intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình

Chia sẻ: Pham Ly | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

117
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời đại ngày nay, thời đại của nền thông tin khoa học - kỹ thuật, nền kinh tế - xã hội cũng như khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới đạt đến thành tựu rực rỡ. Để đưa đất nước ta từng bước tiến kịp cùng với họ đòi hỏi các nhà quản lý phải phát huy vai trò lãnh đạo của mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Trong cơ chế hiện nay, yêu cầu người quản lý phải luôn luôn làm việc có kế hoạch. Trước khi làm một công việc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình

  1. LUẬN VĂN: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình
  2. Phần 1: mở đầu 1-/ Lý do chọn đề tài: 1.1. Lý luận: Thời đại ngày nay, thời đại của nền thông tin khoa học - kỹ thuật, nền kinh tế - xã hội cũng như khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới đạt đến thành tựu rực rỡ. Để đưa đất nước ta từng bước tiến kịp cùng với họ đòi hỏi các nhà quản lý phải phát huy vai trò lãnh đạo của mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Trong cơ chế hiện nay, yêu cầu người quản lý phải luôn luôn làm việc có kế hoạch. Trước khi làm một công việc gì phải lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể, từ đó thực hiện theo kế hoạch đã định. Khi nghiên cứu về kế hoạch các nhà khoa học đã khẳng định: “Xây dựng kế hoạch có một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến công việc; “không có kế hoạch một doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ như con thuyền không lái, chỉ chạy vòng quanh”, lập kế hoạch sơ sài có lẽ vẫn là nguyên nhân gây ra nhiều thất bại trong quản lý”. (7 - Trang 119). Trong hệ thống xã hội ngành giáo dục là một bộ phận quan trọng xã hội. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo những con người có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực đáp ứng nền sản xuất mới của xã hội. Đảng ta coi trọng con người - coi “nguồn lực người là quý báu nhất, có vai trò quyết định,.... (2 - Trang 9) cũng chính là coi trọng giáo dục và đào tạo. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học là một bộ phận và là bộ phận quan trọng nhất có tính chất nền tảng. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên dành cho tất cả mọi người dân ở khắp mọi miền đất nước, là bậc học tạo cơ sở ban đầu để thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, tạo nguồn nhân lực con người cho xã hội. Như vậy, nhất thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Muốn nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của bậc tiểu học thì việc xây dựng kế hoạch nói chung và kế hoạch năm học nói riêng là công việc hết sức quan trọng và cần thiết.
  3. Trong quản lý trường học bản kế hoạch năm học được xem như là một cương lĩnh hoạt động trong năm học của nhà trường. Trong chu trình quản lý thì xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên và cũng là chức năng nền tảng. Nếu xây dựng một bản kế hoạch chặt chẽ, phù hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách khoa học sẽ hạn chế sự bất ổn định trong quá trình tổ chức, giúp cho người Hiệu trưởng nhìn thấy những thay đổi từ bên ngoài, tạo khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, tập trung được sự cố gắng của mọi người vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học. Khi có kế hoạch sẽ giúp cho Hiệu trưởng dễ dàng thực hiện các chức năng quản lý khác. Có thể nói rằng tính kế hoạch là đặc điểm của quản lý, có kế hoạch là nguyên tắc của quản lý, quản lý bằng kế hoạch là phương pháp chủ đạo của quá trình quản lý. Mục đích của quản lý trường học là nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động của nhà trường, trong đó dạy và học là hoạt động chủ đạo. Để hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải tổ chức xây dựng một bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường, yêu cầu của ngành và thực tế địa phương nơi trường đóng, bản kế hoạch có khả năng thực thi cao. 1.2. Thực tiễn: ở trường tiểu học, muốn nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có nhiều yếu tố tác động như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sự quan tâm của ngành và chính quyền địa phương,... trong đó, vai trò lãnh đạo của người Hiệu trưởng là quan trọng nhất. Người Hiệu trưởng giỏi tất yếu bộ mặt nhà trường sẽ có những tiến bộ rõ rệt. Người Hiệu trưởng muốn quản lý tốt thì luôn luôn phải có kế hoạch và làm việc theo kế hoạch. Trong từng năm học, việc xây dựng kế hoạch ngay từ đầu sẽ giúp người Hiệu trưởng định hướng trước được những công việc sẽ làm, phải làm, ai làm, thời gian bao lâu,... Làm như vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, người Hiệu trưởng cũng như đội ngũ cán bộ giáo viên khỏi bị bất cập và không bị bỏ sót một công việc nào hoặc làm qua loa vì không có thời gian. Xây dựng kế hoạch năm học là biện pháp tốt nhất góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Nhưng qua tìm hiểu thực tế ở một số trường tiểu học hiện nay thì việc xây dựng kế hoạch năm học chưa được quan tâm đúng mức. ở các trường tiểu học hiện nay, Hiệu trưởng tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch năm học
  4. nhưng vì chưa nắm chắc lý luận nên một số Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chưa tuân theo các nguyên tắc và quy trình của nó. Do đó bản kế hoạch phần lớn là sản phẩm riêng của Hiệu trưởng chứ chưa tập trung được trí tuệ của tập thể dẫn đến nội dung kế hoạch ít mang tính khả thi, chất lượng hoạt động của nhà trường không cao, chỉ mang tính bề nổi, không đi vào chiều sâu. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Đó là câu hỏi khiến chúng tôi băn khoăn và suy nghĩ, mong tìm được giải pháp hữu hiệu để khắc phục nó. Sau thời gian nghiên cứu lý luận, mặc dù kinh nghiệm của bản thân còn ít ỏi sự hiểu biết còn hạn chế nhưng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm ra biện pháp xây dựng kế hoạch năm học một cách hợp lý. 2-/ Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học hiện nay, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra một số mặt tích cực và hạn chế, từ đó tìm ra một số biện pháp giải quyết cho phù hợp. 3-/ Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về kế hoạch và kế hoạch hoá, tìm hiểu thực tế việc xây dựng kế hoạch năm học ở một số trường tiểu học ở địa phương, rút ra những ưu điểm, nhược điểm. Phân tích những ưu, nhược điểm đó và đề xuất một số biện pháp khắc phục nhược điểm trong việc xây dựng kế hoạch năm học. 4-/ Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian hạn chế nên đề tài này chỉ nghiên cứu vấn đề xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình. Ngoài ra còn tham khảo thêm ở một số trường lân cận. 5-/ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về “Biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình”.
  5. 6- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 6.2. Phương pháp đàm thoại trực tiếp, phỏng vấn. 6.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu. 6.4. Phương pháp phân tích, so sánh. 6.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 7-/ Kế hoạch thời gian: Từ: 14/2 đến 28/2 : Thu thập và xử lý các số liệu, thông tin. 29/2 đến 05/3 : Viết đề cương chi tiết. 06/3 đến 20/3 : Viết lần 1. 21/3 đến 30/3 : Viết lần 2. 31/3 đến 07/4 : Viết lần 3. 8-/ Cấu trúc nội dung: Phần 1: Mở đầu. Phần 2: Nội dung. Chương 1: Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. Chương 2: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão. Chương 3: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học. Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
  6. Phần 2: nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài 1-/ Khái niệm, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kế hoạch và kế hoạch hoá: Như chúng ta đã biết, sự phát triển có kế hoạch, cân đối là một trong các quy luật đặc thù hết sức quan trọng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hệ thống giáo dục là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân cho nên hệ thống giáo dục cũng cần được phát triển một cách có kế hoạch giáo dục là một chức năng cơ bản rất quan trọng của quản lý giáo dục và là cơ sở của quản lý giáo dục. Đường lối giáo dục vạch ra các mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát, kế hoạch giáo dục có nhiệm vụ diễn tả các nhiệm vụ và mục đích đó thành mục tiêu cần đạt tới trong từng thời kỳ. Song mọi kế hoạch đều mang tính “tác chiến” nên nội dung kế hoạch không chỉ bao gồm mục tiêu mà phải bao gồm cả phương tiện, biện pháp thức hiện để đạt được mục tiêu đó. Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa về kế hoạch và kế hoạch hoá một cách ngắn gọn như sau: “Kế hoạch hoá trong giáo dục, với nghĩa rộng nhất là áp dụng việc phân tích hệ thống và hợp lý các quá trình phát triển giáo dục với mục đích làm cho giáo dục đạt được các kết quả và có hiệu quả hơn, phù hợp với những yêu cầu và nhiệm vụ của người học và xã hội đặt ra”. (8). Có nhiều cánh định nghĩa khác nhau về kế hoạch và kế hoạch hoá nhưng nói một cách chung nhất thì kế hoạch chính là dự kiến những việc cần làm, ai làm, làm bằng cách nào, vào thời gian nào,... sao cho hiệu quả công việc đạt tới mức cao nhất. Kế hoạch là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng của chu trình quản lý. Chu trình đó được thể hiện qua sơ đồ sau: Lập kế hoạch Kiểm tra I Tổ chức Chỉ đạo
  7. I: Thông tin Theo sơ đồ ta thấy, kế hoạch là chức năng đầu tiên của chu trình quản lý. Nó có mối quan hệ mật thiết với các chức năng khác tạo nên một chu trình khép kín từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Trong quản lý kinh tế cũng như trong quản lý giáo dục, kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng. Không thể quản lý tốt nếu không có kế hoạch. Nhiều lý thuyết gia cho rằng: “Kế hoạch là cái khởi nguyên của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Họ ví kế hoạch như một chiếc đầu tàu kéo theo các toa “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra” hoặc như cái thân cây sồi trên đó có các chức năng “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra” đam cành, kết nhánh”. Có thể sự ví von đó hơi quá nhưng nếu không có kế hoạch thì người quản lý sẽ không biết tổ chức nhân sự và các nguồn lực khác như thế nào, không biết chỉ dẫn, lãnh đạo người thuộc quyền mình ra sao để đạt được kết quả như mong muốn. Không có kế hoạch không thể xác định đúng mục tiêu cần đạt và sự kiểm tra sẽ trở thành vô căn cứ. Có thể nói kế hoạch có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn, cả tầm vĩ mô và vi mô trong quản lý. Kế hoạch là chức năng cơ bản, quan trọng và cũng là một chức năng bắt buộc trong quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Trong trường học, muốn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục - đào tạo thì quản lý không thể không có kế hoạch. Kế hoạch giáo dục phổ thông nhằm mục tiêu xây dựng nền tảng dân trí của đất nước, cung cấp giáo dục cơ bản cho mọi người dân. Việc xây dựng kế hoạch nhằm để phối hợp các hoạt động trong tổ chức trường học khẳng định sự phát triển của một tổ chức trong tương lai, đảm bảo cơ sở hợp lý cho hoạt động của tổ chức, kế hoạch được xem là một công cụ quản lý. Chính bản kế hoạch là quyết định đầu tiên của người quản lý để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo. Kế hoạch giúp người quản lý hạn chế sự bất ổn định trong hệ thống trước những thay đổi của mục tiêu, tạo khả năng thực hiện công việc một cách kinh tế, tập trung sự cố gắng của mọi người vào mục tiêu và tạo điều kiện tối đa cho người quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động của mọi người. Khi xem cấu trúc hoạt động của trường phổ thông theo quan điểm hệ thống, ta thấy ở trường phổ thông bao gồm các thành tố sau:
  8. 1. Mục đích. 5. Giáo viên. 2. Nội dung. 6. Học sinh. 3. Phương pháp. 7. Cơ sở vật chất. 4. Phương tiện. 8. Kết quả. Các thành tố này tạo thành một hệ thống toàn vẹn, chúng tác động và bổ sung cho nhau theo một quy luật nhất định. Muốn hoàn thành các mục tiêu giáo dục thì phải điều hành tốt các hoạt động của các thành tố trên cơ sở các mối quan hệ chặt chẽ có tác động hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch được xem là một chức năng nền tảng nhằm định hướng cho quản lý giáo dục đi đến đích và đạt được kỳ vọng như mong muốn. 2-/ Các nguyên tắc của kế hoạch: Nguyên tắc là điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm. Để kế hoạch có hiệu quả cần tuân theo những nguyên tắc sau: 2.1. Nguyên tắc kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội (nguyên tắc tính Đảng). Kế hoạch hoạt động của nhà trường phải phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng về Giáo dục và đào tạo. Khi xây dựng kế hoạch phải bám sát hệ thống mục tiêu phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhất là mục tiêu của ngành giáo dục. Nội dung của bản kế hoạch phải làm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tuân theo sự lãnh đạo của cấp trên, dựa vào thực tế địa phương, bám sát mục tiêu phát triển của địa phương của ngành. 2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ: Nguyên tắc này vừa thể hiện tính làm chủ của dân, vừa thể hiện sự lãnh đạo của Đảng. Với cơ chế: Đảng lãnh đạo, dân làm chủ, chính quyền quản lý, đây là nguyên tắc quản lý xã hội chủ nghĩa. Dân chủ trên cơ sở pháp luật, tập trung nguồn quản lý, chỉ đạo theo cơ chế thị trường.
  9. Trong việc xây dựng kế hoạch năm học, để đảm bảo nguyên tắc này người Hiệu trưởng phải tranh thủ ý kiến đóng góp của tập thể sư phạm, tôn trọng ý kiến của họ, khai thác trí tuệ của họ nhằm làm cho bản kế hoạch có chất lượng hơn. 2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn: Tính khoa học là thuộc tính cơ bản của kế hoạch. Vì vậy bản kế hoạch phải xây dựng sao cho khoa học tức là phải rõ ràng, dễ thực hiện, phù hợp với định hướng phát triển giáo dục chung của xã hội và tình hình địa phương, nhà trường. Các biện pháp đưa ra để thực hiện các mục tiêu phải vừa vận dụng các thành tựu khoa học - công nghệ nhưng phải phù hợp với thực tế của nhà trường và địa phương, khi đó kế hoạch mới mang tính khả thi cao. 2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cân đối, thống nhất và ưu tiên nhiệm vụ trọng tâm: Nội dung bản kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo tính cân đối, thống nhất giữa các mục tiêu và các biện pháp thực hiện. Khi xây dựng kế hoạch phải xác định các mục tiêu: Mục tiêu ưu tiên, mục tiêu lâu dài, nhiệm vụ trọng tâm cần ... Phải sắp xếp nó một cách hợp lý, chặt chẽ, logic. Dành thời gian và kinh phí phù hợp cho việc thực hiện từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. 2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển: Khi xây dựng một bản kế hoạch người Hiệu trưởng phải dựa trên những thành tựu đã đạt được trong những năm qua để làm cơ sở, căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch trong những năm tiếp theo. Kế hoạch năm sau phải phát triển những thành tựu của năm trước lên một mức cao hơn. 2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lệnh và tính linh hoat, mềm dẻo: Kế hoạch được xem là một quyết định quản lý hành chính tổng hợp. Vì vậy, mọi nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch đều phải mang tính pháp chế, bắt buộc đối với người thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tuỳ tình hình thực tế để có sự điều chỉnh linh hoạt trong khả năng cho phép, nhằm thực hiện có hiệu quả các công việc của nhà trường. 2.7. Nguyên tắc đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả:
  10. Khi xây dựng kế hoạch, người Hiệu trưởng cần chú ý tính toán đến tính kinh tế và tính hiệu quả của nó. Các biện pháp đề ra để thực hiện mục tiêu cần hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí nhưng phải đạt kết quả tối ưu. Trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch, người Hiệu trưởng cần chú ý đến các nguyên tắc, áp dụng trong từng điều kiện cụ thể để phát huy vai trò của bản kế hoạch. 3-/ Các giai đoạn xây dựng kế hoạch: 3.1. Tiền kế hoạch: Đây là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch, ta cần phải tiến hành các bước sau: - Xác định thủ tục xây dựng kế hoạch. - Thành lập ban xây dựng kế hoạch. Ban này có thể khởi thảo hoặc tập hợp kế hoạch của các bộ phận trong trường. - Thu thập và xử lý các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch. 3.2. Dự báo, chẩn đoán: Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch, ở giai đoạn này gồm các công việc sau: - Phân tích, đánh giá tình hình thực trạng của nhà trường để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nguồn lực của nhà trường. - Phân tích tình hình môi trường xã hội để biết được các cơ hội cần tận dụng và các nguy cơ, thách thức cần tránh. - Trên cơ sở đó, dự đoán chiều hướng phát triển về các chỉ tiêu cần có trong kế hoạch. 3.3. Xây dựng kế hoạch sơ bộ: Đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì đây là tiền đề của bản kế hoạch chính thức. Giai đoạn này gồm các công việc sau:
  11. - Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của nhà trường trong từng thời điểm cụ thể. - Xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch như nhân lực, phương tiện, thiết bị, tài chính. - Dự thảo các phương án, dự án về kế hoạch. 3.4. Xây dựng kế hoạch chính thức: - Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ, xây dựng kế hoạch chính thức. Có thể chọn một trong các phương án hoặc tổng hợp các phương án đã dự định. - Cho thảo luận tập thể (cán bộ cốt cán, toàn thể cán bộ, nhân viên, giáo viên của trường. Có thể thông qua đại hội cán bộ công nhân viên chức đầu năm học). - Trình cấp trên (phòng Giáo dục, chính quyền địa phương,...) xét duyệt. - Lập chương trình hành động. Bước này bao gồm các công việc cụ thể: + Phân tích thời gian thực hiện. + Phân công người phụ trách. + Phân bổ ngân sách cho các mục tiêu. + Lập kế hoạch hỗ trợ và kế hoạch điều hành của người quản lý. - Phân bổ ngân sách cho các mục tiêu và đặt mức ưu tiên cho các mục tiêu. - Thông qua bản nội dung kế hoạch năm học trước hội đồng sư phạm để thống nhất thực hiện. 4-/ Kế hoạch năm học: Trong trường tiểu học, kế hoạch năm học là bản kế hoạch quan trọng nhất vì nó hội tụ đầy đủ nội dung của mọi hoạt động trong nhà trường. Có thể nói kế hoạch năm học là kế hoạch mẹ của tất cả các loại kế hoạch khác trong năm học. Kế hoạch năm học bao gồm hệ thống m ục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường cùng các biện pháp, giải pháp và điều kiện để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó. Nói một cách cụ thể hơn, kế hoạch năm học là hệ thống chương trình hành động trong năm học của nhà trường. Chính vì vậy, khi xây
  12. dựng kế hoạch năm học cần dựa trên các căn cứ cụ thể, sát thực có ảnh hưởng đến chương trình hoạt động trong năm học của nhà trường. * Căn cứ để xây dựng kế hoạch: - Căn cứ vào đặc điểm, tình hình địa phương nơi trường đóng. - Căn cứ vào Chỉ thị, Nghị quyết, Văn bản hướng dẫn của Đảng và chính quyền cấp trên theo ngành và lãnh thổ. - Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học trước và điều kiện hiện có (như đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, nguồn tài chính) của nhà trường. - Căn cứ vào kế hoạch phát triển dài hạn của nhà trường và địa phương. - Căn cứ vào nhu cầu học tập của địa phương. * Phương pháp xây dựng kế hoạch năm học: - Phương pháp cân đối: cân đối giữa nhu cầu giáo dục, khả năng thực hiện nhu cầu đó của nhà trường và địa phương. - Phương pháp tỷ lệ cố định: lấy một tỷ lệ nào đó, coi nó làm cố định để lấy tỷ lệ tương quan. Khi xây dựng kế hoạch năm học cần phối hợp sử dụng các phương pháp sao cho bản kế hoạch có chất lượng cao và có khả năng thực thi nhất. Trên đây là những nét chính về cơ sở lý luận của công tác kế hoạch nói chung và kế hoạch trong nhà trường tiểu học nói riêng. Đó là cơ sở và chỗ dựa cho việc phân tích và đánh giá thực trạng về công tác xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học hiện nay. Chương 2 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình
  13. 1-/ Đặc điểm tình hình chung: 1.1. Tình hình địa phương: Bố Trạch - Quảng Bình thuộc một vùng miền Trung, khí hậu khắc nghiệt - nắng lắm, mưa nhiều - địa bàn ít thuận lợi có cả miền núi và miền biển. Hoàn Lão là một thị trấn huyện lỵ, huyện Bố Trạch, là nơi trung tâm kinh tế - văn hoá của huyện. Hoàn Lão nằm dọc quốc lộ 1A, cách thị xã Đồng Hới 17 km về phía Bắc. Hoàn Lão tách ra khỏi xã Trung Trạch từ năm 1986. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước, người dân Hoàn Lão đã kiên cường bám đất bám làng, đánh giặc đến cùng, tất cả vì kháng chiến, với khẩu hiện “xe chưa qua, nhà không tiếc”. Tinh thần đánh giặc cứu nước của người dân Hoàn Lão đã được Nhà nước ghi nhận và phong tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang”. Hiện nay, trong cơ chế mới, nhân dân Hoàn Lão vẫn luôn luôn cố gắng, phấn đấu, không ngừng có những bước tiến mới. Địa bàn thị trấn Hoàn Lão có 12 tiểu khu, với diện tích 514,82 ha, có 1.555 hộ gia đình. Tổng số dân là 6.730 người, trong đó có 2.060 người đang trong độ tuổi lao động. Trên địa bàn thị trấn có một chợ huyện nên dân cư ở nhiều nơi tập trung về đây làm ăn sinh sống. Dân ở đây sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưng chủ yếu là nông nghiệp, buôn bán, dịch vụ và cán bộ công nhân viên Nhà nước, số cán bộ nghỉ hưu cũng khá đông. Cuộc sống của người dân tương đối ổn định song bên cạnh đó vẫn còn có một số hộ nghèo. Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 1999 là 3,8 triệu đồng. Tuy đời sống chưa cao nhưng nhân dân ở đây rất hiếu học, lãnh đạo của địa phương cũng rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, chăm lo vun đắp cho giáo dục xã nhà phát triển. Cho đến nay trên địa bàn thị trấn có 1 trường trung học phổ thông, 1 trường trung học cơ sở, 2 trường tiểu học và 2 trường mầm non. Trong đó có 1 trường mầm non đạt trường chất lượng cao của tỉnh, 1 trường tiểu học đã được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000, trường tiểu học còn lại và trường trung học cơ sở đang tiếp tục xây dựng để đạt chuẩn. Chất lượng giáo dục hàng năm ở các trường đều cao. Hàng năm có rất nhiều học sinh thi học sinh giỏi huyện và tỉnh đạt giải, rất nhiều học sinh trung học phổ thông thi đỗ vào các trường đại học.
  14. Có thể nói Hoàn Lão có truyền thống hiếu học từ lâu. Ngày nay, trong cơ chế mới, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chắc chắn Hoàn Lão có nhiều triển vọng phát triển sự nghiệp giáo dục . 1.2. Tình hình nhà trường: Trường tiểu học số 2 Hoàn Lão mới được thành lập cách đây chưa đầy 2 năm (trường có Quyết định thành lập ngày 28/8/1998). Trường được tách ra từ trường tiểu học Hoàn Lão trước đây (nay là trường tiểu học số 1 Hoàn Lão). Trường có diện tích 2.400 m2. Khi mới về nhận trường, cơ sở vật chất của nhà trường chỉ có được một dãy nhà 2 tầng được xây dựng theo dự án của ODA tài trợ cùng với bàn ghế, bảng đen trang bị ở trong phòng học . Ngoài ra các cơ sở vật chất khác đều không có. Khu vực nơi trường đóng là một vùng đất khá thấp nên đến mùa mưa thường xuyên bị ngập úng, gây khó khăn cho việc đi lại của thầy và trò. Học sinh của trường được chia theo vùng thị trấn và có tuyển thêm học sinh ở một số trường khác trong huyện. Phải nói rằng với điều kiện ban đầu nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học. Thế nhưng với sự cố gắng, phấn đấu, nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể cán bộ giáo viên đặc biệt là sự linh hoạt của thầy hiệu trưởng,
  15. năm học 1998-1999 vừa qua thầy trò trường tiểu học số 2 Hoàn Lão gặt hái được những thành tích đáng tự hào: Học sinh thi đỗ tốt nghiệp 100%, chất lượng vở sạch chữ đẹp đạt 100%, chất lượng giáo dục hai mặt của học sinh trong toàn trường đạt kết quả khá cao. - Về học tập: Giỏi 54,5%; Khá 31,7%; Trung bình 13,8%, không có học sinh yếu kém về học tập. - Về hạnh kiểm: Tốt 89,8%; Khá tốt 10,2%; không có học sinh có hạnh kiểm cần cố gắng. - Chất lượng mũi nhọn: có 17 em học sinh lớp 5 đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh. Về đội ngũ giáo viên: năm học vừa qua nhà trường có: + 02 đồng chí đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. + 02 đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. + 02 đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. + 10 giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở. Cũng trong năm học vừa qua nhà trường đã huy động được sức dân đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường khang trang, đẹp đẽ. Hiện nay nhà trường đã có hệ thống tường rào bao quanh trường, có nhà để xe cho giáo viên và học sinh, hệ thống đường đi lối lại trong khu vực trường đã được bê tông hoá, sân trường đã được nâng cấp và trồng cỏ để làm sạch môi trường, chống bụi về mùa nắng và chống lầy lội về mùa mưa. Các phòng học được trang trí đẹp, khoa học và mang tính giáo dục cao. Hệ thống cây xanh (cây lấy bóng mát) trong sân trường đã được trồng, chăm sóc và bảo vệ cẩn thận, hiện nay đã bắt đầu phát triển. Khuôn viên của trường đẹp, sân trường luôn sạch sẽ, thoáng đãng, nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ. Tương lai không xa trường tiểu học số 2 Hoàn Lão sẽ trở thành trường xanh, sạch, đẹp kiểu mẫu. Tháng tư năm 1999 vừa qua trường được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo công nhân trường đạt chuẩn quốc gia giai doạn 1996-2000.
  16. Năm học 1999-2000 này, kế thừa những thành tích đã đạt được của năm học 1998- 1999, nhà trường bước đầu có những thuận lợi đáng kể: - Về đội ngũ cán bộ giáo viên, Nhà trường có một đội ngũ tương đối vững mạnh. Với tổng số cán bộ giáo viên là 21 người (có 4 nam và 17 nữ). Trong đó, có: + 02 cán bộ quản lý (01 hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng). Hiệu trưởng có trình độ Đại học sư phạm. Phó hiệu trưởng có trình độ Trung học sư phạm (10+2). + 15 giáo viên đứng lớp, trong đó: 01 giáo viên có trình độ Đại học sư phạm. 03 giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm. 01 giáo viên có trình độ Trung học âm nhạc. 10 giáo viên có trình độ Trung học sư phạm (10+2 và 12+2). Trong số đó, hiện tại có 03 giáo viên đang theo học lớp Đại học tại chức (Khoa tiểu học). + 01 cán bộ bán chuyên trách Đội, có trình độ Cao đẳng sư phạm. + 02 nhân viên (1 kế toán văn phòng + 1 thư viện thiết bị). Cả hai đồng chí đều có trình độ Trung học chuyên nghiệp. + 01 nhân viên bảo vệ trường. Trình độ chính trị: Trong số cán bộ giáo viên của trường có 10 đồng chí Đảng viên. - Về học sinh: + Số lượng học sinh toàn trường trong năm học 1999-2000 này, tính đến tháng 3/2000 là 408 học sinh. Nhà trường có 12 lớp, tất cả các lớp đều học 2 buổi/ngày. Số học sinh được chia thành các khối lớp như sau: Khối lớp Số lớp Số học sinh 1 3 86
  17. 2 3 96 3 2 80 4 2 74 5 2 72 + Chất lượng khảo sát đầu năm của học sinh đạt kết quả như sau: Môn Tiếng Việt Khối lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Khối lớp 1 Khối lớp 2 45,9% 30,2% 19,6% 4,3% Khối lớp 3 51,3% 32,5% 10,0% 6,2% Khối lớp 4 26,4% 51,4% 20,8% 1,4% Khối lớp 5 29,2% 31,9% 22,2% 16,7% Toàn trường 38,20% 36,50% 18,15% 7,15% Môn Toán Khối lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 1 2 57,2% 19,8% 15,6% 7,4% 3 46,3% 28,8% 16,2% 8,7% 4 19,2% 41,1% 26,0% 13,7% 5 36,0% 21,0% 18,0% 25,0% Toàn trường 39,68% 27,67% 18,95% 13,70% Chất lượng khảo sát cuối kỳ 1 đạt kết quả như sau: Môn Tiếng Việt Khối lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 1 62,2% 27,5% 5,0% 5,0%
  18. 2 49,4% 29,5% 17,9% 3,2% 3 53,9% 33,7% 11,2% 1,2% 4 45,9% 37,9% 16,2% 0% 5 50,0% 40,3% 8,3% 1,4% Toàn trường 52,25% 33,50% 12,00% 2,25% Môn Toán Khối lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 1 65,1% 25,0% 7,5% 2,4% 2 64,2% 26,3% 9,5% 0% 3 80,0% 13,5% 2,5% 3,7% 4 50,0% 33,8% 14,8% 1,4% 5 41,7% 29,2% 26,4% 2,7% Toàn trường 60,75% 25,50% 11,75% 2,0% Qua số liệu trên, ta thấy chất lượng khảo sát học sinh ở cuối kỳ 1 so với chất lượng khảo sát đầu năm có sự tăng lên rõ rệt ở tất cả các khối lớp. Cùng với đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực công tác, có tinh thần đoàn kết, ủng hộ tập thể, đội ngũ học sinh chăm ngoan, có nhiều cố gắng trong học tập, nhà trường còn có một hệ thống cơ sở vật chất khá quy mô so với tuổi đời của trường. Hiện nay nhà trường đã có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ được xây dựng xong từ cuối năm học 1998- 1999 và đang xây thêm nhà ăn bán trú để năm học tới tổ chức bán trú cho học sinh. Bên cạnh những mặt mạnh và những thành tích đã đạt được, nhà trường vẫn còn những khó khăn và hạn chế nhất định. Cơ sở vật chất tuy đã khác khang trang hơn những trường khá trong huyện song vẫn chưa đầy đủ lắm. Các phòng chức năng như phòng nha học đường, phòng thể dục thể thao, phòng nhạc chưa có. Khu nội trú của giáo viên chưa có nên những người ở xa đến phải ở trọ tại nhà dân. Đội ngũ giáo viên tuy giỏi nhưng dạy chưa đều các môn ở các khối lớp. Gần cuối năm học này có một giáo viên chuyên chuyển đi theo yêu cầu công tác nên nhà trường sẽ khó khăn trong việc bố trí giáo viên chuyên.
  19. Mặc dù vậy, với điều kiện hiện có và tinh thần cố gắng phấn đấu của tập thể sư phạm, chắc chắn năm học 1999-2000 này nhà trường sẽ gặt hái được những thành tích cao hơn nhiều so với năm học 1999-2000. 2-/ Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão và một số trường tiểu học lân cận: Qua điều tra, nắm tình hình, tôi được biết ở các trường tiểu học, việc tiến hành xây dựng kế hoạch năm học được tiến hành như sau: 2.1. ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão: * Về thời gian: Quy trình xây dựng kế hoạch năm học của Hiệu trưởng được bắt đầu từ tháng 6 đến cuối tháng 9 là kết thúc. Quy trình được chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn xây dựng kế hoạch sơ bộ bắt đầu từ 25/6 đến 5/7 là kết thúc. Giai đoạn này Hiệu trưởng làm trong 10 ngày. + Giai đoạn xây dựng kế hoạch chính thức từ 20/9 đến 27/9. Giai đoạn này Hiệu trưởng thực hiện trong 7 ngày. * Thành phần tham gia xây dựng kế hoạch gồm có: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, bí thư chi Bộ, bí thư chi Đoàn, tổng phụ trách Đội. * Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch: + Xác định căn cứ: chủ yếu là căn cứ vào kết quả năm học trước, đặc điểm tình hình nhà trường đầu năm học mới, các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, một số nét cơ bản về tình hình địa phương. + Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của năm học: Hiệu trưởng dựa vào các căn cứ đã xác định để đề ra mục tiêu tổng quát của nhà trường, sau đó triển khai thành nhiệm vụ cụ thể. + Giải pháp thực hiện: căn cứ vào từng nhiệm vụ đề ra, Hiệu trưởng đưa ra các giải pháp thực hiện thích hợp. * Trình tự lập kế hoạch:
  20. Vào cuối tháng 6, khi đã kết thúc năm học cũ, Hiệu trưởng xem xét, thống kê và nắm một số tình hình của nhà trường khi vừa kết thúc năm học như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, số lượng và chất lượng học sinh, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học vừa qua. Từ những thống kê đó Hiệu trưởng lập kế hoạch sơ bộ cho năm học mới. Hiệu trưởng thông qua bí thư chi bộ bản kế hoạch đó, sau đó đưa trình duyệt cấp trên vào nửa đầu tháng 7. Đến đầu tháng 9, khi đã bước vào năm học mới cấp trên (phòng Giáo dục) mới trả lại kế hoạch sơ bộ cho trường. Giữa tháng 9 (15/9) trường nhận được các văn bản chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học mới. Khi đã có đầy đủ các căn cứ cần thiết Hiệu trưởng lập một ban xây dựng kế hoạch năm học gồm các cán bộ chủ chốt trong nhà trường, bàn bạc để lấy thêm ý kiến về các mảng thuộc quyền họ phụ trách. Các cá nhân tự đăng ký chỉ tiêu thi đua dựa trên chỉ tiêu của nhà trường đưa ra. Dựa trên những cơ sở đó Hiệu trưởng viết thành bản kế hoạch chính thức vào ngày 27/9 và được thông qua Hội nghị cán bộ công chức vào ngày 29/9 để thảo luận thêm và triển khai thực hiện. 2.2. Một số trường tiểu học lân cận khác: Nhìn chung các bước tiến hành xây dựng kế hoạch năm học giống như ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão. Song cũng có một vài điểm khác như: - Thời gian xây dựng kế hoạch: khi xây dựng kế hoạch sơ bộ Hiệu trưởng có bàn bạc với xã kỹ hơn về việc xây dựng thêm cơ sở vật chất, thời gian xây dựng kế hoạch chính thức ngắn hơn (chỉ 4 đến 5 ngày). - Trình tự lập kế hoạch đơn giản hơn. Khi sắp sửa đại hội cán bộ công chức nhà trường đầu năm học, Hiệu trưởng lấy đăng ký thi đua ở các tổ rồi lập kế hoạch và thông qua bộ tứ (Ban giám hiệu, Bí thư chi Bộ, Bí thư chi Đoàn và Chủ tịch công Đoàn), sau đó vài ngày là tổ chức đại hội để thông qua bản kế hoạch năm học. 3-/ Nhận xét thực trạng công tác xây dựng kế hoạch năm học của các trường tiểu học: 3.1. Về nhận thức của Hiệu trưởng:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2