Luận văn: Kết quả hoạt động công tác xã hội ở hội chữ thập đỏ thành phố hà nội
lượt xem 19
download
Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội là tổ chức xã hội quần chúng làm công tác nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Hội tập hợp mọi người Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo... tự nguyện hoạt động ví mục đích nhân đạo, hoà bình hữu nghị, góp phần thực hiện dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân. 1. Quá trình thành lập và phát triển. Những ngày đầu Hội mới được thành lập, Hội chỉ là một chi hội “ Hồng Thập Tự”đa số những người trong Hội còn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Kết quả hoạt động công tác xã hội ở hội chữ thập đỏ thành phố hà nội
- Luận văn Kết quả hoạt động công tác xã hội ở hội chữ thập đỏ thành phố hà nội 1
- Phần I: tìm hiểu phân tích, đánh giá những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội ở hội chữ thập đỏ thành phố hà nội I. đặc điểm tình hình chung. Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội là tổ chức xã hội quần chúng làm công tác nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Hội tập hợp mọi người Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo... tự nguyện hoạt động ví mục đích nhân đạo, ho à bình hữu nghị, góp phần thực hiện dân giầu, n ước mạnh xã hội công bằng văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân. 1. Quá trình thành lập và phát triển. Những ngày đầu Hội mới được thành lập, Hội chỉ là một chi hội “ Hồng Thập Tự”đa số những người trong Hội còn rất trẻ, họ là những người thầy thuốc sinh viên y khoa, nữ y tá hộ sinh tự nguyện vận động quần chúng nhân dân để tổ chức ra các lớp cứu thương ngắn ngày, hướng dẫn băng bó, tải thương. Sau đó họ cùng với nhiều người tình nguyện khác làm nòng cốt tham gia phong trào cứu đói, quyên góp nấu cháo phân phối cho các nạn nhân. Họ tích cực tham gia phòng chống các dịch bệnh, tả sốt định kỳ sau một thời gian hoạt động từ một chi hội “ Hồng Thập Tự” được đổi tên thành Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1957 dưới sự lãnh đạo của Thành Uỷ - Uỷ ban nhân dân thành phố trụ sở được đặt tại 48 Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội với diện tích khoảng 70 m2. Hội được nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi cho việc tiếp cận các thông tin đại chúng và thuận lợi cho việc tiếp nhận các hồ sơ đối tượng. 2
- Những năm hoà bình thống nhất đất nước từ năm 1975 trở đi nhiệm vụ của Hội là cứu trợ xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và mở rộng quan hệ quốc tế đoàn kết, hợp tác, hữu nghị. Từ ngày thành lập đến nay Hội đã trải qua 45 xây dựng và trưởng thành Hội đã gặp không ít những khó khăn song đ ược sự chỉ đạo sát sao của Trung ương hội Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, sự lãnh đạo trực tiếp của thành uỷ - Uỷ ban nhân dân thành phố sự phối kết hợp chặt chẽ có hiệu quả của các ban nghành, đoàn thể từ thành phố đến cơ sở. Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội qua từng thời kỳ đều hoàn thành suất sắc nhiệm vụ, đóng góp một phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Thủ đô Hà Nội, Hội đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III cho cán bộ hội viên Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội vào năm 1997 và một số cán bộ công nhân viên chức của Thành Hội được nhận bằng khen. II. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Thành hội Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội 1. Hệ thống tổ chức bộ máy - Ban lãnh đạo gồm: 1 chủ tịch và 1 phó chủ tịch - Ban cứu trợ : 2 người - Ban chăm sóc sức khoẻ: 2 người - Ban tuyên truyền huấn luyện: 2 người - Ban văn phòng: 4 người 3
- Các ban này được thể hiện theo sơ đồ sau: Ban lãnh o Ban ch m sóc Ban tuyên truy n Ban v n Ban c u tr s c kho hu n luy n phòng Qu n, huy n H ic s i t ng 2. Tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hội Chữ Thập Đỏ HN 2.1 Tôn chỉ. Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội nói riêng và Hội Chữ Thập Đỏ Việt nam nói chung ra đời nhằm kế tục và phát huy truyền thống, đạo lý của nhân dân ta đó là lời dạy của bắc Hồ đối với cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên. 4
- 2.2 Mục đích Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội là tổ chức xã hội nhân đạo cảu quần chúng. Hội tập hợp mọi người Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, chính kiến, nam, nữ, tự nguyện hoạt động vì mục đích nhân đạo, hoà bình, hữu nghị, góp phần thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh Để thực hiện tốt những mục đích, tôn chỉ trên hội phải tuân thủ theo 7 nguyên tắc hoạt động cơ bản của phong trào chữ thập đỏ, trăng lưỡi liềm quốc tế + Nhân đạo.Ra đời từ lòng mong muốn cứu dân, không phân biệt đối sửvới người bị thương trong chiến trường, phong trào quốc tế Chữ thập Đỏ và trăng lưỡi liền đỏ về phương diện quốc tế cũng như quốc gia ra sức ngăn ngừa và giảm nhẹ đau khổ cho con người trong tất cả mọi tình huống. Phong trào bảo vệ sự sống và sức khoẻ cũng như tôn trọng nhân phẩm của con người, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị, sự hợp tác và nền hoà bình bền vững giữa các dân tộc + Vô tư. Phong trào Quốc tế Chữ Thập Đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ không phân biệt dân tộc, nòi giống, tín ngưỡng, điều kiện xã hội và chính kiến phong trào cố gắng cứu giúp những người theo mức độ đau khổ, trước tiên là những trường hợp cấp bách nhất. + Trung lập. Để giữ được lòng tin của mọi người, phong trào không tham gia các phía đối địch, cũng như không bao giờ tham gia các tranh cãi về phương diện chính trị, nòi giống, tín ngưỡng và tư tưởng. + Độc lập. Phong trào mang tính chất độc lập. Các hội quốc gia là trợ thủ của chính quyền trong những hoạt động nhân đạo và tuân theo luật lệ nhà nước nhưng luôn phải giữ được tính tự chửu để có thể hành động trong mọi lúc theo những nguyên tắc các phong trào Chữ thập Đỏ 5
- + Tự nguyện. Là một phong trào cứu trợ một cách tự nguyện không vụ lưọi + Thống nhất. Trong mỗi nước chỉ có thể có một Hội Chữ Thập Đỏhoặc trăng lưỡi liềm đỏ Hội luôn mở rộng cửa cho mọi người và mở rộng hoạt động nhân đạo trên toàn cầu đất nước + Toàn cầu. Phong trào Chữ thập đỏ -Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc Tế có tính chấ toàn cầu bao gồm tất cả các hiệp hội quốc gia có quyền b ình đẳng cùng chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau Để thực hiện tốt các nguyên tắc trên cán bộ, hội viên luôn luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao nhất. Cán bộ hội viên của Thành Hội khi đã tự nguyện tham gia công tác nhân đạo xã hội tức là phải vươtj lên trên bản thân mình để khắc phục những phần riêng tư vốn có cuả con người, để vươn tời một cái tâm cái thiện từ đó đối với các hội viên Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội đã hết mình, hết sức làm một cách tự nguyện, xuất phát từ lương tâm, xuất phát từ lương tâm, tình cảm và trách nhiệm làm việc thiện, làm việc vì mục đích nhân đạo cao cả đã trở thành mục tiêu và là hoạt động thường xuyên của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội. Đối với mỗi hội viên “ làm việc thiện như gieo trồng giống ngọt” “cứu người phúc đẳng hà xa” giúp người qua cơn hoạn nạn, khốn khó là mạng lại niềm vui cho chính m ình. Đó là bản chất của người Hà nội là giá trị truyền thống văn hoá cao đẹp của dân tộc Việt nam giâù lòng vị tha nhân ái, nghĩa tình, thanh lịch. Qua công tác nhân đạo x ã hội với sự tôn trọng và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản hội viên sẽ tự hoàn thiện mình có được niềm vui và hạnh phúc. 2.3 Chức năng của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội là tổ chức xã hội của quần chúng nhằm chăm lo thiết thực đời sống và sức khoẻ nhân dân góp phần và thực hiện mục tiêu “ Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn mình” 2.4 Nhiệu vụ của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội 6
- Tuyên truyền cán bộ hội viên, thanh thiếu niên, người tình nguyện và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động nhân đạo, cứu trợ nhân đạo, phòng ngừa thảm hoạ chăm sóc giúp đỡ nạn nhân thiên tai, nạn nhân chiến tranh, những người khuyết tật trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi lương tựa, tìm kiếm tin tức thân nhân và gia đình mất liên lạc trong và ngoài nước , giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn vượt lên hoà nhập cộng đồng. Tuyên truyền và vận động hội viên và nhân dân tham gia ho ạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, sơ cấp cứu ban đầu, vận động hiến máu cứu người, trồng và sử dụng cây thuốc nam tham gia phong trào vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch và các tệ nạn xã hội Phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ các nước đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác và sự tiến bộ của phong trào Hội Chữ Thập Đỏ Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế. Hợp tác với Uỷ ban quốc tế Chữ thập đỏ và các đại diện ở một số nước. Xây dựng tổ chức hội vững mạnh phải thường xuyên kiện toàn tổ chức để đáp ứng tình hình của Hội nâng cao kiến thức của các hội viên ở quận huyện để đáp ứng tình hình thời kỳ với chức năng nhiệm vụ nêu trên, lực lượng cán bộ hội viên của thành hội đã được bố trí sắp xếp vào từng bộ phận công tác, đảm nhận thực hiện từng hạot động cụ thể theo quy định, Với chức năng, nhiệm vụ đã mang tính chất chuyên môn hoá cán bộ hội viên tạo điều kiện nâng cao chất lượng công việc. III. đối tượng quản lý, chăm sóc giúp đỡ của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội Với chức năng và nhiệm vụ của thành Hội, các cấp Hội luôn xác định đây là công tác trọng tâm của toàn Hội. Vì vậy mọi hoạt động như tuyên truyền vận động xây dựng tổ chức hội phối hợp chăm sóc sức khoẻ đều phục 7
- vụ cho đối tượng cứu trợ của hội và hoạt động lồng ghép xoay quanh với công tác cứu trợ. Do đó đối tượng phục vụ của Thành hội tại cộng đồng. Để giúp đỡ các đối tượng cho tốt và đạt hiệu quả cao phải có sự phối hợp chặt chẽ của các quận huyện. Để giúp đỡ một đối tượng trước hết quận, huyện lập hồ sơ gửi lên thành hội, Thành hội thẩm định hồ sơ và đi thực tế sau đó Thành hội đi kêu gọi các tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước, các cá nhân có tấm lòng hảo tâm để giúp đỡ các đối tượng đó Đối tượng của thành hội chủ yếu giúp đỡ là những người thiệt thòi, khó khăn, trẻ em mồ côi, trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bị chất độc màu da cam hoặc là những hộ nghèo không có vốn làm ăn. Vì vậy đối tượng phục vụ rất đa dạng và thay đổi thường xuyên qua các năm do đó việc thống kê số lượng đối tượng là rất khó. Bên cạnh sự giúp đỡ của Thành hội cho các đối tượng về mắt vật chất thành hội còn chăm lo sức khoẻ cho các đối tượng . Hiện nay thành hội còn nhận đỡ đầu cho 4 trường dạy trẻ điếc câm đó là: Trường PTCS dạy trẻ điếc câm huyện gia Lâm với 56 học sinh Trường khuyết tật Thanh Trì với 58 học sinh Trường khuyết tật Đông Anh với 40 học sinh Trường Nhân Chính với 42 học sinh 1. Đối tượng phục vụ của bộ phận cứu trợ xã hội Đối tượng của thành Hội rất đa dạng do đó để việc giúp đỡ có hiệu quả Thành Hội đã chia ra làm 3 loại đối tượng + Đối tượng cứu trợ thường xuyên + Đối tượng cứu trợ đột xuất + Đối tượng được trợ vốn Cứu trợ nhằm cứu lấy con người làm dịu bớt sự đau đớn sau khi xảy ra thiên tai cũng như biến cố trong cuộc sống của nhân dân, cứu trợ tốt sẽ góp 8
- phần làm giảm nhẹ những thiệt thòi, mất mát của đối tượng về tinh thần, vật chất có ý nghĩa lớn lao, ứng cứu kịp thời, hạn chế sự đe doạ đến tính mạng cuộc sống con ngưòi lúc hoạn nạn góp phần thúc đấy nhanh sự phục hồi sản xuất, đời sống tăng thêm lòng nhân ái trong cộng đồng - Đối tượng cứu trợ thường xuyên là những nạn nhân bị chất độc màu da cam, trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa - Đối tượng cứu trợ đột xuất là hững ngưòi tàn tật, những người bị thiên tai hoạn nạn - Đối tượng được trợ vốn là các gia đình có các loại đối tượng kể trênnhưng thuộc váo diện khó khăn hoặc quá nghèo Theo báo cáo tổng kết năm 2001 toàn thành phố đã cứu trợ được khoảng 35000 người trong đó thành hội cứu trợ được khoảng 6500 đối tượng cho 12 quân huyện trong tổng số cứu trợ đó thì. + Cứu trợ thường xuyên là 66 đối tượng + Cứu trợ đột xuất là 3651 đối tượng + Trợ vốn cho 63 đối tượng Số còn lại là các đối tượng bị thiên tai bão lụt. Theo số liệu quý I năm 2002 chỉ tính nguyên thành Hội đã cứu trợ được 2327 đối tượng. Sau khi Thành hội thẩm định song hồ sơ do quận, huyện gửi lên, Thành hội tiến hành đi khảo sát thực tế và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng đối tượng từng hộ gia đình mà có các mức trợ cấp khác nhau. Đối với đối tượng cứu trợ thường xuyên có hai mức là 100.000đ/ tháng và 150.000đ/ tháng mức trợ cấp này được căn cứ theo hoàn cảnh của đối tượng và mức trợ cấp ban đầu được duy trì trong vòng 1 năm. tiếp đến năm sau Thành hội đi khảo sát lại nếu gia đình đối tượng vượt qua được hoàn 9
- cảnh khó khăn thì Thành hội sẽ chuyển đối tượng khác còn nếu gia đình vẫn còn quá khó khăn thì đối tượng sẽ tiếp tục được nhận trợ cấp vào năm sau Đối với cứu trợ đột suất khi có những nhu cầu thiết yếu, cấp bách ưu tiên lương thực, thực phẩm, quần áo, chăn màn và mức trợ cấp đột suất lá 100.000đ/ suất. Ngoài ra đối với những trẻ em tàn tật hay trẻ em bị chất độc da cam thành hội còn đi kêu gọi các tổ chức quốc tế và những cá nhân có tấm lòng hảo tâm trao tặng quà cho họ như xe lăn, quần áo.. - Trợ vốn cho các đối tượng. Đó là các gia đình quá khó khăn không có vốn làm ăn Thành hội đi huy động nguồn vốn cho họ vay và căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đ ình mà có mức cho họ vay và các đối tượng được trợ vốn chủ yêú tập trung ở ngoại thành đó là Đông Anh và Sóc Sơn. 2. Đối tượng phục vụ của bộ phận chăm sóc sức khoẻ Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ QuốcViệt nam xã hội chủ nghĩa cụ thể. Hội thường xuyên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những kiến thức y học cho các hội viên và nhân dân, vận động nhân dân trước hết là hội viên hội Chữ thập đỏ, tham gia tích cực phong trào về sinh làm sạch đẹp môi trường, phòng chống dịch bệnh chăm sóc người bệnh tại nhà, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thực hiện nuôi trồng và sử dụng thuốc nam ở cơ sở, hiến máu nhân đạo, tổ chức sơ cấp cứu ban đầu kịp thời tại chỗ. Nhu cầu khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn việc giúp đỡ các đối tượng này rất đa dạng có thể là khám cấp chữa bệnh miễn phí cho người nghèo , chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiếm HIV phối hợp với ngành y tế tham gia tiêm chủng phòng sởi cho các em. 10
- Theo báo cáo tổng kết năm 2001 bộ phận chăm sóc sức khoẻ đã khám chữa bệnh nhân đạo ch 34.704 lượt người ( chưa tính số liệu phối hợp với các đơn vị khác. Trong đó đối tượng chủ yếu là trẻ em khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam. Bên cạnh đó Hội còn tổ chức tuyên truyền, tư vấn về căn bệnh AIDS, tổ chức chương trình giáo dục đồng đẳng phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên phối hợp tham gia tiêm chủng cho trẻ em, chỉ tính trong quý I năm 2002 Thành hội đã khám chữa bệnh nhân đạo ch 12.457 lượt người tặng quà cho ch 50 gia đình có người nhiễm HIV. Để phát huy những kết quả và kinh nghiệm hoạt động qua một chặng đường dái đấy biến cố và thử thách Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội đã và đang làm hết khả năng, tràn đầy nhiệt huyết và với tinh thần trách nhiệm cao nhất mang lại niềm vui cho con người vì cuộc sống tốt đẹp hơn. IV. đội ngũ cán bộ, công chức và lao động Sức mạnh của Hội Chữ Thập Đỏ H à Nội là sức mạnh tập thể của lòng nhân đạo chính vì vậy đội ngũ cán bộ hội viên Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội là những người ngày đên dồn hết tâm huyết, năng lực của mình để mang đến hạnh phúc cho người dân 1. Cán bộ 1.1 Tiêu chuẩn của cán bộ Hội Cán bộ hội viên phải có năng lực vận động quần chúng tha gia các hoạt động nhân đạo từ thiện Có khả năng tiếp thu cụ thể hoá chủ trương của Đảng, Nhà nước nghị quyết, quyết định của Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ trong lĩnh vực công tác phụ trách Có ý thức tổ chức kỷ luật, lối sống trung thực,lành mạnh được quần chúng tín nhiệm 1.2 Quy mô cơ cấu 11
- Hiện nay cán bộ của thành Hội gồm 11 người ( 6 nữ và 5 nam) có độ tuổi từ 24 -59, trình độ văn hoá: Đại học: 9 người Trung cấp: 2 người Vơí đội ngũ cán bộ đoàn kết và nhất trí cao giữa lãnh đạo và nhân viên trong năm qua Thành hội đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng III cho cán bộ hội viên Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội vào năm 1997 Hoà chung phong trào thi đua của năm 2001, một số cán bộ của Thành hội đã đạt được một số thành tích như đồng chí Lê Ngọc Anh Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội và đồng chí Nguyễn Khắc Nhàn phó Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội được trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam trao tặng “Huy chương vì sự nghiệp Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam” Đặc biệt là cùng năm đó đồng chí Nguyễn Khắc Nhàn được nhà nước công nhận “ Người tốt việc tốt cấp thành phố” và bộ phận tuyên truyền phát triển tổ chức Hội được công nhận là tổ lao động giỏi của UBND Thành phố ngoài ra Thành hội được nhận “cờ thi đua suất sắc của Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam.” Có được kết quả như ngày hôm nay là sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ công nhân viên họ đã có sự nhất trí và đoàn kết cao trong việc tạo đà phát triển tốt cho nhiệm vụ chính trị của Thành hội Cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý là điều kiện tiên quyết, tiền đề vững chắc cho hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mà nhân dân giao phó, trực tiếp hoàn thành các công việc cứu trợ . Nhận thức được tầm quan trọng đó nên Thành hội Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội đã sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy tương đối hoàn thiện hợp lý để đi vào hoàn thiện ngay không bị ách tắc. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Thành hội đã đi vào ổn định đi vào nề nếp ngay từ đầu khi 12
- thành lập. Thành hội Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội đã thực sự trở thành cầu nối trở thành chỗ dựa tin cậy cho nhân dân cho những người không may gặp phải hoạn nạn. 2 Hội viên và thanh thiếu niên Chữ Thập đỏ xung kích 2.1 Điều kiện và tiêu chuẩn để xét công nhận hội viên Là người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, giới tính Công dân đủ từ 15 tuổi trở lên Tàn thành điếu lệ Hội Có điều kiện tham gia hoạt động và đóng góp cho Hội Tự nguyện xin vào Hội 2.2 Điều kiện và tiêu chuẩn của thanh thiếu niên Chữ thập đỏ xung kích a. Thiếu niên Chữ thập đỏ và thanh thiếu niên Chữ thập đỏ xung kích Thiếu niên Chữ thập đỏ Từ 9 đến dưới 15 tuổi Hăng hái nhiệt tình trong hoạt động nhân đạo Có nguyện vọng trở thành đội viên thiếu niên Chữ thập đỏ Có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ b. Thanh niên Chữ thập đỏ xung kích Thanh niên Chữ thập đỏ xung kíchlà hội viên hội chữ thập đỏ hoặc chưa phải là hội viên nhưng tích cực hoạt động được lựa chọn trong thanh niêm Chữ thập đỏ Có nguyện vọng tham gia đội thanh niên Chữ thập đỏ xung kích Có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ do đội thanh niên xung kích giao Từ ngày thành lập chi hội chỉ có vài chục hội viên đến nay Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội có126.260 người và 173.974 thanh thiếu niên Chữ thập đỏ 13
- V. Cơ sở vật chất kỹ thuật 1. Cơ sở hạ tầng Trụ sở của Thành hội được đặt tại 48 Tràng Thi - Quận hoàn Kiếm - Hà Nội Với diện tích khoảng 70 m2. Nhà cửa được quy hoạch một cách hợp lý đó là khu nhà một tầng. Từ cổng vào nhìn về bên trái là một tủ trưng bày những bằng khen, cờ lưu niệm, huân huy chương những thành tích mà Thành hội đã đạt được, bên phải là 1 khung ảnh ghi nhận những hoạt động của Thành Hội tiếp đó là một chiếc bàn xinh xắn của bộ phận cứu trợ bên cạnh là một máy đếm tiền của Thành Hội và một chiếc tủ để đựng giấy tờ hồ sơ của các đối tượng. Bên phải là phòng tiếp khách đồng thời cũng là phòng họp của cơ quan và là nơi làm việc của các nhân viên và các trang thiết bị để phục vụ cho công việc như máy tính, máy photo.. Do diện tích văn phòng còn hạn chế nên chưa bố trí được phòng làm việc riêng cho từng bộ phận. Đằng sau phòng làm việc của nhân viên là phòng làm việc của ban lãnh đạo trong phòng được bố trí khá hợp lý đó là một bàn tiếp khách và 3 bàn làm việc của chủ tịch, phó chủ tịch và uỷ viên thư ký bên trái của phòng là một gian bếp để phục vụ bữa ăn trưa cho cán bộ ở lại cơ quan. Sau cùng là phòng vệ sinh và kho để đồ đạc, dụng cụ làm việc của các bộ phận. 2.3 Trang thiết bị Trang thiết bị để phục vụ cho thành hội gồm có 1 ô tô, 1 xe máy, 4 máy vi tính, 1 máy photo, 1 máy đếm tiền, 1máy in.. Như vậy trang thiết bị phục vụ cho thành hội tương đối đầy đủ Các tài sản khác gồm có 1 tủ lạnh, 2 quạt trần, 6 quạt cây, 2 máy điện thoạ, một máy fax và một số đồ dùng dụng cụ khác để phục vụ cho công việc của cán bộ công nhân viên. 14
- VI. nguồn kinh phí hoạt động Kinh phí đảm bảo các hoạt động của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội được hình thành từ hai nguồn. Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho bộ phận văn phòng theo kế hoạch phân bổ hàng năm Nguồn do vận động quyên góp từ nhân dân, từ các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và ngoài nước với nguồn này thành hội đã có các hình thức cứu trợ như cứu trợ đột xuất và cứu trợ thường xuyên cho các đối tượng hàng tháng với 2 Mức là 100.000 đến 150.000đ/ tháng. VII. những thuận lợi và khó khăn ở Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội 1. Những thuận lợi Từ ngày thành lập đến nay Thành hội luôn được sự quan tâm của thành uỷ, UBND Thành phố và sự chỉ đạo sát sao của trương ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt nam và ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên của Thành hội luôn đoàn kết thống nhất phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao. Với đội ngũ cán bộ nhiệt tình có trách nhiệm trong công việc và sự đoàn kết giữa các bộ phận với nhau Hoạt động nhân đạo của thành hội được nhân dân hết lòng ủng hộ 2. Những khó khăn. Bên cạnh những mặt thuật lợi thành hội còn gặp những khó khăn sau. Cơ sở hạ tầng của thành hội còn quá hẹp, văn phòng làm việc còn quá nhỏ chính vì vậy Thành hội chưa có từng văn phòng cho từng bộ phận làm việc điều đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc. Cán bộ của thành hội chưa đủ, theo chỉ tiêu là 14 cán bộ nhưng hiện nay mới chỉ có 12 cán bộ nên mỗi bộ phận còn đảm nhiệm công việc còn qá nhiều. Hàng năm ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động của Thành hội còn ít 15
- Phương tiện hoạt động của thành hội còn thiếu. Mặc dù vậy phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, ý chí quyết tâm vượt lên khó khăn phát huy khẳ năng nội lực của Thành hội tập thể lãnh đạo công chức, viên chức của Thành hội đã nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần tích cực vào sự ngiệp ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội xây dựng đất nước vững mạnh và ngày càng phát triển. B. thực trạng các hoạt động ở Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội kết quả hoạt động Sau ngày nước nhà thống nhất, cả nước bước sang thời kỳ mới, xây dựng đất nước giầu đẹp, xã hội công bằng văn minh. Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội đã nhanh chóng đổi mới nội dung phương thức hoạt động tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân thực hiện phong trào do Chính phủ, Hội Chữ Thập Đỏ Việt nam phát động: “ Người người làm việc thiện – Nhà nhà làm việc thiện – Ngành ngành làm việc thiện” Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội các cấp đã nỗ lực phấn đấu liên tục ra sức củng cố và phát triển Hội ngày càng vững mạnh, tham gia các phong trào quần chúng để tự khẳng định vị trí của Hội như chương trình xoá đói giamr nghèo, phong trào ví thủ đo xanh sạch đẹp, cuộc vận động “Đền ơn đáp nghĩa” “ Uống nước nhớ nguồn”. Thực hiện đúng điều lệ của Hội Chữ thập đỏ việt nam ở tất cả các cấp hội chính vì vậy Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội trong năm 2001 đã đề ra mục tiêu như sau. Mục tiêu phấn đấu năm 2001 I. Năm 2001 là năm đầu của thiên niên kỷ mới, là năm mà Liên hiệp quốc lấy là năm Quốc tế những người tình nguyện. Năm đầu tiên chúng ta thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố lần thứ XIII, hướng tới Đại hội đại biểu Hội Chữ Thập Đỏ việt nam lần thứ VII. Phát huy những thành tích mà Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội đã đạt được trong năm 2000. Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội tập trung 16
- thực hiện 3 mục tiêu và 10 nnhiệm vụ trong pơhương hướng, nhiệm vụ Ban chấp hành Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội đề ra những mục tiêu đó là. Xây dựng kiện toàn tổ chức Hội các cấp, nhất là hội cơ sở tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động xã hội hoá mọi hoạt động từ thiện nhân đạo, thống nhất theo nội dung chỉ đạo từ thành phố đến cơ sở, có sự vận động phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, thiết thựuc , hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tuyên truyện, phát huy truyền thống nhân đạo, sự đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng góp phần xây dựng nếp sống mới của người dân thủ đô anh hùng trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Mở rộng và phát triển qan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước. Chủ động xây dựng các dự án trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo. Thành hội lấy những mục tiêu này làm tiền đề để triển khai và đánh giá kết quả hoạt động của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội trong năm. II. thực trạng các hoạt động của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội 1. Hoạt động cứu trợ xã hội 1.1 Quy mô, cơ cấu đối tượng cứu trợ. Hoạt động cứu trợ xã hội là hoạt động chủ yếu của Hội Chữ Thập Đỏ H à Nội trong năm 2001.Vì vậy mọi hoạt động như tuyên truyền vận động xây dựng tổ chức hội, phối hợp chăm sóc sức khoẻ.. Đều phục vụ cho đối tượng cứu trợ của hội và hoạt động lồng ghép xoay quanh vơi scông tác cứu trợ. Năm 2001 Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội với những hoạt động đa dạng, phong phú đã vận động và cứu trợ khoảng 35000 lượt người thông qua các hình thức cứu trợ đột xuâts, cứu trợ thường xuyên và trợ vốn phát triển sản xuất với tổng số tiền là 2.982.670.700đ ( chưa tinhs số liệu phối hợp với các ngành khác) trong đó chỉ tính riêng thành hội đã cứu trợ được 789.840.600đ. Thành hội đã duy trì sự giúp đỡ thưuờng xuyên ch 66 đối tượng với số tiền 17
- là 84.700.000đ. Cứu trợ đột xuất cho 3.651 đối tượng với số tiền 365.140.600đ. Đồng thời thành hội còn trợ vốn và cho vay vốn phát triển sản xuất cho 634 đối tượng với số tiền 125.000.000đ, ủng hộ đồng b ào lũ lụt 215.000.000đ. Trong tổng số tiền mà thành hội cứu trợ là 789.840.600đ, số tiền chuyển qua sổ sách là 593.600.600đ có 550.181.000đ Thnàh hội đi trao trực tiếp va thông qua danh sách quận huyện gửi lên. Dự án cứu trợ người khuyết tật, người nghèo là 146.053.000đ. Theo số liệu thống kê của quý I năm 2002 thành hội đã cứu trợ cho 2327 đối tượng với số tiền 772.653.900đ trong tổng số tiền là 1.783.906.900đ cho 13.724 đối tượng được cứu trợ của toàn thành phố. Trong số này số tiền cứu trợ chuyển qua sổ sách là 204.029.900đ trao trực tiếp 395.404.000đ và thuực hiện dự án hỗ trợ người khuyết tật nghèo là 173.220.000đ để giúp đỡ thường xuyên 47.600.000đ cho 96 đối tượng, cứu trợ đột xuất 524.573.900, trợ vốn 81.830.000đ cho 60 hộ gia đ ình và ủng hộ đồng bào lũ lụt 118.650.000đ Như vậy, qua số liệu trên cho ta thấy đối tượng phục vụ cho Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội chủ yếu kà đối tượng cứu trợ đột xuất. Số liệu anỳ phản ánh những hoạt động thiết thực mà Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội đã thực hiện trong năm qua. 2. Quy trình xét duyệt đối tượng được hưởng chính sách cứu trợ xã hội của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội 2.1 Đối với đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên và được trợ vốn. Đối với hai đối tượng này quy trình xét duyệt như sau: Đầu tiên đối tượng làm đơn gửi lên xã ( phường) trình bày hoàn cảnh khó khăn của mình và xin được giúp đỡ sau đó xã ( phường ) tiến hành kiểm tra xem xét và gửi hồ sơ cứu trợ ( theo mẫu quy đinh) lên quân, huyện. Quận,huyện kiểm tra sà soát lại rồi gửi hồ sơ lên Thành hội, Thành hội tiến 18
- hành xem xét hồ sơ và ra quyết định cho họ được hưởng trợ vốn hay thường xuyên và được thể hiện qua sơ đố sau: Đối tượng Phường xã Quận huyện Thành hội 2.2 Đối với đối tượng cứu trợ xã hội đột xuất. Đối với đối tượng này cần phải có danh sách từ cấp phường xã gửu lên quận huyện sau đó gửi lên thành hội. Sau đó Thành hội tổ chức khảo sát nắm tình hình địa phương nào bị thiệt hại nặng, có tỷ lệ dân bị thiếu đói cao sau đó lập danh sách và công khai danh sách những người được hưởng trợ cấp đột xuất trong đó (Thành hội quan tâm đến nhóm người dễ bị tổn thương) . Sau khi Thành hội đã có danh sách những người cần được cứu trợ sẽ tổ chức triển khai cứu trợ bằng tiền hoặc hàng hoá đến tay đối tượng. Muốn thực hiện tốt công tác cứu trợ xã hội thì việc xác định đối tượng là hết sức quan trọng.Chính vì vậy để chủ động thực hiện các hình thức cứu trợ và nắm chắc các đối tượng xã hội mà Hội phải quan tâm, thường trự Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội đã yêu cấu các quận, huyện ngay từ đấu năm phải nắm bắt và sà soát lại các đối tượng cần cứu trợ trong toàn thành phố, đồng thời thống kê chính xác kịp thờicác đối tượng cần cứu trợ đột xuất, cải tiến thống nhất mẫu hồ sơ xin cứu trợ của các đối tượng khó khăn một cách chi tiết và cụ thể , cần tiếp cận xác định đúng các nhu cầu thực sự của họ, có như thế hồ sơ mới có sực thuyết phục các tổ chức và các nhà hảo tâm có các hình thức cứu trợ kết hợp, thiết thực và có hiệu quả. Thực tế cho ta thấy quy trình xét duyệt đối tượng ở các cấp cơ sở chưa thực hiện chặt chẽ. Vì thế khi hồ sơ được chuyển lên thành hội. Thành hội tổ chức cứu trợ thì có một số trường hợp chưa được xứng đáng. Vì thế để công việc xét duyệt đối tượng có hiệu quả thì phải làm chặt chẽ ngay từ cấp cơ sở có như thế thì việc trợ cấp của chúng ta mới đúng người đúng đối tượng. 19
- Vởy cứu trợ là cứu lấy con người làm giảm bớt sự đau đớn sau khi xcảy ra thiên tai cũng như nhưngx biến cố cuộc sống trong nhân dân. Cứu trợ đột xuất tốt sẽ góp phần làm giamt nhẹ những thiệt thòi, mất mát của đối tượng về tinh thân, vật chất có ý nghĩa lớn lao, ứng cứu kịp thơig, hạn chế sự đe doạ đến tính mạng, cuộc sống con người lúc hoàn nạn, góp phần thúc đấy nhanh sự phục hồi phát triển sản xuất, đời sống tăng thêm long nhân ái trong cộng đồng. 3. Nguồn lực huy động và tình hình tổ chức thực hiện cứu trợ xã hội Với mục đích có được nhiều dự án, nhiều tiền, nhiều hàng đến với các đối tượng nghèo có hoàn cảnh khá khăn. Thành hội đã cố gắng đưa các hoạt động như: Tổ chức gặp mặt các nhà hảo tâm, vận động các tổ chức cá nhân làm từ thiện bằng cách duy trì các đường dây nhân đạo, làm cầu nối giữa các nhóm sinh viên khuyết tật và sinh viên Việt nam tại Pháp với các cháu nạn nhân chất độc da cam, duy trì hòm từ thiện tại các chùa để giúp đỡ thường xuyên cho các cháu mồ côi những nạn nhân bị chất độc da cam, người già cô đơn không nơi lương tựa hoặc giúp đỡ đột xuất đồng bào các tỉnh bị thiên tai, giúp đỡ những người nghèo có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp tết và những ngày lễ như ngày 8/5, 1/6, 27/7 hàng năm. Tổng cộng năm 2001 Thành hội đã tiếp nhận được 4.190.632.300đ với sự đóng góp của nhiều tập thể cá nhân, những nhà hảo tâm như: Tổng cục du lịch Việt Nam ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt sông Cửu Long hơn 41 triệu đồng, công ty môi trường đô thị 20 triệu đồng, công ty giầy Thuỵ Khuê 10 triệu đồng.. Cùng với các hình thức ủng hộ giúp đỡ Hội Chữ Thập Đỏ H à Nội đã vận động các tổ chức cá nhân nhận phụng d ường 6 bà mẹ Việt Nam anh hùng với sồ tiền là 150.000đ/ tháng. Từ năm 1996 công ty Lê Long ở Mai Hắc Đế nhận đỡ đầu 5 cháu là đối tượng trẻ em mồ côi mỗi tháng là 150.000đ/tháng/em. Ngoài ra Thành hội còn vận động sự đóng góp của các 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông ly tâm An Giang
139 p | 346 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phương pháp thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam
0 p | 312 | 69
-
Luận văn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng tổ chức thu thập thông tin- Nghiên cứu khách hàng của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội
68 p | 227 | 68
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Logistics Vicem năm 2021
88 p | 124 | 27
-
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của tổng Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai (PDN) năm 2021
92 p | 100 | 24
-
Luận văn: Kết quả hoạt động của công ty trong những năm vừa qua và phương hướng trong thời gian tới công ty bảo hiểm dầu khí Việt nam (PVI)
13 p | 130 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Tín
61 p | 45 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn May xuất khẩu Thành An chi nhánh Long Xuyên giai đoạn 2018-2020
79 p | 20 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Thảo Lâm
76 p | 17 | 12
-
Luận văn - Kết quả hoạt động của chi nhánh NHĐT và PT khu vực Gia Lâm (từ năm 1997-2001)
64 p | 102 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
170 p | 19 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016
113 p | 19 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balance Scorecard) trong đánh giá kết quả hoạt động của Công ty cổ phần Chế tạo kết cấu thép Vneco.ssm
103 p | 18 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động sáng tạo và kết quả hoạt động kinh doanh – Một nghiên cứu thực nghiệm trong ngành công nghiệp phần cứng
149 p | 39 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Áp dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại Công ty cổ phần Xây dựng và thiết bị Bình Minh
82 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng thẻ điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại trường Đại học Tài chính - Kế toán
116 p | 16 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đo lường kết quả hoạt động kinh doanh - Tình huống tại doanh nghiệp kinh doanh Nông sản ở tỉnh Đăk Nông
104 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn