Luận văn: Lịch sử kiển thức Việt Nam
lượt xem 28
download
Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Từ thành phố Nam Định, qua cầu Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa biển lúa xanh rờn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Lịch sử kiển thức Việt Nam
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam Luận văn: Lịch sử kiển thức Việt Nam SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 1
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam MỤC LỤC 1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3 2. Địa điểm ................................................................................................................................... 3 3. Niên đại, lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................... 3 4. Mục đích xây dựng, chức năng sử dụng ..................................................................................... 4 1.4. Đặc điểm kiến trúc.................................................................................................................... 5 1.4.1. Cách thức tổ chức mặt bằng .................................................................................................... 5 1.4.2. Cách thức tổ chức mặt đứng................................................................................................. 10 1.4.3. Hệ kết cấu............................................................................................................................. 13 1.4.4. Cách thức sử dụng vật liệu .................................................................................................... 13 1.5. Trang trí, màu sắc .................................................................................................................... 13 Ý nghĩa văn hóa ............................................................................................................................. 15 Những truyền thuyết liên hệ đến sự ra đời của công trình ............................................................... 15 Những truyền thuyết liên hệ đến sự liên hệ đến các đối tượng được thờ tự, người xây dựng công trình ............................................................................................................................................... 15 SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 2
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam 1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu 2. Địa điểm Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Từ thành phố Nam Định, qua cầu Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa biển lúa xanh rờn. 3. Niên đại, lịch sử hình thành và phát triển Căn cứ vào hai tấm bia đá thì chùa Keo ban đầu có tên là Thần Quang và có xuất xứ liên quan đến chùa Nghiêm Quang do thiền sư Không Lộ làm năm 1061 tại làng Giao Thủy- Nam Định, văn bia ghi lại như sau: “Nghiêm Quang Tự làm năm Tân Sửu (1061) đời vua Lý Thánh Tông. Năm 1167 vua Lý Anh Tông ban chiếu sửa chùa và đổi tên thành Thần Quang Tự”. Mô tả quang cảnh chùa Thần Quang thời Lý ở ấp Giao Thủy văn bia còn ghi lại: “nơi thờ Phật nước Nam đâu đâu cũng có, nhưng chỉ có chùa Thần Quang ở vùng Dũng Nhuệ, làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) là nơi danh thắng bậc nhất từ Bắc tới Nam: Phía chu tước (trước) dòng Xà Giang chầu vào bao la vạn khoảnh. Phía huyền vũ (sau) sông Hoàng Giang vòng lại mênh mông ngàn tầm. Bể Nam Hải uốn quanh từng khúc phô hình giải lụa xanh lam. Dây rừng cây tua tủa vươn cao như búi tóc mây sắc lục. Thật là một cõi Tây Trúc trong chốn Tùy Lâm vậy. Nào ngờ, nước sông lũ lụt tràn đầy, đến nỗi ngôi chùa trôi dạt”. Nhất định phải có người đại phúc đại đức, kết hợp với đại nhân duyên, đại lực lượng mới có thể xây dựng lại được. Căn cứ vào văn bia chùa Keo thì chùa Keo do một vị quan lớn thời Lê- Trịnh đứng ra khởi công xây dựng lại, đó là quận công Hoàng Nhân Dũng ở làng Tứ Quán, phủ Hải Thanh. Vì lúc bấy giờ đang có cuộc nội chiến Trịnh- Nguyễn nên chúa Trịnh chỉ cấp cho nhà chùa 100 cây gỗ lim còn tất cả vật liệu khác đều do SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 3
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam nhân dân tự đóng góp lên cả. Chính và vậy Hoàng Nhân Dũng đã phải mất 19 năm ròng đi vận động quyên góp (1611-1630), đến tháng 7/1630 ông đã mời được 42 hiệp thợ và khởi công công trình. Chỉ trong vòng 28 tháng toàn bộ công trình đã được khánh thành (11/1632). Trải qua gần 400 năm tồn tại, nhưng những công trình chính của chùa Keo như: tam quan, chùa Phật, gác chuông, v.v… vẫn còn gần như nguyên vẹn từ thời Lê Trung Hưng đến nay. Nó đã trở thành nét kiến trúc độc đáo góp phần làm phong phú hơn trong cơ cấu kiến trúc của Việt Nam. 4. Mục đích xây dựng, chức năng sử dụng T ín ngưỡng và nghi lễ tế thần trong lễ hội chùa Keo Mỗi ngôi chùa được xây dựng nên đều có những mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có đặc điểm chung đó là nơi để thờ tự và đưa con người trở về nơi thanh tịnh nhất của cuộc sống trần tục. Mọi người đến với chùa không có một chút gì ngăn cách về tinh thần, bắt đầu từ thể thức và mực thước của kiến trúc gợi nên vẻ đẹp uyên nhã, khơi dậy những tình cảm vuông tròn như trong nếp nghĩ và sự cầu mong của người nông dân Việt Nam là luôn luôn được mưa thuận gió hòa, là cuộc SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 4
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam sống sinh sôi nảy nở mẹ tròn con vuông, là sự sinh tồn lấy lẽ bao dung và đùm bọc làm thước đo chân lý. Bên cạnh đó chùa keo được xây dựng cũng là để mọi người có một chốn thiền bao la trong suy tưởng cốt tìm đến trí và tuệ để giải thoát cuộc đời bể khổ của con người mà họ phải gánh chịu trong đời thường. Hơn nữa chùa được xây dựng nên cũng là để tạo ra những truyền thống văn hóa của người việt với những hội hè, đình đám…và các nghi lễ, là nơi hội tụ nên các giá trị văn hóa cho tỉnh thái bình nói riêng và cho nền văn hóa việt nam nói chung. 1.4. Đặc điểm kiến trúc 1.4.1. Cách thức tổ chức mặt bằng Quần thể kiến trúc chùa keo được thiết kế theo kiểu “ Nội công ngoại quốc". đi qua một sân lát đá, tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa chạm rồng chầu (thế kỷ 16). Sau đó là chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Trong cùng là tòa gác chuông, nhà tổ và khu tăng xá. Toàn cảnh chùa Keo xây dựng thời đó gồm 21 công trình với 157 gian. SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 5
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 6
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam Hiện nay chùa Keo còn 17 công trình với 128 gian. Đó là các công trình kiến trúc chính như: chùa Phật, điện Thánh, gác chuông, hành lang và khu tăng xá, vườn tháp...Chùa xây dựng trên một vùng đất rộng 100.000 mét vuông, dài từ chân đê đến con ngòi của thôn Bồng Tiên, gồm nhiều cụm kiến trúc xếp theo một trục dài cao thấp khác nhau, kiến tạo nhiều lớp nhiều tầng. Vào chùa qua Tam quan ngoài, Tam quan trong gồm 3 lối đi, nhưng nó không thuần túy chỉ là cái cửa ra vào, mà nhiều tam quan còn là những kiệt tác kiến trúc. Hệ thống tam quan chùa Keo được chia thành hai hệ thống: Tam quan ngoại và tam quan nội. Từ mặt đê theo bậc tam cấp đi xuống, qua một khoảng sân rộng sẽ đến Tam Quan Ngoại. Đây là một ngôi nhà ba gian không có tường bao, không có cửa. Toàn bộ hệ thống công trình được nâng đỡ bởi 4 hàng cột gỗ lim vững chắc, nó tạo nên một không gian SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 7
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam mở, thoáng mát để du khách nghỉ chân trước khi vào lễ chùa. Quần thể kiến trúc bên trong chùa được thiết kế theo kiểu “nội nhị công, ngoại nhất quốc”.Khu thờ Phật có 3 tòa nhà: tòa Ông Hộ và tòa Tam Bảo nối với nhau qua tòa Ông Muống thành chữ công (I) thứ nhất (theo chữ Hán).Khu đền Thánh có 3 tòa: tòa Thiêu Hương và tòa Thượng Điện nối với nhau qua tòa Phụ Quốc tạo thành chữa Công (I) thứ hai.Hai dãy hành lang mỗi bên 33 gian nối qua hai tòa tả vu, hữu vu – gác chuông và Tam Quan Nội thành ô chữ Quốc bao bọc bên ngoài. Mỗi chữ Công thờ một thân chủ, chữ Công phía trước thờ Phật, chữ Công phía sau thờ Thiền sư Dương Không Lộ. Đó cũng là lối kiến trúc “Tiền Phật hậu Thánh”.Trong khu thờ Phật thì tòa Ông Hộ có 7 gian với tổng chiều dài 24m, rộng 6m. Người Hy Lạp xưa khi xây dựng các ngôi đền từ quan niệm các vị thần không tách biệt với đời đã lựa chọn độ hài hòa, có tỷ lệ không to quá, không nhỏ quá, giữ được nét thăng bằng giữa tính uy nghi và sự gần gũi. Mọi người đến với chùa không có một chút gì ngăn cách về tinh thần, bắt đầu từ thể thức và mực thước của kiến trúc gợi nên vẻ đẹp uyên nhã, khơi dậy những tình cảm vuông tròn như trong nếp nghĩ và sự cầu mong của người nông dân Việt Nam là luôn luôn được mưa thuận gió hòa, là cuộc sống sinh sôi nảy nở mẹ tròn con vuông, là sự sinh tồn lấy lẽ bao dung và đùm bọc chùa Keo đã mạnh dạn sử dụng mặt nước rộng ở cả 3 mặt trước và hai bên để thế chùa vừa mở rộng, vừa vươn cao trong ảo giác để hình bóng dáng chùa lẩn dần vào chiều sâu mặt nước, khiến cái ranh giới cụ thể nhằm đáp ứng tinh thần kín như văn bia Thần Quang Tự đã ghi: "Ngăn che khách trụ ghé nhòm" được xóa mờ với cảm giác bao la trong tâm tưởng khi muốn vươn tới chốn thiền. Ngoài cái sâu lắng trong tình cảm thẩm mỹ thì thực tại mặt nước soi bóng những hàng cây cổ thụ, bên nếp chùa có dáng thuyền rồng có những đường cong bờ nóc, như mãi lưu lại những vầng trăng khuyết là một thực tại cảnh quan như một nhà thơ về thăm chùa đã viết:"Rõ là cảnh đấy, người đây Chùa Keo ơi nước non nào nên duyên"Cũng giống như các chùa làng khác, bên ngoài là chữ Quốc, bao bọc bởi hai dãy hành lang bên SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 8
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam tả, bên hữu gồm 42 gian, phía nước là hai cổng vào tòa nhà Hộ, phía sau là nhà thờ Tổ và gác chuông. Bên trong là chữ Công, nhưng là chữ Công kép vì chùa thờ tiền Phật hậu Thánh. Cụm kiến trúc chữ Công phía trước là nơi thờ Phật còn cụm kiến trúc chữ Công phía sau là thờ Thánh Không Lộ. Không Lộ là người đã đi tu và khởi đầu xây dựng chùa từ thời Lý thế kỷ thứ 11. Giữa hai cụm kiến trúc thờ Phật, thờ Thánh có tòa Giá Roi. Tòa nhà này trang trí không nhiều nhưng có cấu trúc đơn giản, hợp lý, có độ dựng thẩm mỹ được tính toán từ những hài hòa của tỷ lệ. làm thước đo chân lý. , trong nguyên tắc bố trí mặt bằng theo nhịp điệu thay đổ i đúng mức, chỗ thì mở ra, chỗ thu hẹp vào rồi lại mở ra, tạo độ sâu trong không gian ngôi chùa, thu hút sự chú ý đến liên tục, gợi tạo sự phong phú của nội thất. Mặt bằng bên trong của ngôi chùa vẫn trong khiêm tốn về kích thước. Người Việt xưa trong những công trình kiến trúc của mình thường không ưa vẻ đồ sộ nhưng kiến trúc không nghèo nàn, vẫn dẫn ta từ không gian này đến không gian khác. Sự dãn cách của các công trình đã đạt được mục đích cố tình của nghệ thuật tổ chức không gian, làm không gian trong chùa không những có nhiều khu mà còn gợi ra khoảng không gian có nhịp điệu nhạc tính khi thưởng ngoạn. SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 9
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam 1.4.2. Cách thức tổ chức mặt đứng Thoạt đầu đứng từ bên ngoài nhìn thì đây là một ngôi nhà ba gian, có hiên có cửa đàng hoàng, nhưng khi lên hiên thì thấy ngôi nhà này chỉ có ba hàng cột, toàn SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 10
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam bộ cánh cửa, ngưỡng cửa lắp vào hàng cột cái, hàng cột cái này lại chọi thẳng vào nóc nhà. Đằng trước và đằng sau chỉ còn một hàng cột, hàng cột này vừa là cột hiên cũng vừa là cột quân. Vì vậy mà không có long, nhìn phía nào cũng chỉ thấy cửa, thấy hiên. Đó chính là lối kiến trúc theo thuyết “sắc sắc không không” của đạo Phật. Khu thờ Phật có 3 tòa nhà: tòa Ông Hộ và tòa Tam Bảo nối với nhau qua tòa Ông Muống thành chữ công (I) thứ nhất (theo chữ Hán).Khu đền Thánh có 3 tòa: tòa Thiêu Hương và tòa Thượng Điện nối với nhau qua tòa Phụ Quốc tạo thành chữa Công (I) thứ hai. từ mặt nền lên đến bờ nóc cao hơn 11m, được cấu trúc 3 tầng mái tạo dáng hài hòa to đẹp. Khung chịu lực chính là 4 cột lớn cao 5m, đường kính 0,6m đặt trên 4 tảng đá lớn chạm cánh sen thắt cổ đồng. Mỗi góc dựng một cột góc và hai cột hiên, liên kết bằng hệ thống xà ngang, xà nách, kẻ góc tạo thành khung gánh lực vững chắc. Mỗi tầng trên thu lại so với tầng dưới là 0,4m. Liên kết với tầng dưới qua hệ xà dầm. Riêng tầng 3 thu lại nhỏ hơn, không có cột thông xuống thềm tầng dưới. Các dàn đấu ăn mộng thước thợ với dầm tầng hai. Mộng đấu định vị mặt bằng tầng 3 tải trọng bộ mái tầng này. Mái tầng 3 khác với mái 2 tầng dưới, mái được làm dốc hơn, chiều dài phía trên của mái ngắn hơn chiều dốc. SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 11
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam Mặt cắt gác chuông chùa keo Từ trên cao nhìn xuống, gác chuông chùa Keo trông giống như mái nhà Rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Cấu trúc các tầng nhẹ nhàng, khỏe đẹp. Dưới hệ thống tàu mái của mỗi tầng xếp 84 cánh rui bay thành 3 tầng, 28 cum lớn liên kết với nhau bằng những thanh xà mảnh như dàn cánh tay đỡ mái. Hệ thống dàn rui bay này được được đặt trên dàn đấu củng đối trọng vào bên trong qua 3 hàng tay đòn thẳng gối tựa xà lách. Ba quả chuông đồng nặng gần 2 tấn treo chính tâm gác chuông cùng sức nặng của dàn mái tạo lực trọng trường kéo các mộng SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 12
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam luôn gắn kết chặt với nhau tạo thế vững chắc cho gác chuông.Nhờ tỉ lệ giữa các tầng cân đối, độ thu trả vừa phải giữa các tầng hiên, tầng mái, cự ly giãn cách giữa các cột chuẩn xác khỏe về lực, đẹp về dáng. 1.4.3. Hệ kết cấu Đây là một ngôi nhà ba gian không có tường bao,. Toàn bộ hệ thống công trình được nâng đỡ bởi 4 hàng cột gỗ lim vững chắc, nó tạo nên một có ba hàng cột, toàn bộ cánh cửa, ngưỡng cửa lắp vào hàng cột cái, hàng cột cái này lại chọi thẳng vào nóc nhà. Đằng trước và đằng sau chỉ còn một hàng cột, hàng cột này vừa là cột hiên cũng vừa là cột quân. Vì vậy mà không có long, nhìn phía nào cũng chỉ thấy cửa, thấy hiên. Đó chính là lối kiến trúc theo thuyết “sắc sắc không không” của đạo Phật, không gian mở. 1.4.4. Cách thức sử dụng vật liệu Được xây dựng dưới thời kì phát triển cực thịnh của Phật giáo (thời Lý – Trần), chùa Keo Thái Bình được đánh giá là “một kiệt tác nghệ thuật bằng gỗ, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỉ XVII. Bởi toàn bộ công trình đa phần đều được sử dụng bằng gỗ lim, bên cạnh đó cũng được sử dụng thêm vật liệu bằng cát, vữa và gạch, dùng để xây các khu nhà ở và tường bao, nền nhà…nói chung là tất cả những vật liệu này đều được sử dụng một các triệt để và tận dụng hết, dưới bàn tay và con mắt thẩm mỹ của các nhà kiến trúc, điêu khắc thì những vật liệu ấy đã tạo nên một chùa keo rất độc đáo và tiêu biểu. 1.5. Trang trí, màu sắc Chùa keo là một ngôi chùa độc đáo nên được trang trí và phối màu rất công phu, mỗi nơi trong chùa lại được trang trí theo một kiểu riêng,từ đó đã tạo nên sự khác lại của ngôi chùa này với tất cả những ngôi chùa khác. Đặc biệt bộ cánh cửa gian giữa Tam Quan, khi khép lại tạo thành một bức phù điêu hoàn chỉnh, chạm đề SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 13
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam tài “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt”. Chính giữa hai cánh cửa chạm một mặt nguyệt lớn, mỗi bên cánh cửa chạm một con rồng mẹ và một con rồng con, phía góc dưới chạm con nghê con tất cả đều đang hướng về mặt nguyệt. Bên cạnh đó Sự hài hòa còn được người nghệ nhân thể hiện ở chỗ: trên phiếm gỗ lim với độ chạm sâu không quá 3cm mà người nghệ nhân vẫn thể hiện rất chuẩn xác luật xa gần, tối sáng của nghệ thuật chạm trổ truyền thống. Thân rồng khúc ẩn khúc hiện, bầy rồng con xa con gần, quyện lấy nhau. Rồng mẹ đầu tóc dữ dội, thân uốn nhiều lần, rồng con dáng vẻ thảnh thơi núp sau bóng mẹ. Toàn bộ môi, râu, bờm rồng dường như bốc lửa. Mây ám thân rồng, chỗ bốc lên thành mây lửa, chỗ chúc xuống thành rừng giáo mác, thân rồng chìm trong biển lửa cháy rực. Đường chạm sắc sảo, nét khắc tinh vi, bố cục chặt chẽ khiến các con linh vật vốn không có thật trở nên sống động lạ thường. Trong khu thờ phật thì hệ thống chắn gió chỗ chạm rồng quỳ, chỗ chạm long ẩn, long ám, long quần. Rồng bay trên mây, rồng vui cùng nghê sấu. Nhiều tấm chắn gió chạm hoa văn sóng nước cuốn thành hoa dây, song cuốn thành hoa cúc, hoa sen, thành hình con Dơi theo kiểu “Ngũ phúc lâm môn” cách điệu. Các đầu dư bẩy, kẻ đều chạm rồng, những đầu rồng to khỏe, mắt tròn trợn ngược, nanh sắc như mác, miệng ngậm viên ngọc, râu bện vào nhau, tóc bờm vút về sau như thế rồng bay. So với những con rồng thời Nguyễn thì những con rồng thời Lê Trung Hưng lúc bấy giờ không có độ mềm mại, tinh xảo bằng. Nhưng nó cũng đã thể hiện được nét tư duy rất độc đáo của các nhà kiến trúc xưa. Và đi tiếp đến đèn thờ thánh, ta thấy trên bờ nóc chỗ trổ chìm, chỗ đắp nổi hoa chanh, bờ cánh chỗ tỉa chỗ thủng đường dây hoa thị. Xô hồi kìm nóc khá đẹp. Ngạc long ôm bờ nóc, râu bờm dựng đứng, nanh nhọn, mắt tròn, đuôi cuộn ngược. Trong khu đền Thánh, các tảng đá kê chân cột đều chạm cánh sen. Các đầu củng, chắn phong đều được chạm trổ hết sức công phu. Trên các chắn phong rồng SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 14
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam mẹ dắt díu đàn con vui đùa với thú. Thú cưỡi lưng rồng, thú túm râu rồng, thú đu trên chum mây lửa. Đặc biệt, ở đây tất cả các bẩy, kẻ đều có con sơn chống đỡ hai đầu. 42 con sơn ngoại chạm 42 con rồng với các dáng vẻ khác nhau, chỗ này rồng cuộn 4 vòng, 5 vòng quanh con sơn, chỗ kia rồng tì ngực vào cột dồn hết sức dơ đầu đỡ kẻ. 42 con sơn nội nhỏ hơn nhưng chạm trổ công phu hơn, cái thì chạm rồng bốc lửa đưa đầu đội bẩy, cái lại chạm rồng đang khom lưng uốn mình cõng đấu hoặc chạm nghê thần cõng kẻ, đội hoành, đạp đấu với đường chạm nét rất sắc sảo, tinh vi. Ý nghĩa văn hóa Những truyền thuyết liên hệ đến sự ra đời của công trình Chùa Keo được xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng, và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ.Nhưng lịch sử của ngôi chùa thì có bề dày đến hơn chín thế kỷ. Theo sách Không Lộ Thiền s ư ký ngữ lục, năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa và đến năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ quê cha đất tổ ra đi: một nửa dời về đông nam hữu ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Hành Thiện (nay thuộc tỉnh Nam Định); một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông bắc tả ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Thái Bình này. Những truyền thuyết liên hệ đến sự liên hệ đến các đối tượng được thờ tự, người xây dựng công trình Ở nước ta có không ít ngôi chùa thờ Thần ngay trong điện thờ Phật theo kiểu "tiền Phật hậu Thần" như chùa Láng, chùa Thầy, chùa Trăm Gian… đặc biệt khi SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 15
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam những vị thần ấy được tôn làm Thánh thì lễ hội càng trọng thể và hoành tráng hơn. Chùa keo cũng là một ngôi chùa theo kiểu "tiền Phật hậu Thần" - thờ Thiền sư Không Lộ Cuộc đời ông là một bí mật còn truyền lại muôn đời sau. Khi viên tịch, Thiền sư được đưa xá lợi về thờ ở chùa Nghiêm Quang, sau đổi thành chùa Thần Quang Tự (chùa Keo ở Vũ Thư - Thái Bình). Theo Ông Tô Văn Thiện, Viện nghiên cứu Phật giáo Việt Nam cho biết: Theo sách Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu, Thiền sư Không Lộ đời thứ 9 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Sư họ Dương, không biết tên thật là gì quê ở làng Hải Thanh. Gia đình thiền sư vốn làm nghề chài lưới, đến đời sư nặng khối tình nhân thế, ông bỏ đi theo đạo phật. Từ một ngư phủ ông theo Thiền s ư Lôi Hà Trạch xuất gia cùng làm bạn với các thiền sư Giác Hải và Từ Đạo Hạnh. Cũng theo truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian, con đường tu của Thiền s ư cũng gian nan lắm. Phong cách sư thoát tục, ăn mặc thế nào xong thôi, không vướng mắc vật chất thường tình. Sư tập trung cho việc thiền định. Trải bao năm tu hành, ăn cây mặc cỏ quên cả thân mình ông đã đắc đạo. Dân gian thành kính, tôn sùng những vị đại s ư thời ấy. Với họ có một pháp thuật huyền bí, hoá giải được mọi tai ương. Sau khi các đại sư này cùng phò giúp Lý Công Uẩn lên ngôi vua với những bài kệ (sấm ký) thì thân thế của thiền sư càng thêm thần kỳ. Tương truyền, sau khi đắc đạo sư có thể bay lên không trung, hoặc đi trên mặt nước giống như Sư tổ Đạt Ma. Thiền s ư đi vào rừng sâu, núi cao cọp thấy cũng phải cúi đầu, rông gặp cũng phải nép phục. Những pháp thuật của Thiền s ư không thể đo định được. Chẳng thế mà, như một người nhìn thấy trước tương lai, Thiền sư cùng với các Thiền sư khác đã nhìn nhận về sự ra đời của vương triều nhà Lý. ông cũng là biểu tượng cho sự giác ngộ. SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 16
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam Trong một lần gặp Đại đức Thích Thanh Trung ông cất giọng đọc một bài kệ của Thiền sư để khẳng định sự toả sáng giác ngộ (sự chứng ngộ - theo ngôn từ nhà Phật). Bằng giọng sang sảng Đại đức cất giọng đọc: "Trạch đắc long xà địa khả cư Dã tình chung nhật lạc vô dư Hữu thời trực thường cô phong đỉnh Trường khiều nhất thanh hàn thái hư". Sau này nhà văn Ngô Tất Tố đã dịch bài kệ này như sau: "Lựa nơi rồng rắn đất ưu người Cả buổi tình quê những mảnh vui Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm Một hơi sáo miệng, lạnh bầu trời". Tôi là người ngoại đạo nên không thể hiểu tư tưởng của Thiền sư. Đại đức cắt nghĩa bài kệ là con đường tu của vị Thiền sư, đạt đến đỉnh núi của sự giác ngộ. Ngàn năm sau, đọc bài kệ cảm khái của Thiền sư Không Lộ tăng giới vẫn còn cảm khái. Vượt thẳng lên đỉnh núi cao cô quạnh Thiền sư là biểu tượng sự chứng ngộ, chân lý giải thoát, đỉnh cao của giác ngộ. Chứng ngộ thiền là sự chứng ngộ nội tâm mình, người tu thiền phải tự tin ở chính mình, tự đốt đuốc soi lối tìm đường mà đi và kiên định con đường mình đã chọn để tìm ra chân lý, đạt đến giác ngộ. Từ chứng ngộ được Phật tính mà người tu thiền phải vượt qua để đạt đến ngã không, nhân không, vật không. Khi đã đến đỉnh cao của sự chứng ngộ thì cái bản thể nhỏ bé của mình đã hoà đồng vào vạn vật, trở thành một tế bào của vũ trụ... "Từ trên đỉnh cô phong giữa cõi thái hư âm u, lạnh lẽo ấy Thiền sư đã cất tiếng kêu ngân dài trong trạng thái sảng khoái, tâm chứng ngộ Phật pháp giữa hư không mênh mông, tịch mịch ấy đã vang vọng, sưởi nồng biết bao sinh linh của mọi vậ t SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 17
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam và con người hiệu hữu tạm thời ở cõi vô thường này", ông Tô Văn Thiện khẳng định. Sử sách còn ghi lại, ngày 3 tháng 6 năm Hộ Trường Khánh thứ 10 (1119) đời Lý Nhân Tông, Thiền sư Không Lộ viên tịch. Theo các sư tăng thời nay, khi ấy môn đồ của Thiền sư đã làm lễ hoả táng, thu xá lợi Phật, xây tháp thờ ở trước chùa Nghiêm Quang là nơi sư trụ trì. Tuy nhiên, cũng có một truyền thuyết dân gian còn được lưu lại nơi chùa Keo (Vũ Thư - Thái Bình) kể rằng trước khi viên tịch, Ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biến thành tượng. Thánh tượng ngày nay còn lưu giữ trong hậu cung quanh năm khóa kín cửa. Cứ 12 năm một lần, làng Keo lại cử ra một người hội chủ và bốn viên chấp sự để làm lễ trang hoàng tượng Thánh. Những người này phải ăn chay, mặc quần áo mới, họ rước thánh tượng từ cấm cung ra rồi dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm và tô son lại cho tượng Thánh. Công việc này phải làm theo một nghi thức được quy định rất nghiêm ngặt, những người chấp sự phải tuyệt đối giữ kín những gì đã thấy trong khi trang hoàng tượng Thánh. Theo sách Không Lộ Thiền sư ký ngữ lục, năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự. Đứng soi mình xuống hồ nước phẳng lặng giữa một không gian thoáng đãng, chùa Keo không chỉ lưu giữ nhiều di vật quý giá mà còn chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời Thiền s ư Không Lộ. Nơi đây, vẫn còn những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư như một bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà người ta kể lại rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 18
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam những năm tháng tu hành. Ngàn năm đã trôi qua, dấu tích của Thiền sư Không Lộ vẫn còn lưu lại tại ngôi chùa khi xưa sư trụ trì. Nhiều vị cao tăng ngày nay khẳng định, Thiền s ư đã để lại cho hậu thế một tấm lòng bao dung vị tha, dùng ngôn ngữ của bậc giác ngộ để chuyển hoá tâm thức chúng sinh. 1.5.1. Ý nghĩa của các hình thức kiến trúc trang trí… Chùa keo Thái Bình mặc dầu có tới hai tam quan: tam quan ngoại và tam quan nội, nhưng kiến trúc các tam quan này chỉ được thiết kế theo dạng thông thường còn các họa tiết chạm rồng chỉ nhìn thấy trên các thành phần kiến trúc gỗ, bộ đôi cánh cửa thì hoàn toàn để trơn, không có chạm khắc. Có thể nói, bộ cửa gỗ chạm rồng của chùa Keo Thái Bình đã ghi nhận một dấu tích nghệ thuật đặc sắc của thời Lê Trung Hưng. Mỗi cánh cửa cao 2m, rộng 2,6m, dài 1,2m với bốn dìa cánh không chạm hoa văn, coi như làm khung cho cả bức chạm công phu. Trung tâm của bức chạm này là một đôi rồng, mà khi khép hai cánh cửa lại, thì chúng cùng chầu vào một mặt trời ở giữa. Hình tượng rồng với khuôn mặt dữ tợn, dáng dấp khỏe mạnh, uy nghiêm không được bố cục tách biệt mà lẩn dưới làn văn mây, quyện với các hình mây đao cách điệu từ râu và bờm rồng, khiến con vật linh thiêng như lúc ẩn lúc hiện trong những nhịp sóng mây chuyển động. Dưới chân đôi rồng lớn có đôi lân và những hạt ngọc tròn; đối xứng hai phía bên trên của bộ cửa còn có đôi rồng nhỏ hơn với thế cuộn mình khá phức tạp, được chạm tương đối biệt lập, như thể chúng được tạo ra để lấp vào chỗ trống. Nhưng nhìn kỹ, đôi rồng này đã khiến cho đôi rồng lớn cuộn thành một hình lá đề lớn chính giữa khuông cửa, phù hợp với tinh thần Phật giáo của ngôi chùa và đồng thời bức chạm như đã được mở ra những tầng không gian xa gần, cao thấp. Có lẽ do sự độc đáo duy nhất của bộ của này, nên trong lần trùng tu trong những năm đầu thế kỷ XX, bộ cửa chùa Keo Thái Bình đã được mang về bảo tàng Mỹ thuật để bảo quản, còn bộ cửa hiện tại đang dựng ở chùa là một bản sao gần đúng. SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 19
- GVHD: Trần Đức Quang Lịch sử kiến trúc Việt Nam Sự xuất hiện của hình tượng rồng ở bộ đôi cánh cửa tam quan không đơn thuần là để kiến tạo một vẻ đẹp trong kiến trúc mà chúng còn mang một ý nghĩa khác đó là chứng tỏ đặc ân của ngôi chùa thờ vị thánh có ơn với vua. Bởi lẽ chỉ có những di tích liên quan đến vua và hoàng tộc thì hình tượng rồng mới được đặt ở một vị trí quan trọng như vậy. Hơn nữa, mảng chạm rồng trên bộ cửa chùa Keo lại là mảng chạm lớn nhất trong số những di vật lịch sử còn để lại đến ngày nay. Nếu so sánh nó với các bộ cửa như chùa Phổ Minh, đền nhà Trần ở cửa cung Trùng Hoa, thì thấy về kích thước, qui mô và mức độ chạm khắc tinh xảo của bộ cửa Tam quan chùa Keo có thể được xem là một kiệt tác. Nó cũng đã có những sự kế thừa nhất định từ bộ cửa chùa Phổ Minh như là lối cuộn hai hình tượng con rồng trung tâm vào với dạng thức lá đề. Cho dù kế thừa, nhưng cái ý muốn của các nghệ nhân là tìm đến một sự hòa hợp cho toàn bộ bức chạm đã khiến hệ thống mây đao mác trở thành nét chính để tăng thêm cho tính chất siêu thực và uy quyền của các con vật linh được thể hiện ở đây. Xét riêng về hình tượng rồng, sự biến chuyển của các cấu trúc hình sin kiểu rồng thời Lý-Trần sang lối cấu trúc tự do hơn thời Lê Trung Hưng đã tạo nên cho biểu tượng này những dạng thức, ý nghĩa khác. Bờm và râu rồng cũng theo đó mà không còn giữ điệp khúc dạng hình sin với mục đích tạo nên sự chuyển động thoăn thoắt, mà thay vào đó là sự hóa mây, hóa đao mác, khiến con rồng thế kỷ XVII tĩnh tại hơn nhưng cũng đầy tính thị uy hơn được bộc lộ ra. Thêm vào, giai đoạn này sự phát triển của đình làng đã khiến cho biểu tượng rồng không còn có nghĩa thuần túy là tượng trưng cho vua nữa. Nó có thể tượng trưng cho một thế lực phong kiến nói chung. Trở lại với hình tượng rồng trên bộ cửa gỗ tam quan chùa Keo, ta cũng có thể làm sự so sánh đối chiếu với một dạng thức tam quan khác có c ùng niên đại thế kỷ XVII, như tam quan đình So. Cũng là rồng chạm mảng lớn ở tam quan, nhưng rõ ràng đã có sự “kính nhi viễn chi” khi mảng chạm này chỉ được đặt ở khuông trên SVTH: Trương Quang Phương lớp: 08cvhh Trang: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Một số kiến nghị nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận đón tiếp tại khách sạn Sofitel Vinpearl Resort&Spa
68 p | 199 | 64
-
LUẬN VĂN:Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào
88 p | 202 | 57
-
Luận văn: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
110 p | 177 | 28
-
luận văn: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ LỰC LƯỢNG VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở TỈNH CAO BẰNG (1941-1945)
145 p | 144 | 26
-
Luận văn: Công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên từ 1939 đến 1945
91 p | 182 | 22
-
luận văn:TỈNH HOÀ BÌNH TRONG CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG VÀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945)
118 p | 101 | 19
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Hoàn thiện pháp luật về báo chí ở Việt Nam hiện nay
30 p | 105 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học: Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định
17 p | 137 | 18
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam hiện nay
32 p | 122 | 15
-
Luận án tiến sĩ Lịch sử: Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
272 p | 71 | 13
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế bài tập Lịch sử lớp 10 trên cơ sở vận dụng thuyết đa trí tuệ cho học sinh THPT (Áp dụng phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX)
126 p | 37 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ học: Quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III
113 p | 32 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996-2006)
44 p | 116 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Việt Nam học: Xây dựng chương trình du lịch đặc thù cho Thành phố Hưng Yên
103 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Sử dụng tranh cổ động trong dạy học Lịch sử Việt Nam ( 1946 – 1954) ở trường Trung học phổ thông
133 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông
121 p | 35 | 4
-
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Trí thức Việt Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
25 p | 56 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn