Luận văn: Giải pháp kiểm soát vốn thực sự hiệu quả trong sự hài hòa với những mục tiêu còn lại của “tam giác bất khả thi”
lượt xem 11
download
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ra đời cùng với việc thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 khởi xướng. Một năm sau đó, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý cho thu hút đầu tư nước ngoài. Đạo luật này đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và thu được kết quả khả quan. Ngày 7/11/2006, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp kiểm soát vốn thực sự hiệu quả trong sự hài hòa với những mục tiêu còn lại của “tam giác bất khả thi”
- Luận văn Giải pháp kiểm soát vốn thực sự hiệu quả trong sự hài hòa với những mục tiêu còn lại của “tam giác bất khả thi”
- 1 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: KIỂM SOÁT VỐN NHẰM NGĂN CHẶN SỰ ĐẢO NGƯỢC DÒNG VỐN CỦA CÁC QUỐC GIA ....................................................................... 2 1.Mục tiêu chung của việc kiểm soát vốn ............................................................ 2 2.Lý thuyết về kiểm soát vốn ............................................................................... 5 Khái niệm ............................................................................................................. 5 Các hình thức kiểm soát vốn ................................................................................ 6 Các lý do kiểm soát vốn ........................................................................................ 6 Mặt trái của kiểm soát vốn.................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT VỐN CỦA “NGƯỜI KHỔNG LỒ TRUNG QUỐC„ ....................................................................................................... 8 1.Kinh nghiệm thế giới về kiểm soát vốn ............................................................ 8 2.Kinh nghiệm kiểm soát vốn của „Người khổng lồ Trung Quốc“ .................... 9 Phân khúc thị trường theo từng loại nhà đầu tư .................................................. 9 Cấp chứng nhận các nhà đầu tư đủ tư cách (QFIIs) và ban hành các quy định dành cho QFIIs .......................................................................................................... 12 Giải pháp hỗ trợ cho việc kiềm soát dòng vốn FPI ở Trung Quốc – Đầu tư ra nước ngoài 15
- 2 CHƯƠNG 3: VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT VỐN TRONG THỜI GIAN QUA? NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LÊN DÒNG VỐN FPI........................................................................................................ 16 1.Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO ................................................ 16 2.Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO .................................................... 19 2.1.Những ràng buộc của Việt Nam khi gia nhập WTO về đầu tư gián tiếp nước ngoài .................................................................................. 19 2.2.Các biện pháp kiểm soát của Chính phủ ............................................. 20 2.2.1. Các biện pháp hành chính ................................................... 20 2.2.2. Can thiệp vô hiệu hóa.......................................................... 24 3. Đánh giá hiệu quả kiểm soát vốn ở Việt Nam trong thời gian qua .................... 27 3.1.Thành tựu ........................................................................................... 27 3.2.Hạn chế ............................................................................................... 28 CHƯƠNG 4: GÓI GIẢI PHÁP TỰ DO HÓA CÓ KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG NGỪA ĐỐI VỚI DÒNG VỐN FPI ....................................................................................... 30 1.Nới lỏng các giải pháp hành chính ................................................................... 30 Nới lỏng tỷ lệ về vốn cổ phần do cổ đông nước ngoài nắm giữ ............................ 30 Mở rộng ngành nghề được phép bán cổ phần cho nhà ĐTNN ............................ 34 2.Đề xuất giải pháp thị trường mới ..................................................................... 35 . Triển khai giao dịch cổ phiếu bằng ngoại tệ ................................................. 35 3.Các giải pháp hỗ trợ khác ................................................................................ 36 Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài........................................................................... 36 Tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) .......................................... 38 Nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá hối đoái ............................................................ 42 4.Các giải pháp phòng ngừa ................................................................................ 43 Gia tăng dự trữ ngoại hối ..................................................................................... 43 Ngăn ngừa tình trạng Đôla hóa ........................................................................... 46 Nâng cao vị thế đồng Việt Nam- Tăng cường khả năng chuyển đổi hoàn toàn đồng nội tệ .. 47
- 3 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 50 PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Những lý luận cơ bản về đầu tư gián tiếp nước ngoài PHỤ LỤC 2: Thực trạng thu hút FPI ở Việt Nam trong thời gian qua PHỤ LỤC 3: Kiểm định kiểm soát vốn tại Việt Nam bằng Lý thuyết ngang giá sức mua PPP PHỤ LỤC 4: Danh mục các ngành nghề cho phép người nước ngoài mua cổ phần PHỤ LỤC 5: Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài PHỤ LỤC 6: Danh mục những ngành nghề, lĩnh vực nhà nước nắm giữ 100% vốn
- 4 DANH MỤC BẢNG BẢNG 1.1: Độ dài và mức độ ảnh hưởng sâu rộng của các cuộc khủng hoảng ............ 5 BẢNG 4.1: Hệ thống các tiêu chí của tổ chức VAFI về tỷ lệ đầu tư của nhà ĐTNN vào lĩnh vực ngân hàng ....................................................................... 32 BẢNG 4.2: Tình hình đô la hóa ở Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2006 ..................... 46
- 5 DANH MỤC HÌNH HÌNH 1.1: Đánh giá rủi ro kinh tế toàn cầu trong giai đoạn năm 1998- 2006 .............. 3 HÌNH 3.1: So sánh quy mô giao dịch trên TTCK Việt Nam năm 2005 và 2006 .......... 18 HÌNH 3.2: Lãi suất VNIBOR qua đêm tháng 2/2008 .................................................. 26 HÌNH 3.3: Thành phần các luồng vốn vào VN từ năm 1996 đến năm 2003 ................. 28 HÌNH 4.1: Tình hình đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1991- 2007 ................ 36 HÌNH 4.2: Đầu tư ra nước ngoài theo quốc gia ở Việt Nam từ năm 1991- 2007 .......... 36 HÌNH 4.3: Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành ở Việt Nam từ năm 1991- 2007 ..... 37 HÌNH 4.4: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực tính đến tháng 12/2007 .......................................................................... 44
- 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Alternative Investment Market- Sàn chứng khoán thứ cấp AIM : AUM : Assets under Management Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc CSRC : ĐTNN Đầu tư nước ngoài : ĐTRNN Đầu tư ra nước ngoài : Foreign Direct Investment- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI : Foreign Portfo lio Investment- Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI : Quỹ tiền tệ thế giới IMF : Ngân hàng nhà nước NHNN : Ngân hàng trung ương NHTW : Power Purcharsing Parity- Lý thuyết Ngang giá lãi suất PPP : PBOC : Ngân hàng nhân dân Trung Hoa Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ tiêu chuẩn QFII : Cách gọi khác của đồng Nhân dân tệ RMB : Cơ quan quản lý ngoại hối nhà nước của Trung Quốc SAFE : Thị trường chứng khoán TTCK :
- 7 Ủy ban chứng khoán nhà nước UBCKNN : Đồng Đôla Mỹ USD : Đồng Việt Nam VND : World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới WTO :
- 8 PHAÀN MÔÛ ÑAÀU Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ra đời cùng với việc thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế do Đại hội đại biểu to àn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 khởi xướng. Một năm sau đó, Quốc hội khóa VIII đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý cho thu hút đầu t ư nước ngoài. Đạo luật này đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và thu được kết quả khả quan. Ngày 7/11/2006, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới là một trong những khởi đầu quan trọng của quá trình thực hiện chính sách chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Gia nhập WTO đã mở ra cho nước ta những cơ hội mới, cùng với những thách thức gay gắt, tác động sâu rộng đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Đồng thời, cùng với sự bùng nổ của Thị trường chứng khoán, Việt Nam trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài và các qu ỹ đầu tư trên thế giới. Tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức và khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm với sự đóng góp không nhỏ của dòng vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có vốn đầu tư gián tiếp FPI. Tuy nhiên, do chưa nhận thức đầy đủ vai trò, lợi ích cũng như quá e ngại những rủi ro mà dòng vốn này có thể mang lại, bằng những biện pháp kiểm soát vốn gắt gao, Chính phủ đ ã giới hạn dòng chảy vào và ra của vốn FPI trước sự tiếc nuối của các nhà đầu tư nước ngoài lẫn sự mong chờ một thị trường chứng khoán phát triển của các nhà đầu tư trong nước. Với những kinh nghiệm quý báu có được trong việc thực hiện thu hút đầu t ư nước ngoài sau hơn 20 năm đổi mới, với thế và lực mới của đất nước sau khi gia nhập WTO, làm thế nào để dòng vốn FPI phát huy hơn nữa vai trò tích cực đối với nền kinh tế nhưng vẫn tránh được những đổ vỡ là công việc hết sức cấp bách và quan trọng hiện nay. Trong đề tài này, chúng tôi có nghiên cứu những biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc và những thành công mà Trung Quốc đã đạt được trong việc vừa thu hút vừa kiểm soát dòng vốn FPI trong thời gian qua, đặc biệt là từ sau khi TTCK Trung Quốc bùng nổ. Mục đích của việc nghiên cứu này là để tìm ra gói giải pháp kiểm soát vốn thực sự hiệu quả trong sự hài hòa với những mục tiêu còn lại của “tam giác bất khả thi”, giúp Việt Nam có thể tiếp cận dòng vốn toàn cầu nhưng tránh được nguy hiểm.
- 9 PHAÀN NOÄI DUNG CHƯƠNG 1: KIỂM SOÁT VỐN NHẰM NGĂN CHẶN SỰ ĐẢO NGƯỢC DÒNG VỐN CỦA CÁC QUỐC GIA 1. MỤC TIÊU CHUNG CỦA VIỆC KIỂM SOÁT VỐN Một lập luận cơ bản nói rằng một quốc gia không nên kiểm soát các tài khoản vốn, điều đó tương tự như một lập luận ủng hộ cho việc tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ. Cũng như lời lập luận của Stanley Fischer (1998), sự dịch chuyển dòng vốn một cách tự do sẽ giúp dễ dàng phân bổ nguồn tiền nhàn rỗi trên thế giới một cách hiệu quả và dẫn những nguồn tiền nhàn rỗi này đến những nơi sử dụng thiết thực nhất, từ đó là gia tăng sự tăng trưởng kinh tế và phúc lợi. Nói một cách dễ hiểu hơn, sự dịch chuyển vốn tự do sẽ: (1) Gia tăng phúc lợi cho người tiêu dùng thông qua việc cung cấp nhiều cơ hội đầu tư mang tính quốc tế hơn; (2) Mở ra nhiều cơ hội cho sự đa dạng hóa danh mục và do đó cung cấp cho các nhà đầu tư ở những nước công nghiệp lẫn ở các nước đang phát triển khả năng đạt được một tỷ suất sinh lợi cao tương ứng với rủi ro cao; Ngoài ra, Cooper (1998) còn đưa thêm ba lý do khác cho việc tự do hóa dòng vốn. Thứ nhất, mỗi cá nhân nên được tự do tùy ý quyết định tài sản và thu nhập của chính mình sao cho họ thấy phù hợp, miễn là điếu đó không làm tổn hại đến người khác. Lý do thứ hai là các rào cản ngăn cấm các dòng vốn tự do sẽ không còn hiệu lực nữa. Trong các thị trường tài chính hiện đại, các công cụ t ài chính đều có thể thay thế được và các thị trường khả năng tránh được những sự kiểm soát vốn. Lý do thứ ba kiểm soát vốn làm phát sinh sự thiên vị, hối lộ và tham nhũng. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng tài chính, đặc biệt là cuộc khủng hoảng t ài chính Đông Á, ngày càng có nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi và nhiều nước đang phát triển đang mất đi sự tin t ưởng vào sự tồn tại của thị trường tự do.
- 10 HÌNH 1.1: Đánh giá rủi ro kinh tế toàn cầu trong giai đoạn năm 1998 đến năm 2006 2700 2200 1700 1200 700 200 01.01.98 01.05.98 01.09.98 01.01.99 01.05.99 01.09.99 01.01.00 01.05.00 01.09.00 01.01.01 01.05.01 01.09.01 01.01.02 01.05.02 01.09.02 01.01.03 01.05.03 01.09.03 01.01.04 01.05.04 01.09.04 01.01.05 01.05.05 01.09.05 01.01.06 -300 Asia Latin America Central- and Eastern Europe EMBI Global Nhiều nhà kinh tế và cơ quan Nhà nước đã lưu ý rằng không có sự tương đồng giữa tự do hóa thương mại và tự do hóa tài khoản vốn. Những bất lợi của sự dịch chuyển vốn tự do được thể hiện ở những điểm sau: (1) Sự dịch chuyển vốn tự do lấy đi quyền tự chủ trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến tiền tệ của một nước khi nước đó áp dụng chế độ tỷ giá cố định. (2) Một khi vị thế đối ngoại của một nền kinh tế hoặc là các chỉ số kinh tế vĩ mô trở nên tồi tệ hơn thì các dòng vốn tự do có thể sẽ gây nên làn sóng đầu cơ, kéo theo phía sau là một cuộc khủng hoảng tiền tệ hoặc thậm chí là cuộc khủng hoảng tài chính.
- 11 Tự do hoá tài khoản vốn đối với các Hệ thống tài chính yếu: Tự do hoá tài khoản vốn Tăng lượng vốn (ngắn hạn) vào Phân bổ không đúng các nguồn t ài chính Đánh mất sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế Sự dừng lại đột ngột của dòng vốn vào và đảo ngược dòng vốn Khủng hoảng tài chính (3) Sau khi tự do hóa tài khoản vốn, các dòng vốn vào quá mức cũng sẽ gây ra tổng cầu nội địa quá mức và tạo ra các mức độ giá cả cao hơn. Việc này làm tăng giá trị của tỷ giá hối đoái thực và do đó làm triệt tiêu tính cạnh tranh của xuất nhập khẩu. (4) Ở các nền kinh tế mới nổi và ở các nước đang phát triển, do các thị trường tài chính nội địa còn kém phát triển và do có sự giám sát nên các dòng vốn tự do có xu hướng mang tính đầu cơ. Điều này lại gây hại cho sự ổn định và phát triển của thị trường tài chính trong nước. (5) Do sự bảo hộ không phù hợp những của cải mang tính cá nhân hoặc do các thị trường tài chính trong nước còn kém phát triển nên sự tự do hóa dòng vốn có xu hướng gây ra hiện tượng đảo ngược, làm giảm sự tích lũy vốn trong nước và sự tăng trưởng kinh tế. Một số cuộc khủng hoảng gần đây ở các nền kinh tế thị trường mới nổi: • Mehico 1994- 1995 • Châu Á 1997 • Nga 1998 • Brazil 1998- 1999 Thổ Nhĩ Kỳ 2000- 2001 •
- 12 • Achentina 2001- 2002 BẢNG 1.1: Độ dài và mức độ ảnh hưởng sâu rộng của các cuộc khủng hoảng Độ dài trung bình Luỹ kế Mức độ giảm (tính theo năm) của GDP (%) Khủng hoảng tiền tệ 2.1 5.9 Khủng hoảng ngân hàng 2.6 6.2 Khủng hoảng t iền tệ và ngân 3.8 18.6 hàng Tất cả các cuộc khủng hoảng 2.5 8.3 (Nguồn: Số liệu của 56 quốc gia trong khoảng thời gian 1973 – 97- Bordo, Eichengreen, Klingebiel, Martinez-Peria (2001) Economic Policy, April 2001) Cả trong lý thuyết và thực tiễn, sự dịch chuyển dòng vốn tự do dường như là một con dao hai lưỡi. Một mặt nó giúp cải thiện phúc lợi của nền kinh tế. Mặt khác nó rất nguy hiểm – đặc biệt đối với những ai chưa được chuẩn bị đầy đủ. Những lý thuyết và bằng chứng hầu như không thể quyết định một cách chính xác là sự dịch chuyển vốn tự do là tốt hay xấu. Do đó, không có sự dịch chuyển vốn nào tự do hoàn toàn hoặc rào cản nào hoàn toàn cản trở sự dịch chuyển dòng vốn trong thực tế. Định nghĩa mục đích kiểm soát vốn có lẽ là quá ngắn gọn, một định nghĩa mang tính thực tiễn hơn đó là các mục tiêu của kiểm soát vốn thì tương tự với mục tiêu của các chính sách vĩ mô khác, hướng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì sự tăng trưởng kinh tế. Sự ổn định kinh tế vĩ mô bao gồm lạm phát thấp, tạo ra việc làm đầy đủ cho người dân và duy trì vị thế đối ngoại. Sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sự tích lũy vốn và sự phân bổ nguồn lực hiệu quả. V ì thế, chúng ta cũng có thể định nghĩa mục tiêu của kiểm soát vốn là lạm phát thấp, công ăn việc làm đầy đủ, duy trì vị thế đối ngoại và phân bổ nguồn lực hiệu quả. 2. LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT VỐN Khái niệm Kiểm soát vốn là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau, để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia để nhằm đạt mục tiêu nhất định của chính phủ.
- 13 Các hình thức kiểm soát vốn Kiểm soát vốn trực tiếp Còn gọi là kiểm soát vốn mang tính hành chính: là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những quy định mang tính hành chính. Kiểm soát hành chính tác động đến số lượng những giao dịch tài chính từ nước này sang nước khác. Thông thường, loại kiểm soát này áp đặt những nghĩa vụ hành chính lên hệ thống ngân hàng để kiểm tra dòng vốn. Kiểm soát vốn gián tiếp Còn gọi là kiểm soát vốn dựa trên cơ sở thị trường: là việc hạn chế những biến động của dòng vốn và những giao dịch khác thông qua các biện pháp thị trường, chủ yếu là làm cho các giao dịch này phải tốn kém nhiều chi phí hơn, từ đó hạn chế những giao dịch này. Việc kiểm soát vốn có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau như hệ thống đa tỷ giá, đánh thuế ngầm hoặc công khai lên dòng vốn quốc tế, nhưng chủ yếu là đánh thuế vào các dòng vốn ngắn hạn và khuyến khích các dòng vốn dài hạn. Các lý do kiểm soát vốn Nhìn chung, kiểm soát vốn được coi là biện pháp tốt thứ hai đối với quy chế thận trọng của hệ thống tài chính và các chính sách kinh t ế vĩ mô lành mạnh. Tuy nhiên, sự kết hợp các chính sách một cách hợp lý sẽ khác nhau giữa các quốc gia bởi vì các mục tiêu chính sách là khác nhau. Nhìn chung, nguyên nhân chính của việc kiểm soát vốn là nhằm hạn chế những rủi ro mà dòng vốn FPI có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế, giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng. Kiểm soát luồng vốn ra, nhằm: Hạn chế tài chính hoặc phân bổ tín dụng Điều chỉnh thâm hụt cán cân thanh toán Tạo thu nhập hoặc tài trợ chiến tranh ... Kiểm soát luồng vốn vào, nhằm: Ngăn chặn dòng vốn vào tiềm ẩn sự bất ổn Ngăn ngừa nguy cơ mất ổn định tài chính Ngăn ngừa sự tăng giá thực tế Hạn chế sở hữu nước ngoài đối với các tài sản trong nước
- 14 Điều chỉnh thặng dư cán cân thanh toán ... Mặt trái của kiểm soát vốn Kiểm soát luồng vốn, nhất là những hạn chế toàn diện được áp dụng, có thể gây - trở ngại cho các giao dịch vốn và giao dịch vãng lai. Các biện pháp kiểm soát có thể đòi hỏi chi phí hành chính khá lớn nhằm đảm bảo - thực thi có hiệu quả. Các biện pháp kiểm soát vốn nhằm bảo vệ thị trường trong nước có thể dẫn đến - việc trì hoãn điều chỉnh những chính sách cần thiết. Các biện pháp kiểm soát vốn có thể làm nảy sinh những nhận t hức tiêu cực về thị - trường, quốc gia áp dụng phải tốn kém hơn và khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn nước ngoài.
- 15 CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT VỐN CỦA “NGƯỜI KHỔNG LỒ TRUNG QUỐC„ 1. KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ KIỂM SOÁT VỐN Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc kiểm soát luồng vốn ra được quan tâm nhiều hơn từ sau những cuộc khủng hoảng t ài chính. Một số nước như Tây Ban Nha, Malaysia, Thái Lan thực hiện kiểm soát luồng vốn ra trước áp lực lớn về tỷ giá, mục tiêu là ngăn chặn đầu cơ và ổn định thị trường ngoại hối trong bối cảnh dự trữ ngoại hối giảm mạnh, các cơ quan tiền tệ trong nước có khoảng thời gian nhất định để khắc phục những mất cân bằng về kinh tế vĩ mô và thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng. Trong đó, Tây Ban Nha phải thỏa thuận với các nước thành viên trong hệ thống về quyết định thay đổi tỷ giá, Thái Lan áp dụng cơ chế “neo” tỷ giá tại thời điểm áp đặt kiểm soát, Malaysia thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước. Nhằm hạn chế luồng vốn ra, Malaysia thực hiện đánh thuế vào lợi nhuận từ đầu tư gián tiếp không kể cổ tức và lãi thu được, thu nhập liên quan đến các giao dịch vãng lai và các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thái Lan yêu cầu các tổ chức tài chính hạn chế và đình chỉ các giao dịch với người không cư trú (bao gồm cho vay đồng baht qua giao dịch hoán đổi, giao dịch kỳ hạn về đồng baht và bán đồng baht lấy ngoại tệ), phải thanh toán bằng đô la Mỹ đối với giao dịch mua hối phiếu bằng đồng baht trước kỳ hạn và những công cụ nợ khác, cấm các nhà đầu tư cổ phiếu nước ngoài chuyển vốn về nước bằng đồng baht (nhưng được tự do chuyển vốn bằng ngoại tệ), người không cư trú phải áp dụng tỷ giá nước ngoài khi chuyển đổi lợi nhuận bằng đồng baht thu được từ việc bán chứng khoán. Về kiểm soát luồng vốn ra, kinh nghiệm của các nước cho thấy: - Để đảm bảo hiệu quả, các kiểm soát phải to àn diện và cần được tiến hành một cách bắt buộc đồng thời với cải cách và điều chỉnh chính sách cần thiết. Hiệu quả của những kiểm soát này dường như bị hạn chế trong những thị trường phức tạp. - Bên cạnh những tác động tích cực, các biện pháp kiểm soát có thể dẫn đến phản ứng tiêu cực hơn từ các thị trường tài chính quốc tế và làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế;
- 16 - Các kiểm soát không có tác dụng bảo vệ kéo dài khi phải đối mặt với động cơ tránh kiểm soát, nhất là chênh lệch thu nhập hấp dẫn và kỳ vọng lớn của thị trường vào việc giảm tỷ giá hối đoái. - Khả năng kiểm soát hoạt động thị trường nước ngoài có thể là phương tiện để hạn chế luồng vốn vào và ngăn chặn các áp lực đầu cơ. - Các biện pháp hiệu quả hạn chế rủi ro của các giao dịch hợp pháp, bao gồm đầu t ư trực tiếp nước ngoài và các giao dịch phòng ngừa liên quan đến thương mại, nhưng có thể làm tăng chi phí tiếp cận thị trường vốn quốc tế. 2. KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT VỐN CỦA „NGƯỜI KHỔNG LỒ TRUNG QUỐC“ Trước khi gia nhập WTO, các biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc hầu như là các biện pháp hành chính, được thể hiện thông qua các quy định cấm hoặc hạn chế chuyển vốn ra nước ngoài, việc chuyển vốn ra và vào Trung Quốc cần phải có sự chấp thuận của chính phủ; hay thông qua các quy định không cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành quan trọng như là viễn thông, vận tải, năng lượng, quốc phòng, hoặc quy định giới hạn quyền sở hữu đối với các nhà đầu tư nước ngoài… Trong thời gian qua các biện pháp này được đánh giá là hiệu quả trong việc kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài. Minh chứng rõ ràng nhất cho sự hiệu quả này là Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng rất ít từ cuộc khủng hoảng t ài chính tiền tệ châu Á 1997. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, khi mà Trung Quốc đã gia nhập WTO, Trung Quốc phải thực hiện từng bước tự do hóa tài khoản vốn, tự do hóa thị trường tài chính theo lộ trình đã cam kết WTO, mặt khác thị trường Trung Quốc đang phát triển quá nóng (từ khi thị trường chứng khoán Trung Quốc bùng nổ từ năm 2005 đến nay) là một nguyên nhân quan trọng để thu hút dòng vốn gián tiếp, dường như xét về mặt chủ quan lẫn khách quan thì các biện pháp hành chính không còn giữ vai trò chủ đạo trong vấn đề kiểm soát vốn nữa nhằm tránh một nguy cơ xảy ra đảo ngược dòng vốn trong tương lai nữa, thay vào đó các biện pháp kiểm soát dựa trên thị trường sẽ tỏ ra thích hợp hơn. Vì vậy, trong những phần tiếp theo chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu những biện pháp kiểm soát thị tr ường hiệu quả mà Trung Quốc đã áp dụng trong thời gian qua. 2.1. Phân khúc thị trường theo từng loại nhà đầu tư
- 17 Trong những năm 90, nền kinh tế Trung Quốc cần nhiều vốn cho đầu t ư và tăng trưởng, một trong những dòng vốn được xem là quan trọng, chính là vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc đặt ra nhiều biện pháp kiểm soát vốn khá chặt chẽ theo chủ trương thu hút chậm rãi dòng vốn FPI. Theo đó, chính phủ Trung Quốc theo đuổi một chiến lược mang tên “Phân khúc thị trường theo từng loại nhà đầu tư”. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được cho phép mua các cổ phần và các công cụ nợ được định danh bằng ngoại tệ trên cả thị trường nội địa lẫn thị trường quốc tế, từ đó hình thành nên thị trường cổ phiếu loại B năm 1991; trong khi người dân Trung Quốc chỉ được phép mua bán những chứng khoán định danh bằng nội tệ và giao dịch cũng bằng nội tệ, từ đó hình thành nên thị trường cổ phần loại A, ngoài ra người dân Trung Quốc cũng bị cấm mua bán hoặc phát hành các công cụ của thị trường tiền tệ và thị trường vốn trên thị trường quốc tế. Cổ phần loại B (B-shares) là các cổ phần mà ban đầu được phát hành dành riêng cho nhà đầu tư quốc tế. Giống như các loại cổ phần khác, chúng cũng được định danh bằng đồng nhân dân tệ, nhưng người dân Trung Quốc cho đến năm 2001 không được phép sở hữu hoặc kinh doanh cổ phần loại B. Điều đáng lưu ý chính là cổ phần loại B do các công ty trong nước phát hành được định danh bằng đồng nội tệ, nhưng được giao dịch và chi trả cổ tức bằng ngoại tệ. Ngoài cổ phần loại B, cổ phần vốn nước ngoài còn bao gồm các loại cổ phần đang niêm yết ở nước ngoài, là các cổ phần được các công ty Trung Quốc niêm yết trên các thị trường chứng khoán bên ngoài Trung Quốc Đại lục. Chúng hiện tại gồm: H-shares (cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông), N-shares (cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán NewYork), L-shares (cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Luân Đôn) và S-shares (cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore). H-shares được mua bán bằng đôla Hồng Kông và được định danh bằng đồng nhân dân tệ; c húng có thể được mua bán bởi các nhà đầu tư Hồng Kông hoặc nhà đầu tư quốc tế. Một số N-shares được phát hành thông qua các đợt IPO, nhưng phần lớn được định danh bằng đồng nhân dân tệ và được mua bán bằng đồng USD; cổ tức của N-shares tính bằng đồng nhân dân tệ nhưng được trả bằng đồng USD. L-shares được phát hành bởi sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn theo bản ghi nhớ được ký kết giữa Anh và Trung Quốc.
- 18 Thị trường cổ phần loại B được điều chỉnh bởi hai luật do Hội đồng Quốc gia và Ủy ban quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) ban hành. Theo hai luật này, B-shares gồm có những đặc điểm sau: Đầu tiên, cổ phần loại B được định danh bằng đồng nhân dân tệ nhưng được phép mua và bán bằng đồng ngoại tệ, và được niêm yết và giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc. Cổ tức và các khoản thanh toán khác của công ty phát hành phải được tính và khai báo bằng đồng nhân dân tệ, nhưng được chi trả bằng đồng ngoại tệ. Thứ hai, cổ phần loại B chỉ được phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài Thứ ba, cổ tức và lãi vốn từ cổ phần loại B có thể được tự do chuyển ra nước ngoài, bất chấp các biện pháp kiểm soát ngoại hối của Trung Quốc. Thứ tư, công ty chứng khoán nước ngoài có thể kinh doanh cổ phần loại B, trong khi không được cho phép kinh doanh cổ phần loại A. Tuy nhiên do Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của việc tự do hóa t ài khoản vốn nên đã nới lỏng hơn biện pháp kiểm soát vốn này, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, từng bước thực hiện việc tự do hóa. Việc mở cửa thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ tạo ra một sự hấp dẫn lớn, đặc biệt là với các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới. Chính các tập đoàn tài chính đó sẽ đem lại những kinh nghiệm quý báu và tăng cường vai trò của các tổ chức đầu tư trên thị trường khoán. Kế hoạch này còn giúp cho Trung Quốc tránh được những cú sốc trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán do các đồng tiền "nóng" gây ra. Tháng 07/2000, chính phủ Trung Quốc xem xét việc mở rộng thị trường chứng khoán loại A cho các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở học tập những kinh nghiệm từ thị trường chứng khoán Đài Loan và Ấn Độ. Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua bán các cổ phiếu và các công cụ nợ được định danh bằng đồng nhân dân tệ trên cả thị trường quốc tế và tại Trung Quốc. Những quy định đối với cổ phần loại B cũng có một số sửa đổi, phù hợp với tiến trình mở cửa tài khoản vốn, tự do hóa thương mại sau khi gia nhập WTO. Đối tượng áp dụng đối với loại cổ phần này đã được mở rộng không chỉ cho nhà đầu tư nước ngoài mà cả nhà đầu tư trong nước. Cho đến đầu năm 2001, nhà đầu tư cá nhân và tổ chức của Trung Quốc vẫn bị cấm sở hữu cổ phần loại B. Tuy nhiên, chính sách này được thay đổi vào tháng 2/2001, theo đó cho phép nhà đầu tư cá nhân nội địa được quyền mua và bán cổ
- 19 phần loại B. Tuy nhiên, cổ phần loại B vẫn được mua bằng đồng ngoại tệ và như vậy, nhà đầu tư Trung Quốc có thể sử dụng tiền nước ngoài trong tài khoản của họ để mua các cổ phần này. Năm 2006, các nhà nghiên cứu của Trung Quốc đề nghị sáp nhập thị trường cổ phiếu loại B với thị trường cổ phiếu loại A. Việc sáp nhập là vấn đề kỹ thuật, không khó khăn gì vì rằng, tất cả công ty Trung Quốc phát hành cổ phần loại B đều được định danh bằng đồng nội tệ như những cổ phần loại A. Thế nhưng, điều mà Chính phủ Trung Quốc muốn duy tr ì, chính là lượng vốn đầu tư vào nước ngoài vào nền kinh tế quá lớn, trong khi Trung Quốc liên tục thặng dư cán cân thương mại đã đưa đến sự dư thừa ngoại tệ trong nền kinh tế. Nếu hấp thụ dòng vốn này, tất yếu đẩy lạm phát của Trung Quốc đã cao lại càng tăng cao, tỷ giá không thể duy trì mức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Đứng trước những vấn đề trên, Chính phủ Trung Quốc vẫn duy trì thị trường cổ phần loại B như một kênh tạo ra nhu cầu ngoại tệ trong nền k inh tế, khi cơ hội đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc không phải lúc nào cũng có và tăng cao tương ứng. Do vậy, việc sáp nhập giữa hai thị trường cổ phần loại A và B sẽ được tiến hành một cách tự nhiên do nhu cầu của thị trường mà Chính phủ không cần phải can thiệp. Những công ty đã phát hành cổ phần loại B sẽ mua lại và phát hành cổ phần loại A để thay thế. 2.2.Cấp chứng nhận các nhà đầu tư đủ tư cách (QFIIs) và ban hành các quy định dành cho QFIIs Hệ thống các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ tiêu chuẩn - The Qualified Foreign Institutional Investors (QFII) là một hệ thống chuyển tiếp ở một số nước có nền kinh tế thị trường mới nổi nhằm cho phép các quỹ đầu t ư nước ngoài được hoạt động trong nước và mở cửa thị trường vốn nội địa trên cơ sở là các đồng tiền chưa được chuyển đổi tự do hoàn toàn. Hệ thống QFII cho phép những nhà đầu tư nước ngoài nào đáp ứng được một số điều kiện và được sự chấp thuận của cơ quan chính phủ có thẩm quyền thích hợp ở nước sở tại đầu tư một lượng tiền ngoại tệ xác định trong phạm vi hạn ngạch đã phê duyệt. Lượng tiền này có thể sẽ phải chuyển đổi sang nội tệ và được đầu tư vào thị trường vốn trong nước thông qua những t ài khoản đặc biệt – những tài khoản này được giám sát chặt chẽ. Hệ thống QFII bắt đầu có hiệu lực từ năm 2002. Ngày 5/11/2002 PBOC và CSRC cùng ban hành “Các công cụ quản lý việc đầu t ư vào chứng khoán nội địa của các QFII”
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam. Một số giải pháp kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng trong thời gian sắp tới
34 p | 247 | 63
-
Luận văn: Nghiên cứu các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam theo các vùng sinh thái đặc trưng, dự báo xu thế diễn biến và đề xuất các chính sách và giải pháp kiểm soát thích hợp
398 p | 134 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vũng Tàu
89 p | 36 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiện trạng phát thải khí nhà kính CO2 từ hoạt động giao thông trên địa bàn quận Long Biên Thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp kiểm soát
43 p | 123 | 15
-
Nghiên cứu các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam theo các vùng sinh thái đặc trưng, dự báo xu thế diễn biến và đề xuất các chính sách và giải pháp kiểm soát thích hợp
398 p | 99 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế thực hiện chính sách tài chính đất đai trên địa bàn quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
92 p | 36 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Giải pháp định giá đất cho các dự án bất động sản tại thành phố Đà Nẵng
86 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
119 p | 34 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố Đà Nẵng
94 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
129 p | 27 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu thực trạng bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
99 p | 30 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng quỹ đất cho việc xây dựng nông thôn mới tại xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
96 p | 41 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8 p | 31 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Giải pháp kiểm soát nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn
102 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông đến năm 2015
119 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá tình hình ô nhiễm nitrat và kim loại nặng trong đất và rau tại xã Điện Nam Bắc, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp kiểm soát
84 p | 17 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường kiểm soát chi phí tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
102 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước quan Kho bạc nhà nước Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
94 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn