intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI

Chia sẻ: Loaken_1 Loaken_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

122
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã thổi một luồng gió mới vào các hoạt động kinh tế xã hội của nước ta. Nó không những khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển... mà còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI

  1. Luận văn HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI
  2. LỜI NÓI ĐẦU Công cuộc đổi mới chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã thổi một luồng gió mới vào các hoạt động kinh tế xã hội của nước ta. Nó không những khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển... m à còn góp phần đưa n ền kinh tế nước ta từng bước hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, kinh tế thị trường với cơ chế vốn có của nó đã đặt ra một loạt các yêu cầu về quản lý, về tổ chức, về hiệu quả... buộc các doanh nghiệp phải tự tìm cho mình con đường tồn tại và phát triển. Khi mà quỹ đạo khép kín theo kế hoạch tập trung không còn nữa, tất yếu các doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt với cạnh tranh về chất lượng, giá cả và các yếu tố liên quan đến yêu cầu của thị trường. Để có thể nắm bắt được những cơ hội và vượt qua thách thức, các doanh nghiệp phải đưa ra được những quyết định đúng đắn, phù hợp với quy luật sao cho sản phẩm của m ình có chỗ đứng và đứng vững trên th ị trường. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải vươn lên từ chính nội lực bản thân để tạo ra lợi nhuận nhiều nhất theo mục tiêu kinh doanh của m ình. Phấn đấu để không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là nhiệm vụ thiết thực, th ường xuyên của công tác quản lý kinh tế cũng như quản lý doanh nghiệp. Một trong những công cụ quan trọng để đạt đ ược điều đó là hạch toán kế toán mà cụ thể là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nó vừa đảm nhiệm việc tổ chức hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế, vừa đóng vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói, hạch toán kế toán nói chung, h ạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng góp phần rất quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lực cũng như tạo ra hiệu quả sản xuất cao nhất cho mình. Xuất phát từ nhận thức đó, trong thời gian thực tập tại Công ty da giầy Hà Nội, em đã chọn đề tài: “HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUY ÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. PHẦN I 2
  3. LÝ LU ẬN VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN V ẬT LIỆU VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNHQU ẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT: 1. V ị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, và bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do vậy nguyên vật liệu không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra. Nguyên vật liệu có đảm bảo quy cách , chủng loại, chất lượng, đa dạng thì sản phẩm sản xuất mới đạt được yêu cầu và phục vụ cho nhu cầu ngày một cao của xã hội. Hơn nữa, việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu một cách hợp lý sẽ có ý nghĩa rất lớn góp phần làm giảm giá thành, trên cơ sở đó mà làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nói cách khác, với một lượng chi phí nguyên vật liệu không đổi có thể làm ra được nhiều sản phẩm mới, tức hiệu quả đồng vốn sẽ được nâng cao. 2. Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, kinh doanh, thuộc tài sản lưu động, thường xuyên biến động . V ì vậy, để tăng cường công tác quản lý, nguyên vật liệu phải được theo dõi ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, dự trữ và xuất kho nhằm đảm bảo sự an toàn, tránh được những mất mát, hao hụt, hạ thấp chi phí, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. 3
  4. -Trong khâu thu mua, phải quản lý về khối lượng , quy cách, chủng loại , giá mua và chi phí thu mua, thực hiện kế hoạch thu mua theo đúng tiến độ, thời gian, phù hợp với kế hoạch sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. -Trong khâu bảo quản, để tránh mất mát, hư hỏng, hao hụt, đảm bảo an toàn nguyên vật liệu, việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu cũng ảnh hưỏng không nhỏ đến quá trình sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh. -Trong khâu dự trữ, để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do cung ứng không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa và tối thiểu. - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm , tăng thu nhập, tích luỹ cho doanh nghiệp, do vậy trong khâu sử dụng cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Mặt khác, để tổ cộng hoàức tôt công tác quản lý vật liệu nói chung và hạch toán vật liệu nói riêng đ òi hỏi các doanh nghiệpphảI có những đIũu kiện nhất định. đó là, doanh nghiệp phảI có đầy đủ hệ thóng kho tàng để bảo quản vật liệu, kho phảI được trang bị các phuơng tiện bảo quản và cân đong, đo, đếm cần thiết. PhảI bố trí thủ kho, nhân viên bảo quản đầy đủ và có khả năng nắm vững việc thực hiện ghi chép ban đầu cũng như sổ sácộng hoà hạch toán kho. Việc bố trí sắp xếp vật liệu trong kho phảI theo đúng yêu cầu kỹ thuật bảo quản, thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra tình hình nhập- xuất – tồn vật liệu. 4
  5. Tóm lại, nguyên vật liệu là yếu tố đầu tiên trong quá trình tạo ra sản phẩm. Muốn sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và tạo được uy tín trên thị trường nhất thiết phải tổ chức tốt khâu quản lý nguyên vật liệu, qua đó góp phần để giảm bớt chi phí và hạ giá thành sản phẩm. 3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Với tư cách là một công cụ quản lý quan trọng, phục vụ việc tạo lập và cung cấp hệ thống thông tin quản lý, kế toán nguyên vật liệu có những nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua , vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập- x uất- tồn- kho nguyên vật liệu , tính giá thành thực tế của nguyên vật liệu đã mua và nhập kho của doanh nghiệp , kiểm tra tình hình thu mua nguyên vật liệu về các mặt, như: số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn. Thứ hai: Áp dụng đúng đắn các phương pháp và kỹ thuật hạch toán hàng tồn kho, mở sổ, thẻ kế toán chi tiết để ghi chép , phân loại , tổng hợp số liệu, về tình hình hiện có và sự biến động tăng , giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thứ ba: Tổ chức đánh giá, phân loại nguyên vật liệu , kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản , dự trữ và sử d ụng nguyên vật liệu , tính toán, xác định chính xác số lượng, giá trị nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Thứ tư: Tham gia thực hiện kiểm kê, đánh giá lại hàng tồn kho theo đúng chế độ Nhà nước quy định, lập các báo cáo về nguyên vật liệu phục vụ cho công tác quản lý và lãnh đạo . II. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU: 5
  6. 1. Phân loại nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ, có vai trò, công dụng , tính chất lý hoá học khác nhau và được sử dụng thường xuyên liên tục trong quá trình sản xuất. Để phục vụ cho công tác quản lý , kế toán phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. D ưới đây là một số cách phân loại chủ yếu sau: 1.1.Căn cứ vào nộ i dung kinh tế,vai trò của nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh,nguyên vật liệu gồm có: - Nguyên liệu, vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài): Là đ ối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm mới như sắt, thép trong công nghiệp cơ khí, bông trong công nghiệp kéo sợi,… Bán thành phẩm mua ngo ài cũng phản ánh vào nguyên vật liệu chính (như vật kết cấu trong XDCB). - Nguyên vật liệu phụ: Có vai trò thứ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh đ ược bình thường, phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật hoặc quản lý... như dầu bôi trơn máy móc tròn sản xuất kinh doanh, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn, bao bì, xà phòng. - Nhiên liệu: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là m ột loại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỷ trong lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các vật liệu phụ thông thường. - Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết, phụ tùng máy móc dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải như săm, lốp, kim, ... 6
  7. -Phế liệu: là những nguyên vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, phế liệu đã mất hoàn toàn hoặc phần lớn giá trị sử dụng ban đầu( da thừa, vải vụn, chỉ may…) -Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngo ài các thứ chưa kể trên như bao b ì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng… Hạch toán NVL theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại NVL. Để bảo đảm thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng NVL, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của NVL, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên Sổ danh điểm vật liệu. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, ký mã hiệu, qui cách, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm NVL. Sổ danh điểm vật liệu có tác dụng trong công tác quản lý và hạch toán đặc biệt trong điều kiện cơ giới hoá công tác hạch toán ở doanh nghiệp. Ngoài cách phân loại nêu trên, NVL còn được phân loại theo các cách sau: 1.2. Căn cứ vào nguồn nhập nguyên vật liệu gồm có: Nguyên vật liệu nhập ngo ài, nguyên vật liệu nhận góp vốn, nguyên vật liệu tự gia công chế biến. 1.3. Căn cứ vào tính chất thương phẩm của nguyên vật liệu thì có: nguyên vật liệu tươi sống và nguyên vật liệu thô Cách phân loại này tạo tiền đề cho việc quản lý và sử dụng riêng cho các loại vật liệu từ từng nguồn nhập khác nhau. Trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quả sử dụng vật liệu cho sản xuất kinh doanh. 1.4. căn cứ theo nguồn hình thành: Theo cách phân loại này, NVL bao gồm 7
  8. - NVL mua ngoài: Những NVL do doanh nghiệp mua ngo ài bằng tiền mặt, tiền vay, tiền gửi ngân hàng, mua chịu… - NVL tự sản xuất: Những sản phẩm của sản xuất chính, sản xuất phụ do doanh nghiệp sản xuất dùng làm nguyên, vật liệu. - NVL nhận cấp phát, nhận góp vốn: Những nguyên, vật liệu do được cấp phát ( cấp trên, ngân sách) nhận góp vốn ( góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần, góp vốn của các thành viên). - NVL hình thành từ các nguồn khác: Những NVL thu hồi từ phế liệu, từ thanh lý tài sản cố định, nhận tặng thưởng, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 1.5.Căn cứ theo chúc năng NVL đối với quá trình sản xuất bao gồm : - NVL sử dụng cho sản xuất: Là các NVL tiêu hao trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. - NVL sử dụng cho bán hàng: Là các loại vật liệu phục vụ cho quá trình bán hàng( Như bao bì, nhãn mác đóng gói sản phẩm…) - NVL phục vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp: Các loại vật liệu như giấy , bút, sổ sách… Các cách phân lo ại nêu trên nói chung không thuận tiện cho việc tổ chức tài khoản, hạch toán và theo dõi chi tiết NVL, gây khó khăn cho công tác tính giá thành. Vì vậy, cách phân loại NVLtheo vai trò và công dụng kinh tế là ưu việt hơn cả. Trên cơ sở phân loại nêu trên, mỗi doanh nghiệp còn cần phải tiến hành tính giá NVL, đây là một khâu công tác quan trọng và không thể thiếu trong công việc tổ chúc hạch toán NVL nói chung. 2. Đánh giá nguyên vật liệu 8
  9. Đánh giá nguyên vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định. Về nguyên tắc, nguyên vật liệu phải được đánh giá theo giá thực tế (bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, thu mua). 2.1. Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho: Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá thực tế của nguyên vật liệu được xác định như sau: Nguyên vật liệu mua ngoài: Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá thực tế bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn (Phần giá trị hàng hóa) cộng (+) Chi phí mua thực tế (-) Các khoản chiết khấu, giảm giá (nếu có). Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá thực tế bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn (+) Chi phí mua thực tế (-) Các kho ản chiết khấu, giảm giá (nếu có). - Nguyên vật liệu tự sản xuất: Giá thực tế bao gồm giá thực tế xuất kho gia công chế biến và các chi phí gia công chế biến. - Nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế bao gồm giá thực tế nguyên vật liệu thuê chế biến cộng (+) Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ... cộng (+) Số tiền phải trả cho đơn vị nhận gia công chế biến. - Nguyên vật liệu nhận đóng góp từ các tổ chức đơn vị cá nhân tham gia liên doanh: Giá thực tế là giá do Hội đồng liên doanh xác nhận. - Phế liệu: Giá thực tế là giá ước tính thực tế có thể sử dụng được hay giá trị thu hồi tối thiểu. 9
  10. - Nguyên vật liệu được biếu tặng, thưởng: Giá thực tế được tính theo giá thị trường của nguyên vật liệu tương đuơng. 2.2. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho: Do nguyên vật liệu không phải nhập với một nguồn, một loại giá duy nhất, nên khi tính giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ, tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu quản lý, tính chất ngành nghề của từng doanh nghiệp mà áp d ụng các phương pháp tính khác nhau. Để tính giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho có thể sử dụng một trong những phương pháp sau: 2.2.1. Phương pháp đơn giá bình quân tồn đầu kỳ: Theo phương pháp này giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho đ ược tính trên cơ sở số lượng nguyên vật liệu xuất d ùng và đơn giá bình quân vật liệu tồn đầu kỳ: Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân G iá thực tế NVL tồn đầu kỳ Đơn giá bình quân đầu kỳ = Số lượng NVL tồn đầu kỳ 2.2.2. Phương pháp đ ơn giá bình quân gia quyền: Về cơ bản phương pháp này giống như phương pháp trên nhưng đơn giá nguyên vật liệu được tính bình quân cho cả số tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ: 10
  11. Giá thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền -Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ: Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh đIểm NVL nhưng số lần nhập xuất của mỗi danh đIểm nhiều. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVLtồ đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị NVL. Căn cứ vào số liệu NVLxuất dùng trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất dùng trong kỳ. Đơn giá thực tế Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ bìnhquângia quyền =  Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ -Phương pháp giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập: Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán xác định giá đ ơn vị bình quân của từng danh đIểm NVL. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất kho giữa hai lần nhập kế tiếp nhau để xác định giá thực tế của NVL xuất kho Giá đơn vị Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập Bình quân sau = Mỗi lần nhập Số lượng thực tế NVL tồn sau mỗi lần nhập 11
  12. -Phương pháp gíá đơn vị b ình quân cuối kỳ trước: Theo phương pháp này , kế toán xác định đơn vị b ình quân dựa trên giá thực tế và lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước . Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và lượng NVL xuất kho trong kỳ để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho theo từng danh điểm. Giá đơn vị Giá thực tế NVL tồn kho đầu kỳ này Bình quân cuối = Kỳ trước Số lượng thực tế NVL tồn kho đầu kỳ này -Phương pháp giá trị hàng tồn cuối kỳ: Với các phương pháp trên, để tính được giá NVL đòi hỏi kế toán phải xác định lượng NVL xuất kho căn cứ vào các chúng từ xuất. Tuy nhiên trong thực tế có những doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL với mẫu mã khác nhau, giá trị thấp, lại đ ược xuất dùng thường xuyên thì sẽ không có điều kiện để kiểm kê từng nghiệp vụ xuất kho. Trong đIũu kiện đó, doanh nghiệp phảI tính giá cho số lượng NVL tồn kho cuối kỳ, sau đó mới xác định đ ược giá thực tế của NVL xuất kho trong kỳ Giá thực tế của NVL Số lượng NVL tồn Đơn giá NVL nhập Tồn kho cuố kỳ kho cuối kỳ kho lần cuối = x 2.2.3. Phương pháp đơn giá thực tế đích danh: Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loại nguyên vật liệu có giá trị cao, các loại vật tư đặc chủng. Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần. 2.2.4. Phương pháp nhập trước , xuất trước (FIFO): Trước hết phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập. Sau đó căn cứ số lượng xuất kho và giá thực tế xuất kho tính theo đơn 12
  13. giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau. 2.2.5. Phương pháp nhập sau , xuất trước (LIFO): Trước hết phải xác định đơn giá thực tế của từng lần nhập, căn cứ vào số lượng xuất kho tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc tính theo đ ơn giá thực tế của lần nhập sau cùng đối với số lượng lần nhập sau cùng. Vì vậy việc tính giá vật liệu xuất kho nhìn chung ngược với phương pháp nhập trước – xúât trước 3. Phương pháp hệ số giá: Do nguyên vật liệu có nhiều loại, nhiều thứ thường xuyên tăng giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh , mà yêu cầu của công tác kế toán nguyên liệu vật liệu phải phản ánh kịp thời tình hình biến động và số hiện có của nguyên vật liệu, vì vậy trong công tác kế toán nguyên vật liệu có thể được đánh giá theo giá hạch toán. Giá hạch toán là giá được doanh nghiệp định ra đ ể sử dụng trong một thời gian dài . Giá đó có thể là giá kế hoạch, giá bình quân của kỳ trước.Giá hạch toán là giá dùng đ ể hạch toán hàng ngày khi nhập, nguyên xuất vật liệu. Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài đ ể hạch toán mỗi lần nhập xuất tồn vật liệu tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua vật liệu ở một thời điểm nào đó hay giá vật liệu bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập, xuất vật liệu hàng ngày nhưng cuói tháng phải tính chuyển giá hạch toán của vật liệu xuất, tồn kho theo giá thực tế. Cuối tháng phải điều chỉnh giá hạch toán thành giá thực tế để ghi sổ kế toán theo công thức: 13
  14. Giá thực tế NVL xuất kho = Giá hạch toán NVL xuất kho x Hệ số giá Trong đó: Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ Hệ số giá =  Giá hạch toán NVL tồn đầu kỳ + Giá hạch toán NVL nhập trong kỳ N hững doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá hạch toán sử dụng Bảng kê số 3 14
  15. Biểu 1: Đơn vị… BẢNG KÊ SỐ 3 Tính giá thành thực tế vật liệu ( TK 152) Tháng… năm… CH ỉ TIÊU TK 152 - Nguyên vật liệu STT HT TT 1 2 3 4 I. Xuất dùng trong tháng 1 II. Số phát sinh trong tháng 2 Từ NKCT số 1( ghi có TK 111 ) 3 Từ NKCT số 2( ghi có TK 112) 4 Từ NKCT số 5( ghi có TK 331) 5 Từ NKCT số 6 ( ghi có TK 151) 6 Từ NKCT số 7( ghi có TK 152) 7 Từ NKCT khác 8 9 … III. Cộng số dư đầu tháng và 10 phát sinh trong tháng IV. H ệ số chênh lệch 11 V. Xuất dùng trong tháng 12 VI. Tồn kho cuối tháng 13 Ngày…tháng…năm Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Bảng kê số 3 gồm phần tổng hợp giá trị NVL nhập kho và phần chenh lệch giữa giá thực tế và giá hac toán. hệ số chênh lệch trong bảng là hệ số giá NVL đã nêu công thức ở trên. Trị giá NVL xuất dùng trong tháng sẽ được xác định = giá trị NVL xuất kho theo giá hach toán( ở bảng phân bổ số 2- bảng phân bổ NVL) xvới hệ số cộng hoàênh lệchtrên bảng kê số 3). 15
  16. III.TỔ CHÚC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1. C hứng từ sử dụng: Để đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp , kế toán chi tiết nguyên vật liệu phải được thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ nguyên vật liệu và phải đ ược tiến hành đồng thời ở kho và phòng kế toán trên cơ sở chứng từ. Theo quy đ ịnh của chế độ kế toán hiện hành, chứng từ kế toán nguyên vật liệu gồm: - Phiếu nhập kho (mẫu số 01 - VT) - Phiếu xuất kho (mẫu số 02 - VT) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03 - V T) - Biên b ản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá (mẫu số 08 - V T) - Hoá đơn (GTGT) (mẫu số 01 - GTKT) - Hoá đơn bán hàng (mẫu số 02 - GTTT) Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ kế toán hướng dẫn, như: Phiếu xuất vật tư (mẫu 04 - VT) ; Biên bản kiểm nghiệm vật tư (mẫu 05 - VT)... và các chứng từ khác tuỳ thuộc vào đ ặc điểm tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp. Trường hợp xuất vật liệu từ kho này đến kho khác trong nội bộ doanh nghiệp, bộ phận cung ứng lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. 2. H ạch toán chi tiết NVL Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp thường có nhiều chủng loại khác nhau, nếu thiếu một loại nào đó có thể gây ngưng trệ sản xuất, 16
  17. hạch toán chi tiết NVL là công việc có khối lượng lớn, là khâu hạch toán khá phức tạp đối với mỗi doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán kế toán chi tiết nguyên vật liệu mà sử dụng các sổ (thẻ) kế toán chi tiết sau: - Thẻ kho. - Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu. - Sổ đối chiếu luân chuyển. - Sổ số dư. Ngoài ra còn có thể sử dụng các bảng kê xuất, nhập, tồn kho nguyên vật liệu phục vụ cho việc ghi sổ kế toán được đơn giản, nhanh chóng và kịp thời. 3. Các phương pháp kế toán chi tiết NVL Kế toán chi tiết nguyên vật liệu đòi hỏi phản ánh cả về giá trị, số lượng, chất lượng của từng loại nguyên vật liệu theo từng kho và từng người phụ trách vật tư. Hiện nay có ba phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 3.1. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển (Xem sơ đồ 1): Phương pháp này có ưu điểm là hạn chế việc ghi trùng lặp giữa kế toán và thủ kho, nhưng có nhược điểm là công việc kế toán thường bị dồn về cuối tháng, áp dụng cho các doanh nghiệp có khối lượng nhập, xuất không nhiều. 17
  18. Sơ đồ 1 : Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Sổ đối chiếu luân Bảng kê xuất Bảng kê nhập chuyển nguyên vật nguyên vật liệu nguyên vật liệu liệu Ghi chú: Ghi hàng ngày G hi cuối tháng Q uan hệ đối chiếu 3.2. Phương pháp thẻ song song (Xem sơ đồ 2): Phương pháp này phù hợp với các đ ơn vị hành chính sự nghiệp hoặc đối với những Doanh nghiệp sử dụng ít các loại nguyên vật liệu. Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện không cần nghiệp vụ trình độ cao nhưng thường bị ghi trùng lặp giữa kế toán và thủ kho, ghi dồn vào cuối tháng. 18
  19. Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song Thẻ kho Sổ, thẻ chi tiết Phiếu nhập Phiếu xuất nguyên vật liệu kho kho Bảng ghi tổng hợp nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 3.3. Phương pháp sổ số dư (Xem sơ đồ 3): Phương pháp này phù hợp với các Doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ nhập, xuất nhiều, dùng giá hạch toán để ghi tình hình nhập, xuất, tồn và yêu cầu trình độ kế toán tương đối cao. Phương pháp này hạn chế việc ghi trùng lặp giữa thủ kho và kế toán. Nâng cao trình độ của thủ kho và trách nhiệm của kế toán. Tăng cường quản lý và hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong các Doanh nghiệp nhưng cũng có nhược điểm là khó kiểm tra và phát hiện sai sót, kế toán không biết đợc 19
  20. tình hình hiện có và tình hình tăng giảm của từng loại nguyên vật liệu trước khi xem thẻ kho. Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư Phiếu nhập Phiếu xuất Thẻ kho nguyên vật liệu nguyên vật liệu Bảng giao nhận Bảng giao nhận Sổ số dư chứng từ nhập chứng từ xuất Bảng tổng hợp nhập Bảng kê luỹ Bảng kê xuât tồn nguyên vật luỹ kế kế nhập liệu xu ấ t Ghi chú: Ghi hàng ngày G hi cuối tháng Q uan hệ đối chiếu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2