Luận văn: Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
lượt xem 31
download
Một quốc gia ở mỗi thời điểm khác nhau đều có những mục tiêu phát triển khác nhau nhưng về lâu dài đều hướng đến phát triển bền vững. Vì thế phát triển bền vững là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu và là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường... Đối với Việt Nam phát triển bền vững luôn là định hướng chiến lược quan trọng. Lý thuyết phát triển bền vững được đưa ra nhiều...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
- Luận văn Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................ ................................ 7 Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẢM BẢO XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO ......................................................................................... 9 1.1. Lý luận về phát triển bền vững ............................................................. 9 1.1.1. Khái niệm ................................................................ ...................... 9 1.1.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ................................ .......... 10 1.2. Lý luận về xuất khẩu bền vững .......................................................... 14 1.2.1. Khái niệm ................................................................ .................... 14 1.2.2. Nội dung của xuất khẩu bền vững ................................................ 14 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững .................................... 16 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững .......................... 20 1.3. Tầm quan trọng của việc xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo............... 23 1.3.1. An ninh lương thực ...................................................................... 23 1.3.2. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ................................................ 25 1.3.3. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định xã hội ................... 26 1.3.4. Góp phần bảo vệ môi trường........................................................ 26 Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG X UẤT KHẨU BỀN V ỮNG MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA............................................................................................................. 28 2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trong thời gian qua ............................................................................................................ 28 2.1.1. Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam ................................ .......... 28 2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam ........................................ 31 2.2. Đánh giá thực trạng xuất khẩu bền vững của mặt hàng gạo ................ 42 2.2.1. Bền vững về mặt kinh tế ................................ .............................. 42 2.2.2. Bền vững về mặt xã hội ............................................................... 46 2.2.3. Bền vững về mặt môi trường........................................................ 50
- Chương 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO XUẤT KHẨU BỀN VỮNG MẶT HÀNG GẠO CỦA VIỆT NAM ........................ 55 3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển bền vững và xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo ............................................................................. 55 3.1.1. Quan điểm về phát triển bền vững ............................................... 55 3.1.2. Quan điểm về xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo ........................ 56 3.2. Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu gạo đến năm 2020 ............................. 57 3.3. Giải pháp đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam . 58 3.3.1. Giải pháp đảm bảo xuất khẩu gạo tăng trưởng cao ....................... 59 3.3.2. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tố xã hội..................................................................................................... 67 3.3.3. Giải pháp giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với yếu tố môi trường ............................................................................................. 69 K ẾT LUẬN.................................................................................................. 72 PHỤ LỤC .................................................................................................... 73 Phụ lục 1: Kinh nghiệm của Thái Lan về đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo ................................................................................................... 73 Phụ lục 2: Tổng quan về Viện Nghiên cứu Thương mại............................ 76 D ANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 87
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Tình hình sản xuất lúa gạo cả nước giai đoạn 2000 – 2009 ............. 30 Bảng 2.2: Tỷ trọng của Việt Nam trong tổng sản lượng gạo thế giới............... 31 Bảng 2.3: Vị trí của Việt Nam trong xuất khẩu gạo thế giới ............................ 34 Bảng 2.4: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2009 ............................................... 42 Bảng 2.5: Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu gạo vào GDP .......................... 47 Bảng 2.6: So sánh lợi nhuận thu được từ 1 tấn gạo giữa Việt Nam và Thái Lan, b ình quân giai đoạn 1999 – 2 008 .................................................................... 49 Bảng 2.7: Chuỗi giá trị gạo thơm xuất khẩu ở Cần Thơ .................................. 50 Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ người đói theo các khu vực năm 2009 ............................... 25 Biểu đồ 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam . 32 Biểu đồ 2.2: Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam, 2009 ............ 33 Biểu đồ 2.3: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 ................. 36 Biểu đồ 2.4: Diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 ................. 37 Biểu đồ 2.5: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam 2009 ........................................ 38 Biểu đồ 2.6: K im ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008....................................................................................................... 40 Biểu đồ 2.7: 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 ..... 41
- BẢNG TỪ VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt Nghĩa Đồng bằng sông Cửu Long 1 ĐBSCL Đồng bằng sông Hồng 2 ĐBSH Tổ chức Lương thực Food and Agriculture và Nông nghiệp Liên 3 Organization of the FAO H ợp Quốc U nited Nations G iá trị gia tăng 4 GTGT Phát triển nông thôn 5 PTNT Bộ Nông nghiệp Hoa United States 6 USDA Department of Kỳ Agriculture Hiệp hội Lương thực Vietnam Food 7 VFA Việt Nam Association
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Một quốc gia ở mỗi thời điểm khác nhau đều có những mục tiêu phát triển khác nhau nhưng về lâu dài đều hướng đến phát triển bền vững. V ì thế phát triển bền vững là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu và là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, x ã hội, môi trường... Đối với Việt Nam phát triển bền vững luôn là định hướng chiến lược quan trọng. Lý thuyết phát triển bền vững được đưa ra nhiều và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, như chúng ta vẫn nghe thấy các cụm từ như: phát triển nông nghiệp – nông thôn bền vững, phát triển môi trường bền vững… nhưng phát triển bền vững ứng dụng cho xuất khẩu được nhắc đến chưa nhiều. Là một ho ạt động đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng cũng phải phát triển bền vững. Xuất khẩu góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội như thu nhập, việc làm,bảo vệ môi trường; bên cạnh đó xuất khẩu còn nhiều hạn chế như hoạt động sản xuất xuất khẩu thâm dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều vấn đề xã hội. Vấn đề đặt ra là cân bằng các yếu tố đó để đạt mục tiêu xuất khẩu bền vững. Cụ thể đề tài này nghiên cứu một mặt hàng điển hình là gạo. V iệt Nam là nước xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước, có truyền thống trồng lúa từ lâu đời, lúa gạo là sản phẩm lương thực thiết yếu đối với nước ta. Từ việc đảm bảo lương thực còn là một nỗi lo, Việt N am đã vươn lên là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới và duy trì vị trí đó trong nhiều năm gần đây. Mặt hàng gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và chủ lực của Việt Nam. Kết quả đó là thành tựu to lớn đối với ngành trồng lúa nước ta, song điều đặt ra không chỉ là việc tiếp tục tăng kim ngạch
- xuất khẩu gạo để duy trì vị trí số hai hoặc có thể vượt Thái Lan về mặt số lượng trong trước mắt m à phải nghiên cứu làm sao để việc xuất khẩu gạo phát triển cả về lượng và chất trong lâu dài, tức là tăng trưởng và bền vững. Để đạt được điều đó không chỉ là tăng quy mô, tăng năng suất, tăng chất lượng mà cần chú ý đến những giá trị từ việc sản xuất và xuất khẩu gạo mang lại cho xã hội đồng thời không làm tổn hại đến môi trường sinh thái. Chính vì lý do trên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt h àng gạo của Việt Nam” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về phát triển bền vững để làm rõ nội dung, bản chất của xuất khẩu bền vững và p hân tích thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam để từ đó đ ưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm phát triển x uất khẩu bền vững gạo trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu là xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt N am. Phạm vi nghiên cứu là thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam từ giai đoạn 1989 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích, so sánh, tổng hợp những tài liệu liên quan đ ến phát triển bền vững, xuất khẩu bền vững và xuất khẩu gạo.
- 5. K ết cấu đề tài Đ ề tài này gồm 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết phải đảm bảo xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam trong thời gian qua Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp bảo đảm xuất khẩu bền vững mặt hàng gạo của Việt Nam .
- C hương 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẢM BẢO XUẤT KHẨU BỀN V ỮNG MẶT HÀNG GẠO 1.1. Lý luận về phát triển bền vững 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ “phát triển bền vững” hay “phát triển bền lâu” được xuất hiện vào những năm 1970 của thế kỉ XX nhưng mãi cho đến đầu thập niên 80 “phát triển bền vững” chính thức được sử dụng trong “Chiến lược bảo tồn Thế giới” do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên Thế giới – IUCN , Chương trình Môi trường Liên hợp quốc - U PEP và Quỹ bảo vệ động vật hoang dã quốc tế - WWF đề xuất với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Tuy nhiên khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland (1987) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED. Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gỡ bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Đây cũng được xem là giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002). Theo báo cáo Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn nh ững nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Đó là sự phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ b ản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh
- thái mà còn đ i vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự b ình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ; nó không chỉ là sự hòa giải mối quan hệ kinh tế và môi trường mà còn bao hàm khía cạnh về chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Như vậy phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường. K hi xã hội ngày càng phát triển đặc biệt là từ khi cách mạng công nghiệp ra đời nó đã thay đổi bộ mặt thế giới, đóng góp những nguồn lực phát triển mới là kỹ thuật và khoa học công nghệ, nó làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên. Cùng với tốc độ của công nghiệp hóa, nền kinh tế phát triển, quá trình đô thị hóa nhanh, dân số gia tăng, mọi nhu cầu đều gia tăng… tất cả các yếu tố đó làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác nhiều hơn, m ức độ ảnh hưởng cũng trầm trọng hơn. Và nếu như các quốc gia chỉ quan tâm đến tăng trưởng m à không chú ý đến mức độ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thì đó chỉ là sự phát triển vội vã, không mang tính lâu dài, vì nếu trong tương lai khi mà môi trường đ ã bị phá hủy, nguồn tài nguyên đã cạn kiệt thì sẽ không còn nguồn lực để phát triển nữa. Chính vì thế các nước bây giờ đều đã quan tâm đến việc phải làm gì để phát triển có tính bền vững, tức là sự phát triển cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. 1.1.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững N ăm 2002, Hội nghị thưởng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển bền vững họp tại Johannesburg, Nam Phi. Trong hội nghị này, những nội dung cơ bản của Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992 được nhắc lại. Hội nghị đã đưa ra được hai văn kiện quan trọng có tính to àn cầu là “Tuyên b ố chính trị” và “Kế hoạch thực hiện”. Trong các văn kiện này đã xác định ba trụ cột của phát triển bền vững đó là: b ền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và b ề vững về môi trường sinh thái.
- Trong điều kiện hiện đại, ba yếu tố trên vẫn là mục tiêu cần đạt đến của phát triển bền vững, và là ba nội dung hợp thành của phát triển bền vững. Đ iều đó có nghĩa là m ục tiêu phát triển hiện nay không chỉ là một nền kinh tế thị trường phát triển mang tính toàn cầu với công nghệ khoa học kĩ thuật hiện đại mà còn phải quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, sự phát triển của con người đồng thời chú ý tới việc bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển b ền vững giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội – môi trường. Như vậy chúng ta sẽ căn cứ vào ba nội dung này đ ể đánh giá sự phát triển bền vững. Người ta còn ví ba yếu tố trên như là ba chân kiềng của phát triển bền vững vì thế mà không thể thiếu bất kì một yếu tố nào trong mục tiêu cũng đánh giá sự phát triển bền vững 1.1.2.1. Phát triển bền vững về kinh tế Phát triển kinh tế là ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đ ầu người…, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở các tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội... Về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đ áp ứng được nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… Nhưng trong tình hình hiện nay thế giới phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải như ô nhiễm môi trường, thiên tai, d ịch bệnh thì sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hay cả thế giới phải đ ược nâng cao lên một tầm mới về cả chiều rộng và chiều sâu của sự phát triển.
- Phát triển kinh tế bền vững hiểu ngắn gọn là phát triển kinh tế nhanh và an toàn, tức là tăng trưởng liên tục, ổn định, cơ cấu kinh tế hợp lý, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và đồng thời không gây tổn hại suy thoái môi trường sinh thái. 1.1.2.2. Phát triển bền vững về xã hội X ã hội bền vững là một xã hội có sự phát triển kinh tế, có công bằng xã hội, phát triển con người, chất lượng cuộc sống được nâng cao không ngừng, chất lượng môi trường sống được đảm bảo. Thông thường thì sự phát triển kinh tế kèm theo nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân, song nó lại có nhiều tác động tiêu cực như làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo vì có thể những người giàu sẽ giàu lên nhưng những người nghèo vẫn cứ nghèo. Trong nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng gây ra sự phát triển mất cân đối trong dân cư. Cùng với đó là nhiều tác động nảy sinh nhiều vẫn đề x ã hội như: tệ nạn xã hội, dịch bệnh, bạo loạn… Vì vậy phát triển bền vững xã hội là cân b ằng lại sự phát triển kinh tế. Đ ể đo sự phát triển bền vững của xã hội, tiêu chí cao nhất là chỉ số phát triển con người HDI. Chỉ số phát triển con người gồm: thu nhập bình quân trên đầu người, trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ thành tựu văn minh,… 1.1.2.3. Phát triển bền vững về môi trường Tình hình kinh tế thị trường phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia ngày càng sau rộng, quan hệ thương mại ngày càng mở rộng có tác động hai mặt tới môi trường. Một mặt, thương mại phát triển các nước có nhiều cơ hội cũng như nhu cầu sử dụng các sản phẩm tốt hơn thân thiện với môi trường hơn, trao đổi học hỏi nhưng công nghệ hiện đại để đối phó, cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường. Song mặt khác thương mại lại thúc đẩy các nước sản xuất nhiều hơn, như vậy sẽ khai thác và sử dụng nhiều tài
- nguyên thiên nhiên hơn nhất là các nước đang phát triển, quá trình sản xuất còn thâm dụng tài nguyên thiên nhiên. Đối với các nước có nền công nghiệp thải ra môi trường một lượng khổng lồ các chất thải độc hại. Và còn rất nhiều tác động khác của hoạt động kinh tế và con người ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Phát triển bền vững về môi trường sinh thái là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống, đảm bảo tính bền vững của các hệ sinh thái. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường là việc bảo đảm cho con người đ ược sống trong môi trường sạch, trong lành và an toàn, bảo đảm sự hài hòa trong mối liên hệ giữa con người, xã hội và tài nguyên. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn những nhu cầu sống của các thế hệ hiện tại nhưng không làm mất cơ hội thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau về tài nguyên môi trường. Đ ể tính được mức độ bền vững của môi trường, người ta có thể tính toán tài nguyên đã được sử dụng và b ảo vệ như thế nào, cụ thể như sau: - Đo lường chất lượng các thành phần của môi trường như nước, không khí, đất…. Qua đó có thể thấy chất lượng các thành phần này ở mức độ nào, còn trong mức giới hạn cho phép không ảnh hưởng đến con người cũng như sinh vật sống khác hay không. Đây cũng chính là chỉ số để theo dõi mức độ ô nhiễm của môi trường. - Tính toán mức độ duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo và việc sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Tài nguyên thiên nhiên có một số không thể tái tạo được (than, khoáng sản…) hoặc có một số có thể tái tạo được (rừng) thì c ũng cần một thời gian rất d ài để có thể khai thác và sử dụng. V ì thế để dảm bảo duy trì sử dụng chúng trong một thời gian dài, tức là sử dụng trong hiện tại cần cân
- nhắc cho việc tiêu dùng trong tương lai con người cần phải tính toán trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Việc này là một phần trong việc đảm bảo tính bền vững của môi trường sinh thái. - Ý thức bảo vệ môi trường của con người là một yếu tố quan trong trong việc đảm bảo tính bền vững của môi trường. Nó thể hiện ở việc sử dụng tiết kiệm, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. 1.2. Lý luận về xuất khẩu bền vững 1.2.1. Khái niệm N hư trong phần lý thuyết về phát triển bền vững đ ã khẳng định phát triển bền vững là mục tiêu phát triển của mọi quốc gia. Và khái niệm này được ứng dụng để xây dựng mục tiêu phát triển cho nhiều ngành và lĩnh vực. Áp dụng lý thuyết về phát triển bền vững chúng ta có thể xây dựng lý thuyết về xuất khẩu bền vững. K hái niệm: Xuất khẩu bền vững là duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao và ổn định, chất lượng tăng trưởng xuất khẩu ngày càng được nâng cao góp phần tăng trưởng và ổn định kinh tế, ổn định xã h ội và bảo vệ môi trường. 1.2.2. Nội dung của xuất khẩu bền vững Từ khái niệm xuất khẩu bền vững được hiểu bao hàm hai nội dung: - D uy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định, đảm bảo chất lượng xuất khẩu đ ược nâng cao. - X uất khẩu đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường. 1.2.2.1. Xuất khẩu duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổ n định, đảm bảo chất lượng xuất khẩu được nâng cao
- X uất khẩu tăng trưởng cao là sự gia tăng về kim ngạch, giá trị xuất khẩu. Tăng trưởng ở đây không mang tính thời vụ mà cần có sự liên tục và ổn định. Kèm theo sự tăng trưởng về số lượng là chất lượng của sự tăng trưởng. Sự tăng lên này dựa trên cơ sở gia tăng giá trị xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại hóa phù hợp với xu hướng biến động của thế giới, sức cạnh tranh không ngừng được nâng cao. Cụ thể là sự chuyển dịch cơ cấu từ các ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, giá trị thấp sang các ngành tạo giá trị gia tăng cao trên cơ sở tăng năng suất lao động, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được. Tóm lại sự xuất khẩu bền vững phải dựa trên mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và trên cơ sở khai thác các lợi thế canh tranh do các yếu tố thể chế, chất lượng lao động, công nghệ mang lại. Năng lực duy trì nhịp độ và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu là một trong những yếu tố để đo tính bền vững của hoạt động xuất khẩu. 1.2.2.2. Xuất khẩu đảm bảo sự hài hòa giữa các yếu tố về kinh tế, xã hội và môi trường X uất khẩu tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian dài là chưa đủ để đạt được mục đích xuất khẩu bền vững, mục tiêu tăng trưởng cần phải đ ược hài hòa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. V ì vậy đây là yếu tố để khẳng định xuất khẩu có bền vững hay không. Xuất khẩu ngoài việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia, tăng vị thế của đất nước trên trường quốc tế… Hoạt động xuất khẩu cũng có rất nhiều tác động đến xã hội cũng như môi trường. Khi xuất khẩu được mở rộng tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo thu nhập, nâng cao mức sống cho dân cư. Mặt khác nó lại nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như tệ nạn xã hội, mất cân đối cơ cấu dân số giữa các vùng… Đối với môi trường sinh thái, như chúng ta đã biết để xuất khẩu là phải khai thác rất nhiều tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong tự nhiên, đặc biệt là các nước đang phát triển hàng hóa còn thâm d ụng tài
- nguyên thiên nhiên. Việc đó dẫn đến một tình trạng là nếu khai thác bừa bãi không có sự quản lý và tính toán sẽ dẫn đến làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sinh thái, làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như lợi ích của thế hệ sau. Như vậy thì xuất khẩu không thể phát triển bền vững được. V ậy xuất khẩu bền vững là sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu với các mục tiêu ổn định kinh tế, x ã hội và cải thiện môi trường. Tuy nhiên đối với từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển mà việc đảm bảo hài hòa giữa các yếu tố là khác nhau. Một thực tế thường thấy là các quốc gia trong thời kì phát triển hướng xuất khẩu thì thúc đ ẩy xuất khẩu ưu tiên yếu tố kinh tế hơn, ít chú trọng đến xã hội và môi trường hơn. Nhưng đến giai đoạn đã đạt được thành tựu về tăng trưởng th ì họ quan tâm nhiều hơn đến an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, vì lúc này họ muốn xuất khẩu phát triển bền vững. 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu bền vững Từ nội dung của xuất khẩu bền vững và ứng dụng lý thuyết của phát triển bền vững, người ta cũng đưa ra ba tiêu chí để đánh giá xuất khẩu bền vững, đó là xuất khẩu bền vững về kinh tế, xuất khẩu bền vững về xã hội và xuất khẩu bền vững về môi trường. 1.2.3.1. Bền vững về mặt kinh tế Tính bền vững về kinh tế của xuất khẩu bền vững phải được thể hiện xuất khẩu tăng trưởng ổn định và chất lượng xuất khẩu tăng. - Q uy mô và nhịp độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu, đây là tiêu chí đánh giá sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động xuất khẩu, có thể được đo bằng kim ngạch xuất khẩu năm sau so với năm trước hoặc tỷ lệ phần trăm kim ngạch xuất khẩu tăng lên năm sau so với năm trước.
- - Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu thể hiện ở cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng, theo mức độ chế biến, cơ cấu thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu, có cấu thị trường… Ngoài ra chất lượng hoạt động xuất khẩu cũng được thể hiện qua chất lượng các hoạt động tài chính, ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động xuất khẩu, hệ thống phân phối hàng hóa… Xuất khẩu bền vững về kinh tế thể hiện qua sự ảnh hưởng của xuất khẩu đến tính ổn định của nền kinh tế: - Mức độ đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế được đo bằng tỷ lệ phần trăm của kim ngạch xuất khẩu trên GDP. - Phản ánh mức độ an toàn về tài chính của một quốc gia qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ nước ngoài trên giá trị xuất khẩu, đóng góp giá trị cuất khẩu vào dự trữ ngoại tệ. - Tỷ lệ giữa tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. 1.2.3.2. Bền vững về mặt xã hội Mức độ bền vững về xã hội của hoạt động xuất khẩu được đánh giá qua những đóng góp của xuất khẩu đối với con người, xã hội về công ăn việc làm, thu nhập, mức sống… Thứ nhất, mức độ góp phần vào xóa đói giảm nghèo: Nói đ ến xóa đói giảm nghèo đó là giảm tỷ lệ người thiếu ăn và nghèo khổ. Khi đã xuất khẩu hàng hóa tức là một cách tương đối trong nước đã đủ tiêu dùng. Ngoài ra, xuất khẩu đóng góp vào nguồn thu chính phủ để thực hiện các hoạt động phúc lợi xã hội dành cho người nghèo, giảm gánh nặng nghèo đói cho bản họ. Thứ hai, mức độ gia tăng việc làm từ việc mở rộng xuất khẩu: K hi mở rộng xuất khẩu tức là quy mô sản xuất hàng hóa tăng, nhu cầu sử dụng thêm lao động cho các hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa tăng lên. Với các
- nước đang phát triển như Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng có ưu thế về sử dụng nhiều lao động (nông sản, chế biến, dệt may,…), chính vì thế mở rộng quy mô sản xuất là tăng quy mô về lao động hạn chế thất nghiệp. Thứ ba, cải thiện thu nhập và đời sống cho người dân từ hoạt động xuất khẩu: X uất khẩu tạo nguồn thu cho các doanh nghiệp trả lương cho lao đ ộng của họ, như vậy thu nhập cao và ổ n định thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp. Xét sâu sa hơn hoạt động xuất khẩu đóng góp vào nguồn thu cho các địa phương cũng như cả nước, sử dụng nguồn thu đó vào các việc như xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp các dịch vụ xã hội… như vậy là đ ã góp phần cải thiện, nâng cao mức sống cho người dân. Thứ tư, mức độ quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe con người của hoạt động xuất khẩu: Đó là việc quan tâm đến sức khỏe, sự an toàn cho người sử dụng cũng như người lao động có liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Việc này phần lớn là do ý thức của doanh nghiệp, nhưng hiện nay người ta cũng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cho các mặt hàng xuất khẩu để việc bảo vệ sức khỏe cho con người mang tính ràng buộc hơn. Đ ể x uất khẩu các mặt hàng của mình, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng (HACCP), bảo vệ an toàn người lao động (SA 8000). Để đánh giá mức độ bền vững về xã hội cần tính tỷ trọng các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu áp dụng tiêu chuẩn này. Thứ năm, một tiêu chí để đánh giá xuất khẩu bề vững về mặt xã hội nữa là việc đảm bảo công bằng giữa các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu, sự phân chia lợi ích từ hoạt động xuất khẩu để tránh tình trạng thu nhập mất cân đối giữa các tầng lớp tham gia. Hoạt động xuất khẩu trải qua rất nhiều khâu dưới sự tham gia của nhiều đối tượng lao động : người sản xuất, doanh nghiệp thu mua, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp xuất khẩu… tùy thuộc vào mỗi loại hàng hóa và hình thức mua bán. Do trình độ
- lao động , trình độ quản lý mà lợi ích mỗi thành phần này đ ạt được là khác nhau. Và thực tế hiện nay nhưng người sản xuất là những người chịu thiệt thòi nhất, thu nhập được ít nhất. Xuất khẩu thực sự bền vững là phải đảm bảo được sự cân đối hài hòa việc phân chia lợi ích này. 1.2.3.3. Bền vững về mặt môi trường Đo tính bền vững về môi trường của hoạt động xuất khẩu thông qua các chỉ tiêu về môi trường sau: Một là, mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động xuất khẩu sinh ra: Con số này có thể khó đưa ra chính xác vì xuất khẩu chỉ là một trong rât nhiều ho ạt động gây tác động đến môi trường nhưng người ta vẫn tính toán được. Con người có thể tính toán rằng khi sản xuất ra một số lượng hàng hóa này để xuất khẩu nó thải ra môi trường những chất gì ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, không khí, các hệ sinh thái như thế nào. Hai là, mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động xuất khẩu : đó là sự duy trì các nguồn tài nguyên có thể tái tạo và mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo. khi mở rộng xuất khẩu một số lượng hàng hóa nào đó đã sử dụng bao nhiêu nguồn tài nguyên trong môi trường, vì nguồn tài nguyên còn ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng trong tương lai. Ba là, m ức độ các doanh nghiệp sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế: trong đó là việc áp dụng các biện pháp về bảo vệ môi trường ISO 14000, tỷ trọng các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này cũng đ ánh giá được phần nào mức độ quan tâm đến môi trường của các hoạt động xuất khẩu. Bốn là, mức độ đóng góp của xuất khẩu vào hoạt động bảo vệ môi trường về tài chính cũng như công nghệ. Hoạt động xuất khẩu đóng góp nguồn thu cho các hoạt động kinh tế, xã hội, mức độ đóng góp vào hoạt động
- bảo vệ môi trường thể hiện sự quan tâm cũng như ý thức của con người đến bảo vệ môi trường. N goài ra một yếu tố quan trọng đó là sự quản lý chính quyền các cấp quy định đối với các hoạt động xuất khẩu giảm thiểu tối đa các tác động có hại cho môi trường. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững 1.2.4.1. Các yếu tố quốc tế Phát triển bền vững nói chung hay xuất khẩu bền vững nói riêng không chỉ là vấn đền mang tính chất quốc gia mà mang tính toàn cầu phải được đặt trong tính bền vững của cả thế giới. Vì thế yếu tố quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu bền vững của một quốc gia. a) Tự do hóa thương mại Tích cực - Tự do hóa thương mại thúc đẩy hoạt động xuât khẩu của các nước, không chỉ tăng trưởng xuất khẩu mà nâng cao chất lượng tăng truoenrg xuất khẩu do chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ, cải thiện năng suất các yếu tố tổng hợp, tiếp cận công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cao, phân bổ nguồn lực hợp lý… - Tự do hóa thương mại ảnh hưởng đến xuất khẩu bền vững thông qua tắc động đến yếu tố xã hội: giúp con người có cơ hội tiếp cận đến những sản phẩm chất lượng cao, công nghệ hiện đại, chất lượng cuộc sống nâng cao; tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giảm đói nghèo. Tự do hóa thương mại đặt ra nhiều tiêu chuẩn quốc tế cho hàng hóa về bảo vệ người tiêu dùng và người lao động.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp "Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và phân tích tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Xí nghiệp may Minh Hà"
95 p | 1533 | 681
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty bánh kẹo Hải Châu
102 p | 607 | 261
-
Luận văn tốt nghiệp: "Phương hướng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh Công ty 20 - Tổng cục hậu cần"
82 p | 257 | 141
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
0 p | 120 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
116 p | 51 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Đảm bảo quyền của luật sư trong phiên tòa dân sự sơ thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk
102 p | 13 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của Chính phủ trong việc bảo đảm và thúc đẩy việc thực hiện quyền con người
95 p | 25 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục: Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ chính quy tại trường Đại học Bạc Liêu
95 p | 28 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
150 p | 39 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống: Công tác đảm bảo an ninh con người tại Công ty cổ phần Sông Đà 6
100 p | 25 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Bảo đảm quyền của bị hại dưới 18 tuổi trong các vụ án xâm phạm tình dục từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
86 p | 80 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
78 p | 40 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay
111 p | 26 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đảm bảo sinh kế bề vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đẵ Nẵng
125 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
124 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Giải pháp đảm bảo các kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Lao động – Xã hội được ứng dụng vào thực tiễn
19 p | 67 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Đề xuất giải pháp thi công đảm bảo tiến độ xây dựng công trình Bê tông thuộc dự án xây dựng công trình nhà máy thủy điện Hoa Thám – tỉnh Cao Bằng
99 p | 26 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đảm bảo sinh kế bền vừng cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
125 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn