân vật phản diện hoặc nhân vật bị phản diện. Cả hai loại nhân vật này đóng GVHD: TS. Lê Ngọc Thúy 11 SVTH: Nguyễn Quốc Tú
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
71 p | 48 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 46 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 53 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 82 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bi kịch người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
84 p | 35 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 49 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
87 p | 38 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 49 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
73 p | 31 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 36 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 28 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 24 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin
74 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 22 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ
66 p | 20 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Engenie Grandet
67 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn