LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Chi Nhánh Hà Nội
lượt xem 38
download
Trong quá trình thực hiện chương trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhất là sau khi chúng ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, mỗi cá nhân, tập thể, tổ chức trong xã hội cần phải cố gắng nhiều hơn nữa nhằm đóng góp, tham gia xây dựng đất nước. Các ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài xu thế này, ngân hàng là một trung gian quan trọng trong quá trình dẫn truyền nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư đến với những doanh nghiệp, những đơn vị cần...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Chi Nhánh Hà Nội
- LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Chi Nhánh Hà Nội
- LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình thực hiện chương trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhất là sau khi chúng ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, mỗi cá nhân, tập thể, tổ chức trong xã hội cần phải cố gắng nhiều hơn nữa nhằm đóng góp, tham gia xây dựng đất nước. Các ngân hàng thương mại cũng không nằm ngoài xu thế này, ngân hàng là một trung gian quan trọng trong quá trình dẫn truyền nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư đến với những doanh nghiệp, những đơn vị cần vốn, nhằm biến chúng thành những khoản đầu tư sinh lời cao nhất. Có thể nói, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam là kênh dẫn truyền vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, do đó các ngân hàng có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong các dịch vụ chính của NHTM thì tín dụng luôn chiếm vai trò chủ chốt và mang lại lợi nhuận cao nhất cho các ngân hàng. Cho vay là hình thức cấp tín dụng cho bất kỳ khách hàng nào có nhu cầu vốn mà thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, đa số các NHTM lớn của Việt Nam hiện nay tiến hành cho vay với các doanh nghiệp lớn còn các thành phần kinh tế khác vẫn còn bị hạn chế đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV & N). Trong khi đó, DNV & N hiện đang là bộ phận chiếm tỷ lệ cao nhất trong nền kinh tế, đây là lực lượng nòng cốt tạo ra sự sôi động và đa dạng cho nền kinh tế, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Mặc dù vậy, hiện loại hình doanh nghiệp này còn tồn tại rất nhiều khó khăn như: thiếu vốn, thiết bị công nghệ lạc hậu, trình độ năng lực tổ chức và quản lý yếu kém, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao, thị trường tiêu thụ hàng hoá không ổn định, bị sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp lớn… do đó, việc cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này cho đến nay vẫn tiềm tàng rất nhiều rủi ro. Nhằm hoàn thiện công tác cảnh báo rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, cùng với thời gian nghiên cứu, học hỏi tại Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Hà Nội, em xin lựa chọn đề tài nghiên cứu : “Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Chi Nhánh Hà Nội ”.
- Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề của em bao gồm những phần sau : Chương 1 : Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại Chương 2 : Thực trạng chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánhHà nội Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với dnv & n tại ngân hàng tmcp ngoại thương chi nhánh Hà nội
- CHƯƠNG 1 : CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 1.1. Hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV & N) của NHTM 1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1.1. Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ Nếu dựa trên quy mô hay độ lớn của các doanh nghiệp thì ta có thể phân doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, sự phân loại các doanh nghiệp không thống nhất giữa các quốc gia, thời kỳ, nghành nghề vì mỗi quốc gia lại có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, các tiêu chuẩn phân loại doanh nghiệp quy định trong những thời kỳ cụ thể là khác nhau và giới hạn chỉ tiêu độ lớn của các doanh nghiệp được quy định khác nhau theo từng nghành nghề khác nhau. Bởi vậy, sau một thời gian khảo sát và điều tra các doanh nghiệp, căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam có tính đến xu hướng phát triển trong thời gian tới, kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của các nước, ngày 23/11/2001, Chính Phủ đã ban hành nghị định 90/NĐ-CP quy định các tiêu chí để xác định DNV & N, bao gồm : “ DNV & N là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không vượt quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không vượt quá 300 người ”. 1.1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp có quy mô lớn, những tập đoàn khổng lồ giữ vai trò chi phối nền kinh tế thì những DNV &N đang chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp của hầu hết các quốc gia cả phát triển lẫn đang phát triển. Cũng như nhiều nền quốc gia khác ở Việt Nam hiện có khoảng 147460 DNV & N đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp và theo số liệu của Tổng cục thống kê thì loại hình này chiếm khoảng 96 % tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc. Trong đó, cơ cấu DNV & N chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm khoảng 60 %), doanh nghiệp tư nhân là 34,75 %, công ty cổ phần là 12,5%. DNV & N là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế với các đặc điểm nổi bật riêng có bao gồm:
- - Thiếu vốn, quy mô hoạt động nhỏ bé : Hầu hết DNV & N có quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp. Vì vậy họ thường xuyên gặp khó khăn về mặt bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ công nghệ, năng lực thì hạn chế cộng với việc thiếu thông tin dẫn đến yếu kém trong sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, số DNV & N chiếm gần 96 % trên tổng số DN trên cả nước, nhưng số vốn đăng ký của các DNV & N này chỉ chiếm khoảng 30 % tổng số vốn kinh doanh của các DN trong cả nước. Đa số các DNV & N đều có số vốn dưới 8 tỷ đồng. Như vậy vấn đề nổi cộm nhất đối với các DNV & N hiện nay chính là vấn đề thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Năng lực cạnh tranh của các DNV & N còn quá yếu, kém: Năng lực cạnh tranh của DNV & N thể hiện ở rất nhiều yếu tố như khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường, giá thành sản phẩm, uy tín thương hiệu, nguồn nhân lực chuyên nghiệp có tay nghề cao. Trong thời gian gần đây số doanh nghiệp tiến hành đăng ký thương hiệu Việt Nam tuy có tăng nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong thực tế. Điều đó đã dẫn đến những thua thiệt lớn của một số DN nhất là các DN xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. - DNV & N khó thu hút được các nhà quản lý và lao động giỏi : Với quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm tiêu thụ ít, năng lực cạnh tranh kém, các DNV & N khó có thể thu hút được được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao vì cơ chế trả lương cao không hấp dẫn cùng với sự thiếu vững chắc trong hoạt động kinh doanh. - DNV & N chịu sự tác động lớn từ môi trường kinh doanh bên ngoài: Đó là sự tác động quản lý của nhà nước thông qua luật doanh nghiệp, các chính sách thuế, chính sách tín dụng thương mại, chính sách giáo dục đào tạo và việc làm ... đa số còn nhiều bất cập. Sự rối loạn của thị trường như thị trường vốn, thiếu hụt ở thị trường thông tin, thị trường dịch vụ, hàng lậu tràn lan gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DNV & N. 1.1.1.3. Vai trò của các DNV & N: Nếu ví gia đình là tế bào của xã hội thì các doanh nghiệp được xem như tế bào của nền kinh tế. Vai trò của các DNV & N đang ngày càng được khẳng định cả về nhận thức và thực tiễn.
- - DNV & N đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhanh tỷ lệ thất nghiệp, góp phần bình ổn xã hội : Có thể nói hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia cố gắng thực hiện. Vì nhờ đó mà xã hội sẽ phát triển ổn định tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Các DNV & N có lợi thế ở chỗ dễ thích ứng với những thay đổi của thị trường cộng với số lượng lớn nên có khả năng tạo việc làm mới, phát triển các ngành nghề kinh doanh mới từ đó thu hút một lực lượng lao động dồi dào trong xã hội. - Có vai trò khá quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ dân cư và phát huy tối đa được các nguồn lực tại địa phương : Số vốn nhỏ dễ thành lập đã tạo cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư vào các DNV & N. Các DNV & N thu hút nguồn vốn nhỏ, tạm thời nhàn rỗi trong dân cư góp phần tăng thêm thu nhập cho dân cư. Mặt khác, với tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán nên các DNV & N có thể đi sâu và các ngõ ngách bản làng, từ đó tận dụng được lực lượng lao động sẵn có cùng với tiềm năng về nguyên vật liệu của địa phương. - Đóng góp khá lớn vào tăng tưởng, phát triển kinh tế: Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho thấy mỗi năm các DNV & N ở Việt Nam tạo ra khoảng 26- 27 % GDP của cả nước, 32% tổng giá trị sản lượng công nghiệp, 65% tổng khối lượng luân chuyển hàng hoá. Bên cạnh đó các DNV & N còn góp phần trong việc giữ gìn các làng nghề truyền thống, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong tăng trưởng kinh tế. - Cung cấp đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường: DNV & N rất đa dạng về ngành nghề, sản xuất và cung ứng nhiều loại sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Nước ta có lợi thế về ngành nghề thủ công truyền thống nên các DNV & N phải biết tận dụng sản xuất, gia công chế biến các sản phẩm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy quá trình đô thị hoá : Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường có mối liên quan mật thiết với nhau về nguyên vật liệu, sản phẩm và thị trường. Các DNV & N cung cấp cho các doanh nghiệp lớn các sản phẩm phụ trợ hay phối hợp làm một hay nhiều công đoạn nào đó của quá trình sản xuất. Các DNV & N đã và đang đóng vai trò tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả đất nước.
- -Có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của từng vùng: Mỗi vùng có tiềm năng thế mạnh riêng mà không phải doanh nghiệp lớn nào cũng có khả năng khai thác một cách triệt để, chính vì vậy, các DNV & N với sự năng động của chính mình là những doanh nghiệp sẽ tận dụng, khai thác tối ưu nhằm phát triển nền kinh tế địa phương. Ngoài ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNV & N còn có lợi thế là tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp lớn, từ đó tránh lãng phí tài nguyên và hỗ trợ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế của vùng. Tóm lại , DNV & N giữ một vị thế rất quan trọng trong nền kinh tế. Phát triển khu vực kinh tế này là hướng đi đúng đắn trong điều kiện hoàn cảnh nước ta hiện nay. Trên giác độ ngân hàng, các NHTM cũng cần có những biện pháp hỗ trợ cụ thể giúp các DNV & N, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung cho nền kinh tế cả nước. 1.1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 1.1.2.1. Khái quát về NHTM * Khái niệm: Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức tài chính nào trong nền kinh tế. Lịch sử hình thành của các NHTM có thể được chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn sơ khai của các ngân hàng: NHTM được ra đời khi các thiết chế tổ chức xã hội bắt đầu hình thành. Hoạt động của các ngân hàng sơ khai này bao gồm: giữ hộ tiền, bảo quản và đổi tiền hưởng hoa hồng. - Giai đoạn phát triển thứ hai của các NHTM: Lúc này, các ngân hàng bắt đầu dùng các tài khoản để ghi chép và theo dõi hoạt động của thân chủ bằng phương pháp bù trừ. - Giai đoạn phát triển thứ ba của các NH: Ngân hàng bước vào giai đoạn ba với việc thực hiện các khoản cho vay, cung ứng các khoản tiền mới vào trong lưu thông.
- Vào cuối những năm 60, đặc điểm để phân biệt NHTM với các ngân hàng trung gian khác là chỉ duy nhất có NHTM được mở các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cho công chúng. * Các dịch vụ của Ngân hàng: Các ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng đã ra đời từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày nay với vai trò ngày càng quan trọng hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Đi đôi với sự phát triển đó là sự gia tăng của các dịch vụ ngân hàng, cho đến nay, các NHTM tại Việt Nam cung cấp một số các dịch vụ chủ yếu sau: - Kinh doanh ngoại tệ: Trong thị trường tài chính ngày nay nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng thương mại thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro khá cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao nhằm giảm thiểu rủi ro. - Nhận tiền gửi: Cho vay được coi là hoạt động quan trọng nhất, cốt lõi của một NHTM, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền từ các nguồn khác nhau để phục vụ cho hoạt động này. Một trong những nguồn quan trọng là các khoản tiền gửi thanh toán và tiết kiệm của khách hàng. - Cho vay: Đối tượng cho vay của các NHTM rất đa dạng, bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Trong đó, khách hàng tổ chức hay các doanh nghiệp luôn giữ vai trò rất quan trọng vì đối tượng này thường thiếu vốn, nhiều cơ hội kinh doanh nên họ rất cần tiếp cận với nguồn vốn của các NHTM. Bên cạnh đó là cho vay cá nhân, tiêu biểu là cho vay tiêu dùng và một số hình thức cho vay khác. Cho vay luôn được coi là dịch vụ cốt lõi của một NHTM. - Bảo quản vật, giấy tờ có giá : Các NHTM cung cấp dịch vụ lưu trữ vàng, bạc và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. - Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện nghiệp vụ thanh toán: Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thời kỳ thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nhân có thể tận dụng. - Quản lý ngân quỹ: NHTM cung cấp dịch vụ quản lý ngân quỹ thông qua tài khoản tiền gửi cho các doanh nghiệp và nhiều cá nhân.
- - Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ : Đây được coi là một khoản cho vay đặc biệt nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Chính phủ đối với các dự án trọng điểm. - Bảo lãnh : Ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng đối với các trường hợp như mua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác... - Cho thuê thiết bị trung và dài hạn - Cung cấp thiết bị ủy thác và tư vấn - Cung cấp dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoán - Cung cấp dịch vụ bảo hiểm - Cung cấp các dịch vụ đại lý Ngoài ra còn rất nhiều các dịch vụ khác được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong các hoạt động thanh toán, tiết kiệm và các dịch vụ tài chính khác. 1.1.2.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM * Hoạt động cho vay củaNHTM: Cho vay là hoạt động thường đóng vai trò chủ chốt trong viêc tạo lợi nhuận cho một NH. Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 284/200/QĐ/NHNN ngày 25/8/2000 đã phát biểu: “ cho vay là một hình thức của cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích nhất định trong thời gian nhất định theo sự thảo thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi ”. * Phân loại hoạt động cho vay: Có rất nhiều tiêu thức để phân loại hoạt động cho vay, đối với các NHTM ở Việt Nam hiện tại chúng ta phân loại theo các hình thức sau: - Phân loại theo thời gian : + Cho vay ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống + Cho vay trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm + Cho vay dài hạn: Trên 5 năm
- - Phân loại theo tài sản đảm bảo: Bằng uy tín khách hàng, có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản. - Phân loại theo đối tượng khách hàng: + Đối tượng khách hàng có thể là đơn vị kinh doanh có vốn chủ sở hữu lớn như các DNNN, Tổng công ty 90,91 ... , vốn chủ sở hữu nhỏ như các DNV & N , hộ cá thể + Đối tượng khách hàng cũng có thể là người tiêu dùng : bao gồm cá nhân và các hộ gia đình. - Phân loại theo thành phần kinh tế: + Cho vay đối với DNNN + Cho vay đối với DNV & N + Cho vay khác - Phân loại theo phương thức cho vay đối với các DNV & N: Một số hình thức cho vay được quy định riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp các DNV & N phát triển sản xuất kinh doanh, bao gồm: + Cho vay từng lần : là hình thức cho vay phổ biến của NHTM đối với khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, không được cấp hạn mức thấu chi mà điển hình là các DNV & N. Các doanh nghiệp này thường có nhu cầu vốn thời vụ hay mở rộng sản xuất kinh doanh đặc biệt thì mới vay ngân hàng, tức là nguồn vốn vay chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Cho vay theo hạn mức tín dụng: Áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. + Cho vay đầu tư dự án : Đây là loại hình cho vay mới xuất hiện ở Việt Nam, theo đó các dự án đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng,dịch vụ đời sống ... sẽ được các ngân hàng cấp tín dụng với thoả thuận phù hợp với dự án đầu tư. Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn của dự án - Vốn tự có của chủ dự án – Vốn khác (nếu có) Thời hạn vay = thời gian xây dựng cơ bản + thời gian trả nợ
- Lãi suất cho vay: Lãi suất của mỗi hợp đồng vay sẽ được thống nhất với sự thỏa thuận của hai bên căn cứ trên quy định của tổng giám đốc NHNT Việt Nam về lãi suất cho vay. + Cho vay hợp vốn: Đối với các khách hàng có nhu cầu vốn lớn quá khả năng đáp ứng của một NHTM hay dự án có khả năng đem lại rủi ro quá cao đối với một ngân hàng thì hình thức cho vay hợp vốn có thể khắc phục được những nhược điểm đó. + Cho vay trả góp: Chủ yếu áp dụng cho cá nhân và hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. + Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng : Căn cứ vào nhu cầu, uy tín của khách hàng, ngân hàng cam kết sẵn sàng đảm bảo cho khách hang vay vốn trong phạm vi hạn mức giới hạn tín dụng nhất định. Đối với ngắn hạn : Hạn mức tín dụng ngắn hạn = Nhu cầu vốn lưu động kế hoạch- (Nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn + Nguồn vốn coi như tự có + Nguồn vốn khác) Đối với dài hạn: Hạn mức tín dụng thể hiện % vốn tín dụng của ngân hàng tham gia vào công trình hay dự án đầu tư Hạn mức tín dụng trung dài hạn = Tổng dự toán chi phí - Nguồn vốn đầu tư tự có + Cho vay thông qua thẻ tín dụng + Cho vay theo hạn mức thấu chi : Nghiệp vụ thấu chi đang ngày càng trở nên phổ biến trong hoạt động ngân hàng hiện đại, nó cho phép chủ tài khoản có thể chi trội hơn số dư tiền gửi thanh toán của mình trong một khoảng thời gian nhất định với mức lãi suất khá thấp. Mỗi khách hàng sẽ được cấp một giới hạn thấu chi riêng căn cứ vào số dư tiền gửi của khách hàng, quy định của từng ngân hàng và theo thỏa thuận giữa hai bên. Như vậy, đối với từng loại khách hàng cụ thể, các ngân hàng có thể chọn ra phương thức cho vay phù hợp nhất có lợi cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp trong việc cung cấp nguồn vốn nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đốiv với các DNV & N hiện nay thì hình thức cho vay từng lần vẫn là phổ biến nhất. * Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNV&N:
- Cũng như ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, các DNV & N của Việt Nam cũng thường xuyên đối mặt với khó khăn lớn nhất chính là vấn đề vốn, việc tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng đem lại cho họ rất nhiều lợi ích, cụ thể có thể kể đến: - Vốn vay ngân hàng hỗ trợ cho các DNV & N tồn tại và phát triển : Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu được hình thành từ các nguồn như: Vốn tự có, vốn vay, thuê mua … Trong đó thì vốn tự có thường chiếm tỉ lệ rất nhỏ (chỉ khoảng 5-10%), chính vì vậy, vốn vay Ngân hàng được coi là nguồn tài trợ đắc lực giúp cho DNV & N có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững. - Vốn vay ngân hàng là một lựa chọn để DN xây dựng cơ cấu vốn tối ưu của mình : Đối với các doanh nghiệp có khả năng, hoạt động kinh doanh hiệu quả thì nguồn vốn vay ngân hàng có thể là một lựa chọn tối ưu đề tìm kiếm cơ hội đầu tư với chi phí vốn thấp hơn. Bên cạnh đó, nhờ vào nguồn vốn này, các doanh nghiệp có thể tránh được một phần thuế thu nhập do lãi là một trong những khoản mục dùng để tính thuế thu nhập. - Giúp các DNV & N nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới : Với nguồn vốn vay của các ngân hàng, DNV & N có cơ hội để nhập khẩu các thiết bị máy móc hiện đại, từ đó nâng cao được năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh với các doanh nghệp trong nước và tiến tới xuất khẩu ra thị trường thế giới. - Nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thị trường, Chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh doanh theo chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân : Đối với từng thời kỳ cụ thể mà các doanh nghiệp có thể được hưởng lợi từ cơ chế khuyến khích phát triển kinh doanh của nhà nước và chính phủ. Dựa vào những chủ trương đó, các ngân hàng cũng đưa ra các ưu đãi riêng có giành cho các DNV & N. 1.2. Chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV & N) của NHTM 1.2.1. Khái niệm Chất lượng cho vay đối với các DNV & N được thể hiện thông qua các số liệu về tổng dư nợ, dư nợ bình quân của doanh nghiệp cũng như của từng khoản vay riêng,
- cơ cấu dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu. Ngoài ra thì các chỉ tiêu thu lãi và lợi nhuận cũng ít nhiều phản ánh chất lượng của các khoản cho vay. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với DNV & N của NHTM - Tổng dư nợ: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ uy tín của doanh nghiệp cũng như tính khả thi của dự án mà doanh nghiệp đang tiến hành. Chỉ với những dự án khả thi hay với những doanh nghiệp uy tín thì các NHTM mới chấp nhận cho vay một khoản vốn lớn để các doanh nghiệp này tiến hành sản xuất kinh doanh. - Dư nợ bình quân: chỉ tiêu dư nợ bình quân của từng khoản vay đối với từng doanh nghiệp phần nào phản ánh tình hình chung về khoản vay, cũng như chất lượng của khoản vay. - Cơ cấu dư nợ: Nhìn vào cơ cấu dư nợ ngắn, trung, dài hạn của khoản vay ta có thể xem xét được tính rủi ro trong từng thời kỳ của các khoản vay. - Nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho biết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu ở thời điểm xem xét. Đây là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng đối với một doanh nghiệp. - Chấm điểm tín dụng: Hệ thống chấm điểm tín dụng là một phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất. Phạm vi chấm điểm gồm có 2 phần chính: Định lượng (Chấm điểm theo các chỉ số tính toán trực tiếp từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp) và định tính (trên cơ sở đánh giá chung của ngân hàng về các mặt của doanh nghiệp). - Nợ khó đòi/Tổng dư nợ - Nợ khó đòi ròng = Nợ khó đòi – Dự phòng rủi ro chưa sử dụng - Một số chỉ tiêu khác 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với DNV & N của NHTM 1.3.1 Các nhân tố chủ quan + Chính sách cho vay: Bao gồm các quy định về hạn mức cho vay, kỳ hạn khoản vay, lãi suất vay, các quy định về kiểm soát rủi ro, chính sách ưu đãi khách hàng, cạnh tranh với các ngân hàng khác … tất cả các yếu tố này đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của khoản vay.
- + Quy mô vốn của ngân hàng : Quy mô vốn là nhân tố cơ bản để xác định tiềm lực của một ngân hàng thương mại, đặc biệt là Vốn chủ sở hữu sẽ quyết định đến khả năng cho vay của ngân hàng. Bởi theo quy định của Ngân hàng nhà nước thì các khoản cho vay của Ngân hàng phải được căn cứ trên Vốn chủ sở hữu. vì vậy, vốn càng lớn thì khả năng cho vay càng cao và ngược lại. + Loại hình cho vay : Hình thức và nội dung của khoản vay ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Một khoản vay với rất nhiều thủ tục, phức tạp trong việc giải ngân nhưng lại có một cơ chế quản lý kém thì sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. + Chất lượng nhân sự: Nguồn lực con người được thể hiện ở trình độ nghiệp vụ, kiến thức tổng hợp, khả năng giao tiếp, trách nhiệm với công việc và đạo đức của cán bộ. Khách hàng đánh giá ngân hàng thông qua người mà họ trực tiếp giao dịch, vì vậy hình ảnh của cán bộ tín dụng là đại diện cho hình ảnh của ngân hàng. Vì vậy thái độ của cán bộ tín dụng khi giao tiếp là một yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng đến với ngân hàng. + Công nghệ thông tin: Quá trình hiện đại hóa hệ thống ngân hàng đang diễn ra ở hầu hết các ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ với tiêu chí đa dạng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Nhờ công nghệ thông tin mà việc quản trị rủi ro đối với các khoản cho vay cũng sẽ thuận tiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. 1.3.2. Các nhân tố khách quan - Môi trường kinh tế vĩ mô: Hoạt động ngân hàng được coi như kim chỉ nam cho nền kinh tế nên nó rất nhậy cảm với mọi biến động của nền kinh tế. Bất kỳ sự trồi sụt nào của nền kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng không ít thì nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Mặt khác, sự thay đổi của các biến kinh tế lại phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Sự phát triển ổn định của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại, nếu điều hành vĩ mô không tốt sẽ gây tác hại rất lớn đến niềm tin của cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Việc cắt giảm chi tiêu, hạn chế sản xuất sẽ là điều tất yếu. Từ đó dẫn với sự sụt giảm trong phát triển của hệ thống ngân hàng. Hiện
- tại, Việt Nam đang có lợi thế rất lớn ở sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô với sự điều hành đúng đắn của Nhà nước và Chính phủ. Chính vì vậy nên, các ngân hàng cũng như các DNV & N nên biết tận dụng tốt cơ hội này để mở rộng sản xuất kinh doanh và phát triển. - Các nhân tố thuộc về môi trường pháp lý : Môi trường pháp lý là điều kiện cần để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra ổn định, nó đảm bảo cho những thành quả của doanh nghiệp sẽ được bảo toàn. Ngược lại, một môi trường pháp lý chưa hoàn hảo và thiếu đồng bộ sẽ kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như hoạt động cho vay của các NHTM. Hiện nay, các DNV & N đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, ưu đãi của Đảng và Nhà nước với rất nhiều các văn bản pháp luật quy định về hoạt động, ưu đãi trong việc cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Tất cả các nỗ lực trên đều nhằm tạo điều kiện cho các DNV & N thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại thì môi trường pháp lý cho ngành ngân hàng vẫn còn khá nhiều bất cập, một loạt các vấn đề vẫn còn tồn tại và đang gây tranh cãi như về vấn đề tài sản bảo đảm bằng bất động sản và động sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … Những nguyên nhân này dẫn đến khó khăn cho các ngân hàng trong việc giải quyết các tranh chấp khi xảy ra nợ quá hạn hay nợ khó đòi. - Các nhân tố thuộc về môi trường an ninh- chính trị - xã hội : Ổn định an ninh – chính trị - xã hội là điều kiện cần để có thể phát triển kinh tế. Hiện nay, Việt Nam là đất nước có tình hình chính trị, xã hội khá ổn định và được đánh giá là một trong những quốc gia có độ an toàn cao. - Các nhân tố thuộc nội tại của DNV & N: + Tài sản thế chấp và vốn tự có đối ứng dùng để vay vốn : Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có ít vốn tự có, vì vậy muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì họ phải vay ngân hàng. Tuy nhiên, việc vay tiền đối với ngân hàng bao giờ cũng cần đáp ứng đầy đủ điều kiện về tài sản thế chấp, đây lại là một trong những điểm yếu của các DNV & N. Mặt khác, đứng trên quan điểm của ngân hàng thì một DNV & N được đánh giá là tốt để cho vay khi họ có một nguồn vốn đối ứng để đảm bảo trách nhiệm của họ trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và một tài sản đảm bảo tốt để hạn chế
- tới mức thấp nhất rủi ro của khoản vay. Chính vì vậy, yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc cho vay của các NHTM. + Phương án sản xuất kinh doanh của dự án vay vốn: DNV & N nếu muốn vay vốn thì cần có một dự án khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn mặt tài chính. Bởi đó là cơ sở quan trọng nhất để các NHTM tiến hành cấp khoản vốn của mình cho các DN, nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh đầy nhạy cảm này. + Năng lực quản lý và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp: Năng lực quản lý cho thấy nguồn vốn của ngân hàng trao cho các doanh nghiệp có an toàn hay không, có khả năng sinh lời và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng hay không. Ngoài ra, đạo đức kinh doanh cũng tác động rất lớn đến chất lượng của các khoản vay. Một doanh nghiệp có thể làm ăn rất tốt nhưng đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp đó lại tồi thì rất có thể cả lãi lẫn gốc của khoản vay sẽ bị lạm dụng, dẫn đến mất vốn của ngân hàng.
- CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI (VIETCOMBANK HN) 2.1. Khái quát về NH TMCP NT Chi nhánh HN (Vetcombank HN) Vietcombank Hanoi được thành lập ngày 01/03/1985, là một thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đã từng được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I. Năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba. Vietcombank Hanoi được hình thành nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính và ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội. Ngoại trụ sở chính đặt tại 344 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà nội thì Vietcombank Hanoi hiện đang đóng vai trò đầu mối quản lý: - 4 chi nhánh cơ sở trên địa bàn Hà Nội bao gồm: Chi nhánh Thành Công, Chi nhánh Thăng Long, Chi nhánh Chương Dương, Chi nhánh Ba Đình. - 8 phòng giao dịch và một quầy giao dịch đặt tại Sân bay Nội Bài. Vietcombank Hanoi luôn tự hào là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với hệ thống công nghệ hiện đại, cung cấp các sản phẩm,dịch vụ với độ tự động hoá cao: thanh toán điện tử liên ngân hàng, VCB ONLINE, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24, Money Gram … Vietcombank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên gia nhập hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu với mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhờ đó đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt với định hướng phát triển lâu dài, Vietcombank Hà Nội luôn chú trọng việc đào tạo và thu hút nhân tài với mục tiêu xây dựng một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Vietcombank HN Đồng thời với việc đổi mới quy trình tín dụng giành cho khách hàng tổ chức là sự thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức của toàn bộ hệ thống Vietcombank. Một
- trung tâm quản lý rủi ro được đặt tại Hội Sở Chính và Chi nhánh Hồ Chí Minh để quản lý cho toàn hệ thống. Nhân sự của các phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh được điều động sang phòng Quản lý nợ hoặc quan hệ khách hàng. Tính đến thời điểm này, cơ cấu của Vietcombank Hà Nội được bố trí như sau: - Phòng tổng hợp - Phòng dịch vụ ngân hàng - Phòng thanh toán xuất nhập khẩu - Phòng thanh toán thẻ - Phòng kế toán tài chính - Phòng ngân quỹ - Phòng tin học - Phòng hành chính nhân sự - Phòng quan hệ khách hàng (phòng tín dụng): Phòng quan hệ khách hàng là đầu mối thay mặt cho VCB Hà nội trong việc tiếp xúc với khách hàng từ đó tạo lập quan hệ tín dụng đối với khách hàng. Phòng quan hệ khách hàng tại chi nhánh hiện đang được chia thành tổ khách hàng doanh nghiệp và tổ tín dụng thể nhân để giúp phân loại, đánh giá và chuyêm môn hóa tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế. - Phòng quản lý nợ: Phòng quản lý nợ thực hiện chức năng lưu trữ tất cả các văn bản, chứng từ liên quan đến hợp đồng tín dụng và thông tin của khách hàng. 2.1.2. Kết quả kinh doanh chủ yếu *Về hoạt động huy động vốn: Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Vietcombank Hà Nội luôn đạt kết quả khá tốt. Cụ thể, năm 2007 đạt 4325 tỷ đồng , tăng 28,8 % so với năm 2006, trong khi tỷ lệ này tính chung cho toàn hệ thống Vietcombank chỉ đạt 15,8 %. Trên địa bàn Hà nội, mức tăng trưởng tổng vốn huy động của các TCTD năm 2007 tăng 19,2% so với năm 2006. Tính đến năm 2007, thị phần huy động vốn của Vietcombank Hà Nội chiếm 3,65% tổng lượng huy động trên toàn địa bàn.
- Khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm 80% tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank Hà nội, còn lại là từ các tổ chức Tín dụng nước ngoài và từ thị trường liên ngân hàng. Số liệu cụ thể của năm 2007 như sau: - Huy động USD: 182 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2006 - Huy động VND: 7267 tỷ đồng, tăng 43,3 % so với năm 2006 Mặt dù việc huy động vốn ít nhiều bị ảnh hưởng do những biến động lớn trên thị trường lãi suất song nguồn tiền gửi thanh toán vẫn tăng trưởng khá ổn định đạt 987 tỷ đồng vào cuối 2007.
- Bảng 2.1.2.1. Bảng số liệu về huy động vốn năm 2007 (Đơn vị: Triệuvnd, nghìn usd) Chỉ tiêu VND USD Quy VND Nguồn Vốn 4,325,192 182,585 7,267,367 I. Vốn huy động từ TT Liên NH 433,321 1,986 465,323 A. Tiền gửi 433,321 1,986 465,323 3. TG của TCTD trong nước 3,321 18 3,611 4. TG của TCTD nước ngoài 430,000 - 430,000 II. Vốn huy động từ khách hàng 3,433,539 176,030 6,270,086 1. Tiền gửi không kỳ hạn 1,365,084 26,170 1,786,787 - TG thanh toán 987,610 23,398 1,364,645 - TG tiết kiệm 366,093 2,619 408,296 - TG chuyên dụng 11,381 153 13,846 2. TG có kỳ hạn 1,760,183 136,922 3,966,544 a. TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 1,027,160 45,273 1,756,689 - TG có kỳ hạn dưới 12 tháng của KH 137,907 1,027 154,456 - TG tiết kiệm dưới 12 tháng 889,253 44,246 1,602,233 b. TG có kỳ hạn trên 12 tháng 733,023 91,649 2,209,855 - TG có kỳ hạn trên 12 tháng của KH 121,660 308 126,623 - TG có tiết kiệm trên 12 tháng 611,363 91,341 2,083,232 3. VCB phát hành kỳ phiếu, trái phiếu 42,762 1,024 59,263 4. TG ký quỹ đảm bảo thanh toán 7,925 4,618 82,339 III. Kinh doanh ngoại tệ 410 2 442 IV. Vốn khác 276,673 1,142 295,075 V. Vốn chủ sở hữu của VCB 130,933 - 130,933 VI. Quan hệ trong hệ thống 50,316 3,424 105,490 3. Vay TW - 3,424 55,174 (Nguồn: Phòng Quan hệ Khách hàng VCB Hà Nội) * Về hoạt động sử dụng vốn:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình”
89 p | 730 | 285
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại MaritimeBank Thanh Xuân
86 p | 995 | 253
-
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thanh Hóa
128 p | 581 | 223
-
Luận văn: “ Nâng cao chất lư¬ợng công tác quản trị mua hàng”
92 p | 539 | 160
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở Giao Dịch I Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việt Nam
10 p | 397 | 149
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán Habubank
73 p | 501 | 146
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank – Chi nhánh Nghệ An
52 p | 373 | 124
-
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xó trờn địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay
105 p | 322 | 101
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Công ty Tài chính Dầu khí
76 p | 271 | 76
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
94 p | 207 | 68
-
LUẬN VĂN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ
55 p | 185 | 61
-
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
81 p | 154 | 52
-
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
62 p | 174 | 45
-
Luận văn Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
77 p | 152 | 41
-
LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hà Nội
70 p | 164 | 37
-
Luận văn: "Nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa"
83 p | 235 | 32
-
LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội đáp
10 p | 180 | 29
-
LUẬN VĂN: "Nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây"
81 p | 134 | 24
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn