Luận văn: “Khảo sát các thủ tục kiểm soát trong chu trình Bán hàng - Thu tiền tại khách sạn Hương Giang”
lượt xem 112
download
Kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trong đó, hoạt động kinh doanh khách sạn mang tính chất của loại hình kinh doanh dịch vụ, ẩn chứa nhiều rủi ro, dễ xảy ra gian lận và sai sót.Vì vậy, để đảm bảo đạt được hiệu quả cao và ngăn chặn những tổn thất hay rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh khách sạn thì trước hết, bản thân khách sạn phải có những biện pháp hữu hiệu và một trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: “Khảo sát các thủ tục kiểm soát trong chu trình Bán hàng - Thu tiền tại khách sạn Hương Giang”
- Báo cáo th c t p giáo trình Luận văn “Khảo sát các thủ tục kiểm soát trong chu trình Bán hàng - Thu tiền tại khách sạn Hương Giang” i
- Báo cáo th c t p giáo trình MỤC LỤC PH ẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................... 1 PH ẦN II: NỘI DUNG VÀ K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................. 3 CHƯƠNG 1 – CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC KIỂM SOÁT. ................ 3 1 .1. Hệ thống kiểm soát nội bộ: ................................ ................................ ......................... 3 1 .2. Kiểm soát chu trình bán hàng – thu tiền. .................................................................. 6 CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG ................... 12 2 .1. Thông tin chung về khách sạn Hương Giang ........................................................ 12 2 .2. Quá trình hình thành và phát triển của đ ơn vị: ...................................................... 12 2 .3. Đặc điểm về ngành ngh ề, lĩnh vực kinh doanh. ................................ .................... 13 2 .4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. ............................................................................... 13 2 .4.2. Nhiệm vụ của các bộ phận ..................................................................................... 14 2 .5. Nguồn lực của Khách sạn.......................................................................................... 15 2 .6. Kết quả hoạt động kinh doanh quý III năm 2010 và 2011 ................................ .. 18 CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT TRONG CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG. .......20 3 .1. Giai đoạn khách đặt buồng:................................ ................................ ....................... 21 3 .2. Giai đoạn xét duyệt bán chịu ................................ ................................ .................... 30 3 .3. Giai đoạn cung cấp dịch vụ:...................................................................................... 31 3 .4. Khi khách đang lưu trú tại khách sạn:................................................................ ..... 33 3 .5. Check out:..................................................................................................................... 37 3 .6. Lập hóa đ ơn chứng từ và thu tiền: ........................................................................... 37 3 .7. Ghi sổ nghiệp vụ bán hàng:................................ ................................ ....................... 40 3 .8. Thu tiền qua ngân h àng đối với các hãng lữ h ành: ............................................... 41 3 .9. Gửi tiền vào ngân hàng: ............................................................................................. 41 CHƯƠNG IV – MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ..................................42 4 .1. So sánh sự giống và khác nhau giữa thực tế ở Hương Giang và lý thuyết. ..... 42 4 .2. Đánh giá ưu, nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền ....................................................................................................................................... 42 4 .3. Đánh giá kết quả của báo cáo. .................................................................................. 47 ii
- Báo cáo th c t p giáo trình DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý tại khách sạn Hương Giang Resort & Spa ......... Sơ đồ 2: Sơ đồ xử lý đơn đặt buồng ....................................................................... Sơ đồ 3: Quy trình ghi sổ kế toán ........................................................................... Bảng 1: Bảng tóm tắt tình hình Tài sản – Nguồn vốn của khách sạn ...................... Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh (Qúy III / 2011) ............................................ Bảng 3: Công thức tính số buồng còn có th ể bán.................................................... Hình 1: Biểu đồ chiếm dụng phòng trực quan ........................................................ Hình 2: Mẫu phiếu đặt buồng của khách lẻ ................................ ............................ Hình 3: Mẫu phiếu đặt buồng của khách đoàn........................................................ Hình 4: Mẫu INVOICE .......................................................................................... Hình 5: Mẫu SERVICES’ INVOICE ..................................................................... Hình 6: Mẫu PAYMENT REPORT ....................................................................... iii
- Báo cáo th c t p giáo trình PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 . Sự cần thiết của đề tài. Kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp ph ải luôn tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp m ình. Trong đó, ho ạt động kinh doanh khách sạn mang tính chất của loại h ình kinh doanh dịch vụ, ẩn chứa nhiều rủi ro, dễ xảy ra gian lận và sai sót.Vì vậy, để đảm bảo đạt được hiệu quả cao và ngăn ch ặn những tổn thất hay rủi ro có thể xảy ra trong quá trình ho ạt động kinh doanh khách sạn thì trư ớc hết, bản thân khách sạn phải có những biện pháp hữu hiệu và một trong những biện pháp quan trọng đầu tiên là phải thiết lập được một hệ thống Kiểm soát nội bộ đầy đủ và có hiệu quả. Khách sạn Hương Giang là một đơn vị có truyền th ống lâu đời trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, với đặc trưng của một doanh nghiệp d ịch vụ, các chu trình được thiết kế sao cho ho ạt động liên kết với nhau, song song, bổ trợ nhau với nhiều công đoạn, trình tự phức tạp. Vì vậy để nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết các thủ tục kiểm soát phải cần rất nhiều thời gian. Vì lí do hạn chế về thời gian và khả năng thực hiện, chúng tôi chọn chu trình “Bán hàng - Thu tiền” được xem là chu trình rất quan trọng đối với tình hình kinh doanh của công ty để tiến h ành nghiên cứu. Do đó, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài là “Khảo sát các thủ tục kiểm soát trong chu trình Bán hàng - Thu tiền tại khách sạn Hương Giang” nh ằm tìm hiểu các thủ tục kiếm soát trong chu trình bán hàng thu tiền hiện có tại đây. 2 . Mục tiêu nghiên cứu. a) Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát trong chu trình Bán hàng - thu tiền tại khách sạn Hương Giang nhằm tìm ra ưu nhược điểm của các thủ tục n ày, từ đó có thể rút ra được những thủ tục có thể rút gọn hay bổ sung thêm đ ể hoàn thiện các thủ tục kiểm soát trong chu trình Bán hàng - thu tiền. b) Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống lý luận chung về các thủ tục kiểm soát trong chu trình bán hàng thu tiền. - Tìm hiểu thực trạng thực hiện các thủ tục kiểm soát trong chu trình Bán hàng Thu tiền tại khách sạn Hương Giang. - Đánh giá thực trạng để rút ra những ưu, nhược điểm và đề xuất một số các giải pháp hoàn thiện các thủ tục kiểm soát trong chu trình bán hàng thu tiền tại khách sạn Hương Giang. 3 . Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu : đưa ra các lý lu ận cơ bản cho đề tài. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại đơn vị nhằm tìm hiểu về nội dung của các bước trong quy trình thiết kế và vận h ành các thủ tục kiểm soát liên quan đến đề tài th ực hiện. 1
- Báo cáo th c t p giáo trình - Phương pháp đối chiếu , so sánh để tìm ra những điểm khác biệt giữa lý thuyết với thực tế thực hành các thủ tục kiểm soát của khách sạn Hương Giang. 4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. + Đối tượng nghiên cứu: Các thủ tục kiểm soát trong chu trình bán hàng - thu tiền tại khách sạn Hương Giang. + Ph ạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Tài liệu được thu thập để thực hiện đề tài được tìm hiểu trong khoảng thời gian tháng 10 và tháng 11 năm 2011. - Không gian: khách sạn Hương Giang – Huế. 5 . Những đóng góp của đề tài: - Giúp sinh viên hệ thống một cách tổng quát lý thuyết về kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng thu tiền. - Cung cấp những kiến thức thực tế về thủ tục kiểm soát trong chu trình bán hàng - thu tiền trong một doanh nghiệp điển hình về loại hình kinh doanh dịch vụ. - Giúp sinh viên có thể so sánh giữa lí thuyết và thực tế trong việc kiểm soát trong chu trình bán hàng - thu tiền. Đề xuất, kiến nghị một số thay đổi để khách sạn có thể hoàn thiện h ơn hệ thống kiểm soát nội bộ. 6 . Kết cấu của đề tài. Phần I: Đặt vấn đề nghiên cứu. Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu: Chương 1: Các cơ sở lý luận về thủ tục kiểm soát Chương 2: Tổng quan về khách sạn Hương Giang Chương 3: Thực trạng các thủ tục kiểm soát trong chu trình Bán hàng - Thu tiền tại khách sạn Hương Giang Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện. Phần III: Kết luận. 2
- Báo cáo th c t p giáo trình PHẦN II: NỘI DUNG VÀ K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 – CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC KIỂM SOÁT. 1 .1. Hệ thống kiểm soát nội bộ: 1 .1.1. Khái niệm: Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy, chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ chức đó ho ạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đ ặt ra một cách hợp lý. Có thể hiểu đơn giản là hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống của tất cả những gì mà một tổ chức cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh. Cũng trên nguyên tắc này, các hệ thống quản lý khác nhau có chuẩn mực quốc tế như ISO, TQM, QA/QC đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả của một tổ chức đã được xây dựng. Như vậy, bất kỳ hoạt động nào của tổ chức cũng có thể là đối tư ợng của kiểm soát nội bộ, kể cả kiểm toán nội bộ - một hệ thống kiểm tra, đo lường, đánh giá tính xác thực của các thông tin tài chính và tính kh ả thi của các quyết định quản lý trong nội bộ doanh nghiệp. Có nhiều trường hợp, hoạt động kiểm toán nội bộ có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác nhưng quan trọng nhất vẫn là các ho ạt động tài chính - kế toán. Trong khi kiểm toán nội bộ hoạt động theo các chuẩn mực của Luật kiểm toán, hệ thống kiểm soát nội bộ vận hành theo các chuẩn mực do tổ chức tự ban h ành phù h ợp với phông pháp luật chung. * ISO (International Organization for Standardization): là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế, thiết lập tiêu chu ẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chu ẩn các quốc gia. * TQM (Total Quality Management): là phương pháp quản lý của một tổ chức - doanh nghiệp, định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự th ành công dài h ạn thông qua sự cải tiến không ngừng của chất lượng nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty cũng như tham gia vào lợi ích cho xã hội. * QA/QC: - QC (Quality Control): Kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đây là khâu kiểm tra được đặt xen kẽ giữa các công đoạn sản xuất và ở khâu th ành ph ẩm để kiểm tra chất lượng của các sản phẩm. Các khâu kiểm tra chất lượng n ày sẽ phân sản phẩm ra ít nh ất là 3 loại: Chính phẩm, thứ phẩm, và ph ế phẩm. - QA (Quality Assurance): Giám sát, quản lý và ban hành chất lượng. Đây là bộ phận có quyền và có trách nhiệm quy định sẽ đặt khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm ở công đoạn n ào, kiểm tra sản phẩm theo phương pháp, tiêu chuẩn n ào, sẽ dùng dụng cụ gì đ ể kiểm tra, và sản phẩm phải đạt được mức độ n ào thì sẽ được công nhận là chính phẩm hoặc mắc phải khuyết tật n ào sẽ quy ra là thứ phẩm,v.v.. Những định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ: 3
- Báo cáo th c t p giáo trình (1) Theo IAS 400 : Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục kiểm soát do Ban Giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt ch ẽ và hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. 2 ) Theo COSO: Kiểm soát nội bộ là 1 qui trình chịu ảnh hư ởng bởi Hội đồng Quản trị, các nh à quản lý và các nhân viên khác của 1 tổ chức, đ ược thiết kế để cung cấp sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà Hội đồng quản trị, các nhà quản lý mong muốn là: - Hiệu lự c và hiệu quả của các hoạt động. - Tính chất đáng tin cậy của các báo cáo tài chính. - Sự tuân thủ các luật lệ và qui định hiện hành . 3 ) Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC): Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục đựơc thiết lập nhằm đạt đựơc 4 mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và b ảo đảm hiệu quả của hoạt động. Sự cần thiết và lợi ích của hệ thống kiểm soát nội bộ: Trong m ột tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu không có hệ thống kiểm soát nội bộ, làm thế nào đ ể người lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử dụng lao động? Làm sao biết được tổ chức đang phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn nào? Làm thế n ào có th ể phân quyền, uỷ nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không ph ải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính?… Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ giúp đem lại các lợi ích sau cho công ty: - Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty. - Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với công ty do bên thứ ba hoặc nhân viên của công ty gây ra. - Giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể gây tổn hại cho công ty. - Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình kinh doanh của công ty. - Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do quản lý rủi ro chưa đ ầy đủ. Thông thường, khi công ty phát triển lên thì lợi ích của một hệ thống kiểm soát nội bộ cũng trở nên to lớn hơn vì người chủ công ty sẽ gặp nhiều khó khăn h ơn trong việc giám sát và kiểm soát các rủi ro này nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm giám sát trực tiếp của bản thân. Đối với những công ty có sự tách biệt lớn giữa người quản lý và cổ đông, một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ góp phần tạo n ên sự tin tưởng cao của cổ đông. Xét về điểm này, một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh là một nhân tố của một hệ thống quản trị doanh nghiệp vững mạnh, và điều này rất quan trọng đối với công ty có nh à đ ầu tư bên ngoài. Các nhà đ ầu tư sẽ thường trả giá cao hơn cho những công ty có rủi ro thấp hơn. 4
- Báo cáo th c t p giáo trình 1 .1.2. Các yếu tố cấu thành của một hệ thống kiểm soát nội bộ (theo COSO ): Ủy ban các tổ chức bảo trợ của Ủy ban Treadway (COSO) là một tổ chức khu vực tư nhân tự nguyện, được thành lập tại Hoa Kỳ, chuyên cung cấp hướng dẫn để quản lý điều h ành và các tổ chức quản lý nh à nước về các khía cạnh quan trọng của quản trị tổ chức, đạo đức kinh doanh, kiểm soát nội bộ , doanh nghiệp quản lý rủi ro, gian lận, và báo cáo tài chính. COSO đã thành lập một mô hình kiểm soát nội bộ phổ biến đối với những công ty và các tổ chức có thể đánh giá hệ thống kiểm soát của họ. a ) Môi trường kiểm soát (Control Environment): là những yếu tố của tổ chức ảnh hư ởng đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ và là các yếu tố tạo ra một môi trường trong đó to àn bộ thành viên của tổ chức có nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ hay không. Ví d ụ: nhận thức của ban giám đốc thế nào về tầm quan trọng của liêm chính và đạo đức nghề nghiệp, về việc cần tổ chức bộ máy hợp lý, về việc phải phân công, ủy nhiệm, giao việc rõ ràng, về việc phải ban hành b ằng văn bản các nội quy, quy chế, quy trình SXKD... Một môi trường kiểm soát tốt sẽ là nền tảng quan trọng cho sự hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. b) Đánh giá rủi ro (Risk Assessment): Nh ận biết và phân tích các rủi ro liên quan đến mục tiêu kinh doanh của công ty. Không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý, bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động đều bị các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố b ên trong hoặc b ên ngoài tác động: - Các yếu tố bên trong: Sự quản lý thiếu minh bạch, không coi trọng đạo đức nghề nghiệp. Chất lượng cán bộ thấp, sự cố hỏng hóc của hệ thống máy tính, của trang thiết bị, hạ tầng cơ sở. Tổ chức và cở sở hạ tầng không thay đổi kịp với sự thay đổi, mở rộng của sản xuất. Chi phí cho qu ản lý và trả lương cao, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát thích h ợp hoặc do xa Công ty mẹ hoặc do thiếu quan tâm... - Các yếu tố bên ngoài: Thay đổi công nghệ làm thay đ ổi quy trình vận hành. Thay đổi thói quen của người tiêu dùng làm các sản phẩm và dịch vụ hiện h ành b ị lỗi thời. Xuất hiện yếu tố cạnh tranh không mong muốn tác động đến giá cả và thị phần. Sự ban hành của một đạo luật hay chính sách mới, ảnh hư ởng đến hoạt động của tổ chức... Để tránh bị thiệt hại do các tác động nêu trên, tổ chức cần thường xuyên: xác đ ịnh rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn. Phân tích ảnh hưởng của chúng kể cả tần suất xuất hiện và xác đ ịnh các biện pháp để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng. c) Hoạt động kiểm soát (Control Activities): Là các biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo chỉ thị của ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt đư ợc mục tiêu đặt ra đ ược thực thi nghiêm túc trong toàn tổ chức. 5
- Báo cáo th c t p giáo trình Ví dụ: kiểm soát phòng ngừa và phát hiện sự mất mát, thiệt hại của tài sản, kiểm soát xem tổ chức có hoạt động theo đúng chuẩn mực m à tổ chức đã quy định, theo đúng các yêu cầu của pháp luật hiện hành… d) H ệ thống thông tin và truyền thông (Information and Communication): Là hệ thống trợ giúp việc trao đổi thông tin, mệnh lệnh và chuyển giao kết quả trong công ty, nó cho phép từng nhân viên cũng nhưng từng cấp quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ của m ình. e) H ệ thống giám sát (Monitoring): Là một quá trình đ ánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, trợ giúp xem xét hệ thống kiểm soát có được vận hành một cách trơn tru, hiệu quả. Ví d ụ: thường xuyên rà soát, kiểm tra và báo cáo về chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá và theo dõi việc ban lãnh đ ạo cũng như tất cả nhân viên có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của tổ chức sau khi ký cam kết hay không. 1 .2. Kiểm soát chu trình bán hàng – thu tiền. 1 .2.1. Định nghĩa chu trình bán hàng – thu tiền: Bán hàng thu tiền là quá trình chuyển giao quyền sở hữu của h àng hóa qua quá trình trao đổi hàng ngang tiền. Nó bắt đầu từ yêu cầu mua hàng của khách hàng và kết thúc bằng việc chuyển đổi h àng hóa thành tiền. 1 .2.2. Vai trò, chức năng chu trình bán hàng – thu tiền. Chu trình bán hàng và thu tiền có vai trò rất to lớn, là một bộ phận có liên quan đến rất nhiều chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, là giai đoạn cuối cùng đánh giá toàn bộ kết quả của một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với kiểm toán nội bộ, việc thực hiện tốt quy trình kiểm toán này sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như sức lực, nâng cao hiệu quả kiểm toán, đưa ra kiến nghị hợp lý và cung cấp thông tin trung thực về tình hình kinh doanh; tiêu thụ của đ ơn vị. Đối với đơn vị được kiểm toán, sẽ giúp cho ban lãnh đạo thấy được những sai sót, yếu kém cần khắc phục về kế toán cũng như quản lý phần hành này, góp ph ần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đối với nhà nước, để các cơ quan hữu quan xác định đúng đắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ với nh à nước, có chính sách hợp lý h ơn đ ể phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chức năng cơ b ản của chu trình bán hàng - thu tiền gồm: a ) Xử lý đặt hàng của người mua: 6
- Báo cáo th c t p giáo trình Đặt hàng của người mua có thể là đơn đặt hàng, là phiếu yêu cầu mua h àng, là yêu cầu qua thư, fax, điện thoại và sau đó là hợp đồng về mua - bán hàng hoá, dịch vụ… Về p háp lý, đó là việc b ày tỏ sự sẵn sàng mua hàng hoá theo những điều kiện xác định. Do đó, có thể xem đây là điểm bắt đầu của toàn bộ chu trình. Trên cơ sở pháp lý này, người bán có thể xem xét để đưa ra quyết định bán qua phiếu tiêu thụ và lập hoá đơn bán h àng. b ) Xét duyệt bán chịu: Do bán hàng gắn liền với thu tiền trong cùng một khái niệm tiêu thụ n ên ngay từ tho ả thuận ban đầu, bộ phận xét duyệt sẽ xem xét và quyết định bán chịu một phần hoặc toàn bộ lô hàng. Chức năng n ày sẽ giảm thiểu nợ khó đòi và thất thu do khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán do sơ hở trong thỏa thuận ban đ ầu. c) Chuyển giao hàng: Là chức năng vận chuyển hàng hoá đ ến người mua, chuyển giao quyền sở hữu. Đây là điểm bắt đầu của chu trình (đặc biệt với các công ty bán buôn) nên thường là điểm ch ấp nhận được ghi sổ bán hàng. - Gửi hóa đơn tính tiền cho người mua và ghi rõ nghiệp vụ bán hàng: Hoá đơn bán hàng là chứng từ chỉ rõ mẫu mã số lượng h àng hoá, giá cả h àng hoá gồm cả giá gốc h àng hoá, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các yếu tố khác theo luật thu ế giá trị gia tăng. Việc gửi hóa đơn tính tiền cho người mua và ghi rõ nghiệp vụ bán hàng vừa là phương thức chỉ rõ cho khách hàng về số tiền và thời hạn thanh toán của từng th ương vụ, vừa là căn cứ ghi sổ Nhật ký bán hàng và theo dõi các khoản phải thu. - Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền: Trong mọi trường hợp đều cần xử lý và ghi sổ các khoản thông thư ờng về thu tiền bán hàng nhằm tránh khả năng bỏ sót hoặc dấu giếm các khoản thu nhất là thu tiền mặt trực tiếp. - Xử lý và ghi sổ hàng bán bị trả lại và khoản bớt giá: Bộ phận n ày có chức năng đưa ra quyết định nhận lại hàng hoặc bớt giá khi người mua không thỏa m ãn về h àng hóa, trên cơ sở đó ghi đầy đủ và kịp thời vào nhật ký hàng bị trả lại và các khoản bớt giá đồng th ời ghi vào sổ phụ. - Thẩm định và xoá sổ khoản phải thu không thu được: Có thể có những trường hợp người mua không chịu thanh toán hoặc không còn khả năng thanh toán. Sau khi thẩm định, nếu thấy khoản thất thu này là “b ất khả kháng”, cần xem xét xoá sổ khoản phải thu đó. 7
- Báo cáo th c t p giáo trình - Dự phòng nợ khó đòi: Được lập với yêu cầu đủ trang trải các khoản đã tiêu th ụ kỳ này song không có kh ả năng thu được trong tương lai. Tuy nhiên, ở nhiều công ty, dự phòng này là số dư do điều chỉnh cuối năm của quản lý về bớt giá đối với các khoản không thu đ ược tiền. 1 .2.3. Mục tiêu kiểm toán bán hàng - thu tiền: Ch ức năng của kiểm toán đã được cụ thể hóa th ành các mục tiêu kiểm toán. Do chu trình bán hàng và thu tiền được cấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể và từ đó h ình thành các kho ản mục trên các báo cáo tài chính nên các mục tiêu đặc thù của kiểm toán bán hàng và thu tiền cần cụ thể hóa cả mục tiêu kiểm toán tài chính và mục tiêu kiểm toán nghiệp vụ, phù h ợp với các đặc điểm của phần hành kiểm toán n ày. Mặt khác, mặc dù các nghiệp vụ bán hàng và thu tiền có quan hệ chặt chẽ và tạo nên chu trình xác định, song mỗi loại nghiệp vụ này lại có yêu cầu riêng và phản ánh cụ thể vào sổ sách kế toán riêng theo trình tự độc lập tương đối. Do đó, mục tiêu đặc thù cho các kho ản mục, nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ thu tiền cần có định hướng cụ thể qua các mục tiêu kiểm toán đặc thù riêng biệt. 1 .2.4. Rủi ro thường xảy ra trong chu trình bán hàng - thu tiền. a ) Đối với việc nhận và xử lý đơn đặt hàng của khách. - Không nh ận được đ ơn đặt hàng của khách vì đơn đ ặt h àng do người không có nhiệm vụ nhận hoặc không biết chuyển đơn đặt h àng cho bộ phận n ào. - Đơn đ ặt hàng của khách hàng không được xử lý do giao không đúng bộ phận. - Bán hàng cho khách hàng chưa được ph ê duyệt. - Chấp nhận bán hàng khi không có đủ hàng trong kho. b) Đối với việc xét duyệt bán chịu. - Bán hàng cho khách hàng có tình hình tài chính không tốt. - Bán hàng cho khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc chậm trễ trong việc thanh toán. c) Đối với việc điền vào phiếu xuất kho và việc chuy ển giao hàng hóa. - Hàng hóa chuyển giao nhầm đối tượng khách hàng. - Hàng hóa vận chuyển đi m à không có sự ph ê duyệt. - Số hàng chuyển đi không khớp với số hàng khách hàng đặt mua. - Giao hàng sai quy cách, ph ẩm chất, số lượng. - Giao hàng không kịp thời cho khách hàng. 8
- Báo cáo th c t p giáo trình - Xuất nhầm hàng, nhầm kho, nhầm phương tiện vận chuyển, nhầm địa điểm. d) Đối với việc lập hóa đơn và g ửi hóa đơn cho khách hàng. - Hóa đơn bán hàng được lập cho nghiệp vụ bán hàng giả mạo hoặc lập nhiều hóa đơn bán hàng cho mỗi lần vận chu yển. - Số hàng đã vận chuyển không được lập hóa đơn. - Hóa đơn bán hàng ghi số tiền không đúng. - Việc ký duyệt giảm giá, chiết khấu không được thực hiện bởi người có thẩm quyền . e) Đối với việc ghi sổ nghiệp vụ bán hàng. - Hóa đơn bán hàng có thể không đư ợc ghi sổ nhật ký và sổ chi tiết phải thu khách hàng. - Hóa đơn bán hàng có th ể ghi sổ chi tiết sai khách h àng. f) Đối với việc thu tiền. + Thu tiền mặt trực tiếp . - Tiền mặt bị biển thủ trước khi ghi sổ. - Số tiền thu đư ợc không đúng với giá bán . + Thu tiền qu a ngân hàng: - Gửi nhầm tài kho ản. - Gửi nhầm số tiền. g ) Đối với việc ghi sổ số tiền thu được. - Một số phiếu thu có thể không được ghi sổ. - Ghi sổ sai số tiền đã thu được. - Phiếu thu ghi sổ chi tiết sai khách h àng. 1.2.5. Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với quy trình bán hàng – thu tiền: a ) Xử lý đơn đặt hàng của khách: - Xác minh lại đ ơn đặt hàng. - Phê chuẩn các phương thức bán chịu. -Kiểm tra dự trữ hàng tồn kho . - Trường hợp các đ ơn đặt hàng đặc biệt phải có sự phê duyệt riêng. 9
- Báo cáo th c t p giáo trình - Trong tất cả các trường hợp, việc phê chuẩn phải để lại dấu vết nh ư làm d ấu, ký nháy, hay lập Phiếu xác nhận đơn đặt hàng, phiếu xác nhận đơn đ ặt hàng phải được đánh số thứ tự trư ớc, được lập nhiều liên . b ) Xét duyệt bán chịu: - Quyết định hạn mức tín dụng và lưu thành văn b ản. - So sánh đơn đặt h àng và h ạn mức tín dụng của từng khách hàng. - Làm dấu, ký tên để xác nhận việc phê duyệt bán chịu trên Đơn đặt hàng. c) Điền vào phiếu xuất kho và chuyển giao hàng hóa: - PXK được gửi đến cho thủ kho điền số lư ợng thực xuất. - Thủ kho chỉ được xuất kho khi PXK đã có sự ph ê duyệt. - Việc ghi sổ và kiểm tra việc ghi sổ phải tách biệt với việc bảo quản hàng hóa. - Phòng vận chuyển khi nhận đ ược hàng từ kho phải kiểm tra sự khớp đúng giữa số hàng nhận được với Đơn đặt hàng và PXK đã được phê duyệt. - Phân ly trách nhiệm vận chuyển h àn g với việc ph ê duyệt và điền Phiếu xuất kho - Phiếu vận chuyển được lập làm nhiều liên và được đánh số thứ tự trước. d ) Gửi hóa đơn cho khách: - Trước khi lập hóa đơn phải kiểm tra sự khớp đúng giữa đơn đ ặt hàng với phiếu xuất kho, Phiếu vận chuyển đ ã được ph ê duyệt do các bộ phận khác gửi tới. - Ghi các dữ liệu cần thiết vào hóa đơn. - Trước khi hóa đ ơn được gửi đi, cần có sự kiểm tra độc lập về giá và sự chính xác của hóa đơn. - Đối chiếu số tổng cộng trên Phiếu vận chuyển với số tổng cộng trên hóa đơn bán hàng. - Tất cả hóa đơn được lập phải đánh số thứ tự trước. e) Ghi sổ nghiệp vụ bán hàng: - Bộ phận kế toán ghi sổ phải tách biệt với các bộ phận còn lại. - Việc ghi sổ Nhật ký bán hàng và người ghi sổ Chi tiết Phải thu khách hàng phải do 2 người thực hiện. - Khi ghi sổ phải có đầy đủ chứng từ gốc. - Hóa đơn bán hàng được đánh số trước. Đồng thời kế toán phải kiểm tra sự khớp đúng giữa HĐBH với các nghiệp vụ trên Nhật ký bán hàng. 10
- Báo cáo th c t p giáo trình - Độc lập đối chiếu số dư đ ịnh kỳ trên Sổ cái tổn g hợp với sổ chi tiết. - Sử dụng một sơ đồ tài khoản đầy đủ và đúng đắn. - Một ngư ời độc lập lập Bảng đối chiếu tiền hàng và gửi đến cho mỗi khách h àng. f) Thu tiền mặt trực tiếp: - Phân cách nghiệp vụ bán hàng và thu tiền . - Sử dụng thiết bị thu tiền. - Đối chiếu các chứng từ gốc trư ớc khi lập Phiếu thu. - Phiếu thu được đánh số thứ tự trước và có nhiều liên. - Phiếu thu phải được ph ê duyệt bởi kế toán trưởng và giám đốc. Cuối ngày, kế toán có trách nhiệm lập bảng kê thu tiền để làm căn cứ ghi sổ kế toán. - Thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu đã được duyệt, tiến hành thu tiền và ghi số thực tế đ ã nhập quỹ trước khi ký tên và yêu cầu ngư ời nộp ký tên . - Có sự kiểm tra độc lập giữa số tiền trên Bảng kê với Sổ quỹ. g ) Thu tiền qua ngân hàng: - Đính kèm chứng từ chứng minh n ghiệp vụ đó vào giấy báo. - Phân lo ại giấy báo theo từng ngân hàng giao dịch và sắp xếp giấy báo theo số thứ tự liên tục ghi trên giấy báo. - Thực hiện đối chiếu giữa số phát sinh trên giấy báo với các chứng từ gốc đính kèm. h) Gửi tiền vào ngân hàng: - Tất cả tiền mặt thu được phải kịp thời gửi vào ngân hàng (hàng ngày, vài ngày…). - Ghi sổ số tiền nộp vào ngân hàng sẽ xác minh nghiệp vụ thu tiền đã xảy ra. - Có một nhân viên độc lập kiểm tra sự khớp đúng giữa tiền gửi vào ngân hàng với số tiền ghi trong Bảng kê, giữa Phiếu nộp tiền với Bảng kê hàng ngày (định kỳ). i) Ghi sổ kế toán: - Phân cách nhiệm vụ ghi sổ Sổ quỹ với kế toán thu tiền. - Có nhân viên độc lập kiểm tra việc khớp đúng giữa số tiền đã ghi sổ với Bảng kê tiền mặt và Bảng sao kê của ngân hàng. - Lập bảng cân đối thu tiền và gửi cho khách hàng đều đặn (từng tuần, tháng hay quý). 11
- Báo cáo th c t p giáo trình CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG 2.1. Thông tin chung về khách sạn Hương Giang - Tên khách sạn: Khách sạn Hương Giang Resort & Spa - Tên giao dịch quốc tế: Huong Giang Hotel Resort & Spa - Trụ sở giao dịch : 51 Lê Lợi, TP Huế - Điện thoại: (054) 3822122 - Website: http://www.huonggianghotel.com.vn Khách sạn Hương Giang là một chi nhánh của công ty cổ phần du lịch Hương Giang, ho ạt động độc lập dưới sự điều hành của công ty. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và nội thất được trang trí theo kiểu truyền thống Huế - Việt Nam, cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phong cách phục vụ lịch thiệp và tận tình chu đáo khách sạn Hương Giang đ ã đ ể lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng mỗi du khách mỗi khi xa Huế. 2 .2. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị: Công ty cổ phần du lịch Hương Giang: Ngày 3/10/1994 Công ty khách sạn Hương Giang được thành lập. Ngày 2/11/1996 Công ty khách sạn Hương Giang đổi tên thành Công ty du lịch Hương Giang. Công ty bao gồm 19 đơn vị thành viên ho ạt động trong những lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành quốc tế… trong đó khách sạn Hương Giang là đơn vị kinh doanh lớn nhất. Khách sạn Hương Giang: Tọa lạc tại số 51 đường Lê Lợi, khách sạn được khởi công vào năm 1960 do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Lúc đầu khách sạn được dùng làm cơ sở của hội liên hiệp phụ nữ miền Trung và từ 1963 chuyển thành câu lạc bộ sỹ quan vùng 1 của quân ngụy. Sau năm 1975, cơ sở này đư ợc Sở Thương Mại Bình Trị Thiên cũ chuyển giao với tên gọi khách sạn Hương Giang chuyên thực hiện chức năng như một nhà khách của tỉnh. Với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, vào năm 1990, khách sạn đ ã trở thành một đơn vị hạch toán kinh doanh trực thuộc của Công ty du lịch Thừa Thiên Hu ế. Với sự nỗ lực và phấn đấu của m ình, sản phẩm của khách sạn Hương Giang đ ã được hội đồng chất lư ợng quốc gia trao giải bạc năm 1996 và giải vàng năm 1999, 12
- Báo cáo th c t p giáo trình được hội đồng Tổng cục du lịch b ình ch ọn 1 trong 10 khách sạn hàng đầu Việt Nam ba năm liền 1999, 2000 và 2001. Đặc biệt là sự kiện khách sạn Hương Giang được Tổng Cục Du Lịch Việt Nam công nhận là khách sạn đạt tiêu chu ẩn 4 sao vào ngày 21/10/2002 là thành quả to lớn mà khách sạn đ ã đạt đư ợc trong suốt chặn đường d ài phấn đấu của mình. 2 .3. Đặc điểm về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh khách sạn là hoạt động đòi hỏi vốn đầu tư lớn, chi phí cho bảo dưỡng cao, sử dụng nhiều lao động. Chính vì những đ ặc thù đó mà chất lượng sản phẩm do Hương Giang cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước ngày càng được nâng cao và đa d ạng hóa về hình thức. Tính đến thời điểm này, hệ thống sản phẩm của khách sạn có thể kể đến là: Dịch vụ lưu trú: Với tổng cộng 165 phòng ngủ đạt tiêu chu ẩn quốc tế 4 sao hiện đ ược đưa vào phục vụ. Khách sạn có nhiều loại phòng ngủ khác nhau, với kiểu trang trí nội thất mang đậm phong cách Á Đông rất tiện nghi và sang trọng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách. Dịch vụ ăn uống: Khách sạn có 4 nhà hàng với các kiểu kiến trúc khác nhau. Bộ phận nhà hàng có thể đáp ứng và phục vụ nhiều món ăn, từ món ăn Huế đến món ăn Âu, Á. Ngoài ra khách sạn còn tổ chức rất thành công các cuộc hội hội nghị, hội thảo, liên hoan, đám cưới… Dịch vụ vận chuyển: Với đội ngũ hơn 25 xe du lịch lớn nhỏ, hiện đại và đầy đủ tiện nghi, phục vụ 24/24, cùng với đội ngũ lái xe nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm, chịu trách nhiệm đưa đón khách từ khách sạn đến sân bay cũng như các điểm tham quan du lịch trong và ngoài tỉnh. Dịch vụ bổ sung: Khách sạn có đầy đủ các dịch vụ bổ sung để tận dụng hiệu quả các nguồn lực của mình cũng như để phục vụ các nhu cầu giải trí và thư giản của khách như: casino, massage, sauna, spa… Là khách sạn 4 sao, nhìn chung khách sạn Hương Giang có h ệ thống sản phẩm từ lưu trú, ăn uống và các d ịch vụ bổ sung khá đa dạng và phong phú, phục vụ 24/24 đảm bảo phục vụ khách mọi lúc cần thiết, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2 .4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 2 .4.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức 13
- Báo cáo th c t p giáo trình Trong quá trình hoạt động, khách sạn Hương Giang đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của đơn vị mình. Cho đ ến nay, hệ thống hoạt động kinh doanh của khách sạn đã đ ược thiết lập theo sơ đồ sau: 2 .4.2. Nhiệm vụ của các bộ phận - Tổng giám đốc: là n gười trực tiếp chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn, theo dõi việc kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ được đ ưa xuống cho các bộ phận thực hiện. - Phó tổng giám đốc: giúp Tổng giám đốc điều h ành, qu ản lý kinh doanh, vạch ra phương hướng kinh doanh và chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện công việc của các bộ phận. - Phòng Tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm quản lý về hồ sơ nhân sự, ký kết hợp đồng lao động, phân công công việc, theo d õi các ho ạt động thi đua, khen thưởng, tiền lương tiền công. - Phòng Kế hoạch – Vật tư: trên cơ sở kế hoạch của các phòng ban và của các bộ phận trong khách sạn tiến hành tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể cho khách sạn. - Phòng kế toán: th ực hiện công tác quản lý tài chính, đảm b ảo tính kịp thời, đầy đủ và đúng nguyên tắc; kết hợp với lãnh đạo và các phòng ban khác để tiến hành kiểm tra đánh giá và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. - Phòng Sale: có nhiệm vụ triển khai các kế hoạch kinh doanh, thực hiện các chương trình marketing cho khách sạn, đảm bảo công tác nghiên cứu và phát triển thị trường. - Bộ phận lễ tân: là nơi liên h ệ chính của khách khi ở khách sạn. Làm thủ tục nhận trả phòng, chịu trách nhiệm giải quyết các phàn nàn, thắc mắc của khách trong phạm vi có thể, kết hợp thư ờng xuyên với các bộ phận buồng nhằm đảm bảo đón tiếp khách kịp thời. 14
- Báo cáo th c t p giáo trình - Bộ phận nhà hàng : phục vụ khách ăn uống tại nh à hàng, đ ảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như phục vụ theo yêu cầu của khách hàng khi có sự đặt trước. - Bộ phận bếp: chuẩn bị và cung cấp thức ăn cho khách trong thời gian khách lưu trú theo thực đơn và số lượng khách đ ã đặt trước hoặc đư ợc yêu cầu trực tiếp từ khách. - Bộ phận buồng phòng: phục vụ khách trong quá trình lưu trú tại khách sạn, giặt là, làm vệ sinh buồng cho khách. Quản lý tài sản trang thiết bị vật tư trong phòng ngủ. - Bộ phận giải trí và spa: p hục vụ khách trong và ngoài khách sạn khi khách có nhu cầu về giải trí và làm đẹp. - Bộ phận bảo vệ: giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản chung cho khách sạn cũng như cho khách hàng trong suốt thời gian lưu trú. - Bộ phận IT: đảm bảo cho hệ thống thông tin liên lạc trong khách sạn hoạt động tốt, thu ận lợi để liên lạc với nhau giữa các bộ phận cũng như trong khách sạn và bên ngoài. - Bộ phận bảo trì: có nhiệm vụ bảo trì và sữa chữa toàn bộ các trang thiết bị máy móc trong khách sạn khi các trang thiết bị này gặp sự cố và trục trặc kĩ thuật. 2 .5. Nguồn lực của Khách sạn. 2 .5.1.Vị trí: Trong kinh doanh khách sạn, vị trí đóng vai trò rất quan trọng. Nó là một trong những yếu tố tạo lợi thế của doanh nghiệp, tác động đến khả năng thu hút khách. Với vị trí ở trung tâm thành phố, b ên cạnh sông Hương thơ mộng, cùng với lối kiến trúc độc đáo mang kiểu dáng phương Đông, khách sạn Hương Giang đã tạo n ên sức hút đối với du khách, tạo nên thế mạnh cạnh tranh cho khách sạn. 2 .5.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn : Trong suốt quá trình ho ạt động kinh doanh, khách sạn Hương Giang đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỷ thuật hiện đại. Bên cạnh sử dụng nguồn vốn tự có khách sạn còn vay vốn để tăng cường khả năng kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh, chất lư ợng sản phẩm, và tăng trưởng thị phần của mình trên thị trường. Từ một đơn vị có cơ sở vật chất khiêm tốn, đến nay khách sạn đã có 165 phòng ngủ với 315 giường phân bổ ở các khu: khu A 34 phòng, khu B 50 phòng và khu C 81 phòng. Trong đó có 16 phòng giường đôi, 149 phòng 2 giường đơn, và 01 phòng 1 giường đ ơn, 105 phòng tiêu chuẩn, 45 phòng tiêu chuẩn hướng sông, 04 phòng gia đình, 09 phòng đ ặc biệt và 2 phòng đặc biệt cao cấp. - Về nh à hàng: Tổng số ghế phục vụ khoảng 520 ghế, phân bổ: - Nhà hàng Cung Đình: 150 ghế - Nhà hàng Riverside: 200 ghế 15
- Báo cáo th c t p giáo trình - Nhà hàng Hoa Mai: 120 ghế - Nhà hàng Hàn Quốc: 50 ghế - Phòng hội nghị, hội thảo: 550 ghế - gồm phòng họp lớn, phòng nhánh và phòng VIP tại tầng 5 khu C. - Về dịch vụ bổ sung: có các quầy bar, dịch vụ Massage, beauty salon, phòng tập thể dục, bể bơi, dịch vụ vận chuyển và dịch vụ trò chơi có thưởng dành cho khách nư ớc ngoài. Có thể nói với một cơ sở vật chất, trang thiết bị như trên, khách sạn Hương Giang cơ bản đã được hoàn thiện, đủ khả năng cạnh tranh và phát triển trong thị trường kinh doanh du lịch trên địa bàn, tạo việc làm và ổn định thu nhập cho 237 người lao động. ĐVT: đồng K hoản mục 30/09/2011 01/01 /2011 46.369.678.584 109.291.765.892 Tài sản ngắn hạn 256.906.422.766 261.751.533.011 Tài sản dài hạn 79.372.806.233 143.131.613.497 Nợ phải trả 223.903.295.117 227.911.705.406 Vốn chủ sở hữu 303.276.101.350 371.043.318.903 Tổng tài sản Bảng 1: Bảng tóm tắt tình hình Tài sản – Nguồn vốn của khách sạn 2 .5.3. Tình hình lao động . Có thể nói lao động trong kinh doanh du lịch có những đặc trưng riêng biệt thể hiện rõ nét ở đối tượng và sản phẩm của lao động. Muốn tạo ra một dịch vụ được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao th ì người phục vụ du lịch phải tìm cách đ iều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hành vi của người tiêu dùng. Đối với những đặc thù riêng vừa đề cập ở trên, trong hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi một lượng lao động cao. Khách sạn Hương Giang cũng không nằm ngo ài quy luật đó. Lao động trực tiếp của khách sạn hằng năm chiếm khoảng hơn 90% và khoảng 10 % là lao động gián tiếp ở các bộ phận kế toán, bộ phận quản lý tài chính.. Tổng số: 273 lao động. - Về giới tính: lao động nam và nữ chiếm gần tương đương nhau, không có sự biến động lớn qua các năm. 16
- Báo cáo th c t p giáo trình - Về trình độ học vấn: trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên trong khách sạn tương đối cao, trình độ đại học gần 40% tổng lao động. Nói chung với cấp hạng 4 sao, có quy mô và kh ả năng đáp ứng nh ư hiện nay, số lượng lao động của khách sạn như vậy là tương đối hợp lý, sự cân đối giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cũng như sự hợp lý giữa các bộ phận, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng đã đưa ho ạt động các bộ phận tạo thành qu ỹ đạo thống nhất. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sống của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh
147 p | 643 | 77
-
Luận văn : Nghiên cứu quá trình lên men lactic từ mật rỉ đường part 4
10 p | 208 | 63
-
LUẬN VĂN: Khảo sát và đánh giá hiện trạng chất thải nguy hại phát sinh tại thị xã Hà Đông
68 p | 188 | 55
-
KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY VÀ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT ENZYME
7 p | 272 | 54
-
Luận văn tốt nghiệp: Khảo sát dư lượng bê ta-Agonist (Clenbuterol và salbutamol) trong thịt gà và thịt heo trên thị trường thành phố Cần Thơ
0 p | 160 | 28
-
Luận văn : KHẢO SÁT HỆ VI KHUẨN Methylobacterium sp. TRÊN LÚA (Oryza sativa L.) Ở TÂY NINH part 3
27 p | 131 | 22
-
Luận văn: Khảo sát – Nghiên cứu phương pháp tách Phycocyanin trong tảo Spirulina
0 p | 159 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội đánh bạc theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
81 p | 136 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức sản xuất chương trình điều tra qua thư khán giả trên truyền hình
130 p | 40 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cấu trúc tiêu thụ điện và giải pháp tiết kiệm điện đối với khách sạn và khu nghỉ dưỡng trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng
26 p | 57 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông về sức khỏe trên sóng phát thanh
121 p | 49 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu tại Công ty cổ phần tập đoàn Nagakawa
113 p | 37 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Tạo lập tổ hợp chất tạo nhũ pha chế chất lỏng gia công kim loại hệ nhũ thuận
84 p | 22 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Khảo sát địa danh ở thành phố Thái Nguyên
134 p | 44 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Chế tạo và khảo sát các thông số động học của các hạt nano vàng trong môi trường phức hợp
65 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Khảo sát các thành tố tạo nên sự gương mẫu của lãnh đạo trong khu vực hành chính công tại quận Thủ Đức
83 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật hoá học: Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố môi trường biển đến sự biến động thành phần lipid của san hô Sinularia flexibilis ở Việt Nam
85 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn