Luận văn: Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường
lượt xem 31
download
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo đang công tác và giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt khóa học và trong quá trình thực hiện khóa luận này. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo – Tiến sỹ Lê Đăng Doanh – Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội là người đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành công trình khoa học này. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường
- Luận văn Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường
- 1 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo đang công tác và giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội đã quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt khóa học và trong quá trình thực hiện khóa luận này. Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo – Tiến sỹ Lê Đăng Doanh – Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội là người đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành công trình khoa học này. Hà Nội, tháng 4 năm 2010 Sinh viên Lương Thị Hoài Thu
- 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................. 0 Chương 1 ................................................................................................. 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG THEO QUY Đ ỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ........................................ 6 1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội phạm môi trường ............................... 6 1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường: ................................. 10 1.3. Những quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự 1999 (trước khi sửa đổi, bổ sung) .................................................................... 13 1.4. Thực tiến áp dụng những quy định c ủa BLHS 1999 (trước khi sửa đổi, bổ sung) về tội phạm môi trường ..................................................... 17 Chương 2 ................................................................................................ 24 NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 VỀ TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ............... 24 2.1. Những vướng mắc và bất cập trong thực tiễn áp dụng những quy định của BLHS 1999 (trước khi sửa đổi, bổ sung) .................................. 24 2.2. Những nội dung mới của Bộ luật hình s ự 1999 về tội phạm môi trường ................................................................ ..................................... 29 2.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường ................................................................................ 44 Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................... 52
- 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thanh nhiệm vụ cấp bách k hông chỉ đối với Việt Nam mà của toàn thế giới bởi sự suy thoái cũng như sự suy giảm chất lượng môi trường đáng báo động trong thời gian gần đây. Nhận thức được những biến đổi ngày càng nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Đảng và N hà nước ta đã chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hướng đến sự phát triển bền vững. Trong đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường là một hoạt động rất cần thiết, thiết lập công cụ quan trọng để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về môi trường như Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật thủy sản năm 2003… Trước tình hình các tội phạm liên quan đến môi trường ngày càng gia tăng về số lượng lẫn mức độ gây hại, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế xã hội của nhân dân, Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam đã đ ược xây dựng và trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. BLHS 1985 đã dành một số điều để quy định về tội phạm môi trường. Trên cơ sở đó BLHS 1999 tiếp tục hoàn thiện những quy định về tội phạm môi trường thông qua việc dành riêng một chương để quy định về các tội phạm liên quan đến môi trường. Những quy định của pháp luật hình s ự về tội phạm môi trường ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm môi trường. Tuy nhiên trong quá trình
- 4 thực thi và áp dụng BLHS 1999 đã cho thấy những quy định về tội phạm môi trường còn nhiều điểm chưa thật sự phù hợp và còn nhiều hạn chế dẫn đến việc áp dụng trên thực tế còn nhiều khó khăn; nhiều quy định chỉ mang tính hình thức, không thể áp dụng được. Do đó, hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường chưa thật sự hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này. Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện các quy định của BLHS 1999 về tội phạm môi trường nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo ra một cơ chế bảo vệ môi trường hiệu quả hơn nữa. Luật s ửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ban hành ngày 19/6/2009, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 đã có những sửa đổi quan trọng đối với tội phạm về môi trường. Việc nghiên cứu, so sánh và rút ra những điểm mới của các tội phạm về môi trường là rất cần thiết về mặt lý luận cũng như góp phần thực thi những quy định mới trong thực tiễn. Vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu về “Những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi trường” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Khóa luận nhằm nghiên c ứu, tìm hiểu những điểm mới trong BLHS 1999 của các tội phạm về môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy đ ịnh này trong thực tiễn xét xử. - Khóa luận đã đặt ra và giải quyết một số nhiệm vụ như sau: + Nghiên cứu về khái niệm và những nội dung pháp lý chung của các tội phạm về môi trường. + Nghiên cứu về những điểm mới của các tội phạm về môi trường và đưa ra một số kiến nghị khắc phục những vướng mắc bất cập trong những quy định của BLHS 1999 của các tội phạm về môi trường.
- 5 3. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung chủ yếu nghiên cứu và đánh giá những những nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều c ủa Bộ luật hình sự 1999 về nhóm tội phạm môi trường. Qua đó làm rõ những nội dung pháp lý mới được sửa đổi, bổ sung c ủa nhóm tội phạm này. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở lý luận. - Khóa luận còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết những nội dung cơ bản mà đề tài đặt ra. 5. Cơ cấu khóa luận Ngoài phầ n Mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo khóa luậ n gồm 2 chương: Chương 1. Một số vấn đề chung của tội phạm về môi trường theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2. Những nội dung mới c ủa BLHS 1999 về tội phạm mô i trường và một số đề xuất, kiến nghị.
- 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội phạm về môi trường Việc xác định khái niệm tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc định tội danh cũng như xác định hình phạt. Tuy nhiên khái niệm chung về tội phạm về môi trường đến nay vẫn chưa được luật hoá mà mới chỉ được định nghĩa trong một số công trình nghiên cứu. Có một số khái niệm các tội phạm về môi trường được đưa ra như sau: “ Các tội phạm về môi trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường” 1. Khái niệm này đã phản ánh đ ược các yếu tố trong mặt k hách quan của cấu thành tội phạm về môi trường bao gồm dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu hậu quả. Theo khái niệm trên hành vi khách quan của tội phạm về môi trường đó là “hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về môi trường” và dấu hiệu hậu quả đó là “gây thiệt hại cho môi trường”. Khái niệm trên đã phản ánh được tính chất nguy hiểm cho xã hội cũng như những hậu quả do hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường gây ra. Tuy nhiên dấu hiệu hành vi khách quan và dấu hiệu hậu quả đ ược phản ánh trong k hái niệm này còn rất khái quát. Dấu hiệu hành vi khách quan được nêu trong khái niệm chưa thể hiện được những đặc trưng trong hành vi khách quan c ủa các tội phạm về môi trường và phân biệt nó với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh 1 Xem: ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, 2000, NXB Công an nhân dân. tr. 133
- 7 vực môi trường. Dấu hiệu hậu quả đ ược phản ánh trong khái niệm trên cũng c hưa khái quát được thiệt hại về môi trường ở mức độ nào thì bị coi là vi phạm pháp luật hình sự. Ngoài khái niệm tội phạm môi trường nêu trên, trong cuốn sách Bình luận khoa học Bộ luật hình s ự 1999 của GS.TSKH Lê Cảm có đưa ra khái niệm tội phạm môi trường như sau: “Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những ng ười có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu qủa xấu đối với môi trường sinh thái” 2. Khái niệm trên phản ánh tương đối đầy đủ về các yếu tố cấu thành tội phạm môi trường. Trong đó các dấu hiệu của mặt khách quan bao gồm dấu hiệu hành vi và dấu hiệu hậu quả. Theo đó dấu hiệu hành vi khách quan của các tội phạm môi trường đó là “hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định vi phạm các quan hệ xã hội liên quan đến bảo vệ môi trường”, và dấu hiệu hậu quả là “ gây hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái”. Khái niệm trên cũng đã làm rõ khách thể của tội phạm môi trường là “các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường”. Tuy nhiên cũng như khái niệm trên, khái niệm về tội phạm môi trường này vẫn chưa thể hiện được đặc trưng của hành vi khách quan của tội phạm môi trường và phân biệt nó với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Việc hình thành khái niệm “tội phạm về môi trường” một cách hợp lý, khoa học, chính xác sẽ là khởi điểm cần thiết để giải quyết về bản chất tất cả các vấn đề trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2 Xem: Bình luận khoa học BLHS 1999, PGS. TSKH Lê Cảm ( 2001), NXB Công an nhân dân, tr.320
- 8 Bởi nếu không có sự nhận thức đúng đắn về loại tội phạm này, việc xây dựng được các hình thức chế tài, phạm vi và nhiệm vụ của hoạt động phòng ngừa sẽ còn nhiều khó khăn. Qua nghiên cứu, chọn lọc những nội dung hợp lý, theo em tội phạm về môi trường có thể được khái quát chung như sau: Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định, xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi trường liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, và bảo vệ môi trường sống cho con người. Qua đó gây thiệt hại nghiêm trọng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người. - Từ khái niệm tội phạm về môi trường có thể khái quát những đặc điểm của tội phạm về môi trường như sau: Thứ nhất, hành vi khách quan của nhóm tội phạm về môi trường là hành vi xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa dạng như hành vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát bức xạ, phó ng xạ quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải (Điều 182); hay những hành vi làm lây lan d ịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật, thực vật như hành đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh (Điều 187.BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009); hành vi xử dụng chất độc chất nổ, các hóa chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188. BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung); hành vi đốt phá rừng trái phép (Điều 189. BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ
- 9 sung) hoặc săn bắn, giết vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm (Điều 190. BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung )… Thứ hai, hậu quả do các tội phạm về môi trường gây ra cũng rất đa dạng, hành vi vi phạm các quy định của BLHS về tội phạm môi trường có thể gây ra những hậu quả như có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người; qua đó gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Những thiệt hại về tài sản ở đây bao gồm cả thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục thiệt hại đã gây ra. Dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội danh và đ ịnh khung hình phạt của hầu hết các tội danh thuộc nhóm tội này. Thứ ba, chủ thể của các tội phạm về môi trường đều có thể là chủ thể b ình thường; người đạt độ tuổi theo luật định và có năng lực trách nhiệm hình s ự đều có thể trở thành chủ thể của các tội danh thuộc nhóm tội này. C hủ thể của tội phạm môi trường thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Động cơ mục đích của người phạm tội tương đối đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc định tội. Các tội phạm về môi trường được quy định chi tiết trong Bộ luật hình sự và chưa có văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật. Mỗi điều khoản về tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự 1999 đều xác định hành vi phạm tội rõ ràng, và những quy định những căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ định khung và đ ịnh hình phạt. Các quy đ ịnh về tội phạm về môi trường của Việt Nam cũng tuân thủ một số công ước và hiệp ước mà Việt Nam tham gia và ký kết như tuân thủ công ước Basel về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu huỷ chúng, được cụ thể hóa ở đ iều 185 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam ).
- 10 1.2.Các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường Căn cứ theo quy định tại Chương XVII –Các tội phạm về môi trường của Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009) có thể khái quát các yếu tố cấu thành tội phạm môi trường như sau: a. Khách thể của tội phạm về môi trường Khách thể của tội phạm môi trường là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm. Các tội phạm về môi trường xâm hại đến sự bền vững ổn định của môi trường, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. b. Mặt khách quan của các tội phạm về môi trường Hành vi khách quan của các tội phạm phạm về môi trường là các hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến sự ổn định bền vững của môi trường, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường. Các hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa dạng. Hành vi đó có thể được thực hiện thông qua việc vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh cho con người và động vật; hủy hoại tài nguyên môi trường hoặc vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường. Hầu hết các hành vi đều được thể hiện dưới dạng hành động như gây ô nhiễm không khí, gây ô nhiễm nguồn nước, nhập khẩu công nghệ máy móc thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, hủy hoại nguồn lợi thủy sản…
- 11 Một số cấu thành các tội phạm về môi trường đều có quy định dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa trong việc xác định tội danh như tại các Điều 187, Điều 188, Điều 189 (BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009 ). Trong đó hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính phải là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cùng loại mới bị coi là căn cứ để xác định dấu hiệu này. Ví dụ: Theo quy định tại Điều 187. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động thực vật thì “ Người nào có các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm…” Như vậy nếu như sau một năm kể từ ngày bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại tiếp tục vi phạm, thì người đó cũng sẽ không bị xử lý hình sự về hành vi này. - Dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng cũng là dấu hiệu bắt buộc có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh của hầu hết các tội phạm về môi trường. Hậu quả do các tội phạm về môi trường gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người trong đó thiệt hại về tài sản (bao gồm thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục thiệt hại). Hay những thiệt hại về môi trường như diện tích đất, nước, khu vực không khí bị ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu… Như vậy, trong mặt khách quan của tội phạm môi trường dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính và gây hậu quả nghiêm trọng được coi là dấu hiệu có ý nghĩa quan trọ ng trong việc định tội danh của hầu hết các tội trong nhóm này.
- 12 c. Mặt chủ quan của tội phạm về môi trường Trong mặt chủ quan của tội phạm thì yếu tố lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Đối với các tội phạm về môi trường tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức đ ược tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hành vi đó xẩy ra. Động cơ và mục đích c ủa người phạm tội tương đối đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc định tội. d. Chủ thể của các tội phạm về môi trường Chủ thể của tội phạm là những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định. Chủ thể của các tội phạm về môi trường là chủ thể b ình thường, những người nào đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của các tội thuộc nhóm tội này. e.Hình phạt đối với các tội phạm về môi trường Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm trừng trị người phạm tội, giáo dục ý thức tuân theo pháp luật và ngăn ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm Hình phạt đối với các tội phạm môi trường cũng rất đa dạng bao gồm hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù; ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, như cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Trong đó quy định chỉ áp dụng hình phạt tù như một biện pháp cuối cùng khi xét thấy cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mới đạt được mục đích giáo dục cải tạo họ. Mức phạt cải tạo không giam giữ tối đa là
- 13 ba năm mức phạt tù được quy định thấp nhất là sáu tháng, cao nhất là mười lăm năm. Hình phạt chính đ ược quy định cho các tội phạm về môi trường có nhiều loại khác nhau với những mức độ nghiêm khắc khác nhau. Đó là phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù. V iệc quy định hình phạt tiền là hình phạt chính trong hầu hết các tội và là hình phạt bổ sung có trong tất cả các tội là rất hợp lý. Vì c hủ thể của các tội phạm môi trường chủ yếu phạm tội nhằm mục đích lợi nhuận; do vậy việc đánh vào kinh tế bên cạnh tác dụng răn đe phòng ngừa còn tạo nguồn vật chất khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Các quy định về hình phạt đối với các tội phạm về môi trường đã thể hiện đầy đủ chính sách xử lý của Nhà nước ta đó là áp dụng biện pháp giáo dục là chủ yếu, chỉ xử lý bằng biện pháp hình sự trong những trường hợp cần thiết (hành vi mang tính nguy hiểm cao hoặc đã gây hậu quả nghiêm trọng). Hình phạt được áp dụng chủ yếu là hình phạt tiền, hình phạt tù chỉ được áp dụng như một biện pháp cuối c ùng khi thấy xét thấy cần phải cách ly và cải tạo đối với họ. 1.3. Những quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự 1999 ( trước khi được sửa đổi, bổ sung ) Trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay; đi đôi với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ là những tác động ngày càng tiêu cực của quá trình đó đến môi trường. Do vậy việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về môi trường, tạo khung pháp lý cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường là nhiệm vụ cấp bách. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường, gắn phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường.
- 14 Trước tình hình tội phạm môi trường diễn ra ngày một phổ biến, pháp luật hình sự Việt Nam đã ghi nhận và từng b ước hoàn thiện những quy định của BLHS về tội phạm môi trường. Bộ luật hình sự 1985 cũng đã dành 4 Đ iều luật để quy định về tội phạm và hình phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường đó là: - Điều 180: tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai; - Điều 181: tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng; - Điều 195: tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu quả nghiêm trọng; - Điều 216: tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng; Trong Bộ luật hình sự 1985 chưa có Chương riêng quy định về các tội phạm môi trường. Những quy định trên về tội phạm môi trường nằm rải rác ở nhiều Chương khác nhau. Ví dụ: Điều 180. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được quy định trong Chương VII. Các tội phạm về kinh tế. Hay Điều 195. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hâu quả nghiêm trọng được quy định tại Mục A. Các tội xâm phạm trật tự công cộng củaChương VIII. Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính. Điều 216: tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng đ ược quy định tại Mục B, Các tội xâm phạm trật tự quả n lý hành chính. Những quy định của Bộ luật hình sự 1985 về tội phạm môi trường đã bước đầu tạo cơ sở cho việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm môi trường. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật hình sự vẫn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ và cụ thể.
- 15 Đặc biệt do được ban hành trước sự nghiệp đổi mới của của Đảng cho nên Bộ luật hình sự 1985 chưa có điều kiện dự liệu hết những hành vi nguy hiểm c ho xã hội gây tác hại đến môi trường và hình sự hóa các hành vi này. Đồng thời những quy định về dấu hiệu tội phạm chưa rõ ràng và đầy đủ, việc xử lý vi phạm đều quy định rất chung, do vậy việc nhận thức và áp d ụng pháp luật trong thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Chưa đáp ứng được một cách hiệu quả yêu cầu đấu tranh phòng và chống các tội phạm môi trường. Đồng thời những quy định về tội phạm môi trường nằm rải rác trong các điều luật của các chương khác nhau, gây khó khăn cho quá trình áp dụng, cũng như xử lý hình sự đối với các tội danh này. Do những quy định của Bộ luật hình sự 1985 về tội phạm môi trường còn nhiều điểm bất cập như đã phân tích ở trên, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường, tạo khung pháp lý cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường là nhiệm vụ cấp bách. Do những yêu cầu trên Bộ luật hình sự năm 1999 đã có nhiều điểm mới bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường. Trong đó có việc bổ sung thêm tội phạm mới về môi trường và bổ sung thêm một chương mới Chương XVII: Các tội phạm về môi trường gồm 10 Điều với các tội danh cụ thể sau: - Tội gây ô nhiễm không khí ( Điều 182); - Tội gây ô nhiễm nguồn nước ( Điều 183); - Tội gây ô nhiễm đất ( Điều 184); - Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị phế thải hoặc các chất không đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ( Điều 185); - Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người ( Điều 186); - Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật thực vật ( Điều 187);
- 16 - Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản ( Điều 188); - Tội hủy hoại rừng ( Điều 189); - Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động thực vật hoang dã quý hiếm ( Điều 190); - Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với các khu bảo tồn thiên nhiên ( Điều 191); Dựa vào đặc điểm chung về các yếu tố cấu thành, cũng như đặc điểm của từng tội danh. Các tội phạm về môi trường được quy định trong BLHS 1999 có thể được chia thành 4 nhóm như sau: - Nhóm 1: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường ( Điều 182 đến Điều 185) - Nhóm 2: Các hành vi gây dịch bệnh cho con người và động vật (Điều 186 và Điều 187) - Nhóm 3: Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường ( Điều 188 và Điều 189) - Nhóm 4: Các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường ( Điều 190 và Điều 191 ). Nội dung của 10 điều này đều tương thích với điều khoản xử lý vi phạm từ các luật liên quan khác trong lĩnh vực môi trường, cũng như các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chính thức. Những quy định của Bộ luật hình sự 1999 về tội phạm môi trường đều có sự tương thích với các Luật khác. Cụ thể như Luật bảo vệ môi trường 2005 (Đ iều 127); Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 (Điều 85); Luật tài nguyên nước 1998 (Điều 71); Luật thuỷ sản 2003 (Điều 58) đều có một điều q uy định về biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm. Trong đó, quy định những hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm tương ứng đối với từng luật; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của hành
- 17 vi mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó c hính sách hình sự về bảo vệ môi trường của Việt Nam c òn được cụ thể hóa thông qua việc định nghĩa những hành vi phạm tội về mô i trường cụ thể trong BLHS 1999. So với những quy định của Bộ luật hình s ự 1985, những quy đ ịnh của Bộ luật hình sự 1999 đối với các tội phạm về môi trường đã ngày càng hoàn thiện và đã có một bước tiến đáng kể trong việc tạo cơ sở pháp lý c ho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường. Thông qua việc quy định tương đối đầy đủ và chi tiết các dấu hiệu cấu thành tội phạm, hình phạt và dự liệu được tương đối đầy đủ các hành vi gây ô nhiễm môi trường. 1.4 Thực tiễn áp dụng những quy định của BLHS 1999 (trước khi sửa đổi, bổ sung) về tội phạm môi trường Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X đã ban hành Nghị quyết số 32/1999/QH10 về việc thi hành BLHS 1999 và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2000. Sau gần 10 năm phát huy những hiệu quả tích cực trong hoạt động phòng và chống tội phạm; tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm môi trường nói riêng c ũng có những chuyển biến nhất định. Song sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều những hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa được BLHS điều chỉnh. Bên cạnh đó, nhiều quy định của BLHS 1999 đã không còn phù hợp, không còn đáp ứng được yêu cầu của thực tế đấu tranh phòng và chống tội phạm. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã sớm quan tâm và có chính sách về bảo vệ môi trường mà cụ thể là việc hoàn thiện hành lang pháp lý trong
- 18 việc bảo vệ môi trường; nhưng trong những năm gần đây ô nhiễm môi trường không những không giảm mà ngày càng có xu hướng tăng lên do sự phát triển quá mức của các quá trình gia tăng dân số, đô thị hoá, công nghiệp hoá. Thực tế tại Việt Nam trong những năm gần đây cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, tình hình ô nhiễm môi trường diễn ra ngày một trầm trọng. Tình trạng khai thác, chặt, phá, đốt rừng bừa bãi; nạn khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép; săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm; hoạt động xuất nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường, hàng ngàn tấn phế thải trá hình dưới hình thức phế liệu để tái chế thành nguyên liệu sản xuất, trong đó có không ít chất thải nguy hại cũng được nhập khẩu công khai vào nước ta như nhựa phế liệu, sắt phế liệu, thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu... Trong 9 năm thi hành BLHS 1999 với 10 điều luật thuộc Chương XVII về tội phạm môi trường nhưng trên thực tế mới chỉ có hai tội danh được áp dụng trên thực tế đó là Tội hủy hoại rừng (Điều 189) và Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190) bao gồm gồm 1.004 vụ với 1.630 bị can3. Còn lại 8 tội danh khác thuộc Chương này chưa có thực tiễn áp dụng đồng nghĩa với việc chưa xử lý hình s ự được một trường hợp nào thuộc 8 tội danh còn lại. Thực tế này cho thấy những quy định của BLHS 1999 chủ yếu chỉ là những quy định nằm trên giấy, không thể triển khai thực hiện hay áp dụng được trên thực tế. Do vậy, trong những năm qua những hành vi vi phạm pháp luật hình s ự về môi trường diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: 3 Webside: www.moitruong.com.vn/ tf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:, cập nhật 13/7/2009
- 19 - Trong hoạt động quản lý, xử lý chất thải nguy hại: Nền kinh tế càng phát triển thì lượng chất thải trong sản xuất và sinh hoạt càng cao. Tuy nhiên tại nước ta trong những năm gần đây hoạt động quản lý, xử lý chất thải nguy hại còn chưa được coi trọng, những vi phạm pháp luật về việc quản lý, xử lý d iễn ra ngày một nghiêm trọng và mức độ tái phạm cao. V í dụ: Công ty cổ phần Cửu Long Vinashin làm giả giấy tờ của các cơ quan nhà nước nhập khẩu 21 máy biến thế Hàn Quốc cũ, 03 chiếc chứa dầu thải PBC (Poly Chlorinated Biphenyls đặc biệt độc hại với con người và môi trường4. Một số tập đoàn kinh tế lớn như tập đoàn điện lực, tập đoàn Vinashin, tổng công ty Vê-đan... chưa coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường, còn lỏng lẻo trong việc quản lý chất thải độc hại. Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải (rắn và lỏng). Đây chính là nguồn gây ô nhiễm ở các dòng sông như Đ ồng Nai, Thị Vải, sông Nhuệ, Đáy. Khu công nghiệp Điện Bàn - Đ iện Ngọc (Quảng Nam) có tới 31/33 doanh nghiệp không có hệ thống xử lý chất thải mà xả thải trực tiếp ra sông5. Tình trạng vi phạm phổ biến tại các khu công nghiệp vẫn là không thực hiện đúng các yêu cầu báo cáo đánh giá tác động môi trường, xả thải chưa qua xử lý và khai thác nguồn nước ngầm trái phép. Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn sử dụng ngày càng nhiều thủ đoạn tinh vi, và mức độ gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng để xả chất thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường. Ví d ụ: Ngày 23/3/2009 Nhà máy bia Hà Nội được xác định là có hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường bằng thủ đoạn xây 4 Webside: www.moitruong.com.vn/ doanh_nghiep_gay_o_nhiem_moi_truong/, cập nhật 25/4/2009 5 Webside: www.moitruong.com.vn/ o_nhiem_do_cac_nha_may/, cập nhật 8/5/2009
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Những bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ kiện bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Mỹ
88 p | 2327 | 733
-
Luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu hoạt động marketing bán hàng ở Công ty vật tư nông nghiệp Hà Nội”
86 p | 1113 | 470
-
Luận văn tốt nghiệp "Đổi mới công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang"
64 p | 619 | 244
-
Luận văn: Nghiên cứu hoạt động marketing bán hàng ở Công ty vật tư nông nghiệp Hà Nội
85 p | 164 | 45
-
LUẬN VĂN: Những vấn đề lý luận thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực hiện cải cách tư pháp ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay
79 p | 152 | 35
-
luận văn tốt nghiệp Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
85 p | 121 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng
94 p | 73 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học những nội dung mới trong chương trình Hóa học 12
163 p | 89 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, làm cơ sở đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Sơn Động - tỉnh Bắc Giang
127 p | 42 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Các biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
77 p | 48 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam hiện nay
125 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Quan điểm về con người trong chủ nghĩa hiện sinh
106 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Triết học: Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt hiện nay
128 p | 4 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất những nội dung cơ bản quy hoach lâm nghiệp huyện Bát Xát - tỉnh Lào Cai
105 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng biện chứng của Hêghen trong tác phẩm Khoa học logic
103 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn: Tư tưởng chính trị của Arixtốt trong tác phẩm
98 p | 5 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn: Tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi
26 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn