Luận văn: Hoàn thiện hoạt động phục vụ bán hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cổ phần Gas Petrolimex
lượt xem 36
download
Công ty Gas Petrolimex thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam được thành lập theo quyết định số 1653/ QĐ- BTM của Bộ thương mại ngày 25/12/1998. Sự ra đời của Công ty gắn liền với quá trình phát triển của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam được thành lập từ năm 1956. Trong thời gian thành lập đến những năm 80 Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam chỉ đơn thuần đảm bảo cung cấp xăng dầu cho nền kinh tế nhưng từ năm 86 trở đi cùng với sự đổi mới của Đảng và Nhà nước,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Hoàn thiện hoạt động phục vụ bán hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cổ phần Gas Petrolimex
- Luận văn Hoàn thiện hoạt động phục vụ bán hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty cổ phần Gas Petrolimex 1
- PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 1.1.1 Tên và đ ịa chỉ Doanh nghiệp: Tên tiếng việt: Công ty cổ phần Gas Petrolimex Tên giao dịch: Petrolimex Gas Joint Stock Company. Địa chỉ: 775 Đường Giải Phóng- Quận Hoàng Mai- Thành phố Hà Nội. Các Chi nhánh trực thuộc tại các thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ. 1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình hình thành phát triển. Công ty Gas Petrolimex thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam được thành lập theo quyết định số 1653/ QĐ- BTM của Bộ thương mại ngày 25/12/1998. Sự ra đời của Công ty gắn liền với quá trình phát triển của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam được thành lập từ năm 1956. Trong thời gian thành lập đến những năm 80 Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam chỉ đơn thuần đảm bảo cung cấp xăng dầu cho nền kinh tế nhưng từ năm 86 trở đi c ùng với sự đổ i mới của Đảng và Nhà nước, Tổng Công ty Xăng dầu đã không ngừng đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời kỳ này, nhiều ngành kinh doanh mới được hình thànhtrong đó có ngành kinh doanh gas hoá lỏng( LPG- Liquefied Petrolium Gas). Việc kinh doanh gas của Công ty bắt đầu từ tháng 8 năm 1993 do phòng kinh doanh đảm nhận. Là một trong những công ty đầu tiên cung cấp gas ra thị trường với hướng đi đúng đắn, thời gian đầu việc kinh doanh ga của công ty rất phát triển, số lượng cung cấp ra thị trường tăng liên tục từ 8000 tấn (năm 1994) đến 24000 tấn (năm 1995), chiếm 95% thị phần nội địa. Sau năm 1995, thị trường có sự tham gia của 17 công ty kinh doanh gas, trong đó có cả công ty nước ngoài với ưu thế hơn hẳn về vốn nên công ty gặp nhiều khó khăn, số lượng cung cấp giảm từ 45% xuống 30%. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra áp dụng một số mô hình làm tăng tính chủ động và thích nghi với thị trường gas lỏng. Mô hình đầu tiên là việc thành lập các xí nghiệp gas lỏng tại các khu vực, thị trường trọng điểm như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP HCM. Tại Hà Nội, hệ thống các cửa hàng gas và kho gas 2
- Đức Giang ra đời. Tuy nhiên, các Xí nghiệp này vẫn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty thông qua Công ty xăng dầu khu vực đó. Sự phụ thuộc này làm cho hoạt động kinh doanh gas không đem lại hiệu quả và mô hình này tồn tại chưa đầy một năm. Đến năm 1998, để tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh gas theo hướng nâng cao tính tự chủ và độc lập của ngành hàng, trên cơ sở tờ trình của tổng Công ty Xăng dầu VN, Bộ thương mại đã ra quyết định số 1653 (QĐ-BTM cho phép thành lập Công ty gas Petrolimex vào ngày 25 tháng 12 năm 1998. Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 112425-DNNN, trên cơ sở đó tiếp nhận ngành LPG c ủa Tổng Công tyXăng dầ u VN. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ 01/1999. Công ty đã không ngừng mở rộng địa bàn kinh doanh với mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng c ủa xã hội, Công ty gas Petrolimex đã tiếp tục mở rộng và nâng cao trình độ công nghệ của hệ thống cơ sở vật chất tại các vị trí trọng điểm. Tuy nhiên, thị trường LPG là một thị trường giầu tiềm năng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên năm 2004, Tổng Công ty Xăng dầu tiếp tục đổi mới kinh doanh hoạt động gas lỏng theo hướng cổ phần hoá Công ty Gas Petrolimex. Ngày 1/1/1998, Công ty cổ phần Gas Petrolimex chính thức ra đời. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh Công ty cổ phần Gas Petrolimex có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu khí đốt hoá lỏng LPG, các thiết bị phụ kiện, bồn bể cho việc sử dụng gas và các nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật ngành hàng. Nhiệm vụ của Công ty: - Đảm bảo đáp ứng nguồn hàng theo nhu cầu của các đơn vị. - Chỉ đạo, tổ chức mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển của Công ty: Xây dựng chất lượng cho ngành hàng, chỉ đạo thống nhất, quản lý kinh doanh thông qua cơ chế định giá, địa điểm giao nhận hàng, phân công thị trường, các định mức kinh tế kỹ thuật. - Chỉ đạo phối hợp với các đơn vị trong công tác đầu tư liên quan đến việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại các đơn vị. - Thực hiện các hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn về lao động, VSMT. - Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh c ủa Công ty, thực hiện đầy đủ quyền lợi, chính sách chế độ về tiền lương, 3
- BHXH cho công nhân viên theo Luật lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội. - Thực hiện kế hoạch nhà kinh tế nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài sản vật tư, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế ký kết với bạn hàng, chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo toàn về vốn. 1.2.2. Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu Doanh nghiệp đang kinh doanh Mặt hàng chủ yếu của Công ty là bao gồm: gas, bình gas, gas rời, các phụ kiện ống dẫn gas, kẹp dây gas và các sản phẩm phụ khác. Đây chính là những mặt hàng tạo thành một tuyến mặt hàng nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng gas c ủa khách hàng. Về hình thái sản phẩm được chia làm 3 loại: - Sản phẩm gas dân dụng: gas bình 4kg, 9kg,12kg, 13kg. - Sản phẩm gas thương mại: gas bình 48kg - Sản phẩm gas công nghiệp: gas rời (gas bồn) 1.3 Công nghệ sản xuất của sản phẩm Do đặc điểm ngành nghề của Công ty là kinh doanh và xuất nhập khẩu gas nên quy trình công việc không phức tạp và được thực hiện bán tự động. 1.3.1 Quy trình đóng nạp gas: Áp dụng đối với những b ình đạt tiêu chuẩn tức là những b ình gas đã được khẳng định trong khoảng thời gian không quá 5 năm, vỏ b ình không bị méo mó, lồi lõm, không có vết rạn nứt, sần sùi, không có vết xước sâu quá 10% độ dày bình, gioăng cổ bình không bị mòn. Quy trình trải qua hai giai đoạn: - Giai đoạn 1( Nhập khẩu gas lỏng): Gas lỏng có thể đ ược nhập khẩu bằng bồn hay xe lửa. Tuy nhiên hình thức nhập khẩu chủ yếu là nhập từ tầu biển tại các cảng như Hải Phòng, Đà Nẵng…, sau đó được vận chuyển tới kho tiếp nhận bằng tàu chuyên dụng chịu áp suất. Quá trình dỡ gas lỏng từ tàu chuyên dụng lên kho bằng máy bơm, máy nén khí. tiếp theo, gas lỏng được vận chuyển theo đường ống vào bồn chứa rồi bơm ra các khung đóng bình. - Giai đoạn 2( Nạp gas vào bình): Được thể hiện qua sơ đồ sau Làm sạch Dàn đóng Cân kiểm Xuất Niêm t hử rò rỉ nạp bình tra phong bán 4
- + Giai đoạn làm sạch b ình: Trước khi vào dàn đóng nạp, tất cả các bình gas đạt tiêu chuẩn sẽ đ ược chuyển tự động đến máy làm sạch bình, tại đây máy sẽ d ùng nước xà phòng làm sạch vỏ b ình. + Giai đoạn đóng nạp: Bình gas đã được làm sạch theo băng tải đi vào dàn đóng nạp. Dàn đóng b ình có thể được bố trí loại dàn cố định hay dạng mâm xoay hoặc hỗn hợp phụ thuộc vào công suất thiết kế đóng bình. Hệ thống đóng bình dạng mâm xoay sử dụng để đóng các loại bình dân d ụng 9kg đến 13kg, còn loại cố định để đóng các loại bình gas thương mại. Việc đóng b ình sẽ được tiến hành tự động, người công nhân chỉ làm thao tác lắp đầu đóng vào bình bằng dụng cụ lắp ráp nhanh, ấ n nút kích van đóng nạp và điều chỉnh trọng lượng vỏ bình. + Giai đoạn thử rò rỉ: Bình gas sau khi đã đóng nạp theo băng tải đến hệ thống kiểm tra độ kín bằng thiết bị tự động. Tại đây, người công nhân sẽ dùng nước xà phòng xịt vào van bình để kiểm tra độ kín, nếu van bình b ị hở tức là có khí gas phụt ra thì người công nhân sẽ ấn nút điều khiển để đưa bình đ ó ra khỏi băng chuyền. Những bình gas có rò rỉ đó sẽ được thu hồi lại gas và đưa sang xưởng sửa chữa và kiểm định b ình. + Giai đoạn kiểm tra trọng lượng: Qua giai đoạn thử rò rỉ, các b ình gas sẽ được cân kiểm tra trọng lượng xem có đủ hay không. Nếu bình nào đ ủ thì tự động theo băng tải sang giai đoạn sau, còn những bình không đủ hay vượt quá khối lượng từ 0.2kg trở lên sẽ được đưa trở lại giai đoạn nạp để nạp đủ hoặc lấy bớt gas ra khỏi bình. + Giai đoạn niêm phong: Bình gas đủ khối lượng sẽ đi qua thiết bị dập niêm phong tự động. Tại đây, b ình đã đạt tiêu chuẩn đảm bảo tiêu c huẩn an toàn cho người tiêu dùng. Bình gas sau khi niêm phong sẽ được đưa ra nơi tập kết chờ xuất xưởng. * Q uy trình công nghệ kiểm định, bảo dưỡng bình gas Đối với bình gas không đạt tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh cho phép nhưng vẫn còn có thể sử dụng được sẽ được đưa sang xưởng kiểm định và bảo dưỡng. Trải qua các giai đoạn sau: Rút gas Thử thuỷ bắn bi Sơn tĩnh Sấy tuần Dán nhãn lỏng, gas lực làm sạch đ iện bảo hiểm hoàn hơi - Rút gas lỏng và gas hơi: Bình gas được thu thập sau quá trình sử dụng đều được kiểm tra và rút hết gas. Việc rút gas được thực hiện bằng máy tự động, ngườ i lao động chỉ lắp đầu nối của máy vào van bình và kích máy hoạt động. 5
- - Thử thuỷ lực: Bình gas sau khi đã rút hết gas dư sẽ được đưa đến máy kiểm tra khả năng chịu áp lực. Máy sẽ dùng khí Nitrogen được điều chỉnh ở áp suất kg/cm3 nạp vào bình để kiểm tra độ kín, nếu khi ngừng thổi khí Nitrogen, kiểm tra bằng nước xà phòng nếu không thấy có khí thoát ra là bình gas đạt yêu cầu. - Bắn bi làm sạch: Bình gas sau khi đã được thử thuỷ lực được đưa vào bộ phận bắn bi làm sạch vỏ bình, quá trình làm sạch vỏ bình hoàn toàn tự động. - Sơn tĩnh điện: Để đảm bảo độ bền của bình, tránh cho bình bị xây xước trong quá trình vận chuyển và đảm bảo thẩm mỹ bình được sơn tĩnh điện. - Sấy tuần hoàn: Bình sẽ được sấy khô sau khi sơn tĩnh điện xong. - Dán nhãn bảo hiểm và dập thời gian kiểm định: Bình gas sau khi được sấy khô sẽ được công nhân dán nhãn bảo hiểm và đưa vào máy dập thời gian kiểm định. Ở khu vực này nhiệt độ gần 40oC do bình gas còn chứa rất nhiều hơi nóng vì mới qua giai đoạn sấy khô. 1.4 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Do Công ty là Doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên hình thức dịch vụ của Công ty chủ yếu là phục vụ khách hàng sao cho thật tốt, cố gắng cung cấp các các kỹ thuật hiện đại, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng và sản phẩm một cách hoàn thiện để ngày càng làm hài lòng khách hàng hơn. 1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 1.5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cơ cấu tổ chức của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng. Cơ cấu này đạt được tính thống nhất trong mệnh lệnh, nâng cao trách nhiệm quản lý. Hệ thống chỉ huy trực tuyến từ Hội đồng quản trị đến giám đốc, đến chi nhánh, các cửa hàng trực thuộc và đến các kho. Hệ thống phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho các cán bộ trực tuyến. Các chi nhánh tại các khu vực được phân cấp triệt để, có thể hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức bán hàng, tuyển dụng lao động, phát triển thị trường.... 6
- 1.5.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Hội Đồng Quản Trị Ban Giám Đốc Phòng tổ Phòng bán Phòng tài Phòng Phòng kinh chức hành chính kế quản lý kỹ hàng và doanh d ịch vụ thuật chính toán Hệ thống các Kho Đức cửa hàng Giang Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh Hà Nội Hải Phòng Cần Thơ Đà Nẵng Sài Gòn 1.5.3 Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận * Hội đồng quản trị - Do các cổ đông bầu ra. - Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quyết định, quyền lợi của Công ty. * Ban giám đốc - Nhận vốn, tài sản đất đai, tài nguyên do c ấp trên giao. - Xây dựng các chiến lược phát triển, lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. - Tổ chức điều hành hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trước cấp trên. * Phòng tổ chức hành chính: - Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh. - Bố trí, sắp xếp quản lý lao động, giải quyết các chính sách đối với người lao động. - Bảo vệ nội bộ, thanh tra kiểm tra, đảm bảo an ninh trật tự, ATVSLĐ... 7
- * Phòng bán hàng và dịch vụ: - C hào bán các sản phẩm của Công ty, khảo sát và nắm bắt thông tin về thị trường. - Theo dõi sổ sách sản phẩm tồn và nhập kho. - Tổng hợp các báo cáo, hoá đơn bán hàng trong tháng. - Lập kế hoạch soạn thảo văn bản và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng * Phòng tài chính kế toán: - Tổ chức thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện đúng chế độ chế độ kế toán phù hợp với qui định của Nhà nước. - Kiểm soát tình hình tài chính, quản lý các loại vốn; rà soát các công nợ.. - Cung cấp số liệu cho các phòng ban có liên quan, lập báo cáo theo đúng mẫu qui định. * Phòng quản lý kỹ thuật: - Quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây d ựng; quản lý máy móc thiết bị của các đơn vị thuộc Công ty. - Lập dự án xây dựng mới; cải tạo, mở rộng công trình phục vụ sản xuất kinh doanh toàn Công ty. - Dự toán, quyết toán, giám sát thi công các công trình,các hạng mục sửa chữa lớn. * Phòng kinh doanh: - Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh oàn Công ty. - Xây dựng chiến lược và mục tiêu kinh doanh toàn Công ty. - Tìm hiểu, khai thác, thu thập và xử lý thông tin về thị trường. - Phát triển thị trường, triển khai công tác quảng cáo, tiếp thị. * Các chi nhánh: - Chi nhánh là đơn vị trực thuộc Công ty đồng thời là đại diện Công ty tại địa bàn tỉnh thành phố có trách nhiệm thực hiện mục tiêu kinh doanh cung cấp H ra thị trường và phát triển thị trường đó. - Ký kết các hợp đồng kinh tế theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty. - Quản lý hệ thống kho cầu cảng, nhập hàng. - Tổ chức thực hiện công tác quảng cáo, khuyến mại hoặc tham gia hội chợ theo kế hoạch và chỉ đạo của Công ty. - Hỗ trợ về tổ chức dịch vụ và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng gas cho các đại lý, tổng đại lý. - Báo cáo tình hình kinh doanh hàng ngày về Công ty. 8
- * Cửa hàng gas: - Là một bộ phận của hệ thống bán hàng, được quản lý thống nhất trong hệ thống hoạt động kinh doanh của Công ty. - Là nơi thực hiện trực tiếp các nghiệp vụ bán hàng( gas bình, bếp, phụ kiện gas). - Thực hiện một số hoạt động khác như: bảo dưỡng, sơn sửa bếp gas...nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. * Kho gas Đức Giang: - Nhiệm vụ chính của kho là bảo dưỡng, kiểm định bình gas và đóng nạp gas để cung cấp gas cho các hệ thống các của hàng bán lẻ tại Hà Nội. - Tổ chức khai thác sử dụng, bảo quản cơ sở vất chất và lao động tại kho. - Quản lý điều độ việc xuất nhập gas lỏng, cung cấp gas cho các phương tiện vận tải. - Q uản lý tổ chức vận hành, khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng... 9
- PHẦN II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1 Phân tích các hoạt động Marketing 2.1.1 Các loại hàng hoá và mặt hàng kinh doanh của Công ty Công ty cổ phần Gas Petrolimex hoạt động trong ngành năng lượng với việc cung cấp các sản phẩm là khí hoá lỏng( LPG), bếp gas, các phụ kiện thiết bị cho nhu cầu sử dụng gas và các hoạt động khác phục vụ nhu cầu xã hội như taxi, vận chuyển... Gas là chất khí không màu, thành phần chủ yếu là khí propan( C3H6), butan(C4H10) được hoá lỏng. Để nhận biết mùi c ủa nó, người ta thường trộn thêm hoá chất trong quá trình xử lý. Gas khi mới khai thác không thể sử dụng ngay được mà phải được hoá lỏng và đóng trong các bình chịu tải. Hiện nay ở các nước phát triển, gas là nhiên liệu chính trong sinh hoạt hàng ngày, chiếm 90%. Nó có ưu điểm hơn hẳn so với các nhiên liệu khác về tinh vệ sinh, tiết kiệm thời gian do hiệu suất toả nhiệt lớn. So với than, củi thì gas có chi phí khá cao nhưng sử dụng an toàn và sạch hơn còn so với điện thì gas lại an toàn và rẻ hơn. Ngoài ra, Công ty còn có thêm dịch vụ taxi chạy bằng gas với chi phí sử dụng sẽ tiết kiệm được khoảng 30% - 40% so với xe dùng loại chạy xăng. Khí còn lại có thể chạy thêm được 3- 4km nữa. Đây là một ưu điểm nữa của xe chạy gas khắc phục nhược điểm của xe chạy xăng là hết nhiên liệu là d ừng lại và hạn chế được ô nhiễm môi trường do xăng gây ra. 2.1.2 Kết quả tiêu thụ qua từng thời kỳ của Công ty Bảng 1: Số liệu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu qua các năm Nguồn: Phòng kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2001 Năm2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 kg % kg % kg % % % Tổng SL 82.188.161 100 92.240.116 100 119.121.432 100 112,23 129,14 Bình 4-9kg 186.242 0,23 134.207 0,15 135.626 0,11 72,06 101,06 Bình 12kg 6.833.074 8,31 5.220.790 5,66 5.391.804 4,53 76,04 103,28 Bình 13kg 21.652.926 26,35 20.403.513 22,12 21.732.689 18,24 94,23 106,51 Bình 48kg 6.396.392 7,78 8.541.534 9,26 10.956.646 9,20 133,54 128,27 Gas rời 47.119.527 57,33 57.940.072 62,81 80.904.667 67,92 122,96 139,64 10
- Bảng số liệu trên cho ta thấy: - Đối với loại bình 4kg- 9kg: Tỷ trọng rất thấp qua cả 3 năm, cao nhất là năm 2001( chiếm 0,23% tổng SL bán ra) và tỷ trọng này giảm dần qua các năm( 2002- 0,15%; 2003- 0,11%). - Loại b ình 12kg: Sản lượng bán tăng giảm không đều. Năm 2003 tỷ lệ giảm so với năm 2001 là 0,7206%; năm 2003 so với năm 2002 có tăng nhưng rất thấp 1,06% nhưng nhìn chung tỷ trọng của loại bình này giảm dần. - Loại bình 13kg: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng xuất bán gas bình và có tăng giảm nhẹ qua các năm. - Loại bình 48kg: Sản lượng bán đều tăng qua các năm. Năm 2002 tỷ lệ bán tăng khá cao so với năm 2001 là 33,54% nhưng đến năm 2003 tỷ lệ này giảm chỉ còn tăng 28,27% so với năm 2002. Công ty đã có sẵn thế mạnh về trình độ kỹ thuật của các nhân viên, giá trị dịch vụ của bình 48kg cũng tăng do đó Công ty cần duy trì và phát triển hơn nữa thế mạnh của mình để đưa sản lượng bán của bình 48kg tăng hơn. - Gas rời: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng gas bán ra( khoảng 57,33%). Năm 2002, Sản lượng bán tăng so với năm 2001 là 22,96%; năm 2003 so với năm 2002 tăng 39,64%. Đâ y là một thành công lớn của Công ty đã khẳng định chính chính sách đầu tư bồn bể, công nghệ cao là hướng đi đúng đắn và cần tiếp tục phát huy trong những năm tới. Nhìn chung, tình hình tiêu thụ của Công ty là tốt, sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý c ần có các hoạt động cần thiết để làm tăng sản lượng bán của các loại gas bình trong tình hình sử dụng gas bình cho sinh hoạt ngày càng tăng. 2.1.3 Thị trường tiêu thụ của Công ty Công ty cổ phần Gas Petrolimex có thị trường trải rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ các thành phố như: Hà N ội, Hải Phòng... cho đến các vùng xa như: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu... Đối với những khu vực thu nhập thấp Công ty luôn tìm cách giảm mọi chi phí để đảm bảo giá thành cho khách hàng, tạo uy tín đối với khách hàng, nâng cao hiệu quả tiêu thụ. Thị trường miền Nam là nơi đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu của Công ty, chiếm khoảng 47% mặc dù thị phần của Công ty ở thị trường này có 15%. Đây là nơi có nhu cầu rất lớn về sử dụng gas do lượng dân đông và thu nhập bình quân cao nhất so với hai miền Bắc và miền Trung. Do đó, Công ty luôn tìm cách để giữ vững và phát triển thị phần, tăng doanh thu ở khu vực này. 11
- Trái với thị trường miền Nam là thị trường miền Trung. Mặc dù ở thị trường này, Công ty chiếm được 32% thị phần nhưng tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của Công ty chỉ chiếm 18%. Và nguyên nhân do đây là khu vực có nền kinh tế kém phát triển nhất trong cả nước, bình quân thu nhập trên đầu người còn rất thấp. Tuy nhiên, trong tương lai, nền kinh tế ở đây sẽ phát triển mạnh và khi đó nhu cầu về gas sẽ tăng lên. Đây chính là thị trường tiềm năng trong tương lai c ủa Công ty. Đối với thị trường miền Bắc, Công ty đang phải tập trung cạnh tranh gay gắt đối với các hãng lớn. Sản phẩm chủ yếu của Công ty ở thị trường này là gas công nghiệp. Đây là, thị trường khá lớn mạng lại lợi nhuận khá nhiều cho Công ty do giảm được chi phí trung gian. Bảng 2 Cơ cấu mặt hàng theo thị trường tiêu thụ Nguồn: Phòng kinh doanh Mặt hàng Mi ềnBắc Mi ềnTrung Mi ềnNam Tổng kg % kg % kg % kg % Gas bình 10.295.596 26,4 5.350.312 25,77 22.570.857 38,02 38.216.765 32,08 Gas rời 28.704.762 73,6 15.412.553 74,23 36.787.352 61,98 80.904.667 67,92 Tổng 39.000.358 100 20.762.865 100 59.358.209 100 119.121.432 100 2.1.4 Giá cả của các mặt hàng chủ yếu Giá cả là những gì mang lại doanh thu và lợi nhuận cho Công ty và tạo ra chi phí cho khách hàng. Do vậy, giá đóng vai trò rất quan trọng đối với Công ty. Từ cuối năm 2000, nguồn LPG không đủ đáp ứng nhu cầu và giá ở mức khá cao nên tạo ra chênh lệch lớn giữa giá LPG nhập khẩu. Do vậy, ngày 19/02/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành điều khoản quy định giá bán LPG trong nước theo thị trường thế giới. Hiện nay, có rất nhiều cách tiếp cận trong việc định giá cho thương hiệu, có thể chia làm ba cách tiếp cận chính: Định giá trên cơ sở chi phí( cost- d riven pricing), trên cơ sở cạnh tranh( competition- driven pricing) và định giá trên cơ sở khách hàng( customer- driven pricing). Chi phí c ũng là cơ sở cho giá sàn( floor price) vì dưới mức giá này Công ty sẽ bị lỗ và độ nhạy của giá theo cầu xác định giá trần( ceiling price) vì vượt quá giá này cầu sẽ bằng không dẫn đến khách hàng sẽ tìm kiếm những sản phẩm thay thế. Khoảng cách giữa giá sàn( tối thiểu) và giá trần( tối đa) là khoảng dao động về giá. 12
- Hiện, Công ty Gas Petrolimex đang áp dụng chính sách giá theo thị trường và trên cơ sở phân tích giá của đối thủ cạnh tranh để có một mức giá hợp lý nhất. Bảng 3 Giá bán tại các khu vực thị trường của Công ty Nguồn: Phòng kinh doanh Hình thức bán Mi ền Bắc Miền Trung Miền Nam Chi nhánh 5400 5500 5500 Tổng đại lý 6800 6500 6200 Đại lý tư nhân 7600 7300 6800 Cửa hàng 7500 7200 6700 Các chi nhánh lập phương án giá bán trên cơ sở so sánh cân đối giá giao cho các cửa hàng trực thuộc để đảm bảo tính cạnh tranh với các gas khác và mức giá đó phải được sự phê duyệt của Công ty. Các Tổng đại lý có quyền định giá bán lẻ trên cơ sở giá trần, theo quy định của Nhà nước và căn cứ vào tình hình giá cả trên thị trường. Để cạnh tranh với các hãng kinh doanh gas và thúc đẩy, giữ vững thị trường Công ty đã đưa ra một số chính sách giá bán như sau: - Giảm giá đối với khách hàng mới, các khách hàng thuộc hội tham gia hợp tác với Công ty như: Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam, ... - Đối với thị trường, Công ty có các chính sách thâm nhập thị trường thông qua chính sách giá bán hoặc các dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ bán hàng... - G iảm giá bán gas theo số lượng mua hàng trong tháng đối với những khách hàng tổng đại lý, đại lý, bán buôn... Với các chính sách giá này, Công ty đã dần nâng cao được sức cạnh tranh của mình trên thị trường LPG Việt Nam. 2.1.5 Hệ thống phân phối sản phẩm Công ty cổ phần Gas có thị trường trải rộng khắp toàn quốc, vì vậy lựa chọn kênh phân phối tiêu thụ và tổ chức phân phối sản phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa sản phẩm tới người tiêu dùng. Lựa chọn kênh bán hàng hợp lý và tổ chức phân phối tốt sẽ đảm bảo cho sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về giá, số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm cho người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả tiêu thụ của Công ty. Hiện nay, Công ty sử dụng các kênh bán hàng sau: * Kênh bán hàng trực tiếp( không cấp): Công ty khách hàng 13
- Đây là kênh bán hàng tương đối lớn, Công ty kí hợp đồng trực tiếp với các khách hàng như: bán buôn, bán tái xuất sang Campuchia....với mặt hàng chủ yếu là gas bồn và gas bình 48kg. Bán hàng trực tiếp giúp Công ty có được mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, đảm bảo các thông tin chính xác và kịp thời. Ngoài ra, còn đảm bảo được khả năng cạnh tranh cao hơn vì không bị san sẻ lợi nhuận giá bàn phù hợp hơn. *Kênh bán hàng gián tiếp( từ một cấp trở nên) - Kênh 1: Công ty Bán buôn Cửa hàng bán lẻ Khách hàng Với kênh này, Công ty giao cho Chi nhánh đảm nhiệm các hình thức trong khâu bán hàng và với lượng tiêu thụ hàng năm tương đối lớn. Công ty đã tổ chức xây dựng các trạm bơm trực tiếp ở các kho của chi nhánh như: kho Nhà Bè, kho Nại Hiên, kho Thượng Lý và kho Cần Thơ để tiện cho việc dự trữ vận chuyển đảm bảo khâu lưu thông được nhanh chóng và hiệu quả. - Kênh 2: Công ty Đại lý Khách hàng Bán đại lý tập trung chủ yếu vào gas dân dụng. Tuy nhiên, lượng hàng bán chưa được lớn so với mức bán tại các chi nhánh. Vì lượng khách hàng gas lớn, nếu bán trực tiếp có thể tốn kém vè nhân lực và chi phí cho nên, bán gas thực hiện qua khâu trung gian khá hiệu quả. - Kênh 3: Công ty Mạng lưới của hàng Khách hàng Đối với kênh này, Công ty đang tổ chức bán lẻ trực tiếp trên địa bàn Hà Nội gồm 13 của hà ng. Ưu điểm của kênh này là dễ quản lý, rút ngắn được khâu lưu thông vận chuyển, giảm các khoản chi phí, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng. Bảng 4 Số liệu tiêu thụ sản phẩm qua các kênh bán hàng Nguồn: Phòng kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 kg % kg % kg % % % Tổng sản lượng 82.188.161 100 92.240.116 100 119.121.432 100 112,23 129,14 Bán lẻ 2.165.141 2,64 3.892.532 4,22 6.337.260 5,32 179,78 162,8 Bán buôn 36.641.829 44,58 38.418.008 41,65 49.602.164 41,64 104,85 129,11 Bán đại lý 19.554.698 23,79 24.417.996 26,47 31.724.324 26,67 124,87 129,92 Bán qua CTXD 17.055.337 20,75 19.554.904 21,20 25.873.175 21,72 114,66 132,31 Đóng bình hãng khác 4.371.156 5,32 3.486.676 (3,77) 3.049.509 (2,56) 79,77 87,46 Bán tái xuất 2.400.000 2,92 2.470.000 2,67 2.495.000 2,09 102,92 101,01 Qua bảng số liệu trên ta thấy: 14
- - Năm 2001, tổng sản lượng bán ra của Công ty đạt 82.188.161kg và phương thức bán chủ yếu của Công ty là bán buôn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các phương thức 44,58%. Hình thức bán đại lý và bán qua các Công ty xăng dầu cũng chiếm tỷ trọng tương đ ối, các hình thức khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. - Năm 2002, tổng sản lượng bán ra của Công ty đạt 92.240.116kg tăng 10.051.955 với tỷ lệ 12,23% so với năm 2001. Trong đó: + Sản lượng bán lẻ đạt 3.892.532kg chiếm tỷ trọng 4,22% tăng 1.727.391kg với tỷ lệ 79,78 % so với năm 2001. + Bán buôn đạt 38.418.008kg chiếm 41,65% tăng 1.776.179kg so với năm 2001 tỷ lên tăng là 4,85%. + Sản lượng bán đại lý đạt 24.417.996kg chiếm 26,47% tăng 4.863.298kgso với năm 2001 tỷ lệ tăng 24,87%. + Bán qua các Công ty xăng dầu đạt 19.554.904kg chiếm 21,20% tăng 2.449.567kg so với năm 2001 với tỷ lệ 14,66%. + Sản lượng bán qua việc đóng bình cho các hãng khác đạt 3.486.676kg chiếm 3,77% so với năm 2001 giảm 884.480kg với tỷ lệ giảm 20,23%. + Bán tái xuất sang Campuchia chiếm tỷ trọng 2,67% đạt 2.470.000kg tăng 70.000kg với tỷ lệ tăng 2,92% Nhìn chung, Công ty đã thực hiện khá tốt tình hình tiêu thụ hàng hoá. Đây là kết quả của chính sách đầu tư bán hàng đúng hướng, tiếp thị, bám sát khách hàng góp phần đưa Gas Petrolimex lên vị trí số một về thị phần gas tiêu thụ trong cả nước. Tuy nhiên, ta thấy tỷ lệ bán buôn tăng không đáng kể( 4,85%). Nguyên nhân c ủa tình trạng này chủ yếu là do thị t rường gas bán buôn của Công ty được thiết lập ổn định từ năm 2001. Do đó, Công ty cần tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng còn bỏ ngỏ để nâng cao sản lượng gas bán buôn. Bên cạnh đó, sản lượng bán lẻ tăng đáng kể( 79,78%), điều đó cho thấy Công ty đã có những chính sách đúng đắn để phát triển thị trường gas bán lẻ của mình. Năm 2002, Công ty đã vấp phải một số khó khăn trong lĩnh vực đóng bình cho hãng khác do sự tham gia của Petro Việt Nam vào thị trường, sự lớn mạnh của Shell Gas và chính sách mở của Nhà nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, làm tăng năng lực cạnh tranh của họ, gia tăng cạnh tranh trên thị trường đe doạ đến thị phần của Công ty. 15
- Năm 2003, ta thấy sản lượng tiêu thụ của các phương thức đều tăng trừ phương thức đóng bình hãng khác là giảm. Tổng sản lượng bán ra của Công ty đạt 119.121.432 kg, tăng 26.881.316 kg so với năm 2002, tỷ lệ tăng 29,14%. Trong đó: + Sản lượng bán lẻ đạt 6.337.260kg chiếm 5,32% tăng 2.444.728kg so với năm 2002 tỷ lệ tăng 62,8%. Bán lẻ tăng do thị trường gas lẻ năm 2003 tăng đáng kể và Công ty đã có hướng củng cố và phát triển bán lẻ. + Bán buôn đạt 49.602.164kg chiếm 41,64% tăng 11.184.156kg so với năm 2002 với tỷ lệ tăng 29,11%. + Bán đại lý đạt 31.724.324kg chiếm tỷ trọng 26,27% tăng 7.306.328kg, với tỷ lệ tăng 29,92% so với năm 2002. + Sản lượng bán qua các Công ty xăng dầu đạt 25.873.175kg chiếm tỷ trọng 21,72% tăng 6.318.271kg so với năm 2002, tỷ lệ tăng 32,31% +Sản lượng bán qua việc đóng b ình cho các hãng khác đạt 3.049.509kg chiếm 2,56% giảm 437.167kg so với năm 2002 tỷ lệ giảm 12,54%. + Bán tái xuất sang Campuchia đạt 2.495.000kg, chiếm tỷ trọng 2,09% tăng 25.000kg so với năm 2002 tỷ lệ tăng 1,01%. Tóm lại, trong thời kỳ 2001- 2003 Công ty cổ phần Gas Petrolimex đã thực hiện tốt hoạt động bán hàng. Sản lượng bán qua các năm liên tục tăng. Sản lượngbán buôn luôn chiếm ưu thế, chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm trong chỉ tiêu tổng sản lượng. Điều này chứng tỏ, Công ty cổ phần Gas Petrolimex đang ngày một lớn mạnh trên thị trường gas hiện nay. 2.1.6 Các hình thức xúc tiến bán hàng của Công ty Hiện nay, Công ty đang thực hiện khá tốt hoạt động xúc tiến bán hàng tạo nên sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Công cụ xúc tiến nổi bật của Công ty trong thời gian qua là bổ trợ và tự mình lắp đặt thiết bị gas cho các khách hàng công nghiệp. Ngoài ra, các biện pháp mà Công ty thường sử dụng là các chính sách về giá hợp lý, tổ chức tốt các dịch vụ sau bán hàng, phục vụ tận tình, tạo sự yên tâm cho khách hàng với sản phẩm chất lượng, đủ về số lượng, tạo sự khác biệt khác đối thủ cạnh tranh. Công ty còn chú trọng vào các hoạt động tuyên truyền và kích thích tiêu thụ như: - Quảng cáo: Tiến hành các hình thức quảng cáo như: hộp đèn, biển hiệu, tờ rơi, tài liệu, vật phẩm, quảng cáo ngoài trời, phương tiện vận tải... - Khuyến mại: Do người sử dụng là các bà nội trợ nên các sản phẩm có liên quan đến quá trình nấu ăn sẽ được họ quan tâm. Đánh vào tâm lý này, Công ty 16
- đã bán các sản phẩm có phần thưởng, quà tặng kèm theo vào các dịp đặc biệt để thu hút khách hàng. -Thêm vào đó, Công ty thực hiện tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng, chất đốt của khách hàng bằng cách tiếp thị phỏng vấn trực tiếp khách hàng thông qua bảng câu hỏi. 2.1.7 Đối thủ cạnh tranh của Công ty Thị trường gas Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đối với các Công ty kinh doanh gas trong và ngoài nước. Hiện nay, góp mặt trên thị trường với hơn 20 công ty kinh doanh gas thì sự cạnh tranh mới thực sự diễn ra khốc liệt. Công ty Gas Petrolimex cũng không nằm ngoài cuộc cạnh tranh đó. Công ty phải đối đầu với những khó khăn lớn với các Công ty khác cùng ngành đặc biệt với các đối thủ khổng lồ là các công ty nước ngoài với tiềm lực tài chính và nguồn nhân lực dồi dào. Khi mới tham gia vào thị trường, họ có thể chấp nhận lỗ để giành thị phần. Các vị trí dẫn đầu trên thị trường gas đều do các công ty lớn nắm giữ đó là Petro Sài Gòn và Công ty cổ phần Gas Petrolimex. Hiện, thị trường gas đang chịu sự kiểm soát khá chặt chẽ của Chính phủ, đặc biệt là về giá. Một số công ty kinh doanh gas ở thị trường miền Bắc: - Shell gas Hải Phòng: Đây là đơn vị có khả năng lớn về công nghệ và công nghệ tổ chức kinh doanh, công ty mẹ là hãng Shell- hãng kinh doanh dầu mỏ lớn nhất thế giới. Từ khi thành lập, Shell gas HP luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực gas công nghiệp. Tuy, thị phần gas dân dụng của Công ty phát triển chậm nhưng do thực hiện chính sách phát triển đại lý độc quyền nên phát triển rất vững chắc. - Đài Hải gas: Là liên doanh giữa Tổng công ty vận tải thuỷ Hải Phòng và Công ty Dầu khí Đài Loan. Hiện nay, khả năng về gas công nghiệp của Công ty còn yếu nên Công ty đã tập trung vào phát triển gas dân dụng với chính sách giá linh hoạt hơn các đơn vị khác và phát triển hệ thống đại lý rộng khắp miền Bắc. - Total gas : Cũng theo đuổi chính sách phát triển gas dân dụng bằng hệ thống đại lý độc quyền như Shell gas HP. Đối với gas công nghiệp hiện nay tuy chưa nhiều nhưng đã dành được một số khách hàng. - Thăng Long gas : Là liên doanh giữa Petro Việt Nam và Petronas Malayxia. Đơn vị này có lợi thế là liên doanh của Petro Việt Nam nên có thuận lợi về nguồn hàng và giá. Hiện nay, Công ty phát triển hiệu quả cả gas dân dụng và gas công nghiệp. - Hà Nội Petro: Đơn vị này trước kia là chi nhánh c ủa Sài Gòn Petro. Sài Gòn Petro là đơn vị kinh doanh gas rất lớn và chiếm thị phần lớn tại thị trường phía 17
- Nam nhưng từ khi Hà Nội Petro tách ra khỏi Saigon Petro thì khả năng kinh doanhbị hạn chế và ngày nay chỉ là một đơn vị trung bình. - Ngoài ra, còn có Gia Đ ịnh gas, Hà Nội gas là các đơn vị nhỏ chủ yếu tham gia vào lĩnh vực gas dân dụng. - Hiện na y, trên thị trường một số doanh nghiệp tư nhân đã bắt đầu tham gia thị trường gas. Họ chỉ cần đầu tư trạm chiết, phương tiện vận chuyển, không phải đầu tư kho bể, vỏ bình và với mục đích lợi nhuận, các doanh nghiệp này đã bất chấp mọi qui định về an toàn, quyền sở hữu công nghiệp, luật pháp tiến hành sang nạp gas trái phép, bán phá giá và gây thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng và các hãng kinh doanh gas trong đó có công ty Gas Petrolimex. Hầu hết các công ty đang cố gắng chạy theo mục tiêu giảm chi phí trong đó lợi thế nhất vẫn là Petro Việt Nam vì là nhà sản xuất do đó giá thành rất rẻ. Hai Công ty Gas Petrolimex và Shellgas đều đang được ủng hộ mạnh về mặt tài chính từ tập đoàn mẹ. Shellgas tuy có tiềm lực tài chính mạnh hơn nhưng Gas Petrolimex lại có được chính sách tín dụng ưu đãi từ phía các tổ chức tín dụng. Hai công ty này đang là đối thủ cạnh tranh chính trong thị trường gas công nghiệp nhưng Gas Petrolimex vẫn có ưu thế hơn nhờ dịch vụ hỗ trợ lắp đặt thiết bị cho khách hàng. Petro Saigon và Gas Petrolimex đang chia nhau thị trường gas sinh hoạt Nam- Bắc nhưng Petro Saigon lại có được lợi thế về thị trường lớn. Trước tình hình đó, trong những năm qua Công ty cổ phần Gas Petrolimex đã có những biện pháp, chính sách nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng về dịch vụ, chính sách về giá cả, quảng cáo.... áp dụng vào những thời điểm thích hợp để giữ vững thị phần, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Bảng 5 Thị phần các hãng kinh doanh gas ở Việt Nam năm 2002 Nguồn: Phòng kinh doanh Vùng tiêu thụ Thị phần(%) Hãng Toàn quốc Gas Petrolimex 23,12 Miền Bắc Shell Gas HP 3,3 Miền Bắc Total Gas 3,0 Toàn quốc Saigon Petro 28,21 Mi ền Nam ELF Gas 8,0 Các hãng Gas khác - 34,37 Qua bảng trên ta thấy, hiện nay Công ty Gas Petrolimex có thị phần chỉ đứng sau Saigon Petro- một công ty tham gia thị trường LPG từ rất sớm( 3/1993) và nay, Công ty này có thị phần lớn nhất trong lĩnh vực gas công 18
- nghiệp( 40%) và thị trường miền Nam(35%). Qua phân tích, thị phần của Công ty so với đối thủ cạnh tranh là tương đối khá, tuy nhiên mức vượt trội không nhiều và luôn tiềm ẩn những thách thức. Do đó, Công ty cần cố gắng hơn nữa nhằm duy trì và giữ vững thị phần của mình trên thị trường. Hiện PVGC là đơn vị cung ứng gas cho các công ty kinh doanh gas trong nước nhưng đồng thời tham gia bán buôn, bán lẻ nên giá bán c ủa PVGC luôn thấp hơn nhiều so với mặt bằng thị trường. Do đó, tạo ra sức cạnh tranh không bình dẳng về giá giữa các công ty kinh doanh gas. Bảng 6 Giá bán cho các đại lý của một số hãng gas M Bắc năm 2002 Nguồn: Phòng kinh doanh Giá bán( chưa VAT)đ/kg Stt Tên hãng 1 Gas Petrolimex 6250 2 PVGC 6090 3 Shellgas HP 6500 4 ThangLong Gas 6080 5 DaiHai Gas 6080 6 Total Gas 6400 7 HaNoi Petro 6080 8 GiaDinh Gas 6000 9 HaNoi Gas 6000 2.2 Phân tích lao động, tiền lương 2.2.1 Cơ cấu lao động của Công ty Hiện nay, Tổng Công ty có 626 người. Trong đó: - Khối văn phòng Công ty( Hà Nội): Có 187 người Lao dộng tại văn phòng: 66 người, làm công tác quản lý. Khối cửa hàng: 64 người, trực tiếp làm nhiệm vụ bán hàng. Kho gas Đức Giang: 57 người, nhiệm vụ chủ yếu là đóng nạp gas, xuất gas, sửa chữa và kiểm định b ình gas. - Các Chi nhánh: Hải Phòng- 110 ng; Đà Nẵng- 94 ng; Sài Gòn- 181ng; Cần Thơ- 54 ng. Trong báo cáo này, ta chỉ xét đến Khối văn phòng ở Hà Nội. Sau đây là một số tiêu thức phân loại lao động trong Công ty,cụ thể: * Theo loại hình lao động Khối văn phòng Công ty với tổng lao động 187ng, bao gồm: văn phòng Công ty, kho Đức Giang, 13 cửa hàng đóng tại địa bàn Hà Nội. Cụ thể: - Lao động văn phòng: 66 ng- làm công tác quản lý, phụ trách. 19
- - Khối cửa hàng: 64 ng- trực tiếp làm nhiệm vụ bán hàng. - Kho Gas Đ ức Giang:57 ng- nhiệm vụ chủ yếu đóng nạp gas, xuất gas và kiểm định bình gas. * Theo trình độ chuyên môn Bảng 7 Lao động khối văn phòng xét theo trình độ chuyên môn Nguồn: Phòng tổ chức Trên Chỉ tiêu Tổng lđ ĐH Đ.Học CĐ T.cấp, CNKT Chưaqua đt Ng % Ng % Ng % Ng % Ng % Ng % Khối văn phòng 187 100 3 1,6 83 44,4 42 22,46 53 28,34 6 3,2 Văn phòng 66 35,29 3 4,55 59 83,39 4 6,01 0 0 Cửa hàng 64 34,22 0 9 14,06 24 37,5 28 43,75 3 4,69 Kho Đức Giang 57 30,49 0 15 26,32 12 21,05 26 45,61 2 3,51 Nhìn bảng trên ta thấy: Lao động khối văn phòng Công ty có trình độ khá cao, tương đối phù hợp với yêu cầu công việc. Cụ thể: - Lao động trên đại học có 3 ng, chiếm 1,6% trong tổng số lao động của Khối văn phòng và chiếm 4,55% số lao động tại văn phòng Công ty. - Lao động Đại học có 83 ng chiếm 44,4% trong tổng số lao động toàn Khối văn phòng. Trong đó, bộ phận văn phòng có 59 ng chiếm 83,39% trong tổng số lao động văn phòng; c ửa hàng có 9 ng chiếm 14,06% lao động cửa hàng; kho ĐG có 15 ng chiếm 26,32% lao động tại kho. - Lao động có trình độ CĐ có 42 ng chiếm 22,46% trong tổng số lao động toàn khối văn phòng. Trong đó, bộ phận quản lý có 4 ng chiếm 6,01% lao động văn phòng; cửa hàng có 24 ng chiếm 37,5%; kho có 12 ng chiếm 21,05%. - Còn lại là lao động trung cấp, công nhân và chưa qua đào tạo chiếm rất ít trong tổng lao động của toàn khối văn phòng. Trong thời gian tới, Công ty sẽ cần có những khoá đào tạo cho những người lao động để nâng cao nghiệp vụ và tay nghề giúp Công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. * Theo độ tuổi Bảng 8 Lao động Khối văn phòng xét theo độ tuổi Nguồn: Phòng tổ chức Chỉ tiêu T ổng lđ 50 tuổi Người Người Người Người Người % % % % Khối văn phòng 187 30 16,04 103 55,08 42 22,46 12 6.42 Văn phòng 66 11 16,67 30 45,45 19 28,78 6 9,1 Cửa hàng 64 9 14,06 42 65,62 9 14,06 4 6,26 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Điện ảnh – Truyền hình
42 p | 184 | 38
-
LUẬN VĂN: Hoàn thiện hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Bảo Việt
61 p | 180 | 28
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing của tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đến năm 2015
26 p | 165 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Nam
27 p | 84 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện hoạt động quản lý nợ thuế tại Tổng cục Thuế
110 p | 35 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh quận Cẩm Lệ Đà Nẵng
27 p | 102 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu của các cơ sở đào tạo thuộc Đại học Huế
142 p | 35 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội Tỉnh Quảng Ngãi
33 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động tín dụng đối với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
25 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 6 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi
25 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quảng Nam
142 p | 10 | 4
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH Việt Nam– Chi nhánh thành phố Đà Nẵng
26 p | 69 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính tại chi nhánh Viettel Hà Tĩnh
114 p | 10 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay tái canh cà phê tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đắk Nông
27 p | 63 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
27 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Vân
107 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi nhánh Quãng Ngãi
116 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn