LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình
lượt xem 27
download
Trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta đất đai là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời nó còn có vai trò đặc biệt đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác. Do đó, giải quyết đúng đắn vấn đề ruộng đất trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về địa tô, ruộng đất sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình
- LUẬN VĂN: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình
- Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta đất đai là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất nông nghiệp, đồng thời nó còn có vai trò đặc biệt đối với các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác. Do đó, giải quyết đúng đắn vấn đề ruộng đất trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về địa tô, ruộng đất sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với ý nghĩa và vị trí quan trọng đặc biệt của đất đai, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, "vấn đề đất đai" luôn luôn được Nhà nước và nhân dân ta quan tâm, coi trọng. Hiến pháp ta quy định "đất đai là tài sản quốc gia, thuộc sở hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý". Vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển sản xuất nông nghiệp theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa. Do vai trò quan trọng của đất đai nông nghiệp đối với phát triển kinh tế, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIII (2000) đã nêu lên nhiệm vụ trọng tâm đối với ngành nông nghiệp của toàn tỉnh trong những năm trước mắt là: "Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết tập trung vào khu vực nông nghiệp và nông thôn, coi đó là định hướng chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân". Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa đã có nhiều tiến bộ, hầu hết ruộng đất đã có chủ sử dụng cụ thể, nên việc đầu tư thâm canh và bảo vệ đất có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn như: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất; vấn đề tích tụ ruộng đất; giao đất giao rừng; vấn đề thu lợi ích từ việc sử dụng đất đai... Nhất là đối với một số
- địa bàn vùng sâu, vùng xa, một số đất trống đồi trọc chưa được khai thác đúng tiềm năng của nó. Với lý do trên tôi chọn đề tài: "Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình" để nghiên cứu nhằm góp một phần nhỏ bé tìm ra những giải pháp giúp cho việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Quảng Bình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Khi bàn về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân là một vấn đề hết sức phức tạp. Do tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của nó nên có rất nhiều công trình đã được thể hiện dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Trên các Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Lý luận... và một số sách đã xuất bản thì có nhiều tác giả đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề ruộng đất. Trong số tác giả này phải kể đến: PGS.TS Nguyễn Đình Kháng - TS Vũ Văn Phúc, Một số vấn đề lý luận của Mác và Lênin về địa tô, ruộng đất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; GS.TS Đỗ Thế Tùng, Quan điểm của Lênin về sở hữu tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, Tạp chí Thông tin Nghiên cứu lý luận của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 3/1990; ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả: Nguyễn Sinh Cúc; Trần Ngọc Hiên,... Và gần đây nhất, vào tháng 5/2001 tại huyện Khoái Châu - Hưng Yên, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: "Chuyển đổi ruộng đất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn" và có đi sâu bàn đến "dồn điền, dồn thửa" ruộng đất nông nghiệp thực tiễn ở địa phương tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Riêng về phân tích đất đai nông nghiệp mới chỉ có một số tài liệu đánh giá đất của một số giảng viên của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Cùng với những đề tài đi vào nghiên cứu "Tiềm năng đất đai nông nghiệp để phát triển kinh tế hàng hóa ở Phú Thọ" của thạc sĩ Nguyễn Tiến Khôi. Đối với Quảng Bình, những đề tài đi sâu nghiên cứu quan hệ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng bình chưa có công trình nào đề cập đến. Do đó tôi
- mạnh dạn chọn đề tài "Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình" hy vọng góp một phần nhỏ của mình vào việc tìm ra giải pháp trong vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất để thúc đẩy nông nghiệp Quảng Bình ngày càng phát triển trên cơ sở phát huy nội lực của chính mình. 3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Xác định rõ cơ sở lý luận về đất đai, phân tích đánh giá những khả năng, những điều kiện khách quan, chủ quan để vận dụng vào chủ trương giao đất giao rừng thúc đẩy nền nông nghiệp Quảng Bình phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó luận văn có mục đích xác định những quan điểm và kiến nghị những giải pháp chủ yếu để thực hiện giải quyết giao đất giao rừng để thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa ở Quảng Bình. - Nhiệm vụ: + Làm rõ ý nghĩa lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các chủ trương của Đảng ta đối với việc giao đất giao rừng cho người nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. + Khảo sát đánh giá việc thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho nông dân ở Quảng Bình, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp đối với việc thực hiện chủ trương này qua nghiên cứu thực tế ở tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian nghiên cứu: từ 1986 đến nay (2002). + Địa bàn nghiên cứu: chủ yếu là 7 huyện, thị xã ở tỉnh Quảng Bình. + Đề tài giới hạn việc nghiên cứu: giao đất, giao rừng (chủ yếu là nông - lâm nghiệp; trồng trọt và chăn nuôi). 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn được trình bày trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng ta.
- - Tác giả dựa trên phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị, phương pháp duy vật biện chứng, lịch sử, lôgíc, sử dụng phương pháp điều tra. 5. ý nghĩa của luận văn Tuy nghiên cứu trong một phạm vi về thời gian, không gian nhất định, song luận văn có một ý nghĩa phản ánh thực tế tình hình vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở địa phương. Từ đó có những đề xuất cụ thể, những kiến nghị giải pháp để giúp các cơ quan ban ngành trong tỉnh tham khảo hoạch định các chính sách nhằm phát triển kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng kinh tế xã hội ở địa phương nói chung. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm: 3 chương, 6 tiết.
- Chương 1 ý nghĩa của việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa 1.1. Quyền sử dụng đất và giao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa 1.1.1. Một số vấn đề lý luận của Mác và Lênin về ruộng đất Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. C.Mác đã từng chỉ rõ: "Đất là không gian, yếu tố cần thiết của tất thảy mọi quá trình sản xuất và mọi hoạt động của loài người" [33, tr. 473]. Trong sản xuất nông nghiệp ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường, mà là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu sản xuất chủ yếu. Nó là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn con người, vì vậy ruộng đất là tài sản quốc gia. Nhưng từ khi được con người khai phá, sử dụng trong quá trình lịch sử lâu dài, thì trong đất đai đã kết tinh lao động của nhiều thế hệ. Ngày nay, ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên lại vừa là sản phẩm của lao động. Do vậy, khi xét về mặt giá trị sản xuất, C.Mác đã nói: "Đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến và quí báu nhất của sản xuất nông nghiệp" [33, tr. 324]. Vì loài người sử dụng đất trồng trọt tạo ra lương thực, thực phẩm, tận dụng đất đồi núi để chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và khai thác lâm sản, sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Như vậy đất nông nghiệp tạo ra những điều kiện để con người sinh sống và phát triển. Trong quan hệ với lao động, ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất đai thay đổi hình dạng theo mục đích sử dụng của mình thì ruộng đất là đối tượng của lao động. Chính vì vậy, để có thể sử dụng có hiệu quả hơn hoặc cải tạo đất theo nhu cầu sản xuất, người ta phải khai thác hợp lý hoặc tác động vào các điều kiện sinh thái đất, như dựa vào yếu tố
- khí hậu thời tiết để tăng vụ, yếu tố địa hình và chế độ nước để qui hoạch hệ thống cây trồng, hoặc dùng các loại cây trồng khác nhau để bảo vệ và cải tạo đất v.v... Từ đó cho ta thấy đất đai là một điều kiện hết sức cần thiết cho sản xuất, nhưng tự nó không thể tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà cần có những điều kiện khác, trong đó có điều kiện quan trọng bậc nhất là lao động của con người. Đất đai cùng với lao động là hai cơ sở tạo ra của cải vật chất để cho con người và xã hội loài người tồn tại và phát triển. Điều này đã được C.Mác dẫn lời của nhà kinh tế học cổ điển W.Petty nói: "Lao động là cha, còn đất là mẹ của của cải vật chất" [29, tr. 68]. Ngoài ra, đất nông nghiệp còn tạo cơ sở cho sự ra đời và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Như công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến từ những sản phẩm được tạo ra từ đất với sự tác động của lao động con người. Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng, đất đai là điều kiện cần thiết để con người và các sinh vật sinh sống và phát triển. Đất chính là cơ sở tồn tại của nhân loại, là cội nguồn của hệ thống cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, là nguồn tài nguyên tái sinh của sự sống của nhân loại, C. Mác đã từng nói: Đất là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau. ở mỗi quốc gia đất đai đều được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, riêng đất đai nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản giống nhau, được hiểu cụ thể: Thứ nhất: Đất đai nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt. Vì trong sản xuất nông nghiệp đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Đối với các loại đất chuyên dùng khác thì đất chỉ là đối tượng lao động, con người phải sử dụng tư liệu lao động để tác động vào tạo ra sản phẩm trong khai khoáng. Đối với đất đai nông nghiệp được coi là tư liệu lao động, bởi vì con người đã dùng nó làm vật dẫn truyền lao động của mình để tác động vào cây trồng. Đồng thời nó lại thể hiện là đối tượng lao động khi con người dùng công cụ, máy móc tác động vào ruộng đất làm thay đổi hình dạng và tính chất của nó. Chính sự biểu hiện hai mặt của loại tư liệu sản xuất này, nên đất đai nông nghiệp được coi là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt. Mặt khác, đất đai đối với nông nghiệp, nó là sức sản xuất quan trọng nhất, thiếu nó thì không thể có quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Thứ hai: Đất đai có vị trí cố định và diện tích giới hạn Các loại tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển từ nơi này đến nơi kia, còn đất đai có vị trí cố định, không thể di chuyển theo ý muốn của con người. Trong mỗi quốc gia, mỗi vùng đất đai chịu ảnh hưởng của địa hình khí hậu thời tiết, điều kiện kinh tế, tình hình phân bố lao động, điều kiện giao thông... khác nhau. Chính những điều này giúp cho con người thực hiện trong việc thực hiện chuyên môn hóa đối với nông nghiệp một cách thích hợp đối với từng vùng. Mặt khác, xét về diện tích thì đất đai có giới hạn. Trên phạm vi toàn cầu đất đai bị khống chế bởi bề mặt trái đất, ở mỗi nước diện tích bị giới hạn ở biên giới của mỗi quốc gia đối với tỉnh, huyện, xã thì diện tích bị giới hạn trong khuôn khổ địa giới của từng địa phương. Do đó con người muốn sản xuất nông nghiệp phải đầu tư thâm canh để mở rộng diện tích theo chiều sâu, còn việc khai hoang mở rộng diện tích chỉ để khai thác số đất đai chưa được sử dụng mà thôi. Thứ ba: Đất đai nông nghiệp gắn với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, thủy văn ở từng vùng nhất định và do đó mỗi vùng chỉ thích hợp với từng loại cây, con nhất định. Sản xuất nông nghiệp luôn luôn gắn chặt với môi trường tự nhiên, đặc biệt là khí hậu thời tiết, nguồn nước, thổ nhưỡng là những tài nguyên tác động mạnh và thường xuyên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở từng quốc gia. Ngay ở trong một nước, ở các vùng có điều kiện khác nhau, có thể cho năng suất tự nhiên khác nhau đối với mỗi loại cây trồng, vật nuôi nhất định. Vì vậy, khi giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa phải cần có quy hoạch đất đai, hướng dẫn đầu tư khoa học kỹ thuật để vận dụng trồng cây gì? nuôi con gì cho từng vùng thích hợp. Mặt khác ở nước ta, đã từ lâu người ta phải chia đất đai nông nghiệp thành 4 vùng lớn: Đó là đồng bằng, ven biển trung du và miền núi. Cách phân chia này chủ yếu căn cứ vào yếu tố địa hình, chưa thấy hết các yếu tố khác tác động vào sản xuất nông nghiệp. Do đó cần phải xem xét một yếu tố quan trọng khác đó là vùng sinh thái nông nghiệp. Về qui mô, phạm vi vùng sinh thái nông nghiệp được xác định rộng hay hẹp phụ thuộc vào những điều kiện đặc thù tương đối giống nhau về khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, không khí, nhiệt độ, thổ nhưỡng v.v... Ngoài công tác điều tra nghiên cứu
- cơ bản, phân tích các yếu tố tự nhiên bằng những phương pháp khoa học hiện đại, chính xác, người ta còn giám sát các thảm thực vật, lấy đó làm tài liệu tham khảo trong việc xác định vùng sinh thái nông nghiệp. Khi nói đến việc sử dụng đất đai và giao quyền sử dụng đất đai một cách hợp lý, cần chú ý tới sự thích ứng của cây trồng, vật nuôi đối với các điều kiện tự nhiên và vùng sinh thái nông nghiệp. Trong đó điều kiện khí hậu, đất đai - địa hình, địa chất, thổ nhưỡng là những yếu tố quan trọng bậc nhất trong các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của chính bản thân đất đai và điều kiện sống của con người. Thứ tư: Chất lượng đất đai phụ thuộc vào sự tác động của con người và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Ruộng đất thường không đồng nhất về chất lượng do sự khác nhau giữa các yếu tố dinh dưỡng vốn có của nó. Độ màu mỡ của đất nói lên khả năng có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Con người không những sử dụng độ màu mỡ tự nhiên của đất, mà còn có khả năng sáng tạo thêm độ màu mỡ nếu biết sử dụng nó một cách hợp lý. Ngược lại, nếu sử dụng không hợp lý thì làm giảm độ màu mỡ của tự nhiên. Thực tế này đã diễn ra một số vùng trung du và miền núi nước ta. ở những vùng này, trước đây con người chỉ lợi dụng độ màu mỡ tự nhiên vốn có của đất để canh tác, không chú ý bồi dưỡng, cải tạo nên đất bị bạc màu, một số diện tích vốn có độ màu mỡ cao, nay bị kiệt quệ trở thành đồi trọc. Trong khi đó, ở một số nơi, khi giao quyền sử dụng ruộng đất hộ nông dân đã biết khai thác và cải tạo, bồi dưỡng cho nó làm cho độ màu mỡ của đất không ngừng tăng lên, từ đó năng suất cây trồng cũng thường xuyên nâng cao. Từ đó có thể khẳng định cho thấy chất lượng đất đai luôn phụ thuộc vào sự tác động của con người và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính đất đai nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản khiến nó không giống với bất kỳ một loại tư liệu sản xuất nào. Chẳng hạn: đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài nguyên có hạn chế về số lượng và không có khả năng tái sinh; đất đai có vị trí cố định trong không gian không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người... Từ những đặc điểm đó đã làm cho đất đai được đặt đúng với giá trị của nó từ nhiều đời. Ông cha ta từng nói: "Tấc đất tấc vàng" câu nói này đặc biệt đúng với các loại đất nói chung, riêng
- đối với đất nông nghiệp thì đất đai là tài nguyên đặc biệt quý giá và là tư liệu sản xuất đặc biệt..., như vậy đã là tư liệu sản xuất đặc biệt thì đất đai nông nghiệp cũng có những đặc tính cơ bản như mọi hàng hóa khác: Tức là có thể mua được bán được. Theo quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin thì giá trị của hàng hóa là lao động được vật hóa, nhưng khi nghiên cứu lý luận của C.Mác về địa tô, chúng ta thấy rằng về thực chất đất không có giá trị, vậy tại sao vẫn hình thành thị trường đất đai. Lý luận Mác-Lênin chỉ rõ: Giá cả ruộng đất là biểu hiện quan hệ kinh tế phát sinh chứ không phải biểu hiện bằng tiền của giá trị ruộng đất. Quan điểm này không hề mâu thuẫn với lý luận của C.Mác về giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị. Vậy xét về mặt lý luận chúng ta đặt câu hỏi: Tại sao đất lại "có giá". Nếu đất có giá trị thì ai là người có quyền sở hữu đất (chủ sở hữu được quyền định đoạt, tức là có quyền bán đất hoặc cho thuê đất), còn người phải trả tiền tức là người sử dụng đất đó với tư cách là một tư liệu sản xuất. Để làm rõ vấn đề nêu trên, cần sử dụng lý luận về quan hệ đất đai và địa tô của C.Mác. Do đó, trước hết chúng ta phải hiểu và thống nhất quan điểm của C.Mác. Thứ nhất: C.Mác nghiên cứu địa tô xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa, khi mà trong xã hội đã có sự độc quyền kinh doanh về ruộng đất. Thứ hai: Địa tô phản ánh mối quan hệ thống nhất đối lập giữa ba giai cấp cấu thành cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa- Người công nhân làm thuê, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa chủ. Quá trình nghiên cứu của mình, C.Mác đã chỉ ra địa tô không phải là một hình thái phân phối đơn thuần, quyền sở hữu ruộng đất tự bản thân nó không đảm nhiệm một chức năng nào trong các quá trình sản xuất. Việc địa chủ trở thành người cho thuê đất một cách thuần túy chính là do quan hệ sở hữu ruộng đất đã bị "cải tạo" theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. ở đây có sự tách rời giữa quyền sở hữu ruộng đất và quyền kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Khi đánh giá về vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa: Một là, biến nghề nông "thành một sự ứng dụng nông học một cách khoa học và tự giác" [33, tr. 244] và nhờ vào sự "hợp lý
- hóa nông nghiệp, việc hợp lý hóa này lần đầu tiên đã tạo khả năng kinh doanh nông nghiệp theo phương thức xã hội" [33, tr. 245]. Hai là, tách quyền sở hữu ruộng đất khỏi quyền kinh doanh trên ruộng đất, biến sở hữu ruộng đất thành sở hữu "thuần túy" kinh tế. Và dưới con mắt của nhà tư bản đi nữa thì cũng phải thấy đó là "một vật thừa vô dụng và phi lý". Theo phân tích như trên thì C.Mác đã đưa ra định nghĩa một cách chung nhất về địa tô tư bản chủ nghĩa như sau: "Địa tô là hình thái dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập" [33, tr. 246]. Dưới chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa đất đai nói chung: trong đó cụ thể là đất nông nghiệp nằm chủ yếu trong tay các địa chủ (chủ sở hữu ruộng đất - đất đai thuộc sở hữu tư nhân). Người thực sự canh tác ruộng đất là những người lao động làm thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh, coi nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Chính vì thế trong lĩnh vực này lao động của những nông dân làm thuê cho nhà tư bản cũng tạo ra giá trị thăng dư, tuy nhiên toàn bộ giá trị thăng dư này không rơi vào nhà tư bản, mà do tính đặc thù của kinh doanh nông nghiệp là phải sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt là đất đai, đất đai này thuộc sở hữu của địa chủ, vì vậy nhà tư bản phải trả cho chủ đất, kẻ sở hữu ruộng đất, theo hợp đồng một khoản tiền (gọi là địa tô TBCN) để được sử dụng ruộng đất trong một thời gian nhất định. "Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra (tức bộ phận giá trị thăng dư sau khi trừ lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư vào nông nghiệp) và do nhà tư bản thuê đất nộp cho người sở hữu ruộng đất" [33, tr. 246]. Trong xã hội tồn tại sở hữu tư nhân về đất đai, đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản, không chỉ có đất đai được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mới phải nộp địa tô, mà tất cả các loại đất: Đất xây dựng, đất hầm mỏ cũng phải đem lại thu nhập cho người sở hữu chúng, đó là địa tô đất xây dựng, hầm mỏ. C.Mác đã chỉ ra rằng: Bất kỳ ở đâu có những sức tự nhiên bị độc chiếm và tạo ra một lợi nhuận siêu gạch cho nhà tư bản sử dụng những sức tự nhiên ấy thì số lượng lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản tạo ra cũng phải nộp cho kẻ sở hữu những lực lượng tự nhiên dưới những hình thức địa tô khác nhau. Nhìn một cách khái quát cho thấy: "Đặc trưng của địa tô là ở chỗ, cùng với những điều kiện khiến cho sản phẩm nông nghiệp phát triển thành những giá trị (những hàng hóa) và cùng với những điều kiện thực hiện giá trị của chúng, thì đồng thời quyền lực
- của quyền sở hữu ruộng đất là chiếm lấy một phần càng ngày càng lớn những giá trị đó, những giá trị, được sáng tạo ra mà không có sự tham gia đóng góp gì của nó cả, cũng càng phát triển, nghĩa là một phần giá trị thăng dư ngày càng lớn sẽ được chuyển hóa thành địa tô [33, tr. 276-378]. Từ sự phân tích nguồn gốc và sự hình thành địa tô tư bản chủ nghĩa, chúng ta khẳng định C.Mác đã hoàn toàn đúng khi đã đưa ra một hệ thống chỉ dẫn khoa học khi nghiên cứu địa tô tư bản chủ nghĩa. Kết luận của C. Mác dù đã gần 2 thế kỷ nhưng vẫn phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản ngày nay. "Thác nước, cũng như đất đai nói chung, cũng như mọi lực lượng tự nhiên, không có giá trị nào cả, vì không có một lao động nào được vật hóa ở trong đó, do đó nó cũng không có giá cả, vì theo lẽ thường, giá cả không phải cái gì khác hơn là biểu hiện tiền tệ của giá trị. Giá cả đó chẳng qua là một địa tô tư bản hóa" [33, tr. 291]. Có thể kết luận rằng: Đất đai tự nhiên không có giá trị, nhưng được đầu tư (lao động quá khứ và lao động sống) thì đất có giá trị và biểu hiện bằng tiền của giá cả, giá đất về thực chất chính là địa tô mà đất đai mang lại trong một số năm nhất định, chính vì thế đất đai là một dạng hàng hóa đặc biệt, thị trường đất đai cũng là một thị trường đặc biệt (thị trường bất động sản). Nghiên cứu học thuyết về địa tô của C.Mác chúng ta thấy rằng: tính không tái sản xuất được và không di chuyển được đất đai chỉ tạo ra địa tô cho giai cấp giữ độc quyền ruộng đất chứ không hề ngăn cản đất đai trở thành hàng hóa, không hề ngăn cản hình thành thị trường đất vận động theo các qui luật khách quan của thị trường nói chung. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội dù đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng khi còn sản xuất hàng hóa thì còn có thị trường đất đai. ở Việt Nam do những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội nên quan hệ đất đai cũng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước 1945 đất đai thuộc sở hữu của địa chủ phong kiến và tư bản thực dân, người nông dân sống trong cảnh làm thuê, cuốc mướn và nộp tô cho địa chủ, cường hào, quan lại và tư bản nước ngoài.
- Sau khi hòa bình lập lại 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, toàn dân hào hứng tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng, hơn hai triệu gia đình nông dân được chia ruộng đất. Cầm tấm thẻ nhận ruộng, cắm trên mảnh ruộng được chia người nông dân sung sướng trào ra nước mắt. Đây là lần đầu tiên trong đời họ, chế độ sở hữu ruộng đất của những người nông dân được xác lập. Mơ ước ngàn đời nay đã được thực hiện. Người nông dân thực sự trở thành người chủ sở hữu chân chính ruộng đất của mình. Quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân đã được khẳng định trong cương lĩnh ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam lúc bấy giờ là xóa bỏ chế độ phong kiến, chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu của người nông dân. Trong sắc lệnh của Chủ tịch nước, cũng ghi: Người được chia ruộng đất có quyền sở hữu ruộng đất đó, chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ấy, xóa bỏ mọi khế ước cũ người được chia ruộng có quyền chia gia tài, cầm, bán cho ruộng đất mà mình được chia. Như vậy chỉ từ sau khi công cuộc cải cách ruộng đất hoàn toàn thắng lợi người nông dân mới thực sự trở thành người chủ chân chính có quyền sở hữu ruộng đất của mình. Những quyền sở hữu ấy cũng chỉ tồn tại được một thời gian không lâu. Từ 1959 trở đi sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp đã tiến hành tập thể hóa ồ ạt, nhanh chóng, ruộng đất và những tư liệu sản xuất chủ yếu khác của người nông dân chuyển thành sở hữu tập thể của hợp tác xã. Người nông dân lúc này trở thành người chủ sở hữu hình thức. Quyền sở hữu thực sự đất đai và tư liệu sản xuất, quyền sản xuất kinh doanh thuộc về tập thể và hợp tác xã. Đối với miền Nam lúc này sở hữu ruộng đất tập trung vào tay giai cấp địa chủ phong kiến, tư sản thực dân và một số rất ít gia đình nông dân khi hình thành trang trại và sản xuất kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa. Sau 1975 đất nước ta đã hoàn toàn thống nhất, ruộng đất được điều cho các gia đình nông dân một cách hợp lý. Công cuộc cải tạo nông nghiệp Miền Nam cũng nhanh chóng được tiến hành đã biến toàn bộ đất đai ruộng vườn của nông dân thành sở hữu tập thể của hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. Sự chuyển đổi hình thức sở hữu ruộng đất từ chỗ quyền sở hữu ruộng đất là của gia đình nông dân, sang chỗ sở hữu ruộng đất là của tập thể hợp tác xã đã bộc lộ dần những hạn chế, những cản trở làm cho sản xuất nông
- nghiệp ngày càng chậm phát triển, kinh tế nông nghiệp nông thôn ngày càng đứng trước những khó khăn bế tắc đòi hỏi phải được tháo gỡ. Đứng trước tình hình đó, ngày 18-1-1981 Ban bí thư Trung ương đã đưa ra chỉ thị 100 về khoán sản phẩm đến người lao động. Chỉ thị khoán 100 đến với người nông dân như làn gió mới thổi vào nông nghiệp đáp ứng kịp thời những yêu cầu đòi hỏi bức bách của sự phát triển nông nghiệp. Sức sản xuất trong nông nghiệp được giải phóng, lao động nông nghiệp được phát huy cao độ, tận dụng mọi nguồn lực và thời gian cho lao động sản xuất. Đồng thời quan hệ kinh tế mới trong sản xuất nông nghiệp ra đời và phát triển, nông thôn đã có bước chuyển mình, nông dân phấn khởi lao động sản xuất, quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển kích thích người lao động hướng theo phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa, làm quen dần tiền tệ với thị trường. Khoán 100 ra đời, đi vào nông nghiệp đã phát huy nhiều mặt tích cực khơi dậy sức sống cho nông nghiệp, nông dân. Song cũng còn bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải khắc phục. Do đó chỉ thị khoán 100 đã được nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện bằng Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 6 của Trung ương chủ trương khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ; lấy hộ gia đình nông dân làm đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất kinh doanh. Với Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 6 của Trung ương, vai trò kinh tế của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp lại có bước chuyển đổi quan trọng là ruộng đất thuộc sở hữu tập thể không còn thích hợp. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã chủ trương đất đai thuộc sở hữu toàn dân, tách quyền sở hữu và quyền sử dụng để giao quyền sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân. Cùng với sự ra đời của Hiến pháp 1992 và luật đất đai 1993 qui định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước thống nhất quản lý theo qui định chung, nhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân còn thể hiện bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bởi vì đất đai là tài sản của cả dân tộc. Mỗi tấc đất của chúng ta từ biên cương đến hải đảo đều thắm đượm mồ hôi, xương máu của ông cha, của bao thế hệ nhân dân đã tạo lập và gìn giữ. Đất đai là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt của công nghiệp; là địa bàn phân bố dân cư, là mặt bằng xây dựng các cơ sở kinh tế - văn hóa, an ninh, quốc
- phòng là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Xuất phát từ lợi ích của dân tộc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nông nghiệp, tuy ruộng đất vẫn thuộc sở hữu toàn dân, nhưng Nhà nước giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài. Nhà nước qui định bằng pháp luật vấn đề chuyển quyền sử dụng ruộng đất. Không thể tư hữu hóa ruộng đất, vì làm như vậy sẽ dẫn đến phân hóa lớn về giai cấp, cản trở việc qui hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất khác, làm căng thẳng thêm vấn đề tranh chấp ruộng đất. Quan điểm cho rằng muốn phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp phải tư hữu hóa ruộng đất là hết sức sai lầm. Mà chỉ có quyền sử dụng ruộng đất, hay nói đúng hơn là cách sử dụng tư liệu sản xuất mới liên quan đến vấn đề sản xuất hàng hóa hay không. Nếu trao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân thì tất yếu dẫn đến tự do mua - bán đất. Như vậy sẽ xuất hiện bọn đầu cơ ruộng đất làm cho giá cả ruộng đất tăng lên và sự phân hóa giai cấp càng thêm nhanh chóng. Tuy nhiên không loại trừ việc cho phép chuyển quyền sử dụng ruộng đất khi một người nào tìm kiếm được nghề khác hoặc không có người thừa kế sử dụng ruộng đất. Người được quyền sử dụng ruộng đất phải trả cho người chuyển nhượng một khoản bồi hoàn hoa màu và chi phí cải tạo đất. Khoản bồi hoàn này không phải là giá cả ruộng đất mà thấp hơn giá cả ruộng đất. Bởi vì, giá cả ruộng đất theo đúng nghĩa của nó là địa tô tư bản hóa, nó không ngừng tăng lên theo mức độ tăng của địa tô và khan hiếm của ruộng đất. Để khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh, ứng dụng công nghệ mới nhằm thu địa tô chênh lệch II, cần giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và qui định được quyền thừa kế. Tuy vậy, quyền thừa kế cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa việc bảo đảm đủ phần ruộng khoán cho tất thảy mọi hộ nông dân với việc duy trì qui mô ruộng đất canh tác tối ưu, nhất là qui mô nông trại. Trong điều kiện dân số tăng nhanh, bình quân ruộng đất tính theo nhân khẩu rất thấp, quyền thừa kế tất yếu dẫn đến làm tăng sự phân tán manh mún ruộng đất. Chỉ có thể khắc phục tình trạng ấy bằng khai hoang tăng vụ, thâm canh và tổ chức dịch vụ, phát triển các ngành nghề khác để rút bớt lao động ra khỏi trồng trọt, chứ không phải bằng cách tư hữu hóa và cho phép tự do mua bán, bán ruộng
- đất. Điều đó đúng với tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định: "Ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân được Nhà nước giao cho hộ nông dân sử dụng lâu dài" [8. tr. 116]. 1.1.2. Vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài để phát triển nông nghiệp hàng hóa Ruộng đất là sản phẩm tự nhiên, có trước lao động, vì thế nó là tài sản của quốc gia. Khi con người xuất hiện khai thác và sử dụng ruộng đất vào cuộc sống, vào sản xuất những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình,lao động của nhiều thế hệ được kết tinh vào ruộng đất và ruộng đất trở nên có chủ sở hữu. Cùng với sự xuất hiện của chế độ tư hữu, các chế độ sở hữu khác nhau về ruộng đất cũng hình thành và phát triển. Lịch sử đã trải qua những hình thái kinh tế xã hội khác nhau, với chế độ sở hữu ruộng đất khác nhau, nhưng theo C. Mác có ba loại sở hữu về ruộng đất. - Sở hữu ruộng đất của nhà nước. - Sở hữu ruộng đất của địa chủ, quan lại, nhà tư bản C.Mác gọi đây là "chế độ đại sở hữu ruộng đất được trên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa" [33, tr. 532] - Sở hữu ruộng đất của người nông dân tự do hay sở hữu ruộng đất của người sản xuất nhỏ C. Mác gọi đây là chế độ sở hữu ruộng đất nhỏ" [33, tr. 519]. Trong nền kinh tế thị trường, tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về ruộng đất, trong đó sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân lớn và sở hữu tư nhân của người sản xuất nhỏ là các hình thức cơ bản. Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao sản xuất ngày càng đa dạng hóa, xuất hiện nhiều hình thức sở hữu khác nhau về ruộng đất. Mặt khác, quyền sở hữu ruộng đất bao gồm hai nội dung: quyền chiếm hữu và quyền sử dụng. Hai mặt này có thể gắn với nhau trong một chủ thể sở hữu cũng có thể tách rời khi nền kinh tế phát triển đến một trình độ phát triển nhất định. Sự tách rời giữa quyền chiếm hữu và quyền sử dụng là một quá trình. Lúc đầu khi nền kinh tế phát triển còn ở trình độ thấp, người chiếm hữu đồng thời là người sử dụng. Người nông dân tự do sở hữu ruộng đất, thì họ vừa là người chiếm hữu vừa là người sử dụng ruộng đất vào sản
- xuất nông nghiệp. Ngay trong thời kỳ đầu phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhà tư bản với tư cách là người chiếm hữu tư bản đồng thời là người chủ kinh doanh. Vì vậy, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng gắn vào cùng một chủ thể kinh doanh. Song khi kinh tế phát triển, người sở hữu tài sản có thể trực tiếp sử dụng tài sản của mình đề kinh doanh, cũng có thể giao cho người khác sử dụng: địa chủ cho nông dân thuê ruộng đất, nhà tư bản sở hữu tiền tệ cho nhà kinh doanh vay tư bản để sử dụng... Trong những trường hợp như vậy, quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tách với nhau. Đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, tức là về mặt chiếm hữu đất đai thuộc sở hữu quốc gia, sở hữu của toàn dân tộc. Nhà nước ta đã từng bước tách quyền chiếm hữu và quyền sử dụng đất. Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất ổn định lâu dài hoặc có thời hạn, giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất không thu tiền sử dụng đất. Quan hệ đất đai đã dần dần ổn định, theo qui định của luật, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và Nghị định số 02/CP ngày 15-01-1994 của Chính phủ ban hành quy định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Điều này có nghĩa đất đai thuộc quyền chiếm hữu toàn dân nhưng quyền sử dụng lại được trao cho các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế, trong đó chủ yếu là các hộ nông dân với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ. Các chủ thể sử dụng ruộng đất có các quyền thừa kế, thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê và chuyển đổi. Tuy nhiên do đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân nên quản lý toàn bộ đất đai là chức năng của nhà nước. Nhưng tại sao quyền sử dụng ruộng đất lại được giao chủ yếu cho các hộ nông dân. Bởi vì: trước hết là do đặc tính sinh học của sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, do trình độ sản xuất hàng hóa chưa phát triển ở mức độ cao như các lĩnh vực khác, hơn nữa do đặc thù của lĩnh vực sản xuất này. Cả con người với tư cách là chủ thể sở hữu người lao động, cả đối tượng sản xuất là cây con, cả công cụ lao động là con trâu con bò, và cả đất đai - tư liệu sản xuất đặc biệt là những thực thể sinh học, cơ thể sống, có quá trình sinh trưởng và phát triển, suy thoái theo các qui luật sinh học. Đặc tính sinh học này qui định sự tồn tại tất yếu của kinh tế hộ nông dân. ở đây luôn luôn chứa đựng mâu thuẫn khách quan giữa tồn tại kinh tế hộ nông dân mang tính độc lập
- tương đối, bị qui định bởi tính sinh học với việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp gắn với quá trình tích tụ, tập trung và chuyên môn hóa. Chính đặc thù của sản xuất nông nghiệp đã qui định sự tồn tại lâu dài của kinh tế hộ nông dân, kinh tế hợp tác và kinh tế nhà nước chỉ là sự bổ sung, định hướng, đa dạng hóa hình thức sở hữu và tổ chức sản xuất mà thôi. Thứ hai, sở hữu ruộng đất ở nước ta là sở hữu toàn dân, Nhà nước là chủ sở hữu, có quyền chiếm hữu, nhưng các chủ thể kinh tế, mà chủ yếu là kinh tế hộ nông dân lại được giao quyền sử dụng. Đây là một đặc điểm quan trọng của sở hữu ruộng đất, nó thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và nông dân, đồng thời cũng quy định vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai, nhưng sự can thiệp vào quan hệ đất đai có thể với những mức độ khác nhau đối với từng loại đất; nhất là đối với đất nông nghiệp. Thứ ba, ruộng đất là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, phát triển nông nghiệp, nông thôn trước hết phụ thuộc vào mối quan hệ của người nông dân với ruộng đất và việc sử dụng có hiệu quả ruộng đất. Tách người nông dân ra khỏi ruộng đất, làm cho họ không gắn bó với đất đai một thời gian đã dẫn nông nghiệp - nông thôn nước ta vào con đường trì trệ, chậm phát triển. Vì vậy, khi chính sách ruộng đất ra đời đã qui định trách nhiệm và quyền lợi của những người được giao quyền sử dụng đất. Các chủ sử dụng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai lâu dài, ổn định, có thể tự mình sắp xếp, bố trí đất đai hợp lý để sản xuất ra những sản phẩm trong nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Việc giao quyền sử dụng ruộng đất cho các hộ nông dân và xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ đã và đang từng bước khơi dậy tính năng động, giải phóng sức sản xuất, khôi phục sự gắn bó lâu đời giữa người làm ruộng với ruộng đồng, giữa người lao động với tư liệu sản xuất, từng bước họ vươn lên làm chủ cuộc sống, góp phần vào thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Thứ tư, sự biến đổi về quan hệ ruộng đất cũng đã tạo ra cơ sở và động lực cho sự tự chủ của người nông dân. Đồng thời cũng là một yếu tố quan trọng vận động theo quá trình phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và
- dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Cùng với xu hướng đó là các ngành đều có tốc độ tăng trưởng phù hợp thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng mở rộng và tăng diện tích đất trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hóa lớn, trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp thâm canh và ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thực hiện quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân cũng góp phần quan trọng đối với việc chuyển đổi hình thức hợp tác xã hội kiểu cũ chuyển sang phát triển kinh tế hộ, phù hợp đối với đất đai của sản xuất nông nghiệp, từng bước hình thành hợp tác xã dịch vụ đa dạng trên cơ sở yêu cầu và tự nguyện của nông dân, tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước về nông, lâm nghiệp. Với việc thực hiện giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân như đã phân tích ở trên, sẽ có nhiều tác dụng: - Khuyến khích các hộ nông dân đầu tư, thâm canh, làm tăng độ phì của đất, khai thác mọi tiềm năng của ruộng đất và làm cho người nông dân gắn bó thân thiết với ruộng đất. - Kích thích phát triển sản xuất nông sản hàng hóa, thúc đẩy phân công lao động ở nông thôn. Khi công nghiệp và dịch vụ phát triển, nông dân dễ dàng chuyển sang làm nghề khác và tập trung ruộng đất vào những hộ làm tốt việc nhà nông. - Bảo đảm được quyền kiểm soát của nhà nước, đặc biệt là nội dung quản lý nhà nước về đất đai, nghiêm trị những hành vi hủy hoại ruộng đất, qui định chặt chẽ quyền sử dụng đối với đất đai khi xây dựng những công trình có liên quan tới đất đai và ruộng đất canh tác. - Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về đất đai để cho người nông dân họ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, sử dụng ruộng đất có hiệu quả. Kiểm soát nhà nước về thừa kế và sử dụng ruộng đất về tài sản về chuyển nhượng sử dụng đất sẽ hạn chế sự phân hóa và phân chia thành giai cấp đối kháng ở nông thôn. Quan hệ sở hữu nói trên sẽ thúc đẩy sự hình thành hộ nông dân - đơn vị kinh tế tự chủ kinh doanh hàng hóa và hình thức hiệp tác trong sản xuất theo hình thức mới.
- Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của vấn đề giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế: Đó là việc sử dụng ruộng đất chưa cao, qui mô ruộng đất của mỗi hộ nông dân quá nhỏ bé, lại phân bổ không đồng đều giữa các hộ. Đất nông nghiệp của từng hộ quá phân tán, manh mún, cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Bình quân mỗi hộ có từ 9-10 mảnh. Miền núi, trung du phía Bắc bình quân 1 hộ có 15 -20 thửa, mỗi thửa có diện tích từ 150-300m2. Đồng bằng Bắc Bộ bình quân một hộ có 7 thửa cá biệt đến 25 thửa, mỗi thửa có diện tích từ 300 - 400 m2. Khu bốn cũ có từ 7 - 10 thửa, cá biệt có 30 thửa, diện tích từ 300 - 500 m2. Duyên hải miền Trung có từ 5-10 thửa, cá biệt có 30 thửa, diện tích từ 300 - 1000 m2. Tây Nguyên có từ 5 -10 thửa, cá biệt có 10 thửa diện tích từ 200 - 500 m2. Đông Nam Bộ có 4 thửa, cá biệt có 15 thửa và đồng bằng sông Cửu Long có 3 thửa, cá biệt có 10 thửa diện tích từ 3000 - 5000 m2 [28, tr. 25]. Trong khi đó dân số, nhất là số khẩu, số hộ trong nông thôn tăng nhanh, thì ngược lại diện tích lúa nước và rừng ngày càng suy giảm. Nếu tính từ năm 1980 - 1985 đất ruộng lúa mất khoảng 376.000ha, mỗi năm mất khoảng 75.000 ha, chiếm tỷ lệ 1,6%; từ năm 1986 - 1997, mỗi năm còn mất tới 20.000ha, chiếm tỷ lệ 0,5%. Đối với đất rừng, mỗi năm mất đi 445.000ha, chiếm tỷ lệ:4,8%. Những năm gần đây, khi thực hiện Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 (nay là 163/CP) về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, các hộ gia đình, các nhà sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Mặc dù diện tích rừng đã được bổ sung khá nhiều nhưng diện tích rừng vẫn suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do lấy đất nông lâm nghiệp làm giao thông, thủy lợi, mở rộng đô thị, khu công nghiệp... không có quy hoạch, hoặc không theo qui hoạch. Hơn nữa trong quá trình chuyển đổi kinh tế, dưới tác động của nhiều yếu tố đã dẫn đến một số nông dân không có đất và thiếu đất, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân là do các hợp tác xã giải thể, một số hộ nông dân phải trả đất; nhiều hộ vì nhu cầu bức xúc hoặc hoàn cảnh khó khăn nên phải sang nhượng cho người khác. Không ít hộ do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất nên làm ăn thất bát phải bán ruộng đi làm thuê. Có những người do lười lao động cờ bạc, rượu chè nên phải bán ruộng. ở Miền Bắc, thực hiện Nghị định 64/CP, đất đai được chia hết một lần cho những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp có mặt tại thời điểm chia, khi chết không rút ra, không chia thêm cho những trường hợp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm hạn chế giao dịch tư lợi
16 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản ở Việt Nam
124 p | 49 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam
90 p | 42 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị
119 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2019
88 p | 51 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thi hành án dân sự
84 p | 44 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2018
93 p | 24 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2017-2019
86 p | 41 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá thực trạng đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
87 p | 33 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
111 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu thực trạng chuyển quyền sử dụng đất tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2018
109 p | 37 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2018
80 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tỉnh Quảng Bình
80 p | 31 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm
32 p | 6 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý tài nguyên môi trường: Đánh giá tình hình đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
79 p | 24 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam
106 p | 54 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy các giao dịch quyền sử dụng đất rừng sản xuất tại tỉnh Nghệ An
100 p | 25 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn