intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: phân định chức năng quản lý về kinh tế của Nhà nước và chức năng kinh doanh

Chia sẻ: Ly Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

201
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, thì việc xảy ra những khuyết tật của nó là điều không thể tránh khỏi. Do đó cần phải có sự quản lý vĩ mô của Nhà n ước để hạn chế những khuyết tật này. Nhưng nhiều khi Nhà nước lại thực hiện một cách quá lỏng lẻo chức năng quản lý của mình và nhiều khi nhà n ước lại can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính sự trùng chéo này làm cho cả hoạt động quản lý về kinh tế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: phân định chức năng quản lý về kinh tế của Nhà nước và chức năng kinh doanh

  1. LUẬN VĂN: phân định chức năng quản lý về kinh tế của Nhà nước và chức năng kinh doanh
  2. Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, thì việc xảy ra những khuyết tật của nó là điều không thể tránh khỏi. Do đó cần phải có sự quản lý vĩ mô của Nhà n ước để hạn chế những khuyết tật này. Nhưng nhiều khi Nhà nước lại thực hiện một cách quá lỏng lẻo chức năng quản lý của mình và nhiều khi nhà n ước lại can thiệp quá sâu vào công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính sự trùng chéo này làm cho cả hoạt động quản lý về kinh tế của Nhà n ước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên kém hiệu quả gây ách tắc và lãng phí. Vấn đề được đặt ra cần phải làm rõ chức n ăng quản lý về kinh tế và chức năng kinh doanh hay không, gi ới hạn của công tác quản lý về kinh tế của nhà n ước như thế nào và giới hạn chức n ăng kinh doanh là ở đâu. Có hai quan đi ểm về việc phân định chức năng quản lý về kinh tế của nhà n ước và chức năng kinh doanh. ý kiến thứ nhất: Cần phải phân biệt triệt để hai chức năng, tách hẳn công tác quản lý nhà n ước với công tác kinh doanh. Tạo môi trường tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp. Nhà n ước chỉ định hướng, kiểm tra kiểm soát công việc kinh doanh nếu sai pháp luật. ý kiến này phù hợp với xu thế thời đại, hợp với hoàn cảnh Việt Nam. ý kiến thứ hai: Cho rằng không nên phân biệt tách bạch hai chức năng này, vì nếu tách ra thì nhà n ước xã hội chủ nghĩa không khác gì nhà nước tư bản chỉ có mỗi nhiệm vụ “cai trị”, còn các doanh nghiệp khác nào độc lập như các nhà tư b ản.
  3. Phần I Những lý luận chung về việc cần phải phân định chức năng quản lý về kinh tế của Nhà nước và chức năng kinh doanh Qua điều tra khảo sát, trao đổi ý kiến với các nhà kinh doanh và các nhà hoạt động quản lý vĩ mô của nhà n ước thì có hai xu hướng quan điểm nổi lên. Một là ở tầm vi mô thì các nhà doanh nghiệp cho rằng nhà nước quản lý vĩ mô về kinh tế nhiều khi ch ưa thực hiện đúng chức năng quản lý, chưa tạo ra được môi trường thuận lợi cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp, gây ách tắc khó kh ăn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là tầm vĩ mô thì các nhà hoạch định lại cho rằng doanh nghiệp kinh doanh làm ăn thua lỗ là do doanh nghiệp không thích ứng kịp thời không sáng tạo, nhiều khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vượt quá tầm kiểm soát của các cơ quan nhà nước. Vậy thực trạng mối quan hệ giữa vĩ mô và vi mô hiện nay như thế nào? Làm thế nào để giải quyết vấn đề này. Trong thực tế sai lầm tr ước đây mà chúng ta đang kh ắc phục là ở chỗ không vận dụng đúng đắn các quy luật khá ch quan nên t ạo ra cơ sở của sở hữu công cộng tràn lan, kém hiệu quả. Chúng ta đã trộn lẫn giữa chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế với chức n ăng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều khi nhà n ước ôm đồm làm cả chức năng kinh doanh trong doanh nghiệp, nhà nước trở thành bà đỡ đầu cho các doanh nghiệp. Còn các doanh nghiệp thì dựa dẫm vào nhà nước, tìm mọi cách để che dấu việc làm ăn thua lỗ của mình để duy trì doanh nghi ệp mà móc kinh phí của nhà n ước hay nói cách khác là doanh nghi ệp chưa thực hiện đúng chức năng kinh doanh c ủa mình. Cái chính ở đây là chúng ta đ ã không xác lập rõ phạm vi của sự
  4. quản lý nhà nước về kinh tế và phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không xác lập rõ quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sự quản lý yếu kém của nhà nước đã tạo cơ hội phát triển cho nhiều hiện t ượng tiêu cực trong xã hội nh ư buôn lậu đầu cơ tham nhũng, xâm phạm tài sản và vốn nhà n ước. . . Điều này đã làm cho nền kinh tế của chúng ta không phát triển lên được, gây thiệt hại tới lợi ích chung của nhà nước và của nhân dân, làm rối loạn hoạt động kinh tế và xã hội. Sau khi chúng ta chuy ển sang cơ chế thị trường nhiều thành phần thì nhiều doanh nghiệp đã không đứng vững trên th ương trường do đó lâm vào tình tr ạng phá sản. Nh ưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp đã tỏ ra được thế mạnh của mình, biết chuyển h ướng đi đúng đắn, sáng tạo cho kinh doanh, tự do kinh doanh trong khuôn khổ nhà n ước cho phép và đã tạo cho mình một tiềm lực và chỗ đứng của mình trong xã hội. Như vậy qua xem xét thực tế ta thấy mấu chốt của vấn đề nhìn nhận doanh nghiệp nh ư thế nào để từ đó có những chính sách thích hợp với nó để tạo cho nó thế phát triển. Chúng ta đều phải thừa nhận rằng doanh nghiệp là n ơi tạo ra của cải cho xã hội, xã hội có giàu hay không là nhờ doanh nghiệp có phát triển hay không. Thừa nhận đó đòi hỏi chúng ta phải giải quyết những vấn đề cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
  5. Phần II Phân biệt chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh Liên tiếp các đại hội Đảng toàn quốc quốc khóa IV, V, V I, VII, VIII đều nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt rõ chức n ăng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh, tạo môi tr ường kinh doanh thu ận lợi cho các doanh nghiệp đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế ở các c ơ quan hành chính nhà nư ớc. Nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân nhiều thành phần, do đó sự phân biệt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức n ăng kinh doanh của các đơn vị kinh tế là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Việc phân biệt làm rõ chức n ăng quản lý của nhà n ước về kinh tế và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo cho doanh nghiệp được tự chủ, tự do trong sản xuất kinh doanh và có môi tr ường kinh doanh tốt hơn. Vậy trước khi nghiên cứu việc phân định chức năng quản lý của nhà n ước về kinh tế và chức n ăng kinh doanh c ủa doanh nghiệp cần làm rõ môi tr ường kinh doanh của doanh nghiệp. I-/ Môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là sự vận động tổng hợp t ương tác lẫn nhau giữa các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố đó được hình thành theo bốn nhóm dưới đây: Nhóm 1: Các loại thị trường gồm: Thị trường hàng hóa, dịch vụ
  6. Thị trường bất động sản Thị trường sức lao động Thị trường khoa học - công nghệ - thông tin Thị trường tiền tệ (thị tr ường vốn, thị tr ường chứng khoán, các yếu tố: giá, tỉ giá hối đoái, lãi suất tín dụng, ngân hàng tài chính. . . ) Các loại thị trường nói trên tạo các điều kiện “đầu vào”, “đầu ra” cần thiết cho kinh doanh. Tuy nhiên, ở nước ta chủ yếu mới có thị trường hàng hóa mang tính cổ điển còn chịu ảnh h ưởng của nhiều yếu tố, các thị trường khác mới được hình thành còn manh mún hoặc đang hình thành nh ư thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thông tin. Nhóm 2: Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội Được thể hiện ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các yếu tố thuộc chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những đặc điểm truyền thống tâm lý xã hội. . . Những yếu tố này cũng ản h hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn nước ta có kinh tế phát triển sẽ tạo ra thị tr ường rộng lớn về hàng hóa, dịch vụ, thị tr ường đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp. C ơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển cao cũng là yếu tố quan trọng mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp. Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội trật tự an toàn, an ninh quốc gia cũng tạo thuận lợi rất c ơ bản cho kinh doanh. Nhóm 3: Môi trường sinh thái Cũng là các yếu tố tác động quan trọng tới môi tr ường kinh doanh của doanh nghiệp. Ông cha ta th ường nói “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Th ời tiết thuận lợi, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi nhất là nhưng doanh nghi ệp nông - công nghiệp, sẽ có nguồn
  7. nguyên liệu bảo đảm ổn định có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chế biến sản phẩm, bảo đảm vệ sinh, có sức cạnh tranh h ơn. Nhóm 4: Môi trường hành chính - kinh tế, bao gồm các yếu tố về mô hình tổ chức hoạt động của bộ máy và c ơ chế quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước. Các yếu tố trên luôn tác động qua lại lẫn nhau, chúng phát sinh và vận động theo những quy luật khách quan - cơ chế thị trường (bàn tay vô hình), có s ự quản lý của nhà n ước (bàn tay hữu hình). Trong đó sự quản lý của nhà n ước đóng vai trò quyết định đến bản chất, mục đích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà n ước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nhà n ước của dân, do dân, vì dân, vì vậy sự quản lý của Nhà n ước nhằm mục đích đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi có hiệu quả. Nhà n ước phải nhận thức đúng đắn về vai trò chức năng của mình để từ đó có những tác động tốt nhất, tạo đòn bẩy, khuyến khích kinh doanh. Nh ư vậy qua phân tích về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy ngoài các yếu tố khách quan (các quy luật, các điều kiện kinh tế - xã hội) còn các yếu tố chủ quan (Nhà nước và chính bản thân mỗi doanh nghiệp). Do đó cần phải phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh c ủa doanh nghiệp. II-/ Mục tiêu của Nhà nước và mục tiêu của doanh nghiệp 1-/ Mục tiêu của Nhà nước Do mục tiêu của Nhà nước là phát triển nền kinh tế quốc dân, ổn định chính trị, xã hội, t ăng thu nhập quốc dân. . . nên Nhà n ước thực hiện vai trò kinh tế của mình không chỉ bằng việc xây dựng và quản lý khu vực kinh tế nhà n ước mà quan trọng h ơn là tổ chức và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để quản lý được nền kinh tế quốc dân, Nhà nước với bộ máy quản lý của mình phải thực hiện rất nhiều loại
  8. công việc khác nhau, những công việc này hình thành nên khái niệm chức năng quản lý kinh tế của Nhà n ước. Vậy chức n ăng quản lý Nhà nước về kinh tế là hình thức chỉ biểu hiện ph ương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của nhà nước lên đối tượng và khách thể quản lý nhà nước về kinh tế. Là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà Nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý k inh tế đất nước. Quản lý Nhà nước về kinh tế là quản lý kinh tế vĩ mô, nghĩa là quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân với tính cách là một hệ thống lớn phức tạp do nhiều phần tử nhỏ h ơn với cấp độ khác nhau hợp thành trong mối quan hệ tương tác. Đó là t ổng thể các ngành kinh tế, các vùng, các địa phương cùng các cơ s ở kinh tế của chúng. Nhà n ước quản lý nền kinh tế quốc dân trên quy mô toàn xã hôi với việc thực hiện hàng loạt chức n ăng của nó. 2-/ Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp: Do mục tiêu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao nhất, ổn định doanh nghiệp, t ăng thị phần, tạo uy tín cho sản phẩm của mình. . . do đó doanh nghi ệp thực hiện chức n ăng kinh doanh c ủa mình thông qua việc tổ chức, điều hành hệ thống trong doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra. Do doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường nên doanh nghiệp phải tuân theo những quy luật của thị tr ường tùy theo những giai đoạn để có những tác động có lợi nhất cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Vậy chức n ăng kinh doanh c ủa doanh nghiệp là hình thức biểu hiện ph ương hướng và giai đoạn tác động có chủ đích của doanh nghiệp lên đối tượng kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà doanh nghiệp phải tiến hành trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói đến kinh doanh của doanh nghiệp là nói ở tầm vi mô trong đó các mối quan hệ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh
  9. như là bạn hàng, đầu ra đầu vào những doanh nghiệp có liên quan trực tiếp tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. III-/ Phân biệt chức năng quản lý kinh tế của nhà nước và chức năng kinh doanh. 1-/ Về quan hệ quản lý Quản lý Nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp là một hệ thống gồm hai phân hệ. Một bên là Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý. Nhà n ước định hướng cho sự phát triển đất nước, đề ra những mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Nhà nước phải ngăn chặn những chiều hướng xấu có thể xảy ra cho việc hướng tới mục tiêu của mình. Do kinh tế thị tr ường có hai mặt, bên cạnh những ưu việt của nó còn có những khuyết tật không thể tránh khỏi do đó Nhà nước phải can thiệp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những khuyết tật có thể xảy ra. Do đó Nhà nước chính là chủ thể quản lý, là những người có tác động rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Thực tế cho thấy trong kinh tế thị trường không thể có giới hạn chung về sự can thiệp của nhà nước theo mọi giai đoạn. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà nhà n ước có thể kiểm soát ngành này, can t hiệp điều tiết lĩnh vực kia hoặc bảo trợ nâng đỡ ngành kia để đảm bảo mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung. Nhà nước phải có thực lực kinh tế đủ mạnh thì mới can thiệp có hiệu quả. Phải xây dựng một c ơ cấu tổ chức bộ máy đủ mạnh, xây dựng c ơ sở hạ tầng tốt cho sự phát triển kinh tế. Nhà n ước hướng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo định hướng mà nhà nước đã chọn. Nhà nước đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp nh ưng trên cơ sở pháp luật cho phép. Vậy ta có thể thấy rằng dù ít hay nhiều trong công việc kinh doanh nhà n ước vẫn có những can thiệp vào. Và các doanh nghiệp chính là một trong những đối tượng chủ yếu mà nhà
  10. nước quản lý về mặt kinh tế. Ranh giới không thể lẫn lộn, một đơn vị cơ sở kinh tế dù to đến đâu cũng không phải là một cấp nhà nước và ngược lại một cấp Nhà n ước dù nhỏ đến đâu không thể trở thành một tổ chức kinh doanh và nó có thể quản lý đơn vị kinh doanh đó, phải chấp hành ý kiến của Nhà n ước. Một bên là các đơn vị kinh tế với t ư cách là đối tượng bị quản lý. ở tầm vĩ mô hiện nay cả nước có khoảng 6000 DNNN, khoảng 9000 công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, 20. 000 doanh nghiệp t ư nhân, hơn 2. 100. 000 doanh nghi ệp hộ gia đình. Tất cả đều hoạt động sản xuất kinh doanh theo c ơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Các doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh trên những lĩnh vực khác nhau mà pháp luật cho phép. Họ phải tiến hành quá trình kinh doanh từ khâu đầu đến khâu cuối, từ sản xuất sản phẩm đến việc tiêu thụ sản phẩm và thu tiền. Giám đốc (tổng giám đốc) là người chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp, là người vạch hướng đi cho doanh nghi ệp. Nhưng dù kinh doanh sản phẩm nào, phát triển theo h ướng nào đều phải được sự cho phép của nhà nước. Nhà nước với tư cách chủ thể quản lý đã có những tác động đến công việc kinh doanh, có thể ngăn cản, hạn chế nếu việc kinh doanh không theo định hướng hoặc làm tổn hại đến môi trường, có thể khuyến khích giúp đỡ việc kinh doanh phát triển nếu đem lại lợi ích cho đất nước. Doanh nghiệp phải tuân theo mệnh lệnh nhà nước ban ra, phải chịu sự quản lý của nhà n ước. 2-/ Về đối tượng quản lý: Đối tượng quản lý của nhà n ước về kinh tế là các quan hệ giữa một cơ quan có quyền lực chính trị với những tập thể đại diện cho quyền sử dụng những tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao phó (đất đai, biển rừng, hầm mỏ, nhà máy. . . ). Nhà n ước là người quản lý tài sản mang tính sở hữu toàn dân và đem giao cho các doanh nghi ệp
  11. sử dụng. Cơ quan quản lý về kinh tế của nhà n ước tiến hành các hoạt động tổ chức trong phạm vi toà n bộ bộ máy quản lý và với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thiết lập hệ thống các c ơ quan nhà nước các cấp và hệ thống các tổ chức kinh tế, điều hòa bằng các biện pháp kinh tế - hành chính. Nhà nước phải thực hiện tốt công tác kiểm tra kiểm soát đối với tất cả mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân trên c ơ sở đảm bảo cho các đơn vị kinh doanh thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. Tránh tình trạng tham ô tham nhũng bòn rút tài sản của nhà n ước, tư nhân hóa các tài s ản của nhà nước. Vai trò quản lý của nhà n ước là hướng dẫn, trọng tài kích thích phục vụ kiểm tra uốn nắn ngăn chặn cho phép. . . Đối tượng quản lý của các doanh nghiệp là các quan hệ được thiết lập trong quá trình kết hợp lao động sống và lao động vật hóa dưới hình thức hiện vật, giá trị. Doanh nghiệp sử dụng tài sản, vốn, kỹ thuật công nghệ trong doanh nghiệp để kinh doanh nâ ng cao uy tín, phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền sử dụng lợi nhuận thu được. Đối với các doanh nghiệp t ư nhân thì tài sản trong doanh nghiệp là của chủ doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm với toàn bộ quá trình kinh doanh. Doanh n ghiệp có quyền tự do lựa chọn nhân công, lựa chọn công nghệ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Còn các doanh nghiệp nhà n ước thì tài sản trong doanh nghiệp là thuộc quyền sở hữu của nhà n ước và chủ doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng tài sản đó. Các mối quan hệ của các doanh nghiệp chủ yếu là với bạn hàng của mình trong công việc kinh doanh. Mối quan hệ này dẫn ra bình đẳng theo phương thức đôi bên cùng có lợi. Hình thức của các mối quan hệ này thông qua các loại hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động. Chủ doanh nghiệp phải là người năng động, sáng tạo biết chớp thời c ơ thì mới phát triển được doanh nghiệp của mình. Đồng thời phải nắm được thông tin, chính sách mới
  12. mà nhà nước ban hành để vận dụng hướng cho doanh nghiệp một hướng đi đúng phù h ợp với pháp luật. 3-/ Về công cụ quản lý Công cụ quản lý của nhà nước chủ yếu là bằng pháp luật. Nhà nước chi phối tất cả các đơn vị kinh tế ràng buộc và tạo môi tr ường cho tất cả hoạt động trong trật tự kỷ c ương, tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị quản lý nội bộ và q uan hệ với nhau. Hình thức chủ yếu là nhà nước ra các văn bản quản lý nhà n ước. Văn bản không chỉ phản ánh thông tin quản lý đối với các doanh nghiệp mà còn thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các c ơ quan nhà nước đối với các đối tượng quản lý. Văn bản còn là cơ sở công tác kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Kiểm tra là một khâu tất yếu để bảo đảm cho bộ máy quản lý về kinh tế hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó một công cụ không kém phần quan trọng đó là sử dụng như các chính sách, các đòn bẩy kinh tế để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Nh ư đã biết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều phải tuân theo các quy lu ật kinh tế khách quan. Sự chi phối của các qui luật đó đều thông qua lợi ích kinh tế. Nhà n ước vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bảy các chính sách để kích thích. Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là tạo ra động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động được xuất phát từ lợi ích riêng của doanh nghiệp và đảm bảo lợi ích chung của xã hội. Các doanh nghiệp có công cụ quản lý chủ yếu là các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính, các quy trình công nghệ, quy phạm pháp luật, các ph ương pháp hạch toán. . . Do phải thực hiện từ các khâu sản xuất sản phẩm cho đến tiêu thụ cho nên doanh nghiệp phải lựa chọn sản phẩm sản xuất ra, lựa chọn công nghệ cho phù hợp, lựa chọn nguyên vật liệu. Tất cả những cái trên muốn có doanh nghiệp phải mua từ các doanh nghiệp (bạn hàng) khác,
  13. thông qua các h ợp đồng kinh tế mua bán giữa đôi bên. Doanh nghi ệp phải lên kế hoạch cho việc sản xuất, phải sản xuất bao nhiêu loại sản phẩm này, bao nhiêu sản phẩm kia, chất l ượng kỹ thuật là bao nhiêu để hợp vớ yêu cầu của thị tr ường đề ra. Sản phẩm được bán ra với giá bao nhiêu, sức cạnh tranh của sản phẩm nh ư thế nào, muốn biết điều đó thì doanh nghiệp phải tự tìm hiểu về thị tr ường tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết quá trình kinh doanh xem là lỗ hay lãi để từ đó có những bước điều chỉnh cho phù hợp. 4-/ Về nguyên tắc tổ chức bộ máy: Hệ thống bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy nhà n ước quản lý về kinh tế nói riêng đều được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Theo nguyên tắc này thì bộ máy nhà n ước quản lý về kinh tế là cơ qua đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nắm giữ tài sản của nhân dân, do dần bầu ra và chịu trách nhiệm tr ước nhân dân. Còn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà n ước về kinh tế được phân thành nhiều cấp từ cấp cao nhất là chính phủ, các bộ đến cơ quan quản lý nhà nước là quan hệ cấp trên với cấp d ưới, cấp trên ra chỉ thị mệnh lệnh cấp dưới thực hiện và đề đạt ý kiến lên cấp trên xem xét sửa đổi. Và được thực hiện với nhiều cấp từ cao xuống thấp chỉ đạo theo văn bản, chỉ thị. . . mà trên đưa xuống. Tóm lại về mặt tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đảm bảo cho sự p hát triển kinh tế bền vững. Còn hệ thống bộ máy kinh doanh trong doanh nghiệp thì thông thường được phân thành một cấp. Đó là ban giám đốc doanh nghiệp mà đại diện là giám đốc chủ doanh nghiệp với tập thể người làm thuê đó là công nhân. Ch ủ doanh nghiệp là người nắm giữ tài sản trong doanh nghiệp có quyền sở hữu lẫn quyền sử dụng tài sản đó và chịu trách nhiệm kinh doanh tr ước pháp luật bằng tài sản của mình. Còn quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau là quan hệ bình đẳng các bên
  14. cùng có lợi và được tổ chức theo nguyên tắc hạch toán kinh tế. Chủ doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh và h ướng doanh nghiệp phát triển theo hướng đó. Để có thể sản xuất kinh doanh họ phải thuê công nhân, mua máy móc thi ết bị, mua nguyên vật liệu để cho công nhân sản xuất. Họ phải tự tìm ra hướng để tiêu thụ sản phẩm của mình nhằm thu lại tiền. Sau khi kinh doanh việc hạch toán kinh tế là cần thiết bởi vì nó cho biết cụ thể số lỗ và số lãi. Nếu lãi thì chia nhau còn lỗ thì họ phải tự chịu. Tóm lại việc phân biệt giữa hai chức n ăng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp có thể minh họa bằng một số đặc tính sau: Chức năng quản lý nhà nước về Chức năng kinh doanh kinh tế - Sử dụng quan hệ một chiều ra - Sử dụng quan hệ h ai chiều cam những văn bản mang tính bắt kết theo hợp đồng đã được đề ra buộc - Lãnh đạo, quản lý về mặt kinh - Bị lãnh đạo, bị quản lý, là đối tế trên toàn bộ đất nước tượng bị quản lý - Xử lý tin để quản lý - Xử lý các yếu tố vật chất để quản lý kinh doanh - Hiệu năng chung, hiệu quả trên - Lỗ lãi cụ thể, hiệu quả chỉ toàn nền kinh tế quốc dân mang tính đem l ại lợi nhuận cho doanh nghiệp - Bộ máy làm việc quản lý kinh - Bộ máy làm việc quản lý kinh tế của nhà nước dựa vào ngân doanh tự cấp phát, tự tích lũy và sách phải nộp thuế - Tìm tòi các giải pháp, phương - Tự tìm khả năng kinh doanh án thúc đẩy sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp để làm ra của
  15. phát triển trên toàn bộ nền kinh cải hoặc làm dịch vụ thỏa mãn tế quốc dân nhu cầu xã hội để thu lợi cho doanh nghiệp - Điều chỉnh các quan hệ lãnh - Điều chỉnh các quan hệ trong đạo, quản lý bằng luật hành kinh doanh bằng luật dân sự, chính thông qua các văn b ản. luật lao động thông qua các hợp đồng giữa hai bên Như vậy, qua xem xét việc phân biệt chức n ăng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng kinh doanh vẫn chỉ là tương đối mà thôi. Nhiều khi hai chức năng này bị chồng chéo lên nhau không hỗ trợ cho nhau trong sự phát triển.
  16. Phần III Những giải pháp c ơ bản nhằm nâng cao hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và tạo môi trường tự do hơn cho chức năng kinh doanh I-/ Về phía nhà nước 1-/ Mối quan hệ giữa thực lực kinh tế của nhà nước với việc xác định sự can thiệp của nhà nước về kinh tế Không ít các nhà lý lu ật kinh tế trong và ngoài n ước cho rằng: Hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước được đánh giá bởi mức độ hoàn thiện của công thức: Nhà n ước mạnh + Pháp luật hoàn chỉnh + Thực lực kinh tế đủ mức. Quan niệm trên là hòan toàn có c ơ sở. Trong kinh doanh thị trường, nhà nước mạnh được thể hiện ở c ơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của nó, nh ưng sức mạnh kinh tế của nhà n ước còn được thể hiện thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô trong đó thực lực kinh tế của nhà n ước giữ vai trò quan trọng. Luật pháp càng hoàn thiện thì cơ sở để nhà nước duy trì môi tr ường kinh doanh ổn định và lành mạnh càng vững chắc. Tuy vậy chỉ riêng công cụ luật pháp ch ưa đủ mà phải kết hợp nhiều công cụ khác và biện pháp khác để điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu đã định, cùng với nó là thực lực kinh tế của nhà nước. Cách hiểu về thực lực (sức mạnh) kinh tế của nhà nước hiện nay có nhiều điểm khác nhau, đặc biệt trong cơ chế thị trường nhiều thành phần ở nước ta. Có hai khuynh h ướng trái ngược nhau. Một là, tăng cường và hai là giảm vai trò của kinh tế quốc doanh. Quan điểm thứ nhất lập luận rằng CNX H dựa trên chế độ công hữu mà nhà n ước là người đại diện. Vì vậy khu vực kinh tế quốc doanh phải chiếm tỷ
  17. trọng lớn, có như vậy định hướng XHCN mới được bảo đảm. Ngược lại quan điểm thứ hai cho rằng nhà n ước làm kinh tế th ường kém hiệu quả hơn nữa nó là môi trường cho sự tham nhũng. Vì vậy phải giảm mạnh tỷ trọng kinh tế nhà n ước. Cả hai quan điểm trên đều có điểm đúng và mặt hạn chế, cơ sở lý giải nó là ở chỗ nắm vững mối quan hệ giữa thực lực kinh tế của nhà nước với việc xác định đúng đắn giới hạn thích hợp sự can thiệp của nhà nước về kinh tế. Việc làm rõ quan hệ này không chỉ giúp nhà nước điều tiết có hiệu quả sự vận hành nền kinh tế theo yêu cầu phát triển mà còn là cơ sở quan trọng để hạn chế khuyết tật của thị tr ường. Song điều quan trọng hiện nay ở nước ta hình thành nội dung mối quan hệ này chính là sự định hướng để đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy nhà n ước. Thực lực kinh tế nhà nước có thể được thực hiện thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô nh ư các chính sách tài chính t iền tệ, xuất nhập khẩu, thuế, tỷ giá. . . Trong các mục tiêu mà nhà nước cần tập trung ngoài một số lĩnh vực cần phải hỗ trợ để tạo tiền để cho nền kinh tế phát triển thì yêu cầu của việc hạn chế khuyết tật của c ơ chế thị trường cũng cần phải quan tâm một cách thích đáng. Ch ỉ có bằng thực lực kinh tế đủ mạnh nhà n ước mới có thể can thiệp vào xử lý các vấn đề lạm phát, thất nghiệp, phát triển giáo dục y tế. . . cũng nh ư can thiệp vào quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước phải đủ mạnh thì mới tạo được môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp và nhà n ước mới sử dụng đúng chức năng quản lý của mình 2-/ Những giải pháp c ơ bản: Thể chế hóa đường lối, chính sách chủ tr ương phát tri ển kinh tế của Đảng thành pháp luật nhà n ước.
  18. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tiến hành quy hoạch tổng thể các ngành kinh tế - kỹ thuật và các vùng, định ra các chương trình mục tiêu xây dựng kế hoạch kinh tế xã hội. Đặt ra hệ thống thu đối với tất cả các tổ chức, các doanh nghiệp một cách hợp lý. Tận thu cá c loại thuế nhằm t ăng thu nhập ngân sách, xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật tạo môi tr ường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp. Định ra cơ chế quản lý chung và c ơ chế quản lý mới, điều hành các hoạt động kinh tế xã hội trong toàn xã hội theo c ơ chế ấy và thực hiện các cơ chế điều chỉnh lên các quan hệ kinh tế xã hội trên c ơ sở pháp luật, đảm bảo cho sự vận động phát triển của nền kinh tế đi đúng quỹ đạo đã vạch ra. Tránh sự trùng, chéo trong công tác quản lý gây ách tắc trong kinh doanh. Tiến hành các hoạt động tổ chức trong phạm vi toàn bộ bộ máy quản lý Nhà nước và đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tập trung dân chủ thiết lập hệ thống các c ơ quan Nhà nước các cấp và hệ thống các tổ chức kinh tế; điều hòa bằng các biện pháp kinh tế, hành chính, giáo dục. . . Kết hợp các mối quan hệ quản lý kinh tế xã hội sao cho bộ máy quản lý Nhà n ước hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Quy định các hình thức kinh doanh, đưa ra các hình thức chế định về tổ chức kinh doanh, các tiêu chuẩn một pháp nhân, các chế định về hợp đồng, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa chuẩn mực. Có những chính sách khuyến khích kinh doanh làm cho các thành phần kinh tế an tâm bỏ vốn, biết rõ những ngành nghề làm được và những ngành nghề không được làm, giải quyết thủ tục kinh doanh gọn nhẹ thuận tiện. . . Giữ vững kỷ cương và kỷ luật nhà nước, thiết lập trật tự mới trong đời sống kinh tế xã hội đất nước, không ngừng t ăng cường pháp
  19. chế xã hội chủ nghĩa sử dụng hệ thống thanh tra kiểm tra kiểm soát, hệ thống các cơ quan xử lý nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, tăng cường trật tự quản lý, thực hiện kỷ c ương kỷ luật kinh doanh. Tiến hành hoạt động kiểm tra kiểm soát trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân làm trong s ạch bộ máy Nhà n ước, lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội. II-/ Về phía các doanh nghiệp: Thực hiện nghiêm túc quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong công việc kinh doanh. Chỉ kinh doanh những ngành nghề nhà nước cho phép kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký. Giao n ộp đầy đủ thuế kinh doanh cho Nhà n ước. Thực hiện nghiêm túc việc hạch toán kinh doanh, đưa ra những con số thực tế về lỗ lãi trong kinh doanh để có phương hướng tổ chức kinh doanh trong giai đo ạn tới. Xây dựng bộ máy kinh doanh hợp lý gọn nhẹ, các mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với người lao động làm thuê phải ngày càng khăng khít hơn có như th ế người lao động mới gắn bó tận tụy cho doanh nghiệp. Trong quan hệ kinh doanh thì doanh nghiệp có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp khác trên c ơ sở là bạn hàng do đó cần duy trì tốt các mối quan hệ đó, thực hiện đôi bên cùng có lợi, bình đẳng như nhau. Cần phải thực hiện tốt các công tác nghiên cứu thị tr ường về nhu cầu của người tiêu dùng từ đó đề ra hướng kinh doanh cụ thể. Sử dụng có hiệu quả vốn mà mình đã bỏ ra kinh doanh, tránh tình trạng lãng phí.
  20. Kết luận Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta, muốn phát triển kinh tế, muốn dân giàu n ước mạnh thì sự quản lý về kinh tế của nhà n ước phải hết sức chặt chẽ, rõ ràng. Nhà n ước phải quản lý đi sâu đi sát vào mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh tế nhưng phải trên cơ sở bảo đảm cho việc tạo ra môi tr ường tốt cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp tạo ra của cải vật chất, cung cấp dịch vụ cho xã hội nên cần phải phát triển các doanh nghiệp, đảm bảo sự tự do kinh doanh của họ trong khuôn khổ luật định. Muốn làm được như vậy, chúng ta phải hiểu rõ chức n ăng quản lý của nhà nước về kinh tế và chức n ăng kinh doanh. C ần phải phân biệt hai chức năng này để xác định đâu là giới hạn của việc kinh doanh, đâu là giới hạn của việc quản lý của nhà nước. Có thế mới đem lại hiệu quả trong việc quản lý của nhà n ước, tránh được sự chồng chéo, can thiệp quá sâu của nhà n ước gây nên ách tắc trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2