Luận văn: Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội
lượt xem 7
download
Nền kinh tế nước ta đã từng bước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế mởđòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực trong sản xuất kinh doanh để có thể chiến thắng trong cạnh tranh, đáp ứng cho yêu cầu tồn tại và phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội
- Luận văn Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội 1
- PHẦNMỞĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nền kinh tế nước ta đ ã từng bước chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang n ền kinh tế th ị trường. Nền kinh tế mởđòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực trong sản xuất kinh doanh để có th ể chiến thắng trong cạnh tranh, đáp ứng cho yêu cầu tồn tại và phát triển. Bên cạnh các DNNN, yêu cầu của nền kinh tếđã tạo điều kiện cho h àng loạt các loại hình DNNQD hình thành và ph át triển chiếm mộ t tỉ trọng cao trong số lượng các doanh nghiệp vàđóng góp một phần giá trị lớn cho n ền kinh tế. Đặc biệt trong giai đo ạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, th ì th ách th ức đối với các doanh nghiệp nó i chung và các DNNQD nó i riêng càng lớn cả về quy m ô hoạt động và chất lượng sản phẩm sản xu ất. Các doanh nghiệp cần phải có mộ t năng lực tài chính mạnh để có thểđáp ứng nh ững nhu cầu cần thiết củ a m ình trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, kh ông phải lúc nào các doanh nghiệp cũng cóđủ vốn theo nhu cầu của m ình, điều đó có n gh ĩa là các doanh nghiệp phải huy đ ộng vốn từ các nguồn bên ngoài. Đối với các DNNN, vốn củ a doanh nghiệp là do Nhà n ước cấp, đố i với các DNNQD, vốn củ a doanh nghiệp là do các th ành viên sáng lập tự góp và khi có nhu cầu về vốn lớn vượt quá kh ả n ăng củ a doanh nghiệp thì b ắt buộc doanh nghiệp phải huy động từ các nguồn bên ngoài vàđ i vay ngân h àng được coi là một giải pháp chủ yếu và tối ưu nhất trong điều kiện của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu của DNNQD cũng được đáp ứng vì nhiều lí do khác nhau do đó nhiều khi doanh nghiệp đã mất đi những cơ hộ i kinh doanh của mình. Câu hỏ i đặt ra là làm th ế nào đ ể các DNNQD thoả mãn được các nhu cầu về vốn củ a m ình, đặc biệt là bằng nguồn vay ngân hàng. NHTMCP Qu ân Độ i được thành lập với mụ c đích làđáp ứng nhu cầu vốn của các DNNN đ ặc biệt là các doanh nghiệp Quân độ i. Nhưng sau hơn 13 n ăm trưởng thành và ph át triển, ph ạm vi hoạt động của NHTMCP Quân Đội đã mở rộng ra vàđáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi th ành phần kinh tế. Trong thời gian qua ngân hàng đã từng bước tăng trư ởng về số lượng tín dụng đối với các DNNQD với chất lượng tín dụng khá cao vàđã duy trìđược một số kh ách h àng truyền thống có tiềm lực mạnh. Tuy nhiên, với nh ững gìđạt được chưa phải làđ ã tương xứng với tiềm 2
- năng củ a ngân h àng cũng như của các DNNQD, việc không ngừng mở rộng cho vay đố i với các DNNQD là rất cần thiết để NHTMCP Quân Đội không ngừng m ở rộng và ph át triển, ch ính vì vậy Tô i đã chọn đề tài: "Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tạ i NHTMCP Quâ n Đội" 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu vai trò củ a TDNH cũ ng như của các DNNQD đ ối với sự phát triển của nền kinh tế trong giai đo ạn hiện nay. Đồng th ời đề tài cũng chú trọng vào việc phân tích tình hình cho vay củ a NHTMCP Quân Đội đố i với các DNNQD trong những n ăm gần đây, từđóđưa ra những vấn đề còn tồn tại vàđi tìm hiểu những nguyên nh ân của những tồn tại đểđề ra nh ững giải pháp góp ph ần mở rộng hơn nữa doanh số cho vay đ ối với các DNNQD của NHTMCP Quân Đội. 3. Đố i tượng, phạ m vi nghiên cứu. Đề tài ph ân tích mộ t cách kh ái quát về những vấn đề chung nh ư: những vấn đề cơ bản về Tín dụng ngân h àng, về DNNQD và h oạt động chung của NHTMCP Quân Đội trong thời gian vừa qua và tập trung vào việc ph ân tích th ực trạng cho vay đố i với DNNQD vàđưa ra các giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Qu ân Độ i. 4. Phương phá p nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh vàđặc biệt là sử dụng lý luận, nghiên cứu các chính sách marketing, qu ản trị trong ngân hàng để rút ra kết lu ận và những đề xu ất chủ yếu. 5.Tên và kết cấu luận văn. - Tên luận vă n: “Giả i pháp mở rộ ng cho vay đố i với DNNQD tại ngân hàng TMCP Quâ n độ i”. - Kết cấu luận văn ngoài phần mởđầ u và kết luận gồ m: Chương I: DNNQD và vai trò của TDNH đối với sự p hát triển của các DNNQD. Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD của NHTMCP Quân Đội. 3
- Chương III: Giả i pháp m ở rộng cho vay đối với DNNQD tại NHTMCP Quân Đội. 4
- CHƯƠNG 1 TÍNDỤNGNGÂNHÀNGVÀVAITRÒCỦATÍNDỤNGNGÂNHÀNGĐỐIVỚISỰP HÁTTRIỂNCỦACÁCDOANHNGHIỆPNGOÀIQUỐCDOANH. 1.1. TÍNDỤNGNGÂNH ÀNGVÀVAITRÒCỦATÍNDỤNGNGÂNHÀNGĐỐIVỚIN ỀNKINHTẾTHỊTRƯỜNG. 1.1.1. Khá i niệm tín dụng ngân hà ng. Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời tồn tại và phát triển của của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. Tín dụng ra đời là một yếu tố khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù ho ạt động tín dụng ra đời từ rất lâu như ng cho đến nay ngư ời ta vẫn chưa thống nhất khi định nghĩa đầy đ ủ về tín dụng. Khái niệm “tín dụng“ có n guồn gố c từ thuật ngữ La tinh credittum có n gh ĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Hiểu một cách nôm na thì tín dụng là sự vay m ượn giữ a hai bên (Bên cho vay và Bên vay). Theo từđ iển thuật ngữ tín dụng, tín dụng là mộ t phạm trù kinh tế thể hiện mố i quan hệ giữa người cho vay và ngư ời đi vay. Trong quan h ệ n ày người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho người đi vay trong một thời gian nh ất đ ịnh. Người đi vay tới k ỳ hạn trả nợ có ngh ĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc h àng hoáđã vay, có kèm ho ặc không kèm mộ t khoản lãi. Theo Các Mác thì "tín dụng - dưới hình thức biểu hiện củ a nó - là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứđã khiến cho người này giao cho ngư ời kh ác một số tư bản nào đó dưới hình thái hàng hoáđược đ ánh giá thành một số tiền nhất định. Số tiền này bao giờ cũng phải đ ược trả lại trong mộ t thời hạn đãđược ấn đ ịnh" Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu kinh tế, tín dụng được coi là quan hệ vay m ượn lẫn nhau giữ a người cho vay và người đ i vay với đ iều kiện có h oàn trả cả vốn lẫn lãi sau một th ời gian nhất đ ịnh. Hay nó i một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế p hản ánh mố i quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay tổ ch ức nhường quyền sử dụng (chuyển nhượng) một khố i lượng giá trị hoặc hiện vật cho một cá nhân hay tổ ch ức khác với những ràng buộc nhất đ ịnh về: Số tiền hoà n trả (gốc và lãi), thời gian hoàn trả, lãi suấ t, cách thức vay mượn và thu hồi... 5
- Đối tượng củ a sự chuyển nhượng bao gồm: Hình th ái hiện vật - h àng ho á: đó chính là việc kéo dài thời hạn thanh toán - trong quan hệ m ua bán. Hình thức giá trị: thực ch ất là việc “ứng trước” hay “đầu tư” trực tiếp b ằng - tiền (cho vay bằng tiền ). Những điều kiện m à h ai bên thường thoả thu ận là: Khối lượng hàng ho á hay tiền tệđư ợc chuyển nhượng. - Thời hạn sử dụng vốn của người vay. - Thu nh ập (lợi tứ c) m à người cho vay đư ợc hưởng. - Những điều kiện ràng buộ c ngh ĩa vụ hoàn trả của người đ i vay... - Những điều kiện n ày mà một trong hai b ên không chấp nhận thì không thể hình th ành quan hệ tín dụng. Như vậy, tín dụ ng thể hiện các đặc trưng cơ bản: Sự chuyển nhượng giá trị từ người sở h ữu sang người sử dụng. - Sau một thời gian thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị b an đầu: - thu hồ i đúng thời hạn cả gốc và lãi. Việc chuyển nhượng được thực hiện trên cơ sở sự tin tưởng củ a ngư ời - chuyển như ợng với người sử dụng. Ngoài ra, trong quan hệ tín dụng còn có những đặc trưng khác cần đề cập như khả năng rủi ro, tính bảo đảm, quy luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị và quy luật lưu thông tiền tệ... Cũng trong từđiển thuật ngữ tín dụng cóđề cập đến khái niệm “tín dụng Ngân hàng”: “Đó là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và TCTD khác với doanh nghiệp, cá nhân. Trong quan hệ tín dụng này, ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Khác với tín dụng Thương mại, tín dụng ngân hàng không cung cấp tín dụng dưới hình thức hàng hoá” Luật Các Tổ chứ c Tín dụng đ ãđược sử a đổi bổ sung năm 2004 quy định cụ thể về ho ạt động tín dụng và cấp tín dụng của TCTD như sau: “Ho ạt động tín dụng 6
- là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy độ ng để cấp tín dụng. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏ a thuận để khách hàng sử dụng mộ t khoản tiền với nguyên tắc có h oàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài ch ính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.” Như vậy, Tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng. Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong việc vay và cho vay giữa cá c ngân hà ng, các TCTD với cá c pháp nhân và cá nhân, được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi. 1.1.2. Đặ c điểm của tín dụng ngâ n hà ng. Bản ch ất của tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau: Tài sản giao d ịch trong quan hệ tín dụng ngân h àng bao gồm hai hình thứ c là cho vay (bằng tiền) và cho thu ê (bất động sản vàđộng sản). Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền. Xuất phát từ tính đặc thùđó mà nhiều lú c thuật ngữ tín dụng và cho vay được coi làđồng nghĩa với nhau. Từ những năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận h ành và cho thuê tài chính đãđược các ngân hàng hoặc các đ ịnh chế tài ch ính khác cung cấp cho kh ách h àng. Đây là m ột sản ph ẩm kinh doanh củ a ngân h àng, một h ình thức tín dụng b ằng tài sản thự c (nhàở, văn phòng làm việc, m áy mó c, thiết bị). Xuất ph át từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy ngư ời cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sởđể tin rằng người đi vay sẽ trảđúng hạn. Đây là yếu tố h ết sứ c cơ b ản trong qu ản trị tín dụng. Trong thự c tế một số nh ân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sởđánh giá mứ c độ tín nhiệm về khách hàng mà lại chú trọng đến các bảo đảm, chính quan điểm này đ ã làm ảnh hưởng đ ến ch ất lư ợng tín dụng. Cần lưu ý rằng các b ậc tiền bố i đã bằng từ "credo" hoặc "tín" đ ểđặt tên cho "credit" ho ặc "tín dụng" không phải là vấn đ ề n gẫu nhiên. Điều đó có nghĩa là quan hệ tín dụng được xây d ựng trên cơ sở lòng tin và u y tín trong thanh toán. Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay n ói cách kh ác là người đi vay ph ải trả thêm phần lãi ngoài vốn gố c. Để thực hiện được nguyên tắc n ày phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỉ lệ lạm phát, hay n ói 7
- cách kh ác ph ải xác định lãi suất thực dương (lãi su ất th ực = lãi su ất danh nghĩa - tỉ lệ lạm phát). Tuy nhiên, vì lãi suất ch ịu ảnh hưởng củ a nhiều nhân tố khác nhau, nên trong một số trường h ợp cụ thể lãi su ất danh nghĩa có th ể th ấp hơn lạm phát, ngoại lệ này chỉ tồn tại trong mộ t giai đoạn ngắn. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng tiền vay đư ợc cấp trên cơ sở cam kết ho àn trả vôđiều kiện. Về khía cạnh ph áp lí, những văn b ản xác đ ịnh quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khếước... thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đ i vay cam kết ho àn trả vôđ iều kiện cho bên cho vay khi đ ến hạn thanh toán. 1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng. 1.1.3.1. Đối với nền kinh tế TDNH góp phần thúc đẩy quá trình tái sả n xuất xã hộ i: Thứ nhất: Vai trò quan trọng nhất của TDNH là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xu ất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hộ i. Nhờđó m à các chủ thể này có thểđẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai: Một h ệ thống các hình th ức TDNH đa dạng không những thoả mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế m à còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụn g trở n ên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí n guồn vốn cho các chủ thể kinh doanh. Thứ b a: Việc m ở rộng và nâng cao hiệu quả các h ình thức TDNH sẽ tạo sự chủđộng cho các doanh nghiệp trong việc th ực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khi nó không phải phụ thuộ c quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản th ân. Điều này giúp cho các nhà sản xu ất tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và nâng cao n ăng lực sản xuất của xã hội. Thứ tư: Các nguồn vốn tín dụng được cung ứng luôn kèm theo các điều kiện tín dụng để hạn chế rủi ro đạo đức và rủ i ro lựa chọn đố i nghịch buộc những người đi vay phải quan tâm thự c sựđến hiệu qu ả sử dụng vốn đểđảm bảo quan hệ lâu dài với các tổ chức cung ứng tín dụng. Tín dụng ngân hà ng là kênh chuyển tải tá c đ ộng của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô. 8
- Các mục tiêu vĩ mô của n ền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Việc đảm b ảo đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô hài hoà phụ thuộc mộ t ph ần vào khối lượng và cơ cấu tín dụng xét cả về mặt th ời hạn cũng nh ưđố i tượng tín dụng. Vấn đ ề này, đến lượt nó, lại phụ thuộ c vào các đ iều kiện tín dụng như lãi su ất, đ iều kiện vay, yêu cầu th ế chấp, b ảo lãnh và chủ trương mở rộng tín dụng được quy định trong ch ính sách tín dụng từng th ời kì. Như vậy th ông qua việc thay đ ổi vàđiều chỉnh các đ iều kiện tín dụng, Nhà nước có th ể thay đổ i quy m ô tín dụng ho ặc chuyển h ướng vận động của nguồn vốn tín dụng, nhờđó màảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy mô cũng như kết cấu. Sự thay đổi của tổng cầu dưới tác động củ a chính sách tín dụng sẽ tác đ ộng ngược lại tới tổng cung và các đ iều kiện sản xuất khác. Điểm cân bằng cuố i cùng giữa tổng cung và tổng cầu dưới tác động của chính sách tín dụng sẽ cho phép đ ạt được các mụ c tiêu vĩ mô cần thiết. Tín d ụng ngâ n hà ng là công cụ thực hiện các chính sách xã hộ i. Các chính sách xã hội, về m ặt bản chất đ ược đáp ứng b ằng nguồn tài trợ không hoàn lại từ Ngân sách Nhà n ước. Song phương thức tài trợ không hoàn lại thư ờng bị h ạn ch ế về quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phụ c h ạn ch ế n ày, phương thứ c tài trợ khô ng hoàn lại thường bị hạn chế về quy m ô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn ch ế n ày, phương thức tài trợ không ho àn lại có xu hướng b ị thay thế b ởi ph ương thứ c tài trợ có hoàn lại của tín dụng nh ằm duy trì n guồn cung cấp tài chính và cóđiều kiện mở rộng quy mô tín dụng ch ính sách. Chẳng hạn việc tài trợ vốn cho người nghèo ngày nay đ ược thự c hiện phổ biến b ằng tín dụng đố i với ngư ời nghèo với lãi su ất th ấp. Thông qua phương thứ c tài trợ này, các mụ c tiêu chính sách được đáp ứng mộ t cách chủđộng và hiệu quả hơn. Khi các đố i tượng ch ính sách buộc ph ải quan tâm đến hiệu qu ả sử dụng vốn đ ểđảm bảo hoàn trảđúng th ời hạn th ì kĩ năng lao động củ a họ cũng sẽđược cải thiện từng bước. Đây là sựđảm b ảo chắc chắn cho sựổn định tài ch ính của các đối tượng ch ính sách và từng bước làm cho h ọ có thể tồn tại độ c lập với nguồn vốn tài trợ. Đó chính là mục đích của việc sử dụng ph ương thức tài trợ các mụ c tiêu ch ính sách bằng con đường tín dụng. 1.1.3.2. Đối với NHTM. 9
- Tín dụng là ho ạt đ ộng sử d ụng vố n chủ yếu của các NHTM (chiếm trên 80% nguồn vốn củ a ngân hàng) vàđem lại mộ t phần lợi nhu ận lớn cho ngân hàng. Tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM, thể hiện: + Hoạt động tín dụng giúp ngân hàng ngày càng mở rộng quan hệ với khách hàng, từđó làm tăng kh ả năng huy động vố n từ các đơn vị kinh tế. Đồng thời tạo điều kiện đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh khi tham gia tín dụng vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau trong nền kinh tế, từđó góp ph ần giảm bớt được các rủ i ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. + Ho ạt đ ộng tín dụng của ngân hàng càng phát triển, ngân hàng càng tạo được vị thế của mình trên th ị trường. Việc đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế sẽ giú p cho ngân hàng n âng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường đ ảm bảo cho sự phát triển ngày càng vững mạnh củ a ngân h àng. + Hoạt động tín dụng là một hoạt động truyền thống đ em lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Hoạt động này càng phát triển thì n gân hàng càng cóđ iều kiện vững m ạnh về vốn đ ể mở rộng ho ạt động cũng nh ư nâng cao chất lượng hoạt động củ a ngân h àng trên thị trường. 1.1.3.3. Đối với khách hà ng. Khách hàng đến giao dịch với ngân hàng rất đ a dạng bao gồm các kh ách hàng cá nhân, các khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế- xã hội kh ác. Khách h àng của NHTM luô n cần tới nghiệp vụ tín dụng củ a NHTM để khắc phục sự chênh lệch về thời gian cũng nh ư qui mô các nguồn vốn của mình. Khi các khách h àng của NHTM có n guồn vốn tạm thời nhàn rỗi do kh ách hàng trả tiền trước, đ ược ch ậm trảđối với hàng hoáđầu vào, chưa đ ến kì hạn thanh toán các kho ản nợ… họ sẽ cần đến nghiệp vụ tín dụng như một biện pháp giúp mang lại sự an to àn và mộ t mức lãi suất nhất định cho nguồn vốn đó. Việc gửi khoản tiền tạm th ời nh àn rỗi vào NHTM sẽ giúp cho kh ách hàng yên tâm về sự an toàn của vốn, đồng thời mang lại cho họ khoản lãi suất tiền gửi tại đây. Ngược lại, khi kh ách h àng của NHTM lâm vào tình trạng thiếu vốn do chưa thu được tiền h àng, ph ải đ ặt tiền trước để mua nguyên liệu đ ầu vào, phát sinh một số khoản chi ngoài dự to án…tín dụng của NHTM sẽ giúp họ cóđược giải ph áp tốt 10
- để bùđắp sự thiếu hụt tạm thời, duy trì ho ạt động ổn định. Đây ch ính là một nguồn tài trợ phổ biến trong mọi nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của ngân hàng có vai trò quan trọng đối với kh ách h àn g thể hiện ở chỗ: - TDNH đáp ứng nhu cầu về vốn của các chủ th ể kinh tế trong xã hội khi nguồn vốn tự có củ a họ không đủđểđáp ứng được nhu cầu. Ch ính nhờ có nguồn vốn này m à các ch ủ th ể cóđược vốn để thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng, sản xu ất hoặc chi trả ch o các khoản cần thiết. - Nh ờđược đáp ứng nhu cầu về vốn khi cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh mà ho ạt động sản xuất kinh doanh củ a các doanh nghiệp được diễn ra liên tục đảm b ảo cho qu á trình cung ứng sản ph ẩm, góp ph ần ổn đ ịnh cho sự phát triển, n âng cao năng lực cạnh tranh, từđóđóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế- xã hội. - TDNH góp phần ph át huy tối đa nội lự c và thú c đ ẩy việc hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp, sử dụng vốn có hiệu quả h ơn và khai thác triệt đểđược các tiềm năng kinh doanh: tổ chức hoạt động kinh doanh với chi ph í th ấp nhất, n âng cao vòng quay của vốn để có lợi nhuận cao nhất... theo quy định của Nhà nước. - TDNH đ óng vai trò quan trọng trong việc kích cầu nhờđáp ứng nhu cầu vốn cho tiêu dùng của các cá nhân trong xã hội, từđó tạo điều kiện tăng trư ởng nền kinh tế. Tóm lại, TDNH có vai tròđặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp vừ a và nhỏ bởi chúng không đủđiều kiện để tham gia vào các th ị trường vốn trực tiếp. Cao hơn th ế, khả năng cung ứng vốn củ a tín dụng ngân hàng còn góp phần đ ẩy nhanh nhịp độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cường kh ả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Tín d ụng ngân h àng cò n được sử dụng như công cụđể phát triển các ngành kinh tế chiến lược theo yêu cầu củ a Ch ính phủ. 1.2. NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀ DNNQD. 1.2.1. Khá i niệm DNNQD. Hiện nay, Việt Nam bao gồm các thành phần kinh tế : kinh tế Nhà nư ớc, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư b ản Nh à nước và 11
- kinh tế có vốn đ ầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu chia theo hình th ức sở hữu thì nền kinh tế Việt Nam bao gồm 2 lo ại h ình doanh nghiệp chính: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngo ài quố c doanh. Doanh nghiệp Nhà nước. DNNN là m ột tổ chứ c kinh tế thuộc sở hữu Nh à nước, do Nhà nước đ ầu tư vốn, th ành lập và tổ chức quản lí, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nh ằm thực hiện các mụ c tiêu kinh tế- xã hội do Nh à n ước giao. DNNN được ngân sách Nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc m ột phần vốn đ iều lệ ban đ ầu nhưng khô ng thấp hơn tổng mức vốn pháp đ ịnh của các ngành nghề m à doanh nghiệp đó kinh doanh. Ngoài số vốn nh à nư ớc đ ầu tư, doanh nghiệp được quyền huy đ ộng vốn dưới các hình thứ c kh ác, nhưng không được thay đ ổi hình thứ c sở hữu của doanh nghiệp. Việc phân phối lợi nhuận sau thuế ( lợi nhuận sau khi nộp thu ế thu nhập doanh nghiệp) được thực hiện theo quy đ ịnh của Chính phủ. Kinh tế quốc doanh được xác định là thành phần kinh tếđóng vai trò chủđạo; làm đòn bẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hộ i, mởđường, hướng dẫn, liên kết hỗ trợ các th ành ph ần kinh tế kh ác cùng tồn tại và phát triển; làm lực lượng vật ch ất đ ể Nhà nước thự c hiện chức năng điều tiết và quản lí vĩ mô n ền kinh tế. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bao gồm to àn bộ những đ ơn vị kinh tế m ang hình th ức sở hữu phi Nhà nước về tư liệu sản xu ất, những đ ơn vị kinh tế này dự a trên cơ sở do tư nh ân ( bao gồm mộ t hoặc một tập th ể các cá nhân) bỏ vốn đầu tư dưới mọ i hình thức, nh ằm mục đích chủ yếu là lợi nhu ận và ch ịu sự chi phối của các chủđầu tư. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế n ày rất đ a d ạng, và tạo ra các th ành phần kinh tế khác nhau như kinh tế cá thể, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nh ân vàđược tổ ch ức d ưới h ình thức: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ ph ần, công ty liên doanh, hợp tác xã, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hộ gia đ ình… Các doanh nghiệp này ho ạt động dựa trên số vốn của mình và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở lãi hưởng lỗ ch ịu. Các DNNQD được pháp luật quy đ ịnh rất chặt ch ẽđối với mọi hoạt động vìđây là là khu vự c kinh tế phức tạp và liên quan đến nhiều vấn đề xã hội. 12
- 1.2.2. Đặ c điểm của DNNQD. Trong nền kinh tế thị trường, mọi th ành ph ần kinh tếđều tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của m ình. Chính sách kinh tế mởđ ã tạo cơ hội cho kinh tế ngoài quố c doanh phát huy hết khả năng tiềm tàng mà trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đ ã không còn cơ h ội phát triển, đều có thể có quyền bình đ ẳng. Chính điều này đã tạo nên sức mạnh và những thế mạnh riêng cho th ành phần kinh tế ngo ài quố c doanh. Các DNNQD ở nư ớc ta mang một sốđặc đ iểm nh ư sau: Thứ nhất, các DNNQD phân bố không đều trên các vùng và các ngành kinh tế. Trên 70% số lượng các DNNQD tập trung ở các tỉnh và th ành phố lớn như : Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ Ch í Minh, Đồng Nai…Đây là n hững khu vự c kinh tế m ạnh của cả nước, là những nơi đông dân với mứ c thu nh ập rất cao, là nh ững điểm m ạnh để thực hiện qu á trình CNH-HĐH đất nước. Mặt khác, các DNNQD cũng tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, là những ngành đang có xu hướng phát triển m ạnh ở nước ta hiện nay. Thứ h ai, trừ các doanh nghiệp có vốn đ ầu tư nư ớc ngoài, các ngân hàng cổ ph ần, còn hầu hết các DNNQD là các doanh nghiệp vừ a và nhỏ, quy m ô sản xuất nhỏ h ẹp. Bởi đ a số các DNNQD là do các tư nh ân bỏ vốn ra để thành lập với số vốn hạn chế và chủ yếu làđểđáp ứng các nhu cầu tiêu dùng trong nước, hơn n ữa các chủđầu tư còn thiếu mạnh dạn trong việc quyết định đ ầu tư do thị trường còn nhiều bấp b ênh và công nghệ còn lạc hậu. Thứ b a, phần nhiều các doanh nghiệp được thành lập mang tính tự phát, đa số ho ạt động trong lĩnh vực thương m ại, dịch vụ , kh ách sạn chiếm 50 - 70%; trong lĩnh vự c công nghiệp chiếm 10 - 20 %; trong lĩnh vực xây dựng chiếm 2 - 6%; trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở, khai thác và phân phối điện chiếm từ 0,5 - 1%; còn lại là trong lĩnh vực tài ch ính - tín dụng. Thứ tư, cơ sở sản xuất của đa số các DNNQD đều bị p hân tán, manh mún, thư ờng phải sử dụng đ ất ở, nhàở của gia đ ình trong khu dân cư làm mặt bằng sản xu ất kinh doanh; cùng với tình trạng trang bị kĩ thuật lạc hậu nên cơ sở sản xu ất của DNNQD th ường gây ô nhiễm mô i trường, gây ra những khiếu kiện, làm cho doanh nghiệp khó mở rộng sản xuất kinh doanh. 13
- Thứ năm, khả năng tài chính còn yếu. Theo số liệu thống kê chư a đ ầy đủ thì vốn sử dụng vào sản xuất kinh doanh của mộ t hộ phi nông nghiệp là 29,78 triệu đồng, củ a một trang trại là 94 tỉđồ ng, củ a một doanh nghiệp phi nông nghiệp là 3,7 tỉđồng, DNNQD vay vốn tại các ngân hàng thương mại và vay vố n tín dụng ưu đãi củ a Nhà nư ớc tại Qu ỹ hỗ trợ ph át triển còn ít và chiếm tỉ trọng th ấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Thứ sáu, thiếu th ông tin về sản ph ẩm, giá cả, nhu cầu thị hiếu th ị trường. Mặc dù là khối kinh tế n ăng động, phản ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường nhưng do nền kinh tế củ a Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố củ a một n ền kinh tế thị trường hoàn chỉnh trong đó có vấn đ ề về thông tin th ị trường n ên sự nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc thiếu thông tin còn do một nguyên nhân n ữa là do các DNNQD m ặc dù luôn chú trọng trang thiết bị, ứng dụng khoa học công ngh ệ h iện đại nhưng do đ iều kiện của Việt Nam hiện nay thì n hững công ngh ệđó chưa thể sánh kịp được với th ế giới và còn rất nhiều lạc h ậu( trừ kh ối doanh nghiệp có vốn đầu tư nư ớc ngo ài). Thứ b ảy, thị trư ờng hẹp, bấp b ênh, nhiều rủi ro. Đây làđiều dễ nh ận thấy ở các doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu h ạn, hợp tác xã, kinh tế hộ… Hầu hết các DNNQD mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản ph ẩm đầu ra ngay tại th ị trường địa phương và dựa vào mạng lưới quan h ệ cá nhân do đó rủi ro là không thể tránh khỏ i. 1 .2.3. Vai trò của DNNQD đố i với sự phá t triển kinh tếđất nước. Với lĩnh vực tham gia rộng rãi như vậy, kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo m ột ph ần không nhỏ GDP, thúc đẩy tố c độ tăng trư ởng kinh tếđất nước, thu hút lao động, tận dụng, khai thác tiềm năng của đất nư ớc… Nhận thức tầm quan trọ ng của khu vự c kinh tế n ày, năm 1986, tại Đại hộ i Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã kh ẳng định đường lối phát triển kinh tế theo hướng “kinh tế hàng hoá nhiều th ành ph ần vận động theo cơ chế thị trường, có sự qu ản lí củ a Nhà nước theo định hướng XHCN”. Sự kh ẳng định n ày khiến cho kinh tế Quốc doanh không còn giữ vị tríđộc tôn như trư ớc n ữa, thay vào đó là sở h ữu tư nhân được thừa nhận, kinh tế n goài quốc doanh được tồn tại và phát triển bình đẳng với kinh tế nh à nước. 14
- Trong gần 20 n ăm thự c hiện đường lối, chính sách đổi mới củ a Đảng và Nhà nước, được sựđồng tình hưởng ứng củ a nhân dân, DNNQD gồ m kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nh ân, ho ạt động d ưới hình thứ c hộ kinh doanh cá th ể và các loại h ình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng kh ắp trong cả nước, đ óng góp quan trọng vào nền kinh tế, huy độ ng các nguồn lực xã hộ i vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm; cải thiện đ ời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn đ ịnh ch ính trị - xã hộ i của đất nước. Cùng với các thành phần kinh tế kh ác sự ph át triển của DNNQD đ ã góp phần giải phóng lự c lư ợng sản xuất, thú c đ ẩy phân công lao đ ộng xã hộ i, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h ướng CNH - HĐH, ph át triển kinh tế thị trường theo hướng XHCN, tăng th êm sản lượng công nghiệp, lao độ ng và doanh nhân Việt Nam… Nghiên cứu hoạt động của DNNQD trong mối quan hệ với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ta sẽ thấy rõ vai trò quan trọng của DNNQD trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Cụ th ể là: Mộ t là : DNNQD ngày càng chiếm tỉ trọng lớn vàổn định trong tổng sản ph ẩm quố c nội ( khoảng 50% GDP), tạo nên nguồn tài chính cho Nhà nước nhằm phục vụ mụ c tiêu kinh tế - xã hội quan trọng. Đồng th ời nó cũng góp ph ần quan trọng vào việc phát triển kinh tế nước ta để nước ta có th ể sánh vai các nước trên khu vực và thế giới. Bảng 1.1: Tố c độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Đơn vị: tỷđồng Năm Năm 2006 Năm 2007 2005 TỔNG SỐ 416.562,8 487.492,1 117% 578.945,20 119% K inh tế Nhà nước 141.116,6 154.230,5 109% 171.282,06 111% Trung ương 104.371,5 116.750,4 112% 131.927,95 113% Địa phương 36.745,1 37.480,1 102% 39.354,11 105% K inh tế ngoài Nhà Nước 120.127,1 148.782,5 124% 186.288,22 125% Tập thể 1 .969,4 2.032,1 103% 2 .072,74 102% 15
- Tư nhân 79.900,9 103.016,8 129% 133.921,84 130% Cá thể 38.256,8 43.733,6 114% 50.293,64 115% K hu vực có vốn đầu tư nước ngoài 155.319,1 184.479,1 119% 221374,92 120% (Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2005 - 2006) Hai là: Kinh tế ngoài quốc doanh tạo sự cạnh tranh lành m ạnh, làđộng lực ph át triển n ền kinh tế. Trước đây hầu h ết các lĩnh vực kinh tế, các ngành ngh ề sản xu ất kinh doanh đều do khu vực quốc doanh đảm nh ận. Hiện nay, trừ một sốít các lĩnh vực, ngành nghề mà Nhà nước giữ vai tròđộc quyền, còn lại h ầu hết các lĩnh vực sản xu ất kinh doanh đều có sự tham gia của khu vực kinh tế n go ài quốc doanh với mức độ ngày càng lớn. Sự ph át triển của kinh tế ngoài quố c doanh đ ã tác động mạnh mẽđến các DNNN, buộc các doanh nghiệp này ph ải đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh để tồn tại vàđứng vững trong cơ ch ế th ị trường. Nói cách khác, kinh tế ngo ài quốc doanh đã thúc đẩy kinh tế quốc doanh ph át triển mạnh mẽ hơn thông qua cạnh tranh lành m ạnh, làm cho nền kinh tế n ăng động hơn. Như vậy, sự phát triển khu vực kinh tế ngo ài quốc doanh đã góp phần quan trọng hình th ành và xác lập vị trí của các chủ thể sản xu ất kinh doanh theo yêu cầu củ a cơ ch ế th ị trường, đẩy nhanh việc hình thành n ên kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy cải cách DNNN cải tổ cơ chế qu ản lí theo hướng thị trường, mở cử a h ợp tác với bên ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ba là: DNNQD góp phần tập trung vốn của xã hộ i tạo cơ sở vật chất ban đầu cho nền kinh tế, sự h ình thành DNNQD đ ã tạo đ iều kiện tập trung những bộ phận kinh tế nh ỏ lẻ trở th ành các HTX, các doanh nghiệp. Tổng số vốn đầu tư phát triển cho khu vực ngoài quốc doanh đã liên tục tăng lên trong các năm vừa qua năm 2005 là 130645 tỉđồng; năm 2006 là 197321 tỉđồng; năm 2007 là 279350 tỉđồng. (nguồn: kinh tế 2004 - 2005 thời b áo kinh tế Việt Nam). Bốn là: DNNQD là một khu vực kinh tế có tiềm năng lớn của đất nước. Nền kinh tế nư ớc ta còn đang ở giai đoạn đầu của nền kinh tế th ị trường do đó các DNNQD ở Việt Nam mới được khôi phục và còn ở trình độ ph át triển th ấp nên có nhiều kh ả n ăng chưa được khai th ác, còn nằm ở dưới dạng tiềm n ăng. 16
- Năm là: DNNQD có nhiều đóng góp vào qu á trình lành mạnh hoá ho ạt động kinh tế. Bởi các loại hình doanh nghiệp quố c doanh thường gắn liền với sự quản lí trực tiếp của chủ sở hữu nên trong các quyết định quản trị có sự cân nh ắc cẩn thận, cũng như sựổn định trong nội bộ, ít có h iện tượng quan liêu, cử a quyền. Sáu là: DNNQD ph át triển góp một ph ần đ áng kể trong việc tăng thu cho NSNN. Sản xuất kinh doanh phát triển là tiền đề tạo ra nguồn thu cho NSNN. Do vậy, đ ể tăng nguồn thu cho ngân sách, biện pháp quan trọng nhất là không ngừng ph át triển kinh tế vàđời sống xã hội. Khu vực kinh tế n goài quốc doanh tồn tại và ph át triển là một bộ phận đóng góp to lớn cho NSNN (khoảng 30%) thông qua thuế và các khoản kh ác. Nguồn này sẽđ ược dùng đểđầu tư cho các ngành kinh tế yếu kém. Nó i cách kh ác, khu vực kinh tế n goài quốc doanh có vai tròđiều ho à thu nhập cũng nhưđóng góp vào NSNN. Bảy là: Mụ c đ ích chính của các nhà doanh nghiệp thu ộc DNNQD là lợi ích kinh tế, tuy nhiên sự h ình thành và phát triển của nóđã tạo ra không ít những lợi ích xã hộ i và mộ t trong những tác động đó là sự góp ph ần đáng kể của nó vào việc giải quyết cô ng ăn việc làm. Như chúng ta đã biết, khu vực kinh tế n goài quốc doanh với quy mô vốn đầu tư không nhiều có thể dễ d àng thành lập bởi một số cá nhân, gia đình hay mộ t số tổ ch ức cùng với việc sử dụng kĩ thu ật sản xuất cần tương ứng nhiều lao động, vì vậy, đây là nơi cung cấp việc làm nhanh nhất, giúp tạo việc làm với số vốn thấp hơn nhiều doanh nghiệp có quy m ô lớn. Vì vậ y, hàng năm có khoảng hơn một triệu lao động có việc làm được tạo ra chủ yếu nhờ khu vực kinh tế này. Tám là : DNNQD gó p ph ần thú c đ ẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo h ướng đa dạng hoá ngành ngh ề kinh doanh, tăng tỉ trọng dịch vụ, công nghiệp nhẹ trong tổng GDP cả nư ớc, tăng kim ngạch xuất nh ập khẩu, thú c đ ẩy cạnh tranh, tăng thêm sản lượng công nghiệp vào doanh nghiệp Việt Nam. Chủ trương của nhà nước ta là ph át triển nền kinh tế hàng hó a nhiều th ành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo đồng thời xu hướng của nh à nước ta là muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đóở giai đo ạn đầu là theo cơ cấu công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ sau đó hướng tới cơ cấu dịch vụ- công nghiệp - nông nghiệp. 17
- Chín là: Khu vự c kinh tế ngo ài quốc doanh đóng góp cho n ền kinh tế một khối lượng lớn hàng hoá, dịch vụ phụ c vụ tiêu dùng trong nước và xu ất khẩu, sự ph át triển của khu vực kinh tế này đa dạng về ngành ngh ề, quy m ô và hình thức kinh doanh đ ã góp phần to lớn trong việc lấp chỗ trống cho những thiếu hụt từ kinh tế quố c doanh, tạo điều kiện thu hú t vố n đ ầu tư nước ngoài, tạo ra sứ c sống cho nền kinh tế. Bằng việc sản xuất hàng hoá, khu vực kinh tế n goài quốc doanh đ ãđóng góp to lớn vào việc tạo ra sự phong phú về chủng lo ại h àng ho á, n âng cao chất lượng sản phẩm, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Do đó cơ hội lựa chọn h àng ho á và dịch vụ của nhân dân tăng lên và các doanh nghiệp ph ải ra sức cạnh tranh với nhau đ ể có thể tiêu thụ sản ph ẩm củ a mình nhiều nh ất. Cuối cùng, một vai tròđặc biệt của DNNQD đố i với riêng ngành ngân h àng đó là DNNQD đang trở thành một trong nh ững thị trư ờng vốn tín dụng rộng lớn đầy tiềm năng. Với sự phát triển ngày càng mạnh củ a DNNQD th ì nhu cầu về vốn sẽ ngày càng tăng, như vậy, tạo thị trường có tiềm n ăng lớn cho các nghiệp vụ tín dụng ngân h àng nh ư huy động tiền gử i, cho vay, thanh toán… Tuy nhiên, trên thực tế, thật đáng tiếc là các NHTM hiện nay còn ngần ngại khi lựa chọn DNNQD làm kh ách h àng, đ ặc biệt là trong hoạt động cho vay. 1.2.4. Xu hướng phát triển của DNNQD tại nước ta vàđường lối của Đảng trong việc phá t triển DNNQD. Xu hướng phát triển của DNNQD. Qua nghiên cứu ho ạt động của DNNQD, nghiên cứu tình h ình th ị trường, tình hình kinh tế Việt Nam những năm qua vàđịnh hướng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, chúng ta có thể nhận định một số xu hướng phát triển chính của DNNQD trong thời gian tới như sau: Chính sách mở cửa nền kinh tế, chính sách tạo điều kiện bình đ ẳng giữa các thành phần kinh tế tiếp tục thúc đẩy sự p hát triển củ a n ền kinh tế nói chung và của DNNQD n ói riêng. Trong điều kiện tiếp xúc với th ị trường bên ngoài, với kĩ thuật và công ngh ệ sản xuất tiên tiến, mô hình tổ chức và phương pháp quản lí mới, hiện đại…thì DNNQD sẽ có nhiều ưu thế h ơn vìđây được coi là khu vực kinh tế n ăng động nhất trong nền kinh tế. Chính vì vậy, trong th ời gian tới, các DNNQD sẽ phát triển với số lư ợng lớn, loại h ình kinh doanh đ a d ạng trên tất cả các m ặt, các lĩnh vực 18
- củ a n ền kinh tế và có xu hướng mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động không chỉ trong nước m à còn vươn ra tầm qu ốc tếđặc biệt là sau khi nước ta chính thứ c gia nh ập tổ chức thương mại thế giới. Sự cạnh tranh do đó ngày càng trở nên m ạnh mẽ và quyết liệt đò i hỏ i các doanh nghiệp phải có mộ t sức mạnh thật sự và tự chủ trong kinh doanh để có thể tồn tại và ph át triển. DNNQD đ ang có những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần ngày càng lớn vào sự ph át triển củ a đ ất n ước nhưng vẫn chưa tương ứng với tiềm năng củ a thành phần kinh tế này, nhiều khi, sự ph át triển còn mang tính tự ph át, vì vậy trong thời gian tới DNNQD cần được h ướng dẫn, tạo điều kiện để ph át triển đúng hướng, có hiệu quả. Trên thực tế, DNNQD cũng đang rất được sự quan tâm của Nh à nước trong việc ph át triển và m ở rộng, Nhà nước cũng tạo điều kiện để khu vực kinh tế này có thể ph át triển h ết kh ả n ăng mà nó vốn có . Việc ra đời của các văn bản quy đ ịnh, việc sửa đổi các văn bản ph áp luật... th ể hiện sự quan tâm rất lớn củ a Nhà nước trong việc điều chỉnh hoạt động của các DNNQD. Các DNNQD ngày càng phát triển m ạnh và h iệu qu ả kinh tế mà nóđem lại đã ngày càng khẳng định vị thế của các DNNQD trong n ền kinh tế, th ể hiện ở b ảng tổng h ợp doanh thu củ a các doanh nghiệp: 19
- Bảng 1.2: Tổng mức bán lẻ h àng hoá và doanh thu. Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nă m Nă m 2006 2007 Tổng Tổng so với so với Tổng Cơ Cơ Cơ mức mức 2005 2006 mức cấ u cấu cấ u (tỷđồ ng (tỷđồ ng (%) (%) (tỷđồng) (%) (%) (%) ) ) Tổ ng số 480,202 100 580,710 100 714,421 100 120.9 123.0 Doanh nghiệp Nhà nước 66,631 13.88 72,095 12.41 77,423 10.84 108.2 107.4 Doanh nghiệp ngoà i QD 413,571 86.12 508,615 87.59 636,998 89.16 123.0 125.2 - Tập thể 4,669 1.13 5,640 1.11 6,945 1.09 120.8 123.1 - Cá thể 296,834 71.77 363,325 71.43 404,044 63.43 122.4 111.2 - Tư nhâ n 99,625 24.09 124,531 24.48 204,512 32.11 125.0 164.2 - KV có vố n đầ u tư nước ngoài 12,443 3.01 15,119 2.97 21,497 3.37 121.5 142.2 (Nguồn: Con số và sự kiện số 1+2 năm 2007) Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đãđạt được mức tăng trưởng lớn về doanh thu hàng hoá cả về số lượng và tỉ lệ, và m ức tăng trưởng đó còn có xu hướng tăng lên trong thời gian sắp tới, trong đó khu vực tư nhân đạt được mức tăng trưởng cao nh ất, đ iều đó chứng tỏ khu vực kinh tế tư nh ân ở nước ta đang có sự ph át triển mạnh mẽ. Đặc biệt, luật doanh nghiệp mới sửa đổi đ ã cho ph ép các chủ thể kinh tế quyền tự do gần nh ư tuyệt đố i trong kinh doanh. Nghịđịnh NĐ 1 09/2004/NĐCP của ch ính phủ vềđăng kí kinh doanh và thông tư liên tịch số 07/2001/BKH- TCTK của Bộ kế h oạch vàđ ầu tư và Tổng cục thống kê về hướng d ẫn ngành nghềđăng kí kinh doanh, quy định: người kinh doanh có th ể làm b ất cứ gì m à pháp luật không cấm miễn là tự chịu trách nhiệm với hoạt động của mình, do đó các doanh nghiệp có xu hướng sẽđa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình theo hướng có lợi. Điều đó dẫn đến mộ t xu hướng mang tính chất vừa là cơ hộ i vừa là thách thứ c cho hệ thống ngân hàng đó là trong thời gian tới DNNQD sẽ cần một khối lượng vốn tín 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
90 p | 593 | 299
-
LUẬN VĂN:GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
106 p | 421 | 160
-
LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam
96 p | 221 | 101
-
Luận văn: “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ”
93 p | 194 | 75
-
Luận văn: “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình”
69 p | 201 | 64
-
Luận văn: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội
72 p | 158 | 47
-
Luận văn:Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Sài Gòn thương tín chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 155 | 44
-
Luận văn: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam
96 p | 106 | 31
-
Luận văn: Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Ba Đình
70 p | 123 | 29
-
LUẬN VĂN:GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THÔNG TIN NGỮ CẢNH PHIÊN DUYỆT WEB NGƯỜI DÙNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN TRONG HỆ THỐNG TƯ VẤN TIN TỨC
59 p | 119 | 24
-
Luận văn:Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Đà Nẵng
26 p | 126 | 21
-
Luận văn:Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Đà Nẵng.
25 p | 110 | 20
-
Luận văn Giải pháp mở rộng thị phần thanh toán hàng xuất khẩu của Ngân hàng công thương Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO
105 p | 96 | 19
-
Luận văn: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ
87 p | 119 | 19
-
Luận văn: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương tỉnh Quảng Bình
26 p | 93 | 13
-
Luận văn:Giải pháp mở rộng cung tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông tỉnh Quảng Nam
14 p | 84 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam
99 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp mở rộng dịch vụ tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An
133 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn