Luận văn - Một số vấn đề quản lý lao động tiền lương ở Viện chiến lược và chương trình giáo dục
lượt xem 43
download
ao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong quá trình sản xuất. Lao động của con người trong phát triển kinh tế xã hội có tính chất hai mặt: Một mặt con người là tiềm lực của sản xuất, là yếu tố của quá trình sản xuất, còn mặt khác con người được hưởng lợi ích của mình là tiền lương và các khoản trích theo lương....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn - Một số vấn đề quản lý lao động tiền lương ở Viện chiến lược và chương trình giáo dục
- Tiểu luận Một số vấn đề quản lý lao động tiền lương ở Viện chiến lược và chương trình giáo dục 1
- PHẦN I: MỞ ĐẦU Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong quá trình sản xuất. Lao động của con người trong phát triển kinh tế xã hội có tính chất hai mặt: Một mặt con người là tiềm lực của sản xuất, là yếu tố của quá trình sản xuất, còn mặt khác con người đ ược hưởng lợi ích của mình là tiền lương và các khoản trích theo lương. Tiền lương là khoản tiền công trả cho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng và kết quả lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập của công nhân viên chức, đồng thời là những yếu tố CFSX quan trọng cấu thành giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Quản lý lao động tiền lương là một yêu cầu cần thiết và luôn được các chủ doanh nghiệp quan tâm nhất là trong điều kiện chuyển đổi cơ chế từ cơ chế bao cấp sang. Em đ ã nhận rõ vấn đề này và lựa chọn đề tài: "Một số vấn đề quản lý lao động tiền lương ở V iện chiến lược và chương trình giáo dục". Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Lời mở đầu Phần II: Thực trạng về quản lý tiền lương ở Viện chiến lược và chương trình giáo d ục. Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động tiền lương ở V iện chiến lược và chương trình giáo dục. 2
- PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG Ở V IỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC I. Giới thiệu về Viện chiến lược và Chương trình giáo dục 1. Sự ra đời của Viện Theo Quyết định số 4218/QĐ-BGD và ĐT ngày 1/8/2003 của Bộ trưởng Bộ G iáo dục và Đào tạo. Viện chiến lược và Chương trình giáo dục được thành lập trên cơ sở sát nhập 2 Viện (Viện Khoa học giáo dục và Viện nghiên cứu phát triển giáo dục cũ). Viện chiến lược và Chương trình giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, được thành lập theo Nghị định số 29/CP của Chính phủ là cơ quan nghiên cứu quốc gia về kế hoạch giáo dục nhằm phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện chiến lược và Chương trình giáo dục 2.1. Chức năng - Nghiên cứu cơ bản và triển khai khoa học giáo dục cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp - dạy nghề, giáo dục đại học, giáo d ục thường xuyên, giáo d ục dân số môi trường, đánh giá chất lượng giáo dục tư vấn khoa học cho Bộ trưởng trong việc đề ra các chủ trương giải pháp chỉ đạo, quản lý và phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, tổng kết kinh nghiệm giáo dục tiên tiến, xây dựng mô hình giáo dục cho nhà trường tương lai, góp phần xây dựng khoa học giáo d ục Việt Nam. - Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Đại học và sau Đ ại học về khoa học giáo d ục. - Thông tin khoa học giáo dục phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, chỉ đạo, quản lý giáo dục và phổ biến tri thức khoa học thường thức trong nhân dân. 3
- 2.2. Nhiệm vụ - N ghiên cứu và vận dụng những quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, đường lối chính sách giáo dục của Đảng và N hà nước, truyền thống giáo dục Việt Nam và kinh nghiệm xây dựng giáo dục của các nước góp phần xây dựng kế hoạch giáo dục Việt Nam. - Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về tâm lý, sinh lý học lứa tuổi và giáo d ục học. - Nghiên cứu thiết kế mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp phương tiện và các hình thức tổ chức giáo dục - d ạy học, tổ chức quản lý đánh giá cho các loại hình trường học, cấp học, bậc học, ngành học (mầm non, p hổ thông, giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề giáo dục thường xuyên) ở mọi vùng của đất nước, cho mọi đối tượng, nghiên cứu những vấn đề chung của giáo dục đại học. Tư vấn khoa học cho Bộ trưởng đề ra các chủ trương giải pháp chỉ đạo, quản lý và phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. - N ghiên cứu thiết kế mục tiêu, kế hoạch, nội dung phương pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp dậy nghề, giáo dục thường xuyên, giáo dục dân số môi trường, đánh giá chất lượng giáo dục và những vấn đề chung về đào tạo cán bộ giảng dạy đại học. - Đ ào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học giáo dục có trình độ đại học và sau đại học cho các chuyên ngành khoa học giáo dục, đặc biệt chăm lo việc đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ đầu đàn cho các chuyên ngành khoa học giáo dục, tham gia giảng dạy tại các cơ sở đ ào tạo và bồi dưỡng trong và ngoài ngành. - Tổ chức và phối hợp công tác nghiên cứu về khoa học giáo dục với các cơ quan trong ngành giáo dục đào tạo và các ngành liên quan. - Thu thập, lưu trữ, xử lý, phổ biến thông tin khoa học giáo dục và quản lý giáo dục ở trong nước và trên thế giới phục vụ cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ nói trên, hợp tác với các cơ sở giáo dục địa phương trong việc vận dụng và 4
- ứng dụng những thành tựu của khoa học giáo dục và những kinh nghiệm giáo dục tiên tiến vào thực tiễn trường học, tổ chức tuyên truyền phổ biến những tri thức khoa học giáo dục trong nhân dân. - Thực hiện các chương trình, dự án và các loại hình hợp tác nghiên cứu khoa học giáo dục với các nước và các tổ chức quốc tế. 3. Quá trình phát triển hoạt động của Viện - Được thành lập theo quyết định số 4218/QĐ của BGĐ và ĐT ngày 11/8/2003 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Viện chiến lược và Chương trình giáo dục được thành lập và đào tạo trên cơ sở sát nhập 2 Viện (Viện Khoa học Giáo và Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục). - V ận dụng các chủ trương đ ổi mới về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Chính phủ, phương hướng chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu khoa học giáo dục của Viện. - X ây dựng kế hoạch nghiên cứu (nghiên cứu lý luận,nghiên cứu ứng dụng, triển khai) ngắn hạn, dài hạn, dự báo phát triển giáo dục. - Điều chỉnh, hệ thống và phát triển đồng bộ các hướng nghiên cứu khoa học giáo dục các loại hình giáo d ục, các cấp học, các hoạt động và kinh nghiệm giáo dục. - Củng cố và mở rộng sự hợp tác nghiên cứu khoa học giáo dục với nước ngoài và các tổ chức quốc tế cũng như các địa phương và các ngành trong nước. - Tổ chức thông tin và trao đổi thông tin về khoa học giáo dục với các tổ chức khoa học trong nước và nước ngoài - Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học theo hướng hệ thống đồng bộ coi trọng chất lượng. Đặc biệt chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ đầu đàn cho các chuyên ngành khoa học giáo dục. - X ây dựng các cơ sở thực nghiệm để tiến hành thực hiện những công trình nghiên cứu về khoa học giáo dục của Viện. 5
- - K iến nghị với Bộ và Nhà nước về chiến lược giáo dục, các chủ trương về giáo dục, đề nghị triển khai kết quả những công trình nghiên cứu khoa học giáo dục đã qua nghiên cứu, thử nghiệm trong hệ thống giáo dục quốc dân. - Tổ chức sản xuất thử và xuất bản các ấn phẩm, công bố các công trình nghiên cứu của Viện. 4. Kết quả hoạt động của Viện chiến lược và Chương trình giáo dục - Số liệu được trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của Viện trong năm 2003 Bảng 1: Chỉ tiêu ĐVT Q uý III Q uý IV 1. Vốn kinh doanh Nghìn đồng 500.000 700.000 2. Lao động - tiền lương 130 135 - Lao động đang làm việc N gười 120 135 - Lao động nghỉ việc N gười 10 15 - Thu nhập bình quân Nghìn đồng 3. Kết quả kinh doanh Nghìn đồng 38.380 46.758 5. Cơ cấu tổ chức + Đảng uỷ Viện chiến lược và Chương trình giáo dục có một Đảng bộ, mỗi đơn vị trong Viện có một chi bộ, mỗi phòng nghiên cứu có một tổ Đảng. + Viện trưởng: Thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo điều hành cao nhất mọi hoạt động nghiên cứu và các ho ạt động khác của Viện. + Phòng Tổ chức lao động - Xây dựng bộ máy quản lý, đơn vị sản xuất, chức danh viên chức, sắp xếp bố trí CNVC vào các vị trí sản xuất, công tác phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ năng lực. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ CNVC có phẩm chất đạo đức, giác ngộ chính trị, có chuyên môn, nghiệp vụ vững. 6
- - Lập kế hoạch lao động - tiền lương theo kỳ sản xuất kinh doanh, tính chi trả tiền lương hàng tháng xây d ựng quy chế trả lương, thưởng, nghiên cứu các chế độ chính sách, luật lao động, xây dựng quy chế để áp dụng vào Viện và phổ biến cho CNVC biết. + Phòng kế toán tài chính - Tổ chức sắp xếp thật hợp lý, kế hoạch, tập trung các bộ phận kế toán thống kê trong phòng để ho àn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao về công tác kế toán tài chính, thống kê. - Ghi chép phản ánh đ ược các số liệu hiện có về tình hình vận động toàn bộ tài sản của công ty. Giám sát việc sử dụng bảo quản tài sản của các đơn vị. - Phản ánh chính xác tổng số vốn hiện có và các nguồn hình thành vốn. Xác định hiệu quả sử dụng đồng vốn đưa vào kinh doanh, tham gia lập các dự toán phương án kinh doanh. Kiểm tra chặt chẽ các chi phí trong xây dựng kiến thiết cơ b ản. Quyết toán bóc tách các nguồn thu và tổng chi phí của tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Tính toán hiệu quả kinh tế, lợi nhuận đem lại trong toàn Viện. - Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định của pháp lệnh kế toán, thống kê, chế độ tài chính của Nhà nước. Thực hiện đúng yêu cầu về quy định báo cáo quyết toán thống kê hàng tháng, quý, năm với chất lượng cao, chính xác, kịp thời, trung thực. - Tham mưu đắc lực cho lãnh đạo Viện trong lĩnh vực quản lý kinh doanh vật tư, tiền vốn, tập hợp các số liệu thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo Viện điều hành chỉ đạo nghiên cứu. + Phòng kế hoạch điều độ: Trên cơ sở các định hướng chiến lược, xây dựng các kế hoạch d ài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Viện. - Xây dựng hệ thống định mức kinh tế, kĩ thuật phù hợp với từng thời điểm cụ thể của các lĩnh vực, in ấn và xuất bản tạp chí, sách, ấn phẩm trình Viện trưởng phê duyệt. 7
- + Phòng Kĩ thuật - Soạn thảo các quy chế về in ấn, xuất bản của Viện và đôn đốc thực hiện các quy trình, quy phạm kĩ thuật của ngành đã ban hành. - Quản lý kĩ thuật xưởng in, kiểm tra hướng dẫn công nghệ và nghiệm thu sản phẩm, lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa thiết bị. + Phòng cung ứng dịch vụ vật tư Tổ chức hệ thống cung ứng, mua bán vật tư, hợp lý phù hợp với quy mô của V iện. Mở sổ sách theo dõi các hoạt động mua bán vật tư và báo cáo quyết toán với V iện kịp thời và chính xác. II. Thực trạng về quản lý lao động - tiền lương ở V iện chiến lược và Chương trình giáo dục 1. Đ ặc điểm về lao động ở Viện 1.1. Vấn đề lao động ở Viện + Cán bộ nghiên cứu khoa học: Đặc điểm hoạt động của Viện chiến lược và Chương trình giáo dục đây là một loại lao động mang tính chất đặc thù vì tính độc lập tương đối cao, thể hiện ở chỗ họ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình nghiên cứu từ khâu chọn đề tài nghiên cứu đến khâu hoàn thành đề tài. Vì vậy đòi hỏi cán bộ nghiên cứu khoa học phải có phẩm chất như: có tính độc lập tự chủ và ý thức tự giác cao, có khả năng tư duy sáng tạo và xử lý linh hoạt các tình huống nảy sinh trong quá trình nghiên cứu, phải có trình độ hiểu b iết rộng. Hiện nay Viện có số lượng lao động đang làm việc là 150 người. Trong đó: - Cán bộ quản lý: 3 người - Cán bộ nghiên cứu: 70 người - Cán bộ kế toán: 8 người - Cán bộ kĩ thuật: 15 người 8
- - Công nhân sản xuất: 54 người. 1.2. Cơ cấu lao động Đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và Viện chiến lược và Chương trình giáo dục nói riêng, việc xác định số lượng lao động cần thiết ở từng bộ phận có ý nghĩa rất quan trọng trong vấn đề hình thành cơ cấu lao động tối ưu. Nếu thừa sẽ gây khó khăn cho quỹ tiền lương gây lãng phí lao động, ngược lại nếu thiếu sẽ không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào cho cơ cấu này hợp lý, điều này Viện đang dần sắp xếp và tổ chức lại. Bảng 2: Biểu cơ cấu lao động Quý III 2003 Quý IV 2003 Quý I 2004 Bộ phận KH TH KH TH KH TH Lao động trực tiếp (%) 78,2 75,23 82,4 77,89 78,0 78,0 Lao động gián tiếp (%) 21,8 24,77 17,6 22,11 22,0 22,0 Tổng 100 100 100 100 100 100 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy về cơ cấu lao động so với kế hoạch thì nói chung Viện thực hiện tương đối tốt, Viện chú trọng bố trí lao động hợp lý theo kế hoạch đề ra. Tỉ lệ lao động gián tiếp cho đến nay có xu hướng giảm rõ rệt do yêu cầu của cơ chế thị trường cần phải gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo có hiệu quả. Bên cạnh đó ta thấy bộ phận trực tiếp có số lao động tăng nhiều hơn bộ phận gián tiếp điều này cũng dễ hiểu vì hầu các cán bộ nghiên cứu là lao động trực tiếp. H ơn nữa Viện đang có xu hướng tinh giảm gọn nhẹ bộ máy gián tiếp theo chủ trương của N hà nước. Viện đang cố gắng sắp xếp một người kiêm nhiều việc, tiến hành lại lao động giữa bộ phận trực tiếp và bộ phận gián tiếp. Đối với lao động gián tiếp thì Viện vẫn có biện pháp tích cực để giảm số lao động mà vẫn đảm bảo yêu cầu cũng như nhiệm vụ của Viện. 9
- 1.3. Số lượng lao động - Số lượng lao động là một trong những nhân tố cơ bản quyết định quy mô kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động cần xác định mức tiết kiệm lãng phí. Trên cơ sở đó tìm mọi biện pháp tổ chức sử dụng lao động tốt nhất. Tình hình thực hiện số lượng lao động trong Viện gồm: + Cán bộ quản lý + Cán bộ nghiên cứu (cán bộ quản lý, nhân viên) + Cán bộ kỹ thuật (trưởng phòng, nhân viên) + Cán bộ kế toán + CNSX Bảng 3 Quý III 2003 Q uý IV 2003 Quý I 2004 Chỉ tiêu KH TH % KH TH % KH TH % + CB quản lý 4 2 50 5 3 60 4 3 75 + CB nghiên cứu 40 30 75 60 50 83,3 80 70 87,5 + CB Kế toán 10 4 40 12 6 50 10 8 80 + CB Kĩ thuật 20 12 60 22 13 5,9 25 15 60 + CNSX 60 45 75 70 48 68,5 70 54 77 Tổng lao động 134 93 69,4 169 121 72 189 150 79,4 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng: Tổng số lao động của công ty qua các năm đều có sự biến động và có sự chênh lệch giữa kỳ thực hiện so với kế hoạch là tương đối. Quý III năm 2003 đạt 69,4% so với kế hoạch 10
- Quý IV năm 2003 đạt 72% so với kế hoạch Quý I năm 2004 đạt 79,4% so với kế hoạch Tuy nhiên đ ể đánh giá số lao động thực hiện qua các năm có đạt hiệu quả hay không thì phải liên hệ tới tình hình kế hoạch doanh thu của Viện. Bảng 4: Đơn vị tính: nghìn đồng Doanh thu Số tương Số tuyệt đối đối Kế hoạch Thực hiện Q uý III năm 2003 579.109 583.463 +4.362 101% Q uý IV năm 2003 390.000 448.000 +58.000 115% Q uý I năm 2004 390.000 558.000 +168.000 143% Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy rằng doanh thu của Viện có xu hướng giảm, cụ thể số kế hoạch quý IV năm 2003 so với quý III năm 2003 giảm 189.110.000 đồng, còn số thực hiện quý IV năm 2003 so với quý III năm 2003 giảm 135.463.000 đồng. 1.4. Chất lượng lao động ở Viện Trong nghiên cứu khoa học trình độ của cán bộ nghiên cứu có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc mang lại hiệu quả trong nghiên cứu. Chất lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ nghiên cứu và kết quả nghiên cứu điều đó thể hiện ở trình độ của các cán bộ nghiên cứu, cụ thể theo số liệu quý III năm 2003 như sau: Giáo sư: 20 người Tiến sĩ: 20 người Thạc sĩ: 30 người Hiện nay Viện có đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật tương đối đông được đào tạo qua các trường đại học. Đặc biệt là những cán bộ chủ chốt, hầu hết là có năng 11
- lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong số đội ngũ hiện nay có 10 người có trình độ đại học, 5 người có trình độ trung học. Qua phân tích tình hình lao động ở V iện chiến lược và Chương trình giáo dục trong những năm qua Viện đã có những thành tích đáng kể. Viện có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu của Nhà nước. Viện có số lao động phần lớn là nam giới chiếm tỉ lệ 70%. Điều này đòi hỏi việc quản lý lao động phải có thay đổi trong tư duy, tìm những hình thức, phương pháp, cơ chế quản lý thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý lao động. Tất cả điều đó không chỉ là m ột khoa học m à còn là một nghệ thuật cao. 1.5. Các hình thức tổ chức quản lý lao động của Viện Tổ chức lao động sản xuất là tổ chức quá trình lao động của con người dùng công cụ tác động đến đối tượng lao động nhằm mục đích sản xuất. Tổ chức lao động là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức sản xuất, xác định những cân đối nhất định giữa họ với nhau, bố trí thực hiện trên các cơ sở hình thành phân công, hợp tác lao động, tổ chức lao động hợp hợp lý nơi làm việc, áp dụng các phương pháp và thao tác làm việc tiên tiến hoàn thiện các điều kiện lao động, hoàn thiện định mức lao động, khuyến khích vật chất tinh thần, đề cao kỷ luật lao động. Các công tác quản lý lao động tiền lương trong Viện giữ vai trò quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hưởng quyết định đến kết quả lao động cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Do mỗi đặc điểm, điều kiện làm việc của mỗi loại lao động trong Viện mà có hình thức lao động phù hợp. 2. Vấn đề tiền lương của Viện 2.1. Phương pháp tính quỹ lương của Viện Tiền lương và bảo hiểm xã hội đ ược xác định trên cơ sở của kế hoạch đã đ ược tính toán. D ựa vào Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ về quy định tạm thời chế độ lương mới trong các doanh nghiệp và thông tư liên bộ số 20/LB-TT ngày 2-5-1999 của liên Bộ Lao động - Thương binh xã hội tài chính. 12
- Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương và thu thập của các doanh nghiệp nhà nước và Thông tư 13/2ĐT BXH-TT ngày 10- 4-97 về hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước. Phương pháp đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm, phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được cho là tổng sản phẩm hiện vật kể cả các sản phẩm quy đổi thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm. Công thức tính đơn giá là: V đg = Vgiờ + Tsp Trong đó: Vđg : Đ ơn giá tiền lương (đơn vị là đồng, đơn vị hiện vật) Vg: Tiền lương đơn giá giờ. Trên cơ sở cấp bậc bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp, tiền lương được tính theo quy định tại Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ. Tsp: Mức lao động của đơn vị sản phẩm hoặc các sản phẩm quy đổi. Còn có nhiều phương pháp tính đơn giá tiền lương như: Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu, lợi nhuận, doanh thu trừ tổng chi phí. Bảng 5: Lao động - tiền lương Lao động Tiền lương BHXH Q uý III năm 2003 93 100.000.000 25.000.000 Q uý IV năm 2003 121 150.000.000 37.500.000 Q uý I năm 2004 150 200.000.000 50.000.000 13
- Qua bảng số liệu trên ta thấy mức lương củaViện được cải thiện qua các năm, đó là sự cố gắng của toàn Viện góp phần ổn định đời sống CBCNV. Mức lương bình quân của một CBCNV của toàn Viện qua các năm: Quý III năm 2003: 1.000.000 Quý IV năm 2003: 1.239.000 Quý I năm 2004: 1.334.000 Với mức lương này CBCNV tạm ổn định và yên tâm làm việc. 2. Hình thức trả lương ở Viện. - Hình thức trả lương theo thời gian: Viện chiến lược và chương trình giáo d ục trả lương theo thời gian cho đa số người lao động. Tiền lương của người lao động căn cứ vào: Lương giờ: tính theo mức lương cấp bậc giờ và số giờ làm việc Lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương tháng: Tính theo mức lương cấp bậc tháng. Ưu điểm của hình thức trả lương theo thời gian. - Đối với hình thức trả lương theo thời gian tuy không căn cứ vào kết quả lao động nhưng việc áp dụng này là rất phù hợp. Nhược điểm: Hình thức trả lương này không đo lường được kết quả lao động một cách trực tiếp mà người lãnh đạo chỉ có thể nhận xét thái độ và tinh thần làm việc của họ thông qua khối lượng công việc giao cho họ. Hình thức này gây cho nhân viên lao động một cách cầm chừng thực hiện đủ giờ làm việc không đạt kết quả cao gây lãng phí tiền lương. 14
- 3. Nhận xét chung Do hậu quả của cơ chế bao cấp để lại khá nặng nề trên nhiều lĩnh vực. Đội ngũ được hình thành qua nhiều thời kỳ, từ nhiều nguồn và trong bối cảnh giảm biên chế hành chính sự nghiệp tư duy, nhận thức, thói quen, trình độ, năng lực tác phong… của cơ chế cũ để lại cơ sở vật chất kỹ thuật xuống cấp, nghèo nàn… Cơ chế chính sách luôn thay đ ổi, thiếu đồng bộ và chưa nhất quán, giá tiền lương thường xuyên biến động, còn nhiều khâu chưa hợp lý nên rất khó khăn trong vận dụng và tổ chức thực hiện. Quá trình luân chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới nảy sinh nhiều, mất cân đối nghiêm trọng giữa nhu cầu và khả năng. Đặc biệt là việc thiếu vốn sản xuất, cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt trong các thành phần kinh tế. Trong công tác quản lý lao động tiền lương của Viện đ ã không ngừng từng bước cải tiến phương thức quản lý lao động. Phòng lao động tiền lương đã phân công rõ công việc cho từng thành viên trong phòng, mỗi người chuyên sâu vào một công việc cho từng thành viên trong phòng, mỗi người chuyên sâu vào một công việc tránh tình trạng người này làm việc của người khác mà công việc vẫn chồng chéo lên nhau gây lãng phí lao động không cần thiết. Phòng lao động tiền lương đã nắm chắc các chế độ, chính sách có liên quan đến tiền lương để tạo mọi điều kiện có thể chi trả lương cho CBCNV với mức lương cao nhất có thể cho phép. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng Viện vẫn đảm bảo công việc làm ăn cho người lao động. Bên cạnh đó, chưa áp dụng đ ược nhiều chế độ tiền thưởng nên ngoài tiền lương có hạn chưa làm tăng thu nhập đáng kể cho người lao động. 15
- PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG CỦA VIỆN I. Phương hướng phát triển của Viện - Để phát huy tính năng động, tự chủ của mỗi thành viên trong Viện. Sau khi tham khảo ý kiến của CNVC, sau khi nghiên cứu Nghị quyết và chỉ thị của cấp trên, V iện thấy vẫn phải tiếp tục tổ chức lại nghiên cứu khoa học. Cụ thể là Viện đề nghị với Bộ giáo dục và đào tạo xét duyệt những công việc như: Nâng cao trình độ của cán bộ nghiên cứu. - Thực hiện phân phối lao động tiền lương phụ thuộc và kết quả lao động cuối cùng của từng người, từng bộ phận. Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao đóng góp nhiều vào kết quả nghiên cứu thì đ ược trả lương cao hơn. - Q uỹ lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp, không sử dụng vào mục đích khác. II. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý lao động tiền lương ở V iện chiến lược và Chương trình giáo dục * Hoàn thiện sắp xếp lại đội ngũ lao động Do lao động trong một số bộ phận của Viện chưa hợp lý nên còn có tình trạng thừa lao động hay thiếu lao động. Viện còn phân công và hợp tác các bộ phận để kết hợp tốt hơn nữa việc sử dụng lao động và năng suất lao động từng cá nhân Viện cần giáo d ục tư tưởng cho người lao động vì làm việc trong Viện. Nên một số người cho rằng lương ít muốn tìm một nơi khác có mức lương cao hơn. Hơn nữa tư tưởng ý thức của người lao động là một xuất phát điểm quan trọng hơn trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Người lao động tốt b ao giờ cũng hăng say lao động, lao động của họ cũng sáng tạo hơn. Ngược lại những người có ý thức làm việc kém thì lười biếng, 16
- chất lượng lao động thấp. Hiện nay phần lớn người lao động trong Viện lòng nhiệt tình lao động, song bên cạnh đó vẫn có những người ý thức kém lãnh đạo Viện cần quan tâm đi sâu đi sát đến họ hơn nữa. * Phương án tổ chức lao động Tổ chức lao động gắn liền với việc quản lý và sử dụng lao động. Việc sắp xếp lao động sao cho hao phí ít nhất để thực hiện quá trình sản xuất với kết quả và hiệu quả cao nhất. Trước hết vấn đề tuyển dụng lao động phải căn cứ vào yêu cầu sản xuất, tuyển dụng đối tượng mà phù hợp với đòi hỏi công việc như vậy sẽ tránh tình trạng lãng phí lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động. yêu cầu của tổ chức lao động trong Viện là phải đảm bảo tổ chức lao động khoa học, áp dụng khoa học kĩ thuật trong tổ chức nơi làm việc bố trí lao động hợp lý trong việc sử dụng lao động, nâng cao năng suất chất lượng lao động đồng thời sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất. Cụ thể: + Về mặt kinh tế: Tổ chức lao động khoa học phải đảm bảo sử dụng hợp lý tiết kiệm vật tư, lao động, tiền vốn, thúc đẩy tăng năng suất lao động trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Về mặt xã hội: Phải đảm bảo mọi điều kiện để nâng cao trình độ văn hoá kĩ thuật của CBCNV, làm cho họ phát triển toàn diện và cân đối, tạo cho người lao động hứng thú say mê làm việc. + Về lao động nghiên cứu: Việc hoàn thiện tổ chức lao động này có một ý nghĩa hết sức quan trọng. + Về lao động quản lý: Sau khi sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, xác định nhiệm kì, nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban chức năng và bố trí lao động theo yêu cầu của từng vị trí công tác chúng tôi quan tâm đến quỹ lương của bộ phận lao động gián tiếp. * Công tác xây dựng của các mức lương Do Viện áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho lao động nên phải quản lý chặt chẽ ngày công của nhân viên. Ngoài ra yêu cầu các trưởng phòng… 17
- phải có sự quản lý đối với các nhân viên của m ình, thực hiện việc chấm công lao động của các cá nhân theo từng ngày đ ối với những quy định nghiêm ngặt về thời gian đ ến và về, thời gian có mặt nơi làm việc. Việc chấm công này đòi hỏi phải công bằng khách quan. Nếu nhân viên nào có thời gian đến và thời gian về, không theo quy định thì sẽ phải chịu một khoản trừ vào tiền lương mà họ nhận đ ược khi thực hiện đủ ngày công lao động. * Nhà nước - Cần hoàn thiện các chế độ chính sách sao cho phù hợp với từng ngành nghề của người lao động… Các chính sách về lương cần ra kịp thời tương ứng với biến động nền kinh tế. 18
- KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã nhận thức và vận dụng quy luật phân phối lao động theo một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nó đã đ ược thể hiện trong các văn kiện của Đảng qua mỗi lần đại hội và được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật của N hà nước. Các đơn vị sản xuất và các doanh nghiệp đã nắm bắt một cách nhanh nhạy và vận dụng các hình thức phân phối tiền lương một cách hợp lý phù hợp với điều kiện của từng đơn vị sản xuất, từng doanh nghiệp. Và họ đ ã đảm bảo được sự công bằng bình đẳng cho mọi người lao động. Trên cơ sở đó thúc đẩy mọi người tích cực tham gia lao động, nỗ lực phấn đấu lao động nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Việc áp dụng hình thức trả lương vào trong mỗi doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng đối với người quản lý vì mỗi hình thức trả lương đ ều có những ưu, nhược điểm riêng do đó phải phát huy được những điểm mạnh và hạn chế những nhược điểm của chúng. Phải làm sao cho tiền lương, tiền thưởng thực sự là động lực phát triển, thúc đẩy kích thích người lao động làm việc với hiệu quả cao. Trong quản lý lao động tiền lương, để sử dụng hiệu quả nguồn lao động hiện có và sử dụng hợp lý quỹ tiền lương tới việc bố trí sắp xếp lao động phải phù hợp với công việc, việc tính và phân bổ quỹ lương phải phù hợp hơn nữa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc thực hiện đầy đủ các chế độ trợ cấp, phụ cấp sẽ tạo ra sự tin tưởng, yên tâm trong công tác của CBCNV khi người lao động đã có mức lương đảm bảo cuộc sống của gia đình họ, điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc và thái độ cống hiến của người lao động. Trong thực tế Viện đã thực hiện tốt việc phân bổ quỹ lương, các chế độ cho người lao động. Tóm lại: Các hình thức quản lý lao động tiền lương có tác động qua lại với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có phát huy được hay không một phần phụ thuộc vào hiệu quả công tác quản lý và phân phối lao động tiền lương trong V iện. 19
- Qua thời gian ngắn thực tập tại Viện chiến lược và Chương trình giáo dục em đã nghiên cứu đề tài: "Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương" do thời gian có hạn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo và thầy cô hướng dẫn. Em xin chân thành cảm ơn! 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN:Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai huyện Lộc Bình-
107 p | 212 | 56
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty TNHH Tân Long Granite
26 p | 135 | 42
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động tại công ty cổ phần xi măng Hải Vân
13 p | 155 | 37
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng mô hình chỉ số đơn đo lường rủi ro của các cổ phiếu ngành bất động sản niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
26 p | 182 | 27
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng mô hình chỉ số đơn trong đo lường rủi ro cổ phiếu ngành xây dựng
26 p | 135 | 25
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận cho việc phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
18 p | 120 | 23
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của các cổ phiếu ngành sản xuất thực phẩm tại sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh
26 p | 91 | 22
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng mô hình chỉ số đơn trong đo lường rủi ro của các cổ phiếu ngành chế biến thủy sản niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
26 p | 137 | 21
-
LUẬN VĂN: Cơ sở khoa học của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất
27 p | 134 | 21
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại nhà máy bánh kẹo Quảng Ngãi - Công ty cổ phần đường Quảng Ngãi
13 p | 115 | 21
-
LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận triết học của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ
16 p | 138 | 17
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty cổ phần may Núi Thành - Quảng Nam
13 p | 117 | 16
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) cho ngành may - trường hợp công ty cổ phần may Trường Giang Quảng Nam
26 p | 89 | 16
-
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi của Văn hoá Quan họ Bắc Ninh trong thời kì hiện nay
27 p | 96 | 14
-
Luận Văn: “Cơ sở khoa học của việc cấp GCNQSDĐ ở cho hộ gia đình cá nhân đang sử dụng đất”
42 p | 97 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng hiện nay
88 p | 10 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật người kể chuyện trong hồi kí và tự truyện Tô Hoài
17 p | 60 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Xây dựng đời sống văn hóa trong các xã nông thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long
21 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn