intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng vào Việt Nam

Chia sẻ: Thao Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

181
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng vào việt nam', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng vào Việt Nam

  1. ------ Luận văn Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng vào Việt Nam
  2. LỜI MỞ ĐẦU Để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩ y tăng trưở ng và phát triển kinh tế, thì vấn đề quan trọng nhất là phải cần có vốn. Vốn có hai loại chủ yếu là vốn trong nước và vốn nước ngoài. Đối với các nước đang phát triển, thì vấn đề thu hút vốn nước ngoài để thúc đẩy tăng trưở ng kinh tế là yếu tố vô cùng quan trọng và được nhiều nước quan tâm, trong đó có nước ta. Trong thời đạ i ngày nay, xu hướ ng hoà nhập, liên kết giữa các nước trê n thế giới ngày càng cao.Do đó trong hợp tác đầu tư quốc tế thườ ng có nhiều nguồn vốn khác nhau. Nhìn chung, vốn nước ngoài đầ u tư vào trong nước bằng hai con đưòng chính là đườ ng công cộng và đườ ng tư nhân hoặc thương mại. Hình thức đầ u tư quôc tế chủ yếu là đầu tư trực tiếp (FDI: Foreign Direct Investment); đầ u tư qua thị trườ ng chứng khoán;cho vay của các định chế kinh tế và ngân hàng nước ngoài (vay thương mại) và nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA). Trong đề án môn học này,em xin đi vào vấn đề trọng tâ m là: “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một s ố nước và vận dụng vào Việt Nam” Trong quá trình thực hiện đề án nay,em đã được sự góp ý và chỉ bảo tậ n tình c ủa GS.TS Nguyễn Thành Độ. Tuy nhiên vì còn giới hạn về kiến thức cũng như thời gian nên bài viết này c ủa em không tránh được thiếu sót. Kính mong s ự góp ý của thầy! Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Đỗ văn Thắng 1
  3. CHƯƠNG I: Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI:Foreign Direct Investment) I. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế. 1.1 Quan điểm c ủa Lê Nin và các nhà kinh tế về FDI. 1.1.1 Quan điểm c ủa Lê Nin về FDI Theo Lê Nin, trong giai đoạn cạnh tranh tự do, đặc điể m c ủa chủ nghĩa tư bản là xuất khẩu hàng hoá, còn trong giai đoạn hiện đạ i là xuất khẩu tư bản. Ông cho rằng: xuất khẩu tư bản là một đặc điểm kinh tế c ủa chủ nghĩa tư bản hiện đại. Do tư bản tài chính trong quá trình phát triển đã xuất hiện hiện tượ ng “ tư bản thừa “, thừa so vơí tỉ suất lợi nhuận thấp nếu phải đầ u tư trong nước, còn nếu đầ u tư ra bên ngoài thì tỉ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Theo ông: “Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa không phải dùng để nâng cao mức sống c ủa quần chúng trong nước đó, vì như thế sẽ làm giảm bớt lợi nhuận c ủa bọn tư bản- mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước lạc hậu này, lợ i nhuận thườ ng cao vì tư bản hãy còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ”(1) . Xuất khẩu tư bản có ảnh hưở ng tới nguồn vốn đầ u tư của các nước xuất khẩu tư bản, nhưng lại giúp cho những tổ chức độc quyền thu được lợi nhuận cao ở nước ngoài. Ngoài ra xuất khẩu tư bản còn bảo vệ chế độ chính trị ở các nước nhập khẩu tư bản và ít nhiều có tác dụng thúc đẩ y phát triển kinh tế, kỹ thuật. Nhưng thực tế nhân dân ở các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột nhiều hơn, sự lệ thuộc về kinh tế và kỹ thuật tăng lên và từ đó sự phụ thuộc về chính trị là khó tránh khỏi. Lê Nin cho rằng : “ Việc xuất khẩu tư bản ảnh hưở ng đế n s ự phát triển c ủa chủ nghĩa tư bản và thúc đẩ y hết sức nhanh s ự phát triển đó trong những nước đã được đầ u tư . Cho nên nếu trên một mức độ nào đó việc xuất khẩu có thể gây ra một sự ngưng trệ nào đó trong sự phát triển của các nước xuất khẩu tư bản..”(2) 1.1.2 Quan điểm c ủa Samuelson về thu hút FDI Samuelson cho rằng đa số các nước đang phát triển đề u thiếu vốn, mức thu nhập thấp chỉ đủ sống ở mức tối thiểu do đó khả năng tích luỹ vốn hạn chế. Điều đó được thể hiện trong lý thuyết “ cái vòng luẩn quẩn “ và “cú huých từ bên ngoài”. Mặt khác ông cho rằng ,ở các nước đang phát (1) V.I.LªNin: toµn tËp, “Chñ nghÜa ®Õ quèc, giai ®o¹n tét cïng cña chñ nghÜa t­ b¶n”,Nxb tiÕn bé, Matxc¬va,1980,t27,tr456. (2) S®d, tr459. 2
  4. triển, nguồn nhân lực đang bị hạn chế bởi tuổi thọ và dân chí thấp; tài nguyên khan hiếm; kỹ thuật lạc hậu và gặp phải trở ngại trong việc kết hợp chúng.Do vậy ở nhiều nước đang phát triển ngày càng khó khăn và tăng “cái vòng luẩn quẩn”.Từ đó theo Samuelson: để phát triển kinh tế phải có “ cú huých từ bên ngoài nhằ m phá vỡ cái vòng luẩn quẩn “ . Đó là phải có đầ u tư c ủa nước ngoà i vào các nước đang phát triển. 1.1.3 Quan điểm c ủa R.Nurke về FDI. R.Nurke đã lấy vòng luẩn quẩn c ủa sự nghèo đói là m lý luận tạo vốn: xét về lượ ng cung ,ngườ i ta thấy khả năng tiết kiệ m ít ỏi, tình hình đó là do mức độ thu nhập thực tế thấp, mức thu nhập thấp phản ánh năng suất lao động thấp , đế n lượt mình năng suất lao động thấp phần lớn do tình trạng thiếu tư bản gây ra. Thiếu tư bản lại là kết quả c ủa khả năng tiết kiệm ít ỏi đưa lại.Và thế là cái vòng được khép kín. Trong cái vòng luẩn quẩn của s ự nghèo đói đó, nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn. Do vậy, mở c ủa cho đầ u tư trực tiếp nước ngoài được ông xem là giải pháp thực tế nhất đối với các nước đang phát triển. Theo ông , mở cửa cho FDI có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển có thể vươn đế n những thị trườ ng mới c ũng như khuyến khích việc mở rộng kỹ thuật hiện đạ i và những phương pháp quản lý có hiệu quả .FDI giúp cho các nước đang phát triể n tránh được những đòi hỏi về lãi suất chặt chẽ. Các nước có thu nhập thấp được chuyên môn hoá sản xuất nguyên liệu và thực phẩ m xuất khẩu, được chuyên môn hoá dựa trên nguyên tắc bât di bất dịch c ủa lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế , dù rằng FDI trước hết cho lợi ích các nước xuất khẩu vốn chứ không phải c ủa các nước nhận vốn , thế nhưng mở cửa vẫn còn hơn là đóng c ửa. R.Nurke cho rằng ,FDI mang lại lợi ích chung cho cả hai bên , dù chẳng bao giờ cân bằng tuyệt đối nhưng không thể làm khác được vì nó là đòi hỏi tự nhiên , tất yếu của quá trình vận động thị trườ ng 1.2 Bản chất c ủa FDI. Sự phát triển c ủa đầ u tư trực tíêp nướ c ngoài được quy đinh hoàn toàn bởi quy luật kinh tế khách quan với những điều kiện cần và đủ chín muồi nhất định . Sự thay đổi thái độ từ ban đầ u là “chống lại” qua “chấp nhận” đế n “hoan nghênh” , đầ u tư trực tíêp nước ngoài có thể xem là yếu tố tác động là m tạo ra những bước thay đổi nhận thức theo hướ ng ngày càng đúng hơn và chủ động hơn c ủa con ngườ i đối với quy luật kinh tế khách quan về sự phát triển sức sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội đang mở ra một cach thực tế trên quy mô quốc tế.Xu hướ ng này có ý nghĩa quyết định trong viêc chi phối các biểu hịên khác nhau cuả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quan hệ kinh tế quốc tế đã hình thành nên các dòng lưu chuyển vốn chủ yếu:Dòng vốn từ các nước đang phát triển đổ vào các nước đang phát triển; dòng vốn lưu chuyển trong nội bộ các nước phat triển.Sự lưu chuyển c ủa các dòng vốn diễn ra dướ i nhiều hinh thức như : Tài trợ phát triển chính thức (gồm viện trợ phát triển chính thức ODA và các hình thức khác),nguồn vay tư 3
  5. nhân(tín dụng từ các ngân hàng thương mại) và đầ u tư trực tiếp nước ngoài. Mỗi nguồn vốn có đặc điểm riêng c ủa nó. Nguồn tài trợ phát triển chính thức là nguồn vốn do các tổ chức quốc tế, chính phủ( hoặc cơ quan đạ i diện chính phủ) cung cấp. Loại vốn này có ưu điểm là có s ự ưu đã i nhất định về lãi suất, khối lượ ng cho vay lớn và thời hạn vay tương đối dài. Để giúp các nước đang phát triển, trong loại vốn này đã giành một lượ ng vốn chủ yếu cho vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, đây là nguồn vốn có nhiều ưu đã i, trong ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại, chiế m khoảng 25% tổng số vốn. Tuy vậy không phải khoản ODA nào c ũng dễ dàng, nhất là loại vốn do các chính phủ cung cấp, nó thườ ng gắn với những rằng buộc nào đó về chính trị, kinh tế, xã hội, thậm chí cả về quân sự. Nguồn vay tư nhân: Đây là nguồn vốn không có những rằng buộc như vốn ODA, tuy nhiên đây là loại vốn có thủ tục vay rất khắt khe, mức lãi suất cao, thời hạn trả nợ rất nghiê m ngặt. Nhìn chung s ử dụng hai loại vốn trên đề u để lại cho nền kinh tế các nước đi vay gánh nặng nợ nần – một trong những yếu tố chứa đựng tiề m ẩn nguy cơ dẫn đế n khủng hoảng, nhất là khủng hoảng về tiền tệ. Nguồn vốn đầ u tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Trong điều kiện c ủa nền kinh tế hiện đạ i,đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại vốn có nhiều ưu điểm hơn so với các loại vốn kể trên. Nhất là đối với các nước đang phát triển, khi khả năng tổ chức sản xuất đạ t hiệu quả còn thấp thì hiệu quả càng rõ rệt. Về bản chất , FDI là sự gặp nhau về nhu c ầu c ủa một bên la nhà đầ u tư và một bên khác là nước nhận đầ u tư. - Đối với nhà đầ u tư: Khi quá trình tích tụ tập trung vốn đạt tới trình độ mà “ mảnh đất” sản xuất kinh doanh truyền thống c ủa họ đã trở nên chật hẹp đế n mức cản trở khả năng hiệu quả c ủa đầ u tư , nơi mà ở đó nếu đầ u tư vào thì họ sẽ thu được lợi nhuận như mong muốn . Trong khi ở một số quốc gia khác lại xuất hiện nhiều lợi thế mà họ có thể khai thác để thu lợi nhuận cao hơn nơi mà họ đang đầ u tư .Có thể nói đây chính là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩ y các nhà đầu tư chuyển vốn c ủa mình đầ u tư vào nước khác.Hay nói cách khác ,việc tìm kiếm , theo đuổi lợi nhuận cao hơn và bảo toàn độc quyền hay lợi thế cạnh tranh là bản chất , là động cơ , là mục tiêu cơ bản xuyên suốt c ủa các nhà đầ u tư . Đầu tư ra nước ngoài là phương thức giải quyết có hiệu quả. Đây là loại hình mà bản thân nó rất có khả năng để thực hiện việc kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản phẩm” , “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” mà vẫ n giữ được độc quyền kỹ thuật ,dễ dàng xâm nhập thị trườ ng nước ngoài mà không bị cản trở bởi các rào chắn. Khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên c ũng như giá nhân công rẻ c ủa nước nhận đầ u tư…Phải nói rằng,đầ u tư trực tiếp nước ngoài là “lối thoát lý tưở ng”trươc súc ép xảy ra “sự bùng nổ phá sản”do những mâu thuẫn tất yếu c ủa quá trình phat triển. Ta nói nó là lý tưở ng vì chính lối thoát này đã tạo cho các nhà đầ u tư tiếp tục thu lợi và phát triển , có khi còn phát triển với tốc độ cao 4
  6. hơn. Thậm chí khi nước nhận đàu tư có s ự thay đổi chính sách thay thế nhập khẩu sang chính sách hướ ng sang xuất khẩu thì nhà đầ u tư vẫn có thể tiếp tục đầu tư dướ i dạng mở các chi nhánh sản xuất các bộ phận , phụ kiện …để xuất khẩu trở lại để phục vụ cho công ty mẹ , cũng như các thị trườ ng mới …Đối vớ i các nước đang phat triển , dướ i con mắt của các nhà đầ u tư , trong những nă m gần đây các nước này đã có những s ự cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế , trình độ và khả năng phát triển c ủa ngườ i lao động, hệ thống luật pháp , dung lượ ng thị trườ ng, một số nguồn tài nguyên … c ũng như s ự ổn định về chính trị… Những cải thiện này đã tạo sự hấp dẫn nhất định đối với các nhà đầ u tư . Tước khi xảy ra khủng hoảng tài chính _tiền tệ , thế giới đánh giá Châu Á , và nhất là Đông Á và Đông Nam Á đang là khu vực xuất hiện nhiều nền kinh tế năng động, nhiều tiềm năng phát triển và có sức hút đáng kể đối với các nhà đầ u tư. Tóm lại : Thực chất cơ bản bên trong c ủa nhà đầu tư trong hoạt động đầ u tư trực tiếp nước ngoài bao gồm:Duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất c ủa chủ đầ u tư ( vấn đề vốn , kỹ thuật , sản phẩm …;Khai thác các nguồn lực và xâ m nhập thị trườ ng của các nước nhận đầ u tư ; Tranh thủ lợi dụng chính sách khuyến khích c ủa các nước nhận đầ u tư ; Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp để thực hiện các ý đồ kinh tế (hoặc phi kinh tế ) mà các hoạt đọng khác không thực hiện được. - Đối với các nước nhận đầ u tư : Đây là những nước đang có một số lợi thế mà nó chưa có hoặc không có điều kiện để khai thác. Các nước nhận đầ u tư thuộc loại này thườ ng là các nước có nguồn tài nguyên tuơng đối phong phú, có nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu công nghệ tiên tiến và ít có khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao… Số này phần lớn thuộc các nước phát triển. - Các nước nhận đầ u tư dạng khác đó là các nước phát triển, đây các nước có tiề m lực kinh tế cao, phần lớn là những nước có vốn đầ u tư ra nước ngoài. Các nước này có đặc điểm là có cơ sở hạ tầng tốt, họ đă và đang tham gia có hiệu quả vào qúa trình phân công lao động quốc tế hoặc là thành viên c ủa các tổ chức kinh tế hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Họ nhận đầ u tư trong mối liên kết để giữ quyền chi phối kinh tế thế giới. Nói chung, đối với nước tiếp nhận đầ u tư, cho dù ở trình độ phát triển cao hay thấp, số vốn đầ u tư trực tiếp nước ngoài là do sự khéo léo “ mời chào” hay do các nhà hay do các nhà đầ u tư tự tìm đế n mà có , thì đầ u tư nước ngoài cũng thườ ng có sự đóng góp nhất định đối với s ự phát triển c ủa họ. Ở những mức độ khác nhau , đầ u tư trực tiếp nước ngoài đóng vài trò là nguồn vốn bổ sung là điều kiện quyết định ( thậm chí quyết định) theo sự chuyển biến theo chiều hướ ng tích c ực c ủa một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh , hay một số ngành nghề , hoặc là những yếu tố xúc tác làm cho các tiềm năng nội tại c ủa nước nhận đầ u tư phát huy một cách mạnh mẽ và có hiệu quả hơn. 5
  7. Lịch s ử phát triển trực tiếp nước ngoài cho thấy thái độ c ủa các nước nhậ n đầu tư là từ thái độ phản đối ( xem đầ u tư trực tiếp nước ngoài là công c ụ c ướp bóc đối với thuộc địa ) đế n thái độ buộc phải chấp nhận và đế n thái độ hoan nghênh …Trong điều kiện hiện nay , đầ u tư trực tiếp nước ngoài được mời chào , khuyến khích mãnh liệt đối với thu hút đầ u tư trực tiếp nước ngoài. Mặc dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận ,còn những ý kiến khác nhau về vai trò , về mặt tích cực , tiêu cực …c ủa đầ u tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầ u tư . Nhưng chỉ điểm qua nhu cầu , qua trào lưu cạnh tranh thu hút cũng đủ cho ta khẳng định rằng : đầ u tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đối với các nước nhận đầ u tư có tác dụng tích cực là chủ yếu . Đa phần các dự án đầ u tư trực tíêp nước ngoài , khi thực hiện đề u đưa lại lợi ích cho nước nhận đầ u tư . Đối với nhiều nước , đầu tư trực tiếp nướ c ngoài thực sự đóng vai trò là điều kiện , là cơ hội , là cửa ngõ giúp thoát khỏi tình trạng c ủa một nước nghèo , bước vào quỹ đạo c ủa sự phat triển và thưc hiện công nghiệp hoá. Tóm lại : Đồng vốn ( tư bản ) c ủa các tập đoàn , các công ty xuyên quốc gia lớn xuất ra và hoạt đọng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, nhưng hiệu quả đưa lạ i thườ ng đạt ở mức cao hơn . Quan hệ c ủa nước tiếp nhận đầ u tư với nhà đầ u tư trong hoạt đọng đầ u tư trực tiếp nước ngoài của các tập đoàn , các công ty xuyên quốc gia lớn thườ ng tồn tại đan xen giữa hợp tác và đấ u tranh ở mức độ ngà y càng cao hơn 1.3. Các hình thức chủ yếu c ủa FDI Luật quy định có ba hình thức đầ u tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là: hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; xí nghiệp liên doanh ; và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài . 1.3.1. Hình thức xí nghiệp liên doanh. Hình thức này được áp dụng phổ biến hơn, nhưng có xu hướ ng bớt dần về tỉ trọng . Các nhà đầ u tư nước ngoài thích áp dụng hình thức liên doanh vì : -Thấy được ưu thế giữa hình thức xí nghiệp liên doanh so với hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là tranh thủ được sự hiểu biết và hỗ trợ c ủa các đối tác trong tất cả các khâu hình thành, thẩm định và thưc hiện dự án. -Phạ m vi , lĩnh vực và địa bàn hoạt động c ủa xí nghiệp liên doanh rộng hơn xí nghiệp 100% vốn đầ u tư nước ngoài. Tuy nhiên có thể giải thích xu hướng hạn chế dần hình thức xí nghiệp liên doanh ở Việt Nam bằng những nguyên nhân sau : -Sau một thời gian tiếp cận với thị trườ ng Việt Nam , các nhà đầu tư nước ngoài , đặc biệt các nhà đầ u tư Châu Á đã hiểu rõ hơn về luật pháp , chính sách và thủ tục đầ u tư tại Việt Nam . 6
  8. -Thực tiễn phát sinh nhiều tranh chấp trong việc quản lý điều hành mà một phần do sự yếu kém về trình độ của ngườ i Việt Nam . Bên nước ngoà i thườ ng góp vốn nhiều hơn nhưng không quýêt định những vấn đề chủ chốt c ủa xí nghiệp vì nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị. -Khả năng tham gia liên doanh c ủa bên Việt Nam là có hạn vì thiếu cán bộ , thiếu vốn đóng góp . - Nhiều trườ ng hợp cơ quan quản lý nhà nước đã tác động quá sâu vào quá trình sản xuất, kinh doanh c ủa xí nghiệp 7
  9. 1.3.2.Xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư nước ngoài theo hình thức này ngày càng tăng . Nguyên nhâ n giả m sút tỉ trọng xí nghiệp liên doanh c ũng chính là nguyên nhân tăng tỉ lệ các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài .Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầ u tư trước đây đã từ chối cấp giấy phép cho nhiều dự án 100% vốn nước ngoài trong những ngành ,lĩnh vực quan trọng hoặc có tính đặc thù như : Bưu chính viễn thông , xây dựng kinh doanh khách sạn , văn phòng cho thuê , sản xuất xi măng , dịch vụ xuất nhập khẩu , du lịch…Tuy nhiên trong những năm gần đây , các địa phương phía Nam , đặc biệt là các tỉnh Đồng Nai , Sông Bé, Bà R ịa _Vũng Tàu đã ủng hộ mạnh các dự án 100% vốn nước ngoài với lập luận rằng cho các nhà đầ u tư nước ngoài thuê đất lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài có lợi hơn việc giao đất cho bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia liên doanh 1.3.3.Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức này được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông .Hai lĩnh vực này chiếm 30% số dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh , nhưng chiế m tới 90% tổng vốn cam kết thưc hiện . Phân còn lại chủ yếu thuộc về lĩnh vực công nghiệp , gia công , dịch vụ 1.3.4 Các hình thức đầu tư và phương thức tổ chức thu hút đầu tư khác . - Công ty cổ phần có vốn đầ u tư nướ c ngoài : Đây là hình thức tổ chức khá phổ biến trên thế giới . Theo quan điể m c ủa các nhà đầ u tư nước ngoài , so với các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần có lợi thế trong việc huy động vốn ngay từ đầu c ủa doanh nghiệp . - Cổ phần hoá các xí nghiệp có vốn đầ u tư nước ngoài , việc chuể n nhượ ng phần góp vốn trong xí nghiệp liên doanh phải được s ự chấp thuận c ủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền . Xí nghiệp liên doanh không được phép huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc bán lại chứng khoán . Vì vậy , một số nhà đầ u tư nước ngoài cho rằng quy định c ủa Luật hiện hành là “cứng” và đề nghị cho cổ phần hoá xí nghiệp có vốn đầ u tư nước ngoài . - Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam . Luật đầ u tư hiện hành không có quy định về hình thức chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên trong những nă m qua, một số ngân hàng nước ngoài ,các công ty tài chính, thương mại quốc tế đã làm đơn xin mở chi nhánh tại Việt Nam. - Phương thức đổi đất lấy công trình. Nhà đầ u tư nước ngoài bỏ vốn xây dựng một hoặc một số dự án cơ sở hạ tầng như cầu, đườ ng, hoặc khu phố mới theo phương thức chìa khoá trao tay hoặc BT ( xây dựng – chuyển giao). Đổi lại, Nhà nước Việt Nam sẽ dành cho nhà đầ u tư nước ngoài quyền sử dụng một diện tích đấ t trong một thời gian xác định để xây dựng, kinh doanh hoặc một số dự án c ụ thể. 8
  10. - Hình thức thuê mua Một số xí nghiệp có vốn đầ u tư nước ngoài, đặc biệt là xí nghiệp 100% vốn của các công ty Nhật Bản đề nghị được thuê mua hoặc thuê miễn phí máy móc thiết bị. Vì đây là vấn đề mới và máy móc thiết bị vẫn thuộc sở hữu c ủa xí nghiệp tại Việt Nam nên Bộ Thương mại đã không chấp nhận đề nghị miễn thuế nhập khẩ u đối với máy móc thiết bị leasing. 1.4 Đặc điểm chủ yếu c ủa FDI Đến nay xét về bản chất, FDI có những đặc điểm chủ yếu: * FDI trở thành hình thức đầu tư chủ yếu trong đầ u tư nước ngoài. Xét về ưu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượ ng trong nền kinh té thế giới. Gắn trực tiếp với quá trình sản xuất trực tiếp, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở của sự hoạt động c ủa các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp xuyên quốc tế * FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển Có nhiều lý do giải thích mức độ đầ u tư cao giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau nhưng có thể thấy được hai nguyên nhân chủ yếu sau: -Thứ nhất, môi trườ ng đầ u tư ở các nước phát triển có độ tương hợp cao. Môi trườ ng này hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả môi trườ ng công nghệ và mô i trườ ng pháp lý. -Thứ hai, xu hướ ng khu vực hoá đã thúc đẩy các nước này xâm nhập thị trườ ng c ủa nhau. Từ hai lý do đó ta có thể giải thích được xu hướ ng tăng lên c ủa FDI ở các công nghiệp mới (NICs), các nứơc ASEAN và TrungQuốc. Ngoài ra xu hướ ng tự do hoá và mở cửa c ủa nền kinh tế các nước đang phát triển trong những nă m gần đây đã góp phần đáng kể vào sự thay đổi đáng kể dòng chảy FDI. * Cơ cấu và phương thức FDI trở nên đa dạng hơn. Trong những năm gần đây cơ cấu và phương thức đầ u tư nước ngoài trở nên đa dạng hơn so với trước đây. điều này liên quan đế n s ự hình thành hệ thống phan công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng và sự thay đổi môi trườ ng kinh tế thương mại toàn cầu. Về cơ cấu FDI, đặc biệt là FDI vào các nước công nghiệp phát triển có những thay đổi sau: - Vai trò và tỉ trọng c ủa đầ u tư vào các ngành có hà m lượ ng khoa học cao tăng lên. Hơn 1/3 FDI tăng lên hàng năm là tập trung vào các ngành then chốt như điện tử, chế tạo máy tính, chất dẻo, hoá chất và chế tạo máy. Trong khi đó nhiều ngành công nghiệp truyền thống dùng nhiều vốn và lao động, FDI giả m tuyệt đối hoặc không đầ u tư . - Tỷ trọng c ủa các ngành công nghiệp chế taọ giảm xuống trong khi FDI vào các ngành dịch vụ tăng lên. Điều này có liên quan đế n tỷ trọng khu vực vụ trong GDP c ủa các nứơc CECD tăng lên và hà m lượ ng dịch vụ trong cộng 9
  11. nghiệp chế tạo. Một số lĩnh vực được ưu tiên là các dịch vụ thương mại, bào hiể m, các dịch vụ tài chính và giải trí . * Sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giưã FDI và ODA, thương mại và chuyể n giao công nghệ. -FDI và thương mại có liên quan rất chặt chẽ với nhau . Thông thườ ng, một chính sách khuyến khích đầ u tư nước ngoài được nhằ m vào mục đích tăng tiề m năng xuất khẩu c ủa một nước. Mặt khác, các công ty nước ngoài được lựa chọn ngành và địa điểm đầ u tư cũng dựa trên cơ sở tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên trườ ng quốc tế - FDI đang trở thành kênh quan trọng nhất c ủa việc chuyển giao công nghệ. Xu hướ ng hiệnu nay là FDI và chuyển giao công nghệ ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau . Đây chính là hình thức có hiệu quả nhất c ủa sự lưu chuuyển vốn và kỹ thuật trên phạ m vi quốc tế . Nhiều nước đã đạt được thành công trong việc hấp thụ các yếu tố bê n ngoài để phát triển kinh tế trong nước là nhờ chú ý đế n điều này. Hong Kong , Singapo và Đài Loan rất tích cực khuyến khích các công ty xuyên quốc gia chuyển giao công nghệ cùng với quá trình đầu tư. - Sự gắn bó giữa FDI và ODA c ũng là một đặ điểm nổi bật c ủa s ự lưu chuyển các nguồn vốn , công nghệ trên phạm vi quốc tế trong những nă m gần đây. Hơn nữa xu hướ ng này sẽ ngày càng trở nên mạnh hơn . 1.5 Vai trò c ủa FDI với phát triển kinh tế . Mặc dù FDI vẫn chịu chi phối c ủa Chính Phủ nhưng FDI ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên. Mặt khác bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất , kinhh doanh nên mức độ khả thi c ủa dự án khá cao, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị trườ ng quốc tế để mở rộng xuất khẩu.Do quyền lợi gắn chặt với dự án , họ quan tâm tới hiệu quả kinh doạnh nên có thể lựa chọn công nghệ thích hợp , nâng cao trình độ quản lý và tay nghề c ủa công nhân . Vì vậy , FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩ y quá trình phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầ u tư . - Đối với nước đầu tư : Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầ u tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận c ủa vốn đầ u tư và xây dựng được thị trườ ng cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng. Mặt khác đầ u tư ra nước ngoài giúp bành trướ ng s ức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị. Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trườ ng tiêu thụ ở nước ngoài mà các nước đầ u tư mở rộng được thị trườ ng tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch c ủa các nước. - Đối với nước nhận đầ u tư. + Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giả i quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát…Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ty doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo công ăn việc làm cho ngườ i 10
  12. lao động. FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dướ i hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trườ ng cạnh tranh thúc đẩ y sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp ngườ i lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý c ủa các nước khác. + Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩ y mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút thê m lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nước này. FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo dài. Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiế m được giải quyết, đặc biệt là trong thời kỳ đầ u c ủa quá trình công nghiệp hoá-hiện đạ i hoá. Theo sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mớ i giúp các nước đang phát triển tiếp cận với khoa học-kỹ thuật mới. Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất giúp tiết kiệ m đượ c chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển trên thị trườ ng quốc tế. Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội hiện đạ i được du nhập vào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nứơc bắt kịp phương thức quản lý công nghiệp hiện đại, lực lượ ng lao động quen dần với phong cách làm việc công nghiệp c ũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi. FDI giúp các nước đang phát triển mở c ửa thị trườ ng hàng hoá nước ngoài và đi kèm với nó là những hoạt động Marketing được mở rộng không ngừng. FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công ty nước ngoài. Từ đó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hơn trong việc huy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển. II. Vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.1 Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Lịch sử phát triển c ủa đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thấy thái độ c ủa nước tiếp nhận đầ u tư từ thái độ phản đối, đến thái độ buộc phải chấp nhận, đế n thái độ hoan nghênh. Trong điều kiện thế giới hiện nay đầu tư trực tiếp nước ngoài được mời chào, khuyến khích mãnh liệt. Trên thế giới thực chất diễn ra trào lưu cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút đầ u tư trực tiếp nước ngoài. Sở dĩ hầu hết các nước đang phát triển có nhu cầu lớn về đầ u tư trực tiếp nước ngoài là vì những lý do sau: - Thứ nhất, đầu tư trực tiếp nước ngoài có khả năng giải quyết có hiệu quả những khó khăn về vốn cho công nghiệp hoá. Đối với các nước nghèo, vốn đuợc xem là yếu tố cơ bản,là điều kiện khởi đầ u quan trọng để thoát khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế. Thế nhưng, đã là nước nghèo thì khả năng tích luỹ vốn hay huy động vốn trong nước để tập trung cho các mục tiêu cần ưu tiên là rất khó khăn, thị trườ ng vốn trong nước lại chưa phát triển. Trong điều kiện c ủa thời kỳ đầ u tiến hành công nghiệp hoá, nhìn chung các nước đang phát triển đề u gặp rất nhiều khó khăn: mưc sống thấp, khẳ năng 11
  13. tích luỹ thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, công nghệ kỹ thuật chưa phát triển, mức đầ u tư thấp nên kém hiệu quả, ít có điều kiện để xâm nhập, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thiếu khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến c ủa thế giới… Giải pháp c ủa các nước đang phát triển lúc này là tìm đế n với các nguồn đầu tư quốc tế. Nhưng trong số các nguồn đầu tư quốc tế thì vốn viện trợ tuy có được một số vốn ưu đã i nhưng lại đi kèm với một số ràng buộc về chính trị, xã hội, thậm chí cả về quân sự. Còn vốn vay thì thủ tục vừa khắt khe mà lại phả i chịu lãi xuất cao. Nguồn vốn đuợc đánh giá có hiệu quả nhất đối với giai đoạ n đầu tiến hành công nghiệp hoá c ủa các nước đang phát triển là vốn đầ u tư trực tiếp nước ngoài. Khi nhà đầ u tư bỏ vốn đầ u tư cũng đồng thời họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu quả của đồng vốn mà mình bỏ ra,do đó truớc khi đầ u tư thì họ buộc phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện dự án .Hay nói cách khác,các nhà đầ u tư chỉ xin phép và triển khai dự án khi họ tính toán thấy độ rủi ro ít và khả năng thu lợi cao. Đây là ưu thế hơn hẳn c ủa loại vốn đầ u tư trực tiếp so với các loại vôn vay khác. _Thứ hai, Một đặc điểm tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển là sự lạc hậu và thiếu thốn công nghệ và kỹ thuật. Thông qua các dự ánđầ u tư trực tiếp nước ngoài, nước tiếp nhận đầ u tư có thể tiếp nhận được những kỹ thuật mới, những công nghê tiên tiến, góp phấn cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Đồng thời, tạo ra các điều kiện kinh tế kỹ thuật cho việc thực hiện cuộc cải biến cơ cấu kinh tế theo hướ ng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. _Thứ 3,các dự án đầ u tư trực tiếp nước ngoài có thể thu hút một lượ ng lớ n lao động trực tiếp và tạo ra nhiều việc làm cho các dịch vụ tương ứng. Thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể là m đội ngũ cá n bộ của nước nhận đầ u tư qua việc tham gia vào hoạt động c ủa liên doanh mà trưở ng thành hơn về năng lực quản lý phù hợp với nền sản xuất hiện đạ i; hình thành một lực lượ ng công nhân kỹ thuật lành nghề; tăng nguồn thu cho ngâ n sách… _Thứ 4, đầu tư trực tiếp nước ngoài có các điều kiện cần thiết cho việc tạo lập một hệ thống thị trườ ng phù hợp với yêu cầu c ủa một nền sản xuất công nghiệp hoá, tiếp cận và mở rộng được thị trườ ng mới, tăng cườ ng quan hệ hợp tác kinh tế…Hình thành được các khu chế xuất, khu công nghiêp chủ lực; tạo ra các điều kiện cơ bản cho tiến trình công nghiệp hoá. 2.2 Các biện pháp khuyến khích đầu tư. 2.2.1 Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn. Vấn đề mang tính quan trọng then chốt trong việc tổ chức nhằm thu hút FDI là tạo lập môi trườ ng đầ u tư hấp dẫn. Môi trườ ng đầ u tư là tổng thể các bộ phận mà ở đó chúng tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ đế n các hoạt động đầ u tư. Buộc các nhà đầ u tư phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức và 12
  14. phạ m vi hoạt động cho thích hợp, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh và đưa đến hiệu quả cao trong kinh doanh. Ngườ i ta có thể phân loại môi trườ ng đầ u tư theo nhiều tiêu thức khác nhau và mỗi tiêu thức phân loại đó lại hình thành các môi trườ ng thành phần khác nhau: - Căn cứ phạm vi không gian: có môi trườ ng đầ u tư nội bộ doanh nghiệp, môi trườ ng đầ u tư trong nước và môi trườ ng đầ u tư quốc tế. - Căn cứ vào lĩnh vực: có môi trườ ng chính trị, môi trườ ng luật pháp, mô i trườ ng kinh tế, môi trườ ng văn hoá xã hội, cơ sở hạ tầng… - Căn cứ vào tính hấp dẫn: có môi trườ ng đầ u tư có tính cạnh tranh cao, môi trườ ng đầ u tư có tính trung bình, môi trườ ng đầ u tư có tính cạnh tranh thấp và môi trườ ng đầ u tư không có tính cạnh tranh. 2.2.2 Đảm bảo các quyền cơ bản c ủa nhà đầu tư. Về quyền cơ bản và các đả m bảo cho các nàh đầ u tư gồm: - Đả m bảo không tước đoạt: Đả m bảo này thông thường được quy định ở những điều khoản đầ u tiên c ủa Luật đầ u tư nước ngoài c ũng như thông qua việc ký kết tham gia vào hiệp định đả m bảo đầ u tư đa phương. - Đả m bảo cho những mất mát: Sự đả m bảo này diễn ra trong các trườ ng hợp sau: +Quốc hữu hoá: Các nhà đầ u tư sẽ quan tâm đế n việc chính phủ một nước sẽ có thái độ như thế nào đối với vịêc quốc hữu hoá. Tại Việt Nam, Luật qui định các doanh nghiệp có vốn đầ u tư nước ngoài không bị quốc hữu hoá; có nước lại qui định rằng trong những trườ ng hợp đặc biệt sẽ quốc hữu hoá và có khoản đề n bù xứng đáng. + Phá huỷ do chiến tranh: Thông thườ ng những thiệt hại gây ra bởi chiến tranh từ bên ngoài không được đề n bù nhưng những thiệt hại tạo ra từ các vấn đề của quốc gia đó như nổi loạn, khủng bố…thì sẽ được đền bù. + Tính không chuyển đổi được của tiền tệ: Đối với đồnh tiền không chuyển đổi được, nhà đầ u tư nước ngoài sẽ được hướ ng dẫn cách cân bằng ngoạ i tệ cần thiết cũng như chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ. - Chuyển(gửi) ngoại hối: Đối với các nhà đầ u tư nước ngoài khả năng tốt nhất vẫn là không có một qui định gì từ phía nước sở tại. Từ đó họ có thể chuyể n các khoản tiền về nước một cách tự do. Những khoản sau đây trong mọi trườ ng hợp các nhà đầ u tư nước ngoài phải đượ c chuyển về nước nếu họ muốn: lợi nhuận, các khoản kiế m được khác, lợi tức đầu tư, vốn đầ u tư, gốc và lãi c ủa các khoản vay nước ngoài , lương cho nhân viên nước ngoài, tiền bản quyền, phí kỹ thuật… 2.2.3 Chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài. Bao gồm các vấn đề sau: 13
  15. - Việc tuyển dụng ngườ i nước ngoài: Việc tuyển dụng ngườ i nước ngoài là đả m bảo lợi ích cho các bên đầu tư. Một số quy định mà các nước thườ ng sử dụng để qui định để qui định việc tuyển dụng ngườ i nước ngoài như: + Qui định tổng số lao động nước ngoài không được vượt quá một mức qui định nào đó. + Ban hành các thể cư trú cho lao động nước ngoài hay thẻ lao động nướ c ngoài c ũng như những quy định về đối tượng bắt buộc phải có các thẻ đó mớ i được là m việc ở nước sở tại. + Quy định những nghành nghề cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài. + Quy định việc thết kế các chương trình đào tạo để thay thế lao động nước ngoài bằng các lao động trong nước. -Quyền sở hữu trí tuệ: Sự đả m bảo quyền sở hữu về sáng chế, nhãn hiệ u thương mại c ũng là một điều kiện kích thích các nhà đầ u tư. -Sự ưu tiên với các nhà đầu tư chính phủ Các khoản vay hay nguồn trợ giúp từ phía chính phủ được coi là một trong những động lực khuyến khích đầ u tư . -Đả m bảo cho một môi trườ ng cạnh tranh bình đẳ ng . Các nhà đầ u tư mong muốn việc đả m bảo cho một môi trườ ng cạnh tranh bình đẳ ng giữa các nhà đầ u tư trong nước với nước ngoài, giữa các nhà đầ u tư nước ngoài với nhau, giữa khu vực tư nhân và công cộng.Bao gồm: +Cạnh tranh nhập khẩu: Chính sách nhập khẩu c ủa nước sở tại cần phù hợp và tạo điều kiện cho chính sách công nghiệp của nước đó phát triển. Các hàng hoá sản xuất trong nước thuộc những ngành đườc coi là non trẻ nên có một thời gian được bảo hộ để cạnh tranh được với hàng hoá nhập khẩu. +Cạnh tranh Chính Phủ: Các chương trình c ủa Chính phủ về hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước không được vi phạm tính cạnh tranh. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải phân biệt rõ ràng những ưu đã i dành cho từng khu vực. Khu vực công cộng không được phép xâm phạm khu vực tư nhân. +Cạnh tranh nội địa thông qua việc đánh thuế từ các hàng rào chắn thâ m nhập vào ngành công nghiệp.Điều này liên quan đế n việc tạo ra s ự cạnh tranh bình đẳ ng giữa các nhà đầ u tư nước ngoài và các nhà đầ u tư trong nước. 2.2.4 Sở hữu bất động sản c ủa các nhà đầu tư nước ngoài . Đây cũng có thể coi là một trong những khuyến khích đầ u tư , bởi vì nó làm cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng cào khẳ năng ổn định c ủa khoản đầu tư c ũng như những quyền khác. Nói chung, đối với các nhà đầ u tư thì thuận lợi nhất vẫn là đuợc sở hữu bất động sản. Nếu việc sở hữu bất động sản không được luật pháp cho phép thì các nhà đầ u tư đòi hỏi phải được sử dụng bất động sản trong một thời gian hợp lý. 2.2.5 Miễn giảm thuế. - Miễn thuế vốn: Chính phủ không thu thuế trên các khoản chuyển nhượ ng hay phần kiếm được từ cổ phiếu. 14
  16. - Miễn giảm thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau khi kinh doanh có lãi, trong một thời gian các nhà đầ u tư được hưở ng ưu đã i không phải nộp thuế. Sau một thời gian miễn thuế, các nước tiến hành giả m thuế. - Miễn giả m các loại thuế thu nhập khác. Chính phủ cho phép các nhà đầ u tư không phải nộp các khoản thuế địa phương như thuế doanh thu, lợi tức.Ngành được miễn giả m có thể là ngành định hướ ng xuất khẩu, hay ngành thu về nhiều ngoại tệ cho đất nước. - Miễn giảm thuế hàng tư liệu sản xuất nhập khẩu (vốn). Chính phủ không thu thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất (bao gồm máy móc và các linh kiện, phụ tùng thay thế, nguyên nhiên vật liệu) phục vụ các ngành khuyế n khích như ngành hướ ng vào xuất khẩu, hay các ngành thực hiện chiến lược hoá công nghiệp đất nước, các dự án khuyến khích đầ u tư. - Miễn thuế bản quyền. Việc miễn thuế bản quyền nhằ m khuyến khích các nhà đầ u tư nước ngoài chuyển giao công nghệ vào nước sở tại. Tuy nhiê n các Chính phủ c ũng cân nhắc xem nên miễn thuế bản quyền trong suốt thời gian hợp đồng hay chỉ miễn thuế cho một số năm. - Miễn các loại thuế và chi phí khác: Các loại thuế và chi phí khác đựơ c miễn bao gồm nhiều dạng như thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia kỹ thuật nước ngoài là m việc trong các khu vực được ưu tiên; các khoản thuế doanh thu hay các mức thuế đặc biệt khi mới khởi s ự kinh doanh…Việc ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần c ũng là một khuyến khích đối với các nhà đầ u tư bởi vì nó miễn trừ việc nộp thuế thu nhập cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Trong một số dự án khuyến khích đầ u tư, các nhà đầ u tư còn được hưở ng ưu đã i về giá cho thuê đất và các chi phí khác trong quá trình triển khai và vận hành dự án. 2.2.6 Những khoản trợ cấp c ủa chính phủ - Các chi phí tổ chức và tiền vận hành. Chính phủ nước sở tại có thể cho phép tính này vào chi phí c ủa dự án trong một thời gian nhất định. - Tái đầ u tư: Nếu dùng lợi nhuận để tái đầ u tư thì sẽ được hưở ng những ưu đãi nhất định. - Trợ cấp đầu tư: Là cho phép một tỷ nhất định c ủa khoản vốn đầ u tư không phải chịu những nghĩa vụ về đầ u tư trong khoảng thời gian nhất định. - Các khoản khấu trừ khác: Các khoản khấu trừ này có thể tồn tại dướ i có những quy định đặc biệt đối với một số ngành như cho phép được miễn trừ gấp 2 lần về giá trị c ũng như về mặt thời gian ban hành những quy định ưu đã i chỉ riêng cho một dự án nào đó. - Tín dụng thuế đầ u tư: Đây thực chất là biện pháp mà chính phủ s ử dụng nhằ m khuyến khích và cũng để giúp các nhà đầ u tư tăng vốn đầ u tư như trợ cấp 15
  17. đầu tư, trả lại những nghĩa vụ về thuế đã phải nộp cho nhà đầ u tư nếu nhà đầ u tư phải tái đầ u tư - Các khoản tín dụng thuế khác: Để khuyến khích các nhà đầ u tư, một khoản thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài mà đã chịu thuế ở nước ngoài có thể được đưa vào để xin miễn giả m ở trong nước có thể sử dụng như những khoản tín dụng đầ u tư 2.2.7. Các khuyến khích đặc biệt - Đối với các công ty đa quốc gia : Các công ty này là một nguồn cung cấp vốn đầ u tư lớn trên thế giới nên việc có những khuyến khích đặc biệt với các công ty đa quốc gia là cần thiết .Tuy nhiên các chính phủ phải cân nhắc xem nên thực hiện những khuyến khích đặc biệt đó như thế nào để vẫn đả m bảo nguyên tắc “ sân chơi bình đẳ ng ” Một sồ trường hợp đã sử dụng các khuyến khích đặc biệt : + Coi những công ty đa quốc gia như những công ty được ghi tên ở thị trườ ng chứng khoán và cho hưở ng những ưu đã i tương tự +Cho phép các công ty đa quốc gia được thành lập các công ty cổ phần + Khuyến khích các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ và thực hiện mua sắm trong nội bộ hãng c ũng như khuyến khích việc thiết lập các trụ sở chính bằng việc cho phép thành lập các trung tâm mua sắm c ủa công ty đa quốc gia đó ở nước sở tại và đơn giản hoá các thủ tục hải quan , các đòi hỏi về quản lý ngoại hối , đăng ký là m thẻ cho nhân viên …Việc thành lập các khu chế xuất , khu công nghệ cao , khu công nghệ tập trung c ũng là một biện pháp khuyế n khích các công ty đa quốc gia hoạt động ở nước sở tại -Đối với các cơ quan tài chính hải ngoại .Việc khuyến khích thành lập các công ty này c ũng có nghĩa là khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầ u tư vào sở tại .Do đó chính phủ nước sở tại có xu hướ ng miễn giả m các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính c ũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đờ i và hoạt động c ủa các cơ quan tài chính hải ngoại . 2.2.8. Các luật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài Đây là những qui định riêng nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầ u tư nước ngoài tiến hành công việc kinh doanh ở nước sở tại . Nhóm này bao gồm những khuyến khích phi tài chính như cho phép tuyể dụng nhân công nước ngoà i không hạn chế ,đả m bảo việc chuyển nhượ c và hồi hương c ủa vốn và lợi nhuận ; ký kết các hiệp định ; sự cho phép bán hàng tiêu dùng đế n ngườ i tiêu dùng cuối cùng không phải thông qua các đại lý hay công ty thương mại, sở hữu đất đai . 16
  18. CHƯƠNG II KẾT QUẢ THU HÚT VỐN FDI Ở NƯ ỚC TA VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯ ỚC I. Sự phát triển c ủa FDI ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1.1. Sự cần thiết phải thu hút FDI ở nước ta Đảng và nhà nước ta đã xác định vốn trong nước mang tính quyết định còn vốn nước ngoài là quan trọng. Do đó Đảng và Nhà nước ta c ũng rất quan tâm tới FDI, hình thức này rất quan trọng. Điều đó thể hiện ở chỗ: - FDI giúp thúc đẩ y nhanh tốc độ phát triển c ủa nền kinh tế c ủa đất nước. Để đạt được những chỉ tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong những nă m tới thì tốc độ phát triển bình quân hàng năm phải đạt trên 7%, và nhu cầu về vốn đầu tư có từ 4,2 tỷ USD trở lên cho mỗi năm(tức là tích luỹ hàng nă m phải đạ t 22% thu nhập quốc dân). Đây là con số không nhỏ đối với nền kinh tế nước ta, cho nên FDI là nguồn bổ xung quan trọng để phát triển kinh tế ở Việt Nam. - FDI đem lại khả năng mở rộng quy mô s ản xuất, xây dựng những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới làm cho tổng sản phẩm xã hội của Việt Nam tăng lên và cho phép giải quyết được tình trạng thất nghiệp c ủa ngườ i lao động. Tính đế n năm 2002 đã có 4447 dự án đầ u tư nước ngoài được cấp giấy phép, với tổng số vốn đăng ký là 43194,0 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 20357,6 triệu USD*. Giải quýêt được việc là m cho hàng vạn lao động, tăng thu ngân sách nhà nước. - Thông qua đầ u tư nước ngoài, nhất là FDI, chúng ta tiếp nhận thành tựu phát triển khoa học- kĩ thuật tiên tiến c ủa thế giới, nhờ đó rút ngắn khoảng cách của ta so với thế giới. - Nhờ có FDI, chúng ta sử dụng có hiệu quả những lợi thế c ủa đất nước mà nhiều năm qua không thể thực hiện do thiếu vốn như khai thác dầu mỏ, khoáng sản … - Ngoài ra, trong quá trình tiếp nhận FDI chúng ta học được kinh nghiệm quản lý kinh doanh và cách làm thương mại trong điều kiện kinh tế thị trườ ng của các nước tiên tiến. Tóm lại, FDI có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với sự phát triển c ủa thế giới và khu vực. 1.2. Tác động c ủa FDI đến sự phát triển kinh tế Việt Nam những năm qua. Hoạt động đầ u tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩ y tăng trưở ng kinh tế. Theo tính toán c ủa bộ kế hoạch và đầ u tư, FDI đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưở ng kinh tế, đẩ y nhanh tốc độ gia tăng xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách quốc gia. Thông qua đầ u tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ lao động được thu hút vào làm việc có thu nhập cao hơn với các khu vực khác, hơn nữa, 17
  19. lại từng bước được nâng cao tay nghề, đội ngũ cán bộ quản lý được nâng cao kiến thức, kinh nghiện quản lý. Cụ thể: -Vốn đầ u tư trực tiếp nước ngoài trong các năm 1991- 1995 chiến 25,7% và từ năm 1996 đế n 2000 chiế m khoảng 30% tổng vốn đầ u tư xã hội. Đã góp phầ n đáng kể vào tăng trưở ng kinh tế và là nguồn vốn bù đắp quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. -Tỷ lệ đóng góp c ủa khu vực đầ u tư trực tiếp nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm 1993 đạt 3,6% đế n năm 1998 đạt 9% và năm 1999 ước đạ t 10,5%. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ khu vực đầ u tư trực tiếp nước ngoà i liên tục tăng: nă m 1994 đạt 128 triệu USD đến 1998 đạt 370 triệu USD (chiếm 6% đế n 7% tổng thu ngân sách nhà nước). Nếu tính cả thu dầu khí, tỷ lệ này đạt gần 20%. Kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) của khu vực đầu tư trực tiếp nướ c ngoài tăng nhanh: nă m 1996 đạt 768 triệu USD, năm 1998 đạt 1982 triệu USD và năm 1999 đạt khoảng 2200 triệu USD, bằng 21% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Khu vực đầ u tư nước ngoài đã góp phần mở rộng thị trườ ng xuất khẩu và thị trườ ng trong nước, thúc đẩ y các hoạt động dịch vụ phát triển. Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực chuyển dịch vụ cơ cấu kinh tế theo hướ ng công nghiệp hoá, hiện đạ i hoá, phát triển lực lượ ng sản xuất. Thông qua đầu tư nước ngoài bước đầ u đã hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đầ u tư nước ngoài c ũng đã đem đến những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đạ i trong các ngành, các đơn vị kinh tế. - Đầu tư nước ngoài đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngườ i lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Đến năm 2000 khu vực đầ u tư nước ngoài đã thu hút khoảng 30 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng dịch vụ… Một số đáng kể ngườ i lao động đã được đào tạo năng lực quản lý, trình độ năng lực có thể thay thế chuyên gia nước ngoài. Mặc dù vẫn c òn có những hạn chế c ủa đầ u tư nước ngoài như : nhập công nghệ c ũ, lạc hậu, hiện tượ ng chuyể giá, trốn lậu thếu,ô nhiễm mô i trườ ng… nhưng không thể phủ định những tác động tích cực c ủa đàu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. 1.3. Việc tổ chức nhằm thu hút FDI. 1.3.1 Các hình thức thu hút FDI. Hiện nay FDI vào Viêt Nam được thực hiện qua các hình thức đầ u tư sau đây: - Doanh nghiệp liên doanh - Doanh nghiệp 100% vốn đầ u tư nước ngoài. - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh - Các phương thức đầ u tư BOT, BTO, BT. 18
  20. Thời gian qua, doanh nghiệp liên doanh là hình thức chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong một số năm gần đây, hình thức này đang có xu hướ ng giảm bớt về tỉ trọng. Nếu năm1995, doanh nghiệp liên doanh chiế m 84% số vốn đầ u tư thì nă m 1997 chỉ còn 70%số vốn đầu tư và 61% số dự án. Trong khi đó, hình thức đầ u tư 100% vốn nước ngoài đang có xu hướ ng tăng lên về tỉ trọng. Thời kỳ 1988 đế n 1991, hình thức này chiếm 6% vốn đầ u tư, nhưng đế n cuối năm 1997 chiếm tới 20% số vốn đầ u tư với 30% số dự án.Đế n năm 2001 có tới 55,5% số dự án và 29,4% vốn đăng ký( đến hết năm 2000, có 1459 dự án 100% vốn nước ngoài,còn hiệu lực với 10,7 tỷ USD vốn đăng ký). Tính đế n hết năm 1997, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chiế m 7,1% số dự án và 10%số vốn đầ u tư. Tới năm 1998, chúng ta mới thu hút đượ c 4 dự án đầ u tư theo hình thức BOT (xây dựng – chuyển giao). Các dự án đầu tư theo hình thức BOT là: Dự á n nhà máy xử lý và cung cấp nước sạch Thủ Đức ở Thành Phố Hồ Chí Minh; dự án cảng quốc tế Bến Bình – Sao Mai (Vũng Tàu); dự máy điện Wartsila Bà R ịa – Vũng Tàu; dự án nhà máy nước Bình An.Đến năm 2001 đã có 6 dự án đầ u tư nước ngoài được cấp phép theo hình tức này với số vốn đăng ký hơn 1300 triệ u USD. Trong đó, có một dự án (Cảng quốc tế Vũng Tàu )đã rut giấy phép đầ u tư. Hình thức này có đặc điể m là: phần lớn các dự án có phạm vi áp dụng không rộng , điều kiện thực hiện phức tạp nên mất nhiều thời gian để giải quiet những vấn đề phức tạp nên mất nhiều thời gian để giải quyết những thủ tục ban đầ u như hoàn chỉnh việc đà m phán,ký kết hợp đồng, hợp đồng mua bán sản phẩ m,phương án tài chính, thực hiện giải phóng mặt bằng…Không những thế ,đây lại là hình thức mới,phía Việt Nam còn ít kinh nghiệm nên tiến đô triể n khai dự án thuộc hình thức này tườ ng chậ m hơn các hình thức khác. Xu hướ ng này phản ánh trạng thái c ủa các nhà đầ u tư nước ngoài muốn được tự chủ trong điều hành doanh nghiệp, không bị phụ thuộc vào ý kiến đố i tác nước chủ nhà, đồng thời vẫn tận dụng được lao động rẻ, tài nguyên phong phú và chiế m lĩnh thị trườ ng Việt Nam. Điều này c ũng nói lên yếu kém c ủa Việt Nam, hợp tác không có hiệu quả với phía đối tác nước ngoài. Nhiều trườ ng hợp, phía đối tác nước ngoài cảm thấy phiền hà, rắc rối muốn thoát khỏi nhanh chóng sự quản lý c ủa ta là “lấy hình thức liên doanh là chủ yếu”để có cơ hội tiếp thu tiến bộ công nghệ, nâng cao trình độ quản lý c ủa cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề c ủa ngườ i lao động. 1.3.2. Phân bổ các dự án FDI vào các khu chế xuất và khu công nghiệp Để phát triển công nghiệp có hiệu quả, các chính phủ đề u khuyến khích các nhà đầ u tư vào các khu công nghiệp. Có thể chia khu công nghiệp thành 3 loại: - Khu công nhiệp thông thườ ng: là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướ ng chính phủ quyết định thành lập. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2