Luận văn: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
lượt xem 26
download
Một trong những thành tựu đạt được trong thời kì đổi mới của Việt Nam là tăng trưởng kinh tế đi đôi công bằng xã hội, đặc biệt đối với miền núi và vùng dân tộc. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là các dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Tuy nhiên, hiện trạng phát triển KTXH ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều mặt khó khăn, yếu kém....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– BÙI PHƯƠNG THÚY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG THỜI KÌ ĐỔI MỚI Chuyên ngành : ĐỊA LÝ HỌC Mã số : 60.31.95 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ NHƯ VÂN THÁI NGUYÊN - NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– BÙI PHƯƠNG THÚY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, HÀ GIANG THỜI KÌ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÝ THÁI NGUYÊN - NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những thành tựu đạt được trong thời kì đổi mới của Việt Nam là tăng trưởng kinh tế đi đôi công bằng xã hội, đặc biệt đối với miền núi và vùng dân tộc. Nhờ đó, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá, đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là các dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn, được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Tuy nhiên, hiện trạng phát triển KTXH ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều mặt khó khăn, yếu kém. Đó là chất lượng tăng trưởng chưa thực sự ổn định và chưa tương xứng với tiềm năng, sự phân hóa giàu - nghèo, sự xuống cấp về môi trường sinh thái, thêm nữa, phải đối mặt tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Do đó, để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đòi hỏi chúng ta phải thực hiện phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững và chất lượng cao hơn. Nội dung lý luận cũng như thực tiễn phát triển KTXH trong thời kỳ đổi mới có thể tìm thấy qua thực tiễn huyện miền núi biên giới, dân tộc như huyện Vị Xuyên, Hà Giang. Việc nghiên cứu sâu sắc tình hình phát triển KTXH là một cơ sở quan trọng trong nhận thức địa lý địa phương cấp huyện cũng như trong hệ thống kiến thức địa lý học. Do đó, kết quả đề tài có thể sử dụng để nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và học tập một số bài về địa lý địa phương huyện Vị Xuyên trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Đồng thời đưa ra những phương hướng cụ thể phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của một huyện miền núi, để từ đó có những giải pháp thiết thực góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển KTXH của huyện trong những năm tới. Với cách đặt vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên, Hà Giang thời kỳ đổi mới". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Đề tài trên được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Vũ Như Vân, sự giúp đỡ của các cơ quan chính quyền huyện Vị Xuyên, Hà Giang, sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các thầy cô giáo khoa Địa lí trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Vận dụng cơ sở lí luận Địa lí KTXH và tổ chức lãnh thổ để đánh giá hiện trạng phát triển KTXH huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới đồng thời đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu một phần có thể sử dụng để tư vấn phát triển KTXH cũng như dạy học địa lý địa phương huyện Vị Xuyên, Hà Giang. 2.2. Nhiệm vụ Phân tích các nguồn lực phát triển KTXH huyện Vị Xuyên. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị xuyên, tỉnh Hà Giang thời kì đổi mới (chủ yếu từ năm 2000 đến nay). Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển KTXH ở huyện Vị Xuyên theo hướng bền vững. 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu về nội dung lý luận cũng như thực tiễn phát triển KTXH cấp huyện. Về thời gian, nghiên cứu tình hình phát triển KTXH ở huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới, chủ yếu là từ năm 2000 đến nay khi lựa chọn số liệu, phân tích và đánh giá thực trạng. Giới hạn không gian nghiên cứu chủ yếu là địa bàn huyện Vị Xuyên với đặc điểm là huyện miền núi biên giới - dân tộc có sự phân chia theo trình độ phát triển có tính tới những cơ hội và thách thức do sự hội nhập kinh tế đối với cộng đồng các dân tộc miền núi biên giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu phát triển KTXH là một nội dung quan trọng trong Kinh tế học và Địa lý học. Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề này, nhiều giáo trình, tạp chí được xuất bản ở góc độ này hay góc độ khác đề u ít nhiều đề cập đến tình hình phát triển KTXH. Đối với kinh tế học C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những đóng ghóp to lớn, sự ra đời của học thuyết Giá trị thặng dư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhận thức, quan điểm về phát triển kinh tế; Học thuyết kinh tế của C.Mác đã đưa ra 4 yếu tố nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế. Nhiều học giả Phương Tây cũng đã cống hiến cho nhân loại nhiều học thuyết về phát triển kinh tế có giá trị như W.Rostow (người Mỹ) với Lí luận về các giai đoạn phát triển kinh tế; Lí luận về cơ cấu kinh tế (kết cấu kinh tế) của Lewis, Feller, Ranis. Các quan điểm Chủ nghĩa phát triển, Thuyết thể chế của Raul Prebisch (người Achentina), Thuyết định hướng tương lai đã nghiên cứu sâu sắc về phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu đổi mới Đại hội Đảng VI (1986) đã đưa ra quan điểm là phải tập trung ưu tiên phát triển kinh tế, đồng thời phải thực hiện công bằng xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Đã có nhiều nghiên cứu chuyên ngành, nhiều nhà khoa học đã viết v ề phát triển KTXH. Đó là Viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế Việt Nam... các tạp chí nghiên cứu sâu sắc về KTXH : Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Thời báo kinh tế Việt Nam; nhiều giáo trình viết về kinh tế phát triển của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh,... phát triển KTXH trên quan điểm địa lý học cũng được đề cập nghiên cứu, có thể kể đến các giáo trình: Địa lý kinh tế - xã hội đại cương do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên); Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam (phần đại cương) do GS Nguyễn Viết Thịnh và GS.TS Đỗ Thị Minh Đức biên soạn; Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam do GS. Lê Thông (chủ biên). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 Về huyện Vị Xuyên từ khi đổi mới đến nay đã có một số báo cáo, nhiều tạp chí, nhiều chương trình nói về tình hình phát triển KTXH của huyện. Có trên 32 đầu mục tin về Vị Xuyên trên mạng internet. Những thông tin về tình hình phát triển KTXH huyện Vị Xuyên thời kỳ đến năm 2010 và 2020 có thể tìm thấy trong một số tài liệu có độ tin cậy cao, như : Quy hoạch tổng thể KTXH huyện Vị Xuyên thời kỳ 2000 - 2010, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang, huyện Vị Xuyên, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và các mục tiêu giải pháp, kế hoạch năm sau. Theo hướng này cũng có thể tìm thấy giá tr ị thông tin nguồn từ một số nghiên cứu : “Địa lý tỉnh Hà Tuyên” viết cả về tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang trước đây và “Địa lý tỉnh Hà Giang” hiện nay, các sách, báo, tạp chí viết về Hà Giang. Trong số tài liệu khác có giá trị phải kể tới: Niên giám Thống kê huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang một số năm; Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần XXII, nhiệm kỳ 2010 - 2015; Kế hoạch phát triển KTXH huyện Vị Xuyên giai đoạn 2010 - 2015 của UBND huyện Vị Xuyên, Huyện uỷ Vị Xuyên và một số tài liệu khác nghiên cứu về Hà Giang nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kì 2010 - 2015 và tầm nhìn 2020. Cũng phải kể tới sự quan tâm của các nhà địa lý về huyện Vị Xuyên trong Đề tài nghiên cứu khoa học Cấp Bộ : “Giải pháp phát triển bền vững trong điều kiện khó khăn của môi trường địa lý vùng cao biên giới qua thực tế cao nguyên Đồng Văn - Lũng Cú, Hà Giang” (Mã số B 200 - 03- 43) [20]. Về sự tăng trưởng và giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới có báo cáo của chúng tôi tại Hội nghị khoa hoc Địa lí toàn q uốc ngày 19/6/2010 với tiêu đề : “Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở huyện Vị Xuyên, Hà Giang : vấn đề và giải pháp” [10]. Trong đó, chúng tôi nhận thức được việc nghiên cứu huyện vùng cao biên giới nói chung và ở Vị Xuyên nói riêng đặt ra nghiều vấn đề cần được nghiên cứu trên phạm vi rộng lớn hơn, nhất là trong tiến trình chuẩn bị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XI, đang tiến hành đánh giá thành tựu đạt được, bàn thảo các định hướng cũng như giải pháp tăng trưởng nhanh và bền vững để cùng vớ i cả nước thực hiện CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm phương pháp luận Quan điểm tổng hợp: Các hiện tượng Địa lý KTXH rất phong phú và đa dạng. Chúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác. Áp dụng quan điểm này cho phép nghiên cứu các vấn đề KTXH huyện Vị Xuyên một cách toàn diện và chặt chẽ. Quan điểm hệ thống: Đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống, gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Một phân hệ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến vận động của toàn hệ thống. Huyện Vị Xuyên được coi là một hệ thống được đặt trong hệ thống lớn hơn là tỉnh Hà Giang. Đến lượt mình, huyện như một hệ thống bao gồm các phân hệ thấp : các xã, thị trấn, thôn bản. Do đó, cần phải tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống và trong cùng một hệ thống. Quan điểm lịch sử: Theo quan điểm này khi xem xét một hiện tượng địa lý KTXH phải thừa nhận quá khứ để lý giải ở mức độ nhất định cho hiện tại và dự báo phát triển trong tương lai. Nghiên cứu phát triển KTXH huyện Vị Xuyên trong thời kì đổi mới cho phép chúng ta hiểu biết đầy đủ và sâu sắc tình hình phát triển KTXH trước đó, về hiện tại đồng thời dự báo và định hướng sự phát triển trong tương lai. Quan điểm kinh tế: Quan điểm này được thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể như: tốc độ tăng trưởng, hiệu qủa kinh tế... Trong nghiên cứu phát triển KTXH huyện Vị Xuyên áp dụng quan điểm này để có thể thấy rõ hơn các chỉ tiêu về KTXH cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 Quan điểm phát triển bền vững : Quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững về cả ba mặt : kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với huyện Vị Xuyên nghiên cứu phát triển KTXH phải đ ặt trong mối quan hệ giữa ba bộ phận cấu thành phát triển bền vững. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập, tổng hợp, phân tích có lựa chọn các loại tài liệu, số liệu đã xuất bản của các cơ quan, ban ngành của huyện Vị Xuyên, của tỉnh Hà Giang và trên mạng internet như : Niên giám thống kê của huyện Vị Xuyên và tỉnh Hà Giang, Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên nhiệm kì 2005 - 2010 và 2010 - 2015, Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Vị Xuyên 2010 - 2020. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Các tài liệu, số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, được phân tích và xử lí cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu giữa các tài liệu, đặc biệt là giữa các số liệu có sự so s ánh giữa các mốc thời gian và giữa các đơn vị lãnh thổ. Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Các bản đồ về dân cư, bản đồ kinh tế chung và phân hóa lãnh thổ dùng để mô tả hiện trạng KTXH, sự phân bố các hiện tượng địa lý kinh tế, các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian, mối quan hệ giữa chúng và những dự kiến phát triển kinh tế. Các biểu đồ được sử dụng để phản ánh quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng trưởng của các hiện tượng KTXH. Phương pháp thực địa: Khảo sát thực tế tại cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, khu Kinh tế quốc phòng 313, TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm và một số xã Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, Cao Bồ. Phương pháp phân tích SWOT: SWOT là tập hợp viết tắt của: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Đây là công cụ cực k ỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. 6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm các chương chủ yếu: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài; Chương 2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên thời kì đổi mới; Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên, Hà Giang đến năm 2015. 7. Những đóng góp của luận văn Đánh giá hiện trạng phát triển KTXH của huyện Vị Xuyên, Hà Giang trong thời đổi mới. Đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển KTXH huyện Vị Xuyên, Hà Giang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Quan niệm về phát triển KTXH thời kì đổi mới Đổi mới là một chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 80. Đường lối đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đổi Mới về kinh tế được thực hiện trước tiên. Trong những năm đầu thế kỉ XXI, Việt Nam mới bắt đầu thực hiện đổi mới trên các mặt khác: xã hội, c hính trị, tư duy, cơ chế, văn hóa... Quá trình đổi mới về kinh tế được thực hiện trước tiên, chính thức từ năm 1986. Từ năm 1986 trở đi, có thể chia quá trình này thành các giai đoạn: (1) Giai đoạn 1986 - 1996: 10 năm đầu thực hiện đổi mới, đã kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, là giai đoạn chuẩn bị tiền đề cho CNH; (2) Giai đoạn 1996 - 2006 : Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6, 7/1996) đánh đấu bước ngoặt chuyển đất nước ta sa ng thời kì mới - thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH. Mục tiêu đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp; (3) Giai đoạn 2006 trở đi: chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, nước ta đã trở thành thành viên chín h thức của Tổ chức thương mại thế giới (7/1/2007). Phát triển: “phát triển là cái quá trình qua đó một xã hội người cùng nhau phấn đấu đạt tới chỗ thỏa mãn được các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản và hiện đại”.[1, tr8]. Hoặc có thể hiểu, “phát triển là quá trình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trên nhiều khía cạnh khác nhau như: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 nâng cao mức sống vật chất; nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa xã hội; cải thiện giáo dục, chăm sóc sức khỏe của người dân; cải thiện quan hệ xã hội, tạo sự bình đẳng về cơ hội và bảo đảm các quyền chính trị và công dân”.[2, tr 4]. Phát triển kinh tế: Có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) mọi mặt về kinh tế trong một thời điểm nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu KTXH. Theo Kinh tế chính trị Mác - Lê Nin, “Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với sự hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống”. Phát triển kinh tế biểu hiện: Một là, sự tăng lên của GNI, GDP hoặc GNI và GDP/người. Hai là, sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm xuống, nhưng giá trị tuyệt đối của các ngành đều tăng lên. Ba là, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện, tăng lên. Muốn vậy, không phải chỉ có GDP hoặc GNI theo đầu người tăng lên, mà còn phải phân phối hợp lí kết quả tăng trưởng, ổn định lạm phát, ngăn ngừa khủng hoảng nhờ có thể chế kinh tế tiến bộ. Chất lượng cuộc sống tăng lên còn thể hiện ở chỗ sản phẩm làm ra có chất lượng ngày càng cao. Ngoài ra, việc giữ gìn môi trường trong sạch cũng đang là một tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống và là điều kiện quan trọng của sự phát triển kinh tế bền vững. [5, tr 42]. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Là quá trình biến đổi cả về lượng và chất; nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội [6, tr 15]. Theo cách hiểu trên nội dung của phát tr iển kinh tế gồm: - Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên mỗi đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất và thực hiện các mục tiêu khác của sự phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 - Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế, người ta thường dựa vào vào dạng cơ cấu ngành kinh tế đạt được. - Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí, tuổi thọ bình quân tăng,... là các mục tiêu cuối cùng mà phát triển kinh tế cần đạt được. Tiêu chí này thể hiện sự thay đổi về chất xã hội của sự phát triển. Phát triển kinh tế bền vững: Từ thập niên 70, 80 của thế kỉ XX, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta bắt đầu lo nghĩ đến những ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Đến năm 1987, trong Báo cáo về Tương lai chung của chúng ta đã khẳng định phát triển kinh tế và môi trường là không thể tách rời và phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Điều kiện để phát triển bền vững là phải có sự chuyển giao các nguồn lực ch o phát triển KTXH, sao cho thế hệ tương lai vẫn có đủ số lượng nguồn lực không ít hơn những gì mà thế hệ hiện tại đang có, để họ có mức sống bằng hoặc tốt hơn so với thế hệ hiện tại. Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, xã hội, môi trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người ở các thế hệ hiện tại và tương lai. 1.1.2. Đánh giá phát triển KTXH 1.1.2.1. Các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế - Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output) Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kì nhất định. Tổng giá trị sản xuất có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 thể được tính theo hai cách. Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP- Gross domestic product) GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ quốc gia tạo nên. Đại lượng này thường được tiếp cận theo các cách khác nhau: Về phương diện sản xuất: GDP là tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong nước sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian. Về phương diện tiêu dùng: GDP được xác định là tổng giá trị của Tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình (C); Các khoản chi tiêu của chính phủ (G); Tổng đầu tư tích lũy tài sản (I); Giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X - M). Về phương diện thu nhập: GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, gồm : thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); thu nhập của người có đất cho thuê (R ); thu nhập của người có tiền cho vay (In); thu nhập của người có vốn (Pr); khấu hao vốn cố định (Dp) và thuế kinh doanh (Tl). - Tổng thu nhập quốc dân (GNI - Gross national income) GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các khoản hình thành từ thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. Sự gia tăng thêm GNI thực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hoạt động kinh tế đem lại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 - Thu nhập quốc dân (NI - National income) Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là GNI sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế (Dp). NI phản ánh phần của cải thực sự mới đư ợc tạo ra hàng năm. - Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI - National disposable income) Là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kì nhất định. Thực tế NDI là thu nhập quốc dân (NI) sau khi đã điều chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú và không thường trú. - Thu nhập bình quân đầu người Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiê u GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia (GDP/người; GNI/người). Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. 1.1.2.2. Các chỉ tiêu về thay đổi cơ cấu kinh tế - Cơ cấu ngành (lĩnh vực) kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế (gọi tắt là cơ cấu ngành) là một bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Là tổng hợp các ngành (lĩnh vực) của nền kinh tế được sắp xếp theo một tương quan tỷ lệ nhất định. Ở chừng mực nhất định, cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động của nền kinh tế nói chung và trình độ phát triển sức sản xuất nói riêng. Về mặt định lượng cơ cấu ngành là quy mô và tỷ trọng chiếm về GDP, lao độ ng, vốn của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế. Về mặt định tính thể hiện vị trí và tầm quan trọng của mỗi ngành trong nền kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 - Cơ cấu thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế là tương quan theo tỷ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Là dạng cơ cấu phản ánh tính chất xã hội hóa về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay tồn tại 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế Cơ cấu lãnh thổ là tương quan tỷ lệ giữa các vùng trong phạm vi quốc gia được sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định. Cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu ngành có mối quan hệ qua lại với nhau. Cơ cấu lãnh thổ được hình thành và gắn liền với cơ cấu ngành và cùng thể hiện trong vùng kinh tế. Trong cơ cấu lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trên một không gian cụ thể. Xu thế phát triển của cơ cấu lãnh thổ thường là tổng hợp, đa dạng với sự ưu tiên của một vài ngành có ưu thế trội, liên quan đến phân bố dân cư, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng. Trong cơ cấu ngành cũng có bóng dáng của cơ cấu lãnh thổ. Sự phát triển và phân bố các ngành không thể ở ngoài lãnh thổ được. Tiêu chuẩn đánh giá cơ cấu lãnh thổ là hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. Về thực chất, đó là sự điều chỉnh cơ cấu trên ba mặt biểu hiện (ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế) nhằm hướng sự phát triển của cả nền kinh tế vào các chiến lược KTXH đã được đề ra cho từng thời kì cụ thể. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc và có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 1.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển xã hội - Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người Các chỉ tiêu phản ánh mức sống : nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ lượng calo tối thiểu bình quân trên một ngày đêm của con người (2100 - 2300 calo) đảm bảo khả năng sống và làm việc bình t hường, có xét tới cơ cấu nam nữ, trọng lượng cơ thể cũng như điều kiện khí hậu, môi trường. Nhóm chỉ tiêu giáo dục và trình độ dân trí: Tỷ lệ người lớn biết chữ (từ 15 tuổi trở lên) phân theo giới tính, khu vực; tỷ lệ nhập học các cấp; số năm đi học trung bình (từ 7 tuổi trở lên); tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục so với tổng chi ngân sách hoặc so với mức GDP. Nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ bao gồm: tuổi thọ bình quân tính từ thời điểm mới sinh; tỷ lệ trẻ em chết yểu có thể tính cho những trẻ em chết trong vòng 1 năm hoặc 5 năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo các tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng; tỷ lệ các bà mẹ tử vong vì lí do sinh sản được tính bằng số bà mẹ chết trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh so với 1000 trẻ em sinh ra còn sống; tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng dịch; tỷ lệ chi ngân sách cho y tế. Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm bao gồm: tốc độ gia tăng dân số tự nhiên; tỷ lệ thất nghiệp thành thị; tỷ lệ sử dựng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Tốc độ tăng dân số cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng lao động lớn hơn so với khả năng tăng trưởng việc làm và tình trạng thất nghiệp trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Một tốc độ tăng dân số ngày càng thấp thể hiện xu thế của sự phát triển và kéo theo đó là tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm đi. Chỉ số phát triển con người: là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của họ. Đó là có sức khỏe dồi dào, có tri thức và mức thu nhập cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 15 - Chỉ tiêu về nghèo đói và bất bình đẳng Các chỉ tiêu thường sử dụng để đánh giá nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế gồm: tỷ lệ hộ nghèo trong xã hội có sự phân chia theo từng vùng, giới tính, dân tộc và theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành quốc tế hoặc theo quốc gia; chỉ tiêu hệ số giãn cách thu nhập xác định mức thu nhập giữa các bộ phận dân cư giàu và nghèo trong xã hội. Ngoài ra có thể sử dụng một số phương pháp khác để đánh giá mức độ bất bình đẳng như phân tích đường cong Lorenz, hệ số GINI... 1.1.3. Quan điểm về chiến lƣợc phát triển đối với Việt Nam thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc 1.1.31. Quan điểm chung Mục đích và yêu cầu của phát triển kinh tế : “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” là mục tiêu cao nhất của Việt Nam. Phát triển kinh tế hướng tới đem lại sự giàu có cho nhân dân, nước ta phải đẹp và phải mạnh. Xây dựng nền KTXH chủ nghĩa có quy mô tăng nhanh liên tục, bền vững gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phát t riển nền kinh tế một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm để tăng nhanh tổng GDP quốc gia, tăng nhanh GDP/người và phúc lợi xã hội; làm cho mọi người dân được thụ hưởng các kết quả từ sự phát triển kinh tế hướng tới văn minh, hiện đại. Tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách có chất lượng, bền vững; đảm bảo được yêu cầu hiện đại và công bằng xã hội. Con đường phát triển của nền kinh tế Việt Nam: Đó là phát triển nền kinh tế thị trường, đa chế độ sở hữu và đa hình thức kinh tế dựa trên cơ sở tri thức cao và công nghệ tiên tiến; phát triển nền kinh tế có tổ chức; thực hiện thành công CNH, HĐH với phương châm rút ngắn trong điều kiện triệt để lợi dụng mặt tích cực của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế thị trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 16 Giai đoạn phát triển của nền kinh tế Việt Nam: Theo PGS.TS Ngô Doãn Vịnh nền kinh tế Việt Nam gồm 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn đầu là giai đoạn “khởi động và tạo đà” phát triển và hội nhập quốc tế sâu, toàn diện. Là giai đoạn Việt Nam phải tập trung tạo dựng các yếu tố nền tảng để phát triển. Trước hết là phát triển con người; xây dựng thể chế và khung khổ pháp lí; tạo dựng các ngành, lĩnh vực then chốt; xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại cho nền kinh tế và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời phải coi trọng vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn và vấn đề tích lũy từ nông, lâm, ngư nghiệp; tạo ra sự thay đổi về chất của bản thân khu vực này, làm cho khu vực này có tích lũy và góp phần tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu phân công lao động xã hội cũng như triển khai công nghiệp hóa kiểu mới trên quy mô lớn. Trong giai đoạn đầu công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp khai khoáng cần được ưu tiên phát triển. Những xí nghiệp then chốt (quy mô lớn, công nghệ cao) sẽ được lựa chọn và cân nhắc kĩ càng để xây dựng, tạo nhân tố cho công nghiệp phát triển quy mô lớn, tốc độ cao. Nền kinh tế mở cửa mạnh với bên ngoài. (2) Giai đoạn tiếp theo (dài khoảng 30 năm) là giai đoạn phát triển cao hơn về chất trên cơ sở có sự phát triển tiên tiến, hiện đại của công nghiệp và dịch vụ. Tự động hóa, tin học hóa phải được đặc biệt chú trọng và phát triển mạnh mẽ, hàm lượng chất xám chiếm nhiều hơn trong giá trị sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ. Hình thành rõ nét các ngành, lĩnh vực và lãnh thổ động lực. Nền kinh tế hội nhập sâu, toàn diện và có hiệu quả với quốc tế. Về cơ bản xã hội đã có tiến bộ vượt bậc, có được dấu ấn của hiện đại và tiến bộ rõ nét. Nước ta đã có sức mạnh về kinh tế, văn hóa phát triển cao; an ninh, quốc phòng vững mạnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 17 (3) Giai đoạn đất nước thực sự hưng thịnh, nền kinh tế đã cất cánh. Giai đoạn này bắt đầu có thể tính từ sau năm 2045, thời gian khoảng 30 năm. Các tập đoàn kinh tế với những sản phẩm chủ lực hùng mạnh đã hình thành làm nòng cốt cho nền kinh tế. Đô thị hóa trình độ cao trở thành phổ biến. Xã hội văn minh, tiến bộ. Trí tuệ của nguồn nhân lực có chất lượng cao và công nghệ tiên tiến trở thành hai nhân tố cơ bản của sự phát triển. Nền kinh tế có khả năng tự chủ cao, hội nhập có hiệu quả trong phân công lao động quốc tế. Xã hội giàu có đã hình thành. Giá trị cần được huy động cho phát triển: nhà nước, người dân và các giá trị văn hóa, cộng đồng và doanh nghiệp. Vấn đề chủ thuyết (lý thuyết chủ đạo) về phát triển của nền kinh tế: nhiều ý kiến cho rằng chúng ta muốn phát triển được phải dựa vào trí tuệ Việt Nam (nguồn nhân lực chất lượng cao) cộng với tài nguyên của đất nước kết hợp công nghệ (kể cả vốn) của nước ngoài . Điểm mấu chốt có ý nghĩa quyết định đối với quyết sách phát triển đất nước hôm nay và trong tương lai gần còn cần nhấn mạnh một vấn đề nữa là “tạo ra một trật tự hợp lý và đem lại lợi ích cho nhiều người một cách công bằng”. [21, 22] 1.1.3.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỉ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn ở giai đoạn sau. Về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường : Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hài hoà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 18 giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng theo qui mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế . Phấn đấu đạt tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8% /năm. GDP bình quân đầu người đạt 3000 - 3200 USD. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm côn g nghệ cao chiếm khoảng 40% trong tổng GDP công nghiệp. Nông nghiệp có bước phát triển toàn diện, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30% lao động xã hội. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Xây dựng xã hội đồng thuận, dân chủ, kỉ cương, công bằng, văn minh. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức 1,1%/năm; tuổi thọ trung bình đạt 75 tuổi, đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh/một vạn dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; lao động qua đào tạo chiếm trên 70%, lao động qua đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỉ lệ hộ nghèo giảm 2 - 3%/năm; phúc lợi an sinh xã hội được đảm bảo. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010; thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cư. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, gia đình tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2007 - HV Quân Y
41 p | 480 | 101
-
Luận văn nghiên cứu khoa học: Phân tích định lượng về tác động của chính sách tiền tệ tới một số nhân tố vĩ mô của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
225 p | 419 | 92
-
Luận văn: Nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
130 p | 426 | 87
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát
36 p | 271 | 86
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ - THÁI NGUYÊN
151 p | 312 | 85
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
72 p | 448 | 82
-
Luận văn: “Nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty dệt may xuất nhập khẩu Huy Hoàng”
79 p | 210 | 66
-
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Vườn Quốc Gia Pù Mát - Nghệ An
30 p | 275 | 60
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƢƠNG NHẬP NỘI TỪ AUSTRALIA NĂM 2005 -2006 TẠI THÁI NGUYÊN
134 p | 142 | 31
-
Luận văn:Nghiên cứu ứng dụng phần mềm mã nguồn mở xây dựng hệ thống hổ trợ đào tạo trực tuyến tại trung tâm phát triển phần mềm
26 p | 158 | 31
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu thị trường với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
38 p | 150 | 24
-
Luận văn: Nghiên cứu các loại hình bảo hiểm mới phát sinh trong giai đoạn kinh tế hội nhập và đa dạng hóa loại hình lao động
79 p | 144 | 22
-
Luận văn: Nghiên cứu tiền đề ra đời bảo hiểm và dự báo thang độ phát triển tại Việt Nam
38 p | 86 | 18
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu nhằm mục đích tìm gia nguyên nhân dẫn đến lạm phát và tìm cách khắc phục như thế nào là vô cùng cấp thiết
13 p | 125 | 17
-
Luận văn:Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở microsoft SDK speech 5.1 để xây dựng phần mềm luyện phát âm tiếng Anh
13 p | 148 | 16
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu và định hình phát triển các loại thị trường ở nước ta
20 p | 107 | 16
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện những quan điểm, biện pháp để nền kinh tế nước ta phát triển
24 p | 90 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phát triển BRT (Bus Rapid Transit) tại thành phố Đà Nẵng
27 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn