ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
<br />
Trần Thị Mai Phương<br />
<br />
NHÂN VẬT NGƯỜI KỂ CHUYỆN<br />
TRONG HỒI KÍ VÀ TỰ TRUYỆN TÔ HOÀI<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
<br />
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br />
Mã số<br />
<br />
: 60 22 36<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hà Văn Đức<br />
<br />
Hà Nội, tháng 11 – 2009<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
Mục lục……………………………………………………………………... 1<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................... 3<br />
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 3<br />
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................<br />
<br />
5<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 8<br />
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận văn....................................... 8<br />
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 9<br />
6. Cấu trúc nội dung luận văn........................................................................<br />
<br />
10<br />
<br />
B. PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………… 11<br />
̀<br />
̀<br />
Chương 1: TÔ HOAI VÀ THỂ HÔI KÍ , TỰ TRUYÊ ̣N................................ 11<br />
1.1. Giới thuyết về hồi kí, tự truyện và người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện.<br />
<br />
11<br />
<br />
1.1.1. Hồi kí.................................................................................................... 11<br />
1.1.2. Tự truyện…………………………………………………………………….. 13<br />
1.1.3. Sự giao thoa thể loại……………………………………………………….. 15<br />
1.1.4. Nhân vật người kể chuyện trong thể hồi kí, tự truyện…………………. 20<br />
1.2. Vài nét về hồi kí, tự truyện Tô Hoài…………………………………...<br />
<br />
23<br />
<br />
1.2.1. Hồi kí, tự truyện Tô Hoài trong sự phát triển của thể loại……………<br />
<br />
23<br />
<br />
1.2.2. Sự vận động trong mạch hồi kí, tự truyện Tô Hoài…………………….<br />
<br />
25<br />
<br />
1.2.3. Quan điểm trần thuật của Tô Hoài trong hồi kí, tự truyện……………<br />
<br />
29<br />
<br />
* Tiểu kết …………..………………………………………………………<br />
<br />
32<br />
<br />
Chương 2: CHÂN DUNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG CÁC TÁC<br />
̀<br />
PHẨM HÔI KÍ, TỰ TRUYỆN TÔ HOÀI………………………………… 33<br />
2.1. Chân dung người kể chuyện với tư cách nhà văn – nghệ sĩ…………… 33<br />
2.1.1. Người kể chuyện trong quan niệm về nghề văn……………..…………<br />
<br />
33<br />
<br />
2.1.2. Người kể chuyện trong quan niệm về người nghệ sĩ…………………... 36<br />
<br />
2<br />
<br />
2.2. Chân dung người kể chuyện với tư cách con người đời thường………. 42<br />
2.2 1. Người kể chuyện - con người từng trải………………………………….. 41<br />
2.2.2. Người kể chuyện có cái nhìn linh hoạt, nhân văn về cuộc đời và con người 45<br />
2.2.3. Người kể chuyện có cách sống hợp thời, dễ dàng thích nghi với cuộc sống. 52<br />
2.2.4. Người kể chuyện - con người thành thật với chính mình……………… 55<br />
2.3. Chân dung người kể chuyện với tư cách một chứng nhân của thời đại.. 59<br />
2.3.1. Phơi mở những góc khuất của lịch sử…………………………………… 60<br />
2.3.2. Quan niệm, thái độ trước sự thật lịch sử………………………………... 63<br />
* Tiểu kết …………………………………………………………………... 68<br />
Chương 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG<br />
TÁC PHẨM HỒI KÍ, TỰ TRUYỆN TÔ HOÀI…………………………… 70<br />
3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài…………... 70<br />
3.1.1. Người kể chuyện có vốn ngôn từ phong phú …………………………… 71<br />
3.2.2. Người kể chuyện có sở trường miêu tả…………………………………..<br />
<br />
77<br />
<br />
3.2. Giọng điệu của nhân vật người kể chuyện trong hồi kí, tự truyện Tô Hoài…<br />
<br />
82<br />
<br />
3.2.1. Giọng tự nhiên, dung dị……………………………………………………<br />
<br />
83<br />
<br />
3.2.2. Giọng dửng dưng, lạnh lùng, pha chút khinh bạc……………………… 84<br />
3.2.3. Giọng đôn hậu, chân tình, ấm áp………………………………………… 87<br />
3.2.4. Giọng điệu dí dỏm, tinh quái, thấp thoáng nét uy-mua……………….. 88<br />
3.3.5. Giọng ngậm ngùi, xót xa…………………………………………………..<br />
<br />
92<br />
<br />
3.3.6. Giọng trữ tình, hoài niệm………………………………………………….<br />
<br />
95<br />
<br />
* Tiểu kết …………………………………………………………………... 97<br />
C. PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................<br />
<br />
98<br />
<br />
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 100<br />
<br />
3<br />
<br />
A. MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
1.1. Hồi kí, tự truyện là những thể loại văn học phát triển mạnh mẽ ở phương<br />
Tây từ thế kỉ XIX và vài chục năm gần đây trở thành một “trào lưu” trong xã hội Việt<br />
Nam. Cùng với sự phát triển của nền dân chủ, những điều cấm kị trong đời sống cá<br />
nhân, xã hội và văn chương dần được xóa bỏ, văn học Việt Nam chứng kiến sự “bùng<br />
nổ” của các thể loại hồi kí, tự truyện. Đã đến lúc, người ta dám nói ra và thực sự có nhu<br />
cầu được nói ra sự thật về bản thân mình, sự thật về những gì đã được chứng kiến, trải<br />
nghiệm. Hồi kí, tự truyện đã trở thành thể loại hữu dụng cho nhu cầu bộc lộ, giải tỏa<br />
những bí mật hay những ẩn ức bị dồn nén bấy lâu trong mỗi cá nhân. Từ các nhà phê<br />
bình văn học, các chính trị gia, đến những người hoạt động trong lĩnh vực giải trí (diễn<br />
viên, ca sĩ, người mẫu, cầu thủ bóng đá,…), hay những cá nhân vô danh trong xã hội<br />
nhưng có số phận không bình thường (người đồng tính…) cũng viết hoặc hợp tác viết<br />
và công bố hồi kí, tự truyện. Hầu hết sự ra đời của những cuốn hồi kí, tự truyện đó đều<br />
thu hút sự chú ý của công luận. Thậm chí, có cuốn tác giả không chính thức công bố,<br />
chỉ lan truyền “ngầm” (trường hợp hồi kí của GS Nguyễn Đăng Mạnh) nhưng sự xuất<br />
hiện của nó thực sự trở thành một “cơn sốt”, một hiện tượng “chấn động” trong đời<br />
sống xã hội.<br />
Vậy tại sao hồi kí, tự truyện lại thu hút được đông đảo người viết và người đọc<br />
trong xã hội Việt Nam những năm gần đây đến như vậy? Sự phát triển mạnh mẽ của nó<br />
có đơn thuần chỉ là sự a dua theo trào lưu hay thực sự là nhu cầu tự thân của người<br />
viết? Đề tài nghiên cứu “Nhân vật người kể chuyện (NKC) trong các tác phẩm hồi kí tự truyện Tô Hoài” của chúng tôi mong muốn có thể góp một phần nhỏ bé để làm sáng<br />
tỏ điều đó.<br />
1.2. Theo nhận xét của Nguyễn Đăng Mạnh, Tô Hoài là nhà văn có cảm hứng<br />
sáng tạo đặc biệt – “cảm hứng hồi tưởng”, ông “sinh ra là để viết tự truyện” bởi “viết<br />
<br />
4<br />
<br />
cái gì cũng ra tự truyện”. Hồi kí, tự truyện là “là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài”,<br />
là một mảng quan trọng trong sáng tác của ông, cả về số lượng và giá trị. Thông<br />
thường người ta chỉ viết một cuốn hồi kí hoặc tự truyện để tổng kết, nhìn nhận lại cuộc<br />
đời mình, nhưng riêng trường hợp Tô Hoài, ông viết nhiều cuốn về nhiều giai đoạn<br />
trong cuộc đời, từ thủa hoa niên Cỏ dại cho tận đến lúc tuổi đời đã Chiều chiều, và có<br />
vẻ như nguồn hồi ức phong phú của nhà văn này chưa hề có dấu hiệu vơi cạn. Tất cả<br />
những cuốn hồi kí, tự truyện đó đều để lại dấu ấn trong nền văn học Việt Nam với<br />
những giá trị đặc sắc, cả về nội dung cũng như nghệ thuật. Với Cỏ dại, Tô Hoài đã<br />
“đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ, hoặc<br />
được nhìn qua cách nhìn của trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ”; còn<br />
Tự truyện được đánh giá “là một phần đặc sắc không thể không nhắc tới” (Vân Thanh)<br />
khi nói về kí ức tuổi thơ và tuổi thanh niên của ông. Đặc biệt khi Cát bụi chân ai và<br />
Chiều chiều xuất hiện, chúng đã thực sự gây ra một tiếng vang, một hiện tượng “chấn<br />
động” trong văn giới và trong lòng độc giả. Chúng đồng thời cho thấy: “Tô Hoài đã trở<br />
thành một nhà văn thượng thặng trong thể hồi kí” (Vũ Đình Nam).<br />
Trước những đóng góp to lớn của hồi kí, tự truyện Tô Hoài, luận văn của chúng<br />
tôi đã lựa chọn nghiên cứu những tác phẩm tiêu biểu nhất trong mảng sáng tác này để<br />
có thể khẳng định tầm vóc và bản sắc riêng của ông.<br />
1.3. Trong cấu trúc tự sự của thể loại hồi kí, tự truyện, nhân vật người kể chuyện<br />
giữ vị trí quan trọng, là nhân vật trung tâm của tác phẩm, đồng thời là nhân vật mang<br />
hình bóng của tác giả với những chi tiết có thật về cuộc đời, số phận, tính cách. Vì vậy,<br />
nghiên cứu nhân vật NKC trong hồi kí, tự truyện, một mặt giúp người đọc hiểu được<br />
nghệ thuật tự sự của tác giả - tác phẩm, mặt khác, có thể tái hiện lại chân dung người<br />
viết, cung cấp những tư liệu chân thực, sinh động về tác giả. Đọc hồi kí, tự truyện,<br />
người đọc không chỉ thấy những sự thật “sự kiện” mà còn là những “sự thật nội tâm”,<br />
cảm xúc, suy nghĩ, cách đánh giá của NKC về chính mình, về con người và cuộc đời.<br />
Như vậy, ngoài tiểu sử, đây là một “kênh thông tin” tương đối tin cậy để tìm hiểu về<br />
tác giả. Ở luận văn này, chúng tôi nghiên cứu “nhân vật NKC trong các tác phẩm hồi<br />
kí, tự truyện Tô Hoài” với mong muốn có thể hiểu sâu sắc hơn về con người, đời sống,<br />
<br />
5<br />
<br />