intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm sinh thái học của loài dừa nước tại khu vực Trung Trung Bộ

Chia sẻ: LÊ NGỌC VƯƠNG | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

117
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống rừng ngập mặn nói riêng và đất ngập mặn nói chung trong khu vực Trung Trung Bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm sinh thái học của loài dừa nước tại khu vực Trung Trung Bộ

  1. Tài Liệu Tham Khảo 1. Phan Nguyên Hồng, 1997. Vai trò của Rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp.224 trang 2. UBND xã Cẩm Thanh, “Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của xã Cẩm Thanh”. 3. Dự án “ Phục hồi và bảo tồn Rừng Dừa Nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững”.Quỹ môi trường toàn cầu. 4. Cao Phương Nam, Cao Thanh Liêu ( Tháng 12/2008), “Khảo sát diễn biến các chỉ tiêu TOC, Fe2+, NH3 và H2S ở lớp nước đáy, bùn đáy trong các mô hình nuôi tôm sú trên đất phèn hoạt động ở Cà Mau”, tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, số 12, trang 68-73. 5. Đinh Thanh Giang, Ngô Đình Quế ( Tháng 11/2008), “Nghiên cứu đặc điểm đất dưới rừng trồng ngập mặn và mô hình lâm ngư kết hợp vùng ven biển huyện Thái Thuỵ- Thái Bình”, tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, số 11, trang 88-92. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (2005), Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới (Tập 3,Đất- Phân Bón), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. 7. Ngô Đình Quế và CTV, “Đề xuất cơ chế chính sách nhằm khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Việt Nam”, tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, số 2, trang 3-8. 8. UBND xã Cẩm Thanh, “Báo cáo thuyết minh tổng kiểm kê đất đai năm 2000” 9. UBND xã Cẩm Thanh, “Báo cáo tóm tắt phương án quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2006-2015”. 10. UBND Thị xã Hội An, Phòng Nông nghiệp, PTNT, 1999. Hồ sơ thiết kế, dự toán trồng cây ngập mặn năm 1999 tại xã Cẩm Thanh. 11. UBND thị xã Hội An, 2006, Đề án: “Một số giải pháp chủ yếu xây dựng xã Cẩm Thanh- làng quê sinh thái đặc thù từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo”, 15 tr. 12. Báo cáo khoa học đề tài Nhà nước KHCN KC 06-08 “ Nghiên cứu quy luật và dự đoán xu thế xói lở, bồi lở, bồi tụ vùng cửa sông ven biển Việt Nam”, 1999. 13. Theo Người Lao Động ( Ngày 8/3/2010). Đi dọc sông Thu Bồn.Truy cập ngày (20/3/2010), từ http://Tintuc.xalo.vn.
  2. Lời cảm ơn Trong quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của UBND thị xã Hội An, Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, UBND Xã Cẩm Thanh, Phòng Kinh Tế và Phòng Tài Nguyên Môi Trường thị xã Hội An, Gia đình ông bà Đặng Tiệm, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
  3. PHẦN 1: I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn (RNM) giữ một vai trò rất to lớn trong việc đảm bảo các chức năng tổng hợp cho sự phát triển bền vững vùng ven bờ biển của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các chức năng chính của RNM thể hiện qua các mặt chủ yếu sau đây (1)- phòng hộ, phòng chống thiên tai, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu; (2)- bảo tồn đa dạng sinh học biển; (3)- phát triển kinh tế xã hội; (4)- đảm bảo an ninh, quốc phòng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau (chiến tranh, phát triển kinh tế, khai thác bất hợp lý, thiên tai...) mà RNM ở nước ta bị suy giảm nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng trên phạm vi toàn quốc. Tại nhiều địa phương, nhiều cánh rừng ngập mặn cùng nhiều loài cây và các nguồn tài nguyên khác đi kèm đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn. Những tổn thất về tài nguyên và môi trường vùng ven bờ ngày càng thấy rõ. Đặc biệt là trong bối cảnh sự biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra nhanh chóng trên quy mô toàn cầu, trong khi Việt Nam được dự báo là một trong 5 quốc gia trên thế giới sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề nhất do thảm họa này gây ra với những tác nhân được cho là chủ yếu đến từ phía biển. Cũng theo các chuyên gia về môi trường, RNM đóng một vai trò tích cực trong việc góp phần giảm thiểu BĐKH cũng như những thiệt hại do BĐKH có thể gây ra, đồng thời tạo ra điều kiện tốt cho việc thích ứng với xu thế khó có thể đảo ngược này. Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ bảo tồn, phục hồi và phát triển hệ thống RNM ở nước ta hiện nay là việc làm cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Nhiều chương trình, dự án của Chính phủ với sự tài trợ của của các tổ chức quốc tế đã và đang đầu tư cho hoạt động thiết thực này. Tuy nhiên, việc phục hồi và phát triển RNM hiện nay cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức về nhiều mặt, trong đó có khía cạnh kỹ thuật lâm sinh. Đó là việc chọn loài cây trồng, nguồn giống, điều kiện gây
  4. trồng và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác cần phải được xác định trên cơ sở thực nghiệm và sự hiểu biết về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của từng loài. Việc đa dạng hóa loài cây trồng trong hệ thống RNM cũng là một yêu cầu bắt buộc mà hướng đi là bên cạnh ưu tiên các loài cây địa phương thì việc du nhập, di thực các loài cây mới có tiềm năng cho từng vùng, miền là thực sự cần thiết. Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.) là một trong số rất ít các loài cây thuộc họ Cau dừa - Arecaceae sinh sống trong vùng đất ngập nước ven biển và quần tụ thành rừng. Đây là một loài cây đa tác dụng, trong đó tác dụng phòng hộ là nổi bật nhất. Ngoài tác dụng phòng hộ như chắn sóng, chắn gió, bảo vệ bờ đất, cố định khí phát thải, rừng Dừa nước còn là nơi cư trú và sinh sống của các loài sinh vật thủy sinh, các loài chim nước và nhiều loài động vật có giá trị khác. Dừa nước còn có nhiều giá trị sử dụng khác như: thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ có giá trị kinh tế và thân thiện với môi trường, làm thức ăn gia súc, nguồn mật nuôi ong đồng thời mang lại nguồn lợi thủy sản lớn và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động vùng ven bờ vốn thường thiếu đất canh tác. Khu vực Trung Trung bộ, là nơi luôn hứng chịu thiên tai nhiều ở mức hàng đầu nước ta. Diện tích đất ngập nước, đặc biệt là nước mặn và nước lợ ở đây khá lớn nhưng diện tích có rừng che phủ lại rất thấp và phân tán. Tuy vậy trong khu vực này vẫn tồn tại một số điểm phân bố của loài cây Dừa nước là loài cây có tiềm năng phát triển mạnh trên các vùng đất ngập nước có ảnh hưởng của thủy triều và độ nhiễm mặn của biển. Cá biệt có những địa phương thuộc thành phố Hội An (Quảng Nam) diện tích rừng Dừa nước vẫn còn hàng chục đến hàng trăm hecta. Đây là cơ hội tốt cho việc bảo tồn và mở rộng diện tích gây trồng loài cây đa tác dụng này trên các vùng phân bố tự nhiên của loài và cả trên những vùng đất ngập nước khác có điều kiện sinh thái phù hợp trong khu vực. Để góp phần bảo tồn và phát triển loài cây Dừa nước một cách khoa học và bền vững trong vùng, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm sinh thái học của loài cây Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.) tại khu vực Trung Trung bộ".
  5. II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu nghiên cứu 1.1. Mục tiêu chung: Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống rừng ngập mặn nói riêng và đất ngập nước nói chung trong khu vực Trung Trung bộ. 1.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài mong muốn sau khi thực hiện sẽ đạt được các thành quả sau: • Có được cơ sở dữ liệu về vùng phân bố tự nhiên của loài cây Dừa nước qua các thời kỳ và những nhân tố ảnh hưởng đến động thái phân bố của loài trong khu vực nghiên cứu; • Tìm hiểu được các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến loài và quy luật tác động của chúng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của loài trên các vùng đất ngập nước trong khu vực nghiên cứu; • Xây dựng được bản đồ phân bố lý thuyết của loài trong khu vực; • Bước đầu đề xuất phương án bảo tồn, phục hồi và phát triển phát triển loài cây Dừa trên các vùng đất ngập nước tại Trung Trung bộ. 2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài lấy loài Dừa nước làm đối tượng nghiên cứu chính, các nhân tố sinh thái (như khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật cùng sinh cảnh, hoạt động của con người...) tại các điểm phân bố tự nhiên của loài sẽ là các dữ liệu khảo sát chính của đề tài; Hiện trường khảo sát và thu thập dữ liệu là các vùng đất ngập nước vùng ven bờ biển có ảnh hưởng của thủy triều và chế độ mặn trong khu vực Trung Trung bộ, gồm
  6. các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Trong đó dự kiến vùng đất ngập nước thuộc hạ lưu sông Thu Bồn (tỉnh Quảng Nam) sẽ là địa điểm nghiên cứu chính. Thời gian nghiên cứu dự kiến từ 15/01/2010 đến 15/5/2010. PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Sông Thu Bồn là lưu vực sông lớn nhất tỉnh Quảng Nam với diện tích rộng trên 10.000 km2, là sông có tiềm năng thuỷ điện lớn thứ 4 cả nước. Sông được hình thành từ nhiều dòng suối nhỏ, bắt nguồn từ núi Ngọc Linh cao 2500 m, thuộc huyện Nam Trà My và đổ ra biển Cửa Đại, T.P. Hội An. Dòng chảy thượng nguồn sông Thu Bồn đi ngang qua huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam ngăn chia hai thôn Đồng Làng và Ngọc Linh. Sông Thu Bồn hợp với hạ lưu sông Vu Gia ở huyện Điện Bàn ( Quảng Nam). Cả hai dòng sông này đã trải phù sa cho vùng đất này, rồi lại hoà cùng dòng Trường Giang chảy qua phố cổ Hội An và cuối cùng đổ ra biển Cửa Đại. Phần hạ lưu của sông Thu Bồn đã tạo nên khu vực đất ngập nước ( ĐNN) rộng lớn, quan trọng và đáng chú ý nhất là khu vực các xã Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm Hà, Cẩm Nam và vùng phụ cận với hơn 1200 hecta diện tích mặt nước. Các nhánh sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò nối với sông Thu Bồn đã tạo ra đa dạng các cồn gò như thuận Tình, cồn Tiến, cồn 3 xã, gò Hí, gò Già…Hai bên bờ các kênh rạch là các loài cây ngập mặn sinh sống, trong đó quan trọng nhất là các dãy cây dừa nước (DN). 2.1 Sơ lược tình hình nghiên cứu về các hệ sinh thái RNM và tình hình sử dụng cây Dừa nước Theo công ước Ramsar, (Điều 1.1), các vùng đất ngập nước được định nghĩa như sau:” các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc nước, tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước đúng hay chảy, nước ngọt, lợ hay mặn, kể cả những vùng nước biển với độ sâu ở mức triều thấp, không quá 6m”.
  7. Ngoài ra, công ước ( Điều 2.1) còn quy định các vùng đất ngập nước:” có thể bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũng như các đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6 m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất ngập nước”. Vùng ĐNM hạ lưu sông Thu Bồn có rất nhiều hệ sinh thái quan trọng, trong đó hệ sinh thái RNM là nổi bật nhất. Việt Nam là một nước giàu các hệ sinh thái đất ngập nước, với diện tích ĐNN hơn 10 triệu ha, chiếm 1/3 diện đất đai cả nước, chủ yếu phân bố ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long với các hệ sinh thái đầm phá, các bãi bùn, các vùng cửa sông, rừng ngập mặn dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Hà Tiên. ĐNN ở Việt Nam rất đa dạng về loại hình, chức năng, gắn liền với tính đa dạng điều kiện của Việt Nam. Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam. Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của Việt Nam( 1995) đã xác định 61 khu đất ngập nước quan trọng và gần đây cục Môi Trường thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã đưa ra danh sách gồm 79 khu đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc Gia. Theo bảng phân loại ĐNN của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế(IUCN- 1990), đất ngập nước Việt Nam có thể chia làm 3 hệ lớn đó là đất ngập nước ven biển, đất ngập nước nội địa và đất ngập nước nhân tạo, bao gồm 12 phụ hệ: Biển, cửa sông, đầm phá, hồ nước mặn ven biển, sông, hồ, đầm lầy, vùng nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp, nơi khai thác muối, đất đô thị, đất công nghiệp. Các vùng ĐNN trên phân bố ở tất cả các vùng địa lý (Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) và ở các địa hình khác nhau ( miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển). Việt Nam hiện có trên 60 vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế như: VQG Xuân Thuỷ ( được công nhận là khu Ramsar), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, VQG Tràm Chim, phá Tam Giang- Cầu Hai, hồ lak, hồ Ba Bể, bãi triều Tây Nam Cà Mau,… RNM ở Việt Nam đã được nghiên cứu từ rất lâu. Trước chiến tranh, Việt Nam có khoảng 400.000 ha, ngày nay còn khoảng 200.000 ha do rừng mới được trồng, chủ yếu là các tỉnh phía Nam và bán đảo Cà Mau. Phan Nguyên Hồng(1984), chia RNM Việt Nam ra làm 4 khu vực chính, theo đó Vùng Hội An, Quảng Nam thuộc vùng 3 là
  8. khu vực chỉ có các sông ngắn, ít phù sa, bãi ngang gió mạnh, tạo ra nhiều cồn cát dọc ven biển, do đó RNM chỉ phát triển bên trong các cửa sông, đầm phá, bán đảo. RNM ở Hội An quan trọng nhất là cây dừa nước (DN) có tên khoa học là Nippa fructicans thuộc họ Palmae,là một loài cây ngập mặn phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, làm thành các thảm rộng theo các triền sông, lạch. Sự hiện diện của chúng ở miền Trung Hội An thành từng dãy rộng là rất đặc sắc. Các nghiên cứu công bố về sinh thái phân bố của Dừa Nước ở Hội An còn rất hiếm hoi, chỉ có trong các báo cáo hàng năm của UBND các xã, huyện về tình hình quản lí đất đai. Ở Việt Nam, ngoài việc trồng để sử dụng lá, bẹ lá để làm nhà, người dân ở các tỉnh phía Nam còn khai thác quả DN vừa già để lấy cùi làm thực phẩm. DN phân bố rộng rãi trong RNM các nước châu Á, và bờ biển Đông châu Phi. Lá của chúng dài từ 3-9 mét. Phần thân ngầm, bò, ngắn với hệ thống rễ chùm. DN thường phân bố dọc theo bờ sông thành các dãy dài.Chúng rất cần chế độ ngập nước theo thuỷ triều. Người dân ở Bangladesh trồng dừa nước thành ruộng để dùng cho nhu cầu làm nhà. DN phát triển ở các vùng nước ngọt và nước biển nơi có tác động của thuỷ triều. Nhiều dân tộc biết khai thác đa dạng các sản phẩm từ DN như chế tạo đường từ dịch chiết của buồng DN. Đây là công nghệ rất lý thú ở vùng quê của Dawei Township (Thái Lan).Trong tiến trình chế tạo đường từ DN, trước tiên là cuống buồng DN sẽ được cắt, sau đó dùng ống tre hứng phía dưới cuống buồng quả qua 1 đêm để lấy nước nhựa từ cuống chảy ra. Sáng hôm sau ống tre sẽ đầy nước dừa và được thu hoạch. Nước quả này sẽ được lọc rồi đun sôi trong chảo rộng. Khi sôi sẽ được vớt bọt để làm nước đường sạch hơn. Sau khi đun sôi 3 giờ, nước quả này sẽ keo lại, để nguội và thu được đường từ DN. Cuối cùng các ống tre sẽ được rửa sạch và được xông khói để dùng cho việc thu thập nước quả DN vào ngày mai, và cứ lặp lại như vậy. Đường DN rất ngọt, vì vậy chúng thường được dùng để làm nhiều thứ trong các bữa ăn ở địa phương.
  9. Nước quả DN dùng để uống vào buổi sáng nhưng vào buổi chiều chúng sẽ lên men thành vị đắng, có thể làm say. Nước đắng của DN bây giờ rất giống với rượu, được dân địa phương uống gọi là “Pa Ohn Ye”. Sau 2 ngày chứa trong hủ, bình. Nó cũng còn được sử dụng để làm giấm. Dân địa phương còn biết làm mứt DN, đó là mứt hoa DN. Khi DN trổ hoa, sẽ được cắt và nấu với đường chế tạo từ DN. Mứt sẽ được ăn tráng miệng với trà xanh, sử dụng rất truyền thống ở địa phương. 2.2 Một số các đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu Vùng nghiên cứu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Hàng năm thường chịu ảnh hưởng từ 2-3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới và cũng từng ấy đợt lũ lụt. Do ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng có các loại hình ĐNN đặc thù so với các vùng khác trong dải ven biển miền Trung. 2.2.1 Thuỷ triều Thuỷ triều là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển của các loài thực vật ngập mặn. Trong phạm vi vùng nghiên cứu, thuỷ triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều, biên độ dao động từ 0,8-1,2m. Biên độ triều thấp rất thuận tiện cho việc di trồng các loài cây ngập mặn. Trung bình mỗi tháng có 3 ngày chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều( tháng nhiều nhất có 8 ngày, tháng ít nhất chỉ có 1 ngày), thời gian còn lại trong tháng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều (bảng 1). Do ảnh hưởng của chế độ triều phức tạp (giữa thời gian nhật triều và bán nhật triều là thời gian chuyển chế độ triều), thời gian triều lên và triều xuống cũng biến đổi theo. Trong những ngày nhật triều, thời gian triều lên kéo dài tới 18 giờ, ngắn nhất là 12 giờ, trung bình là 13,3 giờ. Thời gian triều xuống dài nhất là 15 giờ, ngắn nhất là 9 giờ, trung bình là 11,5 giờ. Trong những ngày bán nhật triều, thời gian triều lên dài nhất là 9 giờ, ngắn nhất là 2 giờ. Bang 1: số ngày trung bình nhật triều và biên độ triều trong tháng tại trạm Đà Nẵng
  10. Tháng TB I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm Số ngày 3,2 3,2 3,0 2,5 2,8 2,8 3,4 2,6 3,1 3,8 4,1 3,0 37,5 nhật triều Biên độ 48 48 47 48 49 48 49 49 48 46 42 45 47,25 triều TB Biên độ 112 98 82 96 106 113 109 101 94 91 99 113 101 triều cao nhất(cm) (Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn Trung Trung Bộ) 2.2.2 Chế độ dòng chảy -Vào thời kỳ mùa khô Kết quả đo đạc tại trạm liên tục 1 ngày/đêm tại vùng Cửa Đại( có toạ độ là 108023’31” và 15052’23”, độ sâu 9,0 m) cho thấy, tốc độ dòng chảy trong một chu kỳ triều có sự thay đổi rất phức tạp theo tầng( các tầng đo là 0.2H, 0.6H và 0.8H- Tầng chuẩn thuỷ văn). Ở tầng 0.2H, tốc độ dòng chảy dao động trong khoảng 0.00-0.24 m/s, trung bình 0.10 m/s. Ở tầng 0.6H, là 0.00-0.23 m/s, trung bình 0.008 m/s. Ở tầng 0.8H, là 0.03-0.20 m/s, trung bình 0.08 m/s. Tốc độ dòng chảy chủ yếu do dòng triều, lớn nhất là 0.24 m/s là vào thời gian triều lên và thấp nhất vào thời gian triều dừng( lúc chuyển triều). - Vào thời kỳ mùa mưa. Tốc độ dòng chảy tầng 0.2H, dao động trong khoảng 6,4- 42,9 m/s, trung bình 21,24 m/s; ở tầng 0.6H, là 12,2-45,4 m/s, trung bình 29,06 m/s; ở tầng 0.8H, là 1,9- 35,4 m/s, trung bình 23,64 m/s. Lưu lượng nước sông chảy ra biển biến đổi theo hai mùa rất khá nhau, tập trung chủ yếu vào mùa mưa( trung bình lớn nhất là 680 m/s), mùa khô rất thấp(32m/s). Bảng 2: Tốc độ dòng chảy tại Cửa Đại vào mùa mưa( tháng 9, 10) và mùa khô( tháng 5) Các tầng đo Tốc độ dòng chảy mùa Tốc độ dòng chảy mùa khô(m/s) mưa(m/s) 0,2H 6,4-42,9 0,00-0,24 TB: 21,24 TB:0,10 0,6H 12,2-45,4 0,00-0,23 TB:29,06 TB:0,08 0,8H 1,9-35,4 0,03—0,20 TB:23,64 TB:0,08
  11. (Nguồn:Đề tài KHCN 06-08) 1.2.3 Độ mặn Độ mặn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới sự phân bố và phát triển của các loài cây DN nới riêng và các loài cây ngập mặn,loài thuỷ sinh vật nóichung. Trong phạm vi khu vực nghiên cứu, để đánh giá khả năng truyền mặn vào thời kỳ mùa khô đã tiến hành khảo sát đo đạc theo mặt cắt dọc từ Cửa Đại lên đến Cầu Câu Lâu( bảng 3) Bảng 3: Số liệu nhiệt muối thời kỳ mùa khô( tháng 5) theo mặt cắt dọc từ Cửa Đại đến Cầu Câu Lâu TT Toạ độ địa lý Độ sâu(m) Nhiệt độ Độ Kinh độ Vĩ độ nước tầng mặn(0/00) mặt(0C) 1 108023’45,72” 15052’31,68” 8,5 27,77 11,48 0 ’ ” 0 ’ ” 2 108 23 34,08 15 52 27,00 9,5 27,88 11,35 0 ’ ” 0 ’ ” 3 108 23 22,14 15 52 20,7 9,0 28,10 10,24 0 ’ ” 0 ’ ” 4 108 23 7,62 15 52 14,52 8,0 28,29 10,27 0 ’ ” 0 ’ ” 5 108 22 28,98 15 51 59,64 8,0 27,87 9,92 0 ’ ” 0 ’ ” 6 108 22 35,94 15 51 47,7 13,5 27,94 8,26 7 108022’13,62” 15051’42,24” 4,5 28,64 9,69 8 108022’8,64” 15051’41,94” 8,0 28,88 8,05 0 ’ ” 0 ’ ” 9 108 21 30,42 15 51 34,5 6,0 29,12 6,09 0 ’ ” 0 ’ ” 10 108 20 54,48 15 51 56,82 3,0 29,52 1,47 0 ’ ” 0 ’ ” 11 108 19 46,68 15 52 6,54 4,0 29,59 0,36 (Nguồn: Đề tài KHCN 06.08) Các kết quả này được đo vào tháng 5, hơi thấp so với số liệu các kết quả đo được trong chuyến khảo sát này, từ tháng 6 đến tháng 7/2010. ( có thể do mưa) 2.2.4 Tài nguyên đất Trên địa bàn nghiên cứu có các loại đất sau: - Đất cát pha: Tập trung chủ yếu ở các khu vực Thuận Tình, Gò Già và khu vực Lùm Bà. Đất thường có màu vàng xám, cấu trúc hạt nhẹ, xen với đất thịt nhẹ. Tầng canh tác từ 10-15 cm Đất xốp, nghèo chất hữu cơ Thích hợp cho việc trồng cây lâu năm - Đất mặn sú, vẹt, đước: Tập trung ở các khu vực đất ngập nước vùng cửa sông thôn 2, thôn 7 và thôn 8. Thực vật chủ yếu là dừa nước, cói, mắm,…
  12. - Đất mặn nhiều: Tập trung ở các vùng có địa hình thấp và trung bình. Phổ biến ở các thôn 2,7,8 và các khu vực gần đê ngăn mặn của các thôn 3,4,6. Đất có chứa nhiều muối tan( chủ yếu là NaCl), không đồng nhất về màu sắc, lúc khô có màu trắng. Phẫu diện đơn giản, các tầng phát sinh chưa rõ. Thành phần cơ giới nặng, sét vật lý 5-60%, cát vật lý 15-20%, lượng muối tan> 0,5%, độ PH trong đất 6-7,5%. Thực vật chủ yếu là cói, tra, ô rô, các loại cây bụi ưa mặn. Đất này thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản. - Đất mặn trung bình và ít: Nằm ở địa hình cao hơn đất mặn nhiều. Tập trung ở khu vực hai bên đê ngăn mặn( trừ thôn 5) Đất mặn do xâm nhập của nước thuỷ triều, do nước mạch mạnh, gió biển đưa muối vào. Đất có màu vàng nâu Hình thái phẫu diện, thành phần cơ giới và lý tính giống với đất mặn nhiều Đất có muối hoà tan Clorua và Sunfat 0,2- 0,5 % Thích hợp trồng các loài cây lâu năm như dừa, dương liễu. - Đất phù sa được bồi: Do phù sa hàng năm của sông Thu Bồn tải về bồi đắp Tập trung khu vực ven sông Thu Bồn. Đất có màu nâu tươi, phẫu diện chưa phân hoá, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha. Thích hợp với cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất phù sa không được bồi đắp: Phần lớn nằm ở khu vực thôn 5, thôn 6 và các khu vực ở phía tây đường Huỳnh Thị Lựu Do quá trình canh tác, đặc biệt là đã được ngọt hoá nhờ hệ thống thuỷ lợi, đất đã biến đổi tính chất, bớt chua. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình Đất có màu nâu tươi, phẫu diện bắt đầu phân hoá Hàm lượng mùn, NPK tổng số thuộc loại trung bình Thích hợp với nhiều loài cây trồng như lúa, rau màu, cây ăn quả. - Đất phù sa glây: Tập trung ở khu vực Thuận Tình và rải rác ở một số nơi Hình thành do nước ngầm, nước sát mặt đất hoặc ngập nước lâu ngày trong điều kiện yếm khí Đất có màu xám xanh do chứa nhiều Fe2+ dễ tan.
  13. Thành phần cơ giới nặng, dính dẻo, thiếu kết cấu, không có lợi cho sản xuất nông nghiệp.
  14. PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau đây: 3.1.1Lịch sử hình thành quần thể, hiện trạng và động thái phân bố của loài • Nguồn gốc hình thành các quần thể Dừa nước trong khu vực o Nguồn gốc hình thành (tự nhiên, nhân tạo) các quần thể hiện còn; o Nhận định về hướng di cư và mở rộng vùng phân bố của loài trong quá khứ; • Sự thay đổi về mặt không gian (vùng phân bố, quy mô diện tích) theo các mốc thời gian và các yếu tố tác động chủ yếu • Hiện trạng phân bố tại thời điểm đầu năm 2010. 3.1.2 Đặc điểm hình thái cá thể loài và cấu trúc lâm phần Dừa nước • Đặc điểm hình thái loài: o Dạng sống của loài o Hình thái của cơ quan sinh dưỡng (thân, cành lá, rễ...) o Hình thái cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt...) • Hình thái quần thể (cấu trúc lâm phần): o Tổ thành loài thực vật trong lâm phần Dừa nước; o Đặc điểm về cấu trúc tuổi của các lâm phần; o Các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân của lâm phần; o Các đặc trưng về mật độ, mạng hình phân bố và không gian dinh dưỡng của cá thể/ bụi/ khóm. 3.1.3 Một số đặc điểm sinh vật học của loài • Đặc điểm tái sinh
  15. o Hình thức tái sinh (hạt/ chồi/ thân ngầm) o Khả năng tái sinh (dễ/ khó; mạnh/ TB/ kém...) o Hình thức, khả năng tự phát tán và mở rộng phân bố quần thế • Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cá thể và quần thể o Tốc độ ra lá và sinh trưởng của tàu lá o Khả năng tích lũy sinh khối khô của các bộ phận khí sinh o Tuổi ra hoa kết quả và thành thục tái sinh • Đặc điểm vật hậu học (mùa ra lá, ra hoa, quả chín...) 3.1.4 Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố và sinh trưởng, phát triển của loài và lâm phần; • Các yếu tố khí hậu o Nhiệt độ không khí và tổng nhiệt o Độ ẩm không khí o Lượng mưa o Chế độ bức xạ mặt trời o Các yếu tố khí hậu khác (gió, gió mùa, thiên tai...) • Các yếu tố thổ nhưỡng o Loại đất o Đặc điểm vật lý của đất  Thành phần cơ giới  Độ ẩm đất  Độ dày tầng đất, độ sâu lớp bùn...
  16. o Đặc điểm hóa học đất  Độ pH  Độ mặn trong đất  Hàm lượng mùn và các chỉ tiêu đa lượng (N,P, K, Ca...) • Các yếu tố thủy văn/ hải văn - Chế độ thủy th y triều tri u o Chế độ thủy triều và độ o Độ mặn và sự biến thiên độ mặn theo mùa o Các chỉ số khác biểu thị đặc trưng và chất lượng nước (độ pH, hàm lượng các chất tan, chất rắn và chất khí trong nước...) • Các yếu tố sinh vật o Nhóm sinh vật cư trú (tạm thời, lâu dài) o Nhóm sinh vật sống dựa rừng o Nhóm sinh vật hỗ trợ (ong mật, chim, dơi thụ phấn cho hoa) o Nhóm sinh vật gây hại (nấm bệnh, sâu hại, thú ăn lá/ hoa/ quả/ hạt, thực vật xâm lấn...) • Yếu tố con người o Khai thác quá mức o Chăn thả gia súc o Chuyển đổi mục đích sử dụng đất o Gây ô nhiếm môi trường đất/ nước o Các hoạt động gây tổn hại khác. 3.1.5 Tìm hiểu các mặt giá trị của loài và lâm phần
  17. • Giá trị sử dụng và kinh tế - xã hội • Giá trị về cảnh quan và môi trường • Khác (an ninh, quốc phòng, giáo dục đào tạo...) 3.1.6 Thử nghiệm xây dựng vùng phân bố lý thuyết và vùng phân bố tiềm năng của loài trong khu vực Trung Trung bộ; 3.1.7 Bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài trong hệ thống rừng phòng hộ ven biển tại khu vực Trung trung bộ. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp khảo cứu, kế thừa số liệu thứ cấp • Tham khảo tài liệu để nắm được các thông tin cơ bản về: o Vị trí phân loại và danh pháp loài o Nguồn gốc và vùng phân bố (trên thế giới và ở Việt Nam) o Đặc điểm hình thái và sinh thái của loài (nếu có); o Giá trị sử dụng của loài • Kế thừa các số liệu do cơ quan chuyên ngành, tổ chức cá nhân thực hiện trên cùng địa bàn nghiên cứu trong nhiều năm và những năm gần đây, bao gồm: o Số liệu về khí hậu, thủy văn, hải văn; o Số liệu về thổ nhưỡng, địa chất; o Số liệu về diện tích đất ngập nước, ngập mặn; o Diện tích và tài nguyên rừng ngập mặn, rừng trên đất ngập nước; o Các thông tin về kinh tế xã hội có liên quan; 3.2.2 Phương pháp điều tra chuyên ngành • Phỏng vấn thu thập thông tin trong cộng đồng và các bên liên quan, về: o Nguồn gốc rừng Dừa nước tại địa phương
  18. o Diễn biến diện tích, phân bố của rừng Dừa nước qua các thời kỳ o Các nhân tố ảnh hưởng đến rừng Dừa nước o Kiến thức bản địa trong bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng o Đánh giá của cộng đồng và các bên liên quan đến vai trò, chức năng và giá trị của rừng Dừa nước tại địa phương; o Nhận thức, nguyện vọng của người dân trong việc sử dụng đất ngập nước có rừng phân bố và vấn đề bảo tồn, phục hồi và phát triển loài. • Điều tra tại thực địa o Xác định tọa độ địa lý của các điểm có Dừa nước phân bố (hiện tại và cả trong quá khứ) o Thống kê diện tích ở các vùng rừng Dừa nước trọng điểm (Hội An, Quảng Nam, ...) o Khảo sát cấu trúc lâm phần (hình thái quần thể) và các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển bằng cách lập các tuyến điều tra và các ô tiêu chuẩn có diện tích thích hợp (100m2, 200m2); o Xác định sinh khối lâm phần (lập ô mẫu xác định sinh khối tươi và thu thập mẫu để phân tích sinh khối khô trong phòng thí nghiệm) o Điều tra các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến lâm phần (sâu bệnh hại, gia súc, hoạt động của con người,...) o Điều tra các nhân tố sinh thái gắn với hiện trạng phân bố của các lâm phần Dừa nước. Điểm điều tra sinh thái trải dài theo hướng Đông-Tây (hướng chảy của sông Thu Bồn ra biển Đông) với cự ly tối thiểu giữa 2 điểm kế tiếp là 500m; Nếu trong khu vực nghiên cứu có những vùng phân bố tự nhiên của Dừa nước ngoài hệ thống sông Thu Bồn thì tại đó cũng tiến hành điều tra các nhân tố sinh thái theo phương pháp chọn mẫu điển hình. Các nội dung điều tra chủ yếu tại từng điểm điều tra gồm:
  19.  Điều tra lập địa (đào phẫu diện đất, thu thập mẫu đất để phân tích...)  Điều tra thủy văn (chế độ ngập nước qua các mùa, theo thủy triều, độ mặn tại các điểm khảo sát trong mối quan hệ về cự ly so với biển và theo các mùa trong năm...)  Điều tra các yếu tố sinh thái khác có liên quan được phát hiện thấy trong quá trình đi thực địa. • Phân tích ảnh viễn thám qua các thời kỳ (lấy các mốc thời gian, gián cách là 5 năm hay 10 năm, tùy theo khả năng nguồn ảnh cung cấp, ví dụ: 2005, 2000, 1995, 1990, ...) để thấy được thực trạng phân bố và biến động diện tích của loài theo thời gian. • Phương pháp phân tích mẫu quan sát trong phòng thí nghiệm o Phân tích mẫu đất (thành phần cơ giới đất, hàm lượng mùn, độ pH, ) o Phân tích mẫu nước (độ pH, độ mặn...) o Sấy và cân xác định sinh khối khô; xác định tương quan hay tỷ lệ giữa sinh khối khô với sinh khối tươi 3.2.3 Tổng hợp và phân tích kết quả nghiên cứu • Thống kê toán học ứng dụng trong lâm nghiệp • Sử dụng các công cụ của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) Sử dụng một sồ phần mềm chuyên dụng trong phân tích kết quả nghiên cứu.
  20. PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1.1. Lịch sử hình thành quần thể, hiện trạng và động thái phân bố của loài • Nguồn gốc hình thành các quần thể Dừa nước trong khu vực o Nguồn gốc hình thành (tự nhiên, nhân tạo) các quần thể hiện còn; Cây ngập mặn trong vùng nghiên cứu chủ yếu là cây dừa nước. Theo ý kiến của nhiều người lớn tuổi, cây dừa nước ở đây được tổ tiên họ di trồng trước đây, chỉ có cây dừa nước, không có các loài cây khác o Nhận định về hướng di cư và mở rộng vùng phân bố của loài trong quá khứ • Sự thay đổi về mặt không gian (vùng phân bố, quy mô diện tích) theo các mốc thời gian và các yếu tố tác động chủ yếu Tài liệu lịch sử về rừng dừa nước ở Hội An rất hiếm hoi. Phần lớn rừng dừa nước ở Cẩm Thanh là do người dân trồng. Thời kỳ hưng thịnh nhất của thảm dừa này( khoảng trước thập niên 1980), diện tích phân bố hàng trăm hecta. Đặc biệt rừng dừa Bảy Mẫu trải rộng trên địa bàn các thôn 1,2, 3 và 8 của xã Cẩm Thanh mà lịch sử tồn tại và phát triển của chúng luôn gắn liền với các chứng tích oai hùng của Đảng bộ và nhân dân Cẩm Thanh. Sau thập niên 80, do việc phát triển mạnh của nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và các hoạt động kinh tế xã hội, diện tích phân bố bị thu hẹp dần, hiện tại chỉ còn gần 65 ha. Tuy nhiên cùng với việc phát triển du lịch, nhu cầu sử dụng bẹ, lá dừa để làm nhà tăng cao, nhiều người dân bắt đầu chăm sóc hoặc trồng thêm dừa quanh nhà nên diện tích này đang có phần gia tăng. Bảng: Quy mô diện tích theo mốc thời gian? Năm Diện tích(ha) Trước 1990 99,86 1990 93,04 1995 93,04 2000 52,4 2003 62,17 2005 57,68
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1