intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về di sản văn hoá Việt Nam đáp ứng yêu cầu về quản lý, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ -------/------- ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN NGUYÊN HẢI PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ -------/------- ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN NGUYÊN HẢI PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯƠNG THANH CƯỜNG HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Pháp luật về Di sản văn hoá ở Việt Nam hiện nay là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lương Thanh Cường. Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã kế thừa nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước, các số liệu, kết quả, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng, trung thực. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2018 Tác giả Trần Nguyên Hải
  4. LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lương Thanh Cường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành tốt luận văn này. Tác giả trân trọng cảm ơn đến các thầy, cô Khoa Sau đại học, Ban Giám đốc của Học viện Hành chính Quốc gia; Cục Di sản văn hóa, Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và khảo sát nghiên cứu tổng hợp dữ liệu để tôi hoàn luận văn này. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2018 Tác giả Trần Nguyên Hải
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng kinh tế Asian CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ICOM Hội đồng Bảo tàng quốc tế ICOMOS Hội đồng quốc tế các di tích và di chỉ ICCROM Trung tâm quốc tế về nghiên cứu bảo tồn và bảo quản các tài sản văn hóa INTERPOL Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế CIC Ủy ban điều phối quốc tế MOW Chương trình Ký ức thế giới MOWCAP Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Nxb Nhà xuất bản TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Tr Trang UBND Ủy ban nhân dân UNIDROIT Viện quốc tế về nhất thể hóa pháp luật tư UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc TTP Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái bình dương WTO Tổ chức Thương mại thế giới WCO Tổ chức Hải quan thế giới VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch TS. Tiến sĩ GS.TS. Giáo sư, tiến sĩ PGS.TS. Phó Giáo sư. Tiến sĩ GS.TSKH. Giáo sư, tiến sĩ khoa học
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT DI SẢN VĂN HÓA............................................................................................................... 8 1.1. Tổng quan về di sản văn hóa ................................................................... 8 1.1.1. Quan niệm chung về di sản văn hóa...................................................... 8 1.1.2. Phân loại di sản văn hóa ..................................................................... 10 1.2. Pháp luật về di sản văn hóa.................................................................... 11 1.2.1. Quan niệm pháp luật về di sản văn hóa ............................................... 11 1.2.2. Nội dung chủ yếu của pháp luật về di sản văn hóa .............................. 14 1.2.3. Ý nghĩa của pháp luật về di sản văn hóa ............................................. 17 1.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về di sản văn hóa ............................. 22 1.3.1. Nhu cầu bảo tồn, khai thác các giá trị di sản văn hóa .......................... 22 1.3.2. Năng lực quản lý nhà nước về di sản văn hóa ..................................... 25 1.3.3. Hội nhập quốc tế................................................................................. 29 Tiểu kết Chương 1........................................................................................ 35 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM ............................................................................................................ 36 2.1. Khái quát về di sản văn hóa Việt Nam ................................................... 36 2.1.1. Tổng quan về di sản văn hóa Việt Nam .............................................. 36 2.1.2. Vị trí, vai trò của di sản văn hóa Việt Nam ......................................... 40 2.2. Tình hình pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay .................. 44 2.2.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa ..................... 44 2.2.2 Tình hình thực thi pháp luật về di sản văn hóa ..................................... 48 2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật về di sản văn hóa .................................... 53 2.3.1. Kết quả đạt được................................................................................. 53
  7. 2.3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân ........................................................ 54 Tiểu kết Chương 2........................................................................................ 58 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM ............... 59 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa Việt Nam .......... 59 3.1.1. Tạo lập môi trường pháp lý đầy đủ trong bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa ............................................................................................................... 59 3.1.2. Bảo đảm ứng xử với di sản văn hóa nghiêm túc, thận trọng ................ 65 3.2 Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về di sản văn hóa ...................... 67 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật di sản văn hóa .................................... 67 3.2.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về di sản văn hóa ................... 74 Tiểu kết Chương 3........................................................................................ 82 KẾT LUẬN.................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87 PHỤ LỤC
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 9 tháng 6 năm 2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành TW Đảng đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu bền vững phát triển đất nước. Nghị quyết đã đưa ra nhiều quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó có nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Ngày 04 tháng 4 năm 2016, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 01- KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa XI về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Theo đó, Bộ Chính trị xác định nội dung định hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật về văn hóa, thể thao, dân tộc, dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới và chính sách xã hội; luật hóa chính sách tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm cho các tôn giáo, tín ngưỡng phát triển lành mạnh, đồng thời ngăn chặn việc lợi dụng để kích động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc; hoàn thiện pháp luật về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa... là một trong sáu nội dung định hướng của việc tiếp tục tổ chức thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Để thực hiện định hướng này, Kết luận số 01KL/TW chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng các bộ, ngành ở Trung ương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực bộ, ngành quản lý phù hợp với định hướng và của Nghị quyết 48-NQ/TW và Kết luận 01KL/TW. Trong thời gian qua, nhất là sau khi Hiến pháp 2013 đã được triển khai trong thực tiễn, Quốc hội đã ban hành nhiều luật về các lĩnh vực khác nhau, 1
  9. đặc biệt là các luật cơ bản như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... Có thể nói công tác xây dựng Luật, Pháp lệnh đã đạt được những kết quả khá tốt, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi pháp luật ở từng lĩnh vực khác cần được rà soát, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật nói chung, để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với tinh thần của Hiến pháp và các đạo luật chung. Trong những năm qua, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa Việt Nam - một kho tàng di sản/tài sản văn hóa vô cùng đồ sộ, phong phú và đa dạng. Từ khi Luật di sản văn hoá có hiệu lực và đi vào thực hiện năm 2001, trong quá trình đưa Luật Di sản văn hoá, công tác quản lý nhà nước đối với di sản văn hoá đã nảy sinh một số vấn đề bất cập như: Nhận thức về giá trị di sản văn hóa của xã hội chưa thật sâu sắc và toàn diện, ý thức pháp luật chưa cao, vì thế còn xảy ra hiện tượng vi phạm. Thực tiễn, kinh nghiệm công tác quản lý di sản văn ở Việt Nam cũng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ. Hoàn cảnh khó khăn của đất nước đã ảnh hưởng đến công việc của các nhà nghiên cứu. Trong hoạt động bảo vệ di sản văn hóa, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở khoa học và nhất là thiếu một đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cùng với sự nhận thức muộn màng, sự vận dụng một cách máy móc và cứng nhắc những khái niệm và biện pháp bảo vệ đối với di sản văn hóa, làm cho quá trình bảo vệ di sản văn hóa ở Việt Nam một thời gian dài bị hạn chế, lúng túng và thiếu hiệu quả, mất rất nhiều thời gian, công sức, dẫn đến những ý kiến trái chiều và lúng túng khi xác định biện pháp cụ thể để bảo vệ di sản. Chúng ta chưa chủ động nghiên cứu đề xuất những giải pháp hữu hiệu để xử 2
  10. lý tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, gây ra những bức xúc trong dư luận xã hội… Một vấn đề vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn, cũng rất cần được quan tâm, đó là: hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), tham gia ký kết TPP, AEC và các điều ước quốc tế khác về nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó hệ thống pháp luật về di sản văn hóa cần có sự đánh giá tổng thể để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, từng bước hoàn thiện nhằm bảo đảm phù hợp, tương thích và chủ động thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế. Với những nhận thức trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài Pháp luật về Di sản văn hoá ở Việt Nam hiện nay cho luận văn tốt nghiệp cao học Luật Hiến pháp và Luật Hành chính để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 theo Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị thì việc nghiên cứu toàn diện về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa là một trong những vấn đề mang tính cấp thiết. Mặt khác, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một công tác có tổ chức có định hướng, chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa ở trung ương và địa phương, những cán bộ công tác về văn hóa nghệ thuật… tiến hành với mục đích nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa góp phần xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa, nhất là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi 3
  11. mới và gia nhập các công ước quốc tế. Các công trình đã được nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau về di sản văn hóa, như : Luận án tiến sĩ “Quản lý di sản thế giới ở Việt Nam (qua trường hợp Di tích Cố đô Huế và Đô thị cổ Hội An) ” của TS. Trịnh Ngọc Chung, 2017. Luận án tiến sĩ “Di sản tư liệu ở Việt Nam - vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị (trường hợp các di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới được UNESCO ghi danh)” của TS. Phạm Thị Khánh Ngân, 2017. Sách : “Một con đường tiếp cận Di sản văn hóa” (2010-2017) tập hợp các bài viết được công bố trên tạp chí Di sản văn hóa của các nhà khoa học, nhà quản lý, các cộng tác viên của Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL. Đề tài khoa học cấp Bộ VHTTDL “Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế”, Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thế Hùng, 2013. Đề tài khoa học cấp Bộ VHTTDL“Xây dưng cơ chế chính sách và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là di sản thế giới”, Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Trương Quốc Bình, 2014. Tập tài liệu hội thảo khoa học : “Di sản văn hoá với chiến lược phát triển bền vững” của Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL, 2017. Luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập”, Thạc sĩ Trịnh Ngọc Chung, 2008. Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”, Thạc sĩ Đoàn Quỳnh Dung, 2012. Trong các công trình trên, các tác giả nhấn mạnh đến các khía cạnh khác nhau của việc quản lý di sản, từ những bất cập, khó khăn, đến những thuận lợi trong quá trình quản lý; nêu ra nhiều vấn đề cơ bản cả về lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa ở nhiều góc độ khác nhau: các vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu và bảo tồn di sản văn 4
  12. hóa, quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa một cách khái lược hoặc đề cập tới việc quản lý cụ thể đối với di tích lịch sử văn hóa, vấn đề quản lý về lễ hội, hay một truyền thống văn hóa dân gian một địa phương cụ thể… Tuy nhiên, có thể thấy rằng, cho đến nay vẫn còn thiếu đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về pháp luật liên quan đến hoạt động bảo tồn di sản văn hóa để kiến nghị việc hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này. Do vậy, luận văn này nhằm mục tiêu bước đầu nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về “Pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay”. Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quí giá được tham khảo trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về di sản văn hoá Việt Nam đáp ứng yêu cầu về quản lý, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây : - Phân tích và làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về di sản văn hóa. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng của pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam. - Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện, bảo đảm thực hiện pháp luật di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về di sản văn hoá ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 5
  13. - Về không gian, thời gian: Luận văn nghiên cứu, đánh giá những quy phạm pháp luật về di sản văn hóa trong khoảng thời gian từ năm 2001 - năm ra đời Luật di sản văn hoá cho đến tháng 12 năm 2017. - Về nội dung: Luận văn khái quát những vấn đề lý luận về pháp luật di sản văn hóa; Đánh giá thực trạng pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam, từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật về văn hóa; quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quản lý, phát triển văn hóa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được xây dựng dực trên việc sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập, lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong luận văn từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, kế thừa số liệu của các đơn vị chuyên ngành hang năm. Số liệu thu thập được là nền tảng, tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Được sử dụng trong suốt quá trình, phân tích đánh giá các nội dung của luận văn như các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; các yếu tố tác động chủ quan và khách quan; thực trạng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực di sản văn hóa và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 6
  14. - Phương pháp dự báo, phỏng vấn chuyên gia: Được áp dụng để nghiên cứu dự báo các yếu tố khách quan và chủ quan, những tác động của kinh tế, xã hội đến việc xây dựng, ban hành và thực thi văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa; phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm về chuyên môn và pháp lý. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay và đặc thù của lĩnh vực di sản văn hóa thì phương pháp này là cần thiết và hiệu quả. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần bổ sung lý luận về pháp luật di sản văn hoá Việt Nam hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết luận của luận văn có giá trị tham khảo trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa, có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về pháp luật di sản văn hóa Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 Chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật di sản văn hóa Chương 2: Thực trạng pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện pháp luật về di sản văn hóa ở Việt Nam 7
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT DI SẢN VĂN HÓA 1.1. Tổng quan về di sản văn hóa 1.1.1. Quan niệm chung về di sản văn hóa Di sản văn hóa luôn là một vấn đề được thế giới và Việt Nam quan tâm, chú trọng trong tiến trình phát triển văn hóa, kinh tế và xã hội nói chung. Di sản văn hóa hình thành từ sự sáng tạo của con người, có giá trị trên nhiều lĩnh vực, lưu truyền qua nhiều thế hệ, được thế giới ghi nhận; là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và của cả nhân loại. Di sản văn hóa theo văn kiện được Đại hội đồng quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS) lần thứ 11 ở Bungari tháng 10 năm 1996 phê chuẩn: “Di sản văn hóa là để chỉ những di tích và những di chỉ có giá trị di sản, tạo thành môi trường lịch sử hoặc môi trường xây dựng” Xuất phát từ hai định nghĩa cốt lõi: Một là của UNESCO – Tổ chức có uy tín trên thế giới về Văn hóa, Giáo dục và khoa học; hai là, định nghĩa từ Luật di sản văn hóa Việt Nam, để trao đổi quan điểm, nhận thức về di sản văn hóa theo hướng tiếp cận hiện đại. Theo UNESCO, “Văn hóa là tổng thể sống động sáng tạo của con người diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện đại. Qua hàng thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành một hệ thống các giá trị truyền thống, thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa vào đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” Theo Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO năm 1972 (Công ước 1972) là Công ước đầu tiên đưa ra định nghĩa, tiêu chí bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Đến năm 1992, Ủy ban di sản thế giới mới bổ sung và đưa ra khái niệm di sản 8
  16. hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản. Theo báo cáo của UNESCO năm 2015, đã có 1.031 di sản, thuộc 163 quốc gia tham gia Công ước Di sản Thế giới 1972 được ghi danh là Di sản Thế giới (802 di sản văn hóa, 197 di sản thiên nhiên, 32 di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên). Tại điều 1 của Công ước về bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới năm 1972 của UNESCO, di sản văn hoá được hiểu là: các di tích, các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội hoạ, các yếu tố hoặc các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, các dấu khắc, các nơi cư trú hang động và tổ hợp các đặc điểm có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hay khoa học. Trong quá trình triển khai hoàn thiện Công ước 1972, một số quốc gia đã manh nha xuất hiện một khái niệm di sản văn hóa mới: luật pháp Nhật Bản và Hàn Quốc đã quy định các tập quán “truyền thống” là “sản phẩm văn hóa” (Bourdier 1993, Ogino 1995, Jongsung 2003). Tại châu Âu, từ những năm 1980, các hình thức thể hiện của di sản đã chịu ảnh hưởng của các phạm trù như “di sản dân tộc học” ở Pháp (Chiva 1990, Fabre 1997) hay “tài sản văn hóa dân gian - dân tộc học - nhân học” ở Ý (beni demoetnoantropologici) (Tucci 2005, Bravo; Tucci 2006). Nhằm phát huy Công ước 1972 và dung hòa với loại hình di sản văn hóa đang hình thành, Chương trình Kiệt tác của nhân loại được khởi xướng, và 30 năm sau, Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO năm 2003 (Công ước 2003) chính thức ra đời, là một bước tiến mới về tư duy của nhân loại trong nhận thức, phương pháp tiếp cận và nhận diện cũng như hướng đến mục tiêu chung là bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể - bộ phận quan trọng cấu thành kho tàng di sản văn hóa của nhân loại. 9
  17. Năm 2001, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành Luật Di sản văn hóa, đến năm 2009, tiếp tục thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa khẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Điều 1, Luật Di sản văn hóa quy định: “Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Từ hai định nghĩa then chốt nêu trên, cho ta thấy những nét đặc trưng cơ bản của di sản văn hóa là phản ánh khả năng sáng tạo của con người trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, được lưu truyền, chọn lọc, tích hợp hàm chứa những giá trị quý giá về lịch sử, văn hóa và khoa học; Di sản văn hóa đến từ quá khứ, nhưng mang hơi thở của thời đại, trở thành một phần hữu cơ của đời sống đương đại. 1.1.2. Phân loại di sản văn hóa Di sản văn hóa hình thành từ sự sáng tạo của con người, có giá trị trên nhiều lĩnh vực, lưu truyền qua nhiều thế hệ, được thế giới ghi nhận gồm di sản văn hóa vật thể, di sản văn phi vật thể. - Di sản văn hoá vật thể Luật di sản văn hoá năm 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009 định nghĩa: “Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”. - Di sản văn hoá phi vật thể Theo điều 2 Công ước về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể năm 2003 của UNESCO: “Di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình 10
  18. thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hoá của họ”. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá năm 2009 định nghĩa: “Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”. Tuy vậy, xét đến cùng, rất khó phân tách thật rạch ròi giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, bởi không thể một di sản văn hóa vật thể nào lại không hàm chứa tri thức, kinh nghiệm, tinh thần và dấu ấn của chủ nhân sáng tạo, đồng thời cũng không một di sản văn hóa phi vật thể nào lại không chứa đựng và biểu hiện thông qua một cái vỏ vật chất cụ thể - mà cái vỏ vật chất cao cấp nhất, đặc biệt nhất chính là con người. Cho nên, điều lý thú được rút ra là, con người cũng chính là một di sản văn hóa, với ý nghĩa (con người) vừa là chủ thể (sáng tạo ra văn hóa), vừa là khách thể (văn hóa nhào nặn ra nhân cách con người) của văn hóa. Theo đó, “trong đời sống xã hội, mỗi hành xử của con người được coi như một lựa chọn, trong đó ẩn dấu một động cơ giá trị. Và, mỗi sản phẩm văn hóa được tạo ra đều chứa đựng một giá trị xã hội nào đó. Vì thế, có thể xem toàn bộ những tạo phẩm do hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ cũng như hiện tại làm ra được biểu hiện như là hình thức ngoại hiện của văn hóa, còn tổng giá trị xã hội chứa đựng trong các tạo phẩm ấy (cả vật thể và phi vật thể) trở thành nội dung tinh thần của văn hóa. 1.2. Pháp luật về di sản văn hóa 1.2.1. Quan niệm pháp luật về di sản văn hóa 11
  19. Pháp luật Việt Nam là hệ thống pháp luật thành văn, bao gồm tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành thống nhất. Pháp luật về di sản văn hóa là một "mảng" nội dung của hệ thống pháp luật có mối liên hệ và thống nhất với các quy định khác trong hệ thống pháp luật. Pháp luật về di sản văn hóa đã được chú trọng ngay từ sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: Nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới; Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh 65 về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Có thể xem đây là văn bản quy pháp luật đầu tiên với vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Kể từ thời điểm đó đến nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hay trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm “gắn kết cộng đồng dân tộc’ và làm “cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa”. Trên cơ sở Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Luật Di sản văn hóa 2001 được ban hành, tiếp đó đến 2009 là Luật sửa đổi bổ sung Luật di sản văn hóa năm 2009 chính là khung pháp lý quan trọng, thể hiện quan điểm pháp luật chính thức của nhà nước Việt Nam đối với di sản văn hóa. Khi nghiên cứu pháp luật về di sản văn hóa có thể thấy pháp luật về di sản văn hóa là tổng thể các quy định do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực di sản văn hóa. Có nhiều cách thức thể hiện khác nhau các quy định pháp luật về di sản 12
  20. văn hóa, nhưng phổ biến nhất hiện nay là các quy định chung, các quy định có tính nguyên tắc, quy định về chủ trương được định ra trong nội dung của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật di sản văn hóa, Luật giáo dục, Luật du lịch, Luật xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh thư viện… Các quy định về hình thức, thủ tục thực hiện, thẩm quyền được quy định cụ thể trong văn bản riêng, thường là văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, như: quy định chi tết thi hành một số điều của Luật dỉ sản văn hoá và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa (Nghị định số 98/2010/NĐ-CP), quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể (Nghị định số 62/2014/NĐ-CP); Có quy định một hoặc một nhóm vấn đề về di sản văn hóa được quy định trong văn bản riêng như : quy định về nội dung khoa học để xếp hạng di tích lịch sử-văn hoá và danh lam thắng cảnh (Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL); kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL). Luật di sản văn hóa được coi là nguồn “gốc” về khái niệm di sản văn hóa. Tuy nhiên, do tính đa dạng của di sản văn hóa, các văn bản pháp luật khác lại thể hiện các quan điểm, biện pháp thực hiện bảo tồn và phát huy mỗi loại hình theo mỗi lĩnh vực khác nhau, nó có mối quan hệ ràng buộc, liên kết chặt chẽ với nhau. Trước hết, pháp luật về di sản văn hóa có mối liên hệ mật thiết với các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động quản lý hành chính. Xét về tính chất các vấn đề về di sản văn hóa là những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nên quy định về từng loại hình, biện pháp cụ thể phải đảm bảo phù hợp với hoạt động quản lý có liên quan đến vấn đề đó. Hơn nữa, Nhà nước cũng phải thực hiện quản lý đối với bản thân các loại hình di sản văn hóa - Quy định thẩm quyền, nội dung quản lý nhà nước với di sản văn hóa. Vậy các quy định 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2